Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 49

Thread: Thảm sát Mỷ Lai - Ron Haeberle và người dân Sơn Mỹ

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thảm sát Mỷ Lai - Ron Haeberle và người dân Sơn Mỹ

    Ron Haeberle và người dân Sơn Mỹ 'phán quyết' về bức ảnh Mỷ Lai
    Tác giả: Hoàng Hường

    Theo sát Ron Haeberle trong suốt 3 ngày ở Sơn Mỹ, tôi chỉ nhớ măi đến câu ông nói khi ngồi cùng trên ô tô: "Sau bao đau đớn, ta có cần làm tổn thương nhau thêm". C̣n đồng nghiệp Trần Đăng của tôi kết luận bài viết của anh trên báo Lao động: C̣n một "sự thật" nào khác mà ngành văn hoá Quảng Ngăi sợ đụng đến chăng?

    Kỳ 1: Thảm sát Mỹ Lai: nh́n lại kư ức kinh hoàng

    Kỳ 2: Buổi sáng định mệnh qua hồi ức Ron Haeberle

    Kỳ 3: Sát nhân, anh hùng Mỹ và những người sống sót

    Kỳ 4: 'Người chết sống lại' và cuộc hội ngộ đẫm nước mắt

    Kỳ 5: Mỹ Lai: Từ bức ảnh tranh căi đến... hành hung nhà báo

    Những cuộc đời bị đánh cắp

    Cuộc thảm sát không chỉ để lại sự đau đớn đè nặng xuống những người dân nghèo ở Sơn Mỹ mà đồng thời hủy hoại cả cuộc đời của những người 'phía bên kia'.

    Sau hành động can thiệp giải cứu người dân, Hugh Thomson bị điều vào những vùng chiến sự nguy hiểm nhất. Có lần trong một tháng ông liên tiếp bị bắn ba lần. Sau 8 lần bị bắn, cuối cùng ông bị thương nặng vùng sống lưng và tạm thời giải ngũ. Nhiều nhà b́nh luận gọi đó là sự trừng phạt cho chuyện can thiệp, dọa bắn đồng đội và 'làm xấu' h́nh ảnh quân đội của ông.

    Trong nhiều bài phỏng vấn Hugh nói ông "không thể thôi đau đớn" về những ǵ đă trải qua và 'cuộc sống của tôi bị hủy hoại".



    William Calley tại Câu lạc bộ Kiwanis ngày 19/8/2009 khi lần đầu tiên ông ta nói lời xin lỗi người dân Mỹ Lai, Ảnh thestar.com

    Trung úy William Calley bị coi là 'con tốt thí' của quân đội Mỹ, người duy nhất bị quản thúc.

    Tuy được Tổng thống Richard Nixon ân xá nhưng phải sống phần đời c̣n lại trong sự khinh bỉ của chính người dân Mỹ.

    Nhiều người gọi ông ta là 'quỷ dữ' và phải đối mặt với sự giằng xé lương tâm suốt nhiều năm.

    Ngày 22/8/2009, lần đầu tiên sau suốt 40 năm im lặng, William Calley công khai xin lỗi về những ǵ đă làm tại Mỹ Lai, ở một câu lạc bộ ở Columbus, Georgia.

    "Không có ngày nào tôi không cảm thấy ân hận về những ǵ đă xảy ra", William Calley nói.

    Varnado Simpson, một cựu binh trong đại đội Charlie trực tiếp bắn giết nhiều dân thường và trẻ em. Tuy không bị án tù, nhưng bị chấn thương tâm lư nặng nề.

    Năm 1996, một tên cướp chạy ngang nhà Varnado Simpson. Cảnh sát nổ súng chẳng may trúng ngay vào con trai ông ta. "H́nh ảnh cuối cùng của nó giống hệt những đứa trẻ bị bắn ở Mỹ Lai", Varnado Simpson nói với một tờ báo. Sau sự kiện đó, Varnado Simpson dần phát điên và tự tử chết năm 1997.

    "Trước đó anh ta đă cố tự tử hai lần, và cuối cùng đă thành công", trang lownjazeera.com b́nh luận.

    Những dấu chấm lửng ở Sơn Mỹ

    Rất lịch sự, cố gắng dùng những từ ngữ tế nhị nhất nhưng Ron Haeberle vẫn không giấu được sự thất vọng khi nói về những bức ảnh không hề có tên người chụp tại Bảo tàng Sơn Mỹ. "Phóng viên ảnh thường bị lăng quên". Ông lúc lắc mái đầu bạc, cố nói với vẻ b́nh thường nhất.

    Khi được hỏi về hàng trăm bức ảnh treo trên tường không đề tên người chụp, giám đốc Phạm Thành Công cho biết do hai vị giám đốc tiền nhiệm đă làm như vậy nên không thể thay đổi.

    Cũng trong suốt thời lịch sử 32 năm của bảo tàng, nhiều nhân vật quan trọng của sự kiện đă từng trở về thăm lại Sơn Mỹ như phi công Hugh Thomson, Lawrence Colburn và gần đây nhất là Ron Haeberle trở về đă nhiều lần trở về Sơn Mỹ, nhưng những lần hội ngộ đáng nhớ ấy chỉ được cánh báo chí ghi lại.

    Tuyệt đối không có bức ảnh hay kỷ niệm nào của họ được lưu lại bảo tàng. Ngay các chứng nhân đang gần đến trăm tuổi cũng không được ghi lại, lẽ nào công việc của bảo tàng chỉ là khư khư giữ chặt những cái người trước để lại, kể cả những khiếm khuyết?



    Báo chí và công an viên (áo trắng) cùng 'điệp viên bảo tàng' (áo dài hoa đỏ) cùng tác nghiệp, Ảnh Hoàng Hường

    Trong khi đó, cách làm việc của bảo tàng Sơn Mỹ khiến cánh báo giới cả chục người và 4 vị khách nước ngoài vừa ngạc nhiên vừa ngao ngán.

    Thay v́ coi chuyến trở về của Ron Haeberle là một cơ hội để tạo thêm một tiếng nói đấu tranh cho người dân Sơn Mỹ, đồng thời giải quyết rơ ràng chuyện bức ảnh, th́ những người làm công tác văn hóa Quảng Ngăi lại có những động thái hết sức kỳ lạ.

    Các nhân viên bảo tàng cố t́nh làm khó báo chí khi bắt buộc cô phiên dịch do cánh nhà báo thuê ra không được làm việc, cử người bám theo dơi mọi nơi mọi lúc, sấn sổ chĩa máy ghi âm bất cứ lúc nào phóng viên phỏng vấn.



    Nữ điệp viên' theo sát đoàn, Ảnh lấy từ clip của Trần Văn Viễn

    Đặc biệt hơn, khi đoàn tác nghiệp ở những nơi bên ngoài khu chứng tích luôn có một nữ 'điệp viên' trùm kín mặt và một công an viên theo sát, chĩa máy ghi âm vào bất cứ người dân nào trả lời báo chí. Đến nỗi khi về ăn cơm tối, hai vị khách Mỹ xem ảnh rồi đùa: "Nhân viên của tôi từ CIA", rồi cười nghiêng ngả.

    Ngay trong buổi tiếp đón đầu tiên tại Khu chứng tích, chỉ có một bó hoa duy nhất cho Ron Haeberle, không một lời giới thiệu hay bắt tay dành cho cha con Trần Văn Đức, đến nỗi Ron ngại quá phải choàng tay qua Đức an ủi, và phóng viên phải đứng lên đ̣i hỏi giới thiệu về 'người đàn ông ngồi bên cạnh Ron'. Nếu không, cuộc chất vấn về bức ảnh có thể đă bị bỏ qua.



    Chỉ một bó hoa duy nhất...

    Chuyện lại lặp lại ở Sở Văn hóa Quảng Ngăi, 4 vị khách đến từ Mỹ và Đức được chào đón nồng nhiệt và được đích thân Giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ngăi Đặng Nguyên Vũ tặng cuốn sách Kỷ yếu Quảng Ngăi. Vẫn không một lời hay một cánh tay ch́a ra cho hai cha con Trần Văn Đức đang ngồi trước mặt.

    Chưa biết Trần Văn Đức có phải là người trong ảnh hay không, nhưng anh là một người sống sót, và là con người phụ nữ trong bức ảnh gây chấn động, và cháu của bà.



    Trần Văn Viễn ngồi lặng trước di ảnh bà nội tại Khu chứng tích Sơn Mỹ, Ảnh Hoàng Hường

    Lẽ nào những người làm văn hóa Quảng Ngăi lại muốn một 'người nước ngoài' khác là Trần Văn Viễn, sinh ra và lớn lên ở Đức, có cảm nhận về quê hương xa lạ, lạnh lùng như thế.

    Ngồi cùng ô tô, đồng nghiệp Trần Đăng, phóng viên báo Lao Động thường trú tại Quảng Ngăi liên tục nhận được những cú điện thoại 'trách móc' từ phía Sở Văn hóa Quảng Ngăi v́ đă 'dẫn báo chí và Đức vào phỏng vấn dân', làm Trần Đăng chỉ biết vâng vâng vâng vâng...rồi cúp máy.

    Và tôi cũng xin mượn một đoạn trong bài viết của Trần Đăng, bài viết T́m người trong ảnh đăng trên báo Lao Động ngày 1/11/2011:

    "Là người theo dơi "vụ ảnh Mỹ Lai" này từ nhiều năm nay, tôi lấy làm lạ là tại sao Bảo tàng Sơn Mỹ và Sở VHTTDL không "cởi ḷng" ra để đón nhận những điều mà bất cứ ai làm công tác bảo tàng cũng rất cần, đó là trả lại sự thật cho những hiện vật mà v́ một lư do nào đó, chúng ta đă làm sai lệch chúng đi? Trong lúc ông Ronald, ông Đức và các nhà báo đi lại trên những con đường làng để xác định điểm "nằm" của nhân vật trong ảnh th́ bảo tàng lại cử người theo sát và "gây khó" cho những nhân chứng được phỏng vấn.

    Động thái này vừa phản cảm, vừa gieo vào ḷng chúng tôi một mối ngờ vực rằng, đằng sau "sự thật" của bức ảnh ấy là cái ǵ mà người đứng đầu Bảo tàng Sơn Mỹ lẫn các vị lănh đạo ngành văn hoá ở Quảng Ngăi luôn cản trở tất cả những ai quan tâm đến bức ảnh ấy? Nếu như ông Đức là người trong ảnh th́ cũng đâu có làm giảm "uy tín" ǵ cho bảo tàng lẫn ngành văn hoá?

    C̣n một "sự thật" nào khác mà ngành văn hoá Quảng Ngăi sợ đụng đến chăng?"



    Năm 1968, Ron Haeberle chụp những người dân bị thảm sát, 42 năm sau ông quay lại nơi ấy lặng lẽ trước những nấm mồ, Ảnh Hoàng Hường

    Và đoạn email Trần Văn Đức viết cho cựu nhà báo Trương Duy Nhất:

    "Trương Duy Nhất thân!

    Đức sẽ làm ǵ đây, khi bị chụp mũ, hành hung và vu khống? Ḿnh không sao nhịn măi được qua bao điều bất công, phi lư mà người ta cư xử với người mẹ đáng kính của ḿnh. Dù thế nào đi nữa, ḿnh cũng sẽ vui với công việc lấy lại chút công bằng, v́ mẹ của ḿnh luôn muốn con của bà là những con người hữu ích...

    Cơn băo số 9 miền Trung quê ḿnh bị thiệt hại thật nặng nề, gia đ́nh ḿnh tự đi quyên góp hơn 80 triệu (hơn 3000 Euro) để gửi về Quảng Ngăi giúp đỡ bà con gặp nạn, trong đó Sơn Mỹ được 15 triệu, vậy mà ḿnh về Sơn Mỹ thăm bà con, thăm quê bị công an, dân quân tự vệ hành hung.

    Gia đ́nh ḿnh trong thời gian Sơn Mỹ khốc liệt đă dành từng miếng ăn để nuôi quân giải phóng, không ngại hiểm nguy cứu chữa thương bệnh binh, du kích trong căn nhà của ḿnh, không chỉ riêng ba ḿnh, mẹ và chị Hồng ḿnh cũng vậy...

    Đoạn đường Đức ôm em Hà đă đi trong ngày 16/3/1968, mang nhiều dấu ấn đau thương nhất trong đời ḿnh, nhưng ḿnh sẽ đi lại đoạn đường ấy qua 'Dưc, he will do it' V́ nó gắn với ḿnh như xương thịt vậy, mỗi lần nhớ mẹ ḿnh lại nhớ về quăng đường xưa.

    Đất nước và những ngày ḥa b́nh hôm nay, dân tộc ta đă đổi quá nhiều bằng máu, trong đó một phần của ba mẹ tôi, tại sao tôi không có một chút tự do nào trên chính quê hương yêu dấu của tôi vậy? Nơi tôi rất nặng ḷng, yêu từng làn khói lam chiều, đến những giọt sương ban mai trên ngọn cỏ.

    Nói lên sự thật của vụ thảm sát, quyên góp tiền giúp đỡ bà con trong cơn hoạn nạn, cố làm người công dân Việt Nam tốt, vậy mà "phản động" à, tôi thật không hiểu nổi..."

    C̣n tôi xin kết một dấu chấm lửng: sự nhiệt t́nh của Ron, hai con ḅ Lawrence M. Colburn mua tặng Đỗ Ba, lời xin lỗi muộn màng của William Calley.. bằng cách riêng, những người Mỹ đang cố gắng xoa dịu vết thương Sơn Mỹ. Người dân Sơn Mỹ đau khổ cũng đang cần lắm sự giúp đỡ từ quốc tế, kiều bào.

    Tại sao những người Việt ta, cùng trải qua tận cùng tang thương, lại đang làm tổn thương nhau?!
    Last edited by alamit; 28-12-2011 at 02:43 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Năm 1968, Ron Haeberle chụp những người dân bị thảm sát, 42 năm sau ông quay lại nơi ấy lặng lẽ trước những nấm mồ, Ảnh Hoàng Hường


    Công văn Đài phát thanh - Truyền h́nh Quảng Ngăi cảm ơn vợ chồng ông Trần Văn Đức đă quyên góp hỗ trợ đồng bào Quảng Ngăi.


    Hai đứa trẻ trong ảnh là Trần Văn Đức và em gái anh ấy!

    Ông Trương Mười, nguyên bí xă Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh: Hai đứa trẻ là Trương Bốn, Trương Năm!

    Tôi là một trong những người sống ở đây lâu và chứng kiến mọi việc. Chính tôi cũng tham gia chôn cất những nạn nhân bị thảm sát. Tôi hoàn toàn không đồng ư với giả thuyết của anh Đức. Tôi biết bố anh ta vốn là y sĩ cách mạng, sau hy sinh, hiện nằm nghĩa trang liệt sĩ. Bao năm im lặng, bỗng anh ta từ đâu về làm ầm ĩ mọi chuyện. Cũng có một số người ở đây bị phỉnh phờ cho là anh em nó. Nhưng tôi cương quyết không đồng ư. Người trong ảnh là Trương Bốn và Trương Năm, chính xác là vậy.

    Quảng Tố, cựu giáo viên, người dân Sơn Mỹ, (con trai bà Phạm Thị Nhung nhân chứng được phi công Hugh Thomson cứu): Lời nói của ông Công không có giá trị

    Trong chuyện này không thể trách ông Công, cũng như lời nói của ông Công hoàn toàn không có giá trị v́ bảo tàng có từ những đời giám đốc trước. Ông Công là người về sau, chỉ là thừa kế nên không thể biết về lịch sử bức ảnh.

    Việc này làm tôi nhớ đến câu chuyện 'xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975', chuyện xe 394 hay 395 vào trước cũng khiến chúng ta phải tranh luận một thời gian dài. Sau phải nhờ vào một nữ phóng viên người Pháp có tư liệu mới quyết định được.

    Trong chuyện này tôi nghĩ quan trọng nhất là lời nói của ông phóng viên người Mỹ. Ông ấy là người biết rơ nhất, v́ ông ta trực tiếp chứng kiến câu chuyện và chụp bức ảnh.

    Nhiếp ảnh gia Ron Haeberle: 99% người trong ảnh là Trần Văn Đức

    Lần đầu tiên Đức liên hệ với ông, ông cảm nhận như thế nào? Câu chuyện của Đức có thuyết phục ông không?

    Câu chuyện về người mẹ của Đức khiến tôi nhớ và tin tưởng ngay, v́ đó là một trong những nạn nhân khiến tôi bị ám ảnh măi. Khi Đức nói tới một chiếc trực thăng.

    Mấu chốt câu chuyện khiến tôi tin vào câu chuyện của Đức là Đức nói lúc đó (thời điểm vụ thảm sát đang xảy ra và ông Ron chụp ảnh) Đức ôm Hà chạy trên đường làng và Đức ngẩng lên nh́n thấy một chiếc trực thăng có vẽ hàm cá mập với bộ răng trắng. Đúng là có một chiếc trực thăng như thế.

    Đức cũng nói vào thời điểm đó có hai đứa trẻ đang chạy về phía đường 521 (đường làng Sơn Mỹ), chi tiết này cũng chính xác.

    Và điều quan trọng nhất là khi chụp ảnh, tôi chụp theo tŕnh tự thời gian đă được đánh thứ tự 1 2 3 4. Và Đức đă diễn tả được câu chuyện và về chiếc trực thăng cá mập theo đúng tŕnh tự về thời gian, không gian như tôi đă đánh dấu.

    Tôi cũng đặt rất nhiều câu hỏi khác cho Đức, và anh ấy trả lời chính xác những ǵ mà tôi c̣n nhớ. Tôi có thể khẳng định câu chuyện của Đức là đúng 99%.

    Sau toàn bộ quá tŕnh liên hệ, đi lại, gặp gỡ; đặc biệt sau chuyến trở về thực địa tại Mỹ Lai lần này. So sánh các bằng chứng, h́nh ảnh... ông có thể khẳng định người trong ảnh có phải là ông Trần Văn Đức và bà Trần Thị Hà không?

    Theo nhận xét và quan điểm riêng của cá nhân, tôi tin hai người trong ảnh đúng là Trần Văn Đức và em gái anh ấy.

    Trong hai ngày làm việc ở Sơn Mỹ tôi không hiểu sao phía bảo tàng lại có vẻ như không muốn nói đến chuyện này. Có nhiều cảnh sát xung quanh, và tôi nghe nhiều người nói: "đi ra, đi ra". Có vẻ họ không muốn tôi nói về việc này, rồi chuyện 'hai cậu bé hay một cậu bé với một cô bé trong ảnh, đă chết hay sống' h́nh như không làm họ thoải mái lắm. Có ǵ đó không ổn.

    Nhưng tôi vẫn cho rằng người trong ảnh đúng là anh em Đức - Hà thật.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thảm sát Mỹ Lai: nh́n lại kư ức kinh hoàng
    Tác giả: Hoàng Hường

    "Đó không phải là sự thật. Không thể tin nổi chuyện như vậy đă xảy ra. Nhiều người Mỹ đă thảng thốt kêu lên, nhưng đó là sự thật" - Ronald Haeberle.

    Chiến tranh đă kết thúc từ lâu. Một thế hệ đă được sinh ra, lớn lên sau chiến tranh. Những nhân chứng của cuộc chiến Việt - Mỹ đang sống những năm tháng tuổi già. Việt Nam đang ḥa b́nh và phát triển.

    Đâu đó, có lúc tưởng như người ta đă quên chiến tranh đă từng xảy ra ở đây. Nhưng với người dân làng Sơn Mỹ, Quảng Ngăi th́ nỗi đau vẫn c̣n nguyên vẹn. Cuộc thảm sát 504 thường dân ở đây tưởng như vừa mới xảy ra hôm qua, vẫn đọng trên những mi mắt nhăn nheo nḥa lệ, trên những đôi tay thương tật, và những tấm bia tang tóc vương vất trong làng.

    "Tôi ở đó. Tôi là một trong họ. Tôi có tội như mọi người khác"

    Đó là tiêu đề bài phỏng vấn cựu quân nhân - phóng viên ảnh quân đội Ron Haeberle do phóng viên Evelyn Theiss thực hiện, được xuất bản trên tạp chí The Plain Dealer ngày 20/11/2009.

    Cũng chính tạp chí Plain Dealer là một trong những tờ báo đầu tiên đăng những bức ảnh bi thương của Ron Haeberle 42 năm về trước. Một cuộc thảm sát thường dân man rợ, một phần sự thật cuộc chiến tại Việt Nam của quân đội Hoa Kỳ dần được hé mở.





    Ronald Haeberle tại khu chứng tích Sơn Mỹ ngày 23/10/2011. Ảnh Hoàng Hường

    Sáng 16/3/1968, một nhóm lính Mỹ đổ bộ xuống thôn Mỹ Lai, Sơn Mỹ trong một cuộc tiến công 'càn quét Việt Cộng'. Khoảng 140 lính Mỹ, chủ yếu ở hai trung đội Charlie, Bravo và Anphal dưới sự chỉ huy của đại tá Ernest Medina cùng lúc đổ bổ xuống các thôn Mỹ Lai, Mỹ Hội, B́nh Tây đồng loạt gây ra một cuộc thảm sát man rợ xuống người dân.

    Ngay khi đổ bộ xuống, lính Mỹ bắt đầu bắn phá điên cuồng vào mọi mục tiêu: người lớn, trẻ em, gia súc. Trong ṿng bốn tiếng đồng hồ, quân Mỹ đă giết chết 504 thường dân, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những người lính quân đội Việt Nam (Việt Cộng) trên thực tế lúc đó ở cách Mỹ Lai 240km.

    Trực tiếp chỉ huy đại đội Charlie, đại đội khát máu nhất đă giết chết hơn 300 người dân ở Mỹ Lai là trung úy William Calley ra lệnh 'giết sạch, đốt sạch' những ǵ thấy trong làng. (Sau này sự việc bị phanh phui, William Calley là người duy nhất bị ra ṭa án binh và chịu 3 năm quản thúc tại gia).



    Vụ thảm sát Mỹ Lai trên tạp chí Life. Ảnh Ronald Haeberle

    16 tháng sau sự kiện Mỹ Lai, mọi việc vẫn được bưng bít. Chỉ đến khi nhà báo tự do Seymour Hersh nói chuyện với Ron Ridenhour, một cựu quân nhân trong đại đội Charlie. Seymour Hersh tiến hành điều tra và đưa vụ việc động trời ra ánh sáng. Ông gửi rất nhiều thư cho các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đề nghị điều tra về một 'vụ việc đẫm máu và đen tối' xảy ra tại Làng Hồng (Pinkville - là tên địa danh của quân đội Hoa Kỳ đặt cho khu vực Mỹ Lai).

    Bản thân Seymour Hersh cũng tiến hành một cuộc điều tra độc lập. Tháng 9/1969, 3 tờ báo lớn của Mỹ Time, Newsweek, và The Plain Dealer và sau này là Life đồng loạt đăng loạt bài điều tra của Seymour Hersh, có h́nh minh họa của Ron Haeberle, một phóng viên quân đội cũng có mặt trong đại đội Charlie ngày 16/3/1968.

    Seymour Hersh sau này đoạt giải Pullizer cho loạt phóng sự.


    Vụ thảm sát Mỹ Lai trên tờ The Cleveland Plain Dealer, Ảnh Ronald Haeberle

    Trở lại Mỹ Lai

    Ron Haeberle không phải là nhà báo chuyên nghiệp. Khi đó ông là một quân nhân tập sự, được đi theo đại đội Charlie làm nhiệm vụ chụp ảnh những xác chết, để phục vụ việc báo cáo thành tích 'diệt Việt Cộng' của quân đội, và cung cấp h́nh ảnh cho tờ Stars and Stripes của quân đội Mỹ.

    Vào buổi sáng định mệnh đó, Ron Haeberle đi trên trực thăng tới Mỹ Lai. Ông mang theo hai chiếc máy ảnh: một chiếc Laika chụp phim đen trắng để nộp cho quân đội; và một chiếc máy ảnh Nikon riêng của ông chụp phim màu.

    Việc làm thế nào Ron Haeberle 'qua mặt' được quân đội Mỹ để mang được riêng chiếc máy ảnh Nikon và những tấm phim màu về tráng rửa, cất giữ, để rồi một năm sau gây ra cơn chấn động khi công bố chúng là một đề tài được nhiều nhà báo bàn tán và thảo luận, 'học kinh nghiệm', riêng Ron rất ít nói về việc này.

    Sau khi nhà báo Seymour Hersh đăng bài viết đầu tiên trên một tờ báo nhỏ, trước đó rất nhiều báo đă từ chối đăng câu chuyện 'không mấy thuyết phục' của ông. Ron Haeberle quyết định gọi điện cho một người bạn, Joe Eszterhas, từng làm biên tập viên của tờ The Plain Dealer nói: ông có những bức ảnh về Mỹ Lai.

    Khi những bức ảnh đầu tiên được đăng, nhiều người Mỹ thậm chí không dám tin vào sự thật. Những 'người hùng' quân đội Mỹ bỗng chốc trở thành những tên sát nhân man rợ. Một cuộc điều tra quy mô lớn trong quân đội Mỹ do tướng William Peers thực hiện kéo dài ba tháng.

    Bản thân Ron Haeberle bắt đầu trải qua những cuộc phỏng vần dài qua nhiều thập kỷ, bắt đầu từ quân đội Mỹ. Ông trở thành nhân chứng quan trọng của một trong vụ việc tai tiếng nhất lịch sử quân đội Hoa Kỳ.



    Ngày 23/10/2011 vừa qua, Ron Haeberle trở lại Sơn Mỹ, thăm lại chiến trường xưa và nơi vụ thảm sát xảy ra. Cùng đi với ông có Việt kiều Trần Văn Đức, một trong những nạn nhân sống sót của Mỹ Lai. Trần Văn Đức chính là một nguyên nhân của chuyến đi này của ông. (Tôi sẽ đề cập đến phần này trong những bài sau)

    Trong chuyến đi Ron Haeberle đă quay lại làng Mỹ Lai, nơi ông chụp những bức ảnh, làng Mỹ Hội, B́nh Tây và Đức Phổ, nơi ông đóng quân.

    Kỳ tới là bài phỏng vấn Ron Haeberle, về những chuyện xảy ra tại Sơn Mỹ do ông trực tiếp 'mắt thấy, tai nghe'.
    Last edited by alamit; 28-12-2011 at 02:45 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    nguyên nhân thảm sát Mỹ Lai

    Quote Originally Posted by alamit View Post
    [B]
    Gia đ́nh ḿnh trong thời gian Sơn Mỹ khốc liệt đă dành từng miếng ăn để nuôi quân giải phóng, không ngại hiểm nguy cứu chữa thương bệnh binh, du kích trong căn nhà của ḿnh, không chỉ riêng ba ḿnh, mẹ và chị Hồng ḿnh cũng vậy...
    Dân các thôn Mỹ lai, xã Sơn Mỹ nuôi việt Cộng, chứa chấp Việt Cộng.
    Mỹ tàn sát dân các thôn Mỹ lai, xã Sơn Mỹ ngày 16-3-1968. Đúng hay sai gì không cần biết. Nhưng đây là nguyên nhân

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Buổi sáng định mệnh qua hồi ức Ron Haeberle

    Trở lại Sơn Mỹ lần này, ở tuổi 71, với sự kiên nhẫn và nhiệt t́nh đáng nể, Ron Haeberle dường như làm hài ḷng tất cả mọi đối tượng. Dù là người quay phim, phóng viên, nhân viên hay người dân Sơn Mỹ. Không có yêu cầu nào đưa ra mà ông không cố gắng thực hiện. Dường như ông đang cố gắng làm mọi việc có thể để bù đắp lại nỗi đau ở Sơn Mỹ.

    Kỳ 1: Thảm sát Mỹ Lai: nh́n lại kư ức kinh hoàng

    Đây là lần thứ 2 Ron trở lại Sơn Mỹ. Ông đến đây lần đầu vào năm 2000, lặng lẽ, như một khách du lịch thường ngày vẫn qua lại khu chứng tích. Ông sợ, sợ phải đối diện với người dân ở đây, sợ phải nh́n lại những di tích đau thương c̣n lại, và sợ người dân chưa tha thứ cho những người như ông.

    Chỉ vài tháng sau vụ thảm sát, Ron được giải ngũ và quay về sống tại Ohio. Sau khi những bức ảnh của ông được đăng trên các tạp chí, Ron thường được mời đi nói chuyện về cuộc chiến tại Việt Nam ở các câu lạc bộ, hội thảo và cả trong các trường học. Cũng từ đó, phong trào phản đối cuộc chiến tại Việt Nam bắt đầu được kích hoạt tại Mỹ và lan rộng ra thế giới.

    Tuy nhiên, nếu nhà báo Seymour Hersh trở nên nổi tiếng v́ những bài báo về Mỹ Lai, th́ Ron Haeberle có cuộc sống gần như lặng lẽ. Ông làm mọi việc dường như một nhiệm vụ.



    Ngày 25/10/2011, Ron Haeberle đi thăm lại Đức Phổ, điểm đóng quân của ông xưa. Từ đây lính Mỹ bay ra Mỹ Lai gây ra cuộc thảm sát, Ảnh Hoàng Hường

    Những năm về sau, nhiều nhà báo đặt ra các câu hỏi: dường như ảnh của Ron đều chủ yếu chụp những người đă chết, hoặc chưa chết (và những bức ảnh thường được chú thích: ngay sau khi bức ảnh này được chụp, những người trong ảnh bị bắn chết), không hề có một ảnh nào thấy cảnh lính Mỹ đang bắn giết hoặc đang làm những hành động như vậy.

    Ron im lặng.

    Phải 40 năm sau, tháng 11/2009, Ron Haeberle mới chính thức thừa nhận, ông đă tự tay phá hủy rất nhiều bức ảnh, trong đó có cảnh các lính Mỹ đang hành động bắn giết người dân. "Tôi ở đó. Tôi là một trong họ. Tất cả chúng tôi đều có tội", Ron nói.

    Ron sống mấy chục năm ở Ohio với vai tṛ là giám sát sản xuất của tập đoàn Premier Industrial Corp. Hiện giờ Ron đă về hưu. Ông là vận động viên không chuyên của câu lạc bộ xe đạp, trượt tuyết và đua thuyền kayak.

    Năm 2000, ông cũng đạp xe từ Hội An ra Sơn Mỹ.

    Đến Sơn Mỹ lần này cùng Ron c̣n có Robert Hoard, người bạn cùng CLB xe đạp. Sau khi kết thúc chuyến đi Sơn Mỹ lần này, hai ông sẽ đạp xe sang Phnom Penh, Campuchia; sau đó quay lại đạp xe quanh đồng bằng sông Cửu Long trước khi về Mỹ.

    Bài phỏng vấn tôi thực hiện sau khi Ron đến Sơn Mỹ hai ngày, sau khi theo ông đi lại khu chứng tích xưa.



    Ron Haeberle đi lại chính nơi ông đă chụp bức ảnh chấn động xưa, ngay phía sau ông là tấm bia tưởng niệm hơn 100 dân làng bị bắn chết ngay tại vị trí Ron đứng, và ở đồng lúa 2 bên. Ảnh Hoàng Hường

    Bất thường, điên cuồng, man rợ

    Có thể câu chuyện về Mỹ Lai ông đă kể nhiều, các tài liệu cũng đă đăng tải. Nhưng tôi và độc giả của tôi - những người sinh ra sau chiến tranh - vẫn muốn nghe một nhân chứng như ông trực tiếp kể lại.

    Trong thời điểm vụ thảm sát Mỹ Lai xảy ra, tôi sắp kết thúc nhiệm vụ quân đội và chuẩn bị quay về Mỹ. Từ căn cứ LZ Dottie (một căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại địa bàn Quảng Ngăi, cách Chu Lai 20km về phía Nam - PV) chúng tôi đến Mỹ Lai trên một chiếc trực thăng.

    Máy bay đậu xuống một cánh đồng bên ngoài thôn Mỹ Lai. Khi đến nơi, tôi thấy xung quanh có rất nhiều tiếng súng nổ, khắp xung quanh. Tôi cùng những người lính nhảy ra khỏi trực thăng. Tôi tưởng ḿnh đă rơi vào giữa một cuộc chiến, nhưng tôi sớm nhận ra có điều ǵ không b́nh thường ở đây. Chẳng có vẻ ǵ là một cuộc chiến cả, chỉ có những người lính Mỹ đang bắn điên cuồng vào những mục tiêu di động; không có tiếng súng từ phía 'bên kia' bắn lại. Tôi tự hỏi: chuyện ǵ đang xảy ra vậy?

    Chiếc trực thăng thứ 2 đáp xuống. Hai nhóm lính đi vào làng và bắt đầu bắn giết. Họ xả súng vào tất cả những vật đang chuyển động, bất kể đó là đàn ông, đàn bà, trẻ con hay cả gia súc. Nhưng tuyệt nhiên không thấy dấu hiệu của những đàn ông Việt Cộng.

    Khi chúng tôi đến gần hơn, tôi chứng kiến một người phụ nữ đang cố đứng dậy từ đống xác người, có vẻ chị ta bị thương, nhưng chị ta không thể đứng. Tôi không biết chị ta có phải Việt Cộng không, chỉ biết chị là một trong những mục tiêu vẫn đang chuyển động, và một người lính đă sớm kết liễu chị bằng một phát súng vào đầu.

    Trong khi đó những người lính Mỹ khác đi xung quanh t́m kiếm những dấu tích của những người Việt Cộng hoặc vũ khí.

    Ngay sau đó tôi thấy một người đàn ông già dắt hai đứa trẻ đi tới. Đó là những người Việt đầu tiên tôi nh́n thấy ở một khoảng cách gần. Ngay sau đó ông ta cùng hai đứa trẻ bị bắn chết. Tôi thực sự sốc, ông ta không có dáng vẻ ǵ là một du kích Việt Cộng, hai đứa trẻ lại càng không.



    Đó có phải là người trong bức ảnh một người đàn ông chết trên ruộng lúa và xác đứa bé trai nằm trên đường mà ông đă chụp?

    Chính xác là ông ta. Nh́n bức ảnh đó chỉ có một đứa trẻ, nhưng thực ra cậu bé c̣n lại nằm ngay gần đó.

    Trong một tấm bia để ở thôn Mỹ Lai: Tại đây lính Mỹ đă đặt súng máy thảm sát thường dân bị tập trung ở cánh đồng phía trước. Vậy những người dân chết dưới súng máy và súng của lính bộ binh?

    Trên con đường tôi đi bộ vào làng. Tôi nh́n sang bên trái, trên những cánh đồng là lính Mỹ đang bắn giết, đốt nhà. Tôi không thấy súng máy, hoặc đó là cách người Việt Nam gọi súng M16. Thực ra tôi cũng có nghe nói ngày hôm đó lính Mỹ có mang theo súng máy (M30), nhưng tôi không biết những nhóm khác có sử dụng hay không.

    Tiếng súng nổ và tiếng la khóc ở khắp nơi. Tôi bắt đầu chụp ảnh. Bối cảnh lúc đó rất hỗn loạn.

    Trong một bức ảnh khác, chính là bức 'Anh che đạn cho em' đang gây tranh căi. Phía tiền cảnh có thấy cánh tay một người. Đó có phải là một lính Mỹ không, và anh ta đă phản ứng với việc chụp ảnh của ông như thế nào. Ông có gặp bất kỳ sự cản trở hoặc nguy hiểm ǵ từ việc chụp những bức h́nh này không?

    Đó chính xác là một người lính Mỹ. Ngoài cánh tay, bạn có thể thấy cả mũ nhà binh của anh ta. Lúc đó anh ta đứng ngay phía sau tôi. Lúc đó tôi cũng chẳng biết anh ta phản ứng như thế nào. Việc của tôi là chụp ảnh, c̣n việc của anh ta là bắn giết. Chỉ có vài người lính nói với nhau: cẩn thận đấy, có một người mang máy ảnh. Chỉ vậy thôi.

    Lính Mỹ đă cố gắng thân thiện với dân làng, nhưng...

    Như chúng ta đều biết, sự kiện ở Mỹ Lai sau đó đă bị bưng bít đến năm 1969 mới được các nhà báo phanh phui. Trong đó nhờ có những bức ảnh gây chấn động của ông. Tại sao sau khi im lặng hơn một năm, ông quyết định tung ra những bức ảnh đó, động lực nào đă thúc đẩy ông, và ông có gặp bất kỳ trở ngại nào từ phía quân đội Mỹ không?

    Bản thân tôi là một người lính t́nh nguyện. Ngay trong thời điểm tại ngũ tôi không thể đưa những bức ảnh đó ra. Có rất nhiều phóng viên chiến trường cùng hoạt động khắp nơi trong thời điểm đó. Nếu tôi đưa những bức ảnh đó ra, lập tức các phóng viên đó sẽ bị ngăn cản tác nghiệp.





    Ron Haeberle cùng gia đ́nh anh Trần Văn Đức thắp hương trước khu mộ chung, Ảnh Hoàng Hường

    Trong một bài phỏng vấn, ông từng phát biểu rằng ám ảnh kinh hoàng nhất để lại cho ông không phải cảnh hăm hiếp, giết người, đốt nhà... mà là cảnh những người lính Mỹ nhảy lên lưng những con trâu, đâm chúng bằng lưỡi lê. Chuyện ǵ đă xảy ra khiến lính Mỹ phát điên như vậy?

    Vâng, đó thực sự là những hành động bất thường. Tôi cũng không lư giải nổi chuyện ǵ đă xảy ra. Trước đó đă có vài người lính Mỹ bị giết ở gần khu vực Mỹ Lai, khiến những người lính c̣n lại chịu những sức ép hết sức nặng nề, căng thẳng. Có thể đó là những diễn biến tâm lư giải tỏa các ức chế của họ.

    Một người dân - nhân chứng sống sót ở Mỹ Lai kể lại rằng: b́nh thường lính Mỹ vẫn thường xuyên vào làng, tỏ ra thân thiện với người dân, cho kẹo trẻ con... Dân làng không thể ngờ buổi sáng 16/3/1968 định mệnh đó lại xảy ra sự việc như vậy. Họ nói nếu biết lính Mỹ hung hăn vậy th́ đă đi trốn. Là một người trong quân đội Mỹ, ông có thể chia sẻ rơ hơn chuyện ǵ đă diễn ra trong nội bộ người Mỹ, dẫn đến quyết định kinh hoàng như vậy?

    Mọi việc chính xác là thế. Thường ngày lính Mỹ vẫn cố gắng tạo sự thân thiện với dân làng. Nhưng trong vài ngày liên tiếp, lính Mỹ dẫm phải ḿn tử thương khiến quân Mỹ nổi giận. Họ đổ lỗi cho dân làng đă gián tiếp gây ra cái chết cho đồng đội họ, và họ trả thù.

    ...

    Cuộc phỏng vấn của tôi đến đây được chuyển sang chủ đề đang gây tranh căi: Với tư cách là nhân chứng quan trọng nhất. Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle khẳng định Việt kiều Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà có phải là nhân vật trong bức ảnh: 'Anh che chở cho em' do ông chụp trong ngày Mỹ Lai bị thảm sát hay không. Chúng tôi xin giới thiệu ở phần sau.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bên cạnh những cái tên gây kinh hoàng như đại tá Ernest Medina, trung úy William Calley... bị nhắc đến như những tên sát nhân man rợ, th́ mấy quân nhân Mỹ khác vẫn được người dân Mỹ Lai nhắc nhở và nhớ đến là những ân nhân anh hùng.



    Sát nhân

    Chống một cây gậy tre nhỏ, mảnh khảnh như thân h́nh trên 30kg, bà Phạm Thị Tốt, nạn nhân sống sót tại thôn B́nh Tây, Sơn Mỹ lào phào kể chuyện vụ thảm sát. Phải cố gắng lắm - với sự trợ giúp của các 'phiên dịch' địa phương - tôi mới hiểu được bà nói ǵ.

    Tiếng địa phương Quảng Ngăi đă là thách thức, thêm sự hụt hơi, móm mém của một người thương tật già nua làm tôi xoay xở khá chật vật.

    Cuộc thảm sát như dừng lại, đóng đinh trên cơ thể và hơi thở lào phào của người phụ nữ khốn khổ, của câu rên rỉ bà nói đi nói lại: "đau lắm, nhiều lúc tôi chỉ muốn chết đi chứ đau quá không chịu nổi".



    Bà Phạm Thị Tốt, nhân chứng sống sót tại thôn B́nh Tây, Sơn Mỹ, Ảnh: Hoàng Hường

    Cách chỗ bà đứng vài mét là tấm bia tưởng niệm 15 người thôn B́nh Tây bị thảm sát, trong đó có người nhà bà Tốt. Bà kể: sáng ngày 16/3/1968, lính Mỹ đổ trực thăng xuống cánh đồng lúa trước làng, từ đó họ dàn hàng ngang tiến vào làng.

    Lúc đó bà Tốt cùng gia đ́nh đang ở nhà, chuẩn bị đi làm đồng, lính Mỹ ập vào nhà lùa người dân ra bụi tre giữa làng rồi xả súng bắn họ. Bà Tốt bị thương, bà nằm im giả chết. Từ đống xác người, bà chứng kiến cô gái hàng xóm bị lính Mỹ hăm hiếp.

    Từ trong nhà, một tên lính da đen đă hiếp cô, khi 'xong việc' hắn lôi cô ra nơi tập trung, cô gái chỉ kịp với chiếc áo của bố quàng lên người. Ra phía ngoài, những tên lính Mỹ khác lại tiếp tục cưỡng hiếp rồi sau đó bắn cô, nhưng may mắn cô vẫn sống sót. Theo bà Tốt, người phụ nữ ấy tên là Nguyễn Thị T... hiện nay đang sinh sống tại Lâm Đồng.

    Một nhóm khác, vài người phụ nữ bị đẩy xuống ao, các tên lính Mỹ cợt nhả trước khi kết liễu họ.



    Bà Phạm Thị Tốt chỉ nơi trước đây là ao, lính Mỹ đẩy những người phụ nữ xuống đó, cợt nhả rồi bắn chết họ, Ảnh: Hoàng Hường

    Cũng trong thời điểm đó, tại Mỹ Lai, Mỹ Hội, cuộc thảm sát do hai đại đội Charlie và Bravo cũng đang diễn ra điên cuồng. Nhân chứng Nguyễn Lệ, người dân thôn Mỹ Hội, Sơn Mỹ kể: lúc lính Mỹ vào, gia đ́nh ông và những người hàng xóm gồm 15 người đang trú ẩn trong hầm. Lính Mỹ phát hiện và bắn chết những người phía ngoài, sau đó ném lựu đạn vào bên trong.

    Tiếng la hét khóc thảm khắp nơi, phụ nữ kêu gào v́ bị cưỡng bức, đánh đập. Ông Lệ lúc đó nằm nép trong mép hầm trong nên thoát chết, nhưng ông sống cô độc đến giờ. Người nhà ông gồm cha mẹ, vợ và hai con ông chết trong sự kiện đó.

    Trong ngày 16/3/1968, lính Mỹ đă giết chết 97 thường dân thôn Mỹ Hội.



    Ông Nguyễn Lệ, nhân chứng sống sót ở thôn Mỹ Hội, Sơn Mỹ, Ảnh: Hoàng Hường

    Cùng cảnh sống sót cô độc như ông Lệ, tại thôn Mỹ Lai, ông Đỗ Ḥa, 75 tuổi, hàng ngày vẫn sống trong ngôi nhà ngay dưới gốc cây g̣n to, chứng tích lính Mỹ sát hại 15 người dân (5 người lớn, 10 trẻ em) trong đó có 11 người nhà ông Ḥa gồm mẹ, anh chị em và vợ con ông.

    Khi đó ông Ḥa đang ở dưới hầm bí mật (hầu như tất cả đàn ông của Sơn Mỹ trong thời điểm thảm sát đều hoặc đang ở xa, hoặc ở dưới hầm bí mật. Trên mặt đất c̣n lại toàn phụ nữ, trẻ em, người già và họ trở thành nạn nhân).

    Gia đ́nh ông Ḥa và 4 người hàng xóm bị tập trung ở dưới gốc cây g̣n ngay trước cửa nhà và bị bắn vài phút sau đó. Chính ông Ḥa nói: hôm trước lính Mỹ c̣n vào làng tỏ ra thân thiện với dân, cho kẹo trẻ con... và người dân hoàn toàn không có ư định chạy trốn họ trước khi bị giết. Gia đ́nh ông Ḥa rơi vào thảm kịch đó.

    Ông Đỗ Ḥa nơi tấm bia tưởng niệm 15 người dân bị giết ngay dưới gốc cây g̣n, trong đó có 11 người nhà ông Ḥa, Ảnh: Hoàng Hường

    Ông Trương Mười, nguyên Bí thư Đảng ủy xă Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh kể khi nghe tin Mỹ Lai bị thảm sát, ông vội vàng từ xóm bên lao về th́ mọi việc đă kết thúc. Cả đời ông không thể quên được h́nh ảnh xác một người người phụ nữ vừa bị hiếp và giết chết, nhưng đứa con sơ sinh của chị vẫn đang ḅ t́m bú mẹ trên ngực.

    Anh hùng

    Bên cạnh những cái tên gây kinh hoàng như đại tá Ernest Medina, trung úy William Calley... bị nhắc đến như những tên sát nhân man rợ, th́ mấy quân nhân Mỹ khác vẫn được người dân Mỹ Lai nhắc nhở và nhớ đến là những ân nhân anh hùng.

    Trong khi nhóm lính bộ binh bắn giết điên cuồng phía dưới, từ trên không phi công Hugh Thompson thuộc đội do thám hàng không Task Force Barker. Cùng bay trên trực thăng của Hugh c̣n có Glenn Andreotta và Lawrence Colburn, hai xạ thủ súng máy phát hiện sự việc.





    Phi công Hugh Thompson và tấm bia trích dẫn lời ông trả lời phỏng vấn đặt tại Khu chứng tích Sơn Mỹ.


    Ảnh: Wikipedia

    Nhiệm vụ của nhóm Hugh Thompson sáng hôm đó là bay tuần tiễu trên trời, t́m hỏa lực của 'Việt Cộng'. Khi bay bên trên Sơn Mỹ, Hugh Thompson không thấy bóng dáng hỏa lực hay 'Việt Cộng' nào, chỉ thấy những xác chết người Việt rải rác khắp làng.

    Trong khi đó lính Mỹ dồn dân làng vào cánh đồng và con mương xả súng. Tận mắt nh́n thấy cảnh đó Hugh Thompson gọi bộ đàm yêu cầu nhóm lính phía dưới chấm dứt cuộc tàn sát. Nhưng họ phớt lờ ông. Hugh Thompson cho máy bay hạ cánh và yêu cầu lính Mỹ ngừng tay, đồng thời gọi những máy bay khác giúp đỡ. Sau đó phi đội Thompson cố gắng mọi cách để cứu dân làng.



    Chị Phạm Thị Nhành, hiện sống tại TP Quảng Ngăi kể lại: chị là một trong những người may mắn được nhóm lính Mỹ do Thompson gọi đến cứu sống. Khi đó chị cùng 9 người khác đang núp dưới một căn hầm.

    Khi một trực thăng bay rà ngay bên trên, họ trông thấy mấy người nhấp nhô ngoài cửa hầm, không xa con mương lính Mỹ đang thảm sát cả trăm người. Người phi công Mỹ hạ máy bay xuống và vẫy gọi họ. Sau giây phút hoang mang nghi ngại, chị Nhành cũng những người trong hầm chạy ra leo lên máy bay và được chở đến xă khác, thoát được vụ thảm sát.

    Bản thân Hugh Thompson cố gắng cứu một nhóm người ở mương nước đưa lên máy bay. Khi máy bay đă cất cánh, phi đội nh́n thấy một cậu bé c̣n sống ḅ ra từ những xác chết bên mương nước. Hugh Thompson lại cho máy bay hạ cánh đưa cậu bé lên chở cậu bé cùng những người bị thương đến bệnh viện Quảng Ngăi.


    Đỗ Ba, "cậu bé" đó năm nay 51 tuổi, được nhiều người biết với cái tên Đỗ Ḥa (như anh giải thích, v́ anh phát âm tiếng Quảng chữ "Ba", nhiều người nghe thành "Ḥa" nên viết vào sách như vậy, lâu thành quen). Gia đ́nh anh gồm mẹ và hai em nhỏ bị chết dưới mương. Hiện Đỗ Ba đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, cuộc sống của anh khá vất vả với nghề lượm phế liệu cũ.

    Chỉ vài tuần sau sự kiện Mỹ Lai, Glenn Andreotta chết trong một nhiệm vụ tại Đà Nẵng. Phi công Hugh Thompson tiếp tục phục vụ quân đội Mỹ. Ba người trong đội bay sau này được trao tặng huy chương Quân nhân - Soldier's Medal (Andreotta được truy tặng), huy chương cao nhất của nước Mỹ cho sự anh hùng trong các nhiệm vụ không trực tiếp chiến đấu. Năm 1999, Thompson và Colburn nhận giải Peace Abbey Courage of Conscience Award

    Năm 1998, Hugh Thompson và Lawrence Colburn trở lại Mỹ Lai. Ngày 06 tháng 1 năm 2006 Hugh Thompson qua đời v́ căn bệnh ung thư.

    Lawrence Colburn, người duy nhất c̣n sống trong phi đội Hugh Thompson không ngờ một ngày con trai người phụ nữ ông đă cố gắng cứu trên đường làng t́m đến ông. Ron Haeberle cũng bất ngờ khi một nạn nhân Mỹ Lai cho ông biết anh chính là cậu bé trong bức ảnh được ghi chú 'đă chết'.
    Last edited by alamit; 28-12-2011 at 03:19 AM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chị Phạm Thị Nhành, nhân chứng sống sót được trực thăng Mỹ cứu, Ảnh: Hoàng Hường


    Nhân chứng Đỗ Ba (đứng giữa- người được phi công Hugh Thompson cứu) chụp ảnh cùng Trần Văn Đức và Ron Haeberle, Ảnh: Trần Văn Viễn


    ‘Người chết sống lại’ và cuộc hội ngộ đẫm nước mắt


    'Những ǵ Thompson, Andreotta và tôi làm trong ngày hôm đó không phải anh hùng, không dũng cảm. Đó là một việc b́nh thường. Chúng tôi chỉ cố gắng cứu phụ nữ, trẻ em và những dân làng vô tội" - Từ Mỹ, Lawrence M. Colburn, người duy nhất c̣n sống trong phi đội Hugh Thompson, trả lời Tuần Việt Nam.



    Người phụ nữ bất hạnh

    Một ngày cuối thu năm 2010, Lawrence M. Colburn - hiện làm dịch vụ kinh doanh thiết bị y tế tại Atlanta, Mỹ - nhận được email từ nước Đức, người viết tự giới thiệu là một nạn nhân sống sót ở Mỹ Lai, bày tỏ ḷng biết ơn đến Hugh Thompson, Lawrence Colburn, Ron Ridenhour, Seymour Hersh và William R. Peers, người viết cũng tha thiết mong một lần được hội ngộ cùng những ân nhân anh hùng của Sơn Mỹ.

    Lawrence M. Colburn dùng hai từ 'heartbreaking and inspirational' (đau đớn và xúc động) để diễn tả về câu chuyện ông được nghe từ chủ nhân email. Ngay lập tức, Lawrence sắp xếp công việc, một tháng sau ông cùng gia đ́nh bay sang Đức gặp lại 'người cũ' ở Mỹ Lai.



    Lawrence Colburn gặp Trần Văn Đức, Ảnh Trần Văn Viễn

    Trở lại sáng 16/3/19968, phi đội Hugh Thompson bay trên bầu trời Sơn Mỹ, họ nh́n thấy các dân làng chết và bị thương trên đường làng và cánh đồng. Họ thả trái khói xanh, dấu hiệu cần cấp cứu y tế, xuống nơi những người cần cứu giúp. Thế nhưng không những không cứu, đám lính bộ binh bên dưới quay lại kết liễu luôn những người bị thương.

    Nhóm Colburn tận mắt chứng kiến viên sĩ quan Ernest Medina bắn chết một thiếu nữ trên cánh đồng. Trên đường làng những người khác đang liêu xiêu chạy chốn các họng súng. Dưới mương nước quân lính đang xả súng vào hàng trăm người gồm nhiều trẻ em. Một nhóm trên chục người dân đang bị nhóm lính của William Calley đuổi giết.


    Bà Nguyễn Thị Tẩu, mẹ anh Trần Văn Đức, Ảnh Ron Haeberle

    Hiểu chuyện ǵ đang xảy ra, Hugh Thompson cho hạ máy bay chắn giữa dân làng và đám lính, đồng thời ra lệnh cho Lawrence Colburn và Glenn Andreotta chĩa súng máy về phía đám lính, sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt họ nếu họ không chấm dứt việc giết người dân.

    Khi đó Colburn 19 tuổi, Thompson 25, Andreotta 22.

    Trong những bài phỏng vấn sau này, Lawrence Colburn và Hugh Thompson c̣n kể lại một câu chuyện buồn khác: sau khi chứng kiến người thiếu nữ bị bắn chết, họ nh́n thấy một người phụ nữ chạy liêu xiêu, khó nhọc gần đường 521 (cách vị trí Ron Haeberle chụp bức ảnh chấn động chừng 20 mét). Nhóm Colburn ném trái màu xanh cứu trợ xuống vị trí của người phụ nữ, nhưng Ernest Medina bắn bà.

    Đi thêm một đoạn, bà ngồi bệt xuống đường làng, khi nhóm Colburn hạ cánh lần một, họ khuyên bà ngồi yên để máu bớt chảy, họ sẽ quay lại giúp. Sau khi quay sang đối đầu với William Calley và cứu được dân làng, hơn 10 phút sau phi đội Hugh Thompson quay lại, người phụ nữ đă chết trên thửa ruộng cạnh đó. Một tên Mỹ khác đă kết liễu bà bằng phát đạn vào đầu.



    Ron Haeberle chứng kiến và chụp lại cảnh người phụ nữ chết trong tư thế quỳ gập, mồm ngậm vành nón.

    Lawrence Colburn và Hugh Thompson c̣n măi đau đớn, nuối tiếc khi không cứu được người phụ nữ khốn khổ. 42 năm sau, khi Hugh Thompson đă mất, Lawrence Colburn bất ngờ nhận được email và bay sang Đức gặp con trai người phụ nữ đó, Trần Văn Đức.

    "Thật tiếc Đức đă liên lạc muộn quá. Nếu anh ấy t́m đến chúng tôi khi Hugh Thompson c̣n sống, anh ấy sẽ bay ngay sang Đức trong ngày hôm sau", Lawrence Colburn nói. Ông và Hugh Thompson gần như đă dành cả cuộc đời để lên tiếng và đấu tranh cho câu chuyện ở Mỹ Lai.

    Cậu bé Mỹ Lai

    Gia đ́nh 'cậu bé Mỹ Lai' trước đó ở gần chợ B́nh Đức, cách Mỹ Lai gần 10km. Năm 1967, v́ sợ bom Mỹ oanh tạc và khu đông dân cư, gia đ́nh Trần Văn Đức tản cư về Mỹ Lai sinh sống và rơi vào định mệnh của Mỹ Lai.

    Anh Đức kể, khi sự kiện xảy ra, Đức 7 tuổi, nhưng mọi t́nh tiết trong 4 tiếng kinh hoàng đó dường như đă đóng đinh vào đầu anh, đè nặng suốt mấy chục năm cuộc đời. Sáng đó, 5 anh em anh Đức cùng người mẹ bị lính Mỹ lùa ra tập trung nơi ruộng lúa. Sau loạt đạn đầu tiên, mẹ anh Đức trúng đạn vào chân và bụng, các chị em của anh rải rác quanh đó, hoặc bị thương, hoặc nằm im giả chết.

    Khi toán lính rút vào làng, mẹ Đức bảo anh ôm lấy em gái Trần Thị Hà (khi đó 14 tháng tuổi trốn về nhà bà ngoại. Bà bị thương không thể đi theo. Đức nghe lời mẹ ôm em gái đi trên đường làng, không lâu sau đó mẹ Đức bị tên lính Mỹ thứ hai bắn chết.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Bức ảnh 'Anh che chở cho em' đang gây tranh căi, Ảnh Ron Haeberle

    Đức và Hà đi bộ 7km về đến nhà bà ngoại, không lâu sau chị gái anh cũng sống sót và cũng t́m được về nhưng một chị gái, em gái và mẹ của Đức vĩnh viễn nằm lại trên cánh đồng. Đức, Hà và chị gái anh sống những ngày đói khổ trong sự đùm bọc của bà ngoại. Sau này Đức lớn lên, đi học, trở thành công an huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngăi rồi đi xuất khẩu lao động tại Đức và ở lại đó.

    Trong chuyến về thăm Sơn Mỹ tháng 10 vừa qua, Trần Văn Viễn, 17 tuổi, con anh Đức kể Viễn biết rất ít về những chuyện quá khứ, cho đến vài năm gần đây Viễn thấy bố trầm tư nhiều, mỗi lần về Việt Nam sang lại nặng trĩu đau buồn, u ám "như người điên".

    Sau này Viễn biết, nỗi đau Sơn Mỹ chưa bao giờ thôi rỉ máu trong ḷng bố. Mỗi lần về Sơn Mỹ, anh Đức lại đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ, cánh đồng nơi thảm sát và nghĩa trang liệt sĩ, nơi bố Đức - một chiến sĩ cách mạng - hy sinh.



    Trần Văn Đức và con trai Trần Văn Viễn trong ṿng vây báo chí trong dịp về thăm Sơn Mỹ tháng 10/2011, Ảnh Hoàng Hường

    Từ năm 2009, Đức phát hiện chú thích bức ảnh của mẹ anh bị sai tên, anh có ư kiến lên Ban quản lư khu chứng tích. Những lần đi về thư lại khiến nỗi đau của Đức thêm nặng nề. Đức viết hồi kư "để giải tỏa nỗi đau, nếu không sẽ phát điên", và anh t́m cách liên lạc với Lawrence Colburn, Ron Haeberle để chia sẻ nỗi bi phẫn kia, và t́m sự thật về bức ảnh 'Anh che chở cho em' do Ron Haeberle chụp.

    Đức cho rằng người trong bức anh chính là anh và em gái Trần Thị Hà, khi Đức nghe lời mẹ ôm Hà về bà ngoại. Đang trên đường làng th́ một chiếc trực thăng quay lại, rà thấp. Đức vội ôm Hà nằm xuống đường. Ron Haeberle chụp được cảnh này.

    Nhưng Ban quản lư Khu chứng tích không đồng ư với giả thuyết này. Cuộc tranh căi về bức ảnh kéo dài đă 3 năm, từ 2009.

    Đó là một phần lư do đưa Ron Haeberle trở lại Sơn Mỹ.



    Mỹ Lai: Từ bức ảnh tranh căi đến... hành hung nhà báo

    Câu chuyện bức ảnh đă không c̣n trong phạm vi giữa Trần Văn Đức và Ban quản lư Khu chứng tích nữa. Khi cách đây vài tháng, Trần Văn Đức cùng các nhà báo về Sơn Mỹ gặp các nhân chứng nói về bức ảnh. Họ bị hành hung.



    Câu chuyện Mỹ Lai tưởng đă tạm lắng xuống, nhưng từ năm 2009, anh Trần Văn Đức liên tiếp đi về, gửi đơn thư lên Ban quản lư Khu chứng tích Sơn Mỹ, Sở Văn hóa Quảng Ngăi và Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch để nghị sửa đổi chú thích bức ảnh của mẹ anh bị sai tên. Bức ảnh này sau đă được chỉnh sửa lại theo đề nghị của anh Đức.

    C̣n bức ảnh 'Anh che chở cho em', mà Đức khẳng định là chụp anh và em gái Trần Thị Hà, hiện được treo tại Khu chứng tích mới đầu được chú thích là: Trương Bốn và Trương Năm, sau khi bức ảnh được chụp hai đứa trẻ đă bị bắn chết.

    Sau nhiều buổi làm việc của thư từ, email, gặp mặt giữa Trần Văn Đức và lănh đạo Quảng Ngăi, Sở Văn hóa QN đă chỉ đạo BQL Khu chứng tích sửa lại thành: Anh che chở cho em trước họng súng quân thù, hai em bị lính Mỹ bắn chết sau khi bức ảnh được chụp.



    Ron Haeberle trong buổi tranh luận về bức ảnh tại Khu chứng tích Sơn Mỹ, Ảnh Hoàng Hường

    Trần Văn Đức không đồng ư với kết luận này và tiếp tục kiến nghị. Tháng 8/2010, ông Trần Văn Đức cùng hai làm phim của Đức và hai phóng viên Việt Nam tiếp tục về Sơn Mỹ gặp người dân làm sáng tỏ chuyện bức ảnh. Giữa họ và phía Sơn Mỹ đă xảy ra đụng độ.

    Để làm rơ thông tin và tôn trọng sự khách quan, chúng tôi đă trao đổi với ông Đức và chính quyền địa phương về chuyện này:

    Trích đơn khiếu nại của ông Trần Văn Đức gửi Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh:

    Trong thời gian ngắn ngủi tôi về thăm quê, ông Phạm Thành Công luôn cô lập tôi với bà con Sơn Mỹ thân quen. Tôi đi đến đâu cũng bị Phạm Thành Công cho người luôn theo dơi. Những gia đ́nh tôi đến thăm điều bị công an xă Tịnh Khê mời đến để thẩm tra và cấm chứa chấp tôi, có gia đ́nh bị mời nhiều lần và c̣n bị hăm dọa. (Tôi có gửi photocopy thư mời làm bằng chứng).

    Ngày 03.8.2010, tôi đi cùng phóng viên Trần Lê Đức đến thăm nhà bà Trương Thị Hoa ở Khê Thuận, bà là người thân của gia đ́nh tôi trước năm 1968. Chúng tôi bị công an Sơn Tịnh và công an Tịnh Khê đi cùng với bộ đội biên pḥng ập vào nhà tra hỏi, nhưng rồi đôi bên cũng hiểu nhau, qua thái độ rất thân thiện của tôi.

    Khi chúng tôi tạm biệt gia đ́nh đi về, th́ một số người dân quân tự vệ Tịnh Khê tấn công chúng tôi. Họ dùng xẻng đánh phóng viên Trần Lê Đức. Trần Lê Đức bị té xuống ruộng lúa, quần áo dính đầy bùn... Trong khi chúng tôi bị bao vây, phóng viên Trần Lê Đức có gọi điện thoại cho Trí Tín phóng viên báo Vnexpress và Phạm Anh báo Quảng Ngăi.

    Trước rất đông dân chúng, trước 3 phóng viên, trước Lâm công an Sơn Tịnh, trước Nguyễn Tấn Xuân phó công xă Tịnh Khê, vậy mà số đông dân quân tự vệ dưới sự xúi giục của Phạm Thành Công, họ vẫn hành hung chúng tôi. Trương Khanh dân quân tự vệ đến gần tôi và chỉ vào mặt tôi nói:" đánh chết thằng này mới đúng „sự việc này tôi có ghi đơn tŕnh bày và gửi giám đốc công an tỉnh Quảng Ngăi Lê Xuân Ḥa, gần hai tháng tôi chưa có thư trả lời.



    Ông Phạm Thành Công, giám đốc Khu chứng tích Sơn Mỹ (thứ hai từ trái sang), người đứng là Giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ngăi Nguyễn Đăng Vũ, trong buổi tiếp Ron Haeberle tại Sở văn hóa, Ảnh Hoàng Hường

    Ông Phạm Thành Công, giám đốc Khu chứng tích Sơn Mỹ: Trần Văn Đức làm nhiều việc xấu!

    Theo đúng nguyên tắc báo chí là đứng giữa, đưa ra thông tin khách quan, trung thực. Tôi muốn biết quan điểm của ông về cuộc tranh luận chưa kết thúc về bức ảnh 'Anh che chở cho em'.

    Vào năm 2009, anh Trần Văn Đức viết đơn khiếu nại và gửi cho tôi cái hồi kư về cuộc đời của anh Trần Văn Đức. Chúng tôi đă làm các quy tŕnh sao chụp tài liệu, sau đó đưa ra cuộc họp dân làng, nơi gia đ́nh anh Đức sống và nơi mẹ anh Đức chết.

    Sau đó th́ bảo tàng chúng tôi xác định lần cuối và tŕnh cho giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch và các cơ quan chức năng. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ngăi báo cáo kết quả trong cuộc họp đó cho ông Trần Văn Đức, trên bức h́nh đó là 2 em bé đă chết.

    Từ chỗ đó lănh đạo tỉnh chỉ đạo tôi chỉnh lư lại, không để Trương Bốn, Trương Năm mà để hai em bé đă bị lính Mỹ sát hại cuộc đời theo tạp chí Life ra năm 1969.

    Ông Trần Văn Đức và phóng viên Vnexpress Trí Tín phản ảnh lại: cách đây vài tháng, ông Đức và con ông ấy Trần Văn Viễn và phóng viên của báo Tuổi trẻ, báo Vnexpress về Sơn Mỹ để cố gắng làm sáng tỏ chuyện bức ảnh, họ đă bị chính quyền địa phương và phía bảo tàng hành hung. Ư kiến của ông thế nào về việc này?

    Tháng 3/2010 anh Đức có về Việt Nam nhưng không tới cơ quan làm việc với tôi.

    Anh Đức đến các hộ gia đ́nh là anh Tư, bà Nguyễn Thị Cúc, Trương Thị Hoa... t́m hiểu và phải nói là vận động để hướng về ḿnh. Anh Đức về làm những chuyện đó nhưng không tới chính quyền địa phương và cũng không tới di tích để đặt vấn đề ǵ nội dung công việc.

    Kể cả nhà báo nếu về làm việc với tôi và chính quyền địa phương và có giấy phép hoạt động báo chí th́ địa phương sẽ cho giấy phép và cử người đi để phục vụ anh Đức cũng như báo chí làm việc.

    Anh Đức không làm việc giờ hành chính mà tôi quản lư, và báo chí người ta làm việc ở bất cứ giờ nào, đó là công việc của họ khi được phép. Nhưng trái lại anh và báo chí về phía anh Đức đi làm ngoài giờ. Tức là khi người ta ăn trưa, ngủ trưa th́ anh Đức tập kết, gây bất đồng dư luận, và có thể là do anh Đức và người của anh Đức tự kéo dây đo đường bằng thước đo, tụ tập lại trong bóng che của giờ trưa.

    Dân ở đây người ta sợ chiến tranh. Người ta đau khổ nhiều quá rồi nên họ cảnh giác, người ta báo chính quyền địa phương đến th́ các anh ấy bỏ chạy, không tưởng tượng được.

    Và cũng vào giờ trưa của ngày sau đó th́ anh đă đưa phóng viên nước ngoài về cũng không đăng kư. Sở Nội vụ cũng không biết. Anh Đức đưa họ vào xă Tịnh Khê, nơi có 97 người chết. Khi vào làng anh đều dàn binh bố trận, chuẩn bị máy móc, ghi âm, ghi h́nh, khi bị phát hiện th́ cuống cuồng bỏ chạy.

    Nếu là người thật, việc thật th́ sẽ không làm điều đó. Dân ở đây rất ghét Trần Văn Đức về đây v́ anh ấy làm quá nhiều việc xấu.


    Bà Nguyễn Thị Cúc, người được ông Công nhắc đến, trong buổi Ron Haeberle và Trần Văn Đức về Sơn Mỹ ngày 24/10/2011, Ảnh Hoàng Hường

    Cụ thể những việc ấy là ǵ thưa ông?

    Ví dụ như anh thích người ta, anh hứa sẽ làm những tuyến đường mới cho. Trước khi anh Đức về, người nhà vào thăm nhà tặng quà trước, rồi về cho quà...

    Khi anh Đức về đây làm những điều tồi tệ như thế th́ người dân ở đây không tin anh Đức nữa. Dân phản ánh rằng nếu anh Đức thương t́nh giúp đỡ người nghèo, anh Đức muốn hỗ trợ từ thiện và làm đường sá cho bà con đi th́ sao anh Đức không tới địa phương rồi người dân sẽ cử người làm, đo đạc cho anh.

    Nhưng trái lại anh Đức mị người dân già yếu, những người không c̣n khả năng nhận thức về xă hội và tương lai. Người ta cứ nghĩ anh Đức thiệt ḷng, trên cơ sở đó có sự sắp xếp của anh, để họ kư. Nói chung người dân coi anh Đức không ra ǵ, là bởi v́ anh làm những việc không tốt đối với địa phương.

    Trong buổi "chất vấn" tại hội trường Khu chứng tích Sơn Mỹ về bức ảnh được in trên tạp chí Life, nhiếp ảnh gia Ron Haeberle trả lời: những bức ảnh được in trên tạp chí này chính xác là của ông, nhưng chú thích: Anh che chở cho em, sau đó hai đứa trẻ trai (two boys) bị lính Mỹ bắn chết sau đó, th́ ông "không chắc chắn", và "đặt giả thiết". Ông nói rơ: "Vào thời điểm tôi chụp bức ảnh, hai đứa bé vẫn đang sống, đang chuyển động, và tôi không đến gần để biết chúng là trai hay gái. C̣n chuyện có thể lúc tôi quay đi rồi lính Mỹ có bắn hai đứa trẻ không th́ tôi không thể biết được"

    Xem clip một vài đoạn "chất vấn" về bức ảnh tại bảo tàng

    Sự việc này kéo dài mấy năm nay rồi và báo chí cũng đă đăng, chắc là những người dân xung quanh đây và gia đ́nh Trương Bốn và Trương Năm biết và họ có phản ứng như nào?

    Nói chung là những người dân xung quanh đây, bà con người ta cũng rất khinh những người cung cấp thông tin cho anh Đức không đúng sự thật.

    Ư kiến của người dân và ngành đă kết luận lại rằng, anh Đức khiếu nại là không đúng sự thật, nay anh Đức đi t́m hiểu làm ǵ nữa

    Bên quản lư bảo tàng và lănh đạo các cấp đă thống nhất là chỉnh chú thích 2 em bé không phải là 2 anh em của anh Đức.

    Căn cứ vào tạp chí Life, mà tạp chí Life này h́nh của ông Ron cung cấp và chú thích, chứ không phải ngẫu nhiên người ta bịa đặt.

    Tôi có thể khẳng định việc khiếu nại của ông Đức là hoàn toàn không hợp lư.

    Cái thứ 2 là nhân dân và lănh đạo chúng tôi đă kết luận là trong bức ảnh đó là Trương Bốn và Trương Năm, con ông Trương Nhị. Hai em bé bị lính Mỹ giết chết, đó là kết luận không thể thay đổi được.

    Ông Trương Thanh Hảo, chủ tịch xă Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh: Chuyện ông Trần Văn Đức và các phóng viên bị hành hung là có thật!

    Bắt đầu từ sự việc trung úy William Calley lên tiếng xin lỗi chính thức, người dân Sơn Mỹ dấy lên dư luận rằng sẽ có bồi thường thiệt hại chiến tranh. Dẫn lại việc làm của anh Đức, đúng lư ra anh phải đến làm việc với cơ quan chức năng, đằng này anh ấy làm việc một cách không chính thức khiến người dân suy luận và bất b́nh, và suy nghĩ anh đang toan tính ǵ đó.

    Phía anh Phạm Thành Công làm việc cũng chưa thật đúng. Tính anh Công nóng nảy. Đáng lẽ ra khi có việc kiến nghị của anh Đức, anh Công phải báo cáo với cơ quan cấp trên cùng giải quyết, th́ hai anh đó cứ tranh luận tay đôi, cứ như sắp đánh lộn, và dẫn tới sự việc ồn ào suốt mấy năm qua.

    Thực ra rất đáng tiếc, toàn chuyện đau thương mất mát mà để xảy ra như thế này rất đáng buồn. Nếu cần thiết, tôi cho họp dân để các anh ấy thảo luận công khai, nhưng cách anh Đức chỉ đi đến và dựa vào vài nhân chứng như thế có vẻ không được khách quan lắm.

    Chuyện lần trước anh Đức về cùng phóng viên rồi tự ư đo đạc, tính toán làm đường rồi bị người dân hành hung là có thật. Người dân ít thông tin, lại thấy anh Đức làm việc rất mập mờ khiến họ bức xúc và dẫn đến những hành xử bộc phát.

    Nếu lần sau anh Đức về làm việc, cứ mạnh dạn qua chính quyền địa phương, chúng tôi sẵn sàng làm việc.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trong buổi "chất vấn" tại hội trường Khu chứng tích Sơn Mỹ về bức ảnh được in trên tạp chí Life, nhiếp ảnh gia Ron Haeberle trả lời: những bức ảnh được in trên tạp chí này chính xác là của ông, nhưng chú thích: Anh che chở cho em, sau đó hai đứa trẻ trai (two boys) bị lính Mỹ bắn chết sau đó, th́ ông "không chắc chắn", và "đặt giả thiết". Ông nói rơ: "Vào thời điểm tôi chụp bức ảnh, hai đứa bé vẫn đang sống, đang chuyển động, và tôi không đến gần để biết chúng là trai hay gái. C̣n chuyện có thể lúc tôi quay đi rồi lính Mỹ có bắn hai đứa trẻ không th́ tôi không thể biết được"

    Xem clip một vài đoạn "chất vấn" về bức ảnh tại bảo tàng


    Xem thêm các Video:
    Last edited by alamit; 28-12-2011 at 04:08 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những kư ức về cuộc thảm sát 504 thường dân vô tội Mỹ Lai 42 năm trước, mấy ngày nay bỗng sống dậy với nhiều người Sơn Mỹ (Quảng Ngăi), sau khi cựu binh William Calley - từng tham gia vụ bắn giết - đưa ra lời xin lỗi.
    > Cựu binh Mỹ xin lỗi nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai

    Gần 42 năm trôi qua, hơn một nửa đời người, lần đầu tiên Trung úy William Calley - viên sĩ quan từng chỉ huy một trung đội tham gia vụ thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai tháng 3/1968 đă tỏ ra sám hối, mở lời xin lỗi về vụ việc này trước công luận.

    Không phải đợi đến tận bây giờ, những nạn nhân sống sót sau vụ Mỹ Lai mới nghe lời xin lỗi, mà hơn 10 năm trước đă từng có những cựu chiến binh Mỹ trở lại vùng quê đau thương này cầu xin tha thứ. Những giọt nước mắt sám hối, lời xin lỗi muộn màng của những cựu chiến binh Mỹ đă làm vơi đi nỗi đau chiến tranh trong ḷng đồng bào Sơn Mỹ.



    Tháng 3 hàng năm, Tổ chức Madison Quackers(Mỹ) đến Mỹ Lai lặng lẽ tham gia nhiều hoạt động xă hội từ thiện, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh ở vùng quê này. Ảnh: Trí Nguyễn

    Quote:
    Tháng 3 năm nào cũng vậy, nhiều cựu chiến binh Mỹ, những tổ chức quốc tế yêu chuộng ḥa b́nh đều đặn trở về Việt Nam, đến với Mỹ Lai, lặng lẽ tham gia các hoạt xă hội từ thiện hàn gắn vết thương chiến tranh thay cho một lời tạ lỗi.

    Tháng 3/1968. Đồng lúa ở Mỹ Lai trĩu vàng. Một trung đội Mỹ bất ngờ đổ quân xuống đồng lúa, tràn vào làng. 504 thường dân vô tội, hầu hết là phụ nữ và trẻ em ở làng quê Sơn Mỹ này đă bị thảm sát.

    Ngày 19/8/2009, Trung úy William Calley, người chỉ huy vụ thảm sát, lần đầu tiên đă đưa ra lời xin lỗi người dân Mỹ Lai sau nhiều năm im lặng.
    Mỹ Lai, Sơn Mỹ nay thuộc xă Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ngăi. Trước giải phóng, trên bản đồ Mỹ Lai được lính Mỹ chấm tọa độ không dấu là MyLai.

    Như những thước phim quay chậm, nhớ lại quá khứ đau thương, bà Phạm Thị Thuận - nhân chứng sốt sót sau vụ thảm sát giàn giụa nước mắt kể với VnExpress.net: "Gia đ́nh tôi có sáu người bị giết chết trong vụ thảm sát, mất mát đau thương không ǵ có thể bù đắp được”. Khi được hỏi, nếu bây giờ một cựu chiến binh Mỹ từng tham gia vụ thảm sát Mỹ Lai ngỏ lời xin lỗi th́ liệu bà có tha thứ? Người đàn bà có khuôn mặt khắc khổ nói: “Mọi chuyện đă qua rồi, tôi tha thứ với điều kiện anh ta biết được đó là tội ác, đă thật sự sám hối".

    Bà Thuận c̣n nhớ như in buổi sáng cách đây hơn 10 năm - nhân dịp 30 năm lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai, tại khu chứng tích Sơn Mỹ, một cựu binh người Mỹ ngồi xe lăn đă cúi đầu, khóc xin bà và những nạn nhân sống sót sau vụ Mỹ Lai tha thứ cho lỗi lầm của ḿnh. Qua người phiên dịch, bà Thuận nghe rất rơ: Suốt 30 năm, người cựu chiến binh Mỹ này không thể quên được h́nh ảnh những bà mẹ, đứa trẻ đă bị giết hại dă man trong vụ Mỹ Lai. Điều ấy đă khiến người Mỹ này dày ṿ, ray rứt và cuối cùng anh ta quyết định quay trở lại cầu mong nhân dân Việt Nam tha thứ.

    Bà Thuận cho rằng, một người lính Mỹ từng tham gia vụ thảm sát Mỹ Lai đă nhận ra sai lầm chiến tranh của ḿnh sau 30 năm. C̣n ông Willam Calley- người chỉ huy vụ thảm sát lẽ ra phải là người xin lỗi từ sau ngày Việt Nam giải phóng đất nước "th́ mới hợp lẽ hơn, chứ không phải đợi đến bây giờ”.

    Hơn 40 năm sau vụ thảm sát, nhiều người đă mất, nhân chứng c̣n lại hầu hết đă quá nửa đời người. Bà Trương Thị Lê, một người sống sót bày tỏ: “Thay v́ chỉ sám hối, họ hăy làm ǵ đó để chuộc lỗi lầm quá khứ, hăy biến lời xin lỗi muộn màng thành việc làm cụ thể hàn gắn vết thương chiến tranh tại làng quê này”.

    Trước lời xin lỗi muộn màng của Trung úy William Calley, ông Phạm Thành Công, Giám đốc Ban Quản lư khu chứng tích Sơn Mỹ chia sẻ: “Thay mặt cho các nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát Mỹ Lai, tôi chấp nhận lời xin lỗi của ông Calley. Hy vọng đằng sau lời xin lỗi, ông Calley hăy hành động thiết thực kêu gọi thế giới v́ cuộc sống ḥa b́nh để chuộc lỗi lầm với đồng bào Sơn Mỹ. Đừng để bất cứ nơi nào nào trên thế giới lặp lại đau thương như vụ thảm sát Mỹ Lai này nữa”.



    Ông Phạm Thành Công, Giám đốc Ban quản lư khu chứng tích Sơn Mỹ, nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai, tṛ chuyện với cựu chiến binh Mỹ Kenneth Schiel - người từng tham gia vụ thảm sát. Ảnh: Trí Nguyễn

    Người quản lư khu chứng tích chiến tranh này vẫn c̣n nhớ những giọt nước mắt của cựu binh Mỹ Kenneth Schiel vào tháng 3/2008 khi trở lại Mỹ Lai - lúc ấy là sau 40 năm vụ thảm sảt. Ông Công kể, đến thăm Mỹ Lai cùng đoàn làm phim truyền h́nh Trung Đông Al Jazeera, đối diện với những h́nh ảnh tư liệu đau thương ở bảo tàng khu chứng tích Sơn Mỹ, gặp lại các nhân chứng sống sót sau vụ Mỹ Lai, Kenneth Schiel đă vỡ ̣a cảm xúc về vụ thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai.

    Kenneth Schiel đă khóc, xin lỗi đồng bào Sơn Mỹ, xin lỗi nhân dân Việt Nam về hành động “điên rồ” của ḿnh trong quá khứ. Mở ṿng tay nhân ái, ông Công đứng lên, đưa tay xiết chặt tay ông Kenneth Schiel, nói: “Cảm ơn ông v́ đă can đảm đối diện với sự thật, dù đó là sự sám hối muộn màng.”

    Chia sẻ nỗi đau cùng dân Sơn Mỹ, tháng 3 hàng năm Tổ chức Madison Quakers (Mỹ) đều đặn đến Việt Nam lặng lẽ tổ chức nhiều hoạt động xă hội từ thiện như: xây dựng nhà cho nạn nhân chất độc da cam, tặng cho phụ nữ nghèo, quyên góp quỹ xây dựng trường học… tại làng quê Sơn Mỹ và một số vùng quê nghèo tỉnh Quảng Ngăi.

    Tổ chức này c̣n là nhịp cầu kết nối nhiều tổ chức quốc tế đến với Mỹ Lai để tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh, góp phần xoa dịu nỗi đau thương trên mảnh đất này. Riêng cựu chiến binh Mỹ Roy Mike Boem, mặc dù không liên quan ǵ đến vụ thảm sát nhưng từ năm 2002 đến nay, mùa xuân nào ông cũng về Quảng Ngăi kéo vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ nhân ngày giỗ chung 16/3, cầu nguyện cho 504 linh hồn thường dân vô tội được siêu thoát.

    Hôm nay, trên những cánh đồng của Mỹ Lai, lúa đang trổ đ̣ng dậy th́ con gái. Mảnh đất đau thương năm xưa, nay phủ màu xanh bạt ngàn...



    Trí Nguyễn

    VnExpress



    William L. Calley năm 1971 khi bị kết án trong vụ thảm sát. Ảnh: AP.



    "Chẳng có ngày nào mà tôi không cảm thấy hối hận v́ những ǵ xảy ra ở Mỹ Lai hôm đó", William L.Calley, 66 tuổi, phát biểu hôm 19/8 trước thành viên câu lạc bộ Kiwanis Club, bang Georgia.

    Giọng ông ta lạc đi khi nói tiếp: "Tôi thấy thương xót những người Việt Nam bị giết hại và gia đ́nh họ, thương xót những lính Mỹ liên quan và cả gia đ́nh. Tôi rất hối tiếc".

    Năm 1971, trung úy Calley bị ṭa án quân sự kết tội giết 22 thường dân Việt Nam trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Ngày 16/3/1968, Calley cùng đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai trong sứ mệnh "t́m và diệt" "Việt Cộng". Không có một người lính "Việt Cộng" nào trong làng. Lính Mỹ bắt đầu bắn giết bừa băi các dân thường, gồm trẻ em, phụ nữ và những ông già. Sau khi các thường dân đầu tiên ngă xuống, lính Mỹ bắn vào bất cứ thứ ǵ chuyển động. Tất cả 504 dân thường Việt Nam đă thiệt mạng, phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

    Calley bị kết tội chung thân song tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon giảm án cho ông ta xuống c̣n 3 năm tù treo. Calley sau đó ở lại Columbus, Georgia, làm việc trong cửa hàng trang sức của bố vợ trước khi chuyển tới Atlanta vài năm trước. Ông ta không xuất hiện trước công chúng và từ chối mọi lời phỏng vấn về vụ Mỹ Lai.

    Sự im lặng này được phá vỡ hôm 19/8 sau khi Calley nhận lời mời tới phát biểu ở Kiwanis Club, Columbus. Đeo kính dày và mặc chiếc áo màu xanh, ông ta nói nhỏ vào micro và trả lời câu hỏi trong ṿng nửa tiếng. "Tất cả đều ngỡ ngàng khi nghe điều này từ ông ấy lần đầu tiên trong 40 năm", Al Flemming, bạn của Calley, người đă mời ông phát biểu, cho hay.

    Fleming và Lennie Pease, chủ tịch Kiwanis Club, cho biết Calley xin lỗi ngay đầu bài phát biểu ngắn trước khi trả lời các câu hỏi. William George Eckhardt, công tố viên chính trong vụ án Mỹ Lai, cho hay ông chưa từng nghe Calley xin lỗi trước đó.

    Calley không phủ nhận việc tham gia vụ thảm sát tháng 3/1968, tuy nhiên, khẳng định ông ta chỉ theo lệnh cấp trên - đại úy Ernest Medina - điều mà Eckhardt bác bỏ. Medina cũng bị ṭa án quân sự xét xử năm 1971 và được tuyên trắng án.

    Pease nhận định Calley rơ ràng gặp khó khăn khi phát biểu trước đám đông dù ông trả lời hết các câu hỏi. Các thành viên câu lạc bộ này đứng dậy vỗ tay tán thưởng khi Calley kết thúc.

    "Các vị có thể thấy ông ấy vô cùng hối hận v́ mọi chuyện đă xảy ra", Pease nói. "Ông ấy nói rất khẽ, rất khó nghe. Ông ấy tỏ ra khó nhọc lúc trả lời câu hỏi".

    Fleming cho biết ông đă nói chuyện với Calley vài lần về chiến tranh ở Việt Nam. Ông mô tả Calley, dù đă có vai tṛ lớn trong cuộc thảm sát Mỹ Lai, là một người có ḷng trắc ẩn. "Ông ấy có lẽ cảm thấy đến lúc phải nói ǵ đó", Fleming cho hay. "Tôi cứ tưởng với ông ấy mọi chuyện đă qua nhưng có vẻ không phải thế".

    Hải Ninh (theo AP, Ledger-Enquirer)


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Nữ Đại Gia Thuỷ Sản ở Cần Thơ Đă Qua Mỹ
    By Phú Yên in forum Tin Việt Nam
    Replies: 18
    Last Post: 17-04-2012, 10:57 AM
  2. Replies: 17
    Last Post: 20-02-2012, 03:57 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-09-2011, 10:48 AM
  4. Replies: 444
    Last Post: 02-07-2011, 03:02 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •