[B]Chứng từ của một nhân viên ngoại giao đoàn thuộc ṭa đại sứ Anh về cái chết của anh em ông Diệm-Nhu[/B]
Trong Những huyền thoại & và sự thật về chế độ Ngô Đ́nh Diệm, tác giả Vĩnh Phúc có dành một chương nói về việc đi nhận xác hai ông Diệm Nhu do ông Nguyễn Văn Thành, 20 tuổi, cháu họ ông Diệm và Nhu, kể lại. Tôi cũng có dịp điện thoại nói chuyện với tác giả Vĩnh Phúc (ngày 25-11-2010) để ông nói rơ thêm về những điều đă ghi trong sách. Theo ông Nguyễn Văn Thành kể lại trong sách một cách khá trung thực là ngày 2-11-1963, Tổng tham mưu có điện thoại cho ông bà Trần Trung Dung đến nhận xác ông Diệm-Nhu tại nhà thương St Paul, góc đường Tú Xương và bà Huyện Thanh Quan.
“Cũng theo ông Nguyễn Văn Thành có 5 người đi nhận diện xác là: ông bà Trần Trung Dung, Nguyễn Văn Thành và một người em gái của đức cha Nguyễn Văn Thuận (sau là Hồng y Nguyễn Văn Thuận) và chồng bà này. Theo ông Nguyễn Văn Thành c̣n nhớ lại th́ mặt tổng thống Diệm bị bầm, không hiểu có bị đánh hay không. Về sau, Thành nhớ rằng ông Nhu bị bắn từ phía sau ra phía trước, v́ có vết phá ra đằng trước trán. Thành lục t́m trong túi hai ông th́ thấy có hai chuỗi hạt có thánh giá, một khăn mùi xoa. Thành lấy chiếc khăn trong túi ông Nhu, thấm máu với chủ ư giữ lại làm kỷ vật để trao cho bà Nhu. Rồi Thành đưa khăn đó cho bà em đức cha Thuận. Khi mọi người bước vào nhà xác th́ thấy xác ông Nhu được đặt trên chiếc băng ca quân đội để dưới đất. C̣n xác ông Diệm để nằm trên cái bệ xi măng, trên bệ có một tảng đá và bức tượng.”
(Trích tóm lược Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đ́nh Diệm, trang 324-326).
Nhân đây, người viết xin nói rơ tên người em gái LM Nguyễn Văn Thuận và người đàn ông đi theo. Em gái LM Thuận là bà Nguyễn Thị Niềm (đă quá văng) và người chồng bà Niềm là một nhân viên ngoại giao trong ṭa đại sứ Anh ở thời điểm 1963. Tên ông là Brian Smith. Hai nhân vật ở Huế xác nhận với người viết có biết ông Brian Smith, có đi dự lễ đám cưới của ông Brian Smith với bà Ngô Kim Yến. Bà Ngô Kim Yến không có quan hệ họ hàng với gia đ́nh ông Ngô Đ́nh Diệm.
Qua trung gian một người cháu của bà Ngô Kim Yến, người viết được biết ông Brian Smith qua cuộc điện đàm ngày 19-11-2010. Người viết đă được nghe ông Brian Smith nhắc lại một vài sự việc về hai cái chết của ông Diệm Nhu. Ông Smith rất thông thạo tiếng Pháp mà c̣n tỏ ra biết nhiều chuyện. Ông dù lớn tuổi, nhưng c̣n đủ minh mẫn và sáng suốt, nhưng ông vẫn nói một cách chừng mực.
Ông cho biết ông lúc ấy ông có vợ Việt Nam tên Nguyễn Thị Niềm, cháu gái của TT Ngô Đ́nh Diệm, em gái LM Nguyễn Văn Thuận (đều là con bà Ngô Đ́nh Thị Hiệp - DCVOnline). Vào đúng thời điểm 1963, ông bà vừa mới sinh được cháu gái tên là Chi Lan.
Chi Lan đă trưởng thành, lập gia đ́nh từ mấy năm nay rồi. Phần bà Ngô Kim Yến nói tiếng Huế rất là Huế. Không biết mặt, nhưng nghe giọng nói thanh thoát nhẹ nhàng, thoải mái th́ như nhắc nhở cả một thời xứ Huế với biết bao kỷ niệm. Hai ông bà qua câu chuyện có vẻ rất hạnh phúc.
Có lẽ đây là một buổi hạnh ngộ kỳ lạ trong đời may mắn gặp được ông một lần. Ông Brian Smith, đưa người viết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, qua việc kể lại các sự việc một cách tự nhiên. Ông lấy vợ Việt Nam đă là một chuyện, lại có cơ duyên lấy cháu Tổng thống Diệm, chia sẻ gánh nặng oan nghiệt về hai cái chết của hai người bác và sau này một lần nữa lại lấy bạn gái của bà Niềm.
Một cách định mệnh, một nhà ngoại giao ngoại quốc lại dính dáng vào những giai đoạn lịch sử bi kịch của VN với vai tṛ một người trong cuộc.
Rồi bất ngờ nghe ông kể về việc đi thăm nhận dạng hai xác chết của TT Ngô Đ́nh Diệm và ông Ngô Đ́nh Nhu như thế nào. Trên đời sao lại có những hạnh ngộ như thế và hôm nay, tôi được nghe ông nói chuyện qua điện thoại.
Sau khi nghe tin anh em ông Ngô Đ́nh Diệm bị thảm sát, với tư cách người của Ngoại giao đoàn đồng thời là bà con gần nhất của gia đ́nh TT Ngô Đ́nh Diệm. Ông đă cùng với ông Trần Trung Dung đến nhận dạng hai xác chết ngay khi c̣n để trong thiết vận xa.
[COLOR="#FF0000"]Theo ông Brian Smith th́ t́nh trạng các tướng lănh lúc bấy giờ là hốt hoảng, sợ hăi. Quả thực họ quá sợ hăi, xấu hổ và t́m cách che đậy. Ông Brian Smith nhấn mạnh trường hợp tướng Tôn Thất Đinh không dám đến nhận diện xác chết hai ông Diệm- Nhu v́ xấu hổ.[/COLOR]
Ông Brian Smith nói tiếp, “tôi có chụp nhiều bức h́nh hai cái xác ông Diệm và ông Nhu cho thấy họ đă chết như thế nào.Thật không vui vẻ ǵ khi phải nh́n hai xác chết của hai ông. Họ không đáng phải nhận một cái chết ghê tởm như thế. Thật là man rợ. Tôi không bao giờ có thể quên được những h́nh ảnh đó. Tôi chỉ muốn xác nhận ở đây rằng, họ đă bị đánh đập, bị đâm nhiều nhát dao với các thương tích trên mặt và trên cơ thể và sau đó bị kết liễu bằng những phát đạn. ”
Cũng theo ông Brian Smith, lúc đó ít có ai dám tới gần xác chết của hai anh em ông Diệm-Nhu. “Nhưng tôi là một nhà ngoại giao th́ khác. Vả lại, tôi c̣n đến thăm xác chết hai ông với tư cách người thân cận nhất trong gia đ́nh ông Diệm. Question de famille.”
Ông nhắc lại đôi lần là ông c̣n giữ nhiều bức h́nh do chính ông đă chụp hai ông ở trong thiết vận xa. Nhưng hiện nay ông để tất cả ở bên Luân Đôn. Khi nào về lại Luân Đôn sẽ gửi sau.
Xin dừng câu chuyện về ông Brian Smith ở đây đến khi có các bức h́nh đó. Thật rất mong muốn và hy vọng sẽ nhận được những bức ảnh đó.
Nếu nhận được những bức h́nh đó th́ th́ đây là những bức ảnh (lịch sử) quư giá nhất về sự kiện và của giai đoạn đó mà chúng ta đă đọc/xem được từ trước đến nay. Những tấm h́nh đó đồng thời giúp soi sáng thêm về hai cái chết bí ẩn của họ.
C̣n tiếp...