CHARLIE, Ngọn Đồi Quyết Tử
Để kính nhớ cố Trung Tá Nguyễn Đ́nh Bảo, Tiểu đoàn trưởng 11 Dù,
cùng đồng đội Nhảy Dù và Không Quân đă hy sinh trong trận Charlie…
Để tưởng nhớ đề lô Tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù,
Trung Úy Nguyễn Văn Khánh, Chuẩn Úy Sơn,
và 10 đệ tử trong đó có hai đệ tử chúng tôi là
Hạ sĩ Hạnh, Binh nh́ Nhỏ c̣n ở lại Charlie…
Tất cả ám danh đàm thoại truyền tin của Pháo binh Nhảy Dù đều bằng 4 con số, thí dụ như pháo kích gọi là 3113, bắn hiệu quả gọi là 3134, và tên các giới chức gọi bằng 3 con số, thí dụ như tên chúng tôi gọi là 314, mọi tần số truyền tin đều chuyển qua hệ thống của đề lô cho dể tác xạ, và bài này sử dụng bạch văn cho độc giả dể hiểu.
Cuộc bắn thử có nhiều giới chức quân sự cao cấp đứng trên một khán đài ở xa để quan sát. Tôi vừa hồi hộp vừa tự trấn an, ai bảo đi pháo binh, sinh nghề tử nghiệp mà, nếu điều chỉnh xa mục tiêu th́ mất mặt KBC 4522, c̣n nếu bắn ngay trên đầu th́ chiếc mặt nạ thổ tả này có chịu nổi hàng chục trái đạn cay hay không. Tôi chưa kịp lo ra th́ Tiểu đoàn thông báo cho tôi xuống pháo đội lảnh hai đề lô đi tiền sát cho Tiểu đoàn 9 Dù. Một chiếc xe Dodge đưa ngược chúng tôi về Saigon, thầy tṛ vừa xuống xe vào tŕnh diện Ban 3 Tiểu đoàn 9 th́ lại được một công điện về tŕnh diện Tiểu đoàn 11 của Trung Tá Nguyễn Đ́nh Bảo để đi Kontum.
Những bất thường trong đời lính làm cho tôi không thấy có điều ǵ bất tường cả trong lệnh điều động này. Đầu năm 1972, chiến sự đă trở nên sôi động nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến được gọi là chiến tranh ư thức hệ này cũng chẳng được giới sĩ quan trẻ như chúng tôi để ư nhiều, chỉ quan niệm đơn giản đến tuổi là phải đi lính để bảo vệ quốc gia. Mới đổi về Nhảy Dù đúng một năm mà đă tham dự hàng chục cuộc hành quân lớn nhỏ, cái chết lúc nào cũng cận kề làm tôi chẳng c̣n ư niệm ǵ về những cuộc ra đi của bạn bè về vùng 5 da ngựa bọc thây. V́ ở đâu, Nhảy Dù có đụng là đụng thứ thiệt, chơi thật sự với đại pháo 130 ly, với xe tăng T54, và biển người cỏ rác nhất định sinh Bắc tử Nam để thực hiện cho bằng được mộng làm tôi đ̣i cho cộng sản quốc tế của Bắc Bộ Phủ. Ở đâu, chúng tôi cũng phải một đánh ba là thường xuyên, c̣n nếu không Bộ Tổng Tham Mưu chẳng bao giờ chịu sử dụng cả. Nhưng ở đây, Charlie, chúng tôi phải một đánh mười, Mặt trận B3 của cộng quân với Sư đoàn Thép 320, Sư đoàn 968, chưa kể các Trung đoàn pháo và pḥng không dầy đặc đă sẳn sàng đợi Tiểu đoàn “Song Kiếm Trấn Ải ” danh hiệu 11 Dù hai cây đèn cầy..
Phi cơ bay ra Pleiku ở một đêm, rồi hôm sau theo đường bộ ra Kontum, rồi đi Tân Cảnh theo Quốc lộ 14, dọc đường nhiều quán thịt rừng mọc lên làm tôi nhớ lại Saigon, những bửa c̣n tiền th́ đấu với đại vơ sĩ Rémy Martin hoặc cạn túi th́ chơi với vơ sĩ hạng lông rượu rắn tại Quán thịt rừng Tân Vạn, gần hậu cứ Nguyễn Huệ. Xe qua Căn cứ B5 rồi Diên B́nh, những người lính Địa Phương Quân đứng trên cầu vẫy tay cười cười, cái khung cảnh b́nh yên này chỉ trong thời gian ngắn nửa thôi là có chuyện lớn xảy ra, đó là cái bất tường của đời lính. Tại Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn 2 Nhảy Dù ở Vơ Định, tôi nhận bản đồ hành quân từ Tiểu đoàn 1 Pháo binh Dù của Thiếu Tá Bùi Đức Lạc (hiện ở San Jose), là vị Tiểu Đoàn Trưởng tiền nhiệm của Tiểu đoàn tôi, và chuẩn bị nhảy vào Charlie. Sĩ Quan Liên Lạc Pháo Binh Tiểu đoàn 11 Dù tức đề lô chúa là Trung Úy Lưu Văn Đúng danh hiệu 310, một đàn anh chưa bao giờ chịu học nhảy dù, đă triệu tập chúng tôi lại phân chia và thông báo nhiệm vụ, Trung Úy Nguyễn Văn Khánh danh hiệu 311, cũng là bạn cùng khóa với tôi là đề lô Đại đội 111 của Trung Úy Thinh. Chuẩn Úy Sơn danh hiệu 312, đề lô Đại đội 112 của Đại Úy Hùng móm. Chuẩn Úy Trưng danh hiệu 313, đề lô Đại đội 113 của Đại Úy Hùng mập. Trung Úy Nguyễn Văn Lập danh hiệu 314, đề lô Đại đội 114 của Trung Úy Phan Cảnh Cho (hiện nay ở Quận Cam). Đại đội 110 của Đại Úy Nho đóng chung với Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 11. Pháo binh từ Căn cứ 5 danh hiệu 415, Pháo binh Căn cứ 6 danh hiệu 416, Căn cứ Yankee của Pháo đội D1 ở hướng bắc danh hiệu 417, và Pháo đội C1 danh hiệu 418 với 1 trung đội 155 ly C 220 danh hiệu 419 ở hướng Nam yễm trợ trực tiếp hoặc tăng cường cho chúng tôi theo yêu cầu. Nh́n một dọc các căn cứ hỏa lực yễm trợ cho Tiểu đoàn 11, tôi nhận thấy ngay t́nh h́nh rất là nghiêm trọng, một cuộc tapi khốc liệt sẻ diễn ra trên ngọn đồi vô danh nào đó nằm sâu trong dảy Trường Sơn.
Sáng ngày 25 tháng 3 năm 1972, Tiểu đoàn 11 được trực thăng vận bốc vào vùng hành quân, phi cơ bay ngang Tân Cảnh nơi đúng một năm trước đây, sau Hạ Lào, một số đơn vị của Sư đoàn Nhảy Dù từ Quăng Trị bay thẳng về đây giải tỏa Căn cứ 5 và Căn cứ 6. Cuộc hành quân ngoạn mục nhảy ngay trên đầu địch làm cho chúng bất ngờ và nhiều trăm tên bị tan xác tại đây, lúc này cuộc hành quân đang đi vào giai đoạn chót, tôi từ Tiểu đoàn 183 Pháo binh dă chiến Long Khánh về tŕnh diện Thiếu Tá Lạc tại vùng hành quân và được vị Tiểu đoàn trưởng chịu chơi cho 4 ngày phép về Saigon coi như một đặc ân về Pháo Binh Nhảy Dù, đồng thời xù luôn 4 ngày trọng cấm mà Trung Úy Toàn, Chỉ huy hậu cứ ( hiện ở tại San Jose) tặng cho tôi về tội dám căi lại quan anh ngay lúc tôi c̣n mặc bộ đồ xanh bộ binh về tŕnh diện Dù. Từ trên trực thăng nh́n xuống, ở xa về hướng nam, con sông Poko màu bạc uốn khúc theo dẩy Trường Sơn rồi đổ ra cắt ngang quốc lộ 14, đẹp như một nét chấm phá của thiên nhiên, và dẩy Trường Sơn ở hướng Tây trùng điệp những đồi núi ngút ngàn với hầu hết là những ngọn đồi trọc lá trơ cành, giơ những cánh tay khẳng khiu lên không như cầu nguyện cho một thiên đường vừa đổ vở. Hai chiếc Cobra bay phía trước hộ tống cho những chiếc chuồn chuồn UH1B đáp xuống căn cứ Charlie, không có màn bắn dọn bải đáp v́ đă có quân ta đáp xuống trước, những người lính dù nhảy xuống trực thăng rồi tản ra hai bên gh́m súng pḥng thủ sát giao thông hào, và tôi đă có mặt tại ngọn đồi vô danh mà sau này đă đi vào chiến sử Nhảy Dù như một địa danh bất khuất không thể nào quên của người lính quốc gia, cũng như làm cho tất cả quân dân cả Miền Nam biết đến qua bản nhạc “Người Ở Lại Charlie” của Trần Thiện Thanh.
Theo sự bố trí, Đại đội 113 nằm phía bắc dưới chân đỉnh Yankee, cách Tiểu đoàn gần 3 cây số. Đại đội 111 thủ Charlie cao độ trên 1000 mét. C̣n lại Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và các Đại đội 110, 112, và 114 đóng quân tại căn cứ C2 cùng dẩy núi thoai thoải nhưng cao hơn và cách Charlie gần nửa cây số. Nh́n trên bản đồ th́ tất cả các đơn vị của Tiểu đoàn 11 Dù đóng quân trên một trục Nam Bắc khá thẳng để dể quan sát về hướng Tây giáp với Kampuchia, nơi đường ṃn Hồ Chí Minh rẻ ra các ngả vào ba biên giới Việt Miên Lào ở phía Tây Bắc, c̣n Căn cứ biên pḥng Benhet th́ nằm sâu gần biên giới hơn. Suốt trận chiến Charlie nổi tiếng trong quân sử, Benhet vẫn b́nh yên v́ cộng quân dồn mọi nổ lực để nhổ cái gai Charlie nằm chận cuống họng xâm nhập vào tỉnh Kontum qua ngả Dakto. Charlie là một căn cứ hỏa lực nhỏ của Mỹ bỏ đă lâu giờ trông rất hoang tàn, khi Tiểu đoàn 11 đổ quân xuống, sửa sang lại giao thông hào và giăng lại kẽm gai cho tiện việc pḥng thủ. Bao quanh Charlie là những ngọn núi cao thấp với cao độ trên một cây số. Phía Tây dưới chân Charlie có một con suối nhỏ dốc đứng rất khó lên xuống nhưng nguồn tiếp tế nước uống và tắm rửa cũng từ con suối này. Trận chiến diễn ra ác liệt tại quanh khu vực này nên gọi chung là trận Charlie.
Đại đội 114 đóng ṿng cung phía Nam chịu trách nhiệm nặng nhất v́ địa thế thoai thoải dể đánh lên, và ngoài pḥng tuyến cở 50 mét có nhiều cây cao rất dể cho cộng quân nấp vào đó mà tấn công, và trận chiến bắt đầu cũng từ hướng này trước. Chưa bao giờ tôi thấy một Đại đội trưởng cho đào một cái hầm trú ẩn h́nh chử nhật to và kiên cố đến như vậy với nắp hầm vừa thân cây vừa bao cát cao đến gần 1 mét, Trung Úy Cho bảo tôi ra gần ngoài tuyến t́m chổ đào hầm, tôi nói tôi yễm trợ cho Trung Úy, nếu Trung Úy nằm đâu th́ tôi nằm đó. Trung Úy Cho đành để tôi ở chung trong hầm, nhờ vậy sau này tôi thoát chết dưới làn pháo khủng khiếp của cộng quân. Tôi bảo hai đệ tử Hạnh và Nhỏ ra gần ngoài tuyến t́m chổ đào hầm, c̣n máy PRC 25 th́ đưa cho tôi, và thỉnh thoảng chạy vào xem tôi có cần ǵ không. Chiều xuống, như thường lệ khi đi trận, tôi gọi 417 tác xạ pḥng thủ lập một số tuyến cản theo h́nh ṿng cung ngoài ṿng vị trí khoảng 100 mét (có tiếng pháo binh bắn điều chỉnh), xong yêu cầu gửi yếu tố tác xạ đến các căn cứ khác để bắn theo yêu cầu khi cần. Nhờ những tuyến cản này mà chúng tôi đă giử được phía Nam C2 cho đến ngày Charlie thất thủ.
Đêm đầu tiên, tôi ngủ không được v́ những tiếng ŕ ŕ của xe cơ giới Vc chạy suốt đêm, từng đoàn xe Molotova và có cả tiếng xe tank chạy trong dảy Trường Sơn, hướng Tây và Tây Nam cách căn cứ Charlie không xa, quân xa cộng quân mở đèn chạy công khai như xa lộ không người. Tôi chấm một số điểm đâu đó trong rừng t́nh nghi là đường ṃn theo hướng xe chạy để bắn quấy rối (harrasing fire), khi pháo binh ta bắn, quân xa địch tắt đèn ngưng chạy, hết loạt đạn, chúng mở đèn chạy tiếp, đêm nào cũng thế, ngoài tầm bắn của pháo binh ta nên bọn chúng gần như công khai di chuyển. Chắn chắn chúng đang mở chiến dịch lớn lắm nên mới ồn ào điều quân như thế này, và Quân đoàn II cũng biết như thế nhưng không hiểu tại sao không cho pháo đài bay B52 dập.
Ngày hôm sau 26/3/1972, tôi theo Thiếu Tá Lê Văn Mễ, Tiểu đoàn phó danh hiệu Mê Linh (hiện nay ở San Jose), dẫn hai đại đội 112 và 114 đi đánh giải vây cho một đơn vị Tiểu đoàn 2 Dù ở hướng Nam. Mục tiêu là một đỉnh đồi cách Charlie khoảng gần 1 cây số, cộng quân thuộc Trung đoàn 3/320 đă chiếm ngọn đồi này và xác một Chuẩn Úy của ta vẫn c̣n đó. Gần đến nơi, Thiếu Tá Mễ gọi tôi bắn dọn đường xong chuyển xạ bằng một quả khói lên ngay trên đỉnh đồi cho phi cơ nhận diện đánh bom, rồi pháo binh làm tiếp .
Bookmarks