Về Với Táo Quân
Tôi không biết trên phương diện khoa học hay chính xác hơn là thiên văn học, mặt trời và măt trăng có phải là hai thái cực không.
Đại khái th́ giới b́nh dân học vụ như tôi nghĩ rằng mặt trời xuất hiện ban ngày, chị Hằng th́ ló mặt ban đêm, mặt trời th́ nóng, ai cũng biết rồi, mặt trăng th́ lạnh v́ tôi đọc ở đâu đó và nhớ được câu tiếng Tây như ri:
“Des baisers froids comme la lune”. Diễn Nôm là: “Những nụ hôn lạnh như mặt trăng.”
Như vậy th́ mặt trời và mặt trăng là hai thái cực đúng đứt đuôi con ṇng nọc rồi!
Lại nữa, tháng 12 Dương Lịch vào cuối tháng th́ đức Chúa Giê Su ra đời tức là từ trên Trời xuống Hạ giới c̣n hạ tuần tháng Chạp Âm Lịch th́ quư vị Táo Quân lại từ trần gian cỡi cá chép lên Thượng giới. Dương Lịch và Âm Lịch liên quan đến mặt trời và mặt trăng nên cũng khác nhau tưng bừng như rứa đó.
C̣n mấy hôm nữa là đến ngày 23 tháng Chạp, ngày đưa chư vị Táo Quân lên trời. Dân gian gọi là Táo Quân nhưng kỳ thực theo truyền thuyết Viêt Nam ta th́ gia đ́nh nhà Táo gồm hai ông một bà. Hôm nay tôi bỗng dưng nổi hứng muốn viết về Táo Quân và nói chuyện với Táo Quân.
V́ thế mà nhan đề bài viết là “Về với Táo quân”.
Quư vị cũng có thể hiểu là trở về với Táo Quân v́ đă từ lâu, xa quê hương, chưa bao giờ tôi trở về thôn xóm cũ vào dịp Tết nên tôi quên mất ông bà Táo dung nhan như thế nào v́ ở cái xứ Cờ Hoa này biết đi đâu mà t́m thấy chư vị Táo Quân, nên tôi hằng ao ước về quê hương ăn Tết và luôn thể đưa Ông Bà Táo về trời, tức là muốn trở về với Táo Quân mà chê cái bếp ga, cái ḷ điện.
Lưu lạc nơi quê người, lánh nạn cộng sản, t́m tự do, phiêu lăng giang hồ nhưng rồi có đi đây đi đó, năm non bảy núi rồi cũng muốn về với nước non nhà như loài cá hồi, như chim Việt đậu cành Nam. Bởi thế ca dao ta mới có câu:
Ta về ta tắm ao ta
Dầu trong dầu đục ao nhà vẫn hơn.
Thử hỏi trong chúng ta, ai là người không một lần tắm ao. Ao nhỏ hơn hồ, hồ không rộng bằng sông, ngoại trừ biển hồ. Thế nhưng ao thơ mộng và hấp dẫn hơn hồ v́ ao gắn liền với tuổi thơ. Đi đâu trong tuổi thơ cũng gặp những cái ao xinh xắn, hoa súng, hoa sen, hoa bèo chen chúc cạnh những bụi cỏ lá cành sắt nhọn. Rồi, lớn lên, phái liền ông ta ai cũng ham đi t́m ao để tắm:
T́m em như thể t́m ao
Những đêm trăng sáng ngàn sao bên cầu
Ao nào cũng tựa như nhau
Nước ao lờ lợ một màu sữa chua
Bờ ao cỏ mọc lưa thưa
Hiền nhân quân tử nắng mưa thập tḥ
Ao người xứ lạ thơm tho
Rộng rinh lỏng lẻo khôn ḍ nông sâu
Ta về ao nhỏ buông câu
Cây đa bến cũ, đượm màu quê hương.
Trong chiều hướng xa quê hương nhớ
vợ hiền như thế đó nên tôi muốn về với Táo Quân. Thưa hai ông Táo! Hai cụ có thấy ḿnh hơn người đời ở thế gian như thế nào không? Thế gian ai cũng cố gắng kiếm công ăn việc làm, có một nghề trong tay để kiếm kế sinh nhai.
Không có nghề nào hèn, không có nghề nào sang, miễn là “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.”
Ngay cả cái nghề xưa cũ nhất trên trái đất là nghề của Thúy Kiều th́ nếu “Tinh” cũng thân vinh như chơi.
Không thân vinh mà lúc về làm vợ Từ Hải, tụi đầu trâu mặt ngựa, Ưng Khuyễn, Mă Giám Sinh, Thúc Sinh rồi Hoạn Thư, mấy mụ Tú Bà vv… tất cả đều sợ hăi, xếp ve, mắt lấm la, lấm lét không dám nh́n Thúy Kiều. Trong thế gian, những người cùng làm chung một nghề th́ gọi là đồng nghiệp.
Riêng hai Ông Táo ngon lành hơn mọi người v́ chỉ có hai Ông mới được gọi nhau là “Đồng Thê” Cùng chung một vợ th́ gọi là “đồng thê” chứ ǵ nữa hở Trời!
Hơn hay thua người khác, tùy hai Ông suy nghĩ, sao cũng được. “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà”.
Chức trách của quư vị Táo Quân là ngày ngày, tháng tháng trong năm phải ghi chép lại những ǵ đă xảy ra trong gia đ́nh hay trong đất nước để ngày 23 tháng Chạp cỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế làm “Lạp Bo’, Táo Tây gọi là “Rapport”, Táo Mỹ gọi là “Report”. Không biết Tây và Mỹ có Táo Quân không?
Tui chỉ thấy Tây có “Pomme” và Mỹ có “Apple” mà dân Việt Nam ta gọi là Táo tuốt luốt.
Nghề nghiệp của Táo Quân suy cho cùng, nghĩ cho tận th́ cũng giống công việc của các điều tra viên, chuyên môn “bươi móc” đời tư của các thành phần trong gia đ́nh nhà người ta, ai làm ǵ, tốt hay xấu đều rắp tâm để bụng rồi cuối năm đi báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Chồng đối với vợ phong cách gia trưởng, chồng Chúa vợ tôi, chồng không “galant”, thay v́ không đánh vợ dù bằng một đóa hoa th́ lại dùng củi tạ mà phang.
Vợ không tam ṭng tứ đức lại gà mái đá gà cồ, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay khiến ông chồng vừa bị vợ đánh vừa phải la hét om ṣm ra cái điều như đang hành hạ vợ để hàng xóm láng giềng tưởng vợ nhu mỉ, nhu ḿ không dám ăn hiếp chồng.
Tất cả mọi chuyện trong nhà, quư vị Táo Quân đều răm rắp tâu tŕnh với Thượng Đế.
Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam ta, ba vị Táo Quân được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mă c̣n có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà, 3 đôi hia và ba con cá chép (Cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ), cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên Đ́nh gặp Ngọc Hoàng.
Đặc biệt là không thể thiếu 3 đôi hia v́ quư vị Táo Quân không ưa mặc quần dài, có lẽ v́ sợ lửa táp cháy quần, tốn tiền mua vải mà lại cháy lông… chân.
Tối ngày, sáng đêm cứ quần xà lỏn, phô bày chân cẳng cho bàn dân thiên hạ lác mắt chơi. Tuy nhiên cũng ưa theo mốt thời trang, mặc quần tà lỏn nhưng lại mang hia.
Dĩ nhiên mốt này là mốt của Táo Bà v́ không lẽ Táo Bà lại mặc quần “x́” hay “boxers” (shorts). Ngày nay, trong các đại nhạc hội, nhiều nữ ca sĩ cũng trang phục theo Táo Bà, váy ngắn cũn cỡn, chơi luôn đôi hia để ḷi hai cái đầu gối xương xẩu trông ẹ quá chừng.
Phải chi đầu gối no tṛn, mũm mĩm, che lấp xương bánh chè th́ OK! Tôi nhớ ngày xưa, những hôm mưa tầm tă, dân Huế sợ ướt ống quần nên mặc áo mưa và mang hia
. Nhưng dứt cơn mưa, khi trời nắng trở lại th́ khó nổi dấu đôi hia, thế là làm tṛ cười cho thiên hạ chế nhạo là ông Táo mang hia.
Tôi nghĩ quư vị Táo nhà ta không nhiều th́ ít cũng giống các thám tử tư và khác hẳn công an nhân dân Việt Cộng.
Công an “ḅ vàng” có bao giờ báo cáo việc tốt của nhân dân đâu mà chỉ thuần báo cáo điều xấu, vu oan giá họa làm hại nhân dân.
Trong lúc đó Táo Quân thật công tâm v́ báo cáo vừa điều tốt, vừa điều xấu, mục đích là để răn dạy những thành viên trong gia đ́nh làm lành tránh dữ.
Sự hiện diện của Táo Quân trong bếp có thể được xem như một nỗi đe dọa vô h́nh rất hữu ích cho đời sống của người dân.
Nếu phải kiếm một vị Thánh Tổ cho ngành t́nh báo, hay trinh thám hay ngay cả các điều tra viên trong cơ quan FBI, tôi nghĩ e rằng không có ai xứng đáng bằng chư vị Táo Quân gồm ba vị mà nguyên tắc phân quyền thật rơ ràng, minh bạch, chẳng khác ǵ sự phân quyền trong những thể chế chính trị ngày nay:
Ông Táo có tên Trọng Cao, ông chồng trước của Bà Táo được Thượng Đế giao trách nhiệm làm Thổ Công trông coi bếp núc trong gia đ́nh.
Ông Táo Phạm Lang, ông chống sau của Bà Táo được phong làm Thổ Địa trông nom việc nhà.
Bà Táo tên Thị Nhi đảm trách chức Thổ Kỳ lo việc chợ búa trong gia đ́nh.
Ngoài việc trông coi thiện ác trong gia đ́nh, h́nh ảnh chư vị Táo Quân chụm đầu vào nhau tṛ chuyện thân t́nh c̣n là biểu tượng của sự ḥa thuận trong gia đ́nh.
Hai ông một bà mà gia đ́nh êm ấm chẳng bao giờ thấy mấy ông bà ghen tương gấu ó, lửa bếp luôn luôn nồng ấm, tắt rồi lại cháy, cháy bập bùng hay cháy âm ỉ.
Người xưa quan niệm Táo Quân là một vị thần trong giai tầng những kẻ khuất mặt gồm ma, quỷ, thánh, thần, tiên, Phật.
Tuy chiếm một vị trí khiêm nhường nhưng Táo Quân lại là một vị thần quan trọng hàng đầu trong gia đ́nh.
Nhiều địa phương trong nước ta, cô dâu lúc mới về nhà chồng phải làm một mâm lễ vật để cúng trước các vị Táo Quân hay ở bàn thờ Thổ Công để cầu xin pḥ hộ giúp chu toàn bếp núc, nội trợ, quán xuyến gia đ́nh.
Ngày xưa, hể trong gia đ́nh có sự xào xáo, lủng củng, người trong gia đ́nh đau ốm, oặt èo, gia chủ phải coi lại bếp núc, chỉnh đốn lại ông Táo, thay ông Táo mới hoặc tắm rửa ông Táo sạch sẽ v́ bếp lửa mang một ư nghĩa quan trong ngay từ thời Tiền Sử khi dân gian lần đầu tiên làm cháy lên ngọn lửa.
Các lễ hội thông thường bao giờ cũng có nghi thức đốt lửa thiêng.
Tôi nhớ hồi c̣n nhỏ, có hôm tôi vào bếp để “kiếm ăn” bỗng nghe giữa ba ông Táo, ngọn lửa bập bùng, tiếng kêu phần phật.
Chị giúp việc trong nhà hốt hoảng bảo tôi: “Chết rồi, lửa cười! Thế nào chị cũng bị la mắng” Tôi quên mất cái điềm không may này có xảy ra cho chị ta không.
Nhưng bây giờ nghĩ lại, lửa cười là v́ mấy ông bà Táo đùa giỡn với nhau, không khí gia đ́nh họ vui vẻ chứ làm ǵ có chuyện không may sẽ xảy ra cho người đầu bếp.
Tôi nghĩ mấy ông ưa lăng nhăng vợ bé, vợ mọn chắc là ngày nào cũng vào bếp để cầu xin Ông Bà Táo giúp đở, pḥ hộ hay chỉ bảo cho bí quyết giữ ḥa khí trong gia đ́nh tránh cảnh dĩa bay loạn xạ v́ mấy bà Hoạn Thư.
Cuối năm, nói chuyện Táo Quân, cầu chúc quư vị một năm mới gia đ́nh yên ấm như gia đ́nh chư vị Táo Quân ái ân nồng nàn hương lửa.
Hoàng Đức
Bookmarks