TP San Jose-
Theo tin tức vừa nhận được từ ban tổ chức "Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Xuân Nhâm Th́n & Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Trần Văn Hương", sinh hoạt cộng đồng người Việt sẽ có buổi Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Th́n và Lễ Tưởng Niệm Cố Thổng Thống Trần văn Hương lúc 9 giờ sáng ngày Chủ Nhật 29 tháng 1 năm 2012 (nhằm ngày mùng 7 Tết Âm Lịch), địa điểm tại Trung Tâm Văn Hoá Việt-Mỹ
2290 Tully Rd, San Jose Ca 95122 (Đối diện Macy's trong khu Eastridge Mall).
Nhân dịp này chúng ta hãy cùng nhau đọc lại bài diễn văn lịch sử cuối cùng của Cố TT Trần Văn Hương.




LỜI NÓI ĐẦU: Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Quốc Hội Việt Nam Cộng Ḥa họp để bàn về việc Tổng thống Trần Văn Hương sẽ bàn giao chức vụ cho Đại tướng Dương Văn Minh để thương thuyết với phe cộng sản, t́m một giải pháp ḥa b́nh cho Việt Nam. Cụ Hương đă tiếp xúc với Đại tướng Dương Văn Minh để mời ông Minh đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Nhưng tướng Minh không chịu và đ̣i cụ Hương phải nhường cho ông Minh chức tổng thống . Đại tướng Minh nói với cụ Hương “Thầy đă hy sinh đến mức này, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa là thầy trao trọn quyền cho tôi.”


Diễn văn của Tổng Thống Trần Văn Hương đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội VNCH

Ngày 26 Tháng 4 năm 197̀5



Thưa Chủ tịch Quốc Hội,
Thưa Chủ tịch Hạ Viện,
Thưa quư vị Nghị sĩ,
Thưa quư vị Dân biểu,

Tôi nhiệm chức hôm nay đă được năm ngày. Nói rằng ở đây để đọc một cái thông điệp, tôi không có cái táo bạo như vậy, bởi v́ t́nh thế nghiêm trọng của đất nước. Vả lại như quư vị đă biết, tôi không quen nói những lời văn hoa mà không có ư nghĩa, cho nên tôi xin thưa trước quư vị đây không phải là một thông điệp. Đây chẳng qua là lời thành khẩn, thật t́nh của một người v́ nước, đến tŕnh bày mọi việc để quư vị rơ và quyết đoán.

Thưa quư vị, t́nh trạng đất nước khó khăn như thế nào, có lẽ quư vị đă biết rơ rồi. Tổng thống trao quyền lại cho tôi chẳng những là khó khăn, mà c̣n rất là bi đát. Bởi v́ như quư vị đă biết, trong bốn vùng của chúng ta, hiện giờ chúng ta đă mất hơn hai vùng rồi, c̣n lại vùng III và vùng IV th́ đă sứt mẻ, và sứt mẻ này có thể một ngày một lan rộng, và t́nh trạng khốn khổ, đau thương chẳng những là của toàn xứ mà của cả Sài G̣n và Chợ Lớn này trong những ngày gần đây.

Kính thưa quư vị,

Hiện giờ bên cạnh chúng ta là thành Nam Vang vừa rồi đây quư vị đă thấy. Cảnh Sài G̣n, Chợ Lớn nếu không khéo dàn xếp thế nào th́ e rồi đây Sài G̣n sẽ thành một núi xương, một sông máu. Điều mà những người có ḷng yêu nước không thể không nghĩ đến được, không thể chấp nhận được. Riêng tôi đây, tôi cũng không chấp nhận được. Bởi vậy cho nên, những vấn đề nói rằng chúng ta phải tiếp tục tranh đấu, vấn đề chúng ta đành phải nhận, phải làm, bất kỳ với giá nào cũng phải làm, những cái đó không thể giải quyết như vậy được.

Bởi v́ vậy, khi tôi chấp nhận nhiệm vụ nối tiếp chánh quyền trước kia, th́ tôi đă đưa ư rằng vấn đề phải giải quyết bằng một giải pháp chính trị, nghĩa là phải chấp nhận thương thuyết. Và đây, tôi xin công khai rằng chánh phủ của tôi và chánh phủ nào sẽ thành lập theo ư của tôi. lẽ cố nhiên là với sự chấp thuận của Quốc Hội. Chánh phủ đó sẽ đứng ra thương thuyết.

Thưa quư vị,

Đă nói cái chữ thương thuyết, không phải thương thuyết là đầu hàng. Nếu thương thuyết là đầu hàng th́ c̣n thương thuyết ǵ nữa! Thà là chết cho đến cùng chứ sao lại gọi là thương thuyết được! Bởi vậy cho nên đă đặt là thương thuyết, tất nhiên cũng phải chấp nhận những điều kiện ǵ đau đớn. Nhưng những điều kiện đó không phải là đến lúc phải hoàn toàn chúng ta đầu hàng. Nếu phải đầu hàng, th́ chúng ta đây, quư vị và tôi, sẽ trao lại cho quân nhân, chứ không phải là chúng tôi quyết định chuyện đó.

Với ư nghĩa đó, nghĩa là ư nghĩ thương thuyết, tôi đă ra công ḍ xét t́m bên này, t́m bên nọ, hỏi thăm ḍ ư kiến mọi nơi. Tới bữa nay cũng nói với quư vị là tôi có dịp đă gặp được Đại tướng Dương Văn Minh, bởi v́ theo lời một số người, th́ Đại tướng Dương Văn Minh có đủ điều kiện làm việc này.

Trong các cuộc gặp gỡ, trong một tư thất của một người bạn chung – bởi v́ họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự ḿnh tới nhà Đại tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đă cùng nhau đến nhà một người bạn chung – Sau khi nói chuyện, tôi nói rằng: “Theo dư luận, một số người nói rằng Anh – xin lỗi, bởi v́ giữa Đại tướng với tôi cũng c̣n cái thâm t́nh nhiều – người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy th́ xin Anh v́ nước nhà, mọi tỵ hiềm qua, mọi chuyện không tốt đẹp đă xảy ra, xin Anh vui ḷng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế Thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phía bên kia.” Đại tướng, lẽ cố nhiên đối với tôi lúc nào cũng giữ thái độ chẳng những là người bạn thân mà giữ cả thái độ, xin lỗi, như thể một người học tṛ của tôi vậy, mặc dù Đại tướng không phải là học tṛ của tôi, Đại tướng nói: “Thầy đă hy sinh đến mức này, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa mà thầy trao trọn quyền cho tôi.” Nghĩa là trao cái quyền tổng thống cho Đại tướng.

Thưa quư vị,

Nước Việt Nam của chúng ta mặc dầu mất rất nhiều rồi, nhưng cái gọi là pháp lư, căn bản pháp lư vẫn c̣n. Quốc Hội vẫn c̣n đây, Hiến Pháp vẫn c̣n đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt được Quốc Hội và qua mặt được Hiến Pháp… (vỗ tay). Vả lại cái quyền hiện giờ gọi là ở trong tay tôi, là một cái quyền cũng do nơi Hiến Pháp mà ra. Đây không phải là một cái khăn mouchoir, đây không phải là một tờ giấy bạc từ ở trong tay tôi, tôi móc ra đưa cho Đại tướng, “Đây, cái quyền đây này.” Tôi không thể làm như vậy được. Bởi vậy cho nên tôi nói vấn đề này tôi không thể giải quyết được. Nếu có muốn giải quyết chăng nữa, rồi đây tôi phải tŕnh lại với Quốc Hội để Quốc hội quyết định coi thế nào.

Thưa quư vị,

Đại tướng cho rằng ḿnh có thể nói chuyện với bên kia. Đại tướng nói rằng bên kia đă chấp nhận nói chuyện với Đại tướng. Cái chuyện này tôi xin phép không phải là tôi ngờ, nhưng mà tôi, khi nào tôi nắm được bằng cớ chính rồi, chừng đó tôi mới tin được là như vậy. Nhưng theo tôi thiết nghĩ, Đại tướng trong cuộc thương thuyết này là lănh nhiệm vụ của một người do Quốc Hội chấp nhận đứng ra thương thuyết mà giao cho Đại tướng. Nếu mà Đại tướng tự nhiên đi nói chuyện với bên kia, xin lỗi, Đại tướng đến nói chuyện với danh nghĩa là ǵ? Đại tướng nói chuyện đại diện cho ai mà nói chuyện với bên kia? (vỗ tay)

Lại một điểm nữa, tôi nghĩ Đại tướng đă có cái ǵ mà cam đoan rằng những điều kiện Đại tướng sẽ thâu thập được đó là điều kiện, tôi không nói là hoàn toàn thuận lợi, mà là điều kiện ít đau khổ, ít nhục nhă cho nước Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta, nghĩa là của chung chúng ta. Ở đây có cái ǵ bảo đảm chuyện đó hay không?

Một điểm nữa… hai chính phủ thương thuyết với nhau, có thể nào chính phủ này kêu chính phủ kia: “Nói anh phải chỉ định người này, người này nè, ra thương thuyết tôi mới chấp nhận, bằng không phải như vậy, tôi không chấp nhận.” Có thể nào có được như vậy không? (vỗ tay)

Bởi vậy, đây cái chuyện, xin lỗi, đă thật là khó hiểu nổi. Lấy cái lư trí của con người, dẫu mà sơ đẳng thế nào, cũng không thể hiểu được.

Hôm nay đến trước mặt Quốc Hội, tôi tŕnh bày vấn đề, th́ như đă nói khi năy, đây là một điểm mà Quốc Hội toàn quyền quyết định. Nếu nghĩ rằng tôi phải giao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh, tôi xin phép vâng lời Quốc Hội, tôi sẽ giao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh. C̣n như nếu quư vị tính cái chuyện khác, đó là toàn quyền của quư vị, tôi không chen vào đó.

Một điểm sau, nhiều khi người ta nghĩ rằng tôi bị áp lực, áp lực chỗ này áp lực chỗ nọ, th́ thưa quư vị, đây không phải là tự ḿnh vẽ bùa để cho ḿnh đeo, tôi b́nh sanh tới thuở giờ, không chấp nhận một áp lực của ai hết, mặc dù là áp lực của người gọi là bạn của ḿnh hay là người tưởng là có quyền cho ḿnh cái lịnh đó. Xin lỗi quư vị, tôi không có cái điểm đó. Vả lại đây là việc nước chung, việc nước chung nếu may ra trong cuộc thương thuyết này chúng tôi được những điều kiện nó c̣n phần nào, v́ nó là vấn đề nhân đạo, hai là vấn đề lương tâm, ba là vấn đề thể diện. Chúng ta c̣n có thể chấp nhận được, th́ thưa với quư vị, chừng đó dầu thế nào cái quyền quyết định là quyền của Quốc Hội, không phải quyền của tôi. Đây tôi xin xác nhận lại một lần nữa.

Bởi vậy cho nên khi tôi xin với quư vị, lát nữa đây những việc cho tôi trọn quyền chỉ định người đi thương thuyết này trong căn bản mà tôi mới vừa nói tới. Nếu được, tôi sẽ tŕnh lại với Quốc Hội coi chấp nhận hay là không chấp nhận. C̣n như quư vị nghĩ rằng không chấp nhận, bởi v́ đây là một điều kiện khắt khe, một điều kiện của người thắng trận viết cho người bại trận, th́ chúng ta không c̣n nước ǵ khác hơn là lúc đó chúng ta cứ việc chết tới cùng, không c̣n biết làm sao hơn được (vỗ tay) … th́ chừng đó dầu cái thành Sài G̣n này sẽ biến thành một biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam v́ thể diện của ḿnh, không thể nào từ chối được, trừ một số người không đáng ǵ (vỗ tay) nói là không thể nào chấp nhận được chuyện đó.

Thôi tôi không dám nói dài làm mất thời giờ của quư vị. Tôi chỉ nhắc lại một điểm, là xin quư vị quyết định. Nếu tôi phải trao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh, tôi xin sẵn sàng vâng lời quư vị, tôi sẽ trao lại cho Đại tướng Dương Văn Minh. Như thế quư vị chấp nhận rằng tôi có thể chỉ định một chính phủ nào gọi là chính phủ để đứng ra thương thuyết trong căn bản văn hối ḥa b́nh, trong tinh thần hiệp định Paris, để cho hai nước, cái chuyện v́ lẽ cố nhiên một chuyện chúng ta đă mất rồi, theo những chuyện chúng ta đă biết trong hai ngày…


Nguồn
1- Viện Bảo Tàng Việt Nam, San Jose (Viết Từ Băng Ghi Âm)
2-Theo bài viết của GS Nguyễn Ngọc An, nguyên Tổng Trưởng Thông Tin Chiêu Hồi trong nội các Trần Văn Hương đă ghi âm lại và đă đăng trong Đặc San Pétrus Kư miền Nam Calfornia (1996).
Ghi chú: Sau bài diễn văn của Tổng thống Trần Văn Hương, Quốc Hội đă thảo luận và biểu quyết với đa số đồng ư giao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh. Hai ngày sau, lúc 17 giờ ngày 28 tháng 4-1975 lễ bàn giao đă diễn ra tại Dinh Độc Lập.

http://ongvove.wordpress.com/2010/04...1ng-26-4-1975/