Page 4 of 33 FirstFirst 1234567814 ... LastLast
Results 31 to 40 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TRẬN MẬU THÂN

    TRẬN MẬU THÂN
    TưỚng Vơ Nguyên Giáp và tiẾn tŕnh bí Ẩn cỦa kẾ hoẠch tẤn công TẾt MẬu Thân (1968)

    Trong ṿng hơn một năm, trọn vẹn năm 1966 và tới nửa đầu năm 1967, Nguyễn Chí Thanh và Vơ Nguyên Giáp tiến hành một “cuộc chiến lời lẽ” trên các tờ báo và tạp chí lư luận cộng sản về tương quan đúng đắn giữa “những trận đánh lớn” và chiến tranh du kích. Rất nhiều điều đă được viết ra về những lư lẽ ấy, và ở đây cũng sẽ không có ǵ nhiều để thêm vào.[28] Tôi tin rằng việc những lư lẽ hết sức công khai đó nghiêm túc đến mức độ nào xứng đáng là chủ đề của một tranh luận. Trong Bộ Chính trị của Việt Nam thời chiến, cũng như trong phần lớn các tổ chức độc tài, lư lẽ càng nghiêm túc th́ nó càng được giữ bí mật hơn – Bộ Chính trị không thích vạch áo cho người xem lưng.

    Dẫu cho tầm quan trọng thực thụ của cuộc đối đầu tay đôi của các bài báo Nguyễn Chí Thanh-Vơ Nguyên Giáp có là như thế nào, th́ Nghị quyết 13 cũng rất rơ ràng về việc lănh đạo đảng đă quyết định áp dụng một chiến lược hỗn hợp quân sự-chính trị-ngoại giao hướng tới đạt được một thỏa thuận qua đàm phán với các điều khoản thuận lợi cho người cộng sản nhưng điều này không gây ra một thất bại rơ ràng và làm người Mỹ bị nhục nhă. Quyết định này có nghĩa là lư lẽ “những cuộc chiến lớn” đă chiến thắng, bởi chiến lược mới đ̣i hỏi một thành công quân sự nhanh chóng và có tầm vóc lớn theo một cách nào đó nhằm mang lại cho các nhà ngoại giao phe cộng sản lợi thế mà họ cần để đàm phán một giải pháp chấp nhận được.

    Quyết định của đảng có thể dự đoán theo hai nhận định sau đây: (1) Các đánh giá về mặt chính trị trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968 có thể khiến cho người Mỹ hướng theo một thỏa thuận như vậy, và (2) nếu người cộng sản không nhanh chóng có động thái, người Mỹ có thể tự có quyết định trước trong việc sử dụng một dạng hành động quân sự lớn nào đó (chẳng hạn tấn công ồ ạt miền Bắc Việt Nam hoặc tấn công sang Lào để cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh) nhằm phá vỡ thế bế tắc và kết thúc chiến tranh với lợi thế thuộc về Mỹ trước kỳ bầu cử.

    Tháng Tư năm 1967, lănh đạo cấp cao của Bộ Tổng Tham mưu gặp nhau để thảo luận về các đường hướng cho một kế hoạch nhằm giành một “thắng lợi quyết định” trong chiến dịch “đông-xuân” 1967-1968. Các lănh đạo nhấn mạnh mối đe dọa, cho rằng các lực lượng cộng sản phải thọc sâu thật nhanh, trong khi Mỹ vẫn đang xem xét việc thay đổi chiến lược. (Chính vào lúc này tướng William Westmoreland vừa mới gửi một yêu cầu tới Washington đ̣i tăng thêm hai trăm ngh́n quân, các lực lượng có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công trên bộ vào Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa hoặc Lào).[29] Lănh đạo Bộ Tổng Tham mưu miêu tả t́nh thế như sau: “Nếu mùa hè 1967 ta không tạo được chuyển biến để giành thắng lợi th́ cả hai miền Nam-Bắc sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 1968.”[30]

    Các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch là trong khi làm dự thảo kế hoạch, họ cần tính đến các “yếu tố chính trị” – cuộc bầu cử tổng thống tại Việt Nam Cộng ḥa vào tháng Chín năm 1967 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng Mười một năm 1968. Ban lănh đạo đặt ra các mục tiêu cần đạt được nhằm giành thắng lợi mong muốn: (1) “tiêu diệt” 150.000 lính Mỹ, bao gồm cả việc tiêu diệt ba trên năm lữ đoàn Mỹ, (2) “tiêu diệt” 300.000 quân Việt Nam Cộng ḥa, bao gồm cả việc tiêu diệt từ sáu đến bảy sư đoàn, (3) “giải phóng” từ 5 đến 8 triệu người dân miền Nam và (4) “giải phóng” các thành phố Đông Hà và Quảng Trị, tiêu diệt các căn cứ địch tại Ban Mê Thuột và Kon Tum, và tiến hành các đợt tấn công vào Huế, Sài G̣n, cũng như thủ phủ của nhiều tỉnh.[31]

    Tiểu ban của Bộ Chính trị chuyên trách chiến tranh tại miền Nam gặp nhau nhiều lần trong khoảng thời gian từ cuối tháng Tư tới tháng Sáu năm 1967 nhằm xem xét kế hoạch do Bộ Tổng Tham mưu vạch ra. Ngay cả Tổng Tham mưu trưởng, tướng Văn Tiến Dũng, cũng không hài ḷng với kế hoạch. Nhiều năm sau Văn Tiến Dũng sẽ nhớ lại:

    “Kế hoạch đă được tŕnh lên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, nhưng càng nghĩ về nó, chúng tôi càng cảm thấy bất an. Kế hoạch giống như kế hoạch của chúng ta cho chiến dịch đông-xuân trước đó, khác biệt duy nhất là các mục đích cao hơn. Các mục tiêu và các chiến thuật, phương pháp đánh trận, đều vẫn giống như những ǵ chúng ta đă thực hiện năm trước đó, nhưng thực tế mặt trận cho thấy chúng ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu ấy.”[32]

    Theo một bộ sách của Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham mưu, khi những mối quan ngại được tŕnh bày về các khiếm khuyết của kế hoạch, tướng Nguyễn Chí Thanh, người ở Hà Nội từ đầu năm 1967, chỉ trả lời rất đơn giản bằng cách yêu cầu Cục Tác chiến tiếp tục nghiên cứu các ư đồ chiến lược với mục đích sao cho các lực lượng cộng sản có thể được đưa tới điểm nơi có thể hoàn thành các mục tiêu đă định.[33]

    Vấn đề có vẻ như là không thể giải quyết. Một cuốn sách của bên cộng sản Việt Nam cho biết vào thời điểm kết luận của cuộc họp Bộ Chính trị tháng Sáu năm 1967 nhằm xem xét kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu cho cuộc tấn công 1968, “Bộ Chính trị không thể h́nh dung được là một thắng lợi mang tính quyết định có thể đạt được trong năm 1968 thông qua các trận đánh quy mô lớn… Sau hai năm trực tiếp chiến đấu chống lại quân đội Mỹ… Việt Nam nhận ra rằng việc tiêu diệt hoàn toàn một đơn vị cấp đại đội hoặc tiểu đoàn… là rất khó.”[34] Trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, Lê Duẩn nhấn mạnh mối nguy của hành động quân sự mang tính quyết định có thể có từ phía Mỹ nếu không t́m ra được một giải pháp cho vấn đề giành được một thắng lợi quân sự mạnh mẽ nhanh chóng. Lê Duẩn nói, “Mỹ không c̣n con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam.”[35]



    Một cái chết và một cuộc soán đổi

    Vào buổi sáng sớm ngày 6 tháng Bảy năm 1967, tiếp theo một ngày dành riêng cho tiệc tùng thuộc một loạt bữa tiệc tạm biệt trước khi ông lên đường quay về mặt trận miền Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh lên cơn nhồi máu tại nhà ḿnh ở Hà Nội. Ông được đưa ngay vào Bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện tốt nhất trên toàn miền Bắc, nhưng vào lúc chín giờ sáng, trái tim ông đă ngừng đập và ông được tuyên bố là đă qua đời.[36]

    Cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh đặt chính sách cộng sản Việt Nam tại miền Nam vào một sự lúng túng to lớn. Không chỉ đảng phải gánh lên vai ḿnh một kế hoạch có vẻ như không hứa hẹn nhiều triển vọng thành công, mà giờ đây vị lănh đạo lên kế hoạch ấy đă chết. Ngày hôm sau hai sĩ quan cộng sản cao cấp, tướng Chu Huy Mân và thượng tướng Nguyễn Văn Vịnh, được cử vào Nam (qua đường Trung Quốc và Cambodia) để truyền đạt cho bộ tư lệnh miền Nam những dự tính mới nhất của đảng về chiến dịch đông-xuân 1967-1968,[37] nhưng các truyền đạt của họ không thể nào bù đắp được khoảng trống do cái chết của Nguyễn Chí Thanh để lại. Cần phải chọn một nhà lănh đạo mới cho miền Nam, và gần như không thể tránh khỏi việc chỉnh sửa kế hoạch. Con đường đă rộng mở cho một con người đầy tham vọng đang hăng hái tiến về phía trước nhằm nắm lấy quyền chỉ huy – và con người đó đă sẵn sàng. Tên ông là Văn Tiến Dũng.

    Tướng Văn Tiến Dũng từng là thuộc cấp của tướng Vơ Nguyên Giáp trong ṿng một thập niên rưỡi. Văn Tiến Dũng từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam khi Vơ Nguyên Giáp là tư lệnh tối cao Các Lực lượng Vũ trang và bí thư Quân ủy Trung ương. Có khả năng là hai người không có nhiều điểm chung với nhau. Vơ Nguyên Giáp là người gốc miền Trung, xuất thân từ một gia đ́nh quan lại, từng học đại học và làm thầy giáo tại một trường trung học (một nghề được kính trọng tại Đông Dương thời thuộc Pháp). Tướng Văn Tiến Dũng sinh ra ngay tại ngoại thành Hà Nội, xuất thân từ giai cấp nông dân, chỉ học tới lớp sáu, và từng làm công nhân b́nh thường trong một xưởng dệt.[38] Tâm tính nóng nảy của Vơ Nguyên Giáp được cả bạn bè lẫn kẻ thù của ông biết rơ, nên làm việc cho ông trong một quăng thời gian dài đến vậy hẳn không luôn luôn là một việc dễ dàng. Mặc dù chúng ta không thể biết liệu hành động mà Văn Tiến Dũng thực hiện có phải là để chủ ư thay thế Vơ Nguyên Giáp và chuyển lên nắm giữ vị trí của người thủ trưởng hay không, hành động của Văn Tiến Dũng rơ ràng là bước đi đầu tiên trong việc đưa tiến tŕnh ấy vào thực tế.

    Trong một bài phỏng vấn với tờ báo Quân đội Nhân dân vào năm 2004, Văn Tiến Dũng miêu tả những ǵ xảy ra sau đó: “Càng nghĩ về t́nh h́nh, tôi lại càng tin rằng chúng ta phải có những mục đích mới, những mục tiêu mới, và những phương pháp tiến công mới. Chúng ta cần rà soát lại toàn bộ kế hoạch đông-xuân 1967-1968. Tôi xin được gặp đồng chí Lê Duẩn để thảo luận về vấn đề này.”[39] Nói một cách khác, Văn Tiến Dũng đă vượt cấp tướng Vơ Nguyên Giáp để gặp riêng kẻ thù lớn của thủ trưởng ḿnh, Lê Duẩn. Ư nghĩa của hành động này hẳn không lọt qua được mặt Lê Duẩn.

    Sau khi Văn Tiến Dũng tŕnh bày các mối lo ngại về tính chất không thích hợp của kế hoạch hiện có, Lê Duẩn trả lời bằng một đề nghị rất đáng kinh ngạc: Tại sao chúng ta lại không thể đẩy cuộc tấn công chiến lược của chúng ta tới giai đoạn cuối cùng, cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa?[40]

    Về thực chất, Lê Duẩn gợi ư rằng, v́ các lực lượng cộng sản ở miền Nam không có khả năng hoàn thành các mục tiêu tức thời được cho là cốt yếu trong việc tạo ra những điều kiện cho phép “các lực lượng cách mạng” tiến đến giai đoạn gần kết của cuộc chiến, cho nên các bước tức thời cần được bỏ qua. Trước đây ai cũng nhất trí về các điều kiện cần có trước khi một cuộc tổng khởi nghĩa được tiến hành – quân đội Việt Nam Cộng ḥa và bộ máy an ninh Việt Nam Cộng ḥa bị nghiền nát và các lực lượng Mỹ bị tê liệt và/hoặc vô hiệu hóa – bởi v́ nếu các điều kiện đó không được đảm bảo th́ quân đội Việt Nam Cộng ḥa và lực lượng Mỹ sẽ chỉ đơn giản là đàn áp “những người cách mạng” thường dân không có vũ trang đưa dân chúng xuống đường trong cuộc tổng khởi nghĩa. Giờ đây Lê Duẩn gợi ư rằng, khi thiếu vắng dù chỉ một lựa chọn khả dĩ nào khác về việc đạt được mục tiêu tức thời, những người cộng sản phải xem xét đến việc đánh liều mọi thứ vào một canh bạc. Văn Tiến Dũng đồng ư ngay với Lê Duẩn, và Lê Duẩn sai Văn Tiến Dũng điều hành Quân ủy Trung ương chuẩn bị một báo cáo theo hướng này để Bộ Chính trị xem xét.[41] Vơ Nguyên Giáp có thể vẫn là bí thư của Quân ủy Trung ương, nhưng mệnh lệnh trên thực tế đă trao quyền hạn cho Văn Tiến Dũng, v́ tướng Văn Tiến Dũng nhận lệnh trực tiếp từ đích thân Lê Duẩn.

    Tại sao Văn Tiến Dũng lại đồng ư với một gợi ư như thế? Với tư cách một quân nhân chuyên nghiệp, hẳn ông phải nhận ngay ra những nguy cơ tiềm tàng trong lời gợi ư của Lê Duẩn. Chắc chắn một trong các lư do nằm ở tham vọng cá nhân của chính Văn Tiến Dũng. Một lư do khác có thể là kế hoạch ban đầu đă đặt thẳng lên vai quân đội trách nhiệm tiên quyết về thắng lợi hay thất bại. Gợi ư của Lê Duẩn có nghĩa là giờ đây quân đội có thể chia sẻ trách nhiệm về thắng lợi hay thất bại với bộ phận chính trị và tuyên truyền của đảng, bộ phận có trách nhiệm thúc đẩy và lănh đạo cuộc tổng khởi nghĩa. Nếu kế hoạch ban đầu thất bại, Văn Tiến Dũng có thể mất chức Tổng Tham mưu trưởng, nhưng một liên minh với Lê Duẩn ở kế hoạch mới này có thể bảo vệ Văn Tiến Dũng và giúp ông thăng tiến trong sự nghiệp. Ngay cả khi kế hoạch này thất bại, th́ mọi người sẽ chỉ coi Lê Duẩn, chứ không phải Văn Tiến Dũng, như là kiến trúc sư của kế hoạch. Chắc chắn đây không phải lần đầu tiên một vị tướng nhắm mắt làm theo một kế hoạch đầy nguy cơ được đẩy sang cho ông từ các thượng cấp về chính trị, một kế hoạch lờ đi các hậu quả của những quyết định về quân sự. Chỉ cần nghĩ tới các thành viên của Bộ Tổng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ trong những giai đoạn khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam[42] hoặc của tướng Tommy Franks trong Chiến dịch Iraq Tự do là đủ.



    Một cuộc tranh luận dai dẳng và sự biến mất của Vơ Nguyên Giáp

    Ngày 18-19 tháng Bảy năm 1967, Bộ Chính trị gặp để xem xét kế hoạch mới về giành một thắng lợi mang tính quyết định. Kế hoạch mới mà Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng nhất trí với nhau vẫn chưa được đưa ra, nhưng ư tưởng chung về kế hoạch có vẻ như đă được tŕnh bày lần đầu tiên ở cuộc gặp này: một cuộc tấn công chính trị-quân sự một mất một c̣n hướng vào các thành phố trong khi các lực lượng lớn của cộng sản tập trung nỗ lực vào việc lừa quân địch xa khỏi các thành phố và ḱm chân đủ lâu để cho phép các cuộc tấn công thành phố thành công trong việc lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng ḥa. Các ghi chép của Văn Tiến Dũng tại cuộc gặp cho thấy lănh tụ đáng kính của Bắc Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đă nêu nhiều câu hỏi về tính khôn ngoan của kế hoạch. Các ghi chép của Văn Tiến Dũng cho biết Hồ Chí Minh đă nêu lên những điểm sau:

    1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, lạc quan, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan [phi thực tế] không?

    2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ư đánh lâu dài.

    3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm.

    4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ư đến việc giữ sức dân, nếu người và của kiệt, th́ quân nhiều cũng không đánh được.

    5. Phải chú ư mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích.

    6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục đánh được lâu dài [nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài].[43]

    Tài liệu đă công bố của cộng sản không cho biết phản ứng của tướng Vơ Nguyên Giáp trước kế hoạch, cũng như việc liệu vị tướng có mặt ở cuộc họp hay không. Từ thời điểm này trở đi không có tài liệu đă công bố nào cho thấy Vơ Nguyên Giáp hiện diện ở bất kỳ cuộc họp lên kế hoạch nào, và một sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam đă công nhận rằng

    “trong giai đoạn kế hoạch chiến lược đang thành h́nh, cũng như trong những ngày khởi đầu làn sóng đầu tiên của cuộc tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân, Tổng Tư lệnh Vơ Nguyên Giáp thường xuyên vắng mặt khỏi Bộ Tổng Hành dinh và không dự nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, hay các cuộc gặp chung của tiểu ban năm người trong Bộ Chính trị tổ chức với Quân ủy Trung ương.”[44]

    Tuy nhiên, các nguồn thông tin của Việt Nam nói tướng Vơ Nguyên Giáp phản đối nhiều chi tiết quan trọng trong kế hoạch ngay từ đầu bởi v́, ông nói, một cuộc tổng khởi nghĩa là không thể thực hiện trừ khi các lực lượng đối phương, quân đội Việt Nam Cộng ḥa và lực lượng Mỹ, đă bị làm cho tê liệt.[45]

    Mặc cho những phản đối của Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và nhiều người khác, tiến tŕnh lập kế hoạch vẫn được thực hiện với một nhịp điệu gấp gáp, với Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng ở vị trí chỉ huy, và đến cuối tháng Tám kế hoạch đă thành h́nh. Thành viên Bộ Chính trị Phạm Hùng, người đă được cử vào Nam hồi tháng Tám để thay chỗ Nguyễn Chí Thanh làm bí thư Trung ương Cục miền Nam và lănh đạo miền Nam, mang theo cùng với ḿnh bản dự thảo đầu tiên của kế hoạch mới “tấn công các đô thị”. Các nhà lănh đạo cao cấp từ tất cả các vùng miền Nam được gọi ra Bắc để được thông báo về ư tưởng mới trước khi quay trở về xây dựng kế hoạch riêng của ḿnh nhằm thực hiện ư tưởng trong sự bí mật tuyệt đối.[46]

    Kế hoạch mới đặc biệt tập trung vào việc tấn công các thành phố và gây nên một “cuộc tổng khởi nghĩa”, nhưng kế hoạch trước đó muốn các lực lượng chính chiến đấu “các trận đánh lớn” vẫn không hoàn toàn bị loại bỏ. Trên thực tế, có vẻ như là ở một số khía cạnh của cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa, nghĩa là những cuộc tấn công vào mọi đô thị và thủ phủ các tỉnh, chỉ đơn giản là dựa vào kế hoạch cũ, nhờ cậy tới lực lượng chính, những cuộc tấn công và những “trận đánh lớn” đối với một số đô thị được lựa chọn nhằm tạo cơ sở cho những cuộc nổi dậy trong tương lai. Yếu tố “trận đánh lớn” chủ yếu của kế hoạch mới giờ đây được tập trung vào Chiến trường B5, tức nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị, ngay phía Nam của Vùng Phi quân sự và giới tuyến Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và trải dài từ Khe Sanh trên biên giới với Lào sang tới vùng Đông Hà, bờ biển phía Đông. Bốn sư đoàn chính quy của Quân đội Nhân dân Việt Nam và các đơn vị hỗ trợ ở khu vực này chịu trách nhiệm “tiêu diệt khoảng từ hai mươi tới ba mươi ngh́n quân địch, tiêu diệt tổng cộng từ năm tới bảy tiểu đoàn lính Mỹ và từ hai tới ba trung đoàn quân ngụy, và dụ từ hai đến ba sư đoàn địch (ít nhất là hai trong số đó là lính Mỹ) ra khỏi các vùng khác nhằm tham chiến dọc theo Đường 9.”[47]

    Cuối tháng Mười, Bộ Chính trị họp trong năm ngày (từ 20 đến 24 tháng Mười) để xem xét và thông qua kế hoạch mới được tŕnh lên. Thật đáng ngạc nhiên, cả Lê Duẩn lẫn Vơ Nguyên Giáp đều không dự cuộc họp này, và Trường Chinh là người chủ tŕ hội nghị Bộ Chính trị đó. Một cuốn sách thời hậu chiến của Việt Nam cho biết cả Lê Duẩn lẫn Vơ Nguyên Giáp đều “ở nước ngoài” để điều trị sức khỏe.[48] Các “vấn đề sức khỏe” rất có thể chỉ là một cái cớ, và người ta có thể hữu lư khi cho rằng cuộc tranh căi giữa hai người đă trở nên gay gắt đến mức nhằm giữ được “ḥa khí” cả hai đều không được dự hội nghị.

    Quả thực, vào quăng thời gian Bộ Chính trị họp, Vơ Nguyên Giáp, nhận ra lư lẽ của ḿnh có khả năng bị thua, đă ở Hungary, nơi ông “nghỉ ngơi” và điều trị bệnh thận. Vị tướng cố t́nh tŕ hoăn việc trở về Việt Nam và măi đầu tháng Hai 1968 mới về tới Hà Nội, sau khi Cuộc Tấn công Tết đă bắt đầu.[49] Vơ Nguyên Giáp không công khai phản đối cuộc tấn công, nhưng ông đă để cho sự vắng mặt của ḿnh ngầm chỉ ra sự bất đồng đối với kế hoạch mới.

    Vào cuối cuộc hội nghị tháng Mười, Bộ Chính trị thông qua phần quân sự của kế hoạch chiến dịch đông-xuân 1967-1968. Tuy nhiên, Bộ Chính trị nhất quyết hoăn việc thông qua khía cạnh tổng khởi nghĩa của kế hoạch, cho rằng cần phải “nghiên cứu thêm”. Các thành viên của Bộ Chính trị nhận định rằng quyết định về phần cuộc tổng khởi nghĩa của kế hoạch cần được thực hiện sau này, sau khi đă tham khảo ư kiến “của các đồng chí lănh đạo khác”. Rơ ràng điều này muốn ám chỉ sự vắng mặt của Vơ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, và Hồ Chí Minh, người đang “hồi phục sức khỏe” tại Trung Quốc.[50] Nhưng tướng Vơ Nguyên Giáp sẽ không cố gắng biện hộ cho lư lẽ của ḿnh nữa, và “Bác Hồ”, người tỏ ra phản đối trong các thảo luận của Bộ Chính trị hồi tháng Bảy, đă không c̣n đủ sức lực hoặc uy quyền để lấn lướt Lê Duẩn được nữa.

    Sau thêm nhiều bàn luận và xem xét hăng hái về kế hoạch, Bộ Chính trị lại họp vào tháng Mười hai, thông qua kế hoạch dưới h́nh thức một nghị quyết sẽ được tŕnh lên Trung ương Đảng Cộng sản để được thông qua lần cuối cùng. Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về một thời gian rất ngắn để dự cuộc họp này nhưng sau đó lại ngay lập tức quay lại Trung Quốc để tiếp tục “điều trị”.[51]

    Vào tháng giêng, Trung ương họp để xem xét và thông qua nghị quyết của Bộ Chính trị cho phép tiến hành tổng công kích-tổng khởi nghĩa. Để giữ “bí mật”, thay v́ họp ở Hà Nội các đại biểu Trung ương được chuyển đi cách thành phố năm mươi km tới một huyện lỵ ở tỉnh Ḥa B́nh.[52] Lê Duẩn đọc diễn văn khai mạc phiên họp của Trung ương. Trong bài diễn văn Lê Duẩn cho biết “trong Bộ Chính trị cũng có đồng chí bận việc không đến được” và nói tướng Văn Tiến Dũng (chứ không phải Vơ Nguyên Giáp) sẽ thay mặt Quân ủy Trung ương báo cáo cho hội nghị.[53] Thành công của tướng Văn Tiến Dũng, ít nhất tạm thời, là hoàn toàn.

    Sau một số tranh luận, Trung ương thông qua kế hoạch, gọi tên là Nghị quyết hội nghị mười bốn Ban Chấp hành Trung ương. Theo một nguồn tin của Việt Nam, Hồ Chí Minh từ chối bỏ phiếu thông qua nghị quyết như một cách thể hiện những dè dặt của ông về tính chất khôn ngoan của kế hoạch.[54]

    Không chỉ có một chi tiết cuối cùng c̣n chưa được rơ ràng. Thật đáng ngạc nhiên, có lẽ là v́ những xung đột nội bộ gay gắt và các tranh căi đi liền với việc h́nh thành kế hoạch, ngày giờ chính xác của cuộc tấn công chưa được ấn định. Quyết định cuối cùng theo đó cuộc tấn công sẽ được tiến hành vào đêm 30-31 tháng Giêng, đêm Nguyên đán, măi 15 tháng Giêng mới được đưa ra, chỉ hai tuần trước khi khởi đầu cuộc tấn công.[55] Sự chậm trễ này gây ra bối rối đáng kể trong các tổng hành dinh cấp vùng, tiểu vùng, và cấp tỉnh tại miền Nam. Ở một số vùng, bức điện phút cuối của Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh mở cuộc tấn công vào đêm cuối cùng của năm âm lịch c̣n bị hiểu nhầm v́ giữa Bắc và Nam Việt Nam có khác biệt một ngày về khởi đầu của năm âm lịch. Chính v́ vậy, một số tỉnh miền Trung tiến hành tấn công sớm hơn một ngày, đây là một phần nguyên nhân làm mất đi tính chất bất ngờ của cuộc tấn công chính.[56] Thêm vào đó, nhiều tổng hành dinh nhận được thông báo về ngày giờ cuộc tấn công quá muộn thành thử không thể điều lực lượng đúng lúc để tấn công theo đúng kế hoạch.[57]

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TRẬN MẬU THÂN

    TRẬN MẬU THÂN
    TưỚng Vơ Nguyên Giáp và tiẾn tŕnh bí Ẩn cỦa kẾ hoẠch tẤn công TẾt MẬu Thân (1968)



    Âm mưu hay trùng hợp?

    Cuối tháng Bảy năm 1967, ngay tiếp theo sau sau phiên họp Bộ Chính trị căng thẳng khi ư tưởng mới về cuộc tấn công 1968 của Lê Duẩn-Văn Tiến Dũng được đem ra bàn luận, đợt đầu tiên trong nhiều đợt bắt các nhóm những người bị gọi là chống đảng được thực hiện tại Hà Nội. “Nhóm chống đảng” được cho là nằm dưới sự cầm đầu của Hoàng Minh Chính, trước đây là viện trưởng Viện Triết học Marx-Lenin, và bị nghi ngờ là âm mưu chống đảng và cung cấp thông tin cho một thế lực nước ngoài không được nêu tên. Một đợt bắt bớ thứ hai những kẻ bị coi là đồng mưu được tiến hành có tường thuật vào ngày 18 tháng Mười, hai ngày trước khi diễn ra cuộc họp thứ hai của Bộ Chính trị bàn về kế hoạch cuộc tấn công 1968, và đợt bắt bớ thứ ba được tiến hành vào tháng Mười hai năm 1967, đồng thời với cuộc họp của Bộ Chính trị với mục đích thông qua kế hoạch.[58]

    “Vụ án Chống Đảng” có nguồn gốc từ xung đột Trung Quốc-Liên Xô hồi đầu những năm 1960. Cuối năm 1963, tiếp theo những thảo luận mở rộng và tranh căi nội bộ, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, dưới sự lănh đạo của tổng bí thư Lê Duẩn, đă thông qua một nghị quyết chống lại “xét lại hiện đại”, một thuật ngữ được người Trung Quốc dùng để miêu tả các chính sách của lănh tụ Liên Xô Nikita Khrushchev về “cùng tồn tại ḥa b́nh” và tránh đối đầu quân sự trực tiếp với phương Tây.[59] Nghị quyết này và một nghị quyết đi kèm kêu gọi một nỗ lực quân sự một mất một c̣n để đánh bại chế độ Ngô Đ́nh Diệm tại Việt Nam Cộng ḥa chính là nguồn cơn cho sự chia rẽ bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều cán bộ cao cấp, trong đó có Hoàng Minh Chính, khi ấy là viện trưởng Viện Triết học Marx-Lenin, và thiếu tướng Đặng Kim Giang, bị giáng chức hoặc mất chức, như là hậu quả của việc họ phản đối các nghị quyết đó, những nghị quyết đă đặt người cộng sản Việt Nam (ít nhất là trong thời điểm này) hẳn về phe Trung Quốc trong cuộc xung đột Nga-Trung đang mở rộng. Sự phản đối trước các nghị quyết mạnh mẽ đến mức một số cán bộ cao cấp Việt Nam đă trốn sang Liên Xô.[60]

    Những rạn nứt nội bộ của đảng thể hiện qua các tranh luận tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục dai dẳng. Các rạn nứt nghiêm trọng đến mức vào tháng Mười hai năm 1965, tổng bí thư Lê Duẩn buộc phải nói tới chúng trong một bài diễn văn tại Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương. Trong bài diễn văn này Lê Duẩn công nhận: “Từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 về các vấn đề quốc tế, Trung ương Đảng ta vẫn giữ vững và làm đúng đường lối đă đề ra. Nhưng sở dĩ có một số đồng chí hiểu lầm rằng h́nh như đường lối của Đảng ta đă thay đổi là v́ các đồng chí ấy không hiểu đúng tinh thần cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Trung ương, do sự phổ biến nghị quyết ở một số nơi không được đầy đủ và nghiêm túc.”[61] Lê Duẩn tiếp tục bằng cách tuyên bố sẽ là sai lầm nếu nghĩ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 9 cho thấy đảng đă chọn phe trong cuộc tranh căi Trung Quốc-Liên Xô. Ông cho biết “đường lối của Đảng ta khác về chiến lược với đường lối của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc.”[62]

    Một cuốn sách chính thức của Công an Việt Nam xuất bản vào cuối những năm 1970 công nhận rằng chế độ coi sự phản đối trước nghị quyết “chống xét lại” năm 1963 của Trung ương Đảng Cộng sản là một mối đe dọa về an ninh và cho biết sự phản đối này đă trực tiếp dẫn tới các sự kiện của Vụ Chống Đảng năm 1967:

    “Bè lũ xét lại hiện đại t́m cách tuyên truyền xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lê nin. Một số phần tử trong nước ta đă sao chép các luận điểm của chúng, sử dụng các khái niệm xét lại để tuyên truyền chống lại các chính sách của đảng ta. Bọn họ đă vứt bỏ nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào năm 1963, đường lối cơ bản của nghị quyết là phê phán và phủ nhận chủ nghĩa xét lại hiện đại. Mặc dù các hoạt động của bè lũ này không gây ra tổn thất nghiêm trọng, chủ nghĩa xét lại đă bắt đầu gây ảnh hưởng tới hàng ngũ cán bộ tại một số cơ quan chính quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học, và luật pháp. Cần ghi nhận rằng bè lũ này đă tập hợp các cá nhân bất măn, ghen tị và đồi trụy bên trong đảng để lập ra một “tổ chức chính trị phản động để làm một tổ chức ngụy cho người nước ngoài.”[63]

    Một chú thích cho đoạn trên nói, “Vụ Chống Đảng đă được giật dây bởi các phần tử chịu ảnh hưởng của ư thức hệ xét lại và do Hoàng Minh Chính cầm đầu.”[64]

    Một số cá nhân bị bắt trong đợt bắt bớ năm 1967 là sĩ quan cao cấp của quân đội, gồm cả thượng tướng Đặng Kim Giang, người vào quăng thời gian ấy đă bị điều sang Bộ Nông trường, Thứ trưởng và Phó Tổng Tham mưu trưởng trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, và cục trưởng Cục Quân báo của Bộ Tổng Tham mưu, đại tá Lê Trọng Nghĩa. Hai trong số những sĩ quan ấy, trung tướng Nguyễn Văn Vịnh và đại tá Lê Trọng Nghĩa, từng có dính líu rất sâu vào công việc chuẩn bị các kế hoạch cuộc tấn công của Bộ Tổng Tham mưu, và cả hai đều tham gia trong các báo cáo cho Bộ Chính trị trong cuộc thảo luận về kế hoạch vào tháng Mười.[65] Nhiều sĩ quan trong số đó rơ ràng là có liên hệ mật thiết với tướng Vơ Nguyên Giáp, và một số người bị bắt tuyên bố rằng các sĩ quan an ninh thẩm vấn họ đă t́m kiếm sự liên kết giữa vị tướng họ Vơ và âm mưu Chống Đảng.[66] Trong hồi kư của ḿnh, tướng Cao Phá, Phó Cục trưởng Cục Quân báo cho tới 1968, công nhận ông đă bị rối trí trước việc đảng bắt đầu “sắp xếp lại các cấp bậc sĩ quan của… Bộ Chỉ huy Tối cao” vào quăng thời gian diễn ra Cuộc Tấn công Tết.[67] V́ “Chỉ huy Tối cao” là tên chính thức của bộ tổng hành dinh Vơ Nguyên Giáp, lời b́nh luận này dường như đă xác nhận rằng quả thực đă từng có một nhóm sĩ quan làm việc chung với tướng Vơ Nguyên Giáp.

    Thông tin về vụ việc tuyệt mật này vẫn quá sơ sài, không đủ để rút ra được kết luận cuối cùng nào về sự thật của những liên kết nước ngoài như cáo buộc, nhưng các tài liệu do Ilya Gaiduk phát hiện tại lưu trữ chính thức của Liên Xô trước đây cho thấy trong quăng thời gian này các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, có khả năng là có cả một số sĩ quan t́nh báo, quả thực đă liên lạc với một nhóm “chống đối” nhỏ gồm các nhân vật chính trị Bắc Việt từng bị cắt chức từ nhiều năm trước đó. Những người ly khai này đă yêu cầu người Liên Xô giúp đỡ nhằm làm giảm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các quyết định về chính sách tại Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.[68] Miêu tả của nhóm này có vẻ rất khớp với Hoàng Minh Chính và các bạn của ông. Những liên hệ với người Liên Xô có vẻ đă là quá đủ để biện minh cho các cuộc bắt bớ và tra hỏi, và một khi một “mối nguy về gián điệp” và khe hở về an ninh đă lộ diện, một đợt bắt bố lớn gần như là không thể tránh khỏi, đặc biệt là tại một nhà nước cảnh sát như Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

    Trong khi c̣n chưa thể tiếp cận tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng sản và An ninh Việt Nam, không thể nào xác định tuyệt đối liệu việc lên kế hoạch các vụ bắt bớ có liên quan tới những suy tư của Bộ Chính trị về kế hoạch Tấn công Tết hay không, và liệu Vơ Nguyên Giáp có quả thực là một trong các mục tiêu của cuộc điều tra hay không. Tuy nhiên, có vẻ như là khi quyết định về thực hiện Tấn công Tết được đưa ra, một cuộc tấn công hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố bất ngờ, một mệnh lệnh đă được ban xuống ở mức độ cao nhất, “thắt chặt an ninh”. Ban đầu mệnh lệnh này có thể không hướng tới các mục tiêu cụ thể, nhưng chắc chắn là các lực lượng an ninh của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă diễn giải nó như là một mệnh lệnh nhằm, nói như những lời bất hủ của Claude Raines trong bộ phim Casablanca, “Tóm hết những kẻ t́nh nghi!”

    Tuy cơ quan an ninh của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thoạt đầu có thể chỉ làm một việc là kiểm soát một cách thụ động các đường dây liên kết với cán bộ Liên Xô của nhóm Hoàng Minh Chính, nhưng giờ đây đă rơ ràng rằng các thành viên của nhóm bị bắt là để loại trừ mọi khả năng bí mật về cuộc Tấn công Tết sắp diễn ra bị lọt ra bên ngoài. Sau đợt bắt bớ đầu tiên, bất kỳ ai có liên hệ thậm chí là vô hại nhất với những người âm mưu kia, bất kỳ ai từng biểu hiện bất kỳ sự dè dặt nào đối với Nghị quyết 9 của Trung ương Đảng, và bất kỳ ai có t́ vết dù là nhỏ nhất trong lư lịch hoặc xuất thân gia đ́nh đều phải đối mặt với các điều tra viên hăng hái đáp ứng yêu cầu của thượng cấp trong việc t́m ra những “mối đe dọa an ninh” tiềm ẩn. Có bằng chứng cho thấy rằng quả thực điều này đă xảy ra. Chẳng hạn, theo một hồi kư viết bởi một sĩ quan cao cấp của t́nh báo và an ninh cộng sản Việt Nam, sự suy sụp của tướng Nguyễn Văn Vịnh chính là kết quả của những nghi ngờ không có căn cứ theo đó con trai của vị tướng có liên hệ với t́nh báo Pháp. Phải mười năm sau, ngay trước khi qua đời, tướng Nguyễn Văn Vịnh rốt cuộc mới minh oan được cho ḿnh.[69] Mặt khác, việc liệu các nghi ngờ về con trai vị tướng có được sử dụng để chống lại ông bởi ông có quan hệ mật thiết với tướng Vơ Nguyên Giáp (Nguyễn Văn Vịnh là thứ trưởng quốc pḥng và đă làm việc rất gần gũi với tướng Vơ Nguyên Giáp) hoàn toàn là một vấn đề khác.

    Mặc dù không có bằng chứng chính xác nào cho thấy các vụ bắt bớ là cố t́nh nhắm vào tướng Vơ Nguyên Giáp và các đồng minh của ông, th́ cũng rơ ràng rằng quả thực chúng đă gây tổn hại tới vị tướng, cả về mặt nghề nghiệp lẫn mặt cá nhân. Năm 2004, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên một tờ báo Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ sụp đổ, Vơ Nguyên Giáp đă nhờ người phóng viên gọi điện cho một thuộc cấp trung thành của ông, một người mà vị tướng nói đă rất gần gũi với ông từ trận Điện Biên Phủ cho tới ngay trước cuộc Tấn công Tết nhưng vị tướng nói là chỉ biết ông ta “tách rời” khỏi ông v́ những lư do “bất khả kháng” (tác giả nhấn mạnh). Vơ Nguyên Giáp yêu cầu người phóng viên nói với người thuộc cấp trước kia là trong cuộc phỏng vấn này vị tướng đă không “quên” nhắc tới đóng góp của người thuộc cấp trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Người thuộc cấp ngày xưa là người phụ trách bộ phận t́nh báo tại Điện Biên Phủ, đại tá Lê Trọng Nghĩa, người từng là một trong các nạn nhân của đợt bắt bớ năm 1967.[70] Hành động này không chỉ cho thấy Vơ Nguyên Giáp vẫn c̣n một số t́nh cảm đối với đại tá Lê Trọng Nghĩa và tin Lê Trọng Nghĩa đă bị đối xử bất công, mà c̣n cho thấy vị tướng vẫn không thể trực tiếp liên lạc với Lê Trọng Nghĩa, v́ các lư do chính trị.



    Kết luận

    Sau khi từ Đông Âu trở về tiếp sau khi cuộc Tấn công Tết Mậu Thân đă bắt đầu, Vơ Nguyên Giáp quay lại giữ chức tổng tư lệnh tối cao của Các Lực lượng Vũ trang và bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, nơi ông chỉ đạo đợt Tấn công Tết thứ hai và thứ ba. Tướng Vơ Nguyên Giáp vẫn giữ các cương vị lănh đạo trong Bộ Chính trị và các lực lượng vũ trang cho tới khi chiến tranh kết thúc năm 1975, và ông đóng một vai tṛ quan trọng trong việc lên kế hoạch và tiến hành cuộc tấn công cuối cùng của cộng sản dẫn đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng ḥa và chiếm được Sài G̣n tháng Tư năm 1975.[71] Rơ ràng là quyền lực của ông bị giảm sút, nhưng ông vẫn là người lính trung thành và “giữ đoàn kết” với các nhân vật c̣n lại của ban lănh đạo đảng.

    Bốn mươi năm sau cuộc Tấn công Tết, giờ đây chúng ta vẫn chưa có được kết luận về việc liệu quyết định của Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng tung một cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa một mất một c̣n ngay lập tức là đúng, hay liệu Vơ Nguyên Giáp đă đúng khi phản đối quyết định ấy. Tôi tin rằng đây là một việc tế nhị và câu chuyện quá phức tạp, với quá nhiều biến số được đưa vào, nên không thể nói dù là ở mức độ chắc chắn như thế nào về việc một t́nh huống cụ thể có thể xảy ra như thế nào nếu lựa chọn một con đường khác.

    Tuy nhiên, lợi thế về thời điểm cũng cho phép chúng ta có được một số kết luận về cuộc Tấn công Tết. Nhận định t́nh h́nh của cộng sản theo đó chiến lược Tấn công Tết đă sinh ra rơ ràng là không chính xác ở nhiều khía cạnh: Nhận định đó đă đánh giá quá cao số lượng thương vong mà các lực lượng cộng sản gây ra cho Mỹ và các đồng minh; nó đă đánh giá quá cao sự ủng hộ mà lư tưởng cộng sản nhận được trong dân chúng miền Nam; và nó đă đánh giá thấp đến nực cười sức mạnh và khả năng của quân đội Việt Nam Cộng ḥa. Tuy nhiên, quả thực người cộng sản đă làm đúng được nhiều điều quan trọng: Họ đă kết luận một cách đúng đắn rằng mức độ sẵn sàng can dự của Mỹ vào Chiến tranh Việt Nam là một điểm yếu chính có thể khai thác trong nỗ lực chiến tranh liên minh ở miền Nam; nhận định của họ cho rằng mùa chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968 sẽ là giai đoạn trọng yếu trong việc xác định con đường tương lai của chiến tranh Việt Nam từ phía Mỹ là vô cùng chính xác; và kết luận của họ rằng chỉ thông qua việc sử dụng các biện pháp đặc biệt họ mới có thể khai thác thời điểm của “điểm bùng phát” này nhằm biến chuyển t́nh thế có lợi cho họ, xét cho cùng, cũng là đúng. Chiến lược “các trận đánh lớn” đă từng có khả năng gây tổn thất cho các lực lượng Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng ḥa, nhưng Văn Tiến Dũng đă tuyệt đối đúng khi ông kết luận rằng các lực lượng cộng sản chỉ đơn giản là không đủ khả năng dùng các trận đánh lớn để tạo ra được các tổn thất hàng loạt lên kẻ thù mà quyết định của Bộ Chính trị về t́m kiếm một “chiến thắng nhanh chóng” đ̣i hỏi.

    Rốt cuộc, với tất cả những thất bại của cuộc Tấn công Tết Mậu Thân của cộng sản, ở số lượng rất nhiều, có một điều lộ ra: cuộc Tấn công Tết đă thuyết phục cử tri Mỹ và vị lănh đạo người Mỹ, tổng thống Johnson, rằng không thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh và đă đến lúc bắt đầu đàm phán t́m ra một giải pháp và người Mỹ phải rút đi. Đây là một thời điểm bước ngoặt trong cuộc chiến, một thời điểm kể từ đó không có đường lùi nữa. Ư tưởng của Lê Duẩn-Văn Tiến Dũng đă hoàn thành một trong những mục tiêu được đề ra: “đè bẹp ư chí xâm lược [của kẻ thù]… nó phải đi đến ngồi với ta, thương lượng với ta.”[72] Trong khảo luận về binh pháp của ḿnh, chiến lược gia quân sự Trung Quốc cổ đại Tôn Tử viết:

    “Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng.”.[73]

    Tôn Tử cũng viết:

    “Nước lũ chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ.

    Chim ưng vồ mồi chỉ một cú có thể xé nát con mồi, đó là dựa vào thế tiết nhanh như chớp nhoáng.”[74]

    Trong quyết định tung cuộc Tổng tiến công Tết, người cộng sản đă làm theo lời chỉ dạy của Tôn Tử. Họ đă sử dụng sự “biến hóa”, và “thế tiết” của họ là hoàn hảo.



    Merle L. Pribbenow II là cựu sĩ quan tác chiến CIA và chuyên gia tiếng Việt, về hưu vào năm 1995. Một phần tiểu luận này được tŕnh bày tại Sixth Triennial Vietnam Symposium, Vietnam Center, Texas Tech University, tháng Ba năm 2008. Tác giả muốn bày tỏ ḷng biết ơn với giáo sư A. J. Langguth và Annenberg Institute for Justice and Journalism của Đại học Southern California v́ đă tài trợ cho chuyến đi của tác giả tới Hà Nội mùa hè năm 2007 để thực hiện các cuộc phỏng vấn tại chỗ, một trong số những cuộc phỏng vấn đó đă làm nảy ra ư tưởng về bài viết này. Tác giả cũng muốn cám ơn một người bạn không nêu tên, người đă, nhiều năm trước đây, giảng qua cho tác giả về cách tiến hành công việc nội bộ của giới lănh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Tóm tắt: Cuộc Tấn công Tết Mậu Thân là phát minh của tổng bí thư Đảng Cộng sản và tướng Văn Tiến Dũng. Chính quyền Hà Nội muốn khai thác cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968 để mở ra các đàm phán với Mỹ. Khi tướng Vơ Nguyên Giáp thất bại trong việc đề ra một kế hoạch khả dĩ nhằm giành được một chiến thắng quân sự để mang về cho người cộng sản lợi thế trong các đàm phán đă được lên kế hoạch, Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng đă thúc đẩy một kế hoạch đầy nguy cơ về “tổng tấn công” trên phạm vi toàn quốc thông qua một Bộ Chính trị đang lưỡng lự, bất chấp sự phản đối của tướng Vơ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh.

    Ghi chú của người dịch: Một số trích dẫn của tác giả do nằm ở các trang web trên Internet không c̣n hoạt động hoặc ở những cuốn sách rất khó t́m nên được dịch sát nghĩa chứ chưa được truy nguyên; cách gọi “Đảng Cộng sản” được thống nhất trong bài, mặc dù tên chính thức hồi đó là Đảng Lao động Việt Nam; cách viết tên riêng người Việt Nam của tác giả được giữ nguyên, kể cả các trường hợp như “Hồ Kháng” hoặc “Cao Phá”.



    Nguồn: Journal of Vietnamese Studies, Volume 3, Number 2, Summer 2008

    Bản tiếng Việt © 2010 talawas

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TRẬN MẬU THÂN

    TRẬN MẬU THÂN
    VAI TR̉ CỦA TRẦN BẠCH ĐẰNG
    TRONG TRẬN TỔNG CÔNG KÍCH - TỔNG KHỞI NGHĨA TẾT MẬU THÂN 1968



    Bạch Diện Thư Sinh



    Trần Bạch Đằng là một Đảng viên Cộng Sản cao cấp, giữ vai tṛ lănh đạo mặt trận đô thị thời chiến tranh Việt Nam.



    Quyền hạn và trách nhiệm của ông ta bao trùm nhiều lănh vực: Tuyên huấn, Mặt trận, Hoa vận, Trí vận,Thanh niên- Sinh viên- Học sinh và Ban Cán sự nội thành.



    Trong đó mặt trận trí vận là một trọng điểm, c̣n mũi xung kích là phong trào sinh viên học sinh với những cuộc tranh đấu sôi nổi nổ ra thường xuyên ngay tại Thủ đô Sài G̣n vào khoàng từ 1966 tới 1972. Vị trí của Trần Bạch Đằng quan trọng như thế, và để tiến hành công tác, ông ta đă từng cư ngụ ngay giữa Thủ đô hoặc là di chuyển giữa Sài G̣n và mật khu nhiều lần, thế nhưng rất ít người nghe biết danh tính ông ta. Chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không riêng ǵ dân Sài G̣n mà cả dân chúng miền Nam và miền Bắc mới biết nhiều tới tên tuổi Trần Bạch Đằng. Nhưng có lẽ quần chúng vẫn không biết nhiều đến vai tṛ quan trọng trong thời chiến của ông ta cho bằng biết tới ông ta qua những bài báo và bộ phim 8 tập Ván Bài Lật Ngửa mà ông là tác giả chuyện phim, bút hiệu Nguyễn Trương Thiên Lư (1).



    Dân chúng ít biết đến Trần Bạch Đằng, nhưng người Mĩ biết rất rơ về ông ta và họ đă từng giao tiếp qua lại với ông ta trước thời gian xẩy ra trận đánh Tết Mậu Thân 1968.



    Cũng chính nhân vật Trần Bạch Đằng này là một trong những cấp chỉ huy cao cấp nhất trong trận ‘Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa’ Tết Mậu Thân (1968) đánh vào Thủ đô Sài G̣n. Ông ta đă cùng với Vơ Văn Kiệt phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương Nam (Trần Văn Trà và Mai Chí Thọ phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương Bắc). Vào thời điểm đó, Trần Bạch Đằng đang là thường vụ khu ủy Sài G̣n – Gia Định. V́ vị thế đặc biệt này, ông được giao nhiệm vụ soạn thảo phương án tấn công Sài G̣n- Chợ Lớn.



    Sau trận Tết Mậu Thân, Trần Bạch Đằng nắm chức vụ bí thư Thành ủy, rồi bí thư đặc khu Sài G̣n – Gia Định (2). Đó là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp chính trị của ông ta.



    Kể từ 1972, Trần Bạch Đằng bị hất ra khỏi những vị trí quyền lực. Và sau 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói ông không c̣n hiện diện trên chính trường, nhưng lại khá nổi tiếng trong lănh vực viết lách.



    Những người am hiểu đều cho rằng Trần Bạch Đằng là ‘một người Cộng sản đa tài nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt ĺa đời’!

    ***



    Chúng tôi không đi vào chi tiết trận ‘Tổng công kích Tổng khởi nghĩa’ Tết Mậu Thân (1968), chỉ nhắc tới một số việc trong trận đánh này có liên quan tới nhân vật Trần Bạch Đằng là chủ đề của bài viết. Và hạn chế trận đánh tại Sài G̣n - Chợ Lớn v́ là vùng trách nhiệm của Trần Bạch Đằng.



    Cấp chỉ huy



    Xin nói ngay là trong trận đánh quan trọng này, Trần Bạch Đằng chịu trách nhiệm rất lớn bởi v́ bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng (6 Hồng) giao cho ông ta soạn thảo phương án đánh vào nội thành: ‘…tôi được anh Phạm Hùng giao nhiệm vụ chuẩn bị phương án đánh vào nội thành’(3).



    Bước vào trận tổng tấn công, cấp lănh đạo tối cao ở trung ương là Bộ chính trị mang bí số là Bác Hương. Tại mặt trận, bí thư Trung ương Cục miền Nam là Phạm Hùng mang bí số A7. Bí thư Trung Ương Cục và quân ủy Miền cho thành lập một Đảng ủy khu trung tâm (Đông Nam bộ, Sài G̣n, khu 8 giữa sông Tiền và 2 sông Vàm Cỏ) do Nguyễn Văn Linh (10 Cúc) làm bí thư.



    Chiến dịch phân công như sau: ‘…anh Trần Văn Trà là Tư lệnh đồng thời chịu trách nhiệm các cánh quân phía Bắc (nên được gọi là Tiền phương Bắc hoặc Tiền phương 1) c̣n anh Vơ Văn Kiệt và tôi chịu trách nhiệm cánh phía Nam (nên được gọi là Tiền phương Nam hay Tiền phương 2). Nắm các đội biệt động, đặc công, các cánh vũ trang của an ninh, binh vận, lực lượng quân sự và bán quân sự của các đoàn thể quần chúng và các đơn vị ở phía sau từ hướng Long An và một phần Khu 8. Trung ưong Cục và Bộ Tư lệnh miền nghe hai Bộ Tư lệnh Tiền phương báo cáo và nghe phương án chiến đấu trong nội thành do tôi tŕnh bày. Sau khi điều chỉnh, bổ sung một số điểm, anh Phạm Hùng thay mặt cho lănh đạo chung thông qua các kế hoặch. Anh chỉ thị thêm: Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam nên chia làm hai, bộ phận phía sau phụ trách các tiểu đoàn mũi nhọn, lực lượng của Long An, của phân khu 2 (Đức Ḥa, B́nh Chánh) do anh Vơ Văn Kiệt nắm c̣n bộ phận phía trước phụ trách nội thành và vùng ven, kể cả vùng ven Thủ Đức, Dĩ An do tôi nắm’(4).



    Bộ Tư lệnh Tiền phương Bắc (tiền phương 1) của Trần Văn Trà, c̣n có Mai Chí Thọ đi kèm, phụ trách vùng Đông Nam bộ. Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam (tiền phương 2) do Vơ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng , mang bí số A 404, phụ trách vùng Tây Nam và Nội Thành. Ban chỉ huy biệt động đặt tại quán phở B́nh, đường Yên Đổ, gần cầu Kiệu.



    Diễn tiến



    Bộ Tư lệnh Tiền phương đóng tại Trụ Sở Đỏ, xóm Việt kiều trên đất Ba Thu sát tỉnh Kiến Tường bất thần được lệnh hành quân hỏa tốc vào trưa ngày 29 Tết (28.01.1968). Lệnh ban ra như sau:

    ‘A 7 gởi A 404.

    Ngày N: mồng một rạng mồng hai Tết.

    Giờ G: 12 giờ đêm.

    Đây là nghị quyết của Bác Hương’ (5).



    Mật lệnh tấn công là bài thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh phát thanh từ Hà Nội:



    Mừng xuân 1968
    Xuân nay hơn hẳn mấy xuân qua,
    Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
    Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.



    Ngày 30 Tết, hàng ngàn cán binh hành quân vội vă tiến về Sài G̣n cho kịp giờ G. Giữa đêm giao Thừa, bất ngờ nổ ra cuộc tấn công ngoài Huế. Sớm hơn giờ G một ngày, v́ Nha Thủy văn miền Bắc đổi lịch đi trước một ngày.



    11giờ 45 Sở chỉ huy tới đóng tại ngôi đ́nh Quán Cơm cách quận 7 chỉ một con rạch. Nổ súng 0 giờ ngày thứ Tư mồng hai Tết, 31 tháng Giêng dương lịch. Cộng quân đồng loạt tấn công 41 tỉnh thành của VNCH.



    Tại Thủ đô Sài G̣n, súng nổ lúc 2 giờ sáng. Các toán đặc công tiên phong đột kích vào các yếu điểm : Dinh Độc lập, Bộ Tổng Tham Mưu, phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Hải quân, Trung tâm huấn luyện Quang trung, trường Sinh ngữ quân đội (hồi đó c̣n nằm cạnh Bộ Tổng Tham Mưu), ṭa đại sứ Hoa Ḱ, căn cứ 80 Quận cụ, căn cứ Truyền tin. Đặc công chỉ tới được phía bên ngoài các trọng điểm này chứ không vào được bên trong hàng rào, ngoại trừ họ lọt vào được sân ṭa đại sứ Hoa Kỳ, nhưng đă bị tiêu diệt hoàn toàn. Về cơ sở vật chất, tất cả những trọng điểm này đều bị tổn thất không đáng kể. V́ không được tiếp cứu cho nên kể như các toán đặc công hầu như bị tiêu diệt gọn. Duy có Đài phát thanh bị Cộng quân lọt vào nhưng không thể phát tiếng trước khi quân Dù VNCH tới thanh toán. Do hầu hết binh sĩ đi phép Tết cho nên trại Phù Đổng (Bộ chỉ huy Thiết giáp) và trại Cổ Loa (Bộ chỉ huy Pháo binh) ở G̣ Vấp bị Cộng quân tràn ngập, song thiết giáp ở trại Phù Đổng đă di chuyển đi nơi khác; Cộng quân cũng không xử dụng được 12 khẩu 105 li ở trại Cổ Loa v́ các chiến sĩ VNCH đă tháo gỡ bộ phận khai hoả. Sau đó Cộng quân xuất hiện tại Bà Quẹo, Ngă Năm B́nh Ḥa, Hàng Xanh, vùng Trường đua Phú Thọ, Bà Hạt, Thủ Đức, Hốc Môn. Toán Cộng quân đánh chiếm khám Chí Ḥa bị lạc đường nên đă bắn lầm vào nhau, gây tổn thất lớn.



    Sáu giờ sáng mồng 2 Tết, Bộ chỉ huy rời sang Quận 7. Vơ Văn Kiệt ở lại Quận 7 nắm Bộ chỉ huy cơ bản. Trần Bạch Đằng phụ trách Bộ chỉ huy tiền phương cùng với Trần Hải Phụng đóng tại chùa Tịnh Độ Cư sĩ cạnh cầu Cây Gơ. Họ đi kiểm tra qua đường Minh Phụng, Hùng Vương, tới góc trường đua Phú Thọ. Cánh quân này chiếm vùng bệnh viện Chợ Rẫy, Ngă Sáu, đường Vĩnh Viễn, Ḥa Hảo, khu chùa Ấn Quang, khu Vườn Lài, quanh hăng thuốc lá MIC. Toán Hoa vận xuất hiện ở vùng Ḷ Siêu, Ḷ Gốm, chợ B́nh Tây, cầu Palikao, bến Hàm Tử, vùng trường đua Phú Thọ. Cũng có những toán nhỏ đột nhập được vào vùng đường Cô Giang, Cô Bắc, cầu Chữ Y, nhà đèn Chợ Quán, khu Nancy, khu ngă tư Bảy Hiền, cổng xe lửa số 9 Phú Nhuận, Thạnh Mỹ Tây…



    Từ sáng mồng 3 Tết, Quân lực VNCH phản công mạnh. Không thấy có bất cứ một cuộc nổi dậy cướp chính quyền nào của dân chúng hay đoàn thể. Các toán biệt động của Cộng quân không được chủ lực tiếp ứng, bị tiêu diệt hoàn toàn. Các mũi xâm nhập khác bị bao vây, không rành phố xá, một là cũng bị tiêu diệt, hai là phải mau chóng t́m đường ‘chém vè’.



    Cánh quân phía Bắc bị chặn lại ở đài phát tuyến Quán Tre. Cánh Đông cũng không qua nổi Biên Ḥa.



    Mồng 4 Tết (02.02.1968), Bộ chỉ huy của Trần Bạch Đằng rút lui ra ven lộ Phú Định.



    Mồng Năm Tết (03.02.1968), thiếu đạn dược, không được bổ sung quân số, tản thương khó khăn. Buộc ḷng phải xin lệnh Trung ương Cục có tiếp tục tác chiến nội thành hay rút lui.



    Giữa đêm mồng Năm rạng mồng Sáu Tết, Sở chỉ huy rút sang bên kia lộ Mù U, cặp theo sông An Lạc. Bị quân VNCH truy nă. Lợi dụng trời tối, sở chỉ huy rút khỏi An Lạc, chạy sang xă Tân Tạo.



    Mồng 7 Tết, Cộng quân được lệnh rút hết khỏi nội thành.


    Bọn Trịnh Đ́nh Thảo và vợ, Nguyễn Văn Kiết, Lê Hiếu Đằng… chạy ra theo. Chạy tiếp. Chạy khốn chạy khổ. Trần Bạch Đằng chạy đến nỗi chỉ c̣n cái quần xà lỏn, hết sức mất mặt của một nhà lănh đạo, trước các vị ‘khách qúy’ mới từ Sài G̣n chạy ra theo. Trần Bạch Đằng thành thật kể lại:

    ‘Khi khách được hướng dẫn ra hầm xong xuôi, đến lượt tôi (Trần Bạch Đằng), tôi cũng phải ra hầm. Thế là cởi bộ quân phục, ở trần, mặc quần đùi, cặp nách bộ quân phục, lom khom bước theo bảo vệ - đạn AR15 đă bắt đầu bắn quanh chúng tôi. Khốn khổ! Bảo vệ dẫn tôi theo một líp và tôi qua trước mặt vợ chồng luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Kiết, anh Lê Hiếu Đằng…Qua trước mắt họ trong tư thế không mấy ǵ oai phong - trái ngược với buổi tôi tiếp họ…Tôi hơi bực, cự các đồng chí bảo vệ: Sao dẫn ngả này? - Đâu c̣n ngả nào khác! Họ trả lời’ (6).



    Trần Bạch Đằng là kẻ hoạch định kế hoạch tấn công vào nội thành trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968), rốt cuộc phải vắt gị lên cổ chạy xức bức xang bang thê thảm như thế!



    Ôn lại khúc phim chiến sử hào hùng này, người Việt quốc gia chắc sẽ cảm thông sâu sắc mối thống hận ngút ngàn thiên thu của quân dân VNCH, v́ sao đă bị đồng minh bức tử, trong khi chúng ta đă từng chứng tỏ là có thể đánh cho Cộng quân chạy té khói, chạy không c̣n manh giáp (chạy trụt quần!)?



    Tới Nam Bến Lức, đám Lm. Nguyễn Ngọc Lan (sau 30.4.1975, xuất tu để lấy vợ), Gs. Châu Tâm Luân, Cao Hoài Hà, nhà văn Thiếu Sơn, Gs. Nguyễn Văn Ch́, Lê Văn Chí, Nguyễn Văn Hanh…. hớt hải chạy theo kịp, vào ra mắt Trần Bạch Đằng!



    Coi như cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đợt 1 (1968) kết thúc vào ngày mồng 7. Trần Bạch Đằng phải về báo cáo cho Trung Ương Cục và bàn tính kế hoặch đánh đợt II.



    Đợt II nổ ra ngày 05 tháng 5 năm 1968 (5.5.1968 - 12.5.1968) cũng thất bại thê thảm, cho nên Trần Bạch Đằng đă phải thú nhận: ‘Sau đợt 2, tôi phát biểu quan điểm là không thể tiếp tục chiến dịch được nữa bởi yếu tố bất ngờ không c̣n và nhất là những tổn thất tương đối nặng của ta’ (7).

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TRẬN MẬU THÂN

    TRẬN MẬU THÂN
    VAI TR̉ CỦA TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Nhận xét



    Có những tác giả giải thích các biến cố xẩy ra trên thế giới dính líu tới người Mĩ, trong đó có cuộc chiến Việt Nam, với tầm nh́n rất xa (8). Ở đây chỉ xin có vài nhận xét b́nh thường, dân giả.



    Tham vọng của Hà Nội đầy ảo tưởng cho nên đă chuốc lấy thất bại lớn. Ư đồ của lănh đạo Cộng Sản Hà Nội là vừa ‘tổng tấn công’ bằng quân sự vừa ‘tổng nổi dậy’ bằng lực lượng quần chúng (9).



    Cả hai mục tiêu đều không đạt được !



    Tổng tấn công bằng quân sự:



    So sánh lực lượng, Cộng quân thua kém về mọi phương diện; trừ ra họ có ưu thế về vũ khí cá nhân v́ được Nga Tàu chi viện cho tiểu liên AK 47 và B40 tối tân, đang khi hầu hết quân đội VNCH lúc đó c̣n xử dụng súng carbin thời Đệ nhị thế chiến. Cộng quân không ngờ đă phải đối đầu với lực lượng Quân đội và Cảnh sát VNCH hết sức dũng cảm và thiện chiến. Sở dĩ Cộng quân lọt vào được một số nơi là nhờ yếu tố bất ngờ, do họ lật lọng, vi phạm mật ước hưu chiến (36 giờ) kí kết giữa hai bên để đồng bào được yên tâm ăn Tết cổ truyền. Lực lượng Cộng quân tham gia trậnTổng công kích Tết Mậu Thân 1968 lên tới 84 ngàn, đa số là quân ‘Giải phóng miền Nam’. Tổng kết có khoảng 80% bị loại khỏi ṿng chiến. ‘Theo tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trong tháng 2 -1968: VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, bị bắt làm tù binh toàn bộ 9,461 người. Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ c̣n 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, vũ khí bị ta và Đồng minh tịch thu là 17,439 khẩu súng đủ các loại’ (10). Riêng phầnTrần Bạch Đằng, ông ta là người lănh đạo về chính trị, không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, vậy mà lại được giao thảo phương án tấn công nội thành Sài G̣n.



    Tổng nổi dậy:



    Cộng Sản Hà Nội thất bại v́ chủ quan, v́ tin là quần chúng nổi dậy cướp chính quyền cho họ. Thực tế là đồng bào thấy Cộng quân tới đâu th́ bồng bế nhau chạy thục mạng về vùng quân VNCH. Cũng do phát động cuộc tổng nổi dậy cho nên hầu hết những thành phần nằm vùng đều lộ diện. Khi cuộc chiến tàn, những thành phần này bị triệt tiêu hoặc là phải chạy vào khu. Sau cuộc Tổng tấn công, đại bộ phận lực lượng Cộng quân bị tiêu diệt. Vùng kiểm soát của Cộng Sản bị thu hẹp tối đa. Những cơ quan từ cấp huyện lên tới Trung ương Cục phải chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Lào và Kampuchia. Kể từ 1960 tới 1967, chưa bao giờ Cộng quân bị thiệt hại nặng nề như năm 1968. Họ cần mất hơn 3 năm nữa mới có thể hồi phục. Nhờ vậy, t́nh h́nh miền Nam từ 1969 tới 1971 tương đối yên tĩnh.



    Trên báo Quân Đội Nhân Dân, người Cộng Sản đă phải thú nhận những sai lầm dẫn tới thảm bại: ‘Đánh giá sai về tương quan lực lượng giữa hai bên dẫn đến việc đề ra mục tiêu tấn công giành chính quyền một cách chủ quan, không kịp thời chuyển hướng hoạt động quân sự khi t́nh h́nh đă thay đổi’(11).



    Tướng Việt Cộng Trần Văn Trà là Tư lệnh mặt trận Tiền phương Bắc cũng đă thú nhận: ‘Các mục tiêu quân sự trong dịp Tết vượt qua sức mạnh của chúng ta. Tất cả đều nằm trong ước muốn chủ quan của những người vạch ra kế hoạch. V́ vậy sự tổn thất của chúng ta đă rất lớn lao về vũ khí cũng như nhân sự. Và chúng ta không thể lấy lại được những ǵ chúng ta đă tạo ra. V́ vậy, chúng ta đă phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trở ngại trong các năm 1969, 1970’ (12).



    Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC ngày 15.1.2008, nhà báo Bùi Tín trả lời một số câu hỏi như sau:


    Hỏi: - Tết Mậu Thân, ư định chiến lược của cuộc tiến công là ǵ?
    Trả lời: - Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và Việt Nam Cộng Ḥa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến.
    Hỏi: - Mục đích ấy có đạt không thưa ông?
    Trả lời: - Rơ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Đó chỉ là ảo tưởng chủ quan (13).



    Tổng kết sự thất bại của Cộng Sản về mặt chiến thuật là như thế, song về chiến lược, có lẽ họ đă gặt hái được thắng lợi to lớn, bất ngờ.



    Thật vậy, nhiều tác giả có chung nhận xét rằng trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân đă làm cho Hoa Kỳ nhụt ư chí. Dư luận Hoa Ḱ và Tây phương, vốn không am hiểu tường tận cuộc chiến Việt Nam, tưởng là Cộng quân đă quá mạnh, họ cho rằng chiến thuật ‘t́m và diệt’ (search and destroy) suốt 3 năm qua của tướng William Westmoreland là thất bại và Hoa Ḱ phải ngồi vào bàn hội nghị t́m cách ‘tháo chạy’ trong ‘danh dự’!... Tức là Cộng Sản Việt Nam thắng về chiến lược. V́ thế, sau này, nhiều người đánh giá, trận Mậu Thân 1968 là một quyết định đúng của Cộng Sản Hà Nội!



    Trần Bạch Đằng cũng nhận xét như thế: ‘Không phải không có người chỉ trích quyết tâm chiến lược Mậu Thân, căn cứ vào kết quả của chiến dịch và tổn thất của ta. Hiện thực đă bác bỏ quan điểm chỉ trích này: không có Mậu Thân th́ ư chí xâm lược của Mỹ không bị nhụt, th́ không có việc Mỹ ngồi vào bàn hội nghị Paris, rồi cuốn cờ rút quân - những bước chuẩn bị rất trực tiếp cho đại thắng mùa xuân 1975. Mậu Thân 1968 là gạch nối Đồng Khởi 1960 và ngày 30.4.1975’ (14).



    Đương nhiên có những ư kiến khác với ư kiến của Trần Bạch Đằng ngay trong hàng ngũ đồng chí của ông ta. Đó là những ư kiến cho rằng ư đồ phát động cuộc Tổng công kích - Tổng tấn công của Hà Nội là một ảo tưởng, là một thất bại; thế nhưng từ cái thất bại ấy, không ngờ lại đem tới cho họ một thắng lợi chiến lược to lớn. Có nghĩa là Cộng Sản Hà Nội ‘ăn may’ chứ không phải là do sự ‘lănh đạo sắc sảo’ như Trần Bạch Đằng khoe khoang sau này (15).



    Một trong những nhận xét đó là của tướng CS Trần Độ. Trong trận Mậu Thân 1968, Tướng Trần Độ thuộc bộ chỉ huy mặt trận Sài G̣n bên cạnh Trần Văn Trà. Chính ông tướng này xác nhận: ‘Thành thật mà nói chúng ta đă không hoàn thành được mục tiêu chính của chúng ta. Việc gây nên một ảnh hưởng lớn đối với Hoa Kỳ thật ra không phải là ư định của chúng ta nhưng điều đó đă trở nên một kết quả do may mắn mà tới’(16).



    Ngoài ra, c̣n một nhận xét khác nữa của một số các nhà kháng chiến Nam bộ cho rằng Cộng Sản Bắc Việt có thâm ư đem ‘nướng’ đại bộ phận lực lượng quân đội ‘Giải phóng miền Nam’vào trận Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968, mục đích là làm suy yếu tư thế ‘độc lập’của các trí thức miền Nam trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, để rồi từ nay Cộng Sản Hà Nội có thể nắm trọn quyền lănh đạo cuộc chiến tranh nhuộm đỏ miền Nam.

    Rốt cuộc, vừa khi chiếm trọn miền Nam, Cộng Sản Hà Nội nhanh chóng tổ chức Hội nghị Hiệp thương bàn chuyện thống nhất vào tháng 11 năm 1975. Ngày 25.4.1976 bầu cử Quốc hội thống nhất. Hai tháng sau, ngày 02.7.1976, ‘Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam’ phải ‘tự ư’ giải tán. Sang đầu năm 1977, ‘Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam’ cũng âm thầm ‘dẹp tiệm’ bằng cách tuyên bố sát nhập vào Mặt trận Tổ quốc.



    Bạch Diện Thư Sinh



    CH Ú THÍCH:

    1- Ván Bài Lật Ngửa là bộ phim trắng đen, 8 tập, sản xuất từ 1982 tới 1987 do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố HCM (nay là hăng phim Giải Phóng). Đạo diễn Khôi Nguyện tức Lê Hoàng Hoa đă ‘sửa đổi khá nhiều chi tiết so với tiểu thuyết và đă đặt tên chính thức cho bộ phim là ‘Ván Bài Lật Ngửa’’ (Wikipedia). Kịch Bản lấy từ tiểu thuyết t́nh báo Giữa Biển Giáo Rừng Gươm của Nguyễn Trương Thiên Lư, tức Trần Bạch Đằng. Nội dung kể lại đời hoạt động t́nh báo của điệp viên Nguyễn Thành Luân, trong đời thật là Đại tá VNCH Phạm Ngọc Thảo, do Tài tử chính Nguyễn Chánh Tín thủ vai.



    2- Thời chiến tranh Việt Nam, tổ chức cao nhất của Cộng Sản ở miền Nam là Trung ương Cục miền Nam (Cục R) do Phạm Hùng làm bí thư. Dưới Trung ương Cục là các khu: khu 7, khu 8, khu 9, và đặc khu Sài G̣n – Gia Định do Nguyễn Văn Linh làm bí thư, kế nhiệm là Vơ Văn Kiệt. Dưới đặc khu Sài G̣n – Gia Định là Thành ủy Sài G̣n đặc trách công tác nội thành. Trần Bạch Đằng xác nhận ông ta là Bí thư khu Sài G̣n – Gia Định: ‘Rồi đợt 2. Sau đợt 2…Riêng anh Phạm Hùng phát biểu một cách ṣng phẳng: Các quân khu khác sẽ tiến hành công việc theo chỉ đạo của Trung Ương Cục, riêng khu Sài G̣n – Gia Định th́ giao cho đồng chí bí thư chịu trách nhiệm, tùy t́nh h́nh mà hành động. Lúc đó tôi là bí thư’. Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2007. Trang 221, 222.



    Và trong hồi kí Cuộc Đời Và Kư Ức, trang197, Trần Bạch Đằng viết: ‘Đầu tháng 11.1969 (âm lịch là năm Kỷ Dậu), tôi được điện của Trung ương Cục gọi lên Nam Vang. Điện không nêu lư do. Bấy giờ Khu ủy Sài G̣n đang thực hiện một phân công mới do Trung ương Cục quyết định: đồng chí Vơ Văn Kiệt được chỉ định làm Bí thư Khu 9 và tôi thay đồng chí ở khu Sài G̣n…’



    3- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, B ài 37. Sđd. Trang 220.



    4- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, B ài 37. Sđd. Trang 220,221.



    5- Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Kư Ức. Trang 158.



    6- Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Kư Ức. Sđd. Trang 186.



    7- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, Bài 37. Sđd. Trang 221.



    8- Chẳng hạn như cựu đại tá Không quân Hoa Ḱ L.Fletcher Prouty trong cuốn The Secret Team: The CIA and It’s Allies in Control of The United States and The World đă nói tới ‘Những thế lực đứng đàng sau’, hay là The Global Elite, gồm có những tay sản xuất vũ khí và những chủ nhà băng cỡ toàn cầu. Họ là những kẻ điều hành dấu mặt chính trường Hoa Ḱ, đồng thời họ có ảnh hướng rất lớn trên toàn thế giới. Chính thế lực siêu đẳng ấy định hướng chính trường HK, mở ra hay kết thúc một cuộc chiến (bao gồm cả cuộc chiến tranh tại Việt Nam), ngay cả việc thiết lập trật tự thế giới….(www.ratical.org/ratville/JFK/ST.html)



    9- Tháng 1 năm 1968, Đảng CSVN đă đưa ra một nghị quyết gọi là Nghị Quyết 14 Của CS Hà Nội ra hồi tháng 1 năm 1968 vẽ ra trước mắt dân và quân miền Bắc một viễn tượng chiến thắng hết sức lạc quan:



    Về chính trị, Nghị quyết 14 viết: ‘Quần chúng nhân dân ở các thành thị và những vùng c̣n tạm bị địch chiếm ở miền Nam đă nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa với những h́nh thức khác nhau. Hàng triệu quần chúng đang sục sôi cách mạng và sẵn sàng vùng lên, sẵn sàng hy sinh tất cả để giành cho được độc lập, tự do, ḥa b́nh, cơm áo, ruộng đất… địch đang lâm vào t́nh trạng khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng, chúng tỏ ra không thể thống trị nhân dân miền Nam được nữa và nhân dân miền Nam cũng không chịu sống dưới ách thống trị của chúng nữa’.



    Về mặt quân sự, Nghị quyết cho rằng: ‘Về mặt quân sự, địch c̣n trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đă liên tiếp thất bại về chiến lược và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần bạc nhược và bắt đầu suy sụp…’.



    Từ những nhận định ấy, Nghị quyết 14 nắm chắc phần thắng: ‘Trong những điều kiện như vậy, về phương pháp, ta chủ trương không chỉ phát động tổng công kích, mà c̣n đồng thời phát động tổng khởi nghĩa, tức là dùng lực lượng vũ trang mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực của địch, đánh mạnh vào “đô thành” và các thành phố khác, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở thành thị và các vùng nông thôn c̣n tạm bị chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng vũ trang của ta để tiêu diệt và làm tan ră quân địch, đánh đổ các cơ quan đầu năo của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt đên tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ và ngụy …’



    (Trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968), Bóng Tối Lịch Sử Đă Sáng Dần, tác giả Nguyễn Đức Cung đă dẫn tài liệu Nghị quyết 14 này của Cộng Sản Hà Nội từ bài Hà Nội Làm To Chuyện Mậu Thân Để Là Ǵ? của kí giả Phạm Trần. Web Thông Luận 11.01.2008).



    10- Trọng Đạt. Bài Tết Mậu Thân 1968. Motgoctroi.com



    11- Wikipedia. Bài Sự Kiện Tết Mậu Thân. Google.com/Tết Mậu Thân



    12- Peter Macdonald. Giap, The Victor in Vietnam, w.w. Norton & Company, New York, London, 1993, trang 268. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đă Sáng Dần. Bđd. Motgoctroi.com



    13- Thế Kỷ 21 Số 227. Bài 40 Năm Tết Mậu Thân. BBC phỏng vấn nhà báo Bùi Tín. Trang 67. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đă Sáng Dần. Bđd. Motgoctroi.com



    14- Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Kư Ức. Sđd. Trang 188,189.



    15- Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Kư Ức. Sđd. Trang 189: ‘Trong Mậu Thân, sự lănh đạo chọn thời cơ để đánh một cú choáng váng toàn bộ ư chí xâm lược của đế quốc Mỹ tỏ ra hết sức sắc sảo’.



    16- Peter Macdonald. Giap, The Victor in Vietnam. Sđd. Trang 260. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đă Sáng Dần. Bđd. Motgoctroi.com

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Câu chuyện của người lính VNCH trấn giữ Trường Sa đến ngày cuối cùng
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2012-01-18

    Ngày 19 tháng 1 năm nay đánh dấu 38 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ. RFA phỏng vấn ông Nguyễn Văn Mười, người lính VNCH đă giữ Trường Sa tới ngày cuối cùng.



    Bản đồ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    Mặc dù yếu thế và trong t́nh h́nh dầu sôi lửa bỏng của cuộc chiến với Miền Bắc, Việt Nam Cộng Ḥa đă làm hết sức ḿnh để bảo vệ phần c̣n lại của đất nước là quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ bị kẻ thù ḍm ngó tiếp.

    Trước tiên ông Nguyễn Văn Mười cho biết về quăng thời gian ông phục vụ trong quân đội VNCH như sau:

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Tôi là Nguyễn Văn Mười, tự Nguyễn Hùng, sinh năm 1950. Đầu năm 1968 tôi tham gia vào Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và sau khi học ra trường tôi được chuyển về Tiểu Đoàn 5 TQLC. Cho đến năm 1970 tôi thuyên chuyển về Tiểu Khu Phước Tuy v́ lư do gia cảnh.

    Tôi đă tham gia nhiều cuộc hành quân với Úc Đại Lợi. Cho đến năm 1971, cuối năm 1971 th́ lực lượng Hoàng Gia Úc đă rút khỏi Việt Nam, trở về nước. Lúc đó Quân Lực VNCH, Tiều Khu Phước Tuy chúng tôi đương đầu với cộng sản cho đến ngày 1 tháng Giêng năm 1973 th́ kư Hiệp Định Paris.

    Quân số của đảo th́ bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, c̣n tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa th́ mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.

    Cho đến đầu năm 1975 th́ tôi được lệnh thuyên chuyển ra hải đảo Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa. Khi tôi ra ngoài đảo Sinh Tồn, nó có tất cả là 3 đảo là Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca. Nam Yết là bộ chỉ huy chính, Song Tử Tây là bộ chỉ huy nhẹ. Cuộc sống ở đó th́ chúng tôi được chính phủ cấp lương thực hoàn toàn,
    ông Nguyễn Văn Mười
    ông Nguyễn Văn Mười
    chỉ có khó khăn về vấn đề nước, nhưng mà tàu hải quân VNCH đă cung cấp nước đầy đủ.

    Quân số của đảo th́ bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, c̣n tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa th́ mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.

    Bối cảnh trận chiến

    Mặc Lâm: Ông có thể cho biết hoàn cảnh lúc đó ra sao khi mà đảo Hoàng Sa đă bị Trung Quốc chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 và đơn vị của ông được điều động ra Trường Sa theo lệnh của ai v́ theo chúng tôi biết th́ trước đó quân đội không trú đóng trên đảo này mà chỉ có mặt tại Hoàng Sa mà thôi?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Dạ thưa, khi mà Trung Quốc đă chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 th́ lúc bấy giờ Việt Nam Cộng Ḥa đă cử một phái đoàn của Bộ Nội Vụ ra để khảo sát Quần đảo Trường Sa, th́ lúc đó một cán bộ của Bộ Nội Vụ là ông Tôn Thất Tùng của Trường Quốc Gia Hành Chánh ra với nhiệm vụ là khảo sát Quần đảo Trường Sa.

    Khi khảo sát Quần đảo Trường Sa rồi th́ về báo cáo với Tổng Thống, th́ Tổng Thống giao cho Bộ Tổng Tham Mưu điều động Tiểu Đoàn 2 TQLC đi ra để củng cố pḥng thủ chiến đấu bảo vệ Quần đảo Trường Sa. Khi bố trí pḥng thủ xong trong ṿng đó th́ giao lại cho Tiểu Khu Phước Tuy quản lư.

    Mặc Lâm: Thưa, ông có thể cho biết là cơ hội nào ông gặp và biết câu chuyện của ông Tôn Thất Tùng và ông có thể kể lại cho thính giả RFA nghe được hay không ạ?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Dạ thưa anh, năm 1986 tôi ra trại tù của A20 ở Xuân Phước (Tuy Ḥa) th́ tôi gặp ông Tôn Thất Tùng là Phó Tỉnh Trưởng của VNCH. Khi đó th́ hai anh em tôi mới trao đổi với nhau vấn đề Quần đảo Trường Sa vào năm 1988 vào khi Trung Quốc đánh Quần đảo Trường Sa bắn giết bộ đội Việt Nam.

    Tôi với anh Tôn Thất Tùng có bức xúc và hai anh em có ngồi tâm sự, th́ anh Tùng có nói rằng năm 1974 khi Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa th́ chính anh là người ra khảo sát Quần đảo Trường Sa. Khi khảo sát xong th́ Tổng Thống Thiệu quyết định trấn giữ Quần đảo Trường Sa.

    Quần đảo Trường Sa có 5 đảo : Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Song Tử Tây. Nam Yết là bộ chỉ huy chính mà Song Tử Tây là bộ chỉ huy phụ. Bộ Tổng Tham Mưu giao lại cho Quân Đoàn III, rồi Quân Đoàn III giao lại cho Tiều Khu Phước Tuy để quản lư phạm vi của Quần đảo Trường Sa. Tiểu khu Phước Tuy giao cho Tiểu Đoàn 371 là tiểu đoàn cơ động của tỉnh để quản lư Quần đảo Trường Sa, cứ 3 tháng th́ có một đại đội ra thay để mà trấn giữ Quần đảo Trường Sa.

    Nhưng đầu năm 1975, đến ngày 27 tháng 4 th́ khi cộng sản chiếm Đà Nẵng, rồi Nha Trang th́ họ đă chiếm mất hai đảo Sơn ca và Song Tử Tây, c̣n lại 3 đảo th́ chúng tôi cương quyết tử thủ.

    Mặc Lâm: Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến th́ đơn vị của ông có xảy ra cuộc đụng độ nào với quân đội Miền Bắc hay không và họ tiếp quản các đảo như thế nào?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Đến tháng 3 th́ cộng sản đă chiếm đảo Song Tử Tây, và tháng 4 th́ cộng sản đă chiếm đảo Sơn Ca, c̣n lại 3 đảo th́ cộng sản đă đưa tàu chuẩn bị chiếm tiếp 3 ḥn đảo nữa. Trong lúc đó th́ có chiếc WEF-17 và chiếc BSON-14 yểm trợ cho 3 đảo này v́ Nam Yết và Sinh Tồn th́ liền nhau, c̣n Trường Sa th́ nằm ở mé trên đó anh, nên do đó mà cộng sản không thể chiếm được.

    Khi mà Song Tử Tây bị mất th́ chúng tôi đă rút kinh nghiệm rồi, sẵn sàng để mà tử thủ: tử thủ hải đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Nhưng mà đến ngày 17 tây th́ được lệnh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, th́ lúc đó chiếc WEF-17 vô hốt quân, chiếc BSON-14 yểm trợ để cho hốt quân.

    Thời điểm đó khu vực Quần đảo Trường Sa có dạng như một “ngă tư quốc tế”, coi như là giao lộ thông thương của Châu Á – Thái B́nh Dương, nên đó là một giao điểm quan trọng nhứt.



    Ô. Nguyễn Văn Mười

    Đến ngày 19 th́ đă hoàn tất. Khi chạy về tới bờ biển Vũng Tàu là đúng ngày 30 tây, sáng 8 giờ ngày 30 tây th́ 10 giờ Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng đó anh.

    Mặc Lâm: Trong suốt thời gian đồn trú trên đảo Trường Sa có bao giờ ông thấy sự xuất hiện của tàu Trung Quốc hay của các nước khác tới gần đảo hay không, thưa ông?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Thời điểm đó không có một chiếc tàu nào gọi là quân sự mà đi trong vùng biển của Quần đảo Trường Sa, chỉ có tàu buôn, bởi v́ khu vực Quần đảo Trường Sa có dạng như một “ngă tư quốc tế”, coi như là giao lộ thông thương của Châu Á – Thái B́nh Dương, nên đó là một giao điểm quan trọng nhứt.

    Mặc Lâm: C̣n Đài Loan th́ sao? Họ đóng quân ở đảo Ba B́nh trước đó rất lâu khi Việt Nam có mặt tại những ḥn đảo kế bên th́ thái độ của họ ra sao, thưa ông?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Đài Loan có một đảo là đảo bây giờ họ đang giữ mà ngày xưa ta gọi là Thái B́nh nhưng họ gọi là đảo Ba B́nh. Nó là đảo lớn nhứt của Quần đảo Trường Sa. Khi chúng tôi đóng quân ở đó, Philippines th́ ở đảo Song Tử Đông gần Song Tử Tây, th́ hai bên thường xuyên chạy qua trao đổi với nhau rất là t́nh cảm.

    C̣n đảo Thái B́nh do Đài Loan chiếm giữ, khi mà tàu hải quân của VNCH chạy ngang gần bờ của đảo Thái B́nh th́ đảo Thái B́nh báo động và cho trực thăng và tàu chiến ra, nhưng khi ra thấy cờ của VNCH th́ họ kéo trở vô đảo chớ không đưa tàu chiến ra nữa. Đài Loan chưa bao giờ có một tư thế để lấn chiếm Quần đảo Trường Sa.

    Mặc Lâm: Xin ông cho biết từ Vũng Tàu ra Trường Sa th́ hải tŕnh gần như gấp đôi từ Nha Trang ra, tại sao Bộ Tổng Tham Mưu lúc đó không giao sự quản lư Trường Sa cho Quân Đoàn II mà lại giao cho Quân Đoàn III?

    Ô. Nguyễn Văn Mười: Bộ Tổng Tham Mưu giao cho Quân Đoàn III bởi v́ Quân Đoàn III quản lư thực tế c̣n thực chất là do Hải Quân quản lư ở biển, bởi v́ Hải Quân VNCH ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân rất đông, họ di chuyển dễ dàng hơn ở Nha Trang, c̣n tàu chiến lớn đậu ở Sài G̣n.

    Nha Trang thuộc Vùng 2 Duyên Hải không có tàu lớn mà chỉ có loại tuần duyên không à, do đó giao lại cho Quân Đoàn III để mà chuyên chở quân đội đi cho dễ dàng dó anh.
    Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn ông!

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Trận chiến Campuchia 1970


    Chiến dịch Campuchia (c̣n gọi là Cuộc xâm nhập Campuchia) là tên kế hoạch vượt biên giới Campuchia vào năm 1970 của quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng ḥa theo yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Lon Nol nhằm truy quét các lực lượng của Trung ương Cục miền Nam nằm trong lănh thổ Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam.



    Thời gian 29 tháng 4 - 22 tháng 7 1970
    Địa điểm Miền Đông Campuchia
    Kết quả Liên quân thu giữ khối lượng lớn vật tư chiến tranh của quân Giải phóng; mở rộng nội chiến Campuchia.

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa Tham chiến: 58.608, 809 chết, 3.486 bị thương
    Quân đội Hoa Kỳ Tham chiến: 50.659, 434 chết, 2.233 bị thương,13 mất tích
    Quân đội Campuchia
    Chỉ huy:
    Lư Mộng Lan
    Đỗ Cao Trí
    Nguyễn Việt Thanh
    Creighton W. Abrams (U.S.)
    Lon Nol (Campuchia)

    Quân đội Nhân dân Việt Nam Tham chiến: 40000 Theo Hoa Ḱ: 12.354 chết, 1.177 bị bắt[1]
    Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
    Chỉ huy:
    Phạm Hùng
    Hoàng Văn Thái


    Chính sách trung lập của Shihanouk

    Khi người Pháp rời khỏi Campuchia năm 1954, Quốc trưởng Shihanouk được công nhận quyền lực tại đó. Tuy nhiên ông bị chống đối bởi phe Dân chủ lẫn phe Khmer Đỏ. Do những rắc rối ở Việt Nam gia tăng, ông cố gắng giữ cho đất nước một thái độ trung lập. Đầu tiên ông ủng hộ Mỹ, sau đó khi người Mỹ tiến vào bảo vệ Việt Nam Cộng ḥa năm 1965 th́ ông chuyển hướng sang ủng hộ Trung Quốc[2] Thấy rơ Khmer Đỏ sắp thắng, ông đồng ư cho họ sử dụng các tuyến đường và căn cứ cung ứng dọc theo biên giới và tin tưởng Trung Quốc sẽ bảo đảm vị thế cho ḿnh.

    Sau Sự kiện Tết Mậu Thân, tướng William Westmoreland t́m kiếm sự ủng hộ cho việc tấn công truy quét các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam và Trung ương cục miền Nam ở Campuchia. Lo ngại người Mỹ, Shihanouk cho phép họ được quyền truy đuổi lực lượng cộng sản, miễn là không người dân Campuchia nào bị ảnh hưởng. Người Mỹ đề xuất một chiến dịch đánh bom ngắn hạn xuống các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam ở Campuchia dưới sự hỗ trợ t́nh báo từ người của Shihanouk, nhưng chiến dịch này lại kéo dài tới 14 tháng và làm đất nước của Shihanouk bị mất ổn định.
    [sửa] Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng ḥa tiến vào Campuchia

    Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Thủ tướng Lon Nol tiến hành đảo chính không đổ máu khi Shihanouk xuất ngoại. Sau đó, quân đội Campuchia tấn công các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam ở Campuchia nhưng bị đẩy lui. Không lâu sau, Không lực Hoa Kỳ bắt đầu rải bom và nă pháo vào các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam tại Campuchia. Sau đó Quân lực Việt Nam Cộng ḥa tiến vào nhưng lại gặp sự kháng cự mạnh của đối phương. Tổng thống Nixon cũng cho quân vào Campuchia để hỗ trợ cho đồng minh Việt Nam Cộng ḥa sau khi Thủ tướng Campuchia Lon Nol yêu cầu. [3]

    Theo đánh giá của những người cộng sản Việt Nam, “ngày 30-4-1970, Mỹ đưa hơn 10 vạn - vừa quân Mỹ vừa quân Sài G̣n, mở cuộc hành quân đánh chiếm Campuchia, nhằm cứu bọn ngụy Lon Non đang có nguy cơ sụp đổ, triệt phá cái mà chúng gọi là "đất thánh Việt cộng" trên đất Campuchia, biến nước này thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ, thực hiện ở đây một chiến lược chiến tranh mới phù hợp với "học thuyết Níchxơn" - chiến lược "Khơme hóa chiến tranh".”[4][cần số trang]

    Quân giải phóng miền Nam rút ngay khi Mỹ tiến vào nhưng họ lại kháng cự quyết liệt ở thị trấn Snoul. Hơn 90% thị trấn bị xóa sổ sau 2 ngày bị oanh tạc bằng bom, na-pan và pháo. Quân đội Mỹ cũng thông báo là đă phát hiện cách đó không xa một khu vực rộng 2 dặm vuông của Quân giải phóng miền Nam dưới các tán rừng già gồm các hệ thống boong ke, lán trại, lối ṃn, ga-ra xe tải, nhà ăn, chuồng nuôi heo, gà, băi tập bắn và cả hồ bơi (?). Quân Mỹ kiểm tra thấy có tới hơn 400 lán trại, nhà kho và boong ke, chứa đầy lương thực, quần áo và thuốc men, 182 hầm vũ khí và đạn dược. Có hầm chứa tới 480 khẩu súng và 1 hầm khác có 120.000 viên đạn. [3]

    Vài ngày sau trực thăng phát hiện 4 xe tải của Quân Giải phóng đang di chuyển trên đường ṃn giữa rừng già. Sau cuộc đọ súng với lực lượng bộ binh, Quân giải phóng miền Nam rút lui, để lại phía sau 1 hầm đạn lớn nhất trong cuộc chiến với hơn 6 triệu rưởi viên đạn các loại, hàng ngàn rốc két, tiểu liên, 1 số xe vận tải và cả 1 Tổng đài điện thoại. Dù không có tài liệu hay cơ sở hạ tầng rơ ràng nhưng người ta cho rằng đây chính là trung tâm đầu năo của Trung ương Cục miền Nam huyền thoại.[5]
    Xe tăng tiến vào thị trấn Snoul

    Đối với Tổng thống Nixon th́ đây là một lễ Giáng sinh vui vẻ. Cuộc xâm nhập là 1 thành công ngoài sức tưởng tượng. Chỉ trong 2 tuần chiến dịch đă loại được 4.793 vũ khí cá nhân, 730 súng cối, hơn 3 triệu viên đạn dành cho vũ khí cá nhân, 7.285 rốc két, 124 xe tải và 2 triệu pound gạo. Sau đó người Mỹ tăng cường thêm 31.000 người sang Campuchia để xóa sổ phần c̣n lại của vùng đất Cộng sản bên kia biên giới. Tuy nhiên nó lại gây ra phản ứng dữ dội từ Pháp và Liên Xô v́ hành động này mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Ở Mỹ, các cuộc biểu t́nh chống đối Nixon lại có dịp bùng phát.

    Đến tháng 6 năm 1970, trước t́nh h́nh mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết "Về t́nh h́nh mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta", nêu lên “sự phát triển mới của cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; âm mưu và chủ trương chiến lược của địch; nhiệm vụ mới, những phương châm chiến lược lớn nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nâng cao sức mạnh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, tiến lên giành những thắng lợi mới.”[6]
    [sửa] Cuộc rút lui

    Như đă hứa, Nixon rút quân Mỹ ra khỏi Campuchia 7 tuần sau đó, nhưng các cuộc oanh tạc vẫn tiếp diễn. Quân lực Việt Nam Cộng ḥa tiếp tục chiến đấu ở Campuchia dưới sự hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ. Tuy vậy, thế đứng chân của họ không vững lắm. Quân giải phóng miền Nam được triển khai ở đây với sức mạnh vượt trội. Phía Mỹ đề nghị ngừng bắn, phe nào ở yên chỗ nấy nhưng quân Giải phóng phản đối v́ họ rất tự tin ở thế thắng của ḿnh.[7]

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến tranh Việt Nam tại Campuchia


    Chiến tranh Việt Nam tại Campuchia hay c̣n gọi là Nội chiến Campuchia là cuộc chiến giữa lực lượng của Đảng Cộng sản Campuchia (được biết đến với tên gọi Khmer Đỏ) và đồng minh của họ, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Việt Cộng đối chọi với lực lượng chính phủ Campuchia (và sau tháng 10 năm 1970 là Cộng ḥa Khmer), được Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng ḥa hỗ trợ.

    Cuộc xung đột trở nên trầm trọng v́ ảnh hưởng và hành động của các đồng minh của hai phe tham chiến. Quân đội Nhân dân Việt Nam (quân đội Bắc Việt) tham chiến nhằm bảo vệ các căn cứ và mật khu của họ ở miền đông Campuchia, mà thiếu chúng, hoạt động quân sự của họ ở miền Nam Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Hoa Kỳ tham chiến với mục tiêu kéo dài thời gian, tạo điều kiện cho quân đội của họ rút khỏi vùng Đông Nam Á và cũng nhằm để bảo vệ đồng minh Việt Nam cộng ḥa của họ. Lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, Việt Nam cộng ḥa và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đều trực tiếp tham chiến (tại thời điểm này hay thời điểm khác). Chính quyền Campuchia được hỗ trợ chủ yếu bởi các chiến dịch ném bom rộng khắp của Hoa Kỳ và viện trợ vật chất cũng như viện trợ quân sự.

    Sau 5 năm giao tranh khốc liệt, khiến cho vô số người bị chết và bị thương, nền kinh tế bị tàn phá, dân chúng lâm vào cảnh đói rách cũng như những tội ác chiến tranh ghê gớm xảy ra, chính phủ Cộng ḥa Khmer bị đánh bại ngày 17 tháng 4 1975, Khmer Đỏ tuyên bố thiết lập Campuchia Dân chủ. Như vậy, người ta cho rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Campuchia đă góp phần vào việc Khmer Đỏ giành được chính quyền, phát triển từ 4.000 người từ năm 1970 tới 70 ngàn người năm 1975.[2] Cuộc xung đột này, dù bản chất là một cuộc nội chiến, được coi là một phần của cuộc chiến tranh Việt Nam (1959–1975) vốn cũng đă lôi cuốn Vương quốc Lào, Việt Nam Cộng ḥa và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa vào ṿng xung đột. Cuộc nội chiến này cũng dẫn đến cuộc diệt chủng Campuchia, một trong số các cuộc diệt chủng đẫm máu nhất trong lịch sử.

    Thời kỳ 1965-1970
    [sửa] Bối cảnh

    Xem thêm về Hệ thống tiếp vận Quân đội Nhân dân Việt Nam/Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Đường Trường Sơn.

    Tuyến tiếp vận trên biển và trên đất liền: đường ṃn Hồ Chí Minh và đường ṃn Sihanouk

    Từ đầu cho tới giữa thập kỷ 1960, chính sách thiên tả của hoàng thân Norodom Sihanouk đă giữ cho quốc gia Campuchia khỏi bị cuốn vào ṿng xung đột tại Lào và Nam Việt Nam.[3] Cả Trung Quốc lẫn Bắc Việt đều không chống đối tuyên bố của Sihanouk rằng ông đại diện cho chính sách chính trị "tiến bộ", và nhóm lănh đạo đảng đối lập cánh tả chính, đảng Pracheachon, đă được hợp nhất vào bộ máy chính quyền.[4] Ngày 3 tháng 5 1965, Sihanouk cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, và như vậy chấm dứt nguồn viện trợ từ Hoa Kỳ, rồi quay sang Trung Quốc và Liên Xô để t́m kiếm viện trợ kinh tế và quân sự.[4]

    Tới cuối thập kỷ 1960, chính sách đối nội và đối ngoại tinh tế của Sihanouk bắt đầu thất bại. Năm 1966, hoàng thân kư một thỏa thuận với Trung Quốc, theo đó cho phép một lực lượng lớn Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được triển khai và thiết lập các căn cứ hậu cần tại miền giáp giới phía đông Campuchia.[5] Ông cũng chấp thuận cho phép sử dụng cảng Sihanoukville để các tàu mang cờ các quốc gia cộng sản chuyên chở vũ khí và vật tư tiếp tế cho các hoạt động quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền nam Việt Nam.[6] Những thỏa hiệp này vi phạm sự trung lập của Campuchia, vốn được bảo đảm bởi hiệp định ḥa b́nh Geneva năm 1954.

    Sihanouk tin tưởng rằng Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, cuối cùng sẽ giành được quyền kiểm soát bán đảo Đông Dương, rằng "quyền lợi của chúng ta sẽ được đảm bảo vững chắc nhất bằng cách thỏa hiệp với phe cuối cùng sẽ thống trị toàn châu Á– và đưa ra các điều khoản trước khi phe này giành được thắng lợi– nhằm thu được những điều khoản có lợi nhất"[5]

    Tuy nhiên cùng năm đó, Sihanouk cho phép bộ trưởng quốc pḥng, tướng Lon Nol - là một người thân Hoa Kỳ, đàn áp các hoạt động của phe cánh tả, nghiến nát đảng Pracheachon bằng cách buộc tội thành viên của đảng này hoạt động phục vụ Hà Nội.[7] Cùng lúc, Sihanouk cũng đánh mất sự ủng hộ của phe cánh hữu Campuchia, kết quả của việc ông không nhận thức được t́nh h́nh kinh tế suy đồi (bị trầm trọng thêm bởi việc mất đi nguồn xuất khẩu gạo, do lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam thu mua mất) và do sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng quân sự cộng sản trên đất Campuchia. [8]

    Ngày 11 tháng 9, Campuchia tiến hành cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Nhờ vào các thủ đoạn và nhờ vào hăm dọa, phe bảo thủ thắng cử, thu được 75% số ghế tại Quốc hội (khiến Sihanouk cũng phải kinh ngạc).[9][10] Lon Nol được chọn làm thủ tướng bởi phe cánh hữu, và Sirik Matak, một thành viên thuộc phái siêu bảo thủ và đồng thời là một hoàng thân ḍng Sisowath của hoàng tộc - cũng là kẻ thù lâu dài với Sihanouk, làm phó thủ tướng. Ngoài các biến cố đó và các cuộc xung đột về quyền lợi trong giới thượng lưu tại Phnom Penh, t́nh trạng căng thẳng trong xă hội cũng tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho lực lượng cộng sản trong nước phát triển tại các vùng nông thôn.[11]

    Cuộc nổi dậy tại Battambang

    Hoàng thân Sihanouk lâm vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Để duy tŕ thế cân bằng đối lại những thành phần bảo thủ đang nổi lên, ông chỉ định lănh đạo của chính phe nhóm mà trước đó ông ra tay đàn áp, làm thành viên của "chính phủ đối lập", với nhiệm vụ thị sát và chỉ trích chính quyền Lon Nol.[12] Một trong những ưu tiên hàng đầu của Lon Nol là giải quyết vấn đề kinh tế yếu kém bằng cách ngăn chặn việc buôn lậu gạo cho phía cộng sản. Binh lính được phái về các vùng sản xuất lúa để cưỡng bức trưng thu lương thực bằng cách đe dọa sử dụng vũ lực, và chỉ trả cho nông dân bằng định giá thấp của chính phủ. T́nh trạng bất ổn diễn ra khắp nơi, đặc biệt là tỉnh Battambang, nơi sản xuất nhiều lúa gạo, là nơi có sự hiện diện của nhiều địa chủ lớn, cũng là nơi có sự bất b́nh đẳng giàu nghèo sâu sắc, và nơi mà đảng cộng sản có ảnh hưởng.[13][14]

    Ngày 11 tháng 3 1967, khi Sihanouk đang công du Pháp, một cuộc bạo động diễn ra quanh khu vực Samlaut ở Battambang, khi nông dân phẫn nộ tấn công một toán quân thu thuế. Có lẽ nhận được sự hưởng ứng từ các cán bộ cộng sản địa phương, cuộc nổi dậy nhanh chóng lan ra khắp các vùng xung quanh.[15] Lon Nol tuyên bố t́nh trạng thiết quân luật (được Sihanouk đồng thuận).[12] Hàng trăm nông dân bị giết và làng mạc bị tàn phá hoàn toàn trong các cuộc đàn áp sau đó.[16] Sau khi trở về nước, Sihanouk từ bỏ chính sách trung dung và đích thân ra lệnh bắt giữ Khieu Samphan, Hou Yuon, và Hu Nim, các lănh tụ của "chính phủ đối lập", tất cả những người này đều đào thoát về vùng đông bắc.[17]

    Đồng thời, Sihanouk cũng ra lệnh bắt giữ các tay môi giới thương mại người Hoa tham gia các thương vụ buôn lậu thóc gạo, nhằm tăng lợi tức cho chính quyền, và xoa dịu phe bảo thủ. Lon Nol bị buộc phải từ chức, và trong một nước cờ chính trị đặc trưng, hoàng thân Sihanouk bổ nhiệm những thành viên cánh tả khác vào chính phủ để làm đối trọng với phe bảo thủ.[17] Cuộc khủng hoảng ngay trước mắt đă qua đi, nhưng nó để lại hai hệ quả. Thứ nhất, nó đẩy hàng ngàn người vào hàng ngũ lực lượng "nghĩa quân" cực đoan là Đảng cộng sản Campuchia (mà Sihanouk gọi là Khmer Đỏ). Thứ hai, với người nông dân, cái tên Lon Nol nay đồng nghĩa với sự đàn áp không ghê tay trên khắp Campuchia[18]

    Lực lượng cộng sản tái tập hợp lực lượng

    Xem thêm về nội dung này tại Khmer Đỏ.

    Trong khi cuộc nổi dậy năm 1967 xảy ra ngoài kế hoạch, th́ Khmer Đỏ cố gắng tổ chức một cuộc nổi dậy lớn hơn vào năm sau, nhưng không đạt được mấy kết quả. Việc hoàng thân Sihanouk diệt trừ đảng đối lập cánh tả Prachea Chon và lực lượng cộng sản đô thị mở đường cho Saloth Sar (c̣n được biết đến với tên gọi Pol Pot), Ieng Sary, và Son Sen—thủ lĩnh theo trường phái Mao của lực lượng nghĩa quân.[19] Họ đưa thuộc hạ về vùng cao nguyên ở đông bắc, vào lănh thổ của người Khmer Loeu, là những bộ tộc người Thượng lạc hậu, vốn thù nghịch với cả những người Khmer đồng bằng và chính quyền trung ương. Với Khmer Đỏ, cho tới lúc đó vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ phía Bắc Việt, đó là giai đoạn tái tập hợp lực lượng, tổ chức và huấn luyện. Hà Nội về cơ bản làm ngơ lực lượng đồng minh được Trung Quốc bảo trợ này và sự bàng quan của họ với "những người đồng chí anh em" trong giai đoạn nổi dậy từ năm 1967 - 1969 sẽ để lại ấn tượng không thể phai nḥa trong ban lănh đạo Khmer Đỏ.[20][21]

    Ngày 17 tháng 1 năm 1968, Khmer Đỏ tiến hành chiến dịch đầu tiên. Mục tiêu của chiến dịch này nhằm thu thập vũ khí và tuyên truyền hơn là chiếm đóng lănh thổ, v́ tại lúc đó, lực lượng cốt cán của phe nổi dậy không nhiều hơn 4–5.000 người.[22][23] Cùng thời gian, lực lượng cộng sản thiết lập Quân đội cách mạng Kampuchia, là bộ phận quân sự của đảng cộng sản. Ngay từ giai đoạn cuối của cuộc nổi dậy tại Battambang, Sihanouk đă bắt đầu đánh giá lại mối quan hệ của ḿnh với lực lượng cộng sản.[24] Thỏa thuận trước đó của ông với phía Trung Quốc không mang lại cho ông cái ǵ cả. Không những phía Trung Quốc không thể kiềm chế được lực lượng Bắc Việt, họ c̣n (thông qua Khmer Đỏ) tích cực tham gia phá hoại quốc gia của ông.[15]

    Theo gợi ư của Lon Nol (vốn quay trở lại nội các dưới cương vị bộ trưởng quốc pḥng tháng 11 năm 1968) và các chính trị gia bảo thủ khác, ngày 11 tháng 5 năm 1969, Sihanouk chào đón việc b́nh thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và thiết lập tân Chính phủ Cứu nguy Dân tộc, với Lon Nol làm thủ tướng.[25] Mục tiêu của việc này là "chơi một con bài mới, v́ lực lượng cộng sản châu Á đă tấn công chúng ta từ trước cuộc chiến tranh Việt Nam".[26] Ngoài ra, việc trút giận vào lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải Phóng Miền Nam thuận tiện hơn nhiều so với lực lượng Khmer Đỏ nhỏ yếu, và loại trừ sự hiện diện của họ tại Campuchia là một mũi tên trúng nhiều đích.[27] Phía Hoa Kỳ cũng nhân cơ hội đó để giải quyến khó khăn của chính bản thân họ tại Đông Nam Á.

    Chiến dịch Menu

    B-52 đang bỏ bom trong chiến tranh Việt Nam

    Mặc dù Hoa Kỳ đă biết về sự tồn tại của các mật khu của lực lượng cộng sản Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Campuchia từ năm 1966, Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson vẫn không cho tấn công các mật khu này, v́ lo ngại phản ứng quốc tế, và rằng việc tấn công có thể khiến Sihanouk thay đổi lập trường.[28] Tuy nhiên, Johnson cũng cho phép các đội trinh sát thuộc Nhóm nghiên cứu và quan sát thuộc Bộ chỉ huy trợ giúp quân sự Mỹ ở Việt Nam (hay SOG) xâm nhập Campuchia, thu thập tin tức t́nh báo về các mật khu năm 1967.[29] Việc Richard M. Nixon trúng cử tổng thống năm 1968 và việc Nixon đưa ra chính sách dần rút lui lực lượng Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam, cũng như chính sách Việt Nam hóa chiến tranh khiến t́nh h́nh thay đổi .

    Ngày 18 tháng 3 1969, theo các mệnh lệnh mật của Nixon, không lực Hoa Kỳ tiến hành ném bom mật khu 353 (khu vực mà người Mỹ gọi là Fishhook, đối diện với tỉnh Tây Ninh ở Việt Nam) với 59 pháo đài bay B-52. Cuộc tấn công này là cuộc không tập đầu tiên trong một loạt các cuộc không tập vào các mật khu của lực lượng cộng sản, kéo dài cho tới tận tháng 5 1970. Trong chiến dịch Menu, không lực Hoa Kỳ đă tiến hành 3.875 phi vụ, ném hơn 108.000 tấn bom vào khu vực biên giới phía đông của Campuchia. [30] Trong thời gian diễn ra chiến dịch, Sihanouk giữ yên lặng về những ǵ đang diễn ra, có lẽ v́ hy vọng Hoa Kỳ có thể đẩy lực lượng Việt Nam khỏi lănh thổ của ḿnh. Về phía ḿnh, Hà Nội cũng giữ yên lặng, v́ không muốn đánh động về sự hiện diện của ḿnh trên lănh thổ "trung lập" Campuchia. Chiến dịch Menu được giữ bí mật với cả chính giới Quốc hội Hoa Kỳ và dân chúng cho tới tận năm 1973.

    Chiến tranh lan rộng

    LỊCH SỬ CAMPUCHIA
    Angkor Wat W-Seite.jpg

    Phù Nam (1-630)
    Chân Lạp (550-802)
    Đế quốc Khmer (802-1432)
    Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863)
    Thời thuộc Pháp (1863-1953)
    Sau độc lập (từ 1954)
    Cộng ḥa Khmer (1970-1975)
    Kampuchea Dân chủ (1975-1979)
    CHND Campuchia (1979-1993)
    Vương quốc Campuchia (1993-nay)

    Lực lượng các bên tham chiến

    Sau cuộc đảo chính, Lon Nol không đẩy Campuchia vào cuộc chiến tranh ngay lập tức. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tại Liên Hợp Quốc trong nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho chính phủ mới tại Phnom Penh và lên án sự vi phạm trung lập của Campuchia bởi các "thế lực bên ngoài, bất kể là từ đâu"[31] Hy vọng duy tŕ sự trung lập của ông dù vậy, cũng không mang lại kết quả ǵ hơn thời Sihanouk.

    Khi các chiến dịch quân sự nhanh chóng diễn ra, lực lượng cả hai phía đều hết sức tạp nham. Quân chính phủ được đổi tên thành Forces Armees Nationales Khemeres hay FANK (Lực lượng vũ trang quốc gia Khmer), và hàng ngàn thanh niên thành phố hăng hái gia nhập quân đội trong ṿng mấy tháng tiếp theo cuộc đảo chính lật đổ Sihanouk. Tuy nhiên với lực lượng gia tăng bởi tân binh, FANK phát triển quá mức khả năng hấp thụ tân binh vào hàng ngũ của ḿnh.[32] Tiếp đó, do áp lực của các chiến dịch quân sự và nhu cầu bổ sung thương vong, người ta không có đủ thời gian để huấn luyện các kỹ năng cần thiết cho lính mới, và sự thiếu huấn luyện này sẽ tiếp tục là tai ương cho sự tồn tại của FANK cho tới khi nó sụp đổ.[33]
    Mao Trạch Đông, Bành Chân, Norodom Sihanouk và Lưu Thiếu Kỳ

    Trong khoảng thời gian 1974–1975, FANK chính thức phát triển từ 100.000 lên đến khoảng 250.000 quân, nhưng có lẽ chỉ có chừng 180.000 quân do sự gian dối sổ lương bởi các sỹ quan chỉ huy và do nạn đào ngũ.[34] Viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ (vũ khí, tiếp liệu và trang thiết bị) được đổ vào cho FANK thông qua Nhóm vận chuyển thiết bị quân sự Campuchia (Military Equipment Delivery Team, Cambodia (MEDTC)). Tổng cộng có 113 sỹ quan và binh sỹ, nhóm này tới Phnom Penh năm 1971,[35] dưới quyền tổng chỉ huy bởi Đô đốc John S. McCain, Jr.[36] Thái độ của chính quyền Nixon có thể được tóm tắt bởi lời khuyên của Henry Kissinger cho chỉ huy đầu tiên của nhóm liên lạc, đại tá Jonathan Ladd: "Đừng có nghĩ đến chiến thắng; giữ cho nó sống sót là tốt rồi."[37] Dù vậy, McCain liên tục hối thúc Ngũ Giác đài gửi thêm vũ khí, trang thiết bị, và sỹ quan tùy viên cho cái mà ông coi là "cuộc chiến tranh của tôi".[38]

    Ngoài ra, c̣n nhiều vấn đề khác nữa. Bộ máy sỹ quan của FANK nói chung là thối nát và tham lam.[39] Việc họ thêm vào sổ quân các "lính ma" dẫn đến việc trương ph́nh sổ lương; trong khi các sỹ quan giữ lại phụ cấp lương thực cho lính th́ binh lính phải chịu đói; việc bán vũ khí và đạn dược trên chợ đen (hoặc cho phía địch) diễn ra như cơm bữa.[40][41] Tệ hơn thế, sự yếu kém về khả năng chiến thuật của các sỹ quan FANK cũng lan tràn như sự tham lam của họ.[42] Lon Nol thường xuyên phớt lờ Bộ tổng tham mưu và điều hành chiến dịch xuống tận cấp tiểu đoàn, trong khi nghiêm cấm mọi sự phối hợp thực tế giữa quân đội, hải quân và không quân.[43]

    Binh lính Khmer ban đầu chiến đấu khá dũng cảm, nhưng họ bị bó buộc bởi đồng lương ít ỏi (mà họ dùng để mua lương thực và thuốc men), thiếu thốn đạn dược, vũ khí hỗn tạp. Do hệ thống lương bổng bất cập, không đủ để chu cấp cho gia đ́nh, người thân của họ buộc phải theo chồng/con ra trận tuyến. Vấn đề này (c̣n trầm trọng hơn bởi sự sa sút tinh thần) càng ngày càng trở nên xấu đi.[39]

    Tới đầu năm 1974, quân đội Campuchia sở hữu 241.630 súng trường, 7.079 súng máy, 2.726 cối, 20.481 súng phóng lựu, 304 pháo không giật, 289 bích kích pháo(lựu pháo), 202 xe bọc thép chở quân, và 4.316 xe tải. Hải quân Khmer có 171 thuyền, không quân có 211 máy bay, bao gồm 64 T-28 do Hoa Kỳ sản xuất, 14 trực thăng vũ trang Douglas AC-47 và 44 trực thăng. Nhân viên quân sự của Đại sứ quán Hoa Kỳ – những người vốn theo nhiệm vụ chỉ điều phối chương tŕnh viện trợ vũ khí– thỉnh thoảng tham gia vào các hoạt động cố vấn và nhiệm vụ chiến đấu vốn bị nghiêm cấm.

    Để đối lại lực lượng chính phủ, lúc ban đầu là lực lượng khi đó được coi là lực lượng bộ binh hạng nhẹ thiện chiến hàng đầu trên thế giới– Quân đội Nhân dân Việt Nam.[44] Về sau, địch thủ của quân chính phủ là đội quân nông dân gan lỳ, trung thành một cách cứng nhắc với lư tưởng Khmer Đỏ, với hạt nhân là những thủ lĩnh từng trải, được Hà Nội hậu thuẫn. Quân Khmer Đỏ, được tái tổ chức sau cuộc họp thượng đỉnh Đông Dương tổ chức tại Conghua, Trung Quốc tháng 4 năm 1970, phát triển từ 12–15.000 năm 1970 tới 35–40.000 năm 1972, khi quá tŕnh "Khmer hóa" cuộc xung đột diễn ra và các hoạt động quân sự chống lại chính phủ Cộng ḥa Campuchia được giao hoàn toàn vào tay lực lượng nổi dậy Khmer Đỏ.[45]

    Sự phát triển của lực lượng Khmer Đỏ diễn ra trong ba giai đoạn. Từ năm 1970 tới năm 1972 là giai đoạn tổ chức và tuyển mộ, trong thời gian đó các đơn vị Khmer Đỏ làm nhiệm vụ trợ chiến cho Quân đội Nhân dân Việt Nam (PAVN). Từ năm 1972 tới giữa năm 1974, lực lượng nổi dậy thành lập các đơn vị ở mức tiểu đoàn và trung đoàn. Trong thời kỳ này, Khmer Đỏ bắt đầu xa lánh Sihanouk và những người ủng hộ ông, và bắt đầu tiến hành tập thể hóa nông nghiệp tại các vùng giải phóng. Các đơn vị ở mức sư đoàn được thành lập vào khoảng năm 1974–1975, khi đảng cộng sản Khmer tự lập và bắt đầu quá tŕnh biến đổi cực đoan trên toàn quốc. [46]

    Cùng với sự sụp đổ của Sihanouk, Hà Nội lo ngại trước viễn cảnh một chính thể thân phương Tây có thể cho phép người Mỹ thiết lập sự hiện diện quân sự ở sườn phía tây của ḿnh. Để ngăn ngừa điều đó xảy ra, họ bắt đầu đưa các căn cứ quân sự ở vùng biên về các vùng lănh thổ sâu hơn trong nội địa Campuchia. Một trung tâm chỉ huy được thiết lập tại Kratié tại một thời điểm rất thuận tiện. Tổn thống Nixon cho biết:

    "Chúng ta cần tiến hành một hành động mạnh mẽ tại Campuchia để chứng tỏ rằng chúng ta sát cánh với Lon Nol... một hành động mang tính tượng trưng... v́ chỉ có một chính thể Campuchia mới có gan có lập trường thân phương Tây và thân Mỹ."[47]

    Chiến dịch Campuchia

    Xem thêm về nội dung này tại Chiến dịch Campuchia.

    Bản đồ chiến dịch

    Ngày 29 tháng 4 1970, các đơn vị quân Việt Nam Cộng ḥa và Hoa Kỳ (lo ngại trước viễn cảnh Campuchia thất thủ trước các lực lượng cộng sản) mở một chiến dịch giới hạn, chia làm nhiều mũi tấn công với tên gọi Chiến dịch Campuchia mà Washington hy vọng sẽ giải quyết ba vấn đề: trước hết, thiết lập một lá chắn để bảo vệ cho quân Mỹ rút lui (bằng cách phá hủy các cơ sở hậu cần của quân Bắc Việt và tiêu diệt sinh lực đối phương); thứ hai, đó là phép thử cho chính sách Việt Nam hóa chiến tranh; thứ ba, đó là tín hiệu cho Hà Nội thấy rằng Nixon không xem nhẹ vấn đề này.[48] Mặc dù Nixon tỏ ra trân trọng lập trường của Lon Nol, chính quyền Campuchia không hề được báo trước về quyết định hành quân đánh vào lănh thổ của ḿnh. Lon Nol chỉ được thông tin sau khi chiến dịch đă bắt đầu, qua trưởng phái đoàn Mỹ tại Campuchia, bản thân ông này cũng chỉ biết tin qua đài phát thanh.[47]

    Lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam cộng ḥa phát hiện cũng như phá hủy một số lớn căn cứ hậu cần, vật tư tiếp vận, nhưng theo như bộ chỉ huy Hoa Kỳ tại Sài G̣n tiết lộ, một số lượng vật tư c̣n lớn hơn nữa đă kịp chuyển đi vào sâu hơn trong nội địa Campuchia.[49] Theo tướng Campuchia Sak Sutsakhan , sự rút lui của lực lượng Hoa Kỳ, chỉ sau 30 ngày chiến dịch, tạo ra "một khoảng trống lớn bên sườn lực lượng đồng minh mà cả Campuchia lẫn Việt Nam cộng ḥa đều không thể lấp đầy."[50]

    Cùng ngày Hoa Kỳ mở màn chiến dịch, lực lượng Bắc Việt phản ứng bằng cách tiến hành chiến dịch X, đánh lại lực lượng FANK, nhằm bảo vệ và mở rộng khu vực căn cứ và hậu cần của họ.[51] Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia chiến dịch này gồm các sư đoàn 1,5,7, 9 và C40. Hỏa lực pháo binh chi viện từ sư đoàn pháo binh 69. Tới tháng 6, chỉ 3 tháng sau khi Sihanouk bị lật đổ, họ đă quét sạch quân chính phủ tại toàn miền đông bắc, chiếm tới 1/3 lănh thổ Campuchia. Sau khi đánh bại các lực lượng chính phủ, quân Bắc Việt trao lại các lănh thổ mới giành được vào tay lực lượng nổi dậy bản xứ. Quân Khmer Đỏ cũng thiết lập các vùng giải phóng tại miền nam và tây nam, nơi họ hoạt động độc lập với lực lượng Bắc Việt.[22]

    Chenla II

    Xem thêm về nội dung này tại Chiến dịch Chenla II.

    Khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của quân chính phủ, tháng 8 1970

    Đêm 21 tháng 1 năm 1971, khoảng 100 đặc công Việt Nam tấn công sân bay Pochentong, căn cứ chính của Không lực chính phủ. Trong cuộc đột kích này, toán đặc công phá hủy gần như hoàn toàn tất cả số máy bay của quân chính phủ, bao gồm tất cả các máy bay chiến đấu. Tuy nhiên trong cái rủi lại có cái may, v́ số máy bay này gồm toàn các loại máy bay cũ (thậm chí lạc hậu) của Liên Xô. Để bù lại, Hoa Kỳ nhanh chóng chuyển giao các máy bay thế hệ mới hơn. Cuộc tấn công này dù vậy cũng khiến cho kế hoạch tấn công của FANK phải tạm ngưng. Hai tuần sau, Lon Nol bị đột quị, và phải đi sang Hawaii để chạy chữa. Hóa ra đó chỉ là một cơn đột quị không nguy hiểm lắm, Lon Nol nhanh chóng b́nh phục, và quay trở lại Campuchia chỉ sau hai tháng.

    Tới tận ngày 20 tháng 8 lực lượng chính phủ FANK mới mở chiến dịch Chenla II (Chân Lạp II), chiến dịch đầu tiên trong năm này. Mục tiêu của chiến dịch là giải tỏa quốc lộ 6, tái thông tuyến liên lạc với Kompong Thom, thành phố lớn thứ nh́, vốn bị cô lập với thủ đô từ hơn một năm nay. Chiến dịch này khởi đầu thành công, và Kompong Thom được giải vây. Tới tháng 11 và 12, quân Việt Nam và Khmer Đỏ tổ chức phản công, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng chính phủ trong các trận giao tranh. Người ta không biết được chính xác tổn thất, nhưng theo ước tính, "khoảng 10 tiểu đoàn sinh lực và trang thiết bị vũ khí, cộng thêm trang bị của 10 tiểu đoàn nữa".[52] Kết quả chiến lược của thất bại này là thế chủ động nay hoàn toàn rơi vào tay lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Khmer Đỏ.

    Cuộc đảo chính Sihanouk
    Lon Nol tiến hành đảo chính

    Trong khi Sihanouk đang viếng thăm Pháp, các cuộc bạo loạn (được chính phủ phần nào bảo trợ) chống người Việt Nam nổ ra tại Phnom Penh, khiến cho cả đại sứ quán của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Cộng ḥa miền Nam Việt Nam bị cướp phá.[53][54] Cũng trong khi Hoàng thân Sihanouk vắng mặt, Lon Nol không có bất kỳ một hành động nào để ngăn chặn các cuộc bạo loạn.[55] Ngày 12, thủ tướng Campuchia cho đóng cửa cảng Sihanoukville với tàu Bắc Việt Nam và đưa một tối hậu thư bất khả thi cho phía Bắc Việt Nam, theo đó tất cả lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Cộng ḥa miền Nam Việt Nam phải rút khỏi lănh thổ Campuchia trong ṿng 72 giờ (tức ngày 15 tháng 3), nếu không sẽ phải đối mặt với phản ứng quân sự từ phía Campuchia.[56]

    Sihanouk, được tin về t́nh h́nh rối loạn, bay đến Moscow và Bắc Kinh nhằm yêu cầu các chính quyền này vốn hậu thuẫn cho Bắc Việt và Cộng ḥa miền Nam Việt Nam phải gia tăng kiểm soát đồng minh của họ.[25] Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Lon Nol yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu về tương lai quyền lănh đạo của Sihanouk. Sihanouk bị phế truất bởi số phiếu 92–0.[57] Heng Cheng trở thành chủ tịch Quốc hội, trong khi Thủ tướng Lon Nol được giao quyền lực để đối phó với t́nh trạng khẩn cấp. Sirik tiếp tục giữ ghế phó thủ tướng. Chính phủ mới nhấn mạnh rằng việc chuyển giao quyền lực là hợp hiến và hợp pháp, rằng họ nhận được sự công nhận từ phần lớn chính phủ quốc tế. Người ta cáo buộc, và hiện nay vẫn tiếp tục cáo buộc rằng, có bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ trong việc lật đổ Sihanouk, nhưng không có chứng cứ nào để ủng hộ cáo buộc này.[58]

    Phần lớn tầng lớp trung lưu và có học thức Campuchia đă trở nên mệt mỏi với hoàn thân Sihanouk và chào đón chính quyền mới.[59] Cùng với họ là phe quân đội, vốn chờ đón sự quay lại của viện trợ quân sự và viện trợ tài chính từ Hoa Kỳ.[60] Chỉ vài sau khi bị lật đổ, Sihanouk, lúc đó đang ở Bắc Kinh, cho phát đi lời kêu gọi dân chúng nổi dậy chống lại những kẻ tiếm quyền.[25] Các cuộc biểu t́nh và nổi loạn diễn ra (phần lớn trong các vùng giáp ranh với khu vực kiểm soát của Quân đội Nhân dân Việt Nam hoặc Cộng ḥa miền Nam Việt Nam), nhưng không gây nguy hại trực tiếp đến chính quyền[61] Tuy nhiên tại Kompong Cham ngày 29 tháng 3, đám đông nổi loạn giết em trai của Lon Nol là Lon Nil, moi gan ông này ra ăn.[60] Khoảng 40.000 nông dân tiếp đó diễu hành về thủ đô để đ̣i tái lập Sihanouk lên ngôi, nhưng bị quân đội giản tán với nhiều thương vong

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến tranh Việt Nam tại Campuchia



    Thảm sát thường dân Việt Nam

    Phần đông dân chúng, thành phố cũng như nông thôn, trút giận vào cộng đồng người Việt sinh sống tại Campuchia. Lon Nol kêu gọi cần 10.000 người t́nh nguyện gia nhập quân đội để tăng cường lực lượng quân đội Campuchia gồm 30.000 người, với trang bị nghèo nàn, được hơn 70.000 người hưởng ứng.[62] Khắp nơi người ta đồn đại về một chiến dịch quân sự do Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành nhằm vào thủ đô Phnom Penh. Nạn hoang tưởng nảy nở tràn lan, gây ra phản ứng bạo lực nhằm vào bộ phận dân cư gồm 400.000 kiều dân gốc Việt.[60]

    Lon Nol hy vọng sử dụng kiều dân Việt Nam làm con tin để ḱm hăm hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Cộng ḥa miền Nam Việt Nam, c̣n quân đội chính phủ bắt đầu bố ráp và đưa kiều dân vào các trại tạm giam.[60] Tại đó, các cuộc chém giết bắt đầu. Tại các thị trấn và làng mạc trên khắp Campuchia, binh lính và dân chúng tróc nă những người hàng xóm láng giềng gốc Việt của họ để tàn sát.[63] Ngày 15 tháng 4, thi thể của khoảng 800 nạn nhân người Việt bị bỏ trôi theo ḍng sông Mê Kông về miền nam Việt Nam.

    Chính quyền Việt Nam Cộng ḥa, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, và Cộng ḥa miền Nam Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành vi ghê tởm đó.[64] Điều đáng nói ở đây là, không có người Campuchia nào—kể cả cộng đồng Phật giáo— lên tiếng tố cáo sự chém giết đó. Trong lời xin lỗi với chính quyền Sài G̣n, Lon Nol tuyên bố rằng

    khó mà phân biệt được trong số cư dân Việt Nam ai là Việt Cộng hay không. Cho nên việc người ta khó mà kiểm soát được phản ứng của binh lính Campuchia, vốn bản thân họ cũng cảm thấy bị phản bội, cũng là thường.[65]

    Thành lập FUNK và GRUNK

    Từ Bắc Kinh, Sihanouk tuyên bố giải tán chính phủ tại Phnom Penh và công bố ư định thành lập Front Uni National du Kampuchea hay FUNK (Mặt trận Thống nhất Quốc gia Campuchia). Sihanouk về sau này cho biết "Tôi vốn chọn không theo cả phe Hoa Kỳ lẫn phe cộng sản, v́ tôi biết rằng cả hai đều là những mối nguy, chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa cộng sản. Tôi buộc phải lựa chọn một trong hai v́ Lon Nol đẩy tôi vào con đường đó."[60]

    Hoàng thân Sihanouk sau đó liên minh với Khmer Đỏ, Bắc Việt, Pathet Lào, và Cộng ḥa miền Nam Việt Nam, sử dụng uy tín của ḿnh để ủng hộ phe cộng sản. Ngày 5 tháng 5, FUNK chính thức thành lập, và Gouvernement Royal d'Union Nationale du Kampuchea hay GRUNK (Chính phủ Hoàng gia Mặt trận Dân tộc Thống Nhất Campuchia) được công bố. Sihanouk đảm nhiệm vị trí nguyên thủ, bổ nhiệm Penn Nouth, một trong những ủng hộ viên trung thành nhất, làm thủ tướng.[60]

    Khieu Samphan được bổ làm thủ tướng, bộ trưởng quốc pḥng và tổng chỉ huy lực lượng vũ trang GRUNK (dù trên thực tế các chiến dịch quân sự đều nằm dưới sự chỉ huy của Pol Pot). Hu Nim là bộ trưởng thông tin, Hou Yuon giữ nhiều vị trí như bộ trưởng bộ nội vụ, bộ cải cách công cộng và bộ trưởng hợp tác. GRUNK tuyên bố họ không phải là chính phủ lưu vong, v́ Khieu Samphan và lực lượng nổi dậy vẫn ở trong nước. Sihanouk và những người trung thành ở lại Trung Quốc, dù hoàng thân tiếp tục tiến hành các cuộc viếng thăm "vùng giải phóng" tại Campuchia, bao gồm cả Angkor Wat, tháng 3 1973. Các chuyến viếng thăm đó chủ yếu có ư nghĩa tuyên truyền, và không có ảnh hưởng chính trị trên thực tế.[66]

    Với Sihanouk, hành động này cuối cùng hóa ra là một việc làm thiển cận, nhất thời thỏa ḷng khao khát báo thù với những kẻ đă phản bội ông.[67][68] Với Khmer Đỏ, đó chẳng qua là cơ hội để họ bành trướng thế lực và ảnh hưởng của phong trào này. Nông dân Khmer, bị thúc đẩy bởi ḷng trung thành với vương quyền, dần tập hợp dưới lá cờ của lực lượng FUNK.[69] Lời kêu gọi từ cá nhân Sihanouk, cùng với các hành động của quân Khmer Đỏ-nói chung là tốt, và các cuộc ném bom rộng khắp của lực lượng đồng minh do Hoa Kỳ đứng đầu đẩy mạnh việc dân chúng xin gia nhập hàng ngũ lực lượng nổi dậy. T́nh h́nh c̣n sáng sủa hơn cho phe Khmer Đỏ, sau ngày 9 tháng 10 năm 1970, khi Lon Nol băi bỏ thể chế quân chủ liên bang lỏng lẻo, thay vào đó thiết lập Cộng ḥa Khmer tập quyền.[70]

    Chiến tranh lan rộng

    Chính quyền Hà Nội từ chối yêu cầu của chính phủ mới đ̣i họ rút quân. 2.000-4.000 người Campuchia từng tới Bắc Việt Nam năm 1954 trở về Campuchia, được các binh sĩ Bắc Việt và Việt Cộng hỗ trợ. Để đáp lại, Hoa Kỳ cung cấp viện trợ vũ khí cho các lực lượng của chính phủ mới, và họ lao vào cuộc chiến chống lại cả những kẻ nổi loạn bên trong và cả những lực lượng Bắc Việt Nam và Cộng ḥa miền Nam Việt Nam.

    Tháng 4 năm 1970, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố với công chúng rằng các lực lượng trên bộ của Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa đă tiến vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các vùng căn cứ của NVA tại Campuchia (xem Cuộc xâm nhập Campuchia). Người Mỹ ném bom Campuchia trong hơn một năm. Những cuộc phản đối diễn ra tại các trường đại học Mỹ, dẫn tới cái chết của bốn sinh viên tại Kent State, ủng hộ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam (xem Thảm sát Đại học Tiểu bang Kent).

    Dù một số lượng lớn trang thiết bị đă bị Hoa Kỳ và các lực lượng Việt Nam Cộng ḥa chiếm được và phá huỷ, chính sách ngăn chặn các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa vẫn tỏ ra không thành công. Bắc Việt di chuyển sâu hơn vào bên trong Campuchia để tránh các cuộc hành quân của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng ḥa. Các đơn vị NVA tràn qua các vị trí quân sự của Campuchia trong khi CPK mở rộng các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào những đường thông tin liên lạc.

    Trong ban lănh đạo Cộng ḥa Khmer có t́nh trạng không thống nhất giữa ba thành viên chính: Lon Nol, Sirik Matak anh em họ của Sihanouk, và lănh đạo Quốc hội In Tam. Lon Nol vẫn nắm quyền lực một phần nhờ bởi không có ai đă được chuẩn bị để thế chỗ ông. Năm 1972, một hiến pháp ra đời, nghị viện được bầu ra, và Lon Nol trở thành tổng thống. Nhưng t́nh trạng không thống nhất, những vấn đề về việc biến lực lượng quân đội 30.000 người lên hơn 200.000, và t́nh trạng tham nhũng tràn lan làm suy yếu chính quyền hành chính và quân đội.

    Cuộc nổi dậy của những người cộng sản bên trong Campuchia tiếp tục lớn mạnh, và được cung cấp trang bị cũng như ủng hộ quân sự từ phía Bắc Việt Nam. Pol Pot và Ieng Sary nắm được quyền lănh đạo lực lượng cộng sản do người Việt Nam đào tạo, nhiều người trong số đó đă bị thanh lọc. Cùng lúc đó các lực lượng của Đảng cộng sản Kampuchea trở nên mạnh hơn và độc lập hơn khỏi quyền kiểm soát của người Việt Nam. Tới năm 1973, CPK đă đánh những trận lớn chống lại các lực lượng chính phủ mà không cần hoặc có rất ít sự hỗ trợ từ phía Quân đội Nhân dân Việt Nam, họ kiểm soát gần 60% lănh thổ Campuchia và 25% dân số.

    Chính phủ đă ba lần nỗ lực đàm phán với những người nổi dậy nhưng không mang lại kết quả, nhưng tới năm 1974, CPK đă hoạt động thành những nhóm tách biệt với nhau và một số lực lượng Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa đă chuyển vào trong miền Nam Việt Nam. Quyền kiểm soát của Lon Nol bị giảm xuống chỉ c̣n những vùng bao quanh thành phố và những đường vận chuyển chính. Hơn hai triệu người tị nạn chiến tranh sống ở Phnom Penh và các thành phố khác.

    Cơn hấp hối của Cộng ḥa Khmer(1972–1975)
    Vật lộn để tồn tại

    Từ năm 1972 tới năm 1974, cuộc chiến diễn ra chủ yếu trên các trục đường giao thông bắc nam thủ đô. Các chiến dịch có giới hạn được quân chính phủ tiến hành để giữ liên hệ với các vùng sản xuất lúa gạo ở miền tây bắc, dọc theo sông Mê Kông và quốc lộ 5, con đường bộ nối liền Campuchia với miền Nam Việt Nam. Chiến thuật của Khmer Đỏ là dần cắt đứt các tuyến liên lạc này và bóp nghẹt Phnom Penh. Kết quả là lực lượng quân đội chính phủ FANK bị chia cắt, cô lập, không thể hỗ trợ lẫn nhau.

    Hỗ trợ chủ yếu của Hoa Kỳ cho nỗ lực của lực lượng FANK là các cuộc ném bom và các phi vụ oanh kích của Không lực Hoa Kỳ. Khi tổng thống Nixon ra lệnh tiến hành Chiến dịch Campuchia 1970, quân Mỹ và Nam Việt Nam tiến hành chiến dịch dưới lớp ô không lực bảo vệ được mệnh danh Chiến dịch Freedom Deal. Khi các lực lượng này rút lui, chiến dịch không kích tiếp tục, dưới danh nghĩa ngăn chặn các lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam/Cộng ḥa miền Nam Việt Nam di chuyển và vận chuyển tiếp tế.[71] Trên thực tế (và hoàn toàn không được công chúng Hoa Kỳ cũng như Quốc hội biết đến), các hoạt động này được thực hiện để không yểm cho lực lượng quân chính phủ FANK.[72] Theo một cựu sỹ quan Hoa Kỳ tại Phnom Penh, "các khu vực quanh sông Mê Kông dày đặc các hố bom B-52, tới mức năm 1973, chúng giống như thung lũng trên mặt trăng".[73]
    Memorial in Cambodia: a Soviet-built T-54 tank

    Ngày 10 tháng 3 năm 1972, ngay trước khi Quốc hội chuẩn bị thông qua bản sửa đổi hiến pháp, Lon Nol thông báo ngưng cuộc thảo luận tại quốc hội. Lon Nol tiếp đó buộc Cheng Heng, nguyên thủ quốc gia kể từ khi Sihanouk bị lật đổ, phải trao lại quyền lực cho ḿnh. Vào dịp kỷ niệm lần thứ hai cuộc đảo chính, Lon Nol từ bỏ vị trí nguyên thủ, nhưng tiếp tục giữ vị trí thủ tướng và bộ trưởng quốc pḥng.

    Ngày 4 tháng 6, Lon Nol được bầu làm tổng thống đầu tiên của Cộng ḥa Khmer, trong một cuộc bầu cử gian lận rơ ràng.[74] Với bản hiến pháp mới (được thông qua vào 30 tháng 4), các đảng phái chính trị nhanh chóng trở thành căn nguyên cho t́nh trạng chia rẽ đảng phái. Theo tướng Sutsakhan: "hạt giống dân chủ hóa, được ném theo gió bởi các lănh đạo Khmer với thiện ư, chẳng mang lại cái ǵ tốt đẹp cho Cộng ḥa Khmer, ngoại trừ một vụ mùa thất bát."[43]

    Tới tháng 1 năm 1973, một tia hy vọng mới được thổi vào lồng ngực chính phủ, quân đội và dân chúng khi Hiệp định ḥa b́nh Paris được kư kết, chấm dứt cuộc xung đột (tại thời điểm đó) tại miền Nam Việt Nam và Lào. Ngày 29 tháng 1, Lon Nol tuyên bố đơn phương ngưng bắn trên toàn quốc. Tất cá các chiến dịch ném bom của Hoa Kỳ cũng được ngưng lại, với hy vọng bảo đảm một cơ hội ḥa b́nh được mở ra. Tuy nhiên điều đó không xảy ra. Quân Khmer Đỏ làm ngơ trước tuyên bố của chính phủ và tiếp tục cuộc chiến. Tới tháng 3, do thương vong nặng nề, do nạn đào ngũ, và t́nh h́nh tuyển quân èo uột, Lon Nol phải tuyên bố ban hành nghĩa vụ quân sự, và tới tháng 4, quân nổi dậy tiến hành chiến dịch tấn công, tiến sát vào tận tới khu ngoại ô thủ đô. Không lực Hoa Kỳ phản ứng bằng cách tiến hành các cuộc ném bom dữ dội, buộc lực lượng Khmer Đỏ phải rút về vùng nông thôn, sau khi bị tổn thất nặng bởi các cuộc không kích.[75]

    Tới ngày cuối cùng của chiến dịch Freedom Deal (15 tháng 8 1973), có 250.000 tấn bom đă được ném trên lănh thổ Cộng ḥa Khmer, trong số đó 82 ngàn tấn được ném chỉ trong 45 ngày cuối chiến dịch.[76] Kể từ khi chiến dịch Menu khởi phát năm 1969, Không lực Hoa Kỳ đă ném 539.129 tấn bom tại Campuchia.[77]

    Khmer Đỏ dần lộ nguyên h́nh

    Cho tới tận những năm 1972–1973, người ta vẫn c̣n tin là, cả trong và ngoài Campuchia, rằng cuộc chiến là một cuộc xung đột bởi ngoại bang, và cuộc chiến không làm thay đổi gốc rễ bản chất người Khmer.[78] Tới cuối 1973, trong dân chúng và chính phủ Campuchia người ta dần nhận rơ sự cuồng tín, coi rẻ sinh mạng con người, và việc Khmer Đỏ hoàn toàn bác bỏ đàm phán ḥa b́nh, "khiến người ta bắt đầu thấy sự cuồng tín của Khmer Đỏ, và bản chất hung hăn tiềm tàng của chúng c̣n ghê gớm hơn những ǵ mà người ta phỏng đoán."[78]

    Tin tức về chính sách tàn bạo của lực lượng này nhanh chóng bay đến Phnom Penh và tới dân chúng, báo trước về một cơn điên loạn tàn bạo chuẩn bị đổ xuống đầu quốc gia này. Nhiều câu chuyện được kể về việc việc nhiều làng mạc bị cưỡng bức di dời hoàn toàn, hay chuyện tất cả những người nào tỏ ra buất tuân lệnh, hay thậm chí chỉ đơn giản là dám đặt câu hỏi, việc cấm đoán thực hành tín ngưỡng, hay việc các nhà sư bị bắt phải cởi áo nhà tu hoàn tục hoặc bị giết hại, và việc các tập tục cưới hỏi hay sinh hoạt t́nh dục bị phá bỏ.[79][80] Chiến tranh là một việc, nhưng việc Khmer Đỏ chém giết một cách tùy hứng, rất khác với bản chất người Khmer, là một việc hoàn toàn khác.[81] Các tin tức sự hung bạo của Khmer Đỏ bắt đầu lộ ra cùng với thời gian binh lính Việt Nam bắt đầu rút khỏi chiến trường Campuchia. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Việc Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung nỗ lực vào chiến trường miền Nam Việt Nam tạo điều kiện cho Khmer Đỏ lần đầu tiên áp dụng học thuyết và chính sách của họ mà không gặp phải bất cứ sự kiềm chế nào.[82]

    Ban lănh đạo Khmer Đỏ tới lúc này vẫn hoàn toàn là một bí ẩn với dân chúng. Người ta gọi họ bằng cái tên peap prey – đạo quân sơn lâm. Trước đó, ngay cả sự hiện hữu của lực lượng cộng sản trong hàng ngũ GRUNK cũng phải được dấu diếm.[79] Trong các vùng "giải phóng", người ta gọi họ một cách đơn giản là "Angka" – tổ chức. Trong năm 1973, quyền lănh đạo đảng cộng sản Campuchia rơi vào tay các thành viên cuồng tín nhất là Pol Pot và Son Sen, những người tin rằng "Campuchia phải trải qua một cuộc cách mạng toàn diện, và mọi thứ tồn tại trước đó đều đáng bị nguyền rủa, và phải bị tiêu hủy".[82]

    Người ngoài cũng không được biết đến sự đối lập ngày càng tăng giữa Khmer Đỏ và đồng minh Bắc Việt của họ.[82][83] Ban lănh đạo cực đoan của Khmer Đỏ không bao giờ ngưng nghi ngờ Hà Nội có mưu đồ thiết lập một Liên bang Đông Dương, với Bắc Việt nắm vai tṛ thống lĩnh.[84] Khmer Đỏ về mặt ư thức hệ gần gũi với Trung Quốc, trong khi Liên Xô, nước bảo trợ chính cho Việt Nam, th́ vẫn công nhận sự hợp pháp của chính quyền Lon Nol.[85] Sau khi hiệp định Paris được kư kết, Quân đội Nhân dân Việt Nam cắt đứt nguồn tiếp tế vũ khí cho Khmer Đỏ, với hy vọng qua đó buộc họ phải chấp nhận ngưng bắn.[82][86] Khi phía Hoa Kỳ được rảnh tay bởi hiệp định này, họ quay sang tập trung sức mạnh không quân của ḿnh đánh vào Khmer Đỏ, việc này cũng được Khmer Đỏ đổ lỗi lên Hà Nội.[87] Trong năm đó, sự nghi ngờ và thái độ thiếu thân thiện của ban lănh đạo Khmer Đỏ dẫn đến việc họ tiến hành cuộc thanh trừng nội bộ. Phần lớn các thành viên Khmer Đỏ được huấn luyện bởi Hà Nội đều bị giết theo mệnh lệnh của Pol Pot.[88]

    Càng ngày, yêu cầu sử dụng hoàng thân Sihanouk như một tấm b́nh phong cho Khmer Đỏ càng giảm đi. Khmer Đỏ tuyên bố với dân chúng vùng "giải phóng" rằng việc công khai ủng hộ Sihanouk sẽ dẫn đến việc họ bị trừ khử.[89] Mặc dù hoàng thân Sihanouk vẫn nhận được sự ủng hộ từ phía Trung Quốc, mỗi khi ông xuất hiện trước công chúng ngoại quốc để thu hút sự ủng hộ cho GRUNK, ông bị các Bộ trưởng Ieng Sary và Khieu Samphan tỏ vẻ coi thường ra mặt.[90] Tháng 6, hoàng thân nói với nhà báo người Ư Oriana Fallaci rằng khi "họ [chỉ Khmer Đỏ] đă hút kiệt tôi rồi, họ sẽ vứt tôi ra như vứt một con hàu thôi."[91]

    Tới cuối năm 1973, những người trung thành với Sihanouk đă bị thanh lọc khỏi tất cả các bộ của GRUNK và tất cả những ủng hộ viên của ông trong hàng ngũ quân nổi dậy cũng đă bị tiêu diệt.[82] Chỉ ít lâu sau dịp lễ Giáng sinh, khi quân nổi dậy đang chuẩn bị cho chiến dịch công kích cuối cùng, Sihanouk nói chuyện với nhà ngoại giao Pháp Etienne Manac'h. Ông nói rằng hy vọng của ông về một chủ nghĩa xă hội ôn ḥa nay phải hoàn toàn bỏ đi. Nay mô h́nh mới sẽ là nước Albania theo tư tưởng Stalin.[92]
    [sửa] Phnom Penh thất thủ

    Xem thêm về Campuchia dưới thời Pol Pot tại Kampuchea Dân chủ.

    Vào lúc quân Khmer Đỏ bắt đầu chiến dịch mùa khô nhằm đánh chiếm thủ đô đang bị vây hăm vào 1 tháng 1 1975, Cộng ḥa Khmer đă ở vào t́nh trạng hỗn loạn. Nền kinh tế bị bóp nghẹt, mạng lưới giao thông bị thu hẹp lại c̣n có giao thông đường không và đường thủy, thu hoạch lúa chỉ c̣n một phần tư, nguồn cung cấp cá nước ngọt (nguồn protein chủ đạo) sụt giảm nghiêm trọng. Giá cả thực phẩm cao gấp 20 lần mức trước chiến tranh, và người ta ngừng đánh giá t́nh trạng thất nghiệp trong dân chúng.[93]
    Chiến dịch cuối cùng nhằm vào Phnom Penh, tháng 4 1975

    Phnom Penh, với lượng dân cư trước chiến tranh vào khoảng 600 ngàn người, bị tràn ngập bởi dân tị nạn (vẫn tiếp tục tràn vào thủ đô từ các khu vực pḥng thủ ṿng ngoài bị thất thủ), ph́nh lên tới mức 2 triệu người. Số dân chúng tuyệt vọng và không nơi nương tựa này chẳng có nghề nghiệp, chỉ có rất ít lương thực, chỗ trú chân, hay chăm sóc y tế. Điều kiện sống của họ (và của chính phủ) ngày càng trở nên tồi tệ, khi lực lượng Khmer Đỏ dần giành được quyền kiểm soát hai bờ sông Mê Kông. Từ bờ sông, quân Khmer Đỏ sử dụng ḿn và hỏa lực để kiềm chế các đoàn thuyền vận chuyển tiếp liệu thực phẩm, xăng dầu, và đạn dược cho thành phố ngày càng đói khát này (90% tiếp vận cho Cộng ḥa Khmer được chuyển bằng đường thủy) từ Nam Việt Nam. Sau khi tuyến đường thủy bi cắt đứt vào tháng 2, Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành các cuộc không vận tiếp tế. Các cuộc không vận này ngày càng trở nên nguy hiểm, v́ đạn rocket và đạn pháo của quân Khmer Đỏ, liên tục nă vào sân bay và vào thành phố.

    Tuyệt vọng, nhưng quyết tâm, các đơn vị quân chính phủ, nhiều đơn vị đă cạn sạch cả đạn dược, bám trụ xung quanh thủ đô và chiến đấu đến khi vị trí của họ thất thủ. Tới tuần cuối cùng của tháng 3 năm 1975, 40 ngàn quân Khmer Đỏ bắt đầu bao vây thủ đô và chuẩn bị đánh đ̣n "ân huệ" vào lực lượng chính phủ, c̣n khoảng bằng nửa số đó.[94]

    Lon Nol từ chức và rời Campuchia ngày 1 tháng 4, hy vọng rằng người ta có thể đạt được thỏa hiệp nếu ông ta từ bỏ chính trường.[95] Saukam Khoy trở thành quyền tổng thống của một chính phủ chỉ sống sót trong không quá ba tuần tới. Các nỗ lực vào phút chót của Hoa Kỳ nhằm thu xếp một thỏa thuận ḥa b́nh trong đó bao gồm Sihanouk thất bại. Khi Quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu không thông qua tiếp tục viện trợ đường không cho Capuchia, t́nh trạng hoảng loạn và cảm tưởng tận thế lan tràn tại thủ đô. T́nh h́nh này được Tướng Sak Sutsakhan (lúc đó là tham mưu trưởng FANK) ghi nhận:

    "Bức tranh Cộng ḥa Khmer xuất hiện trong trí óc người ta lúc đó là h́nh ảnh một người ốm yếu, chỉ sống được nhờ vào sự tiếp sức từ bên ngoài, và trong t́nh cảnh ấy, việc nhồi nhét thuốc men, dù có hiệu quả đến mức nào đi chăng nữa, có lẽ cũng chẳng có giá trị duy tŕ sự sống lâu hơn được".[96]

    Ngày 12 tháng 4, kết luận rằng t́nh h́nh đă trở nên tuyệt vọng (và không hề thông báo cho chính quyền Khmer), Hoa Kỳ sơ tán nhân viên sứ quán của ḿnh bằng trực thăng trong Chiến dịch Eagle Pull. Trong số 276 người được sơ tán có Đại sứ Hoa Kỳ John Gunther Dean, các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ, quyền Tổng thống Saukam Khoy , các viên chức cao cấp của chính phủ Cộng ḥa Khmer và gia đ́nh, và nhân viên các hăng thông tấn. Tổng cộng, có 82 người Mỹ, 159 người Campuchia, và 35 người thuộc các quốc gia khác được sơ tán. Cuộc chiến tranh đă tiêu tốn của Hoa Kỳ khoảng một triệu dollar một ngày– tổng cộng $1.8 tỷ dollar cho chi phí quân sự và viện trợ kinh tế. Chiến dịch Freedom Deal tốn thêm $7 tỷ dollar nữa. [97] Mặc dù Đại sứ Hoa Kỳ mời (và hết sức kinh ngạc), nhưng hoàng thân Sisowath Sirik Matak, Long Boret, Lon Non (em trai Lon Nol), và phần lớn nội các của Lon Nol khước từ lời mời di tản từ phía Hoa Kỳ. [98] Tất cả bọn họ chọn ở lại và chia sẻ số phận với dân chúng của họ. Tên của họ không nằm trong danh sách tử h́nh của Khmer Đỏ, và nhiều người tin vào lời Khmer Đỏ rằng các viên chức của chế độ cũ sẽ không bị sát hại, mà sẽ được chào đón để giúp đỡ tái thiết đất nước. Về sau, tất cả bọn họ đều bị Khmer Đỏ tàn sát.

    Sau khi người Mỹ (và Saukam Khoy) đă rời đi, bẩy thành viên Hội đồng Tối cao, dẫn đầu bởi Tướng Sak Sutsakhan, thâu tóm quyền điều hành chính quyền đang sụp đổ. Tới ngày 15 tháng 4, pḥng tuyến cuối cùng của thành phố rơi vào tay quân Khmer Đỏ. Sáng ngày 17 tháng 4, Hội đồng quyết định di chuyển trụ sở chính phủ tới tỉnh Oddar Meanchay ở vùng tây bắc. Tới 10 giờ sáng, tướng Mey Si Chan của bộ tổng tham mưu FANK loan báo trên đài phát thanh, hạ lệnh cho tất cả lực lượng FANK ngừng bắn, v́ "thương lượng đang diễn ra" về việc Phnom Penh đầu hàng.[99] Cuộc chiến đă kết thúc, nhưng cơn ác mộng Khmer Đỏ mới chỉ bắt đầu. Quân Khmer Đỏ tiến hành cưỡng bức di tản dân chúng khỏi thủ đô ngay lập tức về vùng nông thôn, và trong quá tŕnh đó, giết hại hàng ngàn người. Năm số 0 dưới chế độ Khmer Đỏ bắt đầu.

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Đường Trường Sơn



    Đường Trường Sơn hay đường ṃn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lănh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa vào tới lănh thổ Việt Nam Cộng ḥa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và pḥng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn c̣n được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.

    Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên của dăy Trường Sơn - dăy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua. Về sau, hệ thống này có thêm tên gọi Đường ṃn Hồ Chí Minh, tên gọi này (Ho Chi Minh trail) có nguồn gốc từ Mỹ. [1]

    Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa đă đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đă được sử dụng để giúp hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đă được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường.

    Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đă thành vùng bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm 2000, Đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau Quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến đông Trường Sơn.

    Lịch sử


    H́nh thành (1959-1965)
    Đường Trường Sơn, 1959-1964

    Một số phần của Đường Trường Sơn vốn đă tồn tại từ hàng thế kỷ dưới h́nh thức các con đường ṃn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng. Khu vực mà hệ thống đi qua đă là một trong những vùng đất địa h́nh hiểm trở nhất Đông Nam Á: núi cao, ít dân, rừng rậm nhiệt đới. Trong những năm đầu của Chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đă sử dụng hệ thống đường ṃn này làm đường nối liền Bắc Nam, một trong các tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quét của quân Pháp. Tháng 5 năm 1958, các lực lượng thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Pathet Lào đă chiếm giữ các nút giao thông tại Sê-pôn (Tchepone), trên đường 9 thuộc địa phận Lào.[2]

    Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng ḥa ra đời, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, đă phủ nhận tổng tuyển cử toàn quốc theo Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, đưa đến việc chia cắt Việt Nam. Để tiếp tục chi viện cho những người Cộng sản miền Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă quyết định xây dựng những con đường chiến lược. Trên cơ sở đó đă có 2 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ qua dăy Trường Sơn và tuyến đường biển trên biển Đông.

    Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 mới được thành lập vào tháng 9 vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau là Thiếu tướng) Vơ Bẩm. Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa, toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp, thậm chí đoàn c̣n dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng.

    Sau đó, đoàn 559 chuyển các tuyến giao thông của ḿnh sang sườn Tây của dăy Trường Sơn.[3] Một năm sau, đoàn 559 đă đạt được quân số 6.000 người với hai trung đoàn 70 và 71.[4] Con số này không bao gồm các lực lượng chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ hay dân công Việt và Lào. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, đường Trường Sơn chỉ được dùng để chuyển quân, do khi đó việc vận chuyển súng đạn vào Nam qua đường biển có hiệu quả cao hơn.[5] Sau các cố gắng của hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn hoạt động này trên vùng biển ven bờ Chiến dịch Market Time, đường Trường Sơn phải làm cả hai nhiệm vụ. Hàng chuyển vào từ miền Bắc được lưu trong các kho tàng dọc theo biên giới mà sau được gọi là các "Khu căn cứ", những nơi này đến lượt nó lại trở thành các thánh địa cho các lực lượng Quân giải phóng và Quân đội Nhân dân Việt Nam dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự bên trong lănh thổ Việt Nam Cộng ḥa.

    Có 5 khu căn cứ lớn trong vùng cán xoong của Lào (xem bản đồ). Căn cứ 604 là trung tâm hậu cần chính; từ đó, quân và quân nhu được điều phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam Cộng ḥa và các căn cứ khác xa hơn ở phía Nam. Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ 604 tới căn cứ 609; cung cấp xăng dầu và đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung lũng A Sầu ở Thừa Thiên. Căn cứ 612 được dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên. Căn cứ 614 nằm giữa Chavane (Lào) và Khâm Đức (Nam Việt Nam) vận chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật và Mặt trận B3. Căn cứ 609 giữ vai tṛ quan trọng, do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận chuyển quân nhu trong mùa mưa.[6] Ban đầu, hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ, xe ḅ. Đến tháng 12 năm 1961, Đoàn vận tải 3 của Cục Hậu cần đă trở thành đơn vị vận tải cơ giới đầu tiên của QĐNDVN phục vụ trên đường Trường Sơn. Từ đây, vận tải cơ giới tăng lên nhanh chóng.[7]


    Các khu căn cứ trên lănh thổ Lào

    Có hai loại đơn vị thuộc Đoàn 559, các binh trạm và các đơn vị giao liên. Một binh trạm tương đương với một trung tâm hậu cần cấp trung đoàn, có trách nhiệm bảo vệ một đoạn đường. Trong khi các đơn vị độc lập chịu trách nhiệm an ninh, công binh, và các chức năng đánh tín hiệu, binh trạm cung cấp các nhu yếu phẩm hậu cần. Các trạm giao liên thường đóng cách nhau một ngày đường đi bộ, có trách nhiệm cung cấp lương thực, chỗ trú, y tế, và dẫn đường tới trạm tiếp theo. Đến tháng 4 năm 1965, chỉ huy Đoàn 559 là Tướng Phan Trọng Tuệ, quân số gồm 24.000 người trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe tải, 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ, một tiểu đoàn vận tải đường thủy, 8 tiểu đoàn công binh, và 45 trạm giao liên. Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là "Đánh địch mà tiến, mở đường mà đi."[8]

    Hệ thống đường Trường Sơn phát triển thành một mạng lưới phức tạp của các con đường đất (một số nơi rải đá hoặc lót ván gỗ) rộng khoảng 5,5 m, đường cho người đi bộ và xe đạp thồ, băi đỗ xe tải. C̣n có kho chứa, băi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và các cơ sở vật chất khác. Tất cả được che dấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo không ngừng được mở rộng và củng cố.

    Thời tiết ở vùng Đông Nam Lào đóng vai tṛ quan trọng cả trong nỗ lực hậu cần và cả trong cố gắng của Mỹ/Việt Nam Cộng ḥa nhằm phá đường. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, trong thời gian này, trời luôn nhiều mây, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, khí hậu tương đối khô hơn và nhiệt độ thấp hơn. Do mạng lưới đường chủ yếu là đường đất, khối lượng vận chuyển chủ yếu (và các hoạt động quân sự mà nó hỗ trợ) được thực hiện vào mùa khô. Về sau, hệ thống đường được bổ sung bởi vận tải đường sông, kiểu vận tải này cho phép chuyển các khối lượng lớn quân nhu ngay cả trong mùa mưa.

    Ngăn chặn và mở rộng (1965-1968)


    Đường Trường Sơn, 1965-1968

    Đầu năm 1965, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559. Cuối năm 1965, Đại tá Hoàng Văn Thái được cử làm Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm được cử làm Chính ủy Đoàn 559. Đến cuối năm 1966, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên được cử làm Tư lệnh Đoàn 559 cho đến khi Đoàn 559 kết thúc nhiệm vụ lịch sử của ḿnh (1976).

    Theo ước lượng của t́nh báo Mỹ, trong năm 1961 số quân vào Nam theo đường Trường Sơn là 5.843, năm 1962 12.675 (con số thực là 5.300); năm 1963 7.693 (thực tế 4.700); và năm 1964 là 12.424 (thực tế là 9.000).[9] Năm 1964, khả năng cung ứng của đường Trường Sơn đă đạt đến từ 20 đến 30 tấn mỗi ngày.[4] Năm 1965, nhờ có các tuyến đường mới mở (trong đó có các tuyến đi qua Campuchia), lượng quân nhu được chuyển vào Nam trong năm này gần bằng tổng của 5 năm trước.

    Đến năm 1965, việc ngăn chặn hệ thống đường Trường Sơn đă trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ, nhưng các chiến dịch chống phá gặp khó khăn bởi thiếu lực lượng và bởi tính "trung lập" của Lào. Các vấn đề phức tạp của chính sự Lào cùng với các can thiệp của Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă dẫn tới một chính sách chung là hai bên cùng lờ nhau[10], và tiếp tục vi phạm tính trung lập của Lào: Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa củng cố và mở rộng hệ thống hậu cần trên đất Lào và hỗ trợ lực lượng đồng minh Pathet Lào; Mỹ không ngừng ném bom đường Trường Sơn và xây dựng hỗ trợ một đội quân bí mật để đánh lại lực lượng cộng sản.[11]

    Ngày 14 tháng 12 năm 1964, Không lực Mỹ thực hiện chiến dịch Barrel Roll lần đầu ném bom một cách có hệ thống phần đường tại Lào.[12] Ngày 20 tháng 3 năm 1965, sau khi Chiến dịch Sấm Rền đánh phá miền Bắc và Bắc Trung Bộ mở màn, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đă chấp thuận một cuộc leo thang quân sự nhằm phá đường Trường Sơn.[13] Chiến dịch Barrel Roll tiếp diễn ở vùng Đông Bắc Lào, trong khi vùng cán xoong phía nam bị ném bom bởi Chiến dịch Steel Tiger. Đến giữa năm, số phi vụ đă tăng từ 20 lên 1.000 lượt mỗi tháng. Trong tháng 1 năm 1965, chỉ huy Mỹ tại Sài G̣n yêu cầu kiểm soát các chiến dịch ném bom tại các vùng Lào giáp ranh với 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam Cộng ḥa. Đến đây, vùng này thuộc về địa bàn của Chiến dịch Tiger Hound.[14]

    Mùa mưa hàng năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải của đường Trường Sơn và cũng gây khó khăn cho các chiến dịch ném bom. Ngoài ra, sương mù buổi sớm và khói do tập tục đốt rẫy của dân cư thiểu số cũng cản trở việc ném bom. Trong năm 1968, Không quân Mỹ thực hiện hai thí nghiệm với hy vọng làm trầm trọng hơn nữa kiểu thời tiết xấu của mùa mưa. Dự án Popeye là một cố gắng nhằm kéo dài vô hạn mùa mưa trên đường Trường Sơn bằng cách tạo mây. Dự án bắt đầu thử nghiệm vào tháng 9 trên vùng lưu vực sông Kong - con sông chảy qua địa bàn của các chiến dịch Steel Tiger và Tiger Hound. Mây được tạo trong không trung bằng các đám khói bạc iodide và sau đó được kích hoạt bằng một mồi nổ bắn ra từ súng bắn pháo sáng. Dự án thử nghiệm thành công và chương tŕnh đă được thực hiện cho đến tháng 7 năm 1972.[15]


    Khu vực hoạt động của các chiến dịch Barrel Roll / Steel Tiger / Tiger Hound

    Dự án Commando Lava được bắt đầu thử nghiệm vào tháng 5. Các nhà khoa học ở công ty Dow Chemical đă chế tạo một dung dịch hóa học mà khi trộn với nước mưa sẽ phá hủy tính ổn định của các thành phần của đất và tạo ra bùn. Những thành viên quân sự và dân sự của chương tŕnh này đă rất hứng thú, họ cho rằng họ đang "tạo bùn chứ không gây chiến."[16] Tuy nhiên, thử nghiệm không cho kết quả tốt, chất này chỉ có tác dụng ở một số vùng, tùy theo thành phần của đất.

    Trên mặt đất, ban đầu, CIA và Quân đội Hoàng gia Lào có trách nhiệm ngăn chặn, làm chậm, hoặc ít nhất là theo dơi hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Về sau, nhiệm vụ này do các đội thám báo Lào cho CIA xây dựng thực hiện. Đến tháng 10 năm 1965, Tướng William Westmoreland, chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam, nhận được thẩm quyền tung lực lượng biệt kích Mỹ vượt qua biên giới. Ngày 18 tháng 11, lực lượng bí mật SOG (Military Assistance Command, Vietnam Studies and Observations Group) thực hiện đặc vụ "vượt hàng rào" đầu tiên vào đất Lào.[17] Đây là khởi đầu của một nỗ lực thám báo không ngừng mở rộng của SOG cho đến khi tổ chức này được giải thể vào năm 1972. Ngày 10 tháng 12, một vũ khí khác của Mỹ đă được đưa vào sử dụng, đó là trận ném bom đầu tiên của pháo đài bay B-52 xuống đường Trường Sơn.[18]

    Tuy nhiên, các cố gắng trên không chặn hoặc giảm được nhịp độ vận chuyển vào Nam. Mặc dù vậy, các nhà sử học Mỹ vẫn đánh giá các chiến đánh phá này không vô ích, do 10 ngàn quân của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă bị giữ lại để bảo vệ và duy tŕ đường Trường Sơn thay v́ vào Nam chiến đấu.[19][20]

    Năm 1966, Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58.000 đến 90.000 người, trong đó có ít nhất 5 trung đoàn hoàn chỉnh.[21] Mùa khô năm 1966-1967 đánh dấu bước chuyển lớn về chiến thuật vận tải của đoàn 559 từ "pḥng tránh tích cực" sang "tiến công" hợp đồng binh chủng. Các sở chỉ huy được chuyển ra gần đường, các lực lượng pḥng không, công binh đóng sát đường để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ công. Nhiều tuyến đường phụ, đường ṿng được mở thêm để đảm bảo thông đường cho xe chạy. Đến cuối năm 1967, mạng lưới đường đă lên 2.959 km đường ô tô, trong đó có 275 km đường chính, 576 km đường ṿng, và 450 đường vào cùng các kho chứa.[22]

    Bộ đội Trường Sơn c̣n sử dụng sông Kong và sông Bang Fai để chở lương thực, nhiên liệu, và đạn dược bằng cách cho hàng vào các thùng thép và thả trôi sông, các thùng này được thu lại ở đầu kia bởi các hề thống lưới và rào gỗ. Người Mỹ đă không biết rằng trong năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, hơn 81.000 tấn hàng đă được vận chuyển và cất giữ[23], 200.000 quân, trong đó có 7 trung đoàn bộ binh và 20 tiểu đoàn độc lập đă vào Nam[24].

    Quân nhu được vận chuyển theo đoàn được hộ tống từ miền Bắc theo từng chặng, xe tải chỉ chạy đi về giữa hai trạm, dỡ hàng và lấy hàng mới tại mỗi trạm. Nếu một xe tải bị hỏng hoặc bị bom phá, nó sẽ được thay bằng một xe của trạm gần nhất phía Bắc, và cứ như vậy cho đến khi một xe tải mới được đưa vào tại trạm cuối ở miền Bắc. Cuối cùng, khi hàng tới trạm giao liên cuối cùng ở phía Nam, hàng được bốc dỡ, cất vào kho, đưa lên các phương tiện vận tải thủy, hoặc do người vác vào miền Nam Việt Nam.

    Để tránh bom, các đơn vị vận tải thường chỉ chạy khi trời tối, cao điểm là lúc gần sáng. Khi máy bay Mỹ tới, giao thông sẽ dừng lại cho đến khi trời gần sáng, khi các máy bay ném bom và bắn phá ban đêm trở về căn cứ. Rồi xe lại chạy, cao điểm tiếp theo là khoảng 6 giờ sáng khi các lái xe cố gắng đưa xe về điểm tập kết trước khi mặt trời mọc và các đợt máy bay buổi sáng bắt đầu.[25]
    [sửa] Thời kỳ 1968-1972
    Đường ṃn Hồ Chí Minh, 1969-1973

    Cuối năm 1968, t́nh báo Mỹ đă có một phát hiện gây sốc, đó là phát hiện về hệ thống đường ống dẫn xăng dầu chạy ở phía tây nam từ Vinh.[26] Đến đầu năm 1969, hệ thống này đă vượt qua biên giới với Lào, và đến năm 1970 đă vươn tới gần thung lũng A Sầu ở tỉnh Thừa Thiên. Được hỗ trợ bởi nhiều trạm bơm nhỏ, đường ống bằng nhựa đă có thể chuyển dầu diesel, xăng và dầu hỏa qua cùng một ống. Nhờ các nỗ lực của Trung đoàn đường ống 592 Quân đội Nhân dân Việt Nam, đến năm 1970, số đường ống vào Lào đă tăng lên 6.[27]

    Năm 1970, Đoàn 559 được nâng lên mang mức quân khu. Chỉ huy thời kỳ này là Đại tá Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm - Chính ủy. Năm 1971, Đại tá Đặng Tính được cử làm Chính ủy (Chính ủy Đặng Tính gặp tai nạn và mất trên đường đi công tác năm 1973). Binh đoàn được tổ chức lại thành 5 bộ tư lệnh khu vực ngang cấp sư đoàn là: 470, 471, 472, 473, và 571. Lực lượng binh đoàn bao gồm 4 trung đoàn vận tải, 2 trung đoàn đường ống dẫn dầu, 3 trung đoàn pháo pḥng không, 8 trung đoàn công binh, và Sư đoàn 968 Bộ binh. Đến cuối năm, đoàn 559 đă có 27 binh trạm, vận chuyển 40.000 tấn hàng với tỉ lệ mất mát của năm đó là 3.4%.[28]

    Cho đến năm 1970, gần 80% lượng hàng được chuyển từ Bắc vào Nam là qua Đường ṃn Hồ Chí Minh trên biển, dỡ tại cảng Sihanoukville ở Campuchia, rồi từ đó đưa vào miền Nam Việt Nam. Sau vụ đảo chính của tướng Lon Nol tại Campuchia năm 1970, và việc đóng cảng Sihanoukville đối với tầu từ miền Bắc Việt Nam, đường Trường Sơn phải làm thêm nhiệm vụ của đường Hồ Chí Minh trên biển. Có lẽ do dự đoán trước khả năng mất đường hậu cần phía Nam nên từ năm 1969, Quân đội Nhân dân Việt Nam đă bắt đầu nỗ lực hậu cần lớn nhất trong cả cuộc chiến.[29] Năm 1970, họ chiếm các thị xă Lào Attopeu và Saravane ở chân cao nguyên Bolovens, kéo dài hệ thống vận tải trên sông Kong vào Campuchia. Quân đội Nhân dân Việt Nam c̣n thành lập Đoàn Vận tải 470 để quản lư ḍng người và hàng đi tới các chiến trường mới trong lănh thổ Campuchia.[30] "Con đường Giải Phóng" mới này rẽ sang Tây từ đường Trường Sơn tại Mường May ở Nam Lào, đi song song với sông Kong để vào Campuchia.

    Cuối cùng, tuyến đường mới này kéo dài qua Siem Prang tới sông Mekong đoạn ở gần Stung Treng, Campuchia.[31] Trong năm 1971 Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm Paksong và tiến tới Pakse tại trung tâm cao nguyên Bolovens. Năm sau, Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm được Khong Sedone. Họ c̣n tiếp tục một chiến dịch được bắt đầu từ năm 1968 để dọn sườn phía đông của đường Trường Sơn. Trong năm đó, các cứ điểm của các Lực lượng Đặc biệt của Mỹ tại Khe Sanh và Khâm Đức (cả hai đều do SOG sử dụng làm các căn cứ tiền phương cho các hoạt động biệt kích chống phá đường Trường Sơn) đều bị bỏ hoặc đánh bại.[32] Năm 1970, số phận tương tự đă xảy đến cho một căn cứ khác tại Dak Seang. Hành lang vận chuyển từng rộng chỉ 20 dặm nay đă trải rộng 90 dặm từ Đông sang Tây. Năm 1971, "đường kín" dưới tán rừng bắt đầu được xây đựng. Đến năm 1973, xe tải có thể chạy suốt dọc đường mà không ra khỏi mái ngụy trang, ngoại trừ khi đi qua suối cạn hay vượt suối qua các ngầm (loại cầu được xây ngay dưới mặt nước).[33]

    Chiến dịch Commando Hunt và Igloo White
    DuongTruongSon69-73.jpg[/IMG]
    Đến năm 1968, hệ thống hậu cần của miền Bắc đă mở rộng và hiện đại hóa. Ngoài ra, khoảng 43.000 người Việt và Lào đă tham gia điều khiển, nâng cấp, hoặc mở rộng hệ thống đường.[34] Lượng bom ném xuống Trường Sơn đạt đỉnh năm 1969, với khoảng 433.000 tấn ném xuống Lào.[35] Đây là thời điểm kết thúc của chiến dịch Rolling Thunder và mở đầu của chiến dịch Commando Hunt (tháng 11 năm 1968).

    Các nỗ lực ném bom liên tục này được chỉ dẫn bởi chiến dịch Igloo White hoạt động tại Nakhon Phanom, Thái Lan. Chiến dịch này gồm ba phần: các thiết bị cảm ứng địa chấn và âm thanh thu thập thông tin t́nh báo trên đường Trường Sơn (hàng rào điện tử MacNamara), các máy tính tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập (Infiltration Surveillance Center - ICS) đặt tại Thái Lan thu thập thông tin và ước tính các đường vận tải và tốc độ xe; các kíp máy bay được ISC chỉ dẫn để đánh phá các mục tiêu.[36] Nỗ lực này c̣n được hỗ trợ bởi các nhóm biệt kích SOG. Ngoài các nhiệm vụ do thám, đặt máy nghe trộm, và đánh giá thiệt hại do bom, các nhóm này c̣n tự tay lắp đặt các thiết bị cảm ứng cho chiến dịch Igloo White.

    Đến giai đoạn cuối của chiến dịch Commando Hunt (tháng 10 năm 1970 - tháng 4 năm 1972) số phi vụ máy bay bắn phá mỗi ngày là 182 máy bay tiêm kích, 13 máy bay chiến đấu (fixed wing gunship) và 21 B-52.[37]
    Sự phát triển của vũ khí pḥng không Quân đội Nhân dân Việt Nam 1965-1972

    Quân đội Nhân dân Việt Nam đáp trả máy bay Mỹ bằng lực lượng pháo pḥng không ngày càng mạnh. Năm 1968, lực lượng này chỉ gồm các vũ khí 37-mm và 57-mm do radar điều khiển. Năm sau đă xuất hiện súng 85-mm và 100-mm, đến năm 1972, đường Trường Sơn đă được bảo vệ bởi hơn 1.500 khẩu súng pḥng không.[38] Ngày 29 tháng 3 năm 1972, máy bay AC-130 đă bị bắn rơi trong một phi vụ ban đêm bởi tên lửa đất đối không vác vai SAM-7 ở gần Tchepone.[39]

    Trong các loại vũ khí bắn phá Trường Sơn, máy bay chiến đấu AC-130 Spectre với kính ngắm hồng ngoại và súng 40 mm được phía Viêt Nam Dân chủ Cộng ḥa đánh giá là hiệu quả nhất, kiểm soát và hạn chế phần nào hoạt động vận tải về đêm[28], phá hủy 2.432 xe tải trong tổng số 4.000 xe bị bom phá trong mùa khô 1970-71.[40].

    Để đối phó với máy bay AC-130, tháng 2 năm 1972, một tuyến "đường kín" dài 800 km hoàn thành và bắt đầu đưa vào sử dụng. Trên tuyến này, xe chạy dưới tán rừng già, chạy hoàn toàn vào ban ngày để tránh bị máy bay phát hiện. Xe chạy theo đội h́nh trung đoàn liền trên toàn tuyến chứ không chạy theo chặng nên thời gian giảm được từ 10 đến 15 ngày. Ban đêm, các đội xe vẫn tiếp tục chở hàng trên "đường hở", kết hợp với việc nghi binh bởi các xe hỏng chạy thật để bẫy AC-130 cho lực lượng pḥng không tấn công. Đến tháng 8 năm 1972, chiếc AC-130 thứ hai đă bị bắn rơi bằng tên lửa SAM-2. Sau vụ này, AC-130 phải lui về hoạt động ở phía Nam đường 9. Tuyến "đường kín" này đă đem lại hai kết quả quan trọng: (1) nỗ lực của Mỹ dùng máy bay AC-130 để đánh phá và chặn xe đă bị vô hiệu hóa; (2) việc vận tải được thực hiện theo cung dài đội h́nh lớn, đi thắng từ đầu đến cuối tuyến, kết thúc những năm tháng dai dẳng xe phải chạy ban đêm, vận chuyển theo từng cung trạm, vừa chậm vừa kém hiệu quả.

    Chiến dịch Lam Sơn 719


    Đầu tháng 2 năm 1971, 16.000 (sau là 20.000) quân Viêt Nam Cộng ḥa vượt biên giới Lào, tiến theo Đường 9 về phía trung tâm hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Sê-pôn (Tchepone). Chiến dịch Lam Sơn 719, cuộc tấn công được mong chờ đă lâu vào hệ thống đường Trường Sơn và cuộc thử nghiệm của chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đă bắt đầu. Quân đội Mỹ (ngoại trừ các đơn vị không quân, pháo binh, trực thăng) theo luật không được tham gia cuộc xâm lược[41]. Đầu tiên, chiến dịch tiến triển tốt, chỉ gặp phải ít kháng cự. Tuy nhiên, Quân đội Nhân dân Việt Nam đă chuẩn bị cho trận chiến này từ lâu, họ nhanh chóng điều đến một lực lượng cuối cùng lên đến 60.000 quân, đợi khi thời cơ đến phản công cô lập và tiêu diệt từng cánh quân của QLVNCH.[42]
    Đường Trường Sơn, 1973-1975

    Chiến trận nổ ra tại Nam Lào không giống với bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam có sự hiệp đồng binh chủng: bộ binh tấn công với sự hỗ trợ của xe tăng và pháo hạng nặng đè bẹp các vị trí của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa tại các cánh và đội h́nh chính. Hỏa lực pḥng không phối hợp đă làm cho sự hỗ trợ và vận tải bằng không quân trở nên khó khăn và thiệt hại lớn, 108 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị bắn hỏng.[43] Tuy đổ được quân vào một vài điểm cao phía Đông Tchepone và đưa được quân trinh sát vào trong thị trấn, nhưng đó là một chiến thắng không mấy giá trị, v́ Quân lực Việt Nam Cộng ḥa sau đó đă phải nhanh chóng rút lui. Quân đội Nhân dân Việt Nam khép chặt gọng ḱm và chặn đánh trên suốt quá tŕnh rút lui. Tuy được hỗ trợ bởi hỏa lực mạnh của Mỹ, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng ḥa vẫn chịu thiệt hại nặng nề. Đến ngày 25 tháng 3, chiến sự kết thúc, các đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng ḥa vượt biên giới với đối phương đuổi sát phía sau. Chiến dịch này được coi là một thất bại đẫm máu của liên quân Mỹ-Việt Nam Cộng ḥa, cả với vai tṛ thử nghiệm của Việt Nam hóa chiến tranh (bên tấn công chịu thương vong là một nửa quân số) và với vai tṛ phá hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (trong gần hai tháng diễn ra chiến dịch và tham gia chiến dịch, chẳng những vận tải không bị tắc, mà khối lượng hàng chuyển giao các chiến trường tăng gấp hai lần, thời gian đưa hàng đến đích cũng nhanh hơn, chỉ bằng nửa thời gian trước đó[44]).

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Đường Trường Sơn hay đường ṃn Hồ Chí Minh




    Loại Hệ thống hậu cần
    Xây dựng 1959 - 1975
    Sử dụng Chiến tranh Việt Nam 1960-1975
    Sau 1975
    Kiểm soát bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Quân đồn trú 5.000-60.000
    Chỉ huy Vơ Bẩm (1959-1965)
    Phan Trọng Tuệ (1965)
    Hoàng Văn Thái (1965-1966)
    Đồng Sỹ Nguyên (1966-1976)
    Trận đánh chiến dịch Barrell Roll 1964 - 1973
    chiến dịch Steel Tiger 1965 - 1968
    chiến dịch Tiger Hound 1965 - 1968
    chiến dịch Commando Hunt 1968 - 1972
    cuộc xâm nhập Campuchia 1970
    chiến dịch Lam Sơn 719 1971
    Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975

    [IMG]

    Đường tới ... chấm dứt cuộc chiến (1973-1975)


    Sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào. Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn được phát triển nhanh chóng, toàn diện, quy mô lớn trên tất cả các mặt. Đường Trường Sơn được nâng cấp tuyến phía Tây. Năm 1974, đường mở thêm tuyến phía Đông.

    Năm 1973, hệ thống đường Trường Sơn bao gồm một con đường (rải sỏi và đá vôi) rộng hai làn xe, chạy từ các cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ tới dăy Chu Pông ở miền Nam. Năm sau, đă có 4 làn hoàn chỉnh từ Tây Nguyên đến tận tỉnh Tây Ninh ở phía tây bắc Sài G̣n. Đường ống dẫn dầu duy nhất đă từng kết thúc tại thung lũng A Sầu nay bao gồm 4 đường (đường lớn nhất có đường kính 200 mm) kéo về phía Nam tới tận Lộc Ninh[45]

    Tháng 7 năm 1973 Binh đoàn Trường Sơn được tổ chức lại, nâng lên cấp cao hơn, các bộ phận cấp trung đoàn được chuyển lên cấp sư đoàn, và các binh trạm được nâng lên cấp trung đoàn. Bộ Tư lệnh Trường Sơn có tám sư đoàn (gồm hai sư đoàn ô tô vận tải: 571, 471; bốn sư đoàn công binh: 470, 472, 473, 565; Sư đoàn pḥng không 377, Sư đoàn bộ binh 968) và một số trung đoàn trực thuộc (gồm: 6 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 2 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn vận tải đường sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện, an dưỡng). Lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến gồm 4 đoàn - tương đương trung đoàn, với gần 10 ngh́n nam nữ thanh niên. Chỉ huy thời kỳ này là Đại tá Đồng Sĩ Nguyên - Tư lệnh và Đại tá Hoàng Thế Thiện - Chính ủy. Năm 1974, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên được thăng vượt cấp lên Trung tướng, Đại tá Hoàng Thế Thiện được thăng cấp Thiếu tướng. Đầu năm 1975, Đại tá Lê Xy được cử làm Chính ủy.

    Quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới, chấm dứt hành quân bộ. Trong mùa khô 1973-1974, mỗi tháng chuyển được trên 30.000 đến 50.000 quân qua tuyến. Trước đây, bộ đội hành quân bộ từ miền Bắc vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng, nay chỉ mất hơn chục ngày. Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân. Đối với hàng, đội h́nh vận chuyển chủ yếu là trung đoàn, chạy hoàn toàn ban ngày, đi thẳng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng.

    Đến mùa hè năm 1974, đường đông và tây Trường Sơn đă h́nh thành một hệ thống liên hoàn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật chất, cơ động lực lượng, binh khí kỹ thuật, bảo đảm cho đ̣n tiến công chiến lược khi thời cơ đến. Đồng thời, tuyến hành lang đông - tây Trường Sơn đă h́nh thành một căn cứ hậu cần chiến lược, chiến dịch. rộng trên 130 ngh́n cây số vuông, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường nam Đông Dương, là chỗ dựa vững chắc cho các chiến trường. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương chiến lược miền Bắc cho các chiến trường tại miền Nam, Lào và Campuchia.

    Tổng kết

    Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, đường Trường Sơn đă tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đă làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.

    Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đă huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đă hy sinh; hơn ba vạn người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu súng pháo bị hư hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy...

    Trong 16 năm, hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đă chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường.

    Hành quân trên đường Trường Sơn


    Một binh trạm trên đường Trường Sơn.

    Bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn phải vượt qua chặng đường dài trên 1.500 km.

    Thời gian đầu hoàn toàn hành quân bộ, mỗi ngày đi một đoạn đường từ trạm giao liên này tới trạm giao liên tiếp theo. Bộ đội hành quân bộ vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng, nếu vào chiến trường Nam Bộ, đến Bù Gia Mập - điểm cuối cùng của con đường ṃn th́ hết khoảng 5 tháng.

    Để chuẩn bị cho chặng đường dài gian khổ, bộ đội rèn luyện hành quân kèm mang đá, vác cây trên vùng đồi núi Kim Bôi - Hạ B́, tỉnh Ḥa B́nh, rồi hành quân bộ trên quăng đường trên nửa ngàn cây số từ Ḥa B́nh vào Quảng B́nh - cửa ngơ phía Bắc của đường Trường Sơn.

    Năm 1965, mỗi người phải mang 30 kg quân trang, lương khô, súng đạn, thuốc quân y, đường, gạo, muối... Do hàng được chuyển bằng cơ giới ngày càng nhiều, lượng lương thực trữ tại các trạm giao liên ngày càng nhiều, nên khối lượng phải mang vác cũng giảm dần. Năm 1966 giảm xuống c̣n 25 kg, sau năm 1967 c̣n 20 kg.

    Về chế độ ăn, ngoài gạo lĩnh tại các trạm giao liên, mỗi người lính được cấp một ống cóng ruốc thịt, trong đó pha trộn thuốc chống sốt rét, tê phù... một kilôgam muối để dùng cho toàn bộ chặng đường. Đồ ăn cho mỗi ngày gồm có một nắm cơm khi hành quân ban ngày và một bữa cơm khi dừng chân ban đêm. Với chế độ ăn này và cuộc hành quân vất vả mỗi ngày, bộ đội thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Do thế, khi gặp dân trên đường, bộ đội thường đem quân trang, tư trang đi đổi lấy rau, quả, lợn, gà...

    Vào những năm mà mật độ bom đạn trút xuống đường Trường Sơn chưa phải là ác liệt. Những đoàn quân qua đây phần lớn thương vong không phải v́ bom đạn địch mà v́ sốt rét, phù tim, phù phổi, tả lỵ, trụy tim mạch, suy kiệt thể lực, do thiếu đói, đường sá gian truân.[46] Trong đó, sốt rét rừng là nhân tố tiêu hao sinh lực mạnh nhất. Mặc dù bộ đội được trang bị thuốc cá nhân, mỗi đơn vị có y tá mang thùng thuốc dự trữ đi theo, đồng thời thực hiện chế độ uống thuốc pḥng bệnh, nhưng sốt rét vẫn là căn bệnh "chính thống” Trường Sơn không miễn trừ bất cứ ai. Nhiều người tử vong v́ sốt rét lâu ngày chuyển sang ác tính. Những người vượt qua được th́ da dẻ xanh tái do thiếu máu, sức khỏe suy giảm.
    Quân đội Nhân dân Việt Nam đang hành quân trên đường Trường Sơn qua Lào.

    Trên đường trèo đèo lội suối, chiếc gậy Trường Sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực: giúp bước chân thêm vững, đường trơn đỡ ngă, và làm giá chống ba lô khi đứng nghỉ. Những chiếc gậy tre xuất xứ từ làng Ḥa Xá (Hà Tây) này đă đi vào bài hát Chiếc gậy Trường Sơn của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đôi dép cao su (c̣n gọi là "đôi dép Bác Hồ") cũng là một hành trang rất phù hợp với đường rừng bùn lầy ẩm ướt do mưa nhiều, v́ chân đi trong giày ủng lâu ngày sẽ bị úng nước và lở loét - một vấn đề mà lính Mỹ thường xuyên gặp phải khi đánh trận hay đóng quân ở vùng rừng.

    Việc hành quân bằng cơ giới được bắt đầu từ năm 1968, tuy chỉ mới ở số lượng không nhiều. Trong tháng 1, có gần 6.000 quân được tổ chức hành quân bằng cơ giới. Trong tháng 4, hai tiểu đoàn pháo lớn, xe tăng, gần 124.000 quân được bảo đảm hành quân vào chiến trường. Tuy nhiên, do nguy cơ thương vong lớn (mỗi xe tải bị máy bay đánh cháy có thể làm thiệt mạng toàn bộ đơn vị trên xe), nên h́nh thức chuyển quân này chỉ được sử dụng hạn chế.

    Năm 1973, kể từ sau khi có Hiệp định Paris, quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới, chấm dứt hành quân bộ. Thời gian hành quân nay chỉ mất hơn chục ngày. Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân. Năm 1974, toàn bộ việc giao liên, hành quân, chuyển thương đều chuyển sang phương tiện cơ giới, mỗi tháng chuyển được trên 30.000 đến 50.000 quân qua tuyến.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •