HỒ CHÍ MINH - Nhận Định Tổng Hợp
* Chương 25*
ELLEN HAMMER và The Struggle For Indochina
Ellen J. Hammer (1922-2001) là nữ học giả, sử gia, nhà báo, lỗi lạc của Mỹ. Theo bà, chính quyền Dân Chủ của tổng thống Kennedy đă phạm sai lầm trong chủ trương lật đổ nền đệ nhất Cộng Ḥa Việt Nam đưa đến cái chết của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và sự sa lầy của Mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Với quan điểm này, Ellen J. Hammer mang tâm trạng chán nản trước các diễn biến chính trường, không c̣n muốn cầm bút bày tỏ ư kiến về mọi vấn đề thời cuộc trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, năm 1988, Ellen J. Hammer lại trở lại với việc cầm bút và hoàn tất tác phẩm A Death In November: America in Vietnam, 1963, (1) nêu ra nhiều thủ đoạn của một số giới chức Mỹ thời ấy liên quan tới cuộc đảo chính 1-11-1963 tại miền Nam Việt Nam.
Trong tác phẩm này, Ellen J. Hammer bày tỏ lập trường bênh vực tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, hết lời tán dương các chính sách do Ngô Đ́nh Diệm chủ trương khiến Douglas Pike, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam c̣n nổi tiếng hơn Hammer đă đưa ra một lời khen đượm vẻ mỉa mai là Hammer “trung thành riêng với ông Diệm” – personally loyal to Diem.
Năm 1947, khi mới ra trường, c̣n độc thân ở tuổi 25, Hammer đă có tác phẩm đầu tay về Việt Nam, The Emergence of Việt Nam (2).
Bốn năm sau, 1951, bà có thêm 2 tác phẩm nói về đề tài Đông Dương và hai năm sau nữa, 1953, bà đưa ra tác phẩm phân tích riêng về hoạt động chính trị và đảng phái ở Việt Nam.
Năm 1954, Ban Báo Chí Đại Học Stanford, California cho phổ biến tác phẩm thứ nhất của Hammer bàn về chiến tranh Đông Dương, nhan đề The Struggle For Indochina – Chiến đấucho Đông Dương. (3)
Trong tác phẩm này, Hammer thuật lại, phân tích và đánh giá hoạt động của hai phe Quốc Cộng Việt Nam thời khoảng 1945-1954 trong khung cảnh đấu tranh loại trừ quyền lực của người Pháp tại Đông Dương qua nhiều diễn biến từ các cuộc thương thuyết, các trận đánh tới sự can thiệp của Hoa Kỳ, sự xuất hiện của Trung Cộng sau 1949 cũng như cục diện xoay vần từ một cuộc chiến địa phương thành cuộc xung đột quốc tế.
Tác phẩm chấm dứt khi trận Điện Biên Phủ chưa ngă ngũ và hội nghị Genève c̣n đang bàn về vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên Hammer đă nói đến viễn tượng chia đôi lănh thổ Việt Nam, v́ cả Pháp lẫn Việt Minh đều muốn như vậy trong khi Liên Xô, Trung Cộng tỏ ra không phản đối.
Tác giả cho rằng Hồ Chí Minh lệ thuộc khối Cộng chẳng khác ǵ phe quốc gia với quốc trưởng Bảo Đại lúc ấy lệ thuộc Pháp. Nhưng tác giả nh́n nhận trước đó, Hồ Chí Minh đă khéo léo lập được Mặt Trận Việt Minh và đặt Bảo Đại vào thế tự nguyện thoái vị. Theo tác giả, v́ nhà vua vốn được sự kính trọng và tuân phục của nhân dân Việt Nam nên việc tự nguyện thoái vị đă giúp Hồ Chí Minh tạo được cho ḿnh thế đứng vừa hợp pháp vừa hợp ḷng dân.
Tác giả cũng thuật lại có lần Hồ Chí Minh đă ngụ ư rằng sẵn sàng hành động trong khuôn khổ một nền quân chủ lập hiến, đứng đầu là Bảo Đại, nhắm tranh thủ sự ủng hộ của Đồng Minh. (4) Nhưng khi Bảo Đại chấp nhận thoái vị th́ Hồ Chí Minh không nhắc lại ư định ấy nữa.
Hammer nhận định về việc thoái vị của Bảo Đại: “Tin này được Việt Minh hoan nghênh; khi vị hoàng đế đă tự nguyện từ chức, th́ sự liên tục giữa chính quyền cũ và chính quyền mới sẽ được bảo đảm. Nó sẽ khiến cho sự chuyển quyền dễ dàng hơn nhiều và trước mắt ngoại quốc sẽ thuận lợi v́ nó tăng cường cho điều Việt Minh từng rêu rao rằng họ lănh đạo một cuộc cách mạng dân tộc thực sự.” (5)
Ngoài sự hỗ trợ của Bảo Đại, Hồ Chí Minh c̣n được sự hỗ trợ cụ thể của một cộng đồng mà Cộng Sản luôn coi như thù địch là cộng đồng Công Giáo.
Vào thời điểm 1945-46, cộng đồng này không những không chống đối mà c̣n tích cực ủng hộ Hồ Chí Minh do tin tưởng Việt Minh là tổ chức theo đuổi chung mục đích giành độc lập cho đất nước: “Sự khát khao độc lập to lớn đến nỗi đa số 2 triệu người Công Giáo tán thành chính nghĩa của Việt Minh và 4 vị giám mục đă thỉnh cầu Giáo Hoàng ủng hộ nền độc lập của Việt Nam, dù tại nhiều địa phương rải rác vẫn có những cộng đồng giáo dân chống lại việc Việt Minh t́m cách tổ chức họ thành “đoàn thể Cứu Quốc” dưới quyền kiểm soát của Việt Minh.” (6)
Tác giả cho rằng về phương diện cá nhân, người Công Giáo cũng yêu nước như bất cứ ai khác và trích dẫn lời một vị “thừa sai”: “Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, các cha xứ ở Việt Nam không do dự khẳng định người Công Giáo, chẳng những không lạnh lùng hay dửng dưng mà trái lại, c̣n tỏ ra có ḷng yêu nước nồng nàn. Họ nhắc nhở con chiên chẳng những có quyền, mà c̣n có bổn phận đứng vào hàng tiền đạo trong cuộc đấu tranh, và bằng cách đó họ sẽ trung thành với Chúa và với tổ quốc. Cộng đồng Công Giáo Annam với 500 linh mục và 2 triệu tín hữu đă không ngần ngại noi gương các vị giám mục. Họ đă đưa vai gánh vác trách nhiệm. Không chứng cớ nào hơn là thái độ hăng say bột phát của giới trẻ Công Giáo Hà Nội đă cung ứng cho đoàn quân của chính phủ nhiều tiểu đoàn xung kích.” (7)
Ngoài ra, t́nh yêu nước nồng nàn của mọi người dân Việt Nam cũng được ghi nhận qua thái độ của hoàng hậu Nam Phương đối với cuộc đấu tranh ban đầu của Việt Minh.
Hammer kể lại việc đô đốc D’Argenlieu muốn đưa hoàng tử Bảo Long lên ngôi hoàng đế và hoàng hậu Nam Phương giữ quyền Nhiếp Chính.
Nhưng hoàng hậu Nam Phương dứt khoát không chịu tiếp các đặc sứ do vị đô đốc đại diện toàn quyền của Pháp cử đến. Vị khâm sứ Ṭa Thánh phải khẩn khoản thỉnh cầu hoàng hậu Nam Phương đổi ư. Tuy nhiên thay v́ trả lời cho các đặc sứ của D’Argenlieu, hoàng hậu đă đi tới chiếc đàn dương cầm và cử bài quốc thiều mới (của Việt Minh) – But (she) went to the piano and played the new national anthem.
Về việc Pháp thương thuyết với Hồ Chí Minh, tác giả nêu lư do khởi từ phía lực lượng quốc gia lúc đó, ít nhất cũng là lư do theo quan điểm của người Pháp. Tác giả ghi rằng v́ “họ thấy Việt Cách của Nguyễn Hải Thần không có thực lực; c̣n Việt Nam Quốc Dân Đảng th́ không muốn liên hệ với đại diện của Pháp. Nhất là v́ chính Bảo Đại cũng từ chối không muốn gặp họ. Như vậy chỉ c̣n một ḿnh Việt Minh là một tập thể có tổ chức vừa sẵn ḷng vừa có khả năng thương thuyết với Pháp”. (8)
Tuy nhiên, Hammer cho biết Việt Minh luôn theo đuổi chủ trương độc quyền lănh đạo, không từ bỏ mưu tính loại trừ mọi phần tử quốc gia đấu tranh.
V́ thế, cựu hoàng Bảo Đại đă chấp nhận sứ mạng do Hồ Chí Minh trao cho để rời Việt Nam lên đường đi Trùng Khánh ngày 18-1-1946. Lúc đó cựu hoàng đă bắt đầu hiểu và không c̣n tin cậy Việt Minh nên hài ḷng ra đi, dù biết không có ngày về.
Theo Hammer, sự ra đi của Bảo Đại cũng là niềm vui của Hồ Chí Minh v́ ở bên cạnh không c̣n hiện diện con người có thể là đối thủ nguy hiểm, đồng thời vai tṛ của cựu hoàng cũng không c̣n cần thiết cho Việt Minh trong mọi giao dịch với người Pháp kể từ sau khi Hồ Chí Minh đă có trong tay bản Hiệp Ước Sơ Bộ 6-3-1946. (9)
Trong thực tế, thời điểm này Pháp và Việt Minh đă mặc nhiên trở thành đồng minh trên trận tuyến chống lại lực lượng quốc gia, cụ thể là tổ chức Việt Cách của Nguyễn Hải Thần và Việt Nam Quốc Dân Đảng là những tổ chức kịch liệt phản đối bản Hiệp Ước Sơ Bộ 6-3-1946 do các điều khoản cho phép Pháp đưa quân vào miền Bắc Việt Nam. Đây là điều người Pháp cần có để hợp pháp hóa sự có mặt ở phía Bắc vĩ tuyến 16, trong khi Việt Minh rất cần Pháp yểm trợ để triệt phe đối lập.
Tác giả ghi lại một số sự kiện về cuộc hợp tác giữa Pháp và Việt Minh: “Tại Hà Nội, các xe trinh sát của Pháp chặn hết các đường phố dẫn tới trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng để cho Việt Minh tấn công vào đó. Quân Pháp xua đuổi quân của Đồng Minh Hội (chỉ Việt Cách) ra khỏi Lạng Sơn và Hải Pḥng giúp cho quân Việt Minh tiến vào. Tại Ḥn Gay, quân Pháp thả hết tù thuộc ủy ban hành chánh địa phương của Việt Minh.” (10)
Khi các lực lượng quốc gia bị Việt Minh được Pháp yểm trợ loại hẳn khỏi các cơ cấu lănh đạo cuối năm 1946 cũng là lúc mâu thuẫn Việt Minh – Pháp phải giải quyết bằng súng đạn.
Lúc này, người Pháp lại nghĩ tới một chính quyền Việt Nam đối đầu với chính phủ Hồ Chí Minh.
Năm 1947, Pháp đă t́m cách liên lạc với hai nhân vật Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Mạnh Hà (11) để vận động đứng ra lập một chính quyền như vậy, nhưng tất cả đều từ chối tham gia. (12) Pháp cũng cử người tiếp xúc với Cựu hoàng Bảo Đại và không đạt kết quả (13).
Trong lúc đó, Bảo Đại cũng được Hồ Chí Minh cử người t́m gặp đề nghị cộng tác để tạo bộ mặt đoàn kết quốc gia cho Việt Minh hầu xoa dịu sự chống đối v́ tổ chức này do Cộng Sản lănh đạo và nhất là để nối lại đàm phán với người Pháp. “Trong tháng 5 (1947), Việt Minh gửi phái viên tới gặp Bảo Đại để cố tái lập đoàn kết quốc gia. Người đó là Hồ Đắc Liên, một nhân vật quốc gia nổi tiếng. Ông này yêu cầu cựu hoàng thực hiện một cuộc thương thuyết chung với Pháp nhân danh ông Hồ và nhân danh cá nhân cựu hoàng nữa. Các cố vấn của nhà vua đă phá vỡ kế hoạch này.” (14)
Không lâu sau đó, khi cựu hoàng chấp nhận đứng ra cầm đầu một chính quyền đối lập với Việt Minh, Hồ Chí Minh đă lập tức ra lệnh thủ tiêu những người có thể thành tay chân đắc lực của cựu hoàng như Nguyễn Văn Sâm từng được cử làm khâm sai Nam Kỳ, và bác sĩ Trương Đ́nh Tri, chủ tịch ủy ban hành chánh Bắc Việt. Hai người này bị cộng sản giết chỉ cách nhau không đầy 24 giờ, một ở trong Nam, một ở ngoài Bắc. (15)
Ngày 8-3-1949, cùng với tổng thống Pháp Vincent Auriol, cựu hoàng Bảo Đại lúc này là Quốc Trưởng của Việt Nam Quốc Gia kư thỏa ước Elysée chấp nhận điều mà trước đó 3 năm đă bị bác bỏ tại hội đàm Fontainebleau. Thỏa ước Elysée được Quốc Hội Pháp phê chuẩn ngày 23-4-1949, với 55 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 2 phiếu trắng. (16)
Tác giả phân tích thêm về vai tṛ của đảng Cộng Sản Pháp thời gian này và kết luận họ đă theo đuổi một thứ chính trị thực tiễn thô bạo – Realpolitik.
Nhiều đảng viên Cộng Sản Pháp là thành viên chính trong cái chính phủ đă bổ nhậm và ủng hộ D’Argenlieu, cái chính phủ đă để cho hội đàm Fontainebleau thất bại, cho phép tấn công Hải Pḥng, và sau cùng từ chối thương thuyết với Hồ Chí Minh sau ngày 19-12-1946.
Lúc ấy với tư cách tổ chức chính trị lớn nhất tại Pháp và theo lư tưởng cộng sản, đảng Cộng Sản Pháp không có một hành vi giúp đỡ nhỏ nhoi nào vào mục tiêu giành độc lập của Việt Nam ... Điều đáng nói là về sau, khi bị gạt khỏi quyền lực và yếu thế, đảng này lại rầm rộ cổ vơ cho Cộng Sản Việt Nam. (17)
Vấn đề then chốt đă được đưa ra phân tích là mục tiêu chủ yếu của Pháp trong cuộc chiến Việt Nam. Theo tác giả, cộng sản không phải là động cơ thúc đẩy hành động của người Pháp tại Đông Dương. Việc Pháp chịu thương thuyết với Hồ Chí Minh năm 1946, rồi từ chối mọi cơ hội đàm phán năm 1947 và sau nữa, từ 1948 ủng hộ Bảo Đại chống Việt Minh ... đều không liên can tới vấn đề cộng sản mà chỉ v́ cái gọi là Liên Hiệp Pháp – Đúng là cho tới năm 1953 tinh thần thực dân cũ đă chết, nhưng nó đă được thay thế không phải bởi chủ nghĩa chống cộng mà bởi sự quyến luyến t́nh cảm của người Pháp đối với khái niệm Liên Hiệp Pháp. Thủ tướng Laniel đă nói với quốc hội vào tháng 10-1953, cũng như trước kia đă nói với Bảo Đại: "người Pháp chiến đấu ở Đông Dương cho Liên Hiệp Pháp; nếu người Việt thích bỏ Liên Hiệp Pháp, th́ nước Pháp không có lư do ǵ để chiến đấu.” (18) Nhưng chiêu bài chống Cộng không thể không nêu ra nếu muốn nhận được viện trợ của Mỹ với mức độ hết sức quan trọng – Viện trợ Mỹ, bắt đầu từ 1950, mỗi năm trung b́nh 500 triệu. Cho đến 1954, Mỹ đă viện trợ khoảng 80% chi phí quân sự của Pháp tại các quốc gia liên kết Đông Dương (19).
Chiêu bài này không đủ sức thuyết phục dư luận thế giới và càng không đủ tác dụng xoa dịu khát vọng giành độc lập của người dân Việt Nam.
Tác giả đă phân tích t́nh h́nh chính trị luôn sôi động ngay tại các vùng Pháp kiểm soát trong ư hướng đ̣i hỏi một nền độc lập thực sự cho quốc gia Việt Nam và ghi lại: “Trong bối cảnh đó, Ngô Đ́nh Nhu, một lănh tụ công đoàn và là em Ngô Đ́nh Diệm, đă đảm nhận vai tṛ lănh đạo đứng ra tổ chức một đại hội chính thức “đoàn kết quốc gia và ḥa b́nh” ở Chợ Lớn vào ngày 6-9-1953. Đại hội đ̣i độc lập vô điều kiện cho Việt Nam, và trên b́nh diện quốc nội, đ̣i triệu tập ngay tức khắc một quốc hội, đ̣i tự do lập hội, tự do báo chí, chấm dứt tham nhũng, cải tổ quân đội và hành chánh. Đại hội này có một lập trường mạnh mẽ đến nỗi Bảo Đại cảm thấy cần phải triệu tập đại hội chính thức của chính ông vào tháng sau trong hai ngày nhằm mục đích ủng hộ lập trường của Cựu Hoàng bằng cách chọn 12 người để ông tuyển lấy 6 người thực hiện thương thuyết với Pháp.”
Trong khi đó, ảnh hưởng các bước đi ban đầu của Hồ Chí Minh với tư cách lănh đạo Việt Minh vẫn đủ sức giữ những âm vang. Tác giả viết: “Không người Việt Nam nào có thể quên Hồ Chí Minh là lănh tụ Việt Nam đầu tiên tuyên bố Việt Nam Độc Lập, không phải chỉ trên nguyên tắc như ông Trần Trọng Kim mà là trong thực tế. Ông Hồ tuyên bố Việt Nam Độc Lập vào tháng 9 năm 1945, và Việt Nam tự trị (quốc gia tự do) vào tháng 3 năm sau. Cho đến năm 1947, tại Việt Nam chỉ có một chính phủ Hồ Chí Minh. Và nước Pháp là nước đầu tiên nh́n nhận như thế.”
Trên thực tế, nhiều nhà ái quốc, kể cả hoàng gia cũng nhiệt t́nh ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh trong mấy năm đầu. Việc Hồ Chí Minh tiếp tục theo đuổi mưu đồ củng cố chế độ Cộng Sản độc tài đảng trị và dập tắt mọi hy vọng về một tương lai tốt đẹp của đất nước gần như không dễ nhận ra khi những âm vang trên c̣n đủ sức tác động vào mọi người.
V́ thế, chiêu bài chống Cộng của người Pháp càng lộ rơ th́ chiêu bài quốc gia yêu nước của Hồ Chí Minh càng được củng cố, mặc dù người quốc gia trong nước xa ĺa và chính quyền nhiều quốc gia dân chủ Á Châu cũng như Tây Phương cắt đứt mọi quan hệ.
Theo Hammer, từ 1953, hàng ngũ quốc gia dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại bắt đầu đạt nhiều tiến bộ và chính phủ do Bửu Lộc lănh đạo gồm hầu hết các kỹ thuật gia tài trí và nhiệt tâm đă trở thành một niềm hy vọng. Khi tác giả viết những ḍng cuối cùng của tác phẩm, hội nghị Genève chỉ mới chuẩn bị bàn về vấn đề Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả đă nghe đồn nhắc về một giải pháp chia cắt lănh thổ nên tỏ ư e ngại là giải pháp này sẽ khiến miền Bắc chịu áp lực nặng nề của Trung Cộng, trong khi miền Nam khó tránh khỏi bị Pháp khống chế trở lại như những năm trước.
Mối lo của Hammer trở thành thực tế tại miền Bắc, nhưng tại miền Nam, người Pháp đă phải triệt thoái và một chính thể Cộng Ḥa chính thức ra đời năm 1956.
Chiêu bài ngụy trá của các khối lực chính trị kéo dài trên đất nước này từ 1945 có thể không c̣n nhiều thời gian đứng vững, nhất là sau thành quả của Ngô Đ́nh Diệm trong việc củng cố miền Nam. Hammer tin tưởng khá nhiều vào nhân vật lănh đạo này và khi xẩy ra biến cố 1-11-1963 đă mang tâm trạng chán ngán v́ nguyện vọng chính đáng của một dân tộc sống gian khổ đau đớn suốt mấy chục năm lại tiếp tục bị đẩy xa bởi sai lầm của một số giới chức nắm quyền tại đất nước của tác giả. Có lẽ đây cũng là tâm trạng của đại sứ Mỹ tại Sài G̣n, Frederick Nolting, khi ông này đệ đơn xin từ nhiệm v́ không đồng ư với đường lối của chính quyền Mỹ đương thời. Những tâm cảnh hoàn toàn mang tính cá nhân này cũng không hẳn thiếu ư nghĩa khi được đặt vào vị thế phản ảnh một nét thực tế trong vấn đề Việt Nam.
CHÚ THÍCH
CHƯƠNG 25
(01) E.P. Dutton, 1987
(02) Institute of Pacific Relations, New York, 1947
(03) Stanford University, 1954
(04)-(05)-(06)-(08)-(09)-(10) SĐD tr. 102, 103, 140, 149, 175, 176
(07) Trích bài Giáo hữu đạo Kitô Annam và nền độc lập Việt Nam trên tờ Le Bulletin des Missions, 1946.
(11) Vốn là Bộ Trưởng Kinh Tế của chính phủ Hồ Chí Minh nhưng đă ở lại Hà Nội sau ngày bùng nổ chiến tranh 19-12-1946
(12)-(13)-(14)-(15)-(16) SĐD tr. 203, 209, 209, 215.
(16) Thực ra, vào ngày này chỉ mới có Hội Đồng Lănh Thổ Nam Kỳ thông qua việc sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam. Quốc Hội Pháp chỉ họp biểu quyết về thỏa ước Elysée ngày 29-1-1950 và phê chuẩn ngày 2-2-1950.
(17)-(19) SĐD tr. 298, 313
(18) SĐD tr. 306, nguyên văn: “It is true that by 1953 much of the old spirit of colonialism had died, but it had been replaced not by anti-Communism, but by an emotional attachment on the part of Frenchmen to the concept of the French Union. It was for the French Union that France was fighting in Indochina, Premier Laniel told the National Assembly in October, 1953 as he had told Bao Dại: if the vietnamese chose to leave the French Union, France would have no reason to fight.”
Bookmarks