Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Bách khoa toàn thư Wikipedia
QLVNCH Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Binh chủng
Lục quân Việt Nam Cộng ḥa
Hải quân Việt Nam Cộng ḥa
Không lực Việt Nam Cộng ḥa
Phù hiệu/Cấp bậc
Quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Phù hiệu các đơn vị
Lịch sử
Tiến tŕnh phát triển
Các đại đơn vị
Các tướng lănh
Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, hay Quân đội Việt Nam Cộng ḥa, là lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa (VNCH), thành lập từ năm 1955, với ṇng cốt là lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày truyền thống (c̣n gọi là Ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6. Trong các tài liệu của phía Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng ḥa được gọi là "Quân đội Sài G̣n" hoặc "Ngụy quân". Trong quá tŕnh tồn tại của ḿnh, Quân lực Việt Nam Cộng ḥa nhiều lần can dự trực tiếp vào chính trị, mà cao điểm là cuộc đảo chính 1963 lật đổ chế độ dân sự của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, và tham chính trong chính quyền cho đến ngày Việt Nam Cộng ḥa sụp đổ.
Quân lực Việt Nam Cộng ḥa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hỏa lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ và các đồng minh, để chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, lực lượng vũ trang chính quy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được sự viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc, và các đồng minh. Tuy vậy, khác với đối phương được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả cao, Quân lực Việt Nam Cộng ḥa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đ̣i hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế Việt Nam Cộng ḥa, vốn quá lệ thuộc vào Mỹ đă không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng ḥa đă gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ để có thể thực hiện pḥng thủ trước đối phương có sức mạnh phù hợp với h́nh thái chiến tranh thực địa hơn.
Khi Mỹ giảm viện trợ xuống c̣n 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng ḥa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%. Quân lực Việt Nam Cộng ḥa vốn không được tổ chức thích hợp đă rơi vào t́nh trạng thiếu kinh phí để duy tŕ mức hoạt động như trước. Dù có không ít những đơn vị thiện chiến, nhưng hầu hết các đơn vị của quân lực Việt Nam Cộng ḥa đều rơi vào t́nh trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đă dẫn đến giảm hỏa lực tính cơ động.[1] Cộng với t́nh trạng tham nhũng, tổ chức và tinh thần chiến đấu kém, chỉ sau 55 ngày đêm chiến dịch Mùa Xuân 1975 của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng quân đội này đă tan ră.
Thời kỳ trước khi Quốc gia Việt Nam thành lập
Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, quân đội Pháp có những người Việt phục vụ trong quân đội để đáp ứng nhu cầu chiến trường. Các quân nhân này được đào tạo theo quy chế Pháp và đại đa số là binh lính, hạ sĩ quan với một số rất ít sĩ quan.
Khi chiến tranh lan rộng, để huy động thêm nhân lực, người Pháp đă thành lập các lực lượng phụ thuộc (Forces suppletives) bao gồm lính được tuyển mộ tại địa phương do sĩ quan Pháp chỉ huy. Ngày 1 tháng 10 năm 1946, Vệ binh Cộng ḥa Nam Kỳ được thành lập, là lực lượng quân sự đầu tiên của Chính phủ Cộng ḥa Nam kỳ tự trị. Ngày 9 tháng 6 năm 1948, lực lượng này được đổi tên thành Vệ binh Nam Việt. Ngày 12 tháng 4 năm 1947, lực lượng Bảo vệ quân ra đời tại Huế, năm 1948 cải danh thành Việt binh đoàn. Tháng 7 năm 1948, lực lượng quân sự người Việt tại Bắc Kỳ ra đời mang tên Bảo chính đoàn. Thực chất, đây là những lực lượng quân sự địa phương, tổ chức để hỗ trợ cho quân đội Pháp, về nguyên tắc trực thuộc chính quyền người Việt, trên thực tế vẫn do các sĩ quan Pháp chỉ huy.
Thời kỳ Quốc gia Việt Nam
Theo Hiệp ước Elysée ngày 8 tháng 3 năm 1949, Quốc gia Việt Nam được thành lập, có quân đội và chính sách ngoại giao riêng. Theo Nghị định Quốc pḥng ngày 13 tháng 4 năm 1949, một lực lượng quân đội của Quốc gia Việt Nam được thành lập, lấy tên là Vệ binh Quốc gia[2][3][4] Các lực lượng Vệ binh Nam Việt, Việt binh đoàn, Bảo chính đoàn và Vệ binh sơn cước được chuyển sang Vệ binh Quốc gia.
Trong nỗ lực thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam, vấn đề cơ bản là đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan. Quốc gia Việt Nam thừa nhận t́nh trạng thiếu những người được huấn luyện quân sự nhưng tuyên bố v́ lư do chính trị, việc sử dụng sĩ quan Pháp là trở ngại. Trong khi đó Pháp lại không chấp nhận trang bị vũ khí cho những đơn vị Quân đội Quốc gia Việt Nam mới thành lập trừ khi Việt Nam chấp nhận một tỷ lệ nhất định sĩ quan nước ngoài trong Quân đội Quốc gia Việt Nam trong thời gian sĩ quan Việt Nam đang được đào tạo tại những cơ sở huấn luyện mới thành lập. Pháp có trách nhiệm hỗ trợ Việt Nam trong công tác huấn luyện sĩ quan.[5]
Ngày 11 tháng 5 năm 1950, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố chính thức thành lập Vệ binh Quốc gia Việt Nam với quân số lúc đó là 60.000 người [6].
Ngày 8 tháng 12, 1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp kư Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều phải là người Việt.[5] Quốc trưởng Bảo Đại là tổng chỉ huy của Quân đội Quốc gia Việt Nam từ năm 1950 đến 1955.
Sau hai lần thay đổi nội các, Quốc trưởng Bảo Đại kư Dụ số 43 ngày 23 tháng 5 năm 1952 thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam từ ngày 1 tháng 5 năm 1952. Quân đội Quốc gia Việt Nam có tổng chỉ huy là Quốc trưởng Bảo Đại và được đặt dưới quyền quản trị của Bộ Tổng Tham mưu. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam đầu tiên là một sĩ quan người Việt quốc tịch Pháp, nguyên Đại tá Chánh Vơ pḥng của Quốc trưởng, tân Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh. Trụ sở Bộ Tổng Tham mưu đặt tại số 1 đường Galiéni, tức thành Ô Ma (Camp Aux Mares), Sài G̣n [7]. Toàn Việt Nam được phân thành 4 quân khu đầu tiên và một số sĩ quan cấp tá người Việt đă được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh quân khu[8]. Cùng năm đó, binh chủng Hải quân và binh chủng Nhảy Dù được thành lập[9]. Tuy vậy, các tư lệnh chiến trường của Pháp lại có quyền yêu cầu các đơn vị của Quốc gia Việt Nam hỗ trợ trong các cuộc hành quân.
Để đẩy mạnh hơn nữa việc tuyển quân, từ năm 1953, chính quyền Quốc gia Việt Nam cho thực hiện cuộc tổng động viên với lệnh tất cả thanh niên tuổi từ 18 đến 33 phải ghi danh[10]. Quân đội Quốc gia Việt Nam phát triển nhanh chóng về số lượng. Khi hội nghị Geneve được kư kết đă có 82 "tiểu đoàn Việt Nam", 81 "tiểu đoàn khinh quân" và 5 tiểu đoàn dù, chưa kể 3 trung đoàn cơ giới, 8 nhóm pháo binh, 5 nhóm vận tải và 5 tiểu đoàn công binh đó là chưa kể tuần binh, quân đội của các giáo phái và B́nh Xuyên, tổng cộng là 272.000 người (không kể số lính da vàng trong các đơn vị da trắng). Số tiền người Pháp bỏ ra để thành lập quân đội này là: 524 tỉ francs năm 1952, 585 tỉ năm 1953, 575 tỉ năm 1954.
Quân đội Việt Nam Cộng ḥa
Việt Nam Cộng ḥa và bốn Vùng chiến thuật
Năm 1955, sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng ḥa, và Quân đội Quốc gia Việt Nam từ đó cải tên là Quân đội Việt Nam Cộng ḥa. Cùng năm 1955, Bộ Tổng tham mưu không c̣n tùy thuộc hệ thống chỉ huy Pháp.
Cũng trong năm này, khối bộ binh được tổ chức là 4 sư đoàn dă chiến và 6 sư đoàn khinh chiến[11].
Năm 1956, trụ sở Bộ Tổng tham mưu dời về trại Trần Hưng Đạo (tức Camp Chanson trước kia). Các quân khu được tổ chức lại thành 6 quân khu[12]. Cũng trong năm này, Hải quân Việt Nam Cộng ḥa bắt đầu tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ, gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh[13], đến 1963 mới chấm dứt.
Năm 1957, Quân đoàn I và Quân đoàn II được thành lập[14]. Cùng năm, thành lập binh chủng Lực lượng Đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt Động Đội ở Đồng Đế, và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1 (LĐQSS1).
Đầu năm 1959, các sư đoàn khinh chiến và dă chiến được tổ chức lại thành 7 sư đoàn bộ binh[15]. Ngày 1 tháng 3 năm 1959, Quân đoàn III được thành lập, gồm sư đoàn 5 và 7 Bộ binh. Cùng năm, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến tách ra khỏi Hải quân và trở thành lực lượng tổng trừ bị.
Năm 1960, binh chủng Biệt động quân (BĐQ) được thành lập với 50 đại đội và bắt đầu hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đại đơn vị quân cảnh cũng được tái tổ chức ngày 1 tháng 10, tập hợp các đơn vị cũ từ năm 1948 dưới tên mới là Quân cảnh Quân lực Việt Nam Cộng ḥa.[16] Cũng trong năm này, chính phủ Việt Nam Cộng ḥa ban hành động viên từng phần. Theo đó th́ tất cả những thanh niên trong lứa tuổi quân dịch (18-35) phải vào quân ngũ trong một thời gian[17]
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi đă chỉ huy một số đơn vị thuộc Lữ đoàn Dù, Biệt động quân, thiết giáp.... làm đảo chính quân sự. Tuy nhiên, cuộc đảo chính bị dập tắt nhanh chóng.
Ngày 13 tháng 4 năm 1961, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ra sắc lệnh số SL.98/QP chia lại lănh thổ thành ba vùng chiến thuật (CT) và Biệt khu Thủ Đô. Vùng I CT gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngăi, do Quân đoàn I trấn đóng. Vùng II CT gồn Cao nguyên Trung phần và các tỉnh từ B́nh Định vào B́nh Thuận, do Quân đoàn II trấn đóng. Vùng III CT gồm các tỉnh từ B́nh Tuy vào Nam do quân đoàn III trấn đóng. Biệt khu Thủ đô gồm Đô thành Sài G̣n và tỉnh Gia Định.
Năm 1962, Liên đoàn Nhảy dù gồm 7 tiểu đoàn nhảy dù 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8, tiền thân là các tiểu đoàn nhảy dù thuộc địa của Pháp, được phát triển thành Lữ đoàn Nhảy dù. Liên đoàn 31 LLĐB cũng được thành lập. Các đơn vị Không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp không đoàn tại mỗi quân đoàn, gồm các không đoàn 41 (Đà Nẵng), 62 (Pleiku), 23 (Biên Ḥa), 33 (Tân Sơn Nhất), 74 (Cần Thơ). Sư đoàn 9 Bộ binh cũng được thành lập trong năm này, nâng số sư đoàn bộ binh lên 8 sư đoàn.
Ngày 1 tháng 1 năm 1963, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm cho thành lập Quân đoàn IV và Vùng IV CT. Theo đó, cơ cấu các vùng chiến thuật và các đơn vị cơ hữu quân đoàn được tổ chức lại như sau:
Vùng I chiến thuật (Bắc Trung phần) với Quân đoàn I, gồm các sư đoàn 1 và 2 Bộ binh.
Vùng II chiến thuật (Cao nguyên và nam Trung phần) với Quân đoàn II, gồm các sư đoàn 22 và 23 Bộ binh
Vùng III chiến thuật (Đông Nam phần) với Quân đoàn III, gồm các sư đoàn 5 và 7 Bộ binh.
Vùng IV chiến thuật (Tây Nam phần) với Quân đoàn IV, gồm các sư đoàn 9 và 21 Bộ binh.
Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Sau Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng ḥa năm 1963, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng ḥa nắm quyền chính trị. Ngày 27 tháng 11 năm 1964, Hội đồng Quân lực phân định lại các Vùng chiến thuật, tách Biệt khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác thành khu chiến thuật độc lập khỏi vùng III chiến thuật.
Năm 1965, Hội đồng Quân lực quyết định đổi danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng ḥa thành Quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Sư đoàn 18 và Sư đoàn 25 Bộ binh được thành lập, nâng tổng số sư đoàn bộ binh lên 10. Cũng trong năm này, Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù.
Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được cải danh trở lại thành các Quân khu. Tính đến năm này, Quân lực Việt Nam Cộng ḥa có quân số lên đến 1 triệu quân, được trang bị 1 triệu súng M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu (grenade launcher) M-79, và 2.000 lựu pháo (howitzer) và súng cối hạng nặng ( heavy mortar)[18]. Tháng 10 năm 1971, Sư đoàn 3 Bộ binh được thành lập, trở thành sư đoàn bộ binh thứ 11.
Các trận chiến quan trọng
Trận Ấp Bắc (1963) –
Trận B́nh Giă (1964-1965) –
Trận Pleime (1965) –
Trận Mậu Thân (1968) –
Trận Kampuchea (1970) –
Trận Lam Sơn 719 (1971) –
Trận Quảng Trị (1972) –
Trận An Lộc (1972) –
Trận Tống Lê Chân (1973) –
Trận Thượng Đức (1973) –
Trận Hoàng Sa (1974) –
Trận Xuân Lộc (1975) –
Trận Sài G̣n (1975) –
Các tướng lĩnh
Trong lịch sử 20 năm của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, có 162 người được phong cấp tướng, trong đó có 1 thống tướng (truy phong) và 5 đại tướng. Rất nhiều tướng lĩnh (chiếm 1/3) được phong hàm tướng trong giai đoạn 1963-1965, thời kỳ mà dân chúng gọi là "loạn tướng".
Thống tướng Lê Văn Tỵ (1903-1964), truy phong năm 1964
Đại tướng Trần Thiện Khiêm (phong năm 1964)
Đại tướng Dương Văn Minh (phong năm 1964)
Đại tướng Nguyễn Khánh (phong năm 1964)
Đại tướng Cao Văn Viên (phong năm 1967)
Đại tướng Đỗ Cao Trí (truy phong năm 1971)
44 Trung tướng, 44 Thiếu tướng, 68 Chuẩn tướng
Về các tướng lĩnh c̣n lại, xin xem:
Danh sách Trung tướng Quân lực VNCH
Danh sách Thiếu tướng Quân lực VNCH
Danh sách Chuẩn tướng Quân lực VNCH
Các học viện quân sự
Việt Nam Cộng ḥa có một số cơ sở đào tạo nhân sự cho ngành quân lực. Đứng đầu là Trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt. Ngoài ra c̣n có Trường Bộ binh Thủ Đức, Trường Huấn luyện Không quân Nha Trang, Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang và Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, thường được gọi là "Trường Đồng Đế" cũng ở Nha Trang.
Quân số và vũ khí năm 1975
Biểu trưng và khẩu hiệu "Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm" của Quân lực
Đầu năm 1975, ngoài Bộ Tổng tham mưu với các cơ quan, binh chủng và binh sở trong hệ thống quản trị (hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận), Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa c̣n có các đơn vị yểm trợ tác chiến gồm 4 bộ tư lệnh quân đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc. Các đơn vị trực tiếp tác chiến gồm:
Lục quân: 11 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn nhảy dù, 1 sư đoàn thủy quân lục chiến, Liên đoàn 81 Biệt cách dù, 21 liên đoàn biệt động quân, 4 lữ đoàn kỵ binh thiết giáp, Lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, các đơn vị pháo binh biệt lập và lực lượng địa phương quân gồm 400 tiểu đoàn, nghĩa quân hơn 50.000 quân.
Tăng thiết giáp: Có 4 lữ đoàn kỵ binh, 18 thiết đoàn (tương đương trung đoàn thiết giáp) và 57 chi đội (tương đương đại đội) xe tăng thiết giáp với 383 xe tăng (162 M-48A3, 221 M-41) và 1.691 thiết giáp M-113.
Pháo binh: Có 66 tiểu đoàn và trên 160 trung đội pháo binh độc lập với khoảng 1.500 khẩu pháo 105mm, 155mm và một số pháo tự hành 175mm.
Không quân. Quân số 60.000, gồm: 1 bộ tư lệnh quân chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ, 5 sư đoàn không quân tác chiến (20 phi đoàn khu trục cơ, trang bị khoảng 550 phi cơ A-1H, A-37 và F-5, 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1.000 phi cơ UH-1 và CH-47, 8 phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2 và U17), 1 sư đoàn vận tải (9 phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ C7, C-47, C-119 và C-130), 1 không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC-119, AC-130 Spectre Gunship. Ngoài ra c̣n có Phi đoàn Trắc Giác (t́nh báo kỹ thuật), Phi đoàn Quan sát RC119L và Biệt đoàn Đặc vụ 314.
Hải quân. Quân số hơn 40.000, ngoài các đơn vị yểm trợ hành chánh, nhân viên, huấn luyện, tiếp vận (có hải quân công xưởng), gồm 3 lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu động sông, với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh; (2) Hành quân lưu động biển với một hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm và giang vận hạm; (3) các lực lượng đặc nhiệm 211 thủy bộ với 6 giang đoàn, 212 tuần thám với 12 giang đoàn, 214 trung ương với 6 giang đoàn, và Liên đoàn Người nhái. Tổng cộng được trang bị khoảng 1.500 tàu xuồng các loại, trong đó có khoảng 700 tàu chiến trên sông và trên biển.
Năm 1975, theo số liệu từ hồi kư Đại thắng mùa xuân của Đại tướng QDNDVN Văn Tiến Dũng[19], toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH) gồm có 1.351.000 quân, trong đó có 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân "pḥng vệ dân sự" có vũ trang, gồm 13 sư đoàn chủ lực, 18 liên đoàn biệt động quân.
Theo Walter J. Boyne[20], toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng ḥa gồm có 750.000 người, trong đó 229.000 là lực lượng chiến đấu ṇng cốt để chống lại gần 500.000 quân Giải phóng ở miền Nam bao gồm cả các lực lượng chính quy và du kích, trong đó có hơn 200.000 bộ đội chính quy mà hơn 80.000 quân đă ở lại miền Nam sau Hiệp định Paris.
Theo đánh giá về trang bị và quân số, quân lực Việt Nam Cộng Ḥa có lục quân và không quân đứng thứ 4 thế giới, hải quân đứng thứ 9 thế giới. So với đối thủ là Quân đội Nhân dân Việt Nam, họ có ưu thế 2 lần về quân số, 4 lần về xe tăng và trọng pháo, và hơn tuyệt đối về không quân và hải quân.
Những điểm yếu về lực lượng
Tuy trang bị hùng hậu, song thực tế tác chiến cho thấy khi không c̣n quân Mỹ hỗ trợ, quân đội này thường thất trận khi đối đầu với chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chỉ sau gần 2 tháng của Chiến dịch Mùa Xuân 1975, quân lực Việt Nam Cộng Ḥa với hơn 1,2 triệu quân hoàn toàn bị tiêu diệt hoặc tan ră. Các nhà nghiên cứu đă liệt kê một số nguyên nhân để lư giải cho sự sụp đổ to lớn và toàn diện này.
Theo nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương trong bài viết "Việt Nam Cộng ḥa 1975, nguyên nhân sụp đổ" th́ một trong các nguyên nhân Quân lực Việt Nam Cộng ḥa thất bại là v́ được "tổ chức theo lối Mỹ, một người lính tác chiến có năm người yểm trợ như tiếp liệu, quân nhu, quân y, hành chánh tài chánh… cho nên trên thực tế lính nhà nghề chưa tới 200 ngàn người, thành phần không tác chiến (non combatant) chiếm khá nhiều, địa phương quân và nghĩa quân chỉ đủ sức cầm cự chờ lính Bộ binh của sư đoàn". Lối đánh này sử đụng tối đa hỏa lực nên vô cùng tốn kém, chỉ phát huy hiệu quả khi được cung cấp dồi dào về vũ khí đạn dược. Mỗi năm QLVNCH đ̣i hỏi hơn 3 tỷ đôla viện trợ mới đủ để duy tŕ sức chiến đấu, trong khi QĐNDVN chỉ cần khoảng 300 triệu đôla là đủ để củng cố lực lượng. Kết quả tất yếu là khi bị cắt giảm viện trợ, nhiều máy bay, xe tăng, tầu chiến… thiếu cơ phận thay thế đă trở thành bất khiển dụng. Hỏa lực không quân giảm 60% so với năm 1972, đạn dược chỉ đủ đánh cho tới tháng 6 năm 1975.
Về số lượng xe tăng và pháo binh của QLVNCH nhiều gấp bốn lần đối phương nhưng về mặt phẩm chất vũ khí lại không có ưu thế. Xe tăng chỉ có M-48 tương đương với T-54, pháo 155 và 105 ly tầm viễn xạ tối đa chỉ được 15 và 11 cây số, ngang với pháo 122 ly cấp Sư đoàn của QĐNDVN. Hơn nữa do phải chiến đấu nhiều năm trong điều kiện bị áp đảo về hỏa lực nên QĐNDVN có kinh nghiệm hơn hẳn về ngụy trang và phản pháo
Về chiến lược quân sự, QLVNCH thiếu sự ủng hộ của nhân dân (nhất là ở nông thôn), trong khi đó QĐNDVN lại áp dụng hiệu quả chiến lược chiến tranh nhân dân, do đó QLVNCH bị dồn ép liên tục, phải trải quân khắp nơi để giữ đất. Toàn bộ 13 sư đoàn của QLVNCH và 15 liên đoàn BĐQ (tương đương với hơn 6 sư đoàn) phải bảo vệ 44 tỉnh, tính trung b́nh một tỉnh chỉ được hơn một trung đoàn bảo vệ. Trong khi đó QĐNDVN do nắm thế chủ động chiến lược có thể tập trung hơn 10 trung đoàn để đánh một tỉnh thí dụ như tại Ban Mê Thuột tháng 3-1975.
Một xe tăng Quân Giải phóng bị bắn hạ ở Bến Hét
Và vấn đề quan trọng nhất vẫn là tổ chức và con người. Theo William Colby, người từng đứng đầu tổ chức t́nh báo CIA tại Việt Nam Cộng ḥa th́ Quân lực "Được huấn luyện theo chiến thuật Hoa Kỳ, th́ nay họ lại phải vận dụng chiến thuật ấy trong điều kiện thiếu thốn đạn dược, máy bay khác hẳn những ǵ họ đă học" và "giới quân sự Nam Việt Nam trước viễn cảnh của một trận chiến đấu cuối cùng đầy tuyệt vọng, đă bắt đầu quan tâm nhiều đến sự sống c̣n của gia đ́nh ḿnh hơn là quan tâm đến lợi ích chung"[21]. Kư giả Alan Dawson nhận xét: Đội quân này trang bị vũ khí tốt hơn bất kỳ nước châu Á nào khác, có nhiều máy bay chiến đấu, có nhiều đạn dược, xăng dầu, quân cụ, xe cộ và lương thực hơn hầu hết các quân đội trên thế giới. Nó chỉ thiếu mỗi một điều thôi. Một người Mỹ nói với một binh sĩ Sài G̣n rằng: Chúng tôi đă cho anh mọi thứ anh cần, trừ sự dũng cảm. Chỉ tại anh không có thứ ấy. [22]
Năm 2005, khi về VN và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, Tướng Nguyễn Cao Kỳ nhận định rằng: "Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". V́ vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.
Tôi biết rất rơ ràng về cái gọi là những người chỉ huy, những ông tướng lĩnh miền Nam khi ấy. Từ ông Thiệu đến những ông khác dưới trướng, xin lỗi, toàn là những vị ăn chơi phè phỡn, tài không có mà đức cũng không. Trước đây có "ông" Mỹ đứng sau th́ không có chuyện ǵ, nhưng khi phải một ḿnh trực tiếp đối diện với khó khăn th́ bản chất cũng như tài năng lộ ra ngay.
Trong một cuộc chiến, nói ǵ th́ nói, theo tôi quan trọng nhất vẫn là lực lượng, là quân đội. Quân đội miền Nam, không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh - trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông th́ đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, miền Bắc các chỉ huy lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.[23]
Năm 1975
Tháng 3 năm 1975, sau khi Phước Long và Ban Mê Thuột thất thủ, Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh tái phối trí, rút bỏ Quân khu I và II, dồn toàn quân về Quân khu III và IV chống giữ. Cuộc rút quân tái phối trí hoàn toàn thất bại, ông Thiệu từ chức, các tướng tá tháo chạy, và trong ṿng 55 ngày, toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa tan ră, chủ yếu v́ suy sụp tinh thần và thiếu lănh đạo.
Trận giao tranh cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa ngoài ṿng đai Sài G̣n xảy ra tại Xuân Lộc, do Sư đoàn 18 Bộ binh Việt Nam Cộng ḥa, dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo, và Lữ đoàn 1 Nhảy dù, dưới sự chỉ huy của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh.Phạm
Trận giao tranh cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa trong thành phố Sài G̣n xảy ra tại bản doanh Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, do Liên đoàn 81 Biệt kích dù, dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng BCH 3 Chiến thuật, Thiếu tá Châu Tài.
Lực lượng tan ră và đầu hàng sau cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa là Liên đoàn 81 Biệt cách dù, dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng Liên đoàn 81 Biệt cách dù, Đại tá Phan Văn Huấn.
Sau năm 1975, hơn 200.000 quân nhân và nhân viên chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa bị bắt và giam giữ trong các trại cải tạo của chính quyền mới[24]. Con số 200.000 cũng được Jean Louis Margolin nói đến theo xác nhận của Phạm Văn Đồng.
Bookmarks