Results 1 to 6 of 6

Thread: Kỹ Thuật Thơ Việt Nam Hiện Đại

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968

    Kỹ Thuật Thơ Việt Nam Hiện Đại

    Kỹ Thuật Thơ Việt Nam Hiện Đại
    VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ
    Bài của Nguyễn Vũ Văn

    LỜI NÓI ĐẦU

    Đây là những nhận xét của tôi sau nhiều năm làm thơ và xem thơ, tuy rằng tôi làm thơ rất ít. Những nhận xét này không tránh khỏi c̣n nhiều thiếu sót và sai lầm, nhưng tôi không thể ḱm ḷng mà không viết ra một vấn đề mà từ xưa đến nay có lẽ chưa có ai làm, đó là kỹ thuật thơ Việt Nam hiện đại, và nhân tiện đó đi t́m những tiêu chuẩn cho một bài thơ hay.

    Nếu bài viết này khơi lên được những lời phê b́nh hay bổ khuyết cho để vấn đề nêu ra được sáng tỏ, đó là điều làm tôi măn nguyện.

    Ngoài ra, v́ thiếu sót tài liệu, tôi mạn phép trích dẫn một số câu thơ của tôi, mong độc giả lượng thứ.

    Tôi cũng xin cảm tạ các bạn Bồ Tùng Linh, Mai Ninh, Bùi Tiến Hoàng và Mai Anh Tuấn trong nhóm Siliconband đă góp ư kiến và tài liệu cho bài này.

    Nguyễn Vũ Văn
    vanvung@teleport.com
    http://www.teleport.com/~vanvung/

    Kể từ khi đất nước bị chia cắt vào năm 1954, thi ca miền Nam với những đỉnh cao như Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng c̣n mang đậm nhiều nét cổ điển. Cho tới năm 1956, khi tạp chí Sáng Tạo ra đời cùng với sự xuất hiện của một số nhà thơ ngoài nhóm Sáng Tạo, văn thơ miền Nam đă có một sắc thái tân kỳ về nội dung cũng như kỹ thuật. Từ đó kỹ thuật thơ Việt Nam càng ngày càng đổi mới, tiến triển, nhưng cũng mang lại không ít ngỡ ngàng cho số đông độc giả. Một số bài thơ có vẻ khó hiểu khiến người ta không chấp nhận được. Và những bài thơ hay không được thưởng thức. Bởi v́ không có tác giả nào nói ra kỹ thuật của ḿnh và có lẽ cũng không có ai khác đề cập đến.
    Ngược lại, người ta vẫn ca tụng một số bài thơ mà không chú ư đến kỹ thuật kém cỏi. Vàng thau lẫn lộn.

    Bởi vậy bài này được viết nhằm mục đích nêu lên một số đặc điểm của thơ hiện đại, về h́nh thức cũng như nội dung và kỹ thuật, đồng thời đề nghị những tiêu chuẩn của một bài thơ hay.

    Trước hết, chúng tôi cố gắng xác định cách hợp vận mà nhiều người c̣n lầm lẫn, sau đó sẽ nêu lên các đặc điểm khác về thơ.

    Đoạn 1. CÁCH HỢP VẬN

    Nguyên tắc : vần bằng hợp với vần bằng, vần trắc hợp với vần trắc. (Trong âm nhạc, bằng có thể hợp vận với trắc, thí dụ: nhà hợp vận với nhá).

    Âm vận : Cách hợp vận trong thơ không có căn bản ngữ âm (phonetics) nào cả, ở đây tôi chỉ dựa theo cách hợp vận cổ truyền mà phân biệt như sau.

    Âm vận có 2 loại toàn vận và bán vận.

    Toàn vận : 2 từ chỉ khác nhau về phụ âm đầu. Thí dụ: a) t́nh, ḿnh, khinh, linh. b) ta, mà, la, tha.

    Bán vận : 2 từ khác nhau trong nguyên âm hay trong nguyên âm và phụ âm cuối.

    A.- Bán vận trong nguyên âm : Những âm họp thành nhóm sau đây hợp vận với nhau:

    1/ a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư, oa, ua, ưa. Thí dụ: a) tha, mo, lu, thư, thoa, qùa, cua, thưa. b) lạ, thố, thụ, thóa, qụa, thủa, thửa, lựa. c) chang, rằng, nằm, lầm. d) thôn, mun,

    2/ i, e, ê, oe, ue, uê, uy. Thí dụ: a) thi, me, ve, que, quy. b) thí, lẹ, thế, nhuệ. c) thịt, khét, chết. d) em, quen, đêm.

    3/ ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi. Thí dụ: a) thai, chay, khoai, ṃi, thôi, lơi, thui, người, nguôi. b) thái, cậy, mọi, đổi, củi, ngửi, lưới, đuối.

    4/ i, uy, uya

    5/ ia, uya.

    6/ i, e, ê, iê, uyê. Thí dụ: a) tin, men, lên, thiên, thuyền. b) tịt, lét, tết, khiết, khuyết, tuyệt, tiếc, tích.

    7/ a (+phụ âm), o (+phụ âm), ô (+phụ âm), u (+phụ âm), ư (+phụ âm), ươ (+phụ âm). Thí dụ: chang, trong, nung, lưng, chương, chuông; trọng, chúng, thượng, chuộng, nướng; nóc, được.

    8/ oa (+phụ âm), uâ (+phụ âm), uô (+phụ âm). Thí dụ: a) loan, luân. b) thoát, khoác, luật, thuốc. c) loang, khuôn, chuông, khuân, khuâng.

    9/ ao, âu.

    10/ eo, oeo, êu, iêu, yêu, iu.

    Tóm tắt, nguyên âm chia làm 2 nhóm chính có âm phân biệt: (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ) và (i, y, e, ê) . Nếu 2 nhóm này mà hợp vận với nhau th́ bằng cách bắc cầu từ âm nọ qua âm kia, th́ bất cứ 2 âm (2 nguyên âm hay 2 nhóm nguyên âm trong một từ) nào cũng có thể hợp vận với nhau.

    B. Bán vận trong nguyên âm và phụ âm cuối . Nguyên âm th́ theo nguyên tắc trên. Phụ âm cuối có thể thay đổi như sau:

    1/ c, ch, t, p. Thí dụ: lắc, trách, tát, chập.

    2/ n, nh, m. Thí dụ: a) than, cành, chàm. B) cận, thánh, cám.

    3/ n, ng. Thí dụ: a) than, thong, không, thằng. B) cận, thắng, cống.

    Thơ tự do rất hợp với bán vận. Trong thể thơ này, vần hợp nhau chan chát (thí dụ: h́nh, t́nh) làm câu thơ kém hay.

    Điều tối kỵ trong âm vận : dùng 2 chữ giống nhau trong 2 vần kế tiếp hay trong 3 câu lục bát kế tiếp, ngoại trừ trường hợp nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh. (Nguyên tắc chung là tránh điệp ngữ). Thí dụ:


    Nhà em mái tranh
    Trắng giàn dây mơ
    Bây giờ hoa cũ
    Rụng hoài trong mơ (Phạm thiên Thư - Giàn mơ)

    Tôi phải dỗ như là tôi đă lớn
    Phải thẹn tḥ như sắp cưới hay vừa yêu
    Phải nói vơ vào, rất vội: người yêu
    Nếu ai có hỏi thầm: ai thế (Nguyên Sa - Tuổi 13)

    Những câu thơ lạc vận :

    Thơ lạc vận có rất nhiều trong các tạp chí và Web sites, không tiện trích dẫn ra đây.

    Thỉnh thoảng trong bài thơ có một hai chỗ lạc vận th́ c̣n có thể bỏ qua. Chứ cả đoạn lạc vận th́ bài thơ không c̣n giá trị.

    Ngay cả những nhà thơ nổi tiếng cũng có những câu lạc vận, do vô t́nh hay cố ư. Thí dụ:

    Từ ngày đàn rẽ đường tơ,
    Sao tôi không biết hững hờ nàng đan .
    Kéo dài một chiếc áo len ,
    Tơ càng đứt mối, nàng càng nối dây.
    Khánh ơi, c̣n hỏi ǵ anh?
    Xưa t́nh đă vỡ, nay t́nh c̣n nguyên. (Thâm Tâm - Gửi T.T.Kh)

    Buồm lên biển tím chênh vênh,
    Một đêm gă bỏ t́nh nhân lại bờ.
    Ḷng qùy nhớ mặt trời xa,
    Vào quán biển hỏi thăm ngườ i xa xưa (Phạm thiên Thư - Quán rượu ven biển)

    Con chim én cùng với thơ bay trong nắng
    Trên môi anh dường có ngọn cỏ thơm
    Là ngón tay nào trong mười ngón tay em
    Có cả nụ hôn đầu quanh quất đó...
    Tháng Giêng và anh rủ nhau ngồi dưới phố
    Tô môi hồng xin nhớ cánh sen non
    Tháng Giêng chờ một chút lượng xuân em
    Nụ cười đó, anh chờ xuân vĩnh viễn (Nguyên Sa - Tháng giêng và anh)

    Sao hương sắc lên mắt ḿnh t́nh tứ
    Và đôi mắt nh́n tôi ngập nhừng chim sẻ (Nguyên Sa - Tuổi 13)

    Em chưa nh́n mà đă rộng trời xanh
    Anh đă trông lên bằng đôi mắt chung t́nh (Nguyên Sa-Áo lụa Hà Đông)

    Có phải tôi chưa được quen
    Làm sao buổi sáng đợi chờ em ?
    Hay từng hơi thở là âm nhạc
    Đàn xuống cung trầm mắt nhơ ?thương ? (Nguyên Sa - Tương Tư)


    vdn_st
    < Sửa đổi bởi: Viet duong nhan -- 14.1.2006 2:12:06 >

    __________________
    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng (BÁN) non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)

    "Cộng sản c̣n thống trị trên quê hương - Ta c̣n phải đấu tranh"
    Blog - MGP - VNCH - Viet.no

  2. #2
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968
    Đoạn 2.
    H̀NH THỨC THƠ
    I. Sự chọn lựa thể thơ

    Thể thơ có nhiều: thơ đều chữ, không đều chữ và thơ tự do. Ở đây tôi không nói đến thơ Đường luật mà chỉ nói đến các thể thơ mới.

    1/ Thơ đều chữ thay đổi từ 2 đến 8 chữ trong một câu.

    Loại 2 chữ cũng như loại 3 chữ khiến hơi thơ ngắn, và bài thơ cũng thường ngắn, không nói ǵ được nhiều. Người dùng loại thơ này nhằm mục đích nói lên những âm thanh ngắn như tiếng nức nở, tiếng mưa rơi...

    Thí dụ :

    Sương rơi
    Nặng trĩu
    Trên cành
    Dương liễu
    Nhưng hơi
    Lạnh lùng
    Hiu hắt
    Thấm vào ...
    (Nguyễn Vỹ - Sương rơi)

    Loại 4 chữ phổ biến hơn, nhưng coi chừng dễ biến thành vè.
    Thế nào là vè? Vè là thơ dân gian, loại thường thấy là Sớ Táo Quân.
    Vè có thể là thơ 2 hay 3 chữ, nhưng thường dùng thể 4 chữ hay lục bát. Vè 4 chữ dùng liên vận, tức là 2 câu liền nhau vần với nhau, thay đổi giữa bằng và trắc. Vè không chia bài thơ thành từng đoạn 4 câu.

    Loại 4 chữ chia từng đoạn 4 câu và dùng cách vận (giống 4 câu đầu của thể thất ngôn) th́ hay hơn liên vận.

    Loại 5 chữ thường chia đoạn 4 câu và dùng cách vận.

    Loại 6 chữ cũng ít được dùng, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy trên thi đàn.

    Xuân hồng có chàng tới hỏi
    - Em thơ chị đẹp em đâu ?
    - Chị tôi hoa ngát cài đầu
    Đi hái phù dung trong nội !
    (Huyền Kiêu - T́nh sầu)

    Thể thơ từ 4 đến 6 chữ cho hơi thơ trung b́nh, thích hợp với phong thái nhẹ nhàng, trang trọng.

    Loại 7 chữ rất phổ biến. Niêm luật không c̣n trói buộc, miễn là đọc lên, câu thơ không trúc trắc. Thể thơ này thích hợp với phong thái trang nghiêm, cổ kính.

    Loại 8 chữ là thể thơ hoàn toàn Việt nam, dùng liên vận, nhưng cũng ít được dùng. Thể thơ này thường diễn tả những t́nh cảm tha thiết, hùng tráng. Điển h́nh nhất là bài "Hổ nhớ rừng" của Thế Lữ. Gần đây Nguyên Sa hay dùng thể thơ này.

    Dĩ nhiên câu thơ càng dài th́ có tính cách kể lể nhiều hơn và không cần xén bớt từ.

    Thơ đều chữ biến thể có chêm ít câu không đều chữ, hoặc thay đổi số câu (thay v́ thông thường là 4) trong đoạn. Thể thơ này thường xảy ra với loại 4, 5 hay 6 chữ.

    Thí dụ về thay đổi số chữ trong câu:

    --thơ 5 chữ

    Khoảng thời gian loăng đó
    Không có mặt nàng
    Mưa đỏ miền cao nguyên
    Núi đồi sầu lụn bại
    Khi tôi trở về
    Thành phố lạnh khoang xe
    Mây sương ḷng thung lũng
    Và ngàn thông co ro
    (Nguyễn Vũ Văn - Trên con đường nhà thờ)

    --thơ 8 chữ

    Hăy biến cuộc đời thành những tối tân hôn (9 chữ)
    Nếu em sợ thời gian dài vô tận
    Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống (9 chữ)
    Trời không mưa em có lạy trời mưa ?
    Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về
    Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm (9 chữ)
    (Nguyên Sa - Tháng sáu trời mưa)

    Thay đổi số câu trong đoạn:

    Anh đứng đây là đâu
    Em cười như lá mỏng
    Khép cửa vào chiêm bao
    Anh đứng đây là đâu
    Em nói như gió nghẹn
    Chiều nghiêng mây Thị Mầu
    (Hoàng Cầm - Chuyện trăm năm)

    2/ Thơ không đều chữ có lục bát và song thất lục bát.

    Song thất lục bát không c̣n được dùng.

    Lục bát là loại phổ biến nhất v́ dễ làm, nhưng người mới làm thơ cũng dễ biến nó thành vè. Dễ làm nhưng khó sửa. Làm câu nào là chết câu ấy. Bài thơ làm xong rồi, muốn thêm bớt một đoạn là cả một vấn đề bởi v́ vần thơ cấu kết với nhau theo kiểu liên hoàn, vừa yêu vận (vần nằm giữa câu) vừa cước vận (vần ở cuối câu).

    3/ Thơ tự do.

    Loại thơ này rất thông dụng nhưng đ̣i hỏi kỹ thuật và sự sáng tạo nhiều nhất. Nhiều người cho rằng người mới làm thơ nên làm các loại thơ khác trước khi làm thơ tự do, để nắm vững kỹ thuật và âm điệu.

    Một loại thơ tự do đặc biệt là thơ xuôi, có h́nh thức như văn xuôi. Loại thơ này cần hơi thơ dài, mặc dù bị cắt thành từng câu ngắn, và dường như không chú ư đến âm vận.

    Thí dụ:

    Làm thế nào để quên được nhau. Hạt mưa kia long lanh nỗi nhớ niềm từ biệt, hoàng hôn màu khói nhạt. Hôm nay quê hương từ bỏ, anh đau đớn làm đứa con hoang đầu xó chợ...
    Hỡi Liên, những Liên và Liên
    Dù một chút đau thương, từ chối, tổ quốc ta chạy dài trên địa ngục, x̣e mở hai bàn tay anh khóc đó - những cánh tay gầy trơ xương, chọn. Con đường đi buổi chiều hấp hối, ôi buổi chiều sương mù.
    (Thanh Tâm Tuyền - Liên, những bài thơ t́nh thời xa cách)

    Tôi giữ em lại trên một hè phố đông người. Em đừng ngần ngại. Tôi bảo rằng: tôi yêu em.
    Tôi nói không thẹn thùng, không đắn đo ḍ xét. Bởi v́ em ơi tôi không phải là gă lái buôn hỏi giá hàng trong một buổi chợ chiều hỗn loạn. Cũng không phải là ngưọi thư kư già ngồi mân mê vài chiếc đinh ghim và mưu toan làm chủ sự...
    (Nguyên Sa - Ngỏ ư)

    II. Cách chấm câu và xuống ḍng

    Về cách chấm câu, mỗi người một ư. Có người chấm câu rất cẩn thận, có người không chấm câu. Người ta cho rằng việc xuống ḍng không có dấu chấm phẩy bao hàm sự kéo dài ư nghĩa của câu thơ, "những khoảng trống có ư nghĩa".

    Theo ư tôi, thơ lục bát nên có chấm câu v́ mỗi ư thường chỉ gói tṛn trong 2 câu lục và câu bát kế tiếp.

    Lại có người không viết hoa ở đầu câu, làm như bài thơ chỉ là một trích đoạn.

    Cũng có người chấm câu ở giữa ḍng mà không xuống hàng. Nguyễn xuân Thiệp chẳng hạn, chấm câu giữa ḍng và không viết hoa:


    hỡi gió mùa
    đă thổi từ cội nguồn xa tới cửa hiện thời
    thổi qua những rặng núi. những ḍng sông. những xóm làng. thành phố quê hương tôi
    (Nguyễn xuân Thiệp - Tôi cùng gió mùa)

    Trong thơ tự do, chỗ xuống ḍng là để qua một ư thơ khác, để thay cho một dấu chấm hay dấu phẩy, để ngắt hơi thơ, để nhấn mạnh một chữ hay cụm từ hoặc để thể hiện một thanh âm...

    Dưới đây là thí dụ về sự nhấn mạnh bằng cách xuống hàng:

    Hôm nay
    Nghe lời hát quen quen
    Người đàn bà ấy mang tên
    Lời từ biệt
    Trên một sân ga vắng
    Tiếng kèn trầm của một chuyến ô-tô-ray
    Đầy dĩ văng
    (Thanh Tâm Tuyền - Bao giờ)

    Những câu "Hôm nay", "Lời từ biệt" và "Đầy dĩ văng" được xuống ḍng để nhấn mạnh.

    Dấu phẩy rất cần thiết cho ư nghĩa cũng có thể bị tước bỏ. Trong câu dưới đây, tác gỉa muốn nói chờ đợi nhiều người chứ không phải một người :

    Tôi chờ đợi
    một người không
    nhiều người
    (Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu)

    Dù sao, cách chấm câu cũng chỉ là tiểu tiết, không ảnh hưởng đến phẩm chất bài thơ.


    ST


    < Sửa đổi bởi: Viet duong nhan -- 14.1.2006 2:14:01 >

  3. #3
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968
    Đoạn 3.
    NỘI DUNG

    1/ Dàn ư

    Ít nhà thơ nào làm thơ có dàn bài (plan). Tuy nhiên, với những bài thơ có phân đoạn, hoặc thơ tự do, việc sắp xếp lại các câu thơ cho có tŕnh tự hợp lư là điều cần thiết.

    2/ Ư thơ

    Bài thơ hay phải có ư thơ mới lạ. Mới lạ trong chi tiết, trong cách so sánh, cách liên tưởng... Ư thơ có thể rất tinh tế, sát với thực tế, nhưng cũng có thể rất cường điệu.

    Để tả sự trống vắng trong tâm hồn :

    Sao tuổi trẻ qúa buồn
    Như bàn ghế không bầy
    (Thanh Tâm Tuyền - Dạ khúc)

    Để diễn tả vẻ buồn :

    Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
    Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
    (Nguyên Sa - Nga)

    Để diễn tả mái tóc vàng và đôi mắt nâu :

    Tôi sẽ sang thăm em
    Để những mái tóc màu củi chưa đun
    Mầu gỗ chưa ai ghép làm thuyền
    Lùa vào nhau nhóm lửa ...
    Hay đôi mắt màu thóc đang say
    Mầu vàng khô pha lẫn sắc nâu gầy
    (Nguyên Sa - Tôi sẽ sang thăm em)

    Để diễn tả mái tóc mun :

    Mùa tóc mun
    Đẹp những khu rừng không bóng cây
    (Thanh Tâm Tuyền - Mai)

    Để diễn tả bàn tay trắng nơn, đôi mắt long lanh và đôi mắt ngọc bích :

    Những ngón tay dài ướp trọn mấy ngàn thu
    Mà men sáng trong xanh màu trăng vời vợi
    ...
    Hay một đêm nao nước lụt Ngân Hà
    Thượng Đế đưa sao mang gửi về khóe mắt ?
    ...
    Mắt dịu ngọt đúc từ rừng ngọc bích
    Hay linh hồn trăm phiến đá chân tu ?
    (Nguyên Sa - Đẹp)

    Để diễn tả bước chân nặng nề và nỗi ḷng chất chứa :

    Ta về từng bước chân là núi
    Thăm thẳm ḷng mang một biển sâu
    (Khoa Hữu - Trở về)

    Để diễn tả sự đành tâm chia ly :

    Người đi, ừ nhỉ người đi thật
    Mẹ thà coi như chiếc lá bay
    Chị thà coi như hạt bụi
    Em thà coi như hơi rượu cay
    (Thâm Tâm - Tống biệt hành)

    Để diễn ta t́nh trạng giải phóng, tự do cá nhân :

    Tôi chờ đợi
    Cười lên sặc sỡ
    La qua mái ngói
    (Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu)

    Buồn v́ tuổi trẻ bất lực :

    Hôm nay
    Tuổi nhỏ khóc trên vai
    (Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu)

    Vân vân.

    Để kết thúc đoạn này, tôi xin nhắc đến loại thơ tượng trưng. Tượng trưng chứ không phải biểu tượng. Trong bài thơ loại này, tác giả có thể dùng bất cứ cái ǵ để tượng trưng cho đối tượng mà tác giả ngầm nói tới.

    Thí dụ bài này:

    Cánh đồng con ngựa chuyến tàu

    Trên cánh đồng hoang thuần một màu
    Trên cánh đồng hoang dài đến đỗi
    Tàu chạy mau mà qua rất lâu
    Tàu chạy mau tàu chạy rất mau
    Ngựa rượt tàu rượt tàu rượt tàu
    Cỏ cây cỏ cây lùi chóng mặt
    G̣ nổng cao rồi thung lũng sâu
    Mặt trời mọc xong mặt trời lặn
    Ngựa gục đầu gục đầu gục đầu
    Cánh đồng a ! cánh đồng sắp hết
    Tàu chạy mau càng mau càng mau
    Ngựa ngă lăn ḿnh mướt như cỏ
    Như giữa nền nhung một vết nâu
    (Tô thùy Yên)

    Bài này nói về kiếp số con người. Chuyến tàu là thời gian, cánh đồng là đời người, con ngựa là con người.

    Hy vọng

    Con bướm lạc vào cánh đồng
    Đóa hoa thành ruộng lúa
    Con bướm khóc giữa cánh đồng
    Hồn hoa thành đứa nhỏ
    Con bướm chết trong bàn tay
    (Nguyễn Vũ Văn)

    Bài này nói về niềm hy vọng bị bóp chết bởi sự lừa dối.

    St

    < Sửa đổi bởi: Viet duong nhan -- 14.1.2006 2:13:12 >

  4. #4
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968
    Đoạn 4.
    TỪ NGỮ

    Bài thơ hay không nên dùng những từ ngữ đă dùng nhiều trong văn thơ, nhất là tính từ, tỉ dụ như : (ḷng) tê tái, (dài) lê thê, năo nùng... Tuy nhiên, ta có thể làm mới những từ ấy bằng cách dùng nó theo ư nghĩa khác đi một chút. Thí dụ chữ "thăm thẳm" thường dùng để chỉ chiều sâu, Tô Thùy Yên dùng cho tiếng chó tru (trong bài "Góa phụ") để nói lên âm thanh dài và cao. Thanh Tâm Tuyền dùng "điệu nhạc gầy" để nói lên những nốt nhạc cao ("Dạ khúc").

    Thanh Tâm Tuyền c̣n dùng từ "cười sặc sỡ" ("Bài ngợi ca t́nh yêu"). Không biết ông muốn nói "cười sặc sụa", "cười muôn màu, đủ mọi kiểu", hay là "cười điên dại" ("điên dại" th́ có liên quan ǵ đến "sặc sỡ" ?) :

    Tôi chờ đợi
    cười lên sặc sỡ
    la qua mái ngói
    thành phố ruộng đồng
    bấu lấy tim tôi
    thành nhịp thở
    (Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu).

    Một bài thơ b́nh dị, không có từ mới, vẫn có thể là bài thơ hay, rất hay, miễn là có góc cạnh mới lạ, lời thơ giản dị, trong sáng, hay nồng nàn, thành khẩn...Thí dụ :

    Em tan trường về
    Đường mưa nho nhỏ
    Chim non giấu mỏ
    Dưới cội hoa vàng
    Bước em thênh thang
    Áo tà nguyệt bạch
    Ôm nghiêng cặp sách
    Vai nhỏ tóc dài
    (Phạm Thiên Thư - Ngày xưa Hoàng thị)

    Hay là:

    Nhớ chăng Barbara
    Hôm ấy mưa rơi hoài xuống Brest
    Anh gặp em ở phố Xiêm
    Em mỉm cười
    Và anh cũng mỉm cười
    (Thanh Tâm Tuyền - Barbara, dịch thơ Jacques Prévert)

    Hay là:

    Đón em suốt băi sông Hằng
    Cát muôn kiếp măi nhớ lần gặp xưa
    Hẹn về dù nắng dù mưa
    Hẹn về dù sớm dù trưa cũng về
    (Tô Thùy Yên - Suốt băi sông Hằng)


    Sáng tạo

    Ngoài ra, thơ hay cần từ ngữ sáng tạo. Thi sĩ mất nhiều th́ giờ ở điểm này. Sáng tạo không phải là chế ra chữ mới, mà dùng chữ đă có với nghĩa khác thường. (Chế ra chữ mới cũng được thôi, nhưng nếu người đọc không hiểu th́ lại thành thơ bí hiểm.)

    Hăy xem những từ gạch dưới :

    Em về, cát bụi ̣a lên
    Trăm thương ngh́n nhớ vỡ rền thế gian
    (Tô Thùy Yên - Suốt băi sông Hằng)

    Tiếng kèn hát măi than van
    Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
    (Thanh Tâm Tuyền - Dạ khúc)

    Người đàn ông trở dậy sau giấc ngủ trưa
    Mặt trời sáng ḷa
    Một người nào đội nón đi ra
    Tiếng guốc bốc cháy lên hàng cây tù tội
    (Nguyễn Vũ Văn - Cảm giác buổi chiều)

    Tô Thùy Yên phục hồi cổ ngữ. Một cách làm mới thơ ? Hăy xem:

    Đêm nằm, lệ chảy ṃn tay
    Nghe chừng đá nát vàng phai đến điều
    (Hái rau)

    Đ̣i phen toan đẩy cửa liều
    Ra cùng thiên hạ vui chiều ngửa nghiêng
    (Suốt băi sông Hằng)

    Thảng như con ngựa già vô dụng
    Chủ bỏ ngoài trăng đứng một ḿnh
    (Góa phụ)

    Hề, ta trở lại gian nhà cỏ
    Giữa cánh đồng không bên kia sông
    (Hề, ta trở lại gian nhà cỏ)

    Dưới đây là những chữ do tác giả sáng chế ra, để độc giả tự t́m hiểu :

    Rừng đưa mái vơng treo triền
    Như quằn chiều sánh, như lền gió qua.
    (Tô Thùy Yên - Hái rau)

    Nổi ch́m, lệ lợ máu lền
    Đau thương thôi đă pha rền tử sinh
    (Tô Thùy Yên - Suốt băi sông Hằng)

    Những ư thơ thách đố độc giả:

    Em nói như gió nghẹn
    Chiều nghiêng mây Thị Mầu
    (Hoàng Cầm - Chuyện trăm năm)

    Mây thành thổi lửa
    Nẻo Đông Triều khép mở gió kỳ lân
    (Hoàng Cầm - Đêm thổ)

    Vừa khi vuốt tóc nh́n chênh bến
    Chợt thấy dài xanh ngất nước mây
    Hoa khô xây bậc cho thềm ngọc
    Một phím đàn đôi bốn cánh bay
    Ngự đỉnh dài ánh nguyệt xuyên xanh
    Đón chào nữ chúa khóc vô thanh
    (Hoàng Cầm - Ngă ba sông)

    Biểu tượng

    Thi ca thường dùng biểu tượng, thí dụ mùa xuân hay mầu hồng chỉ sự tốt đẹp, mùa đông hay màu xám chỉ sự buồn rầu, chết chóc. Biểu tượng có tính cách phổ quát, được mọi người chấp nhận. Thơ hay cũng cần làm mới biểu tượng.

    Thí dụ, Trần Dạ Từ dùng hoa và trái thay cho mùa xuân :

    Hoa và trái một đêm nào thức dậy
    Nghe mộng đời xao xuyến giấc xuân xanh
    (Mộng đời)

    Riêng Thanh Tâm Tuyền có lối dùng biểu tượng rất độc đoán :

    Sao tuổi trẻ qúa buồn
    Như con mắt giận dữ
    (Dạ khúc)

    Giận dữ không thể là biểu tượng cho cái buồn. Con mắt giận dữ có thể buồn, nhưng buồn không nhất thiết có nét giận.

    Nếu đă đi từ Hà Nội xuống Hải Pḥng hay sang Bắc Ninh
    Nếu đă đi từ Sài G̣n xuống Vĩnh Long hay lên Thủ Đầu Một
    Chuyến xe vẫn chỉ thuộc một ḿnh
    (Bao giờ)

    Những đoạn đường nói trên cũng không buộc phải là đoạn đường độc hành.


    Điệp ngữ

    Nguyên tắc chung là tránh điệp ngữ trong cùng một câu hay trong những câu liên tiếp, như dưới đây :


    Quê nhà ôi những đêm tàn lửa
    Phía mặt trời ai gọi lửa lên
    (Khoa Hữu - Trở về)

    Hay là :

    Mười năm thế giới già trông thấy
    Đất bạc màu đi, đất bạc màu
    (Tô Thùy Yên - Ta về)

    Những trường hợp dùng điệp ngữ :

    1 - để nói đến ư của chính chữ đó:


    Ôi, mê hoặc ngày ta trở lại
    Núi c̣n đây tưởng núi hoang đường

    (Khoa Hữu - Trở về)

    Ta rảo quanh làng hóng chuyện phiếm
    Đời người cũng chuyện phiếm mà thôi
    (Tô Thùy Yên - Ta về)

    2 - để nhấn mạnh :

    Mặt trời mọc !
    Mặt trời mọc !
    Rưng rưng mùa hoa gạo
    (Quách Thoại - Trăng thiếu phụ)

    3 - để diễn tả một động tác kéo dài hay lập đi lập lại :

    Trên cánh đồng hoang thuần một màu
    Trên cánh đồng hoang dài đến đỗi
    Tàu chạy mau mà qua rất lâu
    Tàu chạy mau tàu chạy rất mau
    Ngựa rượt tàu rượt tàu rượt tàu
    (Tô Thùy Yên - Cánh đồng con ngựa chuyến tàu)

    4 - để tạo âm hưởng đặc biệt :

    Ở đây ta có dăm người bạn
    Phúc tự tâm, không lư đến đời
    Ở đây ta có dăm pho sách
    Và một ḍng sông, mấy cụm mây...
    Ḍng sông hiền triết trôi vô lượng
    Ḍng sông hiền triết chảy vô tâm
    Mà ta ngưỡng vọng như sư phụ
    Mà ta thân thiết tựa tri âm...
    (Tô Thùy Yên - Hề, ta trở lại gian nhà cỏ)

    Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tṛn giấc
    Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
    Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
    Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu
    (Nguyên Sa - Tháng sáu trời mưa)

    5 - để mở rộng ư phụ :

    Dưới đây là một bút pháp nhằm mở rộng một ư mà vẫn giữ tính cách thống nhất của ngữ pháp :

    Nhân danh dân chủ tự do
    Chúng bán đầy đường súng đạn
    Chúng bán đầy đường sinh mạng
    Dạy nhau cách giết người
    Lấy tội ác viết tiểu sử
    (Nguyễn Vũ Văn - V́ sao)

    Trong đoạn thơ trên, câu thứ 3 nhằm mở rộng ư của câu thứ 2 (súng đạn = sinh mạng) mà vẫn giữ được chữ "Chúng" làm chủ từ (subject) cho 2 câu cuối cùng.

    St

    < Sửa đổi bởi: Viet duong nhan -- 14.1.2006 2:14:56

  5. #5
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968
    Đoạn 5.
    BÚT PHÁP

    Bút pháp là cách hành văn, bao gồm cả cú pháp (syntax, syntaxe), lối viết (style) và cách diễn đạt (tournure, turn of phrase).
    Bút pháp thơ thật là đa dạng. Có những cách mà các nhà thơ đều dùng để cô đọng thơ, so sánh đối tượng, làm mới thơ... Ở đây tôi xin nói đến một số bút pháp chung và bút pháp đặc biệt của Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, và Nguyễn xuân Thiệp.

    A.BÚT PHÁP CHUNG

    1. Dùng từ đồng cách (apposition)

    Đồng cách từ là bút pháp phổ biến nhất để giải thích, so sánh, mở rộng ư nghiă của một từ ...

    Thí dụ :

    Đôi khi anh muốn tin
    Ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
    Mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
    Ṿng ân ái
    (Thanh Tâm Tuyền - Lệ đá xanh)

    = Cánh tay em là ṿng ân ái.

    Trán mênh mông, cánh sông dài
    Thổ ngơi xuôi mái, hồn ngoài châu thân
    (Viên Linh - Nghi hoặc nỗi ǵ)

    = Trán mênh mông như cánh sông dài

    2. Xén bớt những từ để cô đọng lời thơ

    Xin đọc đoạn thơ này:

    Em độc thoại lời kinh ánh xanh
    Trăng lu khuya mỏi nén nhang tàn
    Chó tru thăm thẳm ngây thiên địa
    Mái ngói nghiêng triền trái rụng lăn
    ...
    Ngọn đèn hư ảo chong linh vị
    Thắp trắng thời gian mái tóc em
    (Tô Thùy Yên - Góa phụ)

    Bạn có thể nhận thấy những từ gọt bỏ nếu diễn ư như sau :


    Em độc thoại lời kinh ánh xanh
    Trăng lu, về khuya, v́ mỏi nên nén nhang tàn
    Chó tru thăm thẳm làm ngây ngất thiên địa
    Trên mái ngói nghiêng triền, trái rụng lăn xuống
    ...
    Ngọn đèn hư ảo chong linh vị
    Thắp trắng thời gian trên mái tóc em

    Thí dụ 2 :

    Đôi khi anh muốn tin
    Ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
    Mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
    Ṿng ân ái
    (Thanh Tâm Tuyền - Lệ đá xanh)

    Diễn ư :

    Đôi khi anh muốn tin
    Rằng ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
    Mà bên cỏ hoa là cánh tay em quyến rũ

    Thí dụ 3 :

    Hồn thảo mộc giấc ngủ
    Nằm mơ những ngôi sao mặt trăng
    (Thanh Tâm Tuyền - Mai)

    Diễn ư :


    Trong giấc ngủ, hồn như hồn của thảo mộc
    Nằm mơ những ngôi sao và mặt trăng

    Thí dụ 4 :

    Tao nhớ mày những rừng giang đồi sắn
    Điếu thuốc lào tê tái lúc tinh mơ
    Ngọn rau hoang tô canh ảm đạm
    (Nguyễn Vũ Văn - Nhớ người vượt biển)

    Diễn ư :

    Tao nhớ mày cùng những rừng giang, đồi sắn
    Cùng điếu thuốc lào tê tái lúc tinh mơ
    Cùng ngọn rau hoang làm nên tô canh ảm đạm

    3. Xén bớt từ để làm mới thơ

    Những từ trong ngoặc dưới đây đă được lược bỏ để làm mới cú pháp :

    Nhớ em một đóa thanh tao
    Kết tinh nữ sắc từ (khi) vào trần gian.
    (Nguyễn Vũ Văn - Sợi tóc)

    Ngàn (năm) xưa ai từng ở nơi này
    Rồi đến (năm) ngàn sau ai đến đây
    (Phạm Thiên Thư - Liềm trăng)

    Vân vân


    4. Thêm từ

    Nhiều từ được thêm vào cho ư thơ có vẻ mới lạ, nhưng thật ra không có tác dụng ǵ.

    Thí dụ những từ gạch dưới trong các câu này :

    Hôm nay
    tuổi nhỏ khóc trên vai
    (Thanh Tâm Tuyền)

    Hôm nay chợt nhớ thương người
    Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
    (Trần Dạ Từ - Nụ hôn đầu)

    Khuya buồn tủi nhục môi em
    Mưa bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ
    (Phạm Công Thiện - Ngày sinh của rắn)

    5. Đổi chữ

    Thay v́ "tôi chờ đợi lớn lên như giông băo" :

    Tôi chờ đợi
    Lớn lên cùng giông băo
    (Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu

    6. Mượn cái này tả cái khác :

    Để tả nỗi khao khát ra biên giới mà vùng vẫy :

    Đường nào ra biên giới
    Gió vẫy vùng cỏ cây
    (Nguyễn Vũ Văn - Cỏ úa)

    7. Kết hợp ư của các mệnh đề độc lập (independent clauses).


    Thí dụ 1 :

    Khúc t́nh ca thần nữ
    Người con gái khỏa thân
    Vung lên từng chuỗi ngọc
    Trong miền sương mong manh
    (Nguyễn Vũ Văn - Trên con đường nhà thờ)

    Câu thứ nhất độc lập với các câu sau về ngữ pháp, nhưng kết hợp với ư của các câu đó thành một chi tiết duy nhất.

    Thí dụ 2 :

    Chiếc cửa sổ nào ai mở ra
    Tiếng dương cầm bâng khuâng một thời dĩ văng
    (Nguyễn Vũ Văn - Cuối thu)

    Hai câu trên hàm ư tiếng đàn thoát ra từ cánh cửa sổ mở rộng.

    8. Cụ thể hóa những cái trừu tượng


    Đây là nỗi buồn lởn vởn :
    Nỗi buồn như bầy chiên
    Vây quanh chàng mục tử
    (Nguyễn Vũ Văn - Những cánh tay của gió)

    9. Trừu tượng hóa những cái cụ thể

    Nghe thiên thu cũng trở trời
    Áo phơi mùa trước như lời bỏ quên
    (Tô Thùy Yên - Suốt băi sông Hằng)

    Sợi tóc đen như một chuỗi cười
    Trên chùm môi lá biếc
    (Thanh Tâm Tuyền - Tháng giêng)

    10. Dùng đảo ngữ

    Đảo ngữ thường được dùng với mục đích :

    - thỏa măn âm vận hay âm điệu :

    Đôi khi anh muốn tin
    Ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
    Mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
    Ṿng ân ái
    (Thanh Tâm Tuyền - Lệ đá xanh)

    Quản chi lớp lớp hư h́nh
    Dài đêm đăm đắm mắt nh́n quầng thâm
    (Tô Thùy Yên - Suốt băi sông Hằng)

    Vừa khi vuốt tóc nh́n chênh bến
    Chợt thấy dài xanh ngất nước mây
    (Hoàng Cầm - Ngă ba sông)

    - thay đổi bút pháp :

    Người về như sóng
    Buồn tôi quanh năm
    ...
    Bóng h́nh chia đôi
    Sầu tôi lụ khụ
    (Du Tử Lê - Một bài thơ nhỏ)

    B. BÚT PHÁP NGUYÊN SA

    Nguyên Sa có một lối viết đặc biệt, luôn luôn nghĩ ra những chi tiết rất nhỏ, ngộ nghĩnh, vẩn vơ, đôi khi chẳng có ư nghĩa ǵ, nhưng đó lại là chất thơ của ông.


    Bầu trời mây ở dưới áng mây cong
    Em có muốn anh giữ giùm phân nửa?
    ....
    Bài hát đó mang cho anh ḥ hẹn
    Em nhớ mang vàng cho cúc, ngọc cho lan
    Mang cầu vồng cho khoảnh khắc mưa tan
    Và môt chút vai em cho huệ trắng...
    ....
    Yêu cuộn tṛn trong tám chữ mây qua
    Khi em tới lượn ṿng trên mái tóc...
    (Tháng giêng và anh)

    Em có đứng ở bên bờ sông
    Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
    Anh về có nương theo gịng nước
    Anh sẽ t́m em trong bóng trăng
    (Paris có ǵ lạ không em)

    Nguyên Sa ưa dùng công thức : "A hay là B", "sao không A mà như có A", "sao không A để cho tính cách/hậu qủa của A", và "có phải A nên có tính cách/hậu qủa của A".

    1. "A hay là B"

    Đôi khi B chẳng có ư nghĩa ǵ, chỉ là ư tưởng vơ vẩn.

    Có phải em mang trên áo bay
    Hai phần gió thổi, một phần mây
    Hay là em gói mây trong áo
    Rồi thở cho làn áo trắng bay?
    Có phải mùa xuân sắp sửa về
    Hay là gió lạnh lúc đêm khuya
    Hay là em chọn sai màu áo
    Để nắng thu vàng giữa lối đi?
    (Tương tư)

    Nắng thu vàng có liên quan ǵ đến gió lạnh và màu áo? Nếu nắng thu vàng là màu áo th́ có liên quan ǵ đến gió lạnh?

    Hay là :

    Muôn v́ hành tinh rung nhè nhẹ
    Hay ly rượu tàn run trên môi
    Người về trên một ḍng sông xanh
    Trên một con tàu hay một ga mông mênh
    Sao người không chọn sông vắng nước
    Hay nước không nguồn cho sông đi quanh?
    (Tiễn biệt)

    Sông vắng nước để cho nước cạn, người không đi xa. Sông đi quanh để cho thuyền đi ṿng trở lại.

    2. "Sao không A mà có như có A"

    Sao người không là một con đường
    Sao tôi không là một ga nhỏ
    Mà cũng có những giờ gặp gỡ
    Cũng có những giờ chia tan ?
    (Tiễn biệt)

    3. "Sao không A để cho có tính cách/hậu qủa của A"

    Sao người không là v́ sao nhỏ
    Để cho tôi nh́n trong đêm thâu ?
    Sao người không là một cung đàn
    Cho tôi mềm ḷng trong tiếng than
    (Tiễn biệt)

    4. "Có phải A nên có tính cách/hậu qủa của A"

    Có phải tên người là âm thanh vô vọng
    Nên mắt buồn le lói thoáng bơ vơ
    Hay một đêm nao nước lụt Ngân Hà
    Thượng Đế đưa sao mang gửi về khóe mắt ?
    (Đẹp)

    Nguyên Sa cũng hay hỏi tại sao :

    Tay anh dài sao em không gối mộng
    Thơ anh say sao chẳng uống cho đầy
    Mắt thuyền trôi anh chèo cả hai tay
    Sao chẳng ngự cho hồn anh xuống nhạc
    (Người em sống trong cô độc)

    Bút pháp này gợi nhớ đến bài Tống biệt hành của Thâm Tâm:

    Đưa người ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong ḷng ?
    Trời chiều không thắm không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?

    C. BÚT PHÁP THANH TÂM TUYỀN

    Những chữ "vậy em biết không" dưới đây tạo ra một âm hưởng đặc biệt, tha thiết :

    Chẳng là anh ngông cuồng kiếm t́m tổ quốc vậy em biết không. Mà tổ quốc ngàn đời nín thở v́ t rời th ́ xanh mà khổ đau nói sao cho hết. Chẳng là anh chót yêu em vậy em biết không ? Mà khi yêu nhau, trong những đêm sao hằng hà, làm thế nào để quên được nhau.
    (Thanh Tâm Tuyền - Liên, mặt trời t́m thấy)

    Nếu bạn muốn khóc cho những cuộc t́nh tan vỡ mà không ra được nước mắt, bạn sẽ viết như thế nào ? C̣n Thanh Tâm Tuyền th́ mượn đôi mắt của người khóc:

    Hăy cho anh khóc bằng mắt em
    Những cuộc t́nh duyên Budapest
    (Thanh Tâm Tuyền - Hăy cho anh khóc bằng mắt em)

    Nói đến một con người tội lỗi trong cái "tôi" :

    Tôi xin một chỗ qùy thầm kín
    Cho đứa nhỏ linh hồn
    Sợ chó dữ
    Con chó đói không màu
    ...
    Em bé quàng khăn đỏ ơi
    Này một con chó sói
    Thứ cho sói lang thang
    (Phục sinh)

    Nỗi buồn v́ tuổi trẻ bất lực :

    Hôm nay
    Tuổi nhỏ khóc trên vai
    (Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu)

    Thanh Tâm Tuyền có một bút pháp rất "Tây". Hăy xem ông diễn tả :

    - Người đàn bà nhớ lại những câu thơ cũ :

    Những lời thơ rất cũ
    Gơ cửa trái tim nàng
    (Mai)

    - Một người đàn bà đă ra khỏi đời ḿnh :

    Người đàn bà ấy mang tên
    Lời từ biệt
    (Bao giờ)

    Một bút pháp đặc thù Thanh Tâm Tuyền hay sử dụng là dùng một đối tượng khác để diễn tả đối tượng ḿnh đang nói tới. Bạn buồn ư ? Đừng nói "tôi buồn", mà nói "trời buồn" hay "con ngựa buồn".

    Thật vậy, để diễn tả nỗi buồn trong đôi mắt, TTT dùng mắt ngựa thay cho mắt đối tượng. Bạn có thể thay bằng một con vật khác và ư thơ không thay đổi:

    Con ngựa buồn
    Lửa trốn con ngươi
    (Bài ngợi ca t́nh yêu)

    Để diễn tả một sự tương thuộc, TTT dùng cỏ và hoa thay cho hai đối tượng, nhưng bạn cũng có thể thay bằng hai cái ǵ khác :

    Cỏ của hoa và hoa của cỏ
    Những ngón tay những ngón chân những nụ cười
    (Cỏ)

    D. NGUYỄN XUÂN THIỆP : THƠ TÙY BÚT

    Tùy bút là một thể loại hồi kư ngắn ghi lại những cảm nghĩ liên quan đến một ngoại cảnh nào đó.

    Trong một số bài, Nguyễn xuân Thiệp làm thơ như viết tùy bút, như văn xuôi có vần, không dùng biểu tượng, không thắc mắc về từ ngữ mới, và không dùng các bút pháp thông thường của thi ca như đă đề cập trong đoạn này. Lời văn giản dị. Ư thơ tinh tế, cái tinh tế của thể tùy bút.

    Hăy đọc :

    này em. chưa đan xong chiếc áo len quàng cổ
    th́ gió mùa đêm nay đă đến đầy pḥng
    thổi rung liếp cửa
    em có nghe t́nh ta âm vang dưới bầu trời hun khói
    âm vang qua đồng cỏ tranh
    lại gặp nhau
    tôi cùng gió mùa
    để đêm nay có người lục lại gối chăn trong ḥm cũ
    t́m lại chiếc gương xưa
    để sớm mai
    hồng má trẻ con
    se môi thiếu phụ
    để người đi xa một sớm quay về
    (Tôi cùng gió mùa)

    khi bầy chim ngủ đỗ ở những ngoϮ cây bên b́a rừng
    cuخg cất tiếng hót
    đợi ngày lên
    chúng tôi. những t́nh nhân thất laϣ nhau trên mặt đất
    không được nh́n thấy nhau
    chỉ nghe tiếng nói. như từ giấc mơ naد
    của ḍng sông. đă lăng quên
    (Mùa cuối)

    St

    < Sửa đổi bởi: Viet duong nhan -- 14.1.2006 2:15:54

  6. #6
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968
    Đoạn 6.
    ÂM ĐIỆU

    Tiếng Việt là một ngôn ngữ tự nó đă có âm điệu, 6 thanh tạo nên một thang âm trầm bổng. Cho nên bài thơ nào cũng có âm điệu, chỉ có vấn đề là hay hoặc dở. Âm điệu phụ họa được với ư thơ là hay, âm điệu trúc trắc là dở.

    Người biết ngâm thơ có thể ngâm bất cứ bài thơ nào. Tuy nhiên, có những bài thơ chỉ để đọc hoặc chỉ nên đọc, chứ không ngâm bởi v́ âm điệu gần như văn nói. Thí dụ như một số bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, nhất là trong tập "Tôi không c̣n cô độc". Hăy xem một bài :

    tôi buồn khóc như buồn nôn
    ngoài phố
    nắng thủy tinh
    tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ thanh tâm tuyền
    (Thanh Tâm Tuyền - Phục sinh)

    Thơ Việt nam hay hơn thơ Tây phương về âm điệu, diễn ngâm không nhất thiết cần lấy giọng và làm điệu bộ như kịch sĩ, bài thơ hay tự nó đă chứa âm điệu phù hợp với nội dung. Những lời thơ trong Truyện Kiều và Chinh Phụ Ngâm chẳng hạn, là chứng minh hùng hồn cho âm điệu tuyệt tác.

    Thơ mới cũng không thiếu những âm điệu đủ mọi phong thái. Thí dụ :

    Âm điệu hùng tráng :

    Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy
    Tiếng vang vang như thần kêu qủy hét,
    Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét
    Gọi qúa khứ vị lai những u hồn
    Muôn ngh́n đời linh thiêng không sống chết
    (Lư đông A - Chính khí Việt)

    Âm điệu hào sảng, khí khái :

    Người đi, ừ nhỉ người đi thật
    Mẹ thà coi như chiếc lá bay
    Chị thà coi như hạt bụi
    Em thà coi như hơi rượu cay
    (Thâm Tâm - Tống biệt hành)

    Âm điệu dồn dập :

    Trên cánh đồng hoang thuần một màu
    Trên cánh đồng hoang dài đến đỗi
    Tàu chạy mau mà qua rất lâu
    Tàu chạy mau tàu chạy rất mau
    Ngựa rượt tàu rượt tàu rượt tàu
    ...
    Mặt trời mọc xong mặt trời lặn
    Ngựa gục đầu gục đầu gục đầu
    (Tô thùy Yên - Cánh đồng con ngựa chuyến tàu)

    Âm điệu tha thiết :

    Hỡi Liên những Liên và Liên
    Làm thế nào để quên được nhau. Hạt mưa kia long lanh hỗi nhớ niềm từ biệt, hoàng hôn bàng hoàng màu khói nhạt. Hôm nay quê hương từ bỏ, anh đau đớn làm đứa con hoang đầu đường xó chợ...

    (Thanh Tâm Tuyền - Liên, mặt trời t́m thấy)

    Âm điệu trầm buồn, từ cao xuống thấp dần rồi nghẹn lại :

    Bây giờ là mùa thu trời xuống thấp buồn vô cùng

    (Thanh Tâm Tuyền - Khai từ một bản anh hùng ca)

    Âm vận và ngữ âm là những yếu tố của âm điệu.

    Âm vận gồm nhiều vần trắc có âm thái sắc cạnh có khả năng diễn tả những t́nh cảm mạnh. Thí dụ :

    Một ngày lạnh nước người không tri kỷ
    Ta vỗ án hét thành ca chính khí
    Đông thê thê như gió thổi u hồn
    Thấu buốt tận ḷng người trong cốt tủy.
    (Lư đông A - Chính khí Việt)

    Bài thơ có nhiều âm bằng cho âm điệu ngang ngang phù hợp với tâm trạng buồn bă, hoang mang, bàng hoàng... Thí dụ :

    Sương lan mờ, bờ sông tường gần nhau
    Sương lan mờ và hồn tôi nghe đau
    (Xuân Diệu - Sương mờ)

    Sài G̣n chiều nay trời c̣n mưa không em
    Đường về h́nh như nhà ai đang lên đèn
    Sầu tư nghe về ngh́n trùng trong tim
    Trời c̣n mưa, mưa hoài, mưa trong đêm
    (Huy Phương - Mưa chiều)

    Phần lớn những bài thơ loại này có ư thơ sáo rỗng, gượng gạo, v́ cố t́m cho ra những âm bằng.

    Sự thống nhất âm điệu

    Thơ lục bát và thất ngôn có âm điệu trầm bổng đặc biệt. C̣n thơ tự do có âm điệu gần với văn nói hơn. Một câu thơ 6 chữ trong thể lục bát với một câu thơ 6 chữ trong thể tự do có âm điệu khác hẳn nhau. Khi ta làm thơ, chính âm điệu của câu thơ đầu tiên dẫn đến các câu sau theo một thể thơ nào đó.

    Một số người cho rằng bài thơ không như bản nhạc, cần thống nhất âm điệu để có một âm hưởng thuần nhất. Do đó không nên xen lẫn hai thể thơ trong một bài, như chêm mấy câu lục bát hay thất ngôn trong một bài thơ tự do.

    Phân biệt âm điệu và hơi thơ

    Hơi thơ ví như khoảng cách giữa những dấu lặng hoặc chỗ ngân dài trong một bản nhạc. Hơi thơ góp phần thay đổi âm điệu, có thể là những chỗ xuống ḍng hay dấu chấm câu trong bài thơ. Cũng có khi một hơi thơ bao gồm cả mấy ḍng thơ, tùy theo ư thơ.

    Thể thơ là yếu tố chính của hơi thơ. Thể thơ càng dùng câu thơ dài th́ hơi thơ càng dài. Hơi thơ ngắn dùng để diễn tả những âm thanh ngắn như lời tán thán, hô khởi, tiếng nức nở, nghẹn ngào, tiếng mưa rơi, vân vân. Hơi thơ dài dùng để diễn tả những t́nh ư tha thiết, lời kêu gọi hùng hồn, vân vân. Như đă nói trong thể thơ.


    KẾT LUẬN


    Ta có thể rút ra những yếu tố của một bài thơ hay theo thứ tự ưu tiên:


    1. Ư mới, chi tiết mới.
    2. Bút pháp chọn lọc.
    3. Không dùng từ ngữ cũ. Từ ngữ mới càng hay.
    4. Hợp vận.
    5. Âm điệu và hơi thơ thích hợp.
    6. Dàn ư hợp lư.
    Ư thơ và bút pháp là những yếu tố quan trọng nhất.

    Ư niệm "mới" hay "cũ" đề cập ở trên là dựa vào kinh nghiệm đọc thơ nhiều.

    Đó là tiêu chuẩn xét một bài thơ hay về phương diện khách quan. Về phương diện chủ quan, đánh giá một bài thơ hay c̣n tùy thuộc tŕnh độ kiến thức của người đọc. Tốc độ cảm nhận thơ cũng vậy, nhưng nó c̣n tùy thuộc cả kinh nghiệm sống và kinh nghiệm đọc thơ. Người có kiến thức rộng, người đă từng trải hoàn cảnh như trong bài thơ và người đọc thơ nhiều sẽ cảm nhận bài thơ mau chóng hơn những người khác.

    Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để có thể đánh giá một bài thơ làbài thơ phải có thể hiểu được. Vâng, không hiểu th́ làm sao biết thơ hay ?

    Nói cách khác, bài thơ phải tự giải thích được, không cần tác giả giảng nghĩa. Với những bài thơ khó hiểu, tác giả cần phải tự hỏi mục đích làm thơ của ḿnh là ǵ : để thưởng thức riêng ḿnh hay cho người khác cùng thưởng thức. Nếu có một vài người khác tự họ hiểu được bài thơ, th́ cũng coi như bài thơ có thể hiểu được. C̣n không ai có thể hiểu được th́ nhà thơ nên đặt lại vấn đề : có thể diễn tả một cách dễ hiểu hơn mà vẫn giữ được bản sắc kỹ thuật của ḿnh hay chăng ? Nếu không th́ tác gỉa sẽ muôn đời cô độc.

    ST

    < Sửa đổi bởi: Viet duong nhan -- 31.12.2005 5:29:48 >

    __________________
    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng (BÁN) non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)

    "Cộng sản c̣n thống trị trên quê hương - Ta c̣n phải đấu tranh"
    Blog - MGP - VNCH - Viet.no

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 21-02-2012, 10:43 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 01-12-2011, 10:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 28-08-2011, 02:36 AM
  4. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 09-09-2010, 10:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •