TRẬN MẬU THÂN
TưỚng Vơ Nguyên Giáp và tiẾn tŕnh bí Ẩn cỦa kẾ hoẠch tẤn công TẾt MẬu Thân (1968)
Trong ṿng hơn một năm, trọn vẹn năm 1966 và tới nửa đầu năm 1967, Nguyễn Chí Thanh và Vơ Nguyên Giáp tiến hành một “cuộc chiến lời lẽ” trên các tờ báo và tạp chí lư luận cộng sản về tương quan đúng đắn giữa “những trận đánh lớn” và chiến tranh du kích. Rất nhiều điều đă được viết ra về những lư lẽ ấy, và ở đây cũng sẽ không có ǵ nhiều để thêm vào.[28] Tôi tin rằng việc những lư lẽ hết sức công khai đó nghiêm túc đến mức độ nào xứng đáng là chủ đề của một tranh luận. Trong Bộ Chính trị của Việt Nam thời chiến, cũng như trong phần lớn các tổ chức độc tài, lư lẽ càng nghiêm túc th́ nó càng được giữ bí mật hơn – Bộ Chính trị không thích vạch áo cho người xem lưng.
Dẫu cho tầm quan trọng thực thụ của cuộc đối đầu tay đôi của các bài báo Nguyễn Chí Thanh-Vơ Nguyên Giáp có là như thế nào, th́ Nghị quyết 13 cũng rất rơ ràng về việc lănh đạo đảng đă quyết định áp dụng một chiến lược hỗn hợp quân sự-chính trị-ngoại giao hướng tới đạt được một thỏa thuận qua đàm phán với các điều khoản thuận lợi cho người cộng sản nhưng điều này không gây ra một thất bại rơ ràng và làm người Mỹ bị nhục nhă. Quyết định này có nghĩa là lư lẽ “những cuộc chiến lớn” đă chiến thắng, bởi chiến lược mới đ̣i hỏi một thành công quân sự nhanh chóng và có tầm vóc lớn theo một cách nào đó nhằm mang lại cho các nhà ngoại giao phe cộng sản lợi thế mà họ cần để đàm phán một giải pháp chấp nhận được.
Quyết định của đảng có thể dự đoán theo hai nhận định sau đây: (1) Các đánh giá về mặt chính trị trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968 có thể khiến cho người Mỹ hướng theo một thỏa thuận như vậy, và (2) nếu người cộng sản không nhanh chóng có động thái, người Mỹ có thể tự có quyết định trước trong việc sử dụng một dạng hành động quân sự lớn nào đó (chẳng hạn tấn công ồ ạt miền Bắc Việt Nam hoặc tấn công sang Lào để cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh) nhằm phá vỡ thế bế tắc và kết thúc chiến tranh với lợi thế thuộc về Mỹ trước kỳ bầu cử.
Tháng Tư năm 1967, lănh đạo cấp cao của Bộ Tổng Tham mưu gặp nhau để thảo luận về các đường hướng cho một kế hoạch nhằm giành một “thắng lợi quyết định” trong chiến dịch “đông-xuân” 1967-1968. Các lănh đạo nhấn mạnh mối đe dọa, cho rằng các lực lượng cộng sản phải thọc sâu thật nhanh, trong khi Mỹ vẫn đang xem xét việc thay đổi chiến lược. (Chính vào lúc này tướng William Westmoreland vừa mới gửi một yêu cầu tới Washington đ̣i tăng thêm hai trăm ngh́n quân, các lực lượng có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công trên bộ vào Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa hoặc Lào).[29] Lănh đạo Bộ Tổng Tham mưu miêu tả t́nh thế như sau: “Nếu mùa hè 1967 ta không tạo được chuyển biến để giành thắng lợi th́ cả hai miền Nam-Bắc sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 1968.”[30]
Các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch là trong khi làm dự thảo kế hoạch, họ cần tính đến các “yếu tố chính trị” – cuộc bầu cử tổng thống tại Việt Nam Cộng ḥa vào tháng Chín năm 1967 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng Mười một năm 1968. Ban lănh đạo đặt ra các mục tiêu cần đạt được nhằm giành thắng lợi mong muốn: (1) “tiêu diệt” 150.000 lính Mỹ, bao gồm cả việc tiêu diệt ba trên năm lữ đoàn Mỹ, (2) “tiêu diệt” 300.000 quân Việt Nam Cộng ḥa, bao gồm cả việc tiêu diệt từ sáu đến bảy sư đoàn, (3) “giải phóng” từ 5 đến 8 triệu người dân miền Nam và (4) “giải phóng” các thành phố Đông Hà và Quảng Trị, tiêu diệt các căn cứ địch tại Ban Mê Thuột và Kon Tum, và tiến hành các đợt tấn công vào Huế, Sài G̣n, cũng như thủ phủ của nhiều tỉnh.[31]
Tiểu ban của Bộ Chính trị chuyên trách chiến tranh tại miền Nam gặp nhau nhiều lần trong khoảng thời gian từ cuối tháng Tư tới tháng Sáu năm 1967 nhằm xem xét kế hoạch do Bộ Tổng Tham mưu vạch ra. Ngay cả Tổng Tham mưu trưởng, tướng Văn Tiến Dũng, cũng không hài ḷng với kế hoạch. Nhiều năm sau Văn Tiến Dũng sẽ nhớ lại:
“Kế hoạch đă được tŕnh lên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, nhưng càng nghĩ về nó, chúng tôi càng cảm thấy bất an. Kế hoạch giống như kế hoạch của chúng ta cho chiến dịch đông-xuân trước đó, khác biệt duy nhất là các mục đích cao hơn. Các mục tiêu và các chiến thuật, phương pháp đánh trận, đều vẫn giống như những ǵ chúng ta đă thực hiện năm trước đó, nhưng thực tế mặt trận cho thấy chúng ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu ấy.”[32]
Theo một bộ sách của Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham mưu, khi những mối quan ngại được tŕnh bày về các khiếm khuyết của kế hoạch, tướng Nguyễn Chí Thanh, người ở Hà Nội từ đầu năm 1967, chỉ trả lời rất đơn giản bằng cách yêu cầu Cục Tác chiến tiếp tục nghiên cứu các ư đồ chiến lược với mục đích sao cho các lực lượng cộng sản có thể được đưa tới điểm nơi có thể hoàn thành các mục tiêu đă định.[33]
Vấn đề có vẻ như là không thể giải quyết. Một cuốn sách của bên cộng sản Việt Nam cho biết vào thời điểm kết luận của cuộc họp Bộ Chính trị tháng Sáu năm 1967 nhằm xem xét kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu cho cuộc tấn công 1968, “Bộ Chính trị không thể h́nh dung được là một thắng lợi mang tính quyết định có thể đạt được trong năm 1968 thông qua các trận đánh quy mô lớn… Sau hai năm trực tiếp chiến đấu chống lại quân đội Mỹ… Việt Nam nhận ra rằng việc tiêu diệt hoàn toàn một đơn vị cấp đại đội hoặc tiểu đoàn… là rất khó.”[34] Trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, Lê Duẩn nhấn mạnh mối nguy của hành động quân sự mang tính quyết định có thể có từ phía Mỹ nếu không t́m ra được một giải pháp cho vấn đề giành được một thắng lợi quân sự mạnh mẽ nhanh chóng. Lê Duẩn nói, “Mỹ không c̣n con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam.”[35]
Một cái chết và một cuộc soán đổi
Vào buổi sáng sớm ngày 6 tháng Bảy năm 1967, tiếp theo một ngày dành riêng cho tiệc tùng thuộc một loạt bữa tiệc tạm biệt trước khi ông lên đường quay về mặt trận miền Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh lên cơn nhồi máu tại nhà ḿnh ở Hà Nội. Ông được đưa ngay vào Bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện tốt nhất trên toàn miền Bắc, nhưng vào lúc chín giờ sáng, trái tim ông đă ngừng đập và ông được tuyên bố là đă qua đời.[36]
Cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh đặt chính sách cộng sản Việt Nam tại miền Nam vào một sự lúng túng to lớn. Không chỉ đảng phải gánh lên vai ḿnh một kế hoạch có vẻ như không hứa hẹn nhiều triển vọng thành công, mà giờ đây vị lănh đạo lên kế hoạch ấy đă chết. Ngày hôm sau hai sĩ quan cộng sản cao cấp, tướng Chu Huy Mân và thượng tướng Nguyễn Văn Vịnh, được cử vào Nam (qua đường Trung Quốc và Cambodia) để truyền đạt cho bộ tư lệnh miền Nam những dự tính mới nhất của đảng về chiến dịch đông-xuân 1967-1968,[37] nhưng các truyền đạt của họ không thể nào bù đắp được khoảng trống do cái chết của Nguyễn Chí Thanh để lại. Cần phải chọn một nhà lănh đạo mới cho miền Nam, và gần như không thể tránh khỏi việc chỉnh sửa kế hoạch. Con đường đă rộng mở cho một con người đầy tham vọng đang hăng hái tiến về phía trước nhằm nắm lấy quyền chỉ huy – và con người đó đă sẵn sàng. Tên ông là Văn Tiến Dũng.
Tướng Văn Tiến Dũng từng là thuộc cấp của tướng Vơ Nguyên Giáp trong ṿng một thập niên rưỡi. Văn Tiến Dũng từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam khi Vơ Nguyên Giáp là tư lệnh tối cao Các Lực lượng Vũ trang và bí thư Quân ủy Trung ương. Có khả năng là hai người không có nhiều điểm chung với nhau. Vơ Nguyên Giáp là người gốc miền Trung, xuất thân từ một gia đ́nh quan lại, từng học đại học và làm thầy giáo tại một trường trung học (một nghề được kính trọng tại Đông Dương thời thuộc Pháp). Tướng Văn Tiến Dũng sinh ra ngay tại ngoại thành Hà Nội, xuất thân từ giai cấp nông dân, chỉ học tới lớp sáu, và từng làm công nhân b́nh thường trong một xưởng dệt.[38] Tâm tính nóng nảy của Vơ Nguyên Giáp được cả bạn bè lẫn kẻ thù của ông biết rơ, nên làm việc cho ông trong một quăng thời gian dài đến vậy hẳn không luôn luôn là một việc dễ dàng. Mặc dù chúng ta không thể biết liệu hành động mà Văn Tiến Dũng thực hiện có phải là để chủ ư thay thế Vơ Nguyên Giáp và chuyển lên nắm giữ vị trí của người thủ trưởng hay không, hành động của Văn Tiến Dũng rơ ràng là bước đi đầu tiên trong việc đưa tiến tŕnh ấy vào thực tế.
Trong một bài phỏng vấn với tờ báo Quân đội Nhân dân vào năm 2004, Văn Tiến Dũng miêu tả những ǵ xảy ra sau đó: “Càng nghĩ về t́nh h́nh, tôi lại càng tin rằng chúng ta phải có những mục đích mới, những mục tiêu mới, và những phương pháp tiến công mới. Chúng ta cần rà soát lại toàn bộ kế hoạch đông-xuân 1967-1968. Tôi xin được gặp đồng chí Lê Duẩn để thảo luận về vấn đề này.”[39] Nói một cách khác, Văn Tiến Dũng đă vượt cấp tướng Vơ Nguyên Giáp để gặp riêng kẻ thù lớn của thủ trưởng ḿnh, Lê Duẩn. Ư nghĩa của hành động này hẳn không lọt qua được mặt Lê Duẩn.
Sau khi Văn Tiến Dũng tŕnh bày các mối lo ngại về tính chất không thích hợp của kế hoạch hiện có, Lê Duẩn trả lời bằng một đề nghị rất đáng kinh ngạc: Tại sao chúng ta lại không thể đẩy cuộc tấn công chiến lược của chúng ta tới giai đoạn cuối cùng, cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa?[40]
Về thực chất, Lê Duẩn gợi ư rằng, v́ các lực lượng cộng sản ở miền Nam không có khả năng hoàn thành các mục tiêu tức thời được cho là cốt yếu trong việc tạo ra những điều kiện cho phép “các lực lượng cách mạng” tiến đến giai đoạn gần kết của cuộc chiến, cho nên các bước tức thời cần được bỏ qua. Trước đây ai cũng nhất trí về các điều kiện cần có trước khi một cuộc tổng khởi nghĩa được tiến hành – quân đội Việt Nam Cộng ḥa và bộ máy an ninh Việt Nam Cộng ḥa bị nghiền nát và các lực lượng Mỹ bị tê liệt và/hoặc vô hiệu hóa – bởi v́ nếu các điều kiện đó không được đảm bảo th́ quân đội Việt Nam Cộng ḥa và lực lượng Mỹ sẽ chỉ đơn giản là đàn áp “những người cách mạng” thường dân không có vũ trang đưa dân chúng xuống đường trong cuộc tổng khởi nghĩa. Giờ đây Lê Duẩn gợi ư rằng, khi thiếu vắng dù chỉ một lựa chọn khả dĩ nào khác về việc đạt được mục tiêu tức thời, những người cộng sản phải xem xét đến việc đánh liều mọi thứ vào một canh bạc. Văn Tiến Dũng đồng ư ngay với Lê Duẩn, và Lê Duẩn sai Văn Tiến Dũng điều hành Quân ủy Trung ương chuẩn bị một báo cáo theo hướng này để Bộ Chính trị xem xét.[41] Vơ Nguyên Giáp có thể vẫn là bí thư của Quân ủy Trung ương, nhưng mệnh lệnh trên thực tế đă trao quyền hạn cho Văn Tiến Dũng, v́ tướng Văn Tiến Dũng nhận lệnh trực tiếp từ đích thân Lê Duẩn.
Tại sao Văn Tiến Dũng lại đồng ư với một gợi ư như thế? Với tư cách một quân nhân chuyên nghiệp, hẳn ông phải nhận ngay ra những nguy cơ tiềm tàng trong lời gợi ư của Lê Duẩn. Chắc chắn một trong các lư do nằm ở tham vọng cá nhân của chính Văn Tiến Dũng. Một lư do khác có thể là kế hoạch ban đầu đă đặt thẳng lên vai quân đội trách nhiệm tiên quyết về thắng lợi hay thất bại. Gợi ư của Lê Duẩn có nghĩa là giờ đây quân đội có thể chia sẻ trách nhiệm về thắng lợi hay thất bại với bộ phận chính trị và tuyên truyền của đảng, bộ phận có trách nhiệm thúc đẩy và lănh đạo cuộc tổng khởi nghĩa. Nếu kế hoạch ban đầu thất bại, Văn Tiến Dũng có thể mất chức Tổng Tham mưu trưởng, nhưng một liên minh với Lê Duẩn ở kế hoạch mới này có thể bảo vệ Văn Tiến Dũng và giúp ông thăng tiến trong sự nghiệp. Ngay cả khi kế hoạch này thất bại, th́ mọi người sẽ chỉ coi Lê Duẩn, chứ không phải Văn Tiến Dũng, như là kiến trúc sư của kế hoạch. Chắc chắn đây không phải lần đầu tiên một vị tướng nhắm mắt làm theo một kế hoạch đầy nguy cơ được đẩy sang cho ông từ các thượng cấp về chính trị, một kế hoạch lờ đi các hậu quả của những quyết định về quân sự. Chỉ cần nghĩ tới các thành viên của Bộ Tổng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ trong những giai đoạn khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam[42] hoặc của tướng Tommy Franks trong Chiến dịch Iraq Tự do là đủ.
Một cuộc tranh luận dai dẳng và sự biến mất của Vơ Nguyên Giáp
Ngày 18-19 tháng Bảy năm 1967, Bộ Chính trị gặp để xem xét kế hoạch mới về giành một thắng lợi mang tính quyết định. Kế hoạch mới mà Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng nhất trí với nhau vẫn chưa được đưa ra, nhưng ư tưởng chung về kế hoạch có vẻ như đă được tŕnh bày lần đầu tiên ở cuộc gặp này: một cuộc tấn công chính trị-quân sự một mất một c̣n hướng vào các thành phố trong khi các lực lượng lớn của cộng sản tập trung nỗ lực vào việc lừa quân địch xa khỏi các thành phố và ḱm chân đủ lâu để cho phép các cuộc tấn công thành phố thành công trong việc lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng ḥa. Các ghi chép của Văn Tiến Dũng tại cuộc gặp cho thấy lănh tụ đáng kính của Bắc Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đă nêu nhiều câu hỏi về tính khôn ngoan của kế hoạch. Các ghi chép của Văn Tiến Dũng cho biết Hồ Chí Minh đă nêu lên những điểm sau:
1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, lạc quan, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan [phi thực tế] không?
2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ư đánh lâu dài.
3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm.
4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ư đến việc giữ sức dân, nếu người và của kiệt, th́ quân nhiều cũng không đánh được.
5. Phải chú ư mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích.
6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục đánh được lâu dài [nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài].[43]
Tài liệu đă công bố của cộng sản không cho biết phản ứng của tướng Vơ Nguyên Giáp trước kế hoạch, cũng như việc liệu vị tướng có mặt ở cuộc họp hay không. Từ thời điểm này trở đi không có tài liệu đă công bố nào cho thấy Vơ Nguyên Giáp hiện diện ở bất kỳ cuộc họp lên kế hoạch nào, và một sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam đă công nhận rằng
“trong giai đoạn kế hoạch chiến lược đang thành h́nh, cũng như trong những ngày khởi đầu làn sóng đầu tiên của cuộc tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân, Tổng Tư lệnh Vơ Nguyên Giáp thường xuyên vắng mặt khỏi Bộ Tổng Hành dinh và không dự nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, hay các cuộc gặp chung của tiểu ban năm người trong Bộ Chính trị tổ chức với Quân ủy Trung ương.”[44]
Tuy nhiên, các nguồn thông tin của Việt Nam nói tướng Vơ Nguyên Giáp phản đối nhiều chi tiết quan trọng trong kế hoạch ngay từ đầu bởi v́, ông nói, một cuộc tổng khởi nghĩa là không thể thực hiện trừ khi các lực lượng đối phương, quân đội Việt Nam Cộng ḥa và lực lượng Mỹ, đă bị làm cho tê liệt.[45]
Mặc cho những phản đối của Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và nhiều người khác, tiến tŕnh lập kế hoạch vẫn được thực hiện với một nhịp điệu gấp gáp, với Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng ở vị trí chỉ huy, và đến cuối tháng Tám kế hoạch đă thành h́nh. Thành viên Bộ Chính trị Phạm Hùng, người đă được cử vào Nam hồi tháng Tám để thay chỗ Nguyễn Chí Thanh làm bí thư Trung ương Cục miền Nam và lănh đạo miền Nam, mang theo cùng với ḿnh bản dự thảo đầu tiên của kế hoạch mới “tấn công các đô thị”. Các nhà lănh đạo cao cấp từ tất cả các vùng miền Nam được gọi ra Bắc để được thông báo về ư tưởng mới trước khi quay trở về xây dựng kế hoạch riêng của ḿnh nhằm thực hiện ư tưởng trong sự bí mật tuyệt đối.[46]
Kế hoạch mới đặc biệt tập trung vào việc tấn công các thành phố và gây nên một “cuộc tổng khởi nghĩa”, nhưng kế hoạch trước đó muốn các lực lượng chính chiến đấu “các trận đánh lớn” vẫn không hoàn toàn bị loại bỏ. Trên thực tế, có vẻ như là ở một số khía cạnh của cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa, nghĩa là những cuộc tấn công vào mọi đô thị và thủ phủ các tỉnh, chỉ đơn giản là dựa vào kế hoạch cũ, nhờ cậy tới lực lượng chính, những cuộc tấn công và những “trận đánh lớn” đối với một số đô thị được lựa chọn nhằm tạo cơ sở cho những cuộc nổi dậy trong tương lai. Yếu tố “trận đánh lớn” chủ yếu của kế hoạch mới giờ đây được tập trung vào Chiến trường B5, tức nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị, ngay phía Nam của Vùng Phi quân sự và giới tuyến Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và trải dài từ Khe Sanh trên biên giới với Lào sang tới vùng Đông Hà, bờ biển phía Đông. Bốn sư đoàn chính quy của Quân đội Nhân dân Việt Nam và các đơn vị hỗ trợ ở khu vực này chịu trách nhiệm “tiêu diệt khoảng từ hai mươi tới ba mươi ngh́n quân địch, tiêu diệt tổng cộng từ năm tới bảy tiểu đoàn lính Mỹ và từ hai tới ba trung đoàn quân ngụy, và dụ từ hai đến ba sư đoàn địch (ít nhất là hai trong số đó là lính Mỹ) ra khỏi các vùng khác nhằm tham chiến dọc theo Đường 9.”[47]
Cuối tháng Mười, Bộ Chính trị họp trong năm ngày (từ 20 đến 24 tháng Mười) để xem xét và thông qua kế hoạch mới được tŕnh lên. Thật đáng ngạc nhiên, cả Lê Duẩn lẫn Vơ Nguyên Giáp đều không dự cuộc họp này, và Trường Chinh là người chủ tŕ hội nghị Bộ Chính trị đó. Một cuốn sách thời hậu chiến của Việt Nam cho biết cả Lê Duẩn lẫn Vơ Nguyên Giáp đều “ở nước ngoài” để điều trị sức khỏe.[48] Các “vấn đề sức khỏe” rất có thể chỉ là một cái cớ, và người ta có thể hữu lư khi cho rằng cuộc tranh căi giữa hai người đă trở nên gay gắt đến mức nhằm giữ được “ḥa khí” cả hai đều không được dự hội nghị.
Quả thực, vào quăng thời gian Bộ Chính trị họp, Vơ Nguyên Giáp, nhận ra lư lẽ của ḿnh có khả năng bị thua, đă ở Hungary, nơi ông “nghỉ ngơi” và điều trị bệnh thận. Vị tướng cố t́nh tŕ hoăn việc trở về Việt Nam và măi đầu tháng Hai 1968 mới về tới Hà Nội, sau khi Cuộc Tấn công Tết đă bắt đầu.[49] Vơ Nguyên Giáp không công khai phản đối cuộc tấn công, nhưng ông đă để cho sự vắng mặt của ḿnh ngầm chỉ ra sự bất đồng đối với kế hoạch mới.
Vào cuối cuộc hội nghị tháng Mười, Bộ Chính trị thông qua phần quân sự của kế hoạch chiến dịch đông-xuân 1967-1968. Tuy nhiên, Bộ Chính trị nhất quyết hoăn việc thông qua khía cạnh tổng khởi nghĩa của kế hoạch, cho rằng cần phải “nghiên cứu thêm”. Các thành viên của Bộ Chính trị nhận định rằng quyết định về phần cuộc tổng khởi nghĩa của kế hoạch cần được thực hiện sau này, sau khi đă tham khảo ư kiến “của các đồng chí lănh đạo khác”. Rơ ràng điều này muốn ám chỉ sự vắng mặt của Vơ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, và Hồ Chí Minh, người đang “hồi phục sức khỏe” tại Trung Quốc.[50] Nhưng tướng Vơ Nguyên Giáp sẽ không cố gắng biện hộ cho lư lẽ của ḿnh nữa, và “Bác Hồ”, người tỏ ra phản đối trong các thảo luận của Bộ Chính trị hồi tháng Bảy, đă không c̣n đủ sức lực hoặc uy quyền để lấn lướt Lê Duẩn được nữa.
Sau thêm nhiều bàn luận và xem xét hăng hái về kế hoạch, Bộ Chính trị lại họp vào tháng Mười hai, thông qua kế hoạch dưới h́nh thức một nghị quyết sẽ được tŕnh lên Trung ương Đảng Cộng sản để được thông qua lần cuối cùng. Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về một thời gian rất ngắn để dự cuộc họp này nhưng sau đó lại ngay lập tức quay lại Trung Quốc để tiếp tục “điều trị”.[51]
Vào tháng giêng, Trung ương họp để xem xét và thông qua nghị quyết của Bộ Chính trị cho phép tiến hành tổng công kích-tổng khởi nghĩa. Để giữ “bí mật”, thay v́ họp ở Hà Nội các đại biểu Trung ương được chuyển đi cách thành phố năm mươi km tới một huyện lỵ ở tỉnh Ḥa B́nh.[52] Lê Duẩn đọc diễn văn khai mạc phiên họp của Trung ương. Trong bài diễn văn Lê Duẩn cho biết “trong Bộ Chính trị cũng có đồng chí bận việc không đến được” và nói tướng Văn Tiến Dũng (chứ không phải Vơ Nguyên Giáp) sẽ thay mặt Quân ủy Trung ương báo cáo cho hội nghị.[53] Thành công của tướng Văn Tiến Dũng, ít nhất tạm thời, là hoàn toàn.
Sau một số tranh luận, Trung ương thông qua kế hoạch, gọi tên là Nghị quyết hội nghị mười bốn Ban Chấp hành Trung ương. Theo một nguồn tin của Việt Nam, Hồ Chí Minh từ chối bỏ phiếu thông qua nghị quyết như một cách thể hiện những dè dặt của ông về tính chất khôn ngoan của kế hoạch.[54]
Không chỉ có một chi tiết cuối cùng c̣n chưa được rơ ràng. Thật đáng ngạc nhiên, có lẽ là v́ những xung đột nội bộ gay gắt và các tranh căi đi liền với việc h́nh thành kế hoạch, ngày giờ chính xác của cuộc tấn công chưa được ấn định. Quyết định cuối cùng theo đó cuộc tấn công sẽ được tiến hành vào đêm 30-31 tháng Giêng, đêm Nguyên đán, măi 15 tháng Giêng mới được đưa ra, chỉ hai tuần trước khi khởi đầu cuộc tấn công.[55] Sự chậm trễ này gây ra bối rối đáng kể trong các tổng hành dinh cấp vùng, tiểu vùng, và cấp tỉnh tại miền Nam. Ở một số vùng, bức điện phút cuối của Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh mở cuộc tấn công vào đêm cuối cùng của năm âm lịch c̣n bị hiểu nhầm v́ giữa Bắc và Nam Việt Nam có khác biệt một ngày về khởi đầu của năm âm lịch. Chính v́ vậy, một số tỉnh miền Trung tiến hành tấn công sớm hơn một ngày, đây là một phần nguyên nhân làm mất đi tính chất bất ngờ của cuộc tấn công chính.[56] Thêm vào đó, nhiều tổng hành dinh nhận được thông báo về ngày giờ cuộc tấn công quá muộn thành thử không thể điều lực lượng đúng lúc để tấn công theo đúng kế hoạch.[57]
Bookmarks