Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử
Tác giả: Dương Thành Lợi
7. Đời Sống trong Trại Tị Nạn
Giai đoạn chuyển tiếp của đa số thuyền nhân Việt Nam từ những ngày lênh đênh trên biển cả đến cuộc sống mới không kém phần bấp bênh tại đệ tam quốc gia được đóng khung trong ṿng đai trại tị nạn. Sự tài trợ của cộng đồng quốc tế đă giúp gầy dựng lên nhiều trại tạm cư cho dân tị nạn Việt Nam tại các quốc gia Đông Nam Á từ Nam Dương, Phi Luật Tân đến Mă Lai, Thái Lan. Khi hội nghị quốc tế đầu tiên về tị nạn Đông Dương được tổ chức vào tháng 7-1979, khoảng 20.0000 thuyền nhân đang tạm trú tại nhiều quốc gia trong khi chờ đợi cơ hội tái định cư:
Brunei 20 Nam Hàn 42
Nhật 531 Tân Gia Ba 1.098
Macau 3.256 Phi Luật Tân 5.540
Thái Lan 9.112 Nam Dương 46.189
Mă Lai 66.222 Hồng Kông 66.419
Cấu trúc của các trại tị nạn khác nhau rất nhiều từ lều chỏng hay cḥi cây trên những hoang đảo đến nhà tiền chế, lồng thiết, ba-rắc (barracks) trong những khu đất bị rào kẽm gai nội bất xuất, ngoại bất nhập. (34) Trại tị nạn Songkhla ở Thái Lan đă được Bangkok tổ chức một cách vội vă trong khu Mueng vào tháng 6-1976; (35) nhưng sau đó v́ không đủ khả năng để tiếp thu hàng ngàn thuyền nhân cho nên vào tháng 12-1978, một trại mới được dựng lên gần đó trên một bờ biển cách xa thành phố Songkhla. Vào tháng 2-1980, trại có 32 ba-rắc dùng làm nơi trú ẩn cho khoảng 6.000 thuyền nhân. Toàn khu vực trại bị rào kẽm gai và do một đội lính Thái kiểm soát. Songkhla có vài giếng bơm tay để cung cấp nước ngọt cho toàn trại, và đa số dân tị nạn phải tắm rửa ngoài biển (một vài nhà tắm riêng cho phụ nữ cũng được dựng lên phía sau các ba-rắc). Trại nằm trên băi biển trống rỗng cho nên không có rừng thưa cung cấp cũi đốt như ở các trại khác; và v́ vậy khi lượng than khiêm tốn do CUTNLHQ (thường được dân trong trại gọi tắc là Cao Ủy) cung cấp hàng tháng hết, dân tị nạn phải mua cũi cũng như các vật dụng cần thiết từ thương nhân Thái có liên hệ gia tộc hay quyền lợi với đám lính kiểm soát ở khu chợ phía trước cổng trại. Nếu bị mất hết tài sản vào tay bọn cướp biển lại không có thân nhân ở ngoại quốc giúp đỡ, thuyền nhân kém may mắn không c̣n quư kim phải sống bám vào ḷng từ thiện của những người chung quanh.
Vào năm 1979 - thời điểm cao độ nhất của phong trào vượt biên - ngoại trừ Hồng Kông thuộc Anh quốc vốn tự tài trợ cho chương tŕnh tị nạn với sự giúp đỡ giới hạn của Cao Ủy, (36) CUTNLHQ chi mỗi ngày từ $0,25 Mỹ-kim cho một thuyền nhân ở Thái Lan đến $1 Mỹ-kim cho mỗi người tị nạn Việt Nam ở Mă Lai. (37) Tàu tiếp liệu không phải lúc nào cũng có thể đến nơi tạm cư của thuyền nhân một cách dễ dàng; điển h́nh là CUTNLHQ phải mất từ 24 đến 36 giờ hải vận mới có thể tiếp tế cho dân tị nạn trên đảo Bintan của Nam Dương và thực tế này đưa đến kết quả thê thảm là vài chục người trong đó có nhiều trẻ em cũng như phụ nữ đă mất mạng trong khi chờ đợi tiếp liệu.
Một trong các trại tị nạn nổi tiếng mà hầu hết thuyền nhân đều biết là Pulau Bidong (đảo Bidong) hay Cù Lao Bi Đát có chu vi khoảng 1 cây số vuông. Vào tháng 7-1978, 121 người Việt Nam đầu tiên được đưa đến ḥn đảo hoang dă không người ở này của Nam Dương. Sáu tuần lễ sau, thêm 600 người tị nạn khác được chuyển đến đảo nhưng chính quyền Jakarta và CUTNLHQ vẫn chưa tiến hành bất cứ chương tŕnh nào nhằm giúp đỡ phương tiện sinh tồn căn bản cho họ như pḥng vệ sinh công cộng hay nơi dự trữ tiếp liệu. Dân số tị nạn tại Bidong tăng lên 9.000 trong tháng sau đó và vọt lên đến 29.000 người vào cuối năm đó. Số thuyền nhân tại trại Cù Lao Bi Đát sau này đă từng lên đến trên 54.000 người, và thuyền nhân vẫn tồn tại một cách kỳ diệu trong hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt. Sự tự do mới t́m lại được đă tạo cơ hội cho họ sử dụng trí óc sáng tạo để chinh phục thiên nhiên nhằm thích ứng với đời sống khó khăn trên đảo.
Để tồn tại trong điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt từ nhiều tháng đến nhiều năm, ngoài hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, thuyền nhân c̣n phải trở thành những con người sáng tạo để t́m cách sống thuận tiện trong lúc thiếu tất cả các phương tiện căn bản nhất. Để t́m cũi nấu ăn cũng như cất cḥi, dân tị nạn ở Bidong đă 'lên núi' (thực chất ra chỉ là ngọn đồi cao khoảng 300 thước) đốn cây và mang về trại. Các căn cḥi tạm trú với bề dài khoảng 3 thước và bề ngang khoảng 2 thước được dựng lên khắp nơi; nhiều căn c̣n có cả điện soi sáng nhờ vào b́nh ắc-qui (điện) xe hơi. (38) Để bổ khuyết cho lượng nước ngọt 8-lít-mỗi-người do CUTNLHQ cung cấp cách nhật, (39) thuyền nhân đă đào hàng trăm giếng nhỏ hầu lấy thêm nước sử dụng; tuy vậy, vào mùa khô th́ chỉ vài giếng là có nước.
Tiêu chuẩn khẩu phần ba ngày của mỗi thuyền nhân do CUTNLHQ trợ cấp bao gồm 900 grams gạo, 2 gói đường, 1 gói muối, 3 hộp cá ṃi, 3 hộp đậu, 3 hộp gà, và 3 gói trà hay cà phê (dĩ nhiên là tiêu chuẩn này đôi khi bị thâm thủng chút ít v́ công nhân vô bọc sai lạc hay nhà thầu ăn gian). Cứ mỗi đệ nhị cá nguyệt, nếu điều kiện cho phép, dân tị nạn được cấp thêm rau tươi. Trẻ em dưới 3 tuổi c̣n được cho thêm sửa bột và bánh bít-qui (biscuits hay bánh sửa khô). Để bổ trợ cho khẩu phần của CUTNLHQ, một số thuyền nhân mua thêm hàng hóa từ thương thuyền Mă Lai đậu ngoài khơi và bán lại kiếm lời bất kể sự cấm đoán của lính Mă; những cá nhân liều lĩnh v́ đồng tiền này có thể bị đánh đập tàn nhẫn và giam giữ nhiều ngày sau đó nếu bị bắt mà không có 'địa' để hối lộ xứng đáng cho đám lính Nam Dương quản trị Bidong. Những gia đ́nh mang theo được quư kim hay được thân nhân tài trợ có thể mua hàng hóa 'buôn lậu' tại khu chợ trời bên trong khu vực trại. Đủ loại đồ vật được bày bán từ kem đánh răng, quần áo, thuốc lá đến đường, bột, nước ngọt và bánh trái. Ngay cả xa xí phẩm như dầu thơm, đồng hồ, đèn pin cũng có mặt tại chợ trời. Dĩ nhiên là các dụng cụng cần thiết như búa, cưa, đinh, ốc và dây kẽm cũng không thể thiếu bởi v́ dân tị nạn tại Bidong có nhu cầu đốn cây chụm bếp và dựng cḥi tạm cư.
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh, thuyền nhân dựng lên một ngôi chùa và một nhà thờ trên ngọn Đồi Tôn Giáo nơi có một nghĩa địa nhỏ bảo bọc vài chục nấm mồ tị nạn. Có lẽ không ai từng trải qua một giai đoạn sống trên Cù Lau Bi Đát đầy dừa quên được vị thuyền nhân qua đời đầu tiên trên đảo vốn là một cụ già kém may mắn bị dừa rụng trúng đầu. Vào khoảng cuối năm 1979, 78 dân vượt biên đă gởi xác trên Bidong; nhưng dân số tị nạn trên đảo cũng tăng lên với sự chào đời của 371 trẻ em. (40) Một sự thật thương tâm trên Bidong là sự hiện diện của ít nhất 28 nạn nhân hải tặc mắc bệnh tâm thần trầm trọng v́ đă trải qua quá nhiều kinh nghiệm kinh hoàng, nhưng trại không có phương tiện thích hợp nhằm giúp đỡ họ. T́nh cảnh sống của thuyền nhân trên Bidong đôi lúc thật khổ sở, và có lẽ v́ vậy cho nên dân vượt biên mới gọi Pulau Bidong là Cù Lau Bi Đát hay Hải đảo buồn lâu bi đát.
Giai đoạn chuyển tiếp của đa số thuyền nhân Việt Nam trong ṿng đai trại tạm cư tại Đông Nam Á trải qua rất nhiều chuỗi ngày vui buồn. Trại tị nạn cung cấp một môi trường sinh động cho t́nh bằng hữu phát triển bềnh vững kéo dài nhiều năm sau này, cho t́nh yêu nảy nở đưa đến tổ ấm gia đ́nh, cho tinh thần chia xẻ giúp đỡ lẫn nhau bùng phát giữa những con người h́nh như đă mất tất cả, cho niềm tin vào sức mạnh tâm linh được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ sau những ngày tháng lênh đênh trên biển cả trực diện với tử thần và hải tặc, cho sức sáng tạo của khối óc con người có cơ hội cạnh tranh trong việc gầy dựng đời sống mới từ việc bếp núc đến các tính toán thương măi, v.v.
Niềm tin vào trời phật tái sinh mănh liệt trong tâm hồn của nhiều thuyền nhân, đặc biệt là những nạn nhân đă từng trải qua một hải tŕnh khủng khiếp. Hầu hết tất cả các trại tị nạn đều có một ngôi chùa, một nhà thờ kitô giáo và một giáo đường tin lành do cựu và tân đạo hữu dựng lên. Các buổi lễ hàng tuần đều đầy người tham dự, và các tín đồ đến trễ phải đứng bên ngoài để nghe lời minh giảng của vị lănh tụ tinh thần. Ngoài việc tổ chức lễ tế thường xuyên, các cơ sở tôn giáo cũng trở thành trung tâm bảo bọc các chương tŕnh đạo học, lớp Việt ngữ, Anh văn hoặc Pháp văn, song song với các sinh hoạt xă hội hay thiện nguyện.
Sinh hoạt xă hội - bất kể là có liên quan đến tôn giáo hay không - giúp cho cộng đồng thuyền nhân trở nên gần gũi với nhau hơn trên mảnh đất xứ người xa lạ. T́nh bằng hữu nảy nở, phát triển và bền vững cho đến nhiều niên kỷ sau này. Một số cặp t́nh nhân đă xe duyên và, nếu may mắn sinh hạ trước khi đi định cư, thỉnh thoảng họ đặt tên con theo địa danh của trại như Songkhla Nguyễn để đánh dấu một kỷ niệm quan trọng trong đời. Nhiều hội đoàn xă hội hay ái hữu được thành lập hoặc tái sinh nhằm tạo cơ hội cho các thành viên trao đổi cũng như giúp đỡ lẫn nhau. Vào đầu niên kỷ 1980, vài trại tị nạn ở Thái Lan c̣n có cả một tổ chức bí mật chuyên tuyển người về Việt Nam để trực tiếp tranh đấu cho tự do dân chủ.
Sự sa sút của quốc gia khai thiết tinh thần tương trợ cao thượng nhất từ những con người b́nh thường nhất đúng như thành ngữ 'quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.' Tinh thần chia xẻ bùng phát giữa thuyền nhân với nhau cũng như giữa thuyền nhân và đồng bào hải ngoại. Trong khi chờ đợi cơ hội định cư, hàng ngàn dân tị nạn tham gia các công tác thiện nguyện trong trại từ dịch vụ thông dịch, phát hành bản tin, chương tŕnh văn nghệ đến dịch vụ bảo vệ an ninh, vệ sinh toàn trại, chương tŕnh giúp đỡ các thuyền nhân mới nhập trại và trẻ em vô gia đ́nh. Nhu cầu xă hội của quư vị cao niên và thanh niên cũng được các thiện nguyện viên chú ư đến; song song với sinh hoạt tôn giáo, các lớp học ngoại ngữ và phong tục Tây phương được thực hiện hầu giúp cho quư ông bà cụ một số kiến thức căn bản về cuộc sống mới sắp đến. Đối với việc giúp đỡ thanh thiếu niên, ngoài những sinh hoạt hướng đạo hay tôn giáo như ca đoàn hoặc gia đ́nh phật tử, các buổi sinh hoạt ngoài trời và tṛ chơi thể thao như túc cầu hay bóng chuyền được tổ chức thường xuyên để đưa sức sống năng động của tuổi trẻ hướng về các mục đích lành mạnh.
Tại các quốc gia định cư, cộng đồng tị nạn hải ngoại cũng không quên những thuyền nhân Việt Nam c̣n kẹt lại trong các trại tạm cư ở Đông Nam Á. Song song với nỗ lực lạc quyên cứu trợ, họ thu thập và gởi sách báo đến các trại tị nạn để cập nhập hóa thuyền nhân về biến chuyển quốc tế cũng như tin tức cộng đồng. Họ cũng tổ chức vài chuyến viếng thăm các trung tâm tị nạn ở Đông Nam Á nhằm giúp đỡ và khuyến khích thuyền nhân tiếp tục giữ vững hy vọng vào một viễn ảnh tương lai tốt đẹp hơn. Trong niên kỷ 1990 khi chương tŕnh thanh lọc được thực hiện một cách bất công với sự đồng t́nh của CUTNLHQ, cộng đồng Việt Nam hải ngoại đă tài trợ cho nhiều thiện nguyện viên trở về giúp đỡ đồng bào tị nạn, đặc biệt về phương diện luật pháp. Để xây dựng một cơ sở bảo bọc cho đồng bào bị rớt thanh lọc tại Phi Luật Tân, cộng đồng Việt Nam hải ngoại đă đóng góp khoảng $2 triệu Mỹ-kim cho chương tŕnh Làng Việt Nam do Giáo Hội Phi đề xướng.
Dân Việt ưa thích các món ăn truyền thống như chả gị và phở cũng như các món ăn nhẹ như xôi chè; v́ vậy cho nên không mấy ai ngạc nhiên khi thấy nhiều quán ăn cũng như tiệm cà phê mọc ra khắp các trung tâm tị nạn trong ṿng một vài tháng sau khi khánh thành trại. Mặc dầu không cảm thấy ngạc nhiên nhưng bất cứ ai cũng phải kính phục sự đảm đang của phụ nữ Việt Nam với khả năng linh động vĩ đại của họ trong việc nấu nướng các món ăn truyền thống. Họ không những chỉ sáng tạo ra vật dụng bếp núc để chế biến thực phẩm Việt mà c̣n phát minh ra phương pháp cải hóa đồ gia vị địa phương để tạo ra hương vị thuần túy Việt. Trong một khoảng thời gian rất ngắn qua tài đảm đang của phụ nữ Việt Nam, các món ăn truyền thống như chả gị và phở cũng như các món ăn nhẹ như xôi chè đă xuất hiện tại hầu hết các trại tị nạn Đông Nam Á.
Giai đoạn chuyển tiếp của thuyền nhân Việt Nam trong ṿng đai trại tị nạn tuy có nhiều kỷ niệm vui nhưng cũng chứa đựng một số giây phút kinh hoàng do các hành động hối lộ và khủng bố của chính quyền sở tại song song với tệ nạn bắt cóc thanh nữ của bọn côn đồ địa phương. Đám lính nhận lănh trách nhiệm kiểm soát cũng như bảo vệ người tị nạn Việt Nam thường xuyên lục soát và tịch thâu đồ đạt của đồng bào trong trại; bất cứ ai chống lại chúng đều có thể bị đánh đập và giam cầm trong các chuồng khỉ. Điển h́nh là vào năm 1979, khoảng 1.400 đồng bào tại trại tạm cư Letung trên đảo Jemaja đă bị cảnh sát Nam Dương ép phải đóng $50 Mỹ-kim mỗi người th́ mới có thể được CUTNLHQ lập hồ sơ tị nạn mặc dầu việc này hoàn toàn miễn phí.
Tệ nạn lính canh và côn đồ địa phương bắt cóc cũng như hăm hiếp phụ nữ đang sống trong các trại tị nạn không phải là một việc hiếm khi xảy ra. Như đă tường tŕnh trong các phần trên, lính Nam Dương thường xuyên bắt cóc hảm hiếp thanh nữ Việt Nam ở trại Kuku trong những năm 1989 và 1990. Trong một vụ khác, cô Mỹ Linh đă bị cảnh sát Thái cưỡng dâm khi nhóm của cô bị nhốt trong một trại lính vào tháng 3-1988; sau ba ngày bị hành hạ, đám cảnh sát Thái đẩy các nạn nhân lên một chiếc ghe bị lủng và kéo ra hải phận quốc tế. Các nạn nhân này may mắn đến được đảo Kut và sau đó được đại diện CUTNLHQ đưa về đảo Rang Yai vào ngày 12-3-1988 để nhập chung với khoảng 500 đồng bào tại đó. Trong một vụ khác, cô Nguyễn Diễm Chi bị lính Thái nhốt 23 ngày vào tháng 4-1988 để điều tra về bọn côn đồ đă cưỡng hiếp cô trước đó; trong khoảng thời gian bị giam giữ, cô đă bị bọn lính hăm hiếp nhiều lần.
Trong một vụ khác xảy ra vào ngày 18-3-1980 tại trại Songkhla, đám du đảng Thái đánh bể đầu một thanh niên tị nạn để bắt cóc cô bạn gái của anh. Sau đó chúng lôi cô về hướng đồn lính Thái ở phía sau trại. Một nhóm thuyền nhân đang ngủ trên 'đại lộ B́nh Minh' dọc bờ biển nghe tiếng kêu cứu của cô đă nhanh chân rượt theo đám du đảng. Họ bất chấp lệnh cấm không được ra khỏi ṿng đai trại sau 10 giờ đêm để đuổi theo kịp đám côn đồ và cuối cùng đă giải thoát cô gái kịp thời. Sau khi bọn du đảng mất mồi, lính Thái từ đồn ào ra; nhưng thay v́ rượt bắt đám du đảng (lúc đó vẫn c̣n ẩn hiện phía sau đồn), tên đồn trưởng Thái lại mắng nhiếc người tị nạn về hành động dám ra khỏi ṿng đai trại sau 10 giờ tối. (41)
Mặc dầu phải đối đầu với các kinh nghiệm tủi nhục như trên, h́nh như đa số thuyền nhân đều đồng ư rằng giai đoạn chuyển tiếp trong trại tị nạn là một trong những khoảng thời gian đáng nhớ nhất suốt cuộc đời của họ. Sau khi trải qua các thử thách khó khăn tại đệ tam quốc gia, có nhiều người c̣n khẳng định giai đoạn chuyển tiếp đó là một trong các khoảng 'thời gian lắng đọng' tương đối dễ chịu. (42)
------------------------------------
Chú thích:
34 Trại tị nạn của Singapore trên đường Hawkins có lẽ là trại tốt nhất nhưng chỉ có đồng bào tị nạn nào đă được chấp nhận định cư mới có thể xin vào trại. Vào năm 1979, Hồng Kông cho thuyền nhân tự do đi làm để kiếm sống; nhưng chương tŕnh này chấm dứt khi Hồng Kông đưa ra chính sách trại cấm để cầm tù tất cả đồng bào mới đến vào tháng 7-1982.
35 Trước tháng 6-1976, thuyền nhân được đưa vào trại Sikhiu ở Nakhon Ratchasima. Vào tháng 6-1976, hai trại tị nạn mới được Bangkok thành lập ở Songkhla (cho các thuyền nhân cập bờ phía Nam Thái Lan) và Laem Sing (cho các thuyền nhân đến bờ biển phía đông). Trại Laem Sing (hay Lâm Sỉnh) và nhiều trại tị nạn khác ở Aranyaprathet, Buriram, Fak Tha, Kap Cherng cũng như Mairut đă bị đóng cửa vào cuối năm 1981.
36 Hồng Kông đă chi $14 triệu Mỹ kim cho chương tŕnh tị nạn trong năm 1979. Vào ngày 16-8-1979, Cao Ủy giảm tiền ăn của thuyền nhân ở Hồng Kông xuống c̣n HK$4 mỗi ngày.
37 Nhiều hơn cả lợi tức trung b́nh của dân địa phương.
38 Vào ǵai đoạn cao điểm khi thuyền nhân ồ ạt đổ lên Bidong, người ta đă chuyển tay nhau các căn cḥi nhỏ hẹp này với giá vài trăm Mỹ kim mặc dầu nội quy của trại ngăn cấm chuyện mua bán này. Trong các năm sau này, các dăy nhà dài có tên là 'long houses' đă được dựng lên để cung cấp chỗ ở tạm thời cho đồng bào tị nạn.
39 Vào mùa khô, cung lượng nước ngọt hàng ngày cho mỗi đầu người bị giảm xuống c̣n 2 lít.
40 Vào Tết Dương Lịch năm 1981, Pulau Bidong đă chào đón em bé ra đời thứ 1.000 trong trại. Lúc đó trại đă có 7 trường dạy ngoại ngữ với 145 lớp học cho người lớn và trẻ em.
41 Người viết là một cậu bé trong nhóm dân tị nạn rượt theo bọn du đảng Thái để cứu cô gái trong đêm đó.
42 Trại tị nạn Việt Nam cuối cùng là the Pillar Point Vietnamese Refugee Centre ở Hồng Kông đă đóng cửa vào tháng 5-2000. Khoảng 1.400 người ở đây không được đi định cư bởi v́ trở ngại tư cách pháp nhân (bị nghi là công dân Trung cộng giả làm thuyền nhân Việt Nam) và do các hành vi phạm pháp trong quá khứ. Đa số các người này đă được chính quyền Hồng Kông cấp quyền thường trú.
Bookmarks