Hà Nội quyến rũ lòng người vì Hà Nội có linh hồn
[LEFT][IMG]http://i51.tinypic.com/2rzqw7k.jpg[/IMG][/LEFT]
[CENTER][IMG]http://i53.tinypic.com/2hoa1vp.jpg[/IMG][/CENTER]
[RIGHT][IMG]http://i51.tinypic.com/2r22ly0.jpg[/IMG][/RIGHT]
Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, đối với tôi Hà Nội rất đẹp.
Trong ký ức tuổi thơ, mọi kỷ niệm đều ghi đậm trên từng gốc sấu, từng hàng me, từng hàng phượng vỹ khoe sắc đỏ tươi trong ngày Hè hay hàng hoa sữa kín đáo tỏa hương thơm hăng hắc trong những ngày đầu đông…, tất cả để lại trong tôi một tình cảm không sao tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
Lớn lên xa Hà Nội, đi du học, đi thực tập ở nước ngoài, đi công tác ở nhiều thành phố khác trong nước, tôi càng thấy Hà Nội của tôi đáng yêu hơn, đẹp một cách bình dị, kín đáo và sâu lắng.
Thật ra không phải chỉ riêng tôi, hầu như tất cả những ai đã qua Hà Nội một đôi lần, ai đã từng sống ở Hà Nội, dù chỉ một thời gian ngắn, đều có cảm giác như vậy. Sức hấp dẫn mãnh liệt đó có được trong lòng mọi người không phải vì thành phố này lộng lẫy, giàu sang. Hà Nội quyến rũ lòng người, chính bởi Hà Nội có một vẻ đẹp duyên dáng, một linh hồn đẹp đáng trân trọng.
[COLOR="#40E0D0"][B][CENTER]Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây,
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm…[/CENTER][/B][/COLOR]
("Người Hà Nội" - Nguyễn Đình Thi)
[B]Hà Nội hôm nay[/B]
Những nét đẹp đó của Hà Nội hôm nay còn lại rất ít. Thành phố đang được mở rộng ra, được xây cao lên, tòa ngang dãy dọc lộng lẫy hơn, nhưng nhà cửa chen chúc hơn, kệch cỡm hơn và cây xanh, mặt nước đang mất dần, xe cộ, khói bụi, rác rưởi xâm lấn mọi nơi và… Hà Nội đang trở nên vô hồn. Thật buồn và xót xa khi ai đó lên câu cảm thán “Bao giờ cho đến ngày xưa?”
[CENTER][IMG]http://i52.tinypic.com/v43sjq.jpg[/IMG][/CENTER]
Khu phố cổ và các công trình kiến trúc cổ, dấu tích điển hình của một khu đô thị Thăng Long cổ còn sót lại. Cùng với những công trình kiến trúc cổ này là cây xanh hồ nước. Đó là nét đặc trưng của Phong thủy Thăng Long.
Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ đã dùng cụm từ “Rồng cuộn Hổ chầu” để chỉ rõ cấu trúc sông hồ cuộn lại có núi kề bên tạo nên một thế đất rất quý hiển. Ngày nay 80% mặt hồ đã bị lấp, sông Thiên Phù chỉ còn một đoạn ngắn ở Ải Xuân La, sông Tô Lịch bị chặt làm đôi… Long mạch bị triệt trầm trọng và những câu thơ cổ vang lên ai oán như nuối tiếc một cảnh thần tiên ở một nơi xa lơ xa lắc:
[COLOR="#40E0D0"][B][CENTER]Sông Tô nước chảy trong ngần,
Con thuyền buồm trắng lúc gần, lúc xa[/CENTER][/B][/COLOR]
Hay
[COLOR="#40E0D0"][B][CENTER]Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Ngập ngừng muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước, thương mình bấy nhiêu[/CENTER][/B][/COLOR]
Một đặc trưng nổi bật khác của không gian Hà Nội là khu phố Pháp với những biệt thự kiểu Pháp thế kỷ thứ 19 nhưng đã được các kiến trúc sư tài năng như Arthur Kruze, Ernest Hébrard và các cộng sự nghiên cứu, nhiệt đới hóa, tạo ra một nền Kiến trúc Đông Dương không có ở Pháp và cũng không có ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Những ngôi biệt thự xinh xắn có mái hiên, cửa kính cửa chớp có thể coi là một “đặc sản” của Hà Nội. Phụ trợ cho những kiến trúc nhỏ nhắn xinh đẹp này là những hàng cây xanh rợp bóng. Đó là những nét đẹp rất Hà Nội mà người Hà Nội phải ý thức được là sẽ “hái ra tiền” nhờ nó.
Hiện nay, trừ một số tuyến phố có cơ quan ngoại giao đang sử dụng thì hình dạng công trình còn được giữ gần như nguyên trạng. Phần đông nhà cửa trong phố Pháp xưa đã bị cơi nới, lên tầng, có chỗ tệ hại hơn đã bị đập đi xây lại thành nhà cao tầng. Thật đáng tiếc! Nhìn từ Bờ Hồ hôm nay, ai cũng thất vọng và đau lòng khi thấy không xa khu biệt thự Pháp cũ là tòa cao ốc màu đỏ của Ngân hàng Vietcombank và Trung tâm tài chính chứng khoán.
Hồ Hoàn Kiếm thơ mộng xinh đẹp bị thu nhỏ lại, trông càng giống cái ao làng! Nếu Hà Nội còn tiếp tục xây trung tâm thương mại và khách sạn cao tầng ở nơi đây thì mọi giá trị độc đáo của khu phố Pháp với đặc trưng kiến trúc Đông Dương sẽ bị mai một
Trần Thanh Vân (TT&VH )
Tác giả của loạt bài Hà Nội này đã nói lên Sự Thật !
[QUOTE=TiếngXưa;80923]Chị Tigon ơi, em vừa đươc một chuyến đi thăm cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn và Tháp Bút sáng ...sớm nay!
Chị thu thập ở đâu những bài viết và hình ảnh này quá hay, nhưng đến đọan chót thì ...thở dài!
Thôi, ngaỳ về "cố hương" chắc hẹn lại là đúng lắm!
Em gái chị có gì đáng lo lắm không?
Em gởi PM cho chị không được?[/QUOTE]
Nhà cầm quyền Cộng Sản đang phá tan những di tích lịch sử của Hà Nội , để biến nó thành một thành phố du lịch , với những nơi ăn chơi phù phiếm , phá hoại cả đến nền tảng đạo đức của dân Hà Thành.
Họ chỉ biết có $$$ , kiếm tiền cho đầy hầu bao , rồi cho con cái đi du học , chuyển tiền ra ngoại quốc , hầu có bãi đáp an toàn nếu có gì xảy ra trong nước .
Thật thiển cận nếu ai đó cứ nhìn vào những cao ốc , những đồ sộ giả tạo của Hà Nội , để xem đó là một tiến bộ vượt bực theo kịp các nước láng giềng .
Nói ra càng thêm đau lòng .
Tigon
một thương tóc bỏ đuôi gà
[QUOTE=Tigon;80945][CENTER][IMG]http://i53.tinypic.com/30ng5jr.jpg[/IMG][/CENTER]
Thiếu nữ Hà Nội xưa với tóc đuôi gà. Ảnh tư liệu. (Nguồn: Internet)
Gia đình tôi nội ngoại đều là dân Hà Nội gốc cả. Hồi trẻ con, tôi còn được chăm bẵm bởi cụ nội, cụ ngoại, rồi bà nội, bà ngoại, rồi mẹ tôi và ba chị em gái trong nhà.
Sau này, lấy vợ, tôi lại được tiếp xúc với các lớp người với tuổi tác, địa vị khác nhau, nên cũng quan sát được phần nào mái tóc người phụ nữ Hà Nội từ những năm sau 1945 cho tới các thế hệ kế tiếp.
Trong ca dao cổ có câu “Một yêu tóc để đuôi gà.” Sau này, khi hỏi bố vợ tôi, Họa sỹ Phạm Văn Đôn, người nghiên cứu dòng tranh khắc Đông Hồ, tranh Hàng Trống và sáng tác các tranh Tố nữ, tôi mới hiểu được thì ra cái đuôi gà nó là như thế. Người con gái cuốn vành khăn trên đầu nhưng để thả phía sau một lọn tóc quăn quăn, nom tựa cái đuôi con gà trống.
Nhưng thú thực, tôi chưa từng thấy các cụ tôi, bà tôi để cái lối thả đuôi gà như thế bao giờ. Có lẽ, nó chỉ là lối để tóc của các cô gái trẻ trong ngày hội thủa xưa hay trong các sân chèo cửa đình.
Cụ tôi, bà nội, bà ngoại tôi đều vấn tóc thành vòng tròn quanh trán, thường vấn tóc trần nhưng đôi khi cũng độn khăn vải bên ngoài.
Mẹ tôi vẫn vấn tóc nhưng không dùng khăn vải mà dùng khăn nhung the đen. Nhưng bà chỉ cuốn nhung the đen khi đi ra phố, mặc áo dài, còn ở nhà thì bà vẫn vấn tóc trần. Đến giờ tôi vẫn không thể hình dung ra được bà làm cách nào mà “độn” được vào trong mớ tóc một cái độn bằng vải nhồi bông may kín lại trông như một con lươn. Và cũng không biết các chị các em gái tôi có còn nhớ không, vì đến thời chị tôi thì chẳng ai vấn tóc nữa.
Có thể nói cách vấn tóc thành một vòng tròn trên đầu là kiểu để tóc phổ biến của người Hà Nội từ đời cụ đời kỵ tôi cho đến đời bà tôi. Nó từ từ kết thúc ở thế hệ mẹ tôi và nó mất đi hẳn sau những năm 50 của thế kỷ trước.
Thế hệ mẹ tôi, những phụ nữ thuộc trào lưu “tân thời” của những năm 40 của Hà Nội xưa là những người đã “ly dị” lối để tóc, nhuộm răng xưa của các cụ.
Theo chị em thời ấy đi tẩy răng đen vào những năm 50 nhưng bà vẫn tiếp tục giữ nếp vấn khăn và để tóc dài. Bà dì kém mẹ dăm tuổi thì đã có cách để tóc khác. Bà chải bồng phía trước và búi tó sau lưng, mặc áo dài tân thời, để răng trắng, đeo kiềng vàng.
Cách để tóc tân kỳ, mặc áo dài tân thời có thể thấy rõ trong các tấm ảnh chụp lại thời bấy giờ cũng như qua những bức tranh thiếu nữ Hà Nội của Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng…
[CENTER][IMG]http://i51.tinypic.com/qrkvvp.jpg[/IMG][/CENTER]
Sang đến thế hệ chúng tôi, những người sinh ra vào giữa và sau những năm 40 thì kiểu tóc của người con gái Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Cái lề thói cổ xưa của người con gái đài các bị thay đổi. Từ chỗ vấn khăn chuyển sang để dài kẹp tóc bằng cặp ba lá hoặc búi tó củ hành, chải bồng phía trước cho đến cắt ngắn phidê xoăn tít.
Sau này, tiệm uốn tóc ngày càng nhiều, người ta vận động nữ thanh niên uốn tóc cao cho gọn gàng, hợp với cuộc sống lao động của người công nhân, bởi để tóc dài dễ bị cuốn vào máy lột cả da đầu.
Thế hệ thanh niên thì luôn thay đổi theo đủ các mốt khác nhau. Phim ảnh nước ngoài thời ấy tuy không tràn ngập như bây giờ nhưng cũng là cái mẫu hình để nhiều thanh nữ bắt chước.
Rồi theo đà mở cửa kinh tế, các thế hệ trẻ tha hồ đua nhau học theo các kiểu đầu mới.
Một bài hát ca ngợi cái tóc đuôi gà nhưng nào em có biết tóc đuôi gà là thế nào đâu.
Hát tóc đuôi gà nhưng cô ca sĩ lại nhí nhảnh với bộ tóc hình cái đuôi con ngựa.
Rồi thì mốt Nhật, mốt Hàn, thậm chí lắm cô cắt ngắn tịt như nam giới không phân biệt được đâu là nam đâu là nữ…
Nhiều lúc tôi tự hỏi liệu mình có khó tính, cổ hủ hay bảo thủ quá không?
[COLOR="#B22222"]Đôi khi bắt gặp mái tóc dài trên phố, tôi hay nhớ về hình ảnh Hà Nội xưa, cái thời chỉ thoáng qua dáng đi mái tóc nụ cười là đã nhận ra đấy là cô gái đoan trang Hà Nội[/COLOR]./.
Ảnh Hà Nội[/QUOTE]
Quí vị ơi,
Máy PC của tui đã sửa xong 60%, nhưng còn nhiều rac rối
Cám ơn nhị vị Tigon, Tiếng Xưa đã "bao sân" giùm là tiếp tục đang Gánh Hàng Hoa và vun bồi Chuyện Hà Nội ngày một sáng láng huy hoàng thêm.
CT
Hà Nội không biểu tình , buồn quá
Tigon vào Paltalk nghe tin hơn một tiếng đồng( 8:30-10.00)
vẫn không biểu tình được , bị công an theo sát quá .
Tigon sẽ tìm những tài liêu hay của Hà Nội .
Anh Cả yên trí.
Tigon
.. xin cảm ơn ông cả thộn...
.. nmq cũng là một người mới đến với Vietland, nmq rất tôn trọng ý kiến đóng góp của các T/V. Tuy là Diễn đàn ảo, thế nhưng những giòng gõ keyboard phơi bày ra thực chất của kẻ gõ.
Cuối bài trên, nmq có hứa sẽ gõ tiếp, nhưng vì, để giữ thuần phong mỹ tuc, văn hoá của quê Việt, nmq sẽ không gõ tiếp. Chắc các Bạn đọc cũng hiểu vì sao ./. Xin cảm ơn quý Bạn . nmq