Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 45

Thread: Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
    Tác giả: Dương Thành Lợi

    16. Em Bé Việt Nam


    Ngày xưa v́ cờ đỏ mà các em phải theo gia đ́nh đi vượt biên chết sống khó lường lại bị đảng CSVN nguyền rủa là cặn bả xă hội. Khi cận kề tử thần trên biển, gia đ́nh của các em nhờ cờ vàng để kêu gọi trợ giúp và ghe nhắm hướng cờ vàng trên các đảo tị nạn để t́m đến tự do. Ngày nay đảng CSVN bán nước cho Trung cộng lại kêu gọi các em 'treo cờ đỏ, bỏ cờ vàng.'
    Lá cờ VN và Đảng CSVN
    Món nợ cần phải thanh toán


    EM BÉ VIỆT NAM
    TRÊN LỀ ĐƯỜNG HÀ NỘI

    (Cảm xúc qua lời kể của một người)

    Phố xá bừng lên trong nắng mơ
    Bên lề, rác rưởi, bụi bay mờ
    Có hai em bé ngồi đơn độc
    Bên chiếc ca nhôm, dáng đợi chờ

    Chốc chốc thằng em lại nấc lên
    Tôi nghe trong gió, tiếng em rên
    Thằng anh - tôi đoán - ôm em, dỗ
    Út nín đi em, đợi có tiền...

    Anh sẽ mua cho trái bắp nẹ
    Mua cơm, hai đứa chúng ḿnh chia
    Anh cho em hết đồ ăn nữa
    Bố với anh Hai cũng sắp về ...

    Lau mắt, thằng em cố mỉm cười
    Cười mà như mếu, gọi : Anh ơi.
    Sắp về, bố với anh Hai hạ
    Sao bỏ ḿnh đi. Út giận rồi !

    Thấy lạ, tôi bèn đến cạnh em
    Mỉm cười, gợi chuyện để làm quen
    Em ơi, gió lạnh hay đời lạnh
    Mà mắt thơ ngây lệ ướt mềm?

    Em thả mắt buồn trong nắng thu
    Nói như tiếng gió giữa sương mù
    Mẹ đau, không thuốc khi sanh Út
    Và chết ngày cha ở chiến khu !

    Hơn một năm sau nhận được tin
    Cha về, mộ mẹ đă rêu in
    Cha về với một bàn chân cụt
    Lặng lẽ buồn như một bóng chim

    Gặp lại, nào cha có thể ngờ
    Con đầu làm mẹ mớm em thơ
    Áo không đủ ấm, khoai ngô thiếu
    Trong túp lều tranh ngập nắng mưa !

    Cha sống âm thầm nuôi đám con
    Trồng rau, bới củ để sinh tồn
    Nhưng rồi giông băo không ngừng đến
    "Qui hoạch," người ta lấy thửa vườn !

    Nguồn sống, nên cha chẳng chịu giao
    Thế là "CHỐNG ĐẢNG", buộc cha vào
    Anh Hai phản đối người giam bố
    Đảng bắt anh về trại cải lao !

    Từ đấy chúng em ngủ vỉa hè
    Sống đời hạnh phúc đảng từng khoe!
    Nên dù gió lạnh Đông, Thu đến
    Có thấm đâu bằng cái lạnh kia !

    Cái lạnh từ tim của đám người
    Tên là Cộng Sản đấy, anh ơi
    Họ không c̣n chút ǵ nhân tính
    Là thú rừng sâu, hiểm ác thôi !

    Cu Út thua em bốn tuổi đời
    Em thương Út lắm, Út mồ côi
    Sanh chưa đầy tháng th́ me mất
    Mất một t́nh thương lớn nhất đời !

    Út khóc. Thằng anh lại dỗ em
    Nín đi. Nín nhé, nín anh xem
    Nín, anh mua cháo em ăn đỡ
    Anh biết em anh đă đói mèm !

    Trời ạ, ḷng tôi đắng, mắt cay
    Đau thương sao có nỗi đau này!
    Đời em đến thế v́ ai nhỉ
    Bé Việt Nam sao phải đọa đầy?

    Đứng lặng nh́n em, đứng nghẹn ngào
    Nói ǵ? tôi biết nói làm sao?
    Tôi đưa, em nhận mươi đồng bạc
    Em bỏ vào ca, nước mắt trào !

    Ngô Minh Hằng

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân



  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân



  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Tượng Đài Thuyền Nhân Trên Vương Quốc Na-Uy
    Thuyền Nhân Phạm Tín An Ninh




    Vương Quốc Na-Uy được biết đến nhiều nhất là nơi ban phát giải Nobel Hoà B́nh. Đặc biệt thời gian vừa qua, cả thế giới đều hướng về Vương Quốc nhỏ bé tận vùng Bắc Cực này, khi Uỷ Ban Nobel quyết định trao giải Nobel Hoà B́nh năm 2010 cho nhà tranh đấu nổi tiếng tại TC : Ông Lưu Hiểu Ba. Và người ta lại càng lưu ư và xúc động hơn khi theo dơi Buổi Lễ Phát Giải được chiếu trên các đài truyền h́nh : Người đoạt giải vẫn đang nằm trong nhà tù, và chiếc ghế dành cho Ông được để trống một cách trang trọng, mang nhiều ư nghĩa nhất. Người ta cũng biết tới Na-Uy là một đất nước mà người dân có đời sống cao nhất địa cầu. H́nh ảnh một nhà tù được bài trí trông như « khách sạn 3 sao » trong ngày Nhà Vua Harald V cắt băng khánh thành, đă làm nhiều người ngạc nhiên đến độ nghi ngờ. Riêng có một điều tất nhiên ai cũng biết, đây là một xứ với mùa đông dài băng giá. Có người c̣n phóng đại thêm là ở Na-Uy có 6 tháng ban đêm và 6 tháng ban ngày ! Nhưng dường như chỉ có ít người biết được rằng, ở cái đất nước lạnh lẽo chưa có đến 5 triêu dân ấy, lại là nơi nồng ấm nhất của ḷng nhân đạo, đă mở rộng ṿng tay đón nhận và tận t́nh chăm sóc cho gần 20000 người tỵ nạn Việt Nam ( thuyền nhân và đoàn tụ).

    Na-Uy là Vương Quốc của dầu hoả và thương thuyền. Các tàu chở dầu thường có những hải tŕnh trên Biển Đông. Nhờ vậy mà nhiều người Việt vượt biển được họ cứu vớt, đưa vào Singapore, Nhật Bản. Những năm đầu, người tỵ nạn được chăm lo một thời gian rồi đưa thẳng về định cư ở Na-Uy. Những năm sau này, v́ số lượng ngày càng nhiều, họ được chuyển sang trại chuyển tiếp Bataan, Phi Luât Tân. Những ai đă từng ở trại này chắc hẳn c̣n nhớ Vùng 1, là Vùng dành riêng cho những thuyền nhân được tàu Na-Uy vớt. Họ được chăm sóc chu đáo nhất, học tiếng Na-Uy với các thầy cô giáo được tuyển chọn từ các trường học Na-Uy, và vị đại sứ Na-Uy tại Phi Luật Tân, b́nh dân, hiền lành, phúc hậu thường xuyên đến thăm hỏi, chuyển quà cáp từ Sở Tỵ Nạn Na-Uy gởi tặng. Cả bà bộ trưởng Xă Hội cũng thường bay sang thăm viếng.

    Có lẽ trong hàng triệu người Việt Tỵ Nạn ở Hải Ngoại, người Việt ở Na-Uy được chăm sóc tận t́nh chu đáo nhất và bảo lănh gia đ́nh đoàn tụ trong một thời gian nhanh nhất. Trẻ em được học tiếng Việt, mà thầy cô giáo được tuyển chọn hầu hết là các nhà giáo chuyên nghiệp tỵ nạn tại đây. Có khi trong lớp chỉ cần 4 học tṛ, cũng có riêng một vị thầy giáo. Môn Việt ngữ được tính điểm trong kỳ thi Trung Học. Bà con ở các nước khác ghé thăm Na-Uy, ai cũng ngạc nhiên khi thấy trẻ em Việt Nam ở đây đa số đều nói giỏi tiếng Việt. Tỷ lệ thành đạt của sinh viên gốc Việt cũng rất đáng hănh diện. Hiện nay đă có rất nhiều kỷ sư, bác sĩ, luật sư, tiến sĩ tốt nghiệp. Một số trở thành giảng sư tại các trường đại học. Điều đáng hănh diện hơn, là trong số những người trẻ thành đạt này, một số lớn đang tích cực tham gia gánh vác những công tác Cộng Đồng thay cho thế hệ cha anh. Nhờ vậy mà Cộng Đồng người Việt Tỵ Nạn tại Na-Uy luôn đoàn kết và giữ vững khí thế đấu tranh chống lại tập đoàn CS đang xích hoá và nô dịch quê hương dân tộc.

    Hội Người Việt Tỵ Nạn Tại Na-Uy (được thành lập từ lúc những nhóm người Việt đầu tiên đến định cư) cũng đă trải qua những thăng trầm. Nhưng cách nay vài năm, với sự hổ trợ của các vị lănh đạo tinh thần, các vị cao niên và cựu quân nhân VNCH, Hội được tái phục hoạt, với Ban Chấp Hành là một thành phần trí thức trẻ đầy nhiệt huyết, đứng đầu là Kiến Trúc Sư Nguyễn Minh Tuấn, một người dấn thân liên tục trong các công tác của Cộng Đồng từ lúc c̣n là một sinh viên. Hội NVTN không những đă lấy lại được phong độ mà ngày càng phát triển, vững mạnh. Ngày Hội Xuân Tân Măo mới đây do Hội tổ chức tại một vùng phụ cận thủ đô Oslo, đă qui tụ trên 600 người tham dư. Số lượng vượt quá sự ước mong của chính Ban Tổ Chức.

    Điều đáng vui mừng hơn là một Uỷ Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân đă được thành h́nh, anh Bác sĩ trẻ Nguyễn Đức Hoá đang là Hội Trưởng Hội NVTN cũng là Trưởng Uỷ Ban này, tiếp nối công tŕnh của anh cựu Hội Trưởng Nguyễn Minh Tuấn, với sự cộng tác đắc lực của một bác sĩ trẻ khác, đa tài và rất khiêm nhượng, mà mọi người ai cũng biết danh, Nguyễn Ngọc Khang, cùng với sự hậu thuẫn của các Tôn Giáo, Hội Đoàn và nhiều nhân sĩ, bạn trẻ có ḷng khác.

    Tượng Đài Thuyền Nhân là niềm mong ước của tất cả những người Việt Tỵ Nạn CS tại Na-Uy. Để tưởng niệm những thân nhân, bà con, đồng hương đă bỏ ḿnh trên đường vượt thoát. Là biểu tượng của ḷng biết ơn đối với đất nước và nhân dân Na-Uy đă cứu vớt, cưu mang. Cũng để nhắc nhớ căn cước của chính ḿnh, và lưu lại cho các thế hệ con cháu ngày sau.

    Mọi thủ tục hành chánh ban đầu, có qua vài khó khăn, nhưng cuối cùng đă hoàn tất. Hội Đồng Thành Phố Thủ Đô Oslo đă chấp thuận một địa điểm đẹp đẽ và trang trọng trong khu vực nổi tiếng Bygdøy, bên cạnh Norsk Sjøfartsmuseum (Norwegian Maritime Museum) để đặt tượng đài. Mọi người đang nô nức vận động và đóng góp tiền nong. Từ Hội Ái Hữu Cựu Quân Nhân, Hội Cao Niên, các Hội Đoàn Người Việt Tỵ Nạn tại các địa phương, cùng một số đoàn thể khác ... cho đến các vị Thượng Toạ, Linh Mục. cũng đang kêu gọi hội viên, tín hữu của ḿnh. Nghe nói Chính phủ Na-Uy có thể tài trợ cho công tŕnh đặc biệt này, nhưng Cộng Đồng Người Việt quyết định không xin, bởi v́ không thể để cho người ban ơn lại giúp tiền bạc cho người mang ơn mua một món quà tặng họ. Hơn nữa đây là việc của chúng ta, bổn phận và vinh dự của mỗi người, cơ hội để chúng ta nói lời cám ơn đến ân nhân cũng chinh là quê hương thứ hai đă cưu mang ḿnh.

    Trong danh sách gần 150 người đóng góp đầu tiên, có một số người đang sống ở Mỹ, Canada và Úc Châu. Họ là những người trong số thuyền nhân được tàu Na-Uy cứu vớt và cưu mang trước khi đến một đệ tam quốc gia đoàn tụ với gia đ́nh. Chắc chắn sẽ c̣n rất nhiều người vui mừng đóng góp cho một việc rất nên làm này. Bởi người Việt Tỵ Nạn chúng ta, những người từng dám đánh đổi cả chính mạng sống để đi t́m Tự Do và Giá Trị Của Con Người, tất nhiên không thể là những kẻ vong ơn, chỉ biết qua sông rồi quên mất con đ̣. Huống hồ, con đ̣ này đă đưa chúng ta từ một địa ngục sang đến thiên đường.


    (Muốn biết ḿnh được tàu nào vớt, vớt ngày nào, cùng mọi chi tiết khác về Tượng Đài Thuyền Nhân, xin vào đọc website : /www.thuyennhannauy.c om/).

    Với tấm ḷng biết ơn và nỗ lực của những ngưởi Việt Tỵ Nạn tại Na Uy, và cả những thuyền nhân từng được tàu Na-Uy cứu vớt đang định cư ở các quốc gia khác, nhất định một Tượng Đài Thuyền Nhân uy nghi sẽ được an vị đúng ngày N, giờ G ấn định, trước sự chứng kiến với ḷng cảm kích và niềm vinh dự của tất cả mọi người.



    Xin cám ơn Hội Người Việt Tỵ Nạn Tại Na-Uy, xin cám ơn Uỷ Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân Na-Uy, cùng các Hội Đoàn và các vị có ḷng, đă thay mặt cho gần 20000 người Việt Tỵ Nạn tại Na-Uy, làm một việc rất đáng làm, và rất đáng được hoan nghênh ...
    Thuyền Nhân Phạm Tín An Ninh

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Ánh sáng ở cuối đường: Thuyền nhân Việt Nam cuối cùng c̣n kẹt tại Đông Nam Á sẽ được định cư ở Canada?

    Friday, 06 April 2012 20:41 Canada




    L.T.S: Hôm thứ Sáu 31 tháng 3, sau khi ngân sách dự trù liên bang được công bố, ông Tổng trưởng Đa Văn hóa, Công dân vụ và Di Trú đă dành cho Thời Báo và truyền h́nh SBTN Canada một cuộc phỏng vấn đặc biệt về những cải cách di trú. Dịp này, ông Tổng trưởng cũng cho biết trong tương lai gần sẽ có thông báo của chính phủ Canada về việc sẽ giúp đỡ những người Việt tỵ nạn c̣n kẹt tại Đông Nam Á. Dưới đây là bài viết tường tŕnh lại buổi hội thoại của Thời Báo và SBTN Canada với Tổng trưởng Jason Kenney.


    Thanh Hương: Thưa ông, ngân sách dự trù của liên bang sẽ ảnh hưởng ra sao đối với tiến tŕnh việc tuyển chọn thành phần nhập cư?
    Jason Kenney: Ngân sách sẽ giúp chúng tôi chuyển từ một hệ thống đang bị tŕ trệ sang một hệ thống nhanh chóng và linh hoạt. Nhiều người xin nhập cư đă chờ đợi quá lâu, đến 8 năm để được giải quyết đơn xin đến định cư tại Canada và thường xuyên những tân di dân khi đến đây đă phải đối diện với việc thiếu việc làm hoặc thất nghiệp. Trong thực tế, trong ba thập kỷ qua, chúng tôi đă nh́n thấy thu nhập cho người nhập cư giảm sút. Điều này không thể chấp nhận được. Chúng tôi muốn thấy người nhập cư kiếm được việc làm và giữ công việc khởi đầu tốt đẹp với các doanh nghiệp thành công. Đóng góp tối đa khả năng của họ cho một nước Canada thịnh vượng. Đó là quan điểm của chúng tôi trong việc cải cách di trú.
    Ngân sách dự trù này sẽ ảnh hưởng đến nhiều người trong số đó. Với ngân sách mới, thay v́ 8 năm chờ đợi, những công nhân có tay nghề chuyên môn, sẽ được cứu xét đơn xin trong ṿng một năm. Nhờ đó, chúng tôi sẽ giải quyết nhanh chóng được nhiều đơn xin hơn. Chúng tôi cũng sẽ hướng tới một hệ thống trong đó các doanh nghiệp giữ một vai tṛ quan trọng hơn trong việc tuyển chọn di dân từ các nước, bởi v́ chúng tôi muốn bảo đảm những người đến đây đă có một công việc làm đang dành sẵn cho họ khi đến đây. Chúng tôi cũng đang xem xét việc lượng giá giá tŕnh độ học vấn và chuyên môn của những người xin định cư tại Canada. Chúng tôi không muốn các nha sĩ, bác sĩ, luật sư và kỹ sư khi đến Canada lại trở thành người giúp việc tại các khách sạn hoặc làm tài xế tắc xi. Chúng tôi muốn các kỹ sư và các bác sĩ, v́ vậy chúng tôi sẽ lượng giá khả năng của họ khi họ nộp đơn xin nhập cư, tạo cơ hội cho họ nhận được công việc làm phù hợp với nghề nghiệp chuyên môn của họ và có được giấy phép hành nghề.

    Thanh Hương: Đă có một số chỉ trích nói rằng Canada tuyển chọn di dân giàu có nhanh hơn những di dân thuộc các diện khác. Ông có nghĩ rằng có những người lợi dụng ưu thế này để đến Canada, những người có thể hoặc không có thể có lợi cho sự phát triển kinh tế của Canada?
    Jason Kenney: Đó là lư do tại sao chúng tôi đang hoạch định lại chương tŕnh nhập cư cho những nhà đầu tư. Tôi nghĩ chương tŕnh này "bán rẻ" Canada v́ chỉ đ̣i hỏi người đến đây cho chính phủ vay 800.000 đô-la sau đó họ sẽ nhận được lại sau 5 năm. Có hàng triệu triệu phú trên thế giới, những người sẽ sẵn sàng thực hiện việc đầu tư này để được thường trú tại Canada. Chúng tôi muốn thấy các nhà đầu tư tạo việc làm và khởi đầu kinh doanh ở Canada, không chỉ cho chúng tôi một khoản vay để có được cư trú vĩnh viễn trong khi vẫn duy tŕ việc kinh doanh của họ ở nước khác.
    Tất cả sự cải cách di trú của chúng tôi dựa trên 2 nguyên tắc: Có được người nhập cư hữu dụng để giúp cho Canada trở nên thịnh vượng và cũng để bảo đảm cho người nhập cư nhận được công việc tốt hơn và thu nhập cao hơn và cam kết với những người mới đến rằng Canada tôn trọng sự công bằng. Đó là hai nguyên tắc cải cách di trú của chúng tôi, và do đó, câu trả lời là tôi đồng ư với câu hỏi của quư vị và chúng tôi đang t́m cách để bảo đảm rằng các nhà đầu tư đến Canada sẽ cam kết thực hiện một đóng góp lâu dài có ư nghĩa đối với nền kinh tế của chúng tôi và không chỉ nhận được thông hành Canada cho lợi ích riêng của họ.

    Thanh Hương: Quan điểm riêng của cá nhân ông Tổng trưởng về ngân sách dự trù của liên bang với việc chính phủ Bảo thủ hiện nay là một chính phủ đa số?
    Jason Kenney: Ngân sách hiện nay là một chương tŕnh hành động trong lănh vực kinh tế để tạo ra việc làm và tạo nên sự thịnh vượng cho Canada trong tương lai. Đó là một ngân sách đầu tiên của chính phủ Bảo Thủ đa số. Chúng tôi có vị thế và đủ khả năng để suy nghĩ về lâu dài. Khi chính phủ Bảo Thủ c̣n là thiểu số trước đây, chúng tôi không biết chúng tôi sẽ điều hành chính phủ trong bao lâu và bao giờ sẽ tái bầu cử. Chúng tôi đă phải nhận được sự ủng hộ từ phe đối lập để ngân sách được thông qua. Và v́ vậy, chúng tôi phải hạn chế các mục tiêu của chúng tôi. Hiện nay, chúng tôi đang có 4 hoặc 5 năm điều hành chính phủ. V́ vậy, ngân sách năm nay sẽ có tác động tích cực cho nền kinh tế Canada không chỉ trong năm tới mà đến 20 và 30 năm sau kể từ bây giờ.


    Thanh Hương: Cảm ơn ông. Ông có điều ǵ cần tŕnh bày thêm với khán giả SBTN và độc giả Thời Báo?
    Jason Kenney: Tôi chỉ muốn nói rằng Cộng đồng Việt Nam, dĩ nhiên đă có những đóng góp to lớn cho đất nước Canada, đặc biệt kể từ khi những thuyền nhân đến đây từ năm 1979-1980. Chính phủ Bảo Thủ đă tiếp nhận khoảng 60000 người vào thời gian đó. Chúng tôi hài ḷng khi làm việc với cộng đồng người Việt về trường hợp những người Việt tị nạn đă bị kẹt lại tại Phi Luật Tân trong 20 năm. Hiện nay, họ cũng đă đến Canada. Và bây giờ tôi xin nói với quư vị rằng chúng tôi sẽ có một thông báo trong tương lai gần về việc chúng tôi sẽ giúp đỡ người Việt tị nạn đang bị mắc kẹt trong khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi đang làm việc với các cộng đồng Người Việt Canada, với các nhóm, đoàn thể người Việt, với Hội Người Việt Toronto và tất cả các tổ chức cộng đồng khác để yểm trợ những người cần sự giúp đỡ của Canada trong tương lai gần.

    * Luật sư Trịnh Hội cho biết trên trang blog cá nhân của ông ở website của VOA: "Sau 5 năm tranh đấu, đương kim Bộ trưởng Bộ Di Trú Canada, ông Jason Kenney, vừa chính thức quyết định cho phép tất cả những thuyền nhân Việt Nam cuối cùng hiện c̣n bị kẹt tại Thái Lan từ những năm 1989, 1990 được nộp đơn xin đi định cư ở Canada. Hiện nay có khoảng 35 gia đ́nh bao gồm gần 100 người trong nhóm này. Nhiều người đă sống lưu vong hơn 20 năm không nhà, không cửa, không một chút hy vọng ở tương lai tại Thái Lan.
    Nếu hội đủ hai điều kiện mà chính phủ Canada đưa ra, trong một ngày gần đây những thuyền nhân này sẽ đến bến bờ tự do thật sự. Hai điều kiện được đưa ra đó là: thứ nhất, tất cả mọi thuyền nhân nộp đơn phải có người bảo trợ ở Canada. Và thứ hai, họ phải tự trang trải tất cả mọi chi phí liên quan đến việc họ xin đi định cư. Đối với điều kiện thứ nhất, hiện tại VOICE cùng với Liên Hội Người Việt Canada và các hội đoàn, cá nhân ở Canada như Thầy Thích Nguyên Thảo trụ tŕ chùa Hoa Nghiêm ở Vancouver đang chung sức làm việc để cố t́m đủ người bảo trợ cho tất cả mọi người trong nhóm này. Theo chính sách mới vừa được công bố, mỗi nhóm 5 người phải kư hồ sơ bảo lănh cho mỗi gia đ́nh hoặc cá nhân ở Thái Lan trong ṿng một năm kể từ ngày họ đặt chân đến Canada. Số tiền cần phải có để bảo lănh cho mỗi người là 11 ngàn 800 Gia kim. Tuy nhiên, nếu việc ăn, ở, quần áo, các chi phí lặt vặt khác được chính người bảo trợ chu cấp th́ cuối cùng số tiền người bảo trợ cần phải có để ứng trước chỉ c̣n 4000 Gia kim cho mỗi người. Số tiền này là số tiền mỗi nhóm người bảo trợ phải có đủ để ứng trước pḥng khi lúc hữu sự. Nếu như trong ṿng một năm không có việc ǵ cần dùng đến th́ nhóm người bảo trợ sẽ không phải tốn số tiền này. Với con số 100 người ở Thái Lan, tổng số tiền mà các nhóm bảo lănh cần phải có là $250,000. Trong tương lai, có thể cộng đồng người Việt từ Úc sang Mỹ hay qua đến tận Châu Âu, có thể cùng nhau chung sức gây quỹ để chia sẻ gánh nặng với cộng đồng người Việt ở Canada. Theo luật sư Trịnh Hội, tốn vài ngàn đô-la để thay đổi vận mạng của cả một đời người, của những thuyền nhân Việt Nam kém may mắn, hoàn toàn là một việc làm có thể chấp nhận và đáng làm. Quư độc giả muốn biết thêm chi tiết, có thể gửi email về địa chỉ hoitrinh@hotmail.com ".

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Đêm chôn dầu vượt biển
    Châu Đ́nh An




    (Chuyến tàu vượt biển Châu Đ́nh An có dấu X đứng giữa tàu. H́nh chụp từ Tàu của Tây Đức Melbourn Express chụp trước khi vớt lên giữa biển khơi. H́nh được Tây Đức tặng cho các thuyền nhân chuyến tàu mang tên 992.)

    Sau khi miền Nam Việt Nam thất thủ 30 tháng Tư 1975, hai miền đất nước dưới sự cai trị theo đường lối quốc hữu hoá các tài sản tư nhân do chế độ cộng sản Việt Nam thực hiện. Ngành dầu khí không c̣n được phép kinh doanh cá thể, tất cả đều tập trung vào sự quản lư của đảng cầm quyền.
    Với một chính sách kinh tế tập trung, sự sản xuất bị ngưng trệ, yếu kém, kèm theo kế hoạch triệt hạ và đánh tư sản, bày ra đổi tiền đang có của miền Nam thành tiền của miền Bắc với số tiền hạn chế, cộng thêm ngăn sông, cấm chợ khắp nơi. Các trại tập trung mệnh danh cải tạo mọc ra nhanh chóng, hằng trăm ngàn quân, cán, chính của miền Nam Việt Nam Cộng Hoà bị bắt đưa vào trại tập trung, đă tạo ra một t́nh cảnh bi thương, đau khổ với không khí ngột ngạt bao trùm cả nước. Rồi chiến tranh biên giới xảy ra với Tàu năm 1978, thêm cuộc chiến tranh với Campuchia khiến cho Việt Nam trong chế độ mới bị thế giới xa lánh, cô lập. Trước t́nh cảnh bi đát này, hằng triệu người đă liều chết vượt biển t́m tự do.
    Nếu nh́n trên bản đồ thế giới, con đường vượt thoát nhiều nhất ra đi là biển Đông và biển Thái Lan, để hi vọng đến Hồng Kông, đến Phi Luật Tân, đến Mă Lai, ngoài ra rất ít người dùng đường bộ đến Thái Lan qua nước Campuchia.
    Do vậy, cuộc hành tŕnh vượt thoát bằng thuyền trên đại dương bao la, đă đánh động lương tri nhân loại. Thống kê cho biết một con số ước đoán có trên 500 ngàn người Việt đă vùi thây dưới ḷng biển sâu trên đường t́m kiếm tự do. Do đâu, mà người dân Việt cầm chắc cái chết trong tay, khi đặt sinh mệnh ḿnh trên những chiếc thuyền con nhỏ bé, hầu mong vượt qua biển cả mênh mông trước ba đào sóng dữ.
    Chính sách kinh tế tập trung trong tay Đảng, do vậy tất cả xăng dầu bị tịch thu và quản lư, các cửa khẩu ra biển bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, ngành ngư nghiệp đánh bắt cá bị quốc doanh và các thuyền bè phải vào cái gọi là hợp tác xă, mỗi lần ngư dân ra biển để đánh bắt cá, phải khai tŕnh và số lượng nhiên liệu được kiểm soát vừa đủ cho thời gian tàu thuyền chạy ra bao nhiêu hải lư, và vừa đủ để chạy trở vào sau bao nhiêu ngày được phép. Việc kiểm soát chặt chẽ này nhằm khống chế sự vượt biển t́m tự do của người dân Việt Nam.
    Tôi đă t́m cách vượt biển sau khi từ trại cải tạo trở về. Vượt biển khó lắm, v́ cần có ít nhất là 3 đến 5 lượng vàng, có chỗ c̣n phải trả cao hơn nữa. Nhưng tôi đă lấy công sức bằng cách t́nh nguyện mua dầu để đổi được chuyến đi. Dầu là nhiên liệu cần thiết cho chuyến hải hành, ít ai dám nhận việc mua dầu, v́ nguy hiểm. Mua từ các tài xế bộ đội cộng sản Bắc Việt, và mua phải vào ban đêm. V́ các tổ hợp có ghe thuyền bị quản lư chặt chẽ, nhưng vẫn có những móc nối để chuyến vượt biển ra đi. Và cần nhất là nhiên liệu, dầu không thể chứa dưới khoang thuyền, v́ ra cửa khẩu sẽ bị kiểm soát t́m thấy và bị bắt ngay, do vậy, dầu phải có và chứa ở một nơi, đó là chôn dưới lớp cát dọc băi biển, và ban đêm, khi tàu ra khơi sẽ quay thuyền ngược lại để đào cát lên, lấy số dầu và ra đi.
    V́ không có vàng, tôi xin nhận làm công mua dầu, gánh dầu ra băi để chôn dấu. Qua sự giới thiệu của một người quen, tôi đến nhà ông Hai Khi, là chủ ghe của một hợp tác xă, v́ bị trưng thu vào hợp tác xă, nhưng chủ ghe vẫn được dùng lại như là công nhân của nhà nước cộng sản để điều hành chiếc ghe đánh cá của ḿnh. Quốc hữu hoá thật tinh vi, v́ đă lấy tài sản của ḿnh, lại c̣n bắt ḿnh phải làm công lại. Ông Hai Khi là dân Nghệ An, di cư vào Nam năm 1954, hành nghề biển cả đời ḿnh. Tôi được ông giao tiền chỉ đủ mua cho từng đêm số dầu cần phải có. Và ông hứa là, tôi sẽ được có mặt trên chiếc ghe của ông khi có đủ dầu.
    Mỗi đêm, tôi nằm thoai thoải dưới quốc lộ 1, (con đường từ Nam ra Bắc) ở làng Hộ Diêm, thị xă Phan Rang Tỉnh Ninh Thuận. Mỗi khi có ánh đèn xe Molotova (loại quân xa của quân đội miền Bắc) chiếu từ xa, là tôi nhảy lên đứng cạnh lề đường, tay đưa can dầu bằng nhựa lên cao, tay kia đưa ống hút dầu vẫy lia lịa để tài xế xe thấy ḿnh muốn mua dầu. Các tài xế cán binh cộng sản rất thích bán dầu để lấy thêm tiền tiêu xài, v́ lương lính của họ rất ít. Dừng lại, nhảy xuống xe họ hét lớn: “tiền đâu”, trao tiền nhanh, họ lấy can đựng dầu đặt xuống đất, thọc ống hút vào b́nh xăng dầu của xe, và tôi kê mồm hút cho dầu chảy vào can đựng. V́ sợ bị bắt gặp, người mua và kẻ bán đều lo sợ, do vậy họ thường hối thúc “nhanh lên, đủ rồi”. Mỗi lần hút dầu từ thùng xe, dầu bắn đầy mặt tôi, áo quần hôi mùi dầu nồng nặc, đă thế dầu c̣n vào cuống họng làm tôi muốn ói mửa, lảo đảo v́ bị nhức đầu.
    Cứ như thế suốt đêm, từ 12 giờ khuya “hành nghề” cho đến 3 giờ sáng, là tôi và một người bạn thân (tên Đại) phải gánh dầu ra băi biển để chôn dấu. Mỗi can dầu chứa được 20 lít, gánh hai can là 40 lít, và hai người gánh được 80 lít cho mỗi đêm. Một chiếc ghe muốn đi từ cửa biển Tân An, Phan Rang đến đảo Palawan Phi Luật Tân, cần phải có đủ 600 lít dầu, và mua khoảng 10 ngày là có đủ dầu để bắt đầu cho chuyến vượt biển. Nhưng bạn ơi! Nhiều lúc mua dầu, chôn dầu xong th́ phải chờ ghe, và xui xẻo, băi dầu của ḿnh bị phát hiện, bị đánh cắp, bị tịch thu. Rồi phải làm lại từ đầu.
    Nhớ lại gánh dầu ra biển, tôi đă phải gánh 40 lít dầu nặng trĩu trên thân thể ốm yếu, c̣m cơi để băng qua một đám ruộng dài. Hộ Diêm là một làng nông, đa phần dân công giáo, và các thửa ruộng nằm sát quốc lộ 1. Tôi phải chật vật, khéo léo để các thùng dầu không bị vỡ mỗi lần té xuống, chỉ v́ đường bờ ruộng quanh co, nhỏ bé, vừa đủ cho một người đi, mà lại đi trong đêm tối đen, thỉnh thoảng bị sụp lỗ ruộng, là cái lỗ thông qua các ruộng lúa với nhau. Con đường ruộng khó đi trong đêm tối, lại phải đi thật nhẹ để không gây tiếng động, v́ sợ bất trắc xảy ra, nếu có ánh đèn pin quét lên là họ sẽ tri hô ḿnh đi ăn trộm lúa, và ḿnh sẽ bị bắt, tống giam trong tù ngục xă hội chủ nghĩa v́ âm mưu vượt biển.
    Nhưng cuộc vượt biển lại bất thành, v́ dầu bị ai đó lấy mất. Sau này, tôi được Thái Thu Cúc, một cô bạn gái quen trong các chuyến vượt biển trước bất thành, đă giúp tôi ra đi từ cầu Xóm Bóng Nha Trang ngày 16 tháng 5, 1980.
    Ghe vượt biển của tôi được Tàu Melbourn Express của Tây Đức vớt giữa biển khơi sau 3 đêm 4 ngày lênh đênh giữa sóng dữ và suưt ch́m. Họ gửi chúng tôi tạm trú tại trại tị nạn Hồng Kông, chính nơi này, tôi đă viết ca khúc Đêm Chôn Dầu Vượt Biển.
    Nhớ lại những lần gánh dầu ra biển, rồi chôn dầu trong đêm tối, bài hát đă trải ḷng: “đêm nay anh gánh dầu ra biển, anh chôn. Anh chôn, chôn hết cả những ǵ của yêu thương. Anh chôn, chôn mối t́nh chúng ḿnh. Gởi lại em, trăm nhớ ngàn thương…”. Tôi nghĩ đến Cúc, và viết cho nàng, dù Cúc giúp tôi thành công vượt biển, nhưng Cúc đă không may mắn, nàng kẹt lại từ đó cho đến bây giờ.
    Tháng tư đến mỗi năm, hằng triệu triệu người Việt Nam trong và ngoài nước không thể quên nỗi kinh hoàng, hụt hẫng, đau đớn v́ sự thay đổi tất cả của con người và đất nước chúng ta. Viết bài này hôm nay đă 37 năm trôi qua, đă 37 tháng tư dài trong một đời người.
    Chúng ta không quên đất nước đau thương của chúng ta, ngày càng tụt hậu về giá trị nhân phẩm. Chúng ta không thể nào quên đất nước thân yêu ngày càng kém cỏi về một xă hội gần như vô cảm, và thế hệ trẻ từ thể chất đến tinh thần bị băng hoại niềm tin. Do đâu mà ra nông nổi này, câu trả lời đă quá rơ, đồng bào miền Bắc đă rơ từ năm 1954, đồng bào miền Nam đă rơ từ năm 1975.
    Từ “đêm chôn dầu vượt biển” cho đến bến bờ tự do ngày hôm nay, người Việt hải ngoại lúc nào cũng canh cánh trong ḷng nỗi thương nhớ về non sông, xứ sở ḿnh. 37 năm dài đă ổn định cuộc sống, con cái học thành tài, một thế hệ tiếp nối chuyển ḿnh với biết bao hy sinh, biết bao nỗ lực, kiên nhẫn để vượt qua khó khăn. Chúng ta đă t́m đủ mọi cách để vượt thoát ra khỏi bóng tối chủ nghĩa xă hội, kể cả biết có thể ḿnh phải chết, th́ sẽ có ngày chúng ta trở về với ánh sáng tự do dân chủ thực sự qua nỗ lực t́m đủ mọi cách đấu tranh cho nhân quyền nơi xứ người.
    “Anh phải bỏ đi, thắp lên ngọn lửa hy vọng. Anh phải bỏ đi để em c̣n sống..”
    Dù sao, tôi cũng đă tâm niệm khi viết xuống, để hẹn ngày trở lại của một nước Việt Nam dân chủ, tự do thực sự. Tôi biết chắc rằng, chúng ta không thể nào quên quê nhà. Cũng như chúng ta không thể mặc áo ấm đi giữa mùa Đông đang khi có bao người giá lạnh…
    Ḥ ơi! Tạm biệt nước non..
    Châu Đ́nh An

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    Giọt nước trong biển cả hay giọt lệ của Hoàng Văn Hoan?

    Trần Viết Đại Hưng




    Từ năm 1975 đến nay, một số hồi kư của hai phe Cộng sản và Quốc gia lần lượt ra mắt độc giả trong và ngoài nước. Về phía Cộng sản, ta thấy có hồi kư " Kết thúc cuộc chiến 30 năm " của Trần văn Trà ( cuốn này vừa xuất bản th́ bị tịch thu v́ quan điểm của cuốn sách đề cao rơ rệt vai tṛ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong chuyện chiếm miền Nam). Do đó phản lại quan điểm cho rằng chiến dịch Hồ chí Minh đánh chiếm miền Nam là do công của bộ đội miền Bắc dưới chỉ huy của Đại tướng Văn tiến Dũng và ông đă khoe khoang ầm ĩ trong cuốn sách " Đại thắng mùa xuân " của ông ta. Quan điểm của Văn tiến Dũng cũng là quan điểm của Lê đức Thọ. Cuốn hồi kư Trần văn Trà bị tịch thu ở Việt Nam nhưng cũng có bản thoát ra ngoài và được in lại ở hải ngoại . Người phát hành cuốn sách của tướng Trần văn Trà ở hải ngoại cũng bị một số chống đối v́ cho rằng sách của tướng Trà cũng chỉ là một loại sách tuyên truyền cho Cộng sản mà thôi. Hồi kư " Giọt nước trong biển cả" được đầu tiên xuất bản ở Bắc Kinh và được in lại để phát hành trong cộng đồng Việt Nam tỵ nạn. Với chức vụ từng giữ là Đại sứ Việt Nam dân chủ Cọng Ḥa tại Trung Cọng và Phó chủ tịch quốc hội, cuốn hồi kư của Hoàng văn Hoan đă tiết lộ nhiều bí mật lịch sử đáng xem xét, từ chuyện Lê Duẩn sửa di chúc Hồ chí Minh, quan hệ ngoại giao giữa Việt Cộng và Trung Cộng, đến chuyện Lê Duẩn mưu hại Nguyễn chí Thanh và quyết định của Trung Cộng dạy cho Việt Nam một bài học sau khi Việt Nam xâm lăng Kampuchia.

    Chuyện trốn thoát của Hoàng văn Hoan cũng khá ly kỳ. Hoàng văn Hoan trên đường đi Đông Đức chữa bệnh. Khi phi cơ chở Hoan ghé phi trường Karachi ( Hồi Quốc), Hoan thoát ra phi cơ và đi theo một số nhân viên Trung Cọng đă hẹn trước. Sự đào thoát của Hoàng văn Hoan đă chứng tỏ là lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam phơi bày sự nứt rạn trong hàng ngũ của họ vốn được coi là đoàn kết nhất trí trong suốt mấy mươi năm nay.

    Sau cuốn hồi kư của Trần văn Trà, một nhân vật trong hàng lănh đạo của MTGPMN ( bộ trưởng tư pháp) là Trương như Tảng , sau khi vượt biển và tỵ nạn ở Pháp, đă cho xuất bản cuốn hồi kư " Kư ức của một Việt Cộng " ( A Viet Cong memoir ) bằng cả hai tiếng Pháp và Anh. Nói chung Trương như Tảng bày tỏ nỗi ḷng cay đắng sau 30/4/75 bị Cộng sản Hà Nội vắt chanh bỏ vỏ, nhưng ông Tảng vẫn tỏ ư tôn vinh Hồ chí Minh. Vẫn chưa thấy xuất hiện bản tiếng Việt của cuốn hồi kư này.

    Về phía Quốc gia nói chung, các hồi kư của tướng Trần văn Đôn ( Việt Nam nhân chứng ) , Tướng Nguyễn ă chánh Thi ( Việt Nam một trời tâm sự ), tướng Đỗ Mậu ( Việt Nam máu lửa quê hương tôi ) v..v . Tất cả những cuốn hồi kư này đều có những đóng góp nhất định trong việc nh́n lại cuộc chiến Việt Nam, về phương diện chính trị cũng như quân sự. Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến phức tạp và nhiêu khê. Báo chí ngoại quốc đă viết nhiều về cuộc chiến Việt Nam nhưng sự đóng góp của những hồi kư do những người trong cuộc cũng góp phần soi sáng thêm vào những biến cố, những t́nh t́nh đă xảy ra trong những năm dài chiến tranh. Phải nh́n cuộc chiến này dưới nhiều góc cạnh mới thấy được nguyên ủy của cuộc chiến tranh Quốc – Cộng này. Thế nên những hồi kư chính trị, cho dù người viết từ phía quôc gia hay cộng sản, đều giúp cho chúng ta có cái nh́n chính xác và đúng đắn hơn về giai đoạn rối ren nhất, phức tạp nhất và đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam.ơ

    Nếu cuốn hồi kư " Kư ức của một Việt Cọng" của Trương như Tảng cho ta thấy toàn bộ hoạt động của MTGPMN từ lúc mới thành lập năm 1960 cho đến ngày bị bức tử và ră thể kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 th́ cuốn hồi kư của Hoàng văn Hoan đă chiếu rọi phần nào cái thâm cung bí sử âm u của Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn được bưng bít trong mấy chục năm nay. Hoàng văn Hoan đă bật mí những điều chưa từng được tiết lộ trước đây như : Chuyện Hồ chí Minh trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa vào thập niên 1940, đă có những liên lạc với chính phủ Tưởng giới Thạch ( dĩ nhiên điều này sách vở Cộng sản hoàn toàn dấu kín v́ họ không thể để cho " Bác Hồ kính yêu vô vàn " của họ lại có thểà dính líu đến " bọn phản động " Tưởng giới Thạch" trong thời kỳ hoạt động cách mạng. Rồi đến chuyện Lê Duẩn ám hại Nguyễn chí Thanh ( Báo chí ngoại quốc đều cho rằng Đại tướng Nguyễn chí Thanh bị bom B-52 chết tại miền Nam). Có điều Hoàng văn Hoan không giải thích tại sao Lê Duẩn lại phải ám hại Nguyễn chí Thanh. Có lẽ chẳng qua cũng chỉ là chuyện tranh giành quyền lực trong Đảng mà thôi. Ngoài ra, Hoàng văn Hoan c̣n kể thêm nhiều chuyện Lê Duẩn tự tiện kư hiệp ước với Liên Xô mà không cần hội ư với Hồ. Đọc đến đây người đọc ai cũng thắc mắc là tại sao Hồ chí Minh, với cương vị là chủ tịch nước và là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lại không hề có một hành động nào để chế tài sự lạm quyền của Lê Duẩn. Những chuyện sau này được kể lại c̣n ghi nhận lại câu nói vô liêm sĩ" để đời" của Lê Duẩn khi qua thăm Liên Xô trong thập niên 60, " Liên Xô là tổ quốc thứ hai của Việt Nam". Tổng thống Ngô đ́nh Diệm cũng đă nói một câu bị phê phán rất nhiều là , " Biên giới của thế giới tự ḍ kéo dài từ tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ đến tận vĩ tuyến 17 ". Dù sao câu nói thiếu ư thức này của ông Diệm cũng c̣n nhẹ gấp trăm ngàn lần so với câu nói khốn nạn của Lê Duẩn. Cộng sản luôn tố cáo những phe phái đối nghịch của họ là bán nước, là Việt gian c̣n bản thân họ th́ đi xưng tụng một nước khác là "tổ quốc thứ hai" của Việt Nam! Nói như thế để cũng nên xét lại cái lối ‘ yêu nước thương nhà", cái chủ trương " v́ tổ quốc v́ nhân dân" mà Cộng sản Việt Nam thường rêu rao.

    Tuy nhiên, Hoàng văn Hoan đă trả lời một cách thẳng thắn và dứt khoát một câu hỏi vốn được nhiều nhà b́nh luận chính trị quốc tế t́m cách giải đáp : tại sao Trung Cộng lại dạy cho Việt Cộng một bài học năm 1979 sau khi Hà Nội xâm lăng Kampuchia? Hoàng văn Hoan giải thích nguyên nhân đưa đến cuộc chiến tranh biên giới Việt Hoa năm 1979 như sau:

    " Việc động viên toàn bộ lực lượng bóp méo lịch sử, xuyên tạc sự thật, ghi vào Hiến pháp và ra Nghị Quyết Trung Ương gây thành một phong trào chống Trung quốc rộng khắp trong toàn đảng, toàn quốc, chẳng những là một việc vong ân bội nghĩa, mà c̣n là một việc ngu xuẩn, đưa nhân dân vào một cuộc chống đối liên miên đời này qua đời khác không biết đến bao giờ mới có thể chấm dứt. Gần đây, bọn Lê Duẩn thường rêu rao là muốn ḥa giải với Trung Quốc, nhưng thử hỏi, nếu không tuyên bố những điều đă ghi trong Hiến pháp và Nghị quyết Trung Ương chống Trung Quốc, không rút quân ra khỏi Kampuchia th́ làm sao Trung Quốc có thể ḥa giải với Việt Nam.

    Việc đưa hàng chục vạn quân đội qua đốt phá, bắn giết nhân dân Kampuchia ḥng vĩnh viễn thôn tính nước này cũng là một việc vong an bội nghĩa, một việc phản cách mạng. Nhân dân Kampuchia sẽ không bao giờ khuất phục. Đó cũng là một mối tai họa lâu dài cho Việt Nam.

    Việc dựa vào Liên Xô để thực hiện chính sách hiếu chiến ḥng làm bá chủ Đông Dương và khu vực Đông Nam Á, dẫn đến việc phải phụ thuộc vào Liên Xô về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao, phải bán rẻ quyền lợi của tổ quốc, phải biến Việt Nam thành căn cứ quân sự của Liên Xô. Đó là một hành động phản quốc, phản dân tộc.

    Việc khoe khoang Việt Nam là một nước mạnh thứ ba trên thế giới về quân sự , hung hăng xâm phạm lănh thổ Thái Lan là một việc mà những người có đầu óc chính trị không bao giờ làm.

    Những việc làm ngu xuẩn như trên đă đặt Việt Nam vào địa vị thù nghịch với tất cả những nước láng giềng, vào địa vị phải gầm ghè với tất cả các nước trong khu vực. Việt Nam đă mất hết ḷng tin cậy và sự khâm phục của nhân dân thế giới, đă mất hết sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của hầu hết các nước, đă bị cô lập rơ rệt trên trường quốc tế..."

    ( Trang 433-434 )

    Thiết tưởng như thế là quá rơ ràng và đầy đủ để giải thích cho nguyên nhân tại sao Trung cọng lại dạy cho Việt Cọng một bài học năm 1979 bằng cách xua quân Tàu qua biên giới Hoa-Việtû. Người Cộng sản thường nói đến chủ nghĩa đại đồng, nghĩa là một ngày nào đó khi chủ nghĩa này thành công trên toàn thế giới, các quốc gia sẽ không c̣n biên giới nữa. Nhưng nay cứ thấy chuyện Trung Cộng và Việt Cộng đánh nhau tại biên giới th́ thấy rằng chuyện thế giới đại đồng c̣n lâu mới thành tựu được, nếu không nói là không tưởng. Cho dù trong thế giới vô sản th́ vấn đề chủ quyền quốc gia vẫn c̣n được ưu tiên và lấn át vấn đề chủ nghĩa. Có điều phải nói ở đây là Việt Cộng chỉ ồn ào chửi rủa Trung Cọng khi Trung Cộng xua quân đánh chúng thôi chứ khi Trung Cộng đánh chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, chúng nhục nhă ngậm miệng, nghẹn ngào không đưa ra nổi một lời phản kháng v́ thời gian ấy chúng đang nhận viện trợ của Trung Cọng. Cái hèn hạ ô nhục của bọn Việt Cọng là ở chỗ ấy . Sự kiện các nước vùng Baltic t́m cách tách ra khỏi Liên Xô sau khi Liên Xô sụp đổ càng chứng tỏ thêm điều ấy. Vấn đề dân tộc phải luôn được dân tộc ấy coi là ưu tiên tối thượng nếu dân tộc ấy muốn sống c̣n và giữ được nền độc lập cho ḿnh.

    Lúc Hồ chí Minh c̣n sống, ông luôn luôn dạy dỗ đàn em là phải luôn có mối giao hảo tốt với Trung Cọng v́ Trung Cọng và Việt Nam có quan hệ với nhau như môi với răng. Câu nói căn dặn của ông là:

    Mối t́nh hữu nghị Việt Hoa
    Vừa là đồng chí, vừa là anh em

    Bây giờ nghe sao quá mỉa mai. Tiếc là ông không sống tới năm 1979 để xem đàn em Việt Cộng và đàn anh Trung Cọng đánh nhau chí chóe, bể mặt, vỡ đầu, chửi nhau bằng những bản " Bạch thư" với những lời lẽ bản thỉu, bẽ bàng nhất.

    Trong phần cuối của cuốn sách, Hoàng văn Hoan tiết lộ rằng Trung Cọng chủ trương ủng hộ Hà Nội đánh Mỹ đến thắng lợi cuối cùng và chê trách bè lũ Lê Duẩn đă "lừa thầy phản bạn " và vong ân bội nghĩa khi có thái độ ḱnh chống Trung Cọng. Trong khi đó, khi Trung Cọng đem quân dạy Việt Nam một bài học năm 1979, Hà Nội cho công bố bản Bạch thư " Sự thật về mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong 30 năm qua" nhằm lên án và nói xấu Trung Cọng đủ điều, ngoài ra c̣n chỉ trích Trung cọng đă cố t́nh ngăn chận không muốn Cộng sản Hà Nội chiến thắng tại miền Nam. Điều này Hà Nội nói đúng v́ cách đây mấy năm, trong một cuộc phỏng vấn với anh em sinh viên Việt Nam ở Paris, cựu Tổng thống Dương văn Minh có thố lộ rằng vào những ngày hấp hối cuối cùng của Việt Nam Cọng Ḥa, Trung Cọng, ù qua trung gian Pháp, muốn liên lạc và giúp đỡ khẩn cấp Việt Nam Cọng Ḥa để chống đỡ lại sự tấn công của Cộng sản Hà Nội. Ông Minh cho biết ông từ chối lời đề nghị này của Trung Cọng v́ ông cho rằng Trung Quốc vốn là kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt nam. Sự cố t́nh liên lạc để giúp đỡ VNCH trong những ngày cuối của miền Nam đă cho thấy rơ ràng là Trung Cọng không muốn Việt Cộng chiến thắng tại miền Nam. Có lẽ Trung Cọng lo sợ một chính quyền Cộng sản Việt Nam hùng mạnh sẽ chận đứng ảnh hưởng của Bắc kinh trong vùng Đông Nam Á.

    Một sự kiện nổi bật nữa để chứng minh cho lập luận trên là sau chiến thắng miền Nam năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 4 vào tháng 12 năm 1976 ở Hà Nội. Hầu hết các nước Cộng sản và ngay cả những Đảng Cộng sản ở những quốc gia tư bản như Pháp, đều gửi phái đoàn tham dự . Điều lạ lùng và gây ngạc nhiên nhất mà người ta ghi nhận được là Trung Cộng không cử phái đoàn tham dự Đại hội 4 này của Cộng đảng Việt Nam dù Trung Cộng là nước chi phí rất nhiều tài lực cho Việt Cọng trong mấy chục năm chiến tranh. Điều này đă chứng tỏ một sự thật phũ phàng và nghịch lư là dầu giúp Việt Cọng, Trung Cọng không lấy làm vui vẻ lắm, nếu không muốn nói là cay cú, trước chiến thắng toàn diện của Việt Cọng tại miền Nam.

    Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu Trung Cọng không muốn Việt Cọng chiến thắng toàn diện ở miền Nam, tại sao Trung Cọng vẫn tiếp tục viện trợ và kinh tế và vũ khí, cũng như thiết lập ống dẫn dầu chạy tuốt vào miền Nam như Hồi kư Hoàng văn Hoan đă kể rơ ? Câu hỏi này cũng khó giải đáp thỏa đáng. Chính trị quả thật là một môn đ̣i hỏi sự động năo để t́m kiếm câu trả lời thỏa đáng cho những trường hợp phi lư như trường hợp trên. Có lẽ cần thêm nhiều thời gian và tài liệu được công bố th́ người ta mới t́m ra được câu trả lời rốt ráo cho vấn đề phức tạp nêu trên.

    Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ từ năm 1989 đến 1991, Trung Cọng và Việt Cọng lại ḥa hoăn bang giao với nhau, Cộng sản Việt Nam tỏ ra nhân nhượng Trung Cọng bằng cách rút hết quân ra khỏi Kampuchia. Việt Cộng đang muốn ôm chân Trung Cộng để nhằm củng cố quyền lực của ḿnh. Cuối năm 2000, Trần đức Lương qua thăm Trung Cộng để kư kết hiệp ước và chấp nhận cắt thêm một số đất ở biên giới Việt – Hoa để làm vui ḷng Trung Cộng. Khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, Việt Cộng đă hèn hạ và nhục nhă im thin thít không dám ra tuyên bố phản đối chuyện xâm lăng này của Trung cọng. Vết nhơ ô nhục này của Việt Cọng sẽ không bao giờ phai. Toàn dân Việt Nam phải vùng lên lật đổ chính quyền Việt Cộng càng sớm càng tốt, v́ nếu để chúng c̣n duy tŕ chính quyền ngày nào, chúng sẽ c̣n bán nước cho Trung Cọng có văn tự hẳn hoi nhằm vỗ về Trung Cọng để Trung Cộng giúp đỡ cho chính quyền của Việt Cọng tồn tại.

    Nh́n kỹ trong Đảng Cộng sản Việt Nam lúc nào cũng có hai phe. Phe Lê Duẩn thân Nga, phe Trường Chinh thân Tàu. Trong thập niên 60, Đảng Cộng sản cố rán" đi dây" giữa Tàu và Nga để không làm mất ḷng ai hầu nhận viện trợ của cả hai bên. Tuy nhiên, trong nội bộ, vụ án "xét lại" giam cầm hàng chục người trong thập niên 60 là cũng do hai phe thân Tàu, thân Nga này thanh toán nhau. Cho dù thân Nga hay thân Tàu th́ người Cộng sản Việt Nam đă ḷi ra bản chất phi dân tộc và cuối cùng sẽ bị dân tộc Việt Nam đào thải v́ phi dân tộc rồi cuối cùng sẽ đi đến " phản dân tộc" và chuyện Việt Cọng dâng đất quê hương Việt Nam cho Trung Cọng là một ví dụ điển h́nh nhất của bọn phi dân tộc Việt Cộng.

    Cho đến ngày nay, Liên Xô đă tan ră, Trung Cộng không c̣n mạnh như xưa, Đảng Cộng sản Việt Nam như đứa con mồ côi t́m cách duy tŕ chế độ gian ác của chúng khi những cái vú sữa viện trợ Nga, Tàu không c̣n. Không c̣n được tiếp máu bởi Tàu và Nga trong lúc ḷng dân oán hận ngày càng tăng bởi chính sách cai trị vừa ngu dốt, vừa tàn ác của chúng, cho nên những ngày khốn khó không khắc phục nổi sẽ đến với Việt Cộng trước khi chúng sụp đổ. Hoàng văn Hoan th́ cũng đă theo Mao trạch Đông về bên kia thế giới. " Giọt nước trong biển cả" của Hoàng văn Hoan chính là những giọt lệ phẫn uất của ông vua Lê chiêu Thống thời đại nay. ø Hy vọng khi chế độ Cộng sản Việt Nam sụp đổ rồi , đất nước Việt Nam sẽ không bao giờ c̣n có những đứa con mất gốc, vọng ngoại như Hoàng văn Hoan nữa.



    Lawndale, một ngày nắng ráo đầu xuân Tân Tỵ 2001
    Trần Viết Đại Hưng

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tháng 4 - Ký Ức Đau Thương - Thuyền nhân Không Quốc Tịch

    Sự kiện người dân vượt biển ra đi sau biến cố năm 1975 được coi là một cuộc di dân lớn, cũng là sự kiện đau thương đầy máu và nước mắt.

    Trong cuộc hành tŕnh tang tóc đó, ngoài những người đă may mắn đến được bờ, đă có rất nhiều người bỏ thân xác dưới ḷng biển cả, và c̣n không biết bao nhiêu người bị thất lạc, đến nay vẫn chưa biết ở đâu, sống chết như thế nào.

    Và tất cả những người ấy được gọi là thuyền nhân…



















  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tháng 4 - Ký Ức Đau Thương - Thuyền nhân Không Quốc Tịch

    Thuyen Nhan - Show 1 - Hanh Trinh Vuot bien - P1



    Thuyen Nhan Show 1 - Hanh Trinh Vuot bien - P2


  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân

    Tháng 4 - Ký Ức Đau Thương - Thuyền nhân Không Quốc Tịch
    Câu chuyện chuyện vượt biên ly kỳ 1979
    Posted by: nvngaynay November 30, 2019 in NGƯỜI VIỆT KHẮP NƠI Comments Offon Lễ Tạ Ơn 2019 – Câu chuyện chuyện vượt biên ly kỳ 1979


    Trần Củng Sơn – Lễ Tạ Ơn ThanksGiving 2019 ở Hoa Kỳ đang đến; là thời gian để nghỉ ngơi và hồi tưởng và tỏ ḷng biết ơn những người đă cứu giúp ḿnh. Thuyền nhân Ái Liên vượt biển tháng 6 năm 1979 cả đêm trước Lễ Tạ Ơn không ngủ được v́ bồi hồi chuyện vượt biển năm xưa.
    Câu chuyện vượt biển của Ái Liên lúc đó 18 tuổi thật đặc biệt. Xin tóm tắt như sau:
    Ghe chở khoảng trên 100 người khi ra biển th́ gặp hải tặc Thái Lan. May mà bọn hải tặc này chỉ cướp đô la và vàng cùng nữ trang. Lúc đó th́ cô gái Ái Liên uống thuốc chống say sóng th́ thân thể giựt giựt giống như bị bệnh kinh phong cho nên mấy chỉ vàng mang trong người c̣n giữ được. Ghe bị chết máy giữa khơi, sóng đưa vào bờ biển Mă Lai. Lúc này các trại tị nạn Mă Lai quá tải cho nên họ không cho thuyền nhân Việt Nam vào và họ nhốt những người cùng ghe Ái Liên trong rừng cả tháng. Một số người bị bệnh chết và Ái Liên buồn quá một ngày bơi ra biển thật xa và thả ḿnh xuống đáy biển để t́m cái chết.
    Khi thân thể ch́m xuống đáy nước đen ḷm th́ bất ngờ có con cá thật to từ dưới đáy biển trồi lên đưa người Ái Liên lên khỏi mặt nước. Cô tỉnh hồn và bơi mau vào bờ và tỉnh thức biết rằng ư định tự tử là không đúng. Mấy ngày sau, hải quân Mă Lai kéo ghe cùng những thuyền nhân VN ra khơi rồi cắt dây. Ghe được sóng đưa vào bờ. Và hải quân Mă Lai một lần nữa kéo ghe ra khơi bỏ mặc ghe giữa đại dương sóng gió.
    May mà lúc đó có chiếc tàu Ư đi ngang qua vớt thuyền nhân VN trong đó có Ái Liên. Lúc này cô bị sốt mê man và được đưa về nước Ư sau cả tháng hải tŕnh. Khi b́nh phục th́ Ái Liên được Đức Giáo Hoàng John Paul 2 tiếp kiến và có chụp bức h́nh kỷ niệm. Sau này Ái Liên định cư đoàn tụ cùng thân nhân tại Hoa Kỳ và đang cư ngụ tại Quận Cam.
    Câu chuyện vượt biển của Ái Liên hiếm thấy v́ trải qua nhiều t́nh tiết ly kỳ, gặp hải tặc, bị Mă Lai nhốt trong rừng, ghe bị kéo ra khơi, được tàu Ư cứu và được gặp Đức Giáo Hoàng, kết thúc có hậu. Nhưng ly kỳ như phim ảnh là con cá to đáy biển trồi lên cứu Ái Liên khi cô trầm ḿnh tự tử. Một văn sĩ Hoa Kỳ thập niên 80 viết sách kể chuyện này, việc chưa xong th́ bà qua đời.
    Trong đêm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân 20-7-2019 tại Hội Trường Việt Báo Quận Cam, Ái Liên đă kể câu chuyện vượt biển này trong nước mắt.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Thuyền nhân Việt Nam, một chương sử bi thương - Vượt Biên
    By TuyetNhiNguyen in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 27-05-2012, 03:19 AM
  2. Tội ác Cộng Sản Việt Nam: Thuyền Nhân
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 21
    Last Post: 10-11-2011, 09:24 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-09-2011, 02:24 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 27-04-2011, 04:57 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 11-12-2010, 05:59 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •