Giải thích chữ "Ba Xi Đế"
[QUOTE=Tigon;136699]Không phải là dân nhậu nên thật t́nh không biết . boban giải thích dùm đi ?
Chỉ nghe mấy ông nhà văn gọi là ...gọi là...cái ǵ mà..." nước mắt quê hương " đó .
Tigon[/QUOTE]
Cũng lâu lắm rồi . Đâu khoảng cuối thế kỹ 19 , đầu thế kỹ 20,ǵ đó khi người Pháp đặt xong nền cai trị " tạm ổn " tại Saigon và cả xứ Nam Kỳ Lục Tĩnh , chính quyền cai trị Pháp Quốc sở tại cho buôn bán ruợu để cho dân chúng lai rai giải sầu mà lăng quên đi hờn vong quốc . Rượu thông dụng ở nhà quê chỉ có ruợu trắng, nấu ( cất ) bằng gạo, do dân chúng làm khá ngon . Chính quyền thuộc địa cũng sản xưất loại rượu tương tự nhưng nồng hơn (pha cồn nhiều quá ) uống không ngon gọi là ruợu "Công ty" (Compagnie , viết tắt là C_ie , người Việt ''miềng" đọc là "xi" cho tiện .) Loại rượu nầy , với dân sành nhậu, ít ai chịu mua. Trong khi loại rượu do dân chúng làm là loại rượu lậu v́ trốn thuế ! nên phài dấu kỹ kẻo lính Mă Tà (Cảnh Sát dưới thời Pháp thuộc tại xứ Nam Kỳ ) bắt phạt nặng . Chổ "chém vè " lư tướng nhất cho các chiến hữu nầy là các đám lau , sậy, cỏ lác , có [B]đế[/B] ở đâu đó gần nhà .Khách hàng đến quán mua rượu , thường là MăTà cải dạng , hỏi mua ruợu, chủ quán mang rượu Công Ty (C_ie) ra . Người mua xua tay từ chối :Pas C_ie (Ne Pas) , kế tiếp chỉ tay xuống gấm bàn ,và phán : Đế . Người chủ quán không dại ǵ đưa Đế ra để bị cùm . Chủ quán chỉ chạy đi lấy rượu dấu ở đám cỏ đế khi gặp phe ta hỏi mua mà thôi . Cái tên "Ba Xi, Đế ! " ra đời từ độ ấy . Giải thích như vậy , không biết bà chị Tigon có vừa ư chăng?
Saigon : Khung trời quá nhiều Kỷ Niệm cũa một thời xa xưa
Tuyến xe đi từ G̣ Vấp ra Sàig̣n qua Ga Đông Nh́, lúc rạp Đông Nh́ (cùng chủ với Đại Đồng Nguyễn văn Học và Đại Đồng Cao thắng, Bàn cờ, cũng là chủ rạp Đại Đồng Hà Nội di cư vào Nam, có tài liệu cho biết Đại Đồng Hà Nội là rạp chiếu bóng đầu tiên của người Việt Nam cho người Việt Nam) Rạp Đông Nh́ là rạp b́nh dân, chiếu toàn phim cũ nhưng mới hơn Lạc Xuân, có đặc điểm hát thường trực, lúc nào mua vé vào xem và xem bao lâu cũng được.
[CENTER][IMG]http://i43.tinypic.com/x3xoo7.jpg[/IMG][/CENTER]
Sau khi bỏ khách xuống th́ xe điện chạy đến ga B́nh Ḥa, ga này nằm đối diện với cây xăng B́nh Ḥa hiện tại vẫn c̣n, mỗi lần xe lửa chạy là có cây chắn ngang hạ xuống chận lưu thông trên đường Nguyễn Văn Học, xe điện tiếp tục chạy qua khu chợ Ngă Tư B́nh Ḥa, dọc theo đường làng 15-đường Lê quang Định ra Bà Chiểu.
Trước 1960, nơi đây vẫn c̣n dấu vết ga B́nh ḥa trên tuyến đường G̣ Vấp-chợ Bến Thành
Từ Ngă tư B́nh Ḥa, nếu ta đi trên đường Nơ trang Long (Nguyễn văn Học) hướng về Thủ Đức và B́nh Dương sẽ phải qua ngă Năm B́nh Hoà nơi đây đă xày ra cuộc oanh tạc khốc liệt của máy bay trực thăng năm Mậu Thân 68. Ngă năm là giao điểm của hai đường Nơ Trang Long và Phan văn Trị và một đường đi vào xóm Ḷ Vôi thẳng ra luôn tới rạch nước mà bây ǵờ gọi là rạch Bến Bôi. Từ Ngă Năm đựng Nơ Trang Long đi thẳng qua cầu Băng Ky đến Cầu B́nh Lợi.
[CENTER][IMG]http://i39.tinypic.com/21e5653.jpg[/IMG]
[B][SIZE=2]Cầu B́nh Lợi.[/SIZE][/B][/CENTER]
Nguyễn Văn Học đoạn gần cầu B́nh Lợi trước 75 có hăng Vissan-Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản-” sản xuất sản phẩm gia súc theo đường lối dây chuyền và xưởng kỷ nghệ mền len Sakymen (Sài-g̣n Kỹ nghệ Mền Len). Từ Nguyền văn Học quẹo trái về Phan Văn Trị hướng G̣ Vấp có công ty lớn may dệt Vinatexco.
Đường Phan văn Trị có hai ngôi chùa với đồng mả bao quanh, chùa Thập Phước (Tập Phước) và chùa Bảo An. Hai chùa này cổ này ǵờ vẫn c̣n tuy nhiên đồng mả bao quanh không c̣n nũ'a và đất chùa bị thu hẹp rất nhiều. Ngày xưa, ban đêm ít ai đến vùng này v́ nghe tiếng nhiều ma. Má tôi kể lại chuỵện ngay cả ban trưa, chú tiểu thường thấy bóng người đưa vơng cho ḿnh ngủ mà chùa th́ vắng lặng chỉ có một ḿnh.
Đường Nơ trang Long (Nguyển văn Học cũ) đi về hướng trường Vẽ, sau này lại đổi nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng Mỷ Nghệ, rồi sau 75 là trường cao đẳng Mỹ Thuật nằm ngay cuối đường Nơ Trang Long-trên đường Phan Đăng Lưu (Bạch Đằng). Đường Nguyễn văn Học đầu này này có hàng điệp, phượng vỹ xen lẫn với me. Mùa hè đoạn đường rất đẹp v́ Điệp, Phượng nở đỏ.
Trên đường này có sân vận động Lê Văn Duyệt (không c̣n nữa, tiếc thay!)
Gần sân Vận Động Lê Văn Duyệt, th́ có rạp chiếu phim Đại Đồng
[CENTER][IMG]http://i44.tinypic.com/20uy9gz.jpg[/IMG]
Rạp Đại Đồng không c̣n chiếu phim nữa,bây giờ là nhà in.[/CENTER]
Cạnh rạp Đại Đồng có cả một khu hồ bơi, rất nổi tiếng thời này, có nhiều hồ bơi kích thước khác nhau cho đủ mọi hạng người và cả các quán ăn nhỏ. Khu này đúng ra là một địa điểm giải trí khi xưa- hơn cả hồ tắm Chi Lăng, nếu ai c̣n nhớ.
[CENTER][IMG]http://i44.tinypic.com/2cxx0nr.jpg[/IMG]
Khu bơi lội vẩn c̣n-nhưng đầy nhà cửa [/CENTER]
C̣n tiếp...