Ron Haeberle và người dân Sơn Mỹ 'phán quyết' về bức ảnh Mỷ Lai
Tác giả: Hoàng Hường
Theo sát Ron Haeberle trong suốt 3 ngày ở Sơn Mỹ, tôi chỉ nhớ măi đến câu ông nói khi ngồi cùng trên ô tô: "Sau bao đau đớn, ta có cần làm tổn thương nhau thêm". C̣n đồng nghiệp Trần Đăng của tôi kết luận bài viết của anh trên báo Lao động: C̣n một "sự thật" nào khác mà ngành văn hoá Quảng Ngăi sợ đụng đến chăng?
Kỳ 1: Thảm sát Mỹ Lai: nh́n lại kư ức kinh hoàng
Kỳ 2: Buổi sáng định mệnh qua hồi ức Ron Haeberle
Kỳ 3: Sát nhân, anh hùng Mỹ và những người sống sót
Kỳ 4: 'Người chết sống lại' và cuộc hội ngộ đẫm nước mắt
Kỳ 5: Mỹ Lai: Từ bức ảnh tranh căi đến... hành hung nhà báo
Những cuộc đời bị đánh cắp
Cuộc thảm sát không chỉ để lại sự đau đớn đè nặng xuống những người dân nghèo ở Sơn Mỹ mà đồng thời hủy hoại cả cuộc đời của những người 'phía bên kia'.
Sau hành động can thiệp giải cứu người dân, Hugh Thomson bị điều vào những vùng chiến sự nguy hiểm nhất. Có lần trong một tháng ông liên tiếp bị bắn ba lần. Sau 8 lần bị bắn, cuối cùng ông bị thương nặng vùng sống lưng và tạm thời giải ngũ. Nhiều nhà b́nh luận gọi đó là sự trừng phạt cho chuyện can thiệp, dọa bắn đồng đội và 'làm xấu' h́nh ảnh quân đội của ông.
Trong nhiều bài phỏng vấn Hugh nói ông "không thể thôi đau đớn" về những ǵ đă trải qua và 'cuộc sống của tôi bị hủy hoại".
William Calley tại Câu lạc bộ Kiwanis ngày 19/8/2009 khi lần đầu tiên ông ta nói lời xin lỗi người dân Mỹ Lai, Ảnh thestar.com
Trung úy William Calley bị coi là 'con tốt thí' của quân đội Mỹ, người duy nhất bị quản thúc.
Tuy được Tổng thống Richard Nixon ân xá nhưng phải sống phần đời c̣n lại trong sự khinh bỉ của chính người dân Mỹ.
Nhiều người gọi ông ta là 'quỷ dữ' và phải đối mặt với sự giằng xé lương tâm suốt nhiều năm.
Ngày 22/8/2009, lần đầu tiên sau suốt 40 năm im lặng, William Calley công khai xin lỗi về những ǵ đă làm tại Mỹ Lai, ở một câu lạc bộ ở Columbus, Georgia.
"Không có ngày nào tôi không cảm thấy ân hận về những ǵ đă xảy ra", William Calley nói.
Varnado Simpson, một cựu binh trong đại đội Charlie trực tiếp bắn giết nhiều dân thường và trẻ em. Tuy không bị án tù, nhưng bị chấn thương tâm lư nặng nề.
Năm 1996, một tên cướp chạy ngang nhà Varnado Simpson. Cảnh sát nổ súng chẳng may trúng ngay vào con trai ông ta. "H́nh ảnh cuối cùng của nó giống hệt những đứa trẻ bị bắn ở Mỹ Lai", Varnado Simpson nói với một tờ báo. Sau sự kiện đó, Varnado Simpson dần phát điên và tự tử chết năm 1997.
"Trước đó anh ta đă cố tự tử hai lần, và cuối cùng đă thành công", trang lownjazeera.com b́nh luận.
Những dấu chấm lửng ở Sơn Mỹ
Rất lịch sự, cố gắng dùng những từ ngữ tế nhị nhất nhưng Ron Haeberle vẫn không giấu được sự thất vọng khi nói về những bức ảnh không hề có tên người chụp tại Bảo tàng Sơn Mỹ. "Phóng viên ảnh thường bị lăng quên". Ông lúc lắc mái đầu bạc, cố nói với vẻ b́nh thường nhất.
Khi được hỏi về hàng trăm bức ảnh treo trên tường không đề tên người chụp, giám đốc Phạm Thành Công cho biết do hai vị giám đốc tiền nhiệm đă làm như vậy nên không thể thay đổi.
Cũng trong suốt thời lịch sử 32 năm của bảo tàng, nhiều nhân vật quan trọng của sự kiện đă từng trở về thăm lại Sơn Mỹ như phi công Hugh Thomson, Lawrence Colburn và gần đây nhất là Ron Haeberle trở về đă nhiều lần trở về Sơn Mỹ, nhưng những lần hội ngộ đáng nhớ ấy chỉ được cánh báo chí ghi lại.
Tuyệt đối không có bức ảnh hay kỷ niệm nào của họ được lưu lại bảo tàng. Ngay các chứng nhân đang gần đến trăm tuổi cũng không được ghi lại, lẽ nào công việc của bảo tàng chỉ là khư khư giữ chặt những cái người trước để lại, kể cả những khiếm khuyết?
Báo chí và công an viên (áo trắng) cùng 'điệp viên bảo tàng' (áo dài hoa đỏ) cùng tác nghiệp, Ảnh Hoàng Hường
Trong khi đó, cách làm việc của bảo tàng Sơn Mỹ khiến cánh báo giới cả chục người và 4 vị khách nước ngoài vừa ngạc nhiên vừa ngao ngán.
Thay v́ coi chuyến trở về của Ron Haeberle là một cơ hội để tạo thêm một tiếng nói đấu tranh cho người dân Sơn Mỹ, đồng thời giải quyết rơ ràng chuyện bức ảnh, th́ những người làm công tác văn hóa Quảng Ngăi lại có những động thái hết sức kỳ lạ.
Các nhân viên bảo tàng cố t́nh làm khó báo chí khi bắt buộc cô phiên dịch do cánh nhà báo thuê ra không được làm việc, cử người bám theo dơi mọi nơi mọi lúc, sấn sổ chĩa máy ghi âm bất cứ lúc nào phóng viên phỏng vấn.
Nữ điệp viên' theo sát đoàn, Ảnh lấy từ clip của Trần Văn Viễn
Đặc biệt hơn, khi đoàn tác nghiệp ở những nơi bên ngoài khu chứng tích luôn có một nữ 'điệp viên' trùm kín mặt và một công an viên theo sát, chĩa máy ghi âm vào bất cứ người dân nào trả lời báo chí. Đến nỗi khi về ăn cơm tối, hai vị khách Mỹ xem ảnh rồi đùa: "Nhân viên của tôi từ CIA", rồi cười nghiêng ngả.
Ngay trong buổi tiếp đón đầu tiên tại Khu chứng tích, chỉ có một bó hoa duy nhất cho Ron Haeberle, không một lời giới thiệu hay bắt tay dành cho cha con Trần Văn Đức, đến nỗi Ron ngại quá phải choàng tay qua Đức an ủi, và phóng viên phải đứng lên đ̣i hỏi giới thiệu về 'người đàn ông ngồi bên cạnh Ron'. Nếu không, cuộc chất vấn về bức ảnh có thể đă bị bỏ qua.
Chỉ một bó hoa duy nhất...
Chuyện lại lặp lại ở Sở Văn hóa Quảng Ngăi, 4 vị khách đến từ Mỹ và Đức được chào đón nồng nhiệt và được đích thân Giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ngăi Đặng Nguyên Vũ tặng cuốn sách Kỷ yếu Quảng Ngăi. Vẫn không một lời hay một cánh tay ch́a ra cho hai cha con Trần Văn Đức đang ngồi trước mặt.
Chưa biết Trần Văn Đức có phải là người trong ảnh hay không, nhưng anh là một người sống sót, và là con người phụ nữ trong bức ảnh gây chấn động, và cháu của bà.
Trần Văn Viễn ngồi lặng trước di ảnh bà nội tại Khu chứng tích Sơn Mỹ, Ảnh Hoàng Hường
Lẽ nào những người làm văn hóa Quảng Ngăi lại muốn một 'người nước ngoài' khác là Trần Văn Viễn, sinh ra và lớn lên ở Đức, có cảm nhận về quê hương xa lạ, lạnh lùng như thế.
Ngồi cùng ô tô, đồng nghiệp Trần Đăng, phóng viên báo Lao Động thường trú tại Quảng Ngăi liên tục nhận được những cú điện thoại 'trách móc' từ phía Sở Văn hóa Quảng Ngăi v́ đă 'dẫn báo chí và Đức vào phỏng vấn dân', làm Trần Đăng chỉ biết vâng vâng vâng vâng...rồi cúp máy.
Và tôi cũng xin mượn một đoạn trong bài viết của Trần Đăng, bài viết T́m người trong ảnh đăng trên báo Lao Động ngày 1/11/2011:
"Là người theo dơi "vụ ảnh Mỹ Lai" này từ nhiều năm nay, tôi lấy làm lạ là tại sao Bảo tàng Sơn Mỹ và Sở VHTTDL không "cởi ḷng" ra để đón nhận những điều mà bất cứ ai làm công tác bảo tàng cũng rất cần, đó là trả lại sự thật cho những hiện vật mà v́ một lư do nào đó, chúng ta đă làm sai lệch chúng đi? Trong lúc ông Ronald, ông Đức và các nhà báo đi lại trên những con đường làng để xác định điểm "nằm" của nhân vật trong ảnh th́ bảo tàng lại cử người theo sát và "gây khó" cho những nhân chứng được phỏng vấn.
Động thái này vừa phản cảm, vừa gieo vào ḷng chúng tôi một mối ngờ vực rằng, đằng sau "sự thật" của bức ảnh ấy là cái ǵ mà người đứng đầu Bảo tàng Sơn Mỹ lẫn các vị lănh đạo ngành văn hoá ở Quảng Ngăi luôn cản trở tất cả những ai quan tâm đến bức ảnh ấy? Nếu như ông Đức là người trong ảnh th́ cũng đâu có làm giảm "uy tín" ǵ cho bảo tàng lẫn ngành văn hoá?
C̣n một "sự thật" nào khác mà ngành văn hoá Quảng Ngăi sợ đụng đến chăng?"
Năm 1968, Ron Haeberle chụp những người dân bị thảm sát, 42 năm sau ông quay lại nơi ấy lặng lẽ trước những nấm mồ, Ảnh Hoàng Hường
Và đoạn email Trần Văn Đức viết cho cựu nhà báo Trương Duy Nhất:
"Trương Duy Nhất thân!
Đức sẽ làm ǵ đây, khi bị chụp mũ, hành hung và vu khống? Ḿnh không sao nhịn măi được qua bao điều bất công, phi lư mà người ta cư xử với người mẹ đáng kính của ḿnh. Dù thế nào đi nữa, ḿnh cũng sẽ vui với công việc lấy lại chút công bằng, v́ mẹ của ḿnh luôn muốn con của bà là những con người hữu ích...
Cơn băo số 9 miền Trung quê ḿnh bị thiệt hại thật nặng nề, gia đ́nh ḿnh tự đi quyên góp hơn 80 triệu (hơn 3000 Euro) để gửi về Quảng Ngăi giúp đỡ bà con gặp nạn, trong đó Sơn Mỹ được 15 triệu, vậy mà ḿnh về Sơn Mỹ thăm bà con, thăm quê bị công an, dân quân tự vệ hành hung.
Gia đ́nh ḿnh trong thời gian Sơn Mỹ khốc liệt đă dành từng miếng ăn để nuôi quân giải phóng, không ngại hiểm nguy cứu chữa thương bệnh binh, du kích trong căn nhà của ḿnh, không chỉ riêng ba ḿnh, mẹ và chị Hồng ḿnh cũng vậy...
Đoạn đường Đức ôm em Hà đă đi trong ngày 16/3/1968, mang nhiều dấu ấn đau thương nhất trong đời ḿnh, nhưng ḿnh sẽ đi lại đoạn đường ấy qua 'Dưc, he will do it' V́ nó gắn với ḿnh như xương thịt vậy, mỗi lần nhớ mẹ ḿnh lại nhớ về quăng đường xưa.
Đất nước và những ngày ḥa b́nh hôm nay, dân tộc ta đă đổi quá nhiều bằng máu, trong đó một phần của ba mẹ tôi, tại sao tôi không có một chút tự do nào trên chính quê hương yêu dấu của tôi vậy? Nơi tôi rất nặng ḷng, yêu từng làn khói lam chiều, đến những giọt sương ban mai trên ngọn cỏ.
Nói lên sự thật của vụ thảm sát, quyên góp tiền giúp đỡ bà con trong cơn hoạn nạn, cố làm người công dân Việt Nam tốt, vậy mà "phản động" à, tôi thật không hiểu nổi..."
C̣n tôi xin kết một dấu chấm lửng: sự nhiệt t́nh của Ron, hai con ḅ Lawrence M. Colburn mua tặng Đỗ Ba, lời xin lỗi muộn màng của William Calley.. bằng cách riêng, những người Mỹ đang cố gắng xoa dịu vết thương Sơn Mỹ. Người dân Sơn Mỹ đau khổ cũng đang cần lắm sự giúp đỡ từ quốc tế, kiều bào.
Tại sao những người Việt ta, cùng trải qua tận cùng tang thương, lại đang làm tổn thương nhau?!
Bookmarks