Tổng thống Obama: Tác động của bão Irene vẫn chưa chấm dứt
[FONT="Arial"][SIZE="1"][B]Hoa Kỳ Cập nhật Thứ Hai, 29 tháng 8 2011 [/B][/SIZE][/FONT]
[B]Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cảnh báo rằng tác động của cơn bão Irene mới chỉ bắt đầu. Hơn 20 sinh mạng đã bị tổn thất, và thiệt hại vật chất ước tính lên tới hàng tỷ đôla. Tổng thống đưa ra lời phát biểu hôm qua vào lúc cơ bão di chuyển qua vùng đông bắc Hoa Kỳ hướng về Canada. Từ Tòa Bạch Ốc, thông tín viên VOA Kent Klein ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.[/B]
[CENTER][IMG]http://i56.tinypic.com/2cf75up.jpg[/IMG][/CENTER]
[FONT="Arial"][SIZE="1"][B][CENTER]Tổng thống phát biểu tại Vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, bên cạnh là Bộ trưởng An ninh Nội địa, bà Janet Napolitano, và Giám Đốc Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Craig Fugate [/CENTER][/B][/SIZE][/FONT]
Mặc dầu cơn bão Irene đã yếu đi và rời khỏi một số thành phố lớn của Mỹ, Tổng thống Obama cảnh báo rằng vùng ven biển phía đông Hoa Kỳ, bão vẫn còn để lại những hậu quả.
Tổng thống Obama nói: “Nhiều người Mỹ vẫn còn lâm vào cảnh mất điện và lụt lội, và tình trạng có thể còn tệ hại hơn trong những ngày sắp tới khi những con sông tràn bờ. Vì thế tôi muốn mọi người hiểu rằng cơn bão vẫn chưa dứt.”
Tổng thống phát biểu tại Vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, bên cạnh là Bộ trưởng An ninh Nội địa Janet Napolitano và Giám Đốc Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Craig Fugate.
Các nhân vật vừa kể cùng với các giới chức chính quyền tiểu bang đã tường trình với ông Obama về cơn bão từ nhiều ngày nay. Tổng thống vừa trở về thủ đô hôm thứ Sáu sau kỳ nghỉ ở Massachusetts, khoảng nữa ngày sớm hơn đã định.
Tổng thống Obama kêu gọi lòng kiên nhẫn, và nêu ra rằng phải mất thời gian mới đánh giá và sửa chữa được thiệt hại do cơn bão Irene gây ra.
Tổng thống Obama nói: “Tôi thực sự muốn nhấn mạnh rằng tác động của cơn bão này sẽ kéo dài một thời gian, và nỗ lực phục hồi sẽ phải mất nhiều tuần lễ hay lâu hơn nữa.”
Cơn bão đã đập vào đất liền ở tiểu bang North Carolina miền đông nam hôm thứ bẩy, hoành hành vùng ven biển Đại Tây Dương với những cơn gió mạnh và mưa lớn, gây ra những cơn lốc xoáy, lụt lội và làm cây cối đổ ngã.
Hơn 4 triệu nhà cửa và cơ sở kinh doanh bị mất điện – từ bang North Carolina cho đến vùng biên giới Hoa Kỳ và Canada.
Các phi trường ở Thành phố New York và vùng phụ cận dự trù còn đóng cửa cho đến hôm nay.
Các giới chức cảnh báo rằng có phần chắc sẽ còn xảy ra tình trạng ngập lụt, vì nước từ cơn bão đổ xuống các dòng sông. Các giới chức cũng nói rằng cây sẽ tiếp tục đổ ngã vì đất bị sũng nước mưa.
Tổng thống Obama cho biết ông sẽ tiếp tục nhận các báo cáo về tình hình và sẽ dành cho các giới chức tiểu bang và địa phương mọi sự hỗ tợ mà họ cần đến. Ông khen ngợi các chính quyền tiểu bang và địa phương về công tác mà họ đã thực hiện trong thời gian xảy ra cơn bão.
VOA
Ngập lụt ở Mỹ sau bão Irene
[FONT="Arial"][SIZE="1"][B]thứ hai, 29 tháng 8, 2011 [/B][/SIZE][/FONT]
[CENTER][IMG]http://i52.tinypic.com/s5y64w.jpg[/IMG][/CENTER]
[FONT="Arial"][SIZE="1"][B][CENTER]Các bang miền Đông Hoa Kỳ bị trận bão lịch sử tàn phá nặng[/CENTER][/B][/SIZE][/FONT]
[B]Các vùng bờ Đông nước Mỹ bắt đầu công tác dọn dẹp và xác định mức độ thiệt hại do bão Irene gây ra mà tới nay đã làm 21 người thiệt mạng.[/B]
Nhiều tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ đang vật lộn với trận lụt lịch sử khiến năm triệu ngôi nhà bị mất điện nước.
Tại đô thị lớn nhất vùng là New York, tuy bão không hủy hoại nhiều mà chỉ gây ngập úng nhiều nơi, hệ thống giao thông đến ngày thứ Hai 29/8 đã hoạt động trở lại.
Nhưng tại bang nhỏ là Vermont, nước lụt khủng khiếp nhất trong gần 100 năm đã cuốn trôi cầu và làm ngập toàn bộ thành phố Brattleboro.
Thống đốc Peter Shumlin nói Vermont bị thiệt hại về cơ sở hạ tầng "vượt quá mức bình thường".
Trước đó, Tổng thống Barack Obama cảnh báo rằng người dân vẫn phải chống đỡ với nạn ngập lụt và mất điện khi cơn bão nhiệt đới Irene tiến theo hướng bắc về phía Canada.
Mặc dù cơn bão đã suy yếu khi nó đi qua New York hôm Chủ Nhật 28/8, nhưng Tổng thống Obama nói nguy hiểm vẫn chưa hết vì sông ngòi ngập nước có thể tràn bờ bất cứ lúc nào.
Hơn 300.000 người di tản khỏi các khu vực thấp ở New York trước đó đã được phép trở về nhà.
Hơn ba triệu người đang trong tình trạng mất điện ở New Jersey, Connecticut và New York.
Manhattan đã tránh được thiệt hại lớn cho dù một vài nơi bị lũ cô lập.
Từ Washington, Tổng thống Obama phát biểu trên kênh truyền hình: “Rất nhiều người Mỹ vẫn đang đối diện với các nguy cơ nghiêm trọng là thiếu điện và ngập lụt, vốn có thể trở nên tồi tệ hơn trong những ngày tới khi nước từ các sông tràn bờ.”
“Tôi muốn mọi người hiểu rằng nguy hiểm vẫn chưa hết. Các nỗ lực khắc phục hậu quả sẽ kéo dài và tôi yêu cầu người dân Mỹ ở những khu vực bị ảnh hưởng tiếp tục nghe theo các hướng dẫn và điều khiển của chính quyền liên bang và địa phương. ”
Ông nói thêm: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ cảm nhận được sự tàn phá của cơn bão trong thời gian tới và nỗ lực khắc phục hậu quả sẽ kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn.”
Hôm Chủ Nhật 28/8, sức gió của bão Irene đã giảm xuống còn 80km/h. Cơn bão dự kiến sẽ đi vào Canada vào chiều tối Chủ Nhật hoặc sáng sớm thứ Hai 29/8.
[B]Tái thiết sau bão[/B]
Phóng viên BBC ở New York, Steve Kingstone, nói các chi phí bảo hiểm và tái thiết sẽ có thể lên đến hàng tỉ đô la.
Mặc dù cuối tuần qua không phải là cảnh ngày tận thế mà một số người từng lo sợ, bão Irene đã để lại nhiều vết thương sâu, ông nói thêm.
Thành phố New York đã dỡ bỏ lệnh di tản 370,000 người và hy vọng hệ thống tàu điện ngầm của thành phố, vốn lần đầu tiên bị đóng cửa vì thiên tai, sẽ hoạt động trở lại vào thứ Hai 29/8, cho dù có lẽ không kịp sớm cho những người đi làm buổi sáng.
"Tất cả chúng tôi vẫn trong tình trạng khá ổn định," Thị trưởng New York Michael Bloomberg nói.
Thị trường chứng khoán New York nói họ có thể cửa giao dịch vào thứ Hai và giới chức ở đài tưởng niệm ngày 11/9 ở Trung tâm thương mại Thế giới nói họ không mất một cái cây nào.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói cảnh báo nguy hiểm và lệnh di tản là đúng.
“Họ biết rằng họ phải đưa mọi người ra sớm - Tôi nghĩ chắc chắn rằng nhiều người đã được cứu sống.” Max Mayfield, cựu giám đốc của Trung tâm kiểm soát bão lụt quốc gia nói.
Ở Philadelphia, giới chức đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đầu tiên của thành phố kể từ năm 1986. Một số tòa nhà đã bị bão phá hủy nhưng không có ai thiệt mạng hay bị thương.
( còn tiếp...)
Tổn thất bão Irene gây ra có thể lên tới 7 tỉ
[CENTER][IMG]http://i52.tinypic.com/9tobcn.gif[/IMG]
[IMG]http://i56.tinypic.com/2hxvkzt.jpg[/IMG][/CENTER]
[FONT="Arial"][SIZE="1"][B][CENTER]Nhân viên cứu nạn ở Montpelier, bang Vermont đưa các cư dân bị kẹt vì lụt đến nơi an toàn[/CENTER][/B][/SIZE][/FONT]
Các công ty bảo hiểm và nhiều chuyên gia khác đang tính tổng số tổn thất kinh tế mà trận bão Irene gây ra. Bão Irene đã gây thiệt mạng cho ít nhất 30 người trên nước Mỹ chỉ trong vài ngày qua.
Theo công ty phân tích Kinetic, thì tổn thất bão Irene gây ra cho Hoa Kỳ vào khoảng 7 tỉ, ít hơn tiên liệu lúc đầu.
Khởi đầu, trận bão đánh vào bang North Carolina, rồi ngược bắc lên tới New Jersey, New York và những bang thuộc vùng đông bắc.
Trên đường đi, bão Irene đã cắt điện khoảng 4 triệu người, buộc 2,5 triệu người phải sơ tán, và gây hư hại các tòa nhà bằng các cơn gió lớn, lụt lội và cây đổ.
Các chuyên gia cho biết tổn thất tài chánh cao nhất xảy ra tại bang có đông dân New Jersey, nơi trận bão đập vào bờ.
Tiến sĩ Roger Pielke, chuyên gia về bão và kinh tế, nói rằng tổn thất kinh tế về các trận bão đã tăng cao nhiều lần trong các thập niên vừa qua, vì hàng triệu người Hoa Kỳ đã dọn tới các vùng bờ biển dễ gặp bão.
Theo ông, những qui định mới về xây dựng giúp số tiền thiệt hại không tăng quá nhanh, và ông đánh giá cao kỹ thuật dự báo thời tiết tiến triển đã giúp giảm bớt số người chết.
Ngành bảo hiểm sẽ phải trả từ 40 tới 50% những tổn thất kể trên, khi họ bồi thường cho khách hàng.
Ông Michael Barry thuộc viện Thông Tin Bảo Hiểm nói ngành này có đủ ngân quĩ để lo liệu những yêu cầu này. Tuy nhiên, ông nói thêm, đây là một năm khó khăn cho ngành bảo hiểm ngay trước khi xảy ra bão Irene, vì trước đó đã có một số lớn trận lốc xoáy gây chết chóc và tổn thất nặng tại Hoa Kỳ.
VOA