BÀI IX - CÁC THỂ THỨC HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Có 2 thể thức họa thơ Đường luật là: Họa Hạn Vận và Họa Phóng Vận.
1. HỌA HẠN VẬN:
Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước. Người ta ra đề và cho vần nào th́ ḿnh phải dùng vần ấy. Thể Họa Hạn Vận nầy khác với thể Họa Phóng Vận, v́ họa hạn vận không có bài xướng để dựa theo mà họa, hơn thế nữa, ta phải:
- Diễn tả ư thơ theo đầu đề đă ra sẵn.
- Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đă hạn định.
Thí dụ: Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau:
a. Đầu đề (nội dung) là:
Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô
b. Năm vần hạn định theo thứ tự là: xô - cô - vô - ô - rô.
Bài thơ sát với đầu đề, hạ đúng 5 vần hạn định, được giải nhất mà tác giả lại là một thiền sư chân tu !!! ... như sau đây:
Nào phải là ai dám giục xô
Thuận t́nh trước hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô
Mảng sướng kể ǵ thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa c̣n lạc
Đừng học làm chi gióng nhảy rô
C̣n có một lối hoạ hạn vận rất khó. Hoàng Thứ Lang kể lại một câu chuyện như sau:
Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đăo Sĩ Nhă đến thăm gia đ́nh họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhă thách lăo thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:
- Đầu đề: Xuân Khuê
- Hạn 5 vần: chờ - hờ - thưa - tơ - thơ
- Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc.
Sau đây là bài thơ Nôm hoạ hạn vận của lăo thi sĩ Phan Mạnh Danh:
Xuân Khuê
Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên ḷng vạn mối tơ
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ
Phan Mạnh Danh
2. HỌA PHÓNG VẬN
Họa Phóng Vận là phỏng theo vần của bài xướng để họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, c̣n ư nghĩa th́ hoặc phụ theo cho rộng thêm, hoặc trái hẳn lại (phản đề).
Họa phóng vận c̣n chia ra 4 h́nh thức là: Họa Nguyên Vận, Họa Đảo Vận, Họa Hoán Vận và Hoạ Tá Vận.
a. Họa Nguyên Vận: là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường th́ có bao hàm họa ư (hoặc đối ư) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được th́ cũng có thể họa luật.
b. Họa Đảo Vận: là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay v́ họa nguyên vận là họa từ trên xuống c̣n họa đảo vận là họa từ dưới lên.
c. Họa Hoán Vận: là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ư người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.
d. Họa Tá Vận: Tá vận là mượn vần. Họa tá vận là bài họa chỉ mượn 5 vần của bài xướng để làm một bài khác mà nội dung hoàn toàn không liên quan ǵ đến bài xướng cả. Cách họa này ngày nay hầu hết được người ta làm rất nhiều v́ dễ làm.
CHÚ Ư QUAN TRỌNG: Trong thể thức Họa Vận, không được dùng trùng từ thứ 6 trong các câu có vần của bài xướng. Tức là không được dùng lại từ đứng trước của 5 vần bài xướng. Nói dễ hiểu là không được dùng lại chữ thứ 6 ở các câu 1-2-4-6-8 của bài xướng. Càng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài xướng càng tốt, ngoại trừ những từ đặc biệt không thể tránh được.
Bookmarks