PHẦN III
CHÍNH SÁCH CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM
ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI
Phạm Hữu Trác
Trung tâm William Joiner và chính sách cầu nối của cộng sản
Tiếp theo
Sinh hoạt chính trị Hoa kỳ thật đa dạng từ cực hữu sang cực tả, lúc nào cũng có những lập trường quan điểm trái ngược nhau, xen vào giữa là những thái độ thực tiễn bảo vệ quyền lợi quốc gia của đảng đang cầm quyền. Cho nên chẳng lạ ǵ những hiện tượng dọn đường thay đổi chính sách như chính sách thể thao pingpong đi trước cuộc tái lập bang giao Mỹ và Trung quốc giữa cựu Tổng thống Nixon và Mao trạch Đông.
Đối với Việt Nam, ngay từ trước khi băi bỏ cấm vận và tái lập bang giao Mỹ-Việt, đă có những phái đoàn cựu chiến binh sang Việt Nam, những tổ chức tuy mang danh phi chính phủ, nhưng nhiệm vụ thăm ḍ trung gian khá rơ rệt, như tổ chức Reconciliation Indochina tại Nữu Ước, thực hiện các buổi thăm viếng, thuyết tŕnh qua lại hai bên, đưa một số cựu sĩ quan Mỹ đă nhẩy dù xuống Cao Bằng hồi 1944-1945 sang thăm lại hang Pắc Bó.
William Joiner Center (WJC) thuộc đại học Massachussetts Boston, mang tên một cựu chiến binh Mỹ, thành lập từ năm 1992, cũng do một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1868-1969) làm giám đốc, đó là tiến sĩ Kevin J. Bowen. Trung tâm này tuy mang danh là một trung tâm nghiên cứu về hậu quả xă hội của chiến tranh, nhuưg hoạt động rơ ràng thiên vị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, mà quên hẳn hậu quả thảm khốc của chính sách trả thù trá h́nh bằng các trại tù cải tạo, là hàng trăm ngàn người chết trên biển cả, là cuộc tỵ nạn đau thương nhất trong lịch sử dân Việt mà kẻ sống sót hiện có mặt hàng triệu người trên đất Mỹ. WJC đă có những qua lại thường xuyên với quốc nội, tổ chức các cuộc thăm viếng, trao đổi văn hóa, dịch sách của cán bộ văn hóa cộng sản sang Anh văn, tham gia các lớp dạy hàng năm tại Huế, mở lớp dạy về chiến tranh Việt Nam cho giáo chức người Mỹ mà họ quan niệm chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ [the Vietnam-American War], họ cho Hồ chí Minh là người có tinh thần quốc gia, và miền Nam chỉ là kế thừa của thực dân.
Có lẽ cũng như chính sách bang giao qua thể thao Mỹ-Hoa mấy chục năm về trước, ông Kevin Bowen viết quyển “Playing Basketball with the Viet Cong”, bắt chước chính sách pingpong chăng, dọn đường cho chính sách Mỹ tại Việt Nam. Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam khôn ngoan đă biết lợi dụng “chiếc cầu nối trí thức” này trong việc trao đổi văn học. Đúng như nhận xét của nhà văn Trần Đăng Khoa:
“Có thể nói Williams Joiner Centers là một nhịp cầu quan trọng để văn học Việt Nam đổ bộ vào đất Mỹ [13].”
Một mặt hội Nhà văn Cộng Sản Việt Nam ưu ái đón tiếp nhân viên của WJC sang Việt Nam, mặt khác qua cầu nối này, chế độ Cộng Sản tại Việt Nam đưa hàng loạt các nhà văn sang Mỹ như Lê Lựu, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Duy, Thu Bồn, Tô Nhuận Vỹ, Bảo Ninh, Ma văn Kháng, Trần Đăng Khoa v.v... Các nhà thơ Ư Nhi, Nguyễn Khoa Điềm, một nhân vật cao cấp phụ trách tư tưởng văn hóa của đảng cộng sản, Lâm Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật đă được WJC giới thiệu, dịch thơ sang Anh ngữ.
Tác phong của những nhà văn “đổ bộ” này ra sao? Xin đọc nhận xét của nhà thơ Xuân Sách, nguyên Chủ tịch hội Văn Nghệ Vũng Tầu-Côn Đảo, trong tập Chân Dung Nhà Văn, do Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội ấn hành vào năm 1992, nhưng bị thu hồi:
Khi tôi đă t́m h́ểu được những ứng xử, những tính cách của các nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ, tôi cứ băn khoăn tự hỏi : “Sao thế nhỉ? Với bề dầy tác phẩm như thế, với vị trí trong xă hội như thế, trong ḷng người đọc như thế, sao họ c̣n ham muốn những thứ phù phiếm đến thế ... một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài... Mà đă ham muốn th́ phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hăi[14]”
Mà chuyến đi như thế nào? Trần Đăng Khoa viết:
“Vui. Một cuộc du hí vui vẻ...Bây giờ th́ tôi hiểu thế nào là hội thảo quốc tế rồi, Nó tương tự như ta đi hát karaokê[15] ”
Đến năm 2000, qua chiếc cầu nối WJC, hai cán bộ văn học Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi “đổ bộ” vào đất Mỹ trong ư định vẽ lại diện mạo những nạn nhân của chế độ Cộng sản; những người đă gạt nước mắt xuống thuyền ra đi lập lại cuộc đời mới. Nhưng khi chương tŕnh nghiên cứu của WJC với tiêu đề (Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora (WJC dịch là (Tái) xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài) bắt đầu thực hiện, th́ sự phản đối ồ ạt đă lan rộng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn, nhờ có sự báo động của ông Nguyễn Hữu Luyện. Có nhiều lư do chính đáng của sự phản đối tập thể chương tŕnh nghiên cứu này:
Thứ nhất với một chủ đề ngạo mạn, WJC đă xúc phạm đến danh dự cộng đồng người Việt tỵ nạn. Tại sao phải tái tạo? Ai có quyền tái tạo diên mạo của của một tập thể?
Phương cách “tái tạo” của WJC phiến diện và thiên lệch, chắc chắn đưa tới một kết quả sai lạc. Thực ra những điều kiện bên trong và bên ngoài của một chuyển biến xă hội tùy thuộc nhiều yếu tố mà một chương tŕnh nghiêm túc không thể bỏ qua.
Hơn nữa các đề tài văn học trao cho các nghiên cứu viên và cách thức thực hiện chương tŕnh lại lạc hướng và thiếu sót, nếu đối chiếu với kế hoạch thực hiện nguyên khởi do đaị học Massachussetts Boston và cơ sở Rockefeller đă hoạch định (Rockefeller Foundation Humanities Fellowship -- Umass-Boston Program Plan).
Cao điểm nhất là sự hiện diện của hai cán bộ văn hóa Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi của cộng sản trong nước, được tuyển làm việc ngay từ năm đầu của chương tŕnh, th́ sự phản đối của người Việt tỵ nạn đă lên tới tột độ. Đương nhiên đây là một âm mưu có hậu ư mà rất nhiều bài tham luận nghiêm túc đă chứng minh. Tưởng cũng nên đọc “Trở lại nước Mỹ” của Lê Lựu để rơ hội Nhà văn đă chuẩn bị thế nào mỗi khi cho một nhà văn xuất ngoại.
Vụ kiện WJC chỉ nhắm vào một mặt pháp lư để bảo vệ danh dự tỵ nạn, tuy chưa kết thúc, nhưng nếu theo dơi diễn tiến chương tŕnh (Re)Constructing, từ khởi sự đến kết quả thực hiện, đọc qua những luận văn gọi là “nghiên cứu” này, th́ rơ ràng là chương tŕnh nghiên cứu của WJC thất bại, đă đẻ ra một con chuột bệnh hoạn. Giới trí thức khoa học nhân bản quốc tế sẽ chẳng bao giờ coi chương tŕnh này như một tài liệu nghiên cứu có giá trị.
* *
Chính sách của Cộng sản Việt Nam đối với người Việt hải ngoại là một kế hoạch toàn diện, nhằm khai thác và đánh phá cộng đồng trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, thông tin văn hóa, khoa học kỹ thuật... Bài viết hôm nay chỉ mong được tŕnh bày về một mặt: công việc móc nối văn học, thông tin mà chế độ Cộng Sản tại Việt Nam hằng khôn khéo vận dụng người làm văn học trong nước lẫn ngoài nước, kể cả những người ngoại quốc là một chính sách lũng đoạn, phản văn hóa.
Phạm Hữu Trác
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
[1] Nguyễn Ngọc Hà “ Về Người Việt Nam Định Cư ở Nước Ngoài” Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1990 Trang 45
[2] Sách đă dẫn trên, trang 19
[3] Sách đă dẫn trên, trang 46
[4] Nghị Quyết số 36/NQ-TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính Trị - Đảng Cộng Sản Việt Nam
[5] Trần Trọng Đăng Đàn “NgườiViệt Nam ở Nước Ngoài” Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 1997,
trang 186
[6] Nghị Quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính Trị Dảng Cộng Sản Việt Nam ngày 9-11-1993
[7] Nguyễn Ngọc Hà “ Về Người Việt Nam Định Cư ở Nước Ngoài” Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1990 trang 91
[8] Sách đă dẫn trên, trang 92
[9] Trần Trọng Đăng Đàn “NgườiViệt Nam ở Nước Ngoài” Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 1997,
trang 292
[10] Nguyễn Ngọc Hà “ Về Người Việt Nam Định Cư ở Nước Ngoài” Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1990 trang 94 - 95
[11] Trần Trọng Đăng Đàn “NgườiViệt Nam ở Nước Ngoài” Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 1997,
trang 236
[12] Nguyễn Ngọc Hà “ Về Người Việt Nam Định Cư ở Nước Ngoài” Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1990 trang 82
[13] Trần Đăng Khoa “Chân Dung và Đối Thoại” Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1999, trang 300
[14] Xuân Sách “Nhận định Chân Dung Nhà Văn” Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2000, trang 217
[15] Trần Đăng Khoa “Chân Dung và Đối Thoại” Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1999, trang 300
* *
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Bibliography)
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương tại đại hội VI (1986).
Quyết định số 170/QĐ-ttg ngày 19-8-1999: Khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.
Chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Quyết định của Thủ tướng số 210/1999 QĐ-TTg (ngày 27-10-1999)
Chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Quyết định của Thủ tướng số 114/2001/QĐ-TTg (ngày 31-7-2001)
Thông tư liên tịch 103/2001 TTLT về trợ giá ấn phẩm văn hóa, máy bay các đoàn văn nghệ biểu diễn ở nước ngoài (24-12-2001)
Quyết định của Thủ tướng về việc khuyến khích người Việt ở nước ngoài chuyển tiền về nước (ngày 17-6-2002)
Quyết định thành lập qũy hỗ trợ số 990/QĐ-TTg ngày 30-10-2002.
Quy chế tổ chức và hoạt động qũy hỗ trợ (27-3-2003)
Quy chế quản lư tài chính qũy hỗ trợ (21-4-2003)
Hỗ trợ việc dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 22-3-2004
Chương tŕnh hành động của chính phủ về công tác đối với người Việt nam ở nước ngoài (23-6-2004)
Quy chế biểu diễn nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thông tin (2-7-2004)
Chương tŕnh Bộ Ngoại Giao về người Việt Nam ở nước ngoài (ngày 01-9-2004)
Ủy ban về người VN ở nước ngoài thành lập 23-11-1959 nhận huy chương lao động hạng nhất ngày 16-11-2004.
http://nguoiviethaingoai.org/4_8.html
Bookmarks