THƠ VIỆT NAM
Thơ Việt Nam khác với Thơ của Tàu (Trung Hoa) ở điểm:
- Thơ Việt Nam vừa có cước vận vừa có yêu vận.
- Thơ của Tàu chỉ có cước vận mà không có yêu vận.
Thơ Việt Nam chính tông có 2 thể:
- Thơ Lục Bát.
- Thơ Song Thất Lục Bát.
Thơ Lục Bát
Lục là 6, bát là 8.
Thơ lục bát là thể thơ bắt đầu bằng một câu 6 chữ rồi câu kế tiếp là 8 chữ, cứ liên tục như vậy hoài cho đến khi nào tác giả muốn chấm dứt bài thơ.
Bài thơ lục bát muốn dài ngắn bao nhiêu câu tùy ư, không hạn định số câu. Nhưng bắt đầu phải là câu 6 chữ và chấm dứt phải là câu 8 chữ.
Luật
Luật của thơ lục bát căn bản như sau:
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B
Bằng viết tắt là b - B
Trắc viết tắt là t - T
b và t nhỏ (không viết hoa) th́ Bằng hay Trắc ǵ cũng được.
B và T lớn (viết hoa) bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng Trắc như đă định.
Chúng ta có thể nhớ Luật Bằng Trắc của Thơ Lục Bát như sau:
Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát không cần giữ đúng luật Bằng, Trắc.
Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải giữ đúng luật Bằng.
Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải giữ đúng luật Trắc.
Vần
Trong thơ lục bát, chữ thứ 6 của câu 6 phải vần với chữ thứ 6 của câu 8. Rồi chữ thứ 8 của câu 8 phải vần với chữ thứ 6 của câu 6 kế tiếp theo sau. Và cứ tiếp tục tuần tự như vậy hoài.
Thí dụ như 4 câu thơ sau đây:
Trăm năm trong cơi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua lắm cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng
Ghi chú:
Trong thơ lục bát, nếu chữ thứ 6 của câu bát là KHÔNG DẤU th́ chữ thứ 8 (cũng của câu bát) phải là DẤU HUYỀN.
Ngược lại, nếu chữ thứ 6 của câu bát là DẤU HUYỀN th́ chữ thứ 8 (cũng của câu bát) phải là KHÔNG DẤU.
Đó là luật bắt buộc.
Bookmarks