MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI T̀NH G̀? - (VIETNAM, QU'AS TU FAIT DE TES FILS? (27 Chương)
[CENTER][B][COLOR="#ff0000"]Chương 26
[SIZE="4"]THẬT CHUA CHÁT THAY CHO
CÁI GỌI LÀ "GIẢI PHÓNG"!!![/SIZE][/COLOR][/B][/CENTER]
Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 9, anh Phạm, một người bạn của tôi, cuối cùng được một chỗ trên chuyến bay về Pháp. Khi vừa đến Ba Lê, anh điện thoại cho tôi ngay tại phi trường Roissy:
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- " Tôi phải đi gặp anh liền, để cho anh biết, để cho anh nói với tờ báo của anh những ǵ đă xảy ra ở Sài G̣n . Trầm trọng lắm !"[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Anh bạn tôi có vẻ bị quá căng thẳng , bị kích thích quá độ như một người vừa bị một cú sốc nặng, muốn phản đối và kêu cứu vậy . Đó không phải là thói quen của anh.
Anh Phạm là một người Việt Nam , người Miền Tây, đặc biệt rất cứng cỏi và rất b́nh tĩnh. Anh là một sĩ quan thiết giáp, tỵ nạn chánh trị ở Pháp từ năm 1955, sau đó anh đă tiếp tục học và đă giật được bằng kỹ sư điện toán và cử nhân hóa học một cách vẻ vang.. Anh ta có một chỗ đứng vững chắc trong một công ty viễn thông lớn từ hai mươi năm nay. Vào dân Pháp năm 1958, anh chưa về Việt Nam lần nào từ hai mươi năm nay. Hôm 2 tháng 4 vừa rồi anh trở về Sài G̣n để thăm gia đ́nh anh, và bị kẹt lại đó trong 4 tháng. Tôi phải gấp rút đi gặp anh bạn tôi mới được.
Tôi gặp lại bạn tôi, lúc nầy người trông quá gầy, vẻ mặt mệt mỏi, với cặp mắt lo lắng bồn chồn. Anh nắm tay tôi trong hai bàn tay của anh thật chặt và nói với tôi một hơi
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]-" Anh Pierre ơi, ở Sài G̣n chỉ c̣n có một sự đói rách khốn khổ, một nỗi thất vọng, một sự chống đối và một cái chết mà thôi. Con người đáng ghét nhất đáng khinh nhất ở Miền Nam ngày nay không phải là ông Thiệu, cũng không phải tướng Trần văn Trà, mà là tướng Dương văn Minh. Chẳng những ông ta đă bán đứng Miền Nam mà ông ta đă cúi đầu quy lụy trước những người cộng sản Bắc Việt .
- "Hăy b́nh tĩnh đi ông bạn ơi, Anh hăy cố gắng sắp xếp những ư của anh cho có thứ tự một chút đi...[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Anh Phạm nh́n tôi như một người mộng du, đang tập trung vào một thế giới nào đó mà chỉ có riêng một ḿnh anh biết thôi, rồi mới nói:
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- "Anh không thể nào hiểu được cái ǵ đă xảy ra bên đó đâu. Anh không thể nào tưởng tượng nổi là tất cả đều đă thay đổi hết. Và cả một sự thù hận !....[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Anh ta ngưng một lúc, lấy tay dụi cặp mắt như một người ngủ vừa mới thức dậy, một người vừa mới qua một giấc mơ hăi hùng, rút từ trong túi ra một cuốn sổ tay màu đen, lật qua lật lại vài tờ rồi nói:
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- " Tôi giữ được cuốn sổ tay nầy qua cuộc khám xét. Tôi có ghi lại rất đầy đủ, tất cả những ǵ tôi đă thấy, đă nghe và đă hiểu được .Trong suốt hai mươi năm qua, tôi gác bỏ chánh trị ra ngoài tai. Đến tháng 3 năm nay, khi tôi nằm rất thoải mái ở ghế phô tơi để xem truyền h́nh ở Ba Lê, cũng như tất cả những người Pháp khác, tôi tưởng người Việt Nam chạy trốn chiến tranh hoặc là họ đă bị sự tuyên truyền chống cộng đầu độc. Anh biết không, thật sự tôi đă lầm ! Bây giờ tôi mới hiểu là tại sao người Việt Nam đă chạy trốn đầy đường. Không phải họ chỉ chạy trốn đạn pháo và các đơn vị cộng sản Bắc Việt . Mà họ thật sự chạy trốn bộ máy ở phía đằng sau bộ đội cộng sản đó anh Pierre ! Các loa phóng thanh, các sự tố giác và lên án, mọi sự chuyển đổi bắt buộc của đời sống, những trại tập trung cải tạo, những ṭa án nhân dân, và những "cán bộ" vừa cuồng tín vừa cuồng nhiệt không mệt mỏi, mặt lạnh như tiền, ngoan cố và khắt khe c̣n hơn các thầy tu của Ṭa án Dị giáo. Những tên cán bộ nầy khi họ nắm được anh rồi, họ không bao giờ buông tha anh ra cho đến khi nào anh phải tưởng tượng t́m ra được những trọng tội của ḿnh để mà tự thú tội mới xong . có nghĩa là cho tới khi nào anh phải tự nhận là anh có phạm tội dù đó là một tội trạng do anh tưởng tượng ra, nghĩa là cho tới khi nào anh chối bỏ tất cả, chối bỏ tín ngưỡng của anh, chối bỏ bạn bè của anh, gia đ́nh của anh, cho tới khi nào anh hội nhập vào giáo hội của họ, vào lư thuyết của họ, vào lối sống của họ... dĩ nhiên là đi ngược lại hết với đời sống cũ...[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Anh Phạm ngừng một vài giây rồi lại tiếp tục:
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- " Tôi đă nh́n thấy bộ máy đó điều hành rồi, nó núp kỹ ở đàng sau các "bộ đội" ngây ngô từ Miền Bắc đi vào Miền Nam . Nó rất là khủng khiếp. Tôi sẽ cố gắng giải thích cho anh, cố gắng kể cho anh nghe những ǵ tôi đă thấy.
Tất cả binh sĩ vào chiếm Sài G̣n đều cầm là cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.mà họ gọi là "lá cờ của C PLT CHMN". Dân chúng Miền Nam đều nghĩ rằng: "giữa người Miền Nam với nhau, cuối cùng rồi người ta cũng có thể thỏa thuận được với nhau, để có được một giải pháp". Nhưng làm ǵ có người Miền Nam ? Chỉ có toàn là "bộ đội" người Bắc . (nguyên tác :des Tonkinois), những chú "nhà quê" chỉ thích mua những chiếc đồng hồ có chỉ ngày tháng mà từ ngày cha sanh mẹ đẻ họ mới được thấy lần đầu tiên và họ gọi là "đồng hồ có cửa sổ", và họ thích chụp ảnh với các anh phó nḥm chuyên chụp dạo ở ngoài đường phố. Người dân Sài G̣n bắt đầu gọi họ là "những con ếch" v́ họ mặc quân phục màu xanh lá cây và thường "đi hai hàng". Cũng không có ǵ quá đáng lắm đâu. Chỉ châm biếm chơi thôi. Và các sĩ quan th́ vào ở khách sạn. Họ chưa từng được thấy thang máy bao giờ. Một ngày nọ, ở khách sạn Palace, tôi được chứng kiến một cảnh đặc biệt lạ lùng. Một bà cụ già dùng thang máy đi lên lầu ba. Một cô gái c̣n trẻ cũng dùng chiếc thang máy đó để đi trở xuống, khi cửa mở cô gái bước ra và đi về phía trước. Một anh sĩ quan người Bắc đang đứng ở tầng trệt, bước lui lại mấy bước và kinh ngạc la lên: "Đây là máy móc ǵ đây ? kỳ lạ vậy ? Một bà cụ vừa bước vào đây đi lên, bà ta rất già, nhưng lúc trở xuống th́ bà ta trẻ lại gần 50 năm !" Nghe tôi nói như vậy chắc có người cho là tôi kể chuyện lịch sử của thành phố Marseille hồi xa xưa phải không anh? Nhưng không, đây là một chuyện thực, một chuyện sống ! C̣n nhiều chi tiết nữa lắm. Anh có muốn tôi kể thêm cho anh nghe không? Họ cũng không bao giờ thấy biết những pḥng tắm nữa. Họ lấy nước trong những cầu tiểu của mấy bà để rửa mặt. Có một buổi chiều các thương gia và mấy ông "Bang" Tàu vừa "hiến" cho quân đội giải phóng một bệnh viện tư lớn nhất ở Chợ Lớn và đă mở tiệc khoản đăi các sĩ quan cao cấp của họ. Tối đến, người Tàu cho gọi mấy nhiếp ảnh viên tới để chụp ảnh . Họ chụp ảnh bằng đèn . Khi ánh đèn chớp của máy ảnh vừa lóe lên, các sĩ quan đều đứng bật ngay dậy và cùng rút súng lục ra. Họ tưởng đó là một cuộc mưu sát. Tất cả những giai thoại nầy cả Sài G̣n ai cũng biết hết cả. Người dân ở thành phố cười riễu. ! Họ không thể nào hiểu được là những người mà họ đang khi dể nầy chỉ biết có những làng mạc nghèo khổ, những trại huấn luyện, núi rừng và chiến tranh. Một thế giới mà không hề có một chiếc tủ lạnh, hoặc một máy ghi âm, cũng không có khách sạn, không có đèn chớp để thu h́nh ban đêm. Khi người ta cười là người ta tưởng là ḿnh che dấu cái lo sợ của ḿnh.
[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
[B][I][COLOR="#ff0000"]Nhưng dân chúng Sài G̣n đă nhanh chóng hiểu rằng "họ cười là sai" . Đă có những chuyện rắc rối xảy ra.. Các chú "bộ đội" đă bắt gặp kẻ trộm đang chuyển xăng trong nón sắt của họ, và kẻ trộm đă bị bắt buộc phải uống hết những ǵ họ chứa trong nón sắt của họ. Họ đă bắt được những anh móc túi, và họ đă dùng súng lục bắn vào hai bàn tay của những người nầy trước khi thả cho họ đi. Sau đó họ cũng sẽ cho thấy là họ cũng xử binh sĩ của họ y như vậy.
Một anh tài xế xe Molotova đă cán chết một em bé ở Gia Định. Bà mẹ la lên, đám đông tựu lại đ̣i phải được sửa chữa. Anh trưởng xa đề nghị bồi thường ba bao gạo. người mẹ từ chối hẳn và nói lớn :"Anh ta giết chết con tôi, tôi muốn anh ta đền mạng". Nghe vậy, người trưởng xa lập tức lấy cây súng của một "bộ đội" gần đó và cho ngay một phát đạn vào đầu anh tài xế. Và về sau đó đă có những cuộc xử tại chỗ các phạm nhân bị trói tay và được cột vào hai miếng gỗ, ngay trên đường phố, như vậy gọi là để làm gương . Kể từ đó dân chúng Sài G̣n mới thấy sợ và họ bắt đầu nói là "Họ c̣n độc ác hơn bọn Nhật nhiều !"[/COLOR][/I][/B]
Nghỉ một chút để hút thuốc, anh Phạm kéo một hơi dài thật ngon rồi lại tiếp tục kể :
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- " Kỷ luật sắt và sự tàn ác của mấy chú "bộ đội" đă gây xúc động cho người dân Miền Nam . Nhưng họ c̣n chưa biết bọn "cán bộ" đảng viên của đảng cộng sản . Bọn nầy không có mặc quân phục xanh như "bộ đội". Họ thường mặc quần dài màu xám hay màu sậm hơn và một áo sơ mi trắng không bao giờ ủi và bỏ ra ngoài. Đó mới thật sự là chủ nhân ông. Họ không ồn ào nhưng có mặt khắp mọi nơi. Họ quan sát, đặt câu hỏi, ghi vào sổ tay, t́m hiểu, nghiên cứu và quyết định. Họ là những người hướng dẫn các lớp học tập cải tạo. Lúc ban đầu, người dân Sài G̣n thấy ḿnh tiến bộ nhưng c̣n hoài nghi . Họ đă theo các buổi học tập cải tạo nầy với cảm nghĩ là ḿnh đang ở một lớp mẫu giáo dành cho những em bé chậm tiến. Họ hát theo những ǵ người ta bắt phải hát, họ cũng vỗ tay , cũng lập lại những ǵ họ bảo phải lập lại . Khi bước ra khỏi lớp họ cười khẩy.Và sau đó một lần nữa là họ hết cười nổi, họ hết c̣n cười khẩy được nữa. Bởi v́ "cán bộ" bắt họ phải viết đi viết lại 10 lần, 20 lần những lời tự thú của họ. Không một người nào trong dân chúng thấy ḿnh có phạm tội, và như thế là coi như tất cả đều thấy sai hết. Đây nhé:[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#0000ff"]- ác tiệm buôn đă bán thuốc ngừa cho Mỹ để họ ngủ với các cô gái : là có tội;
- Người thợ ở cơ xưởng đă đóng góp vào nỗ lực chiến tranh : là có tội;
- Thương gia người Tàu đă mua lại chiến cụ phế thải: là có tội;
- Cô gái ăn sương đă làm mất danh dự dân tộc khi bán ḿnh cho người ngoại quốc: là có tội;
- Anh sinh viên đă có cả một bộ sưu tập các đĩa nhạc giật gân... là có tội
Tất cả mọi người mọi giới đều đă, đang hay sẽ là kẻ phạm tội hết.[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Như vậy là phải biết tội của ḿnh, phải biết sửa ḿnh, phải biết bắt buộc cha mẹ ḿnh, con cháu ḿnh, bạn bè ḿnh phải sửa chữa, cải tạo; phải biết "vạch trần" có nghĩa là phải tố giác những người nào từ chối không chịu thay đổi.
Và kế tiếp sau đó là bắt đầu có những cuộc ruồng bắt, những cuộc khám xét. Các công an mật vụ đến nhà ban đêm, lục lọi khắp mọi nơi, gơ vào tường, tháo hết bàn ghế, các vật dụng trong nhà, khám xét hết quần áo, có khi mở tung những chỗ khâu vá ra xem. Chỉ cần có một quyển sách nhỏ chống cộng nào đó, một bức tranh ảnh nào đó của Mỹ, hay một h́nh ảnh nào đó của ông Thiệu c̣n bỏ quên trong ngăn kéo, là người chủ nhà sẽ bị bắt mang đi.
Buổi sáng thật sớm người ta có khi người ta gặp những hàng người tay bị trói quặt ra sau lưng, bị binh sĩ mặt lạnh như đồng dẫn đi. Có đôi lúc các bà vợ chạy theo sau vừa la vừa khóc. Các anh "bộ đội" đuổi họ đi bằng báng súng... Và như thế là người ta quây mặt đi không ai dám nh́n vào cảnh nầy.
Không phải họ chỉ bắt người mà họ c̣n tịch thu, trưng dụng nhà cửa nữa. Tất cả những ai có nhà rộng răi, nghĩa là có hơn hai pḥng cho cả gia đ́nh, th́ phải cho một số "bộ đội vào cư trú, phải giặt giũ cho họ, nấu cơm cho họ. Các sĩ quan th́ ở biệt thự. Những anh nhà giàu nào đă bị tịch thu chương mục trong ngân hàng th́ phải giao nộp tất cả đồ mỹ nghệ, sổ sách và hàng sơn mài cho các ủy viên tài chánh. C̣n lại món nào th́ họ đem bán lần bán hồi để mà sống. Đến khi không c̣n ǵ để bán được nữa th́ họ tự tử. Sài G̣n là một thành phố tuyệt vọng mà các tủ ở đầu giường có đầy đủ hóa chất hay những viên thuốc giết người đủ màu, trắng, hường và xanh. Người nào không có thuốc th́ cạo diêm sanh ở các vỏ quẹt để uống.
Tất cả mọi chuyện đều nhằm dồn con người vào con đường cùng của thất vọng.
Các cuộc điều tra thẩm vấn, các cuộc bắt bớ, nhất là t́nh cảnh khốn khổ và sự đói rách. Có trên một triệu người không có việc làm và không có ǵ để ăn, đólà chỉ mới tính riêng cho Sài G̣n mà thôi đó. Chánh quyền cộng sản đă loan báo trên đài phát thanh là họ đă phát không sáu ngàn sáu trăm (6.600) tấn gạo cho một triệu ba trăm ngàn (1.300.000) dân nghèo ở đô thành trong 2 tháng 5 và tháng 6. Như vậy tính ra bổ đồng chỉ có chưa tới 100 gram gạo cho một người mỗi ngày.
Con đường Tự Do th́ đă vắng ngắt, tất cả các tiệm đều đóng cửa. Trên vỉa hè đường Charner, người ta bày bán đủ mọi thứ trên các tấm vải dù, nào là quạt máy, dao muỗng, thượng vàng hạ cám, bán với giá thật rẻ mạt. Người bán ăn mặc rất tươm tất nhưng quá gầy. Với một nắm bạc chỉ mua được vài kí gạo. có nhiều người c̣n đem bán cả bàn thờ ông bà. Tôi đă chứng kiến được rất nhiều chuyện rắc rối. Ở khu vực Chợ Cũ, đằng sau Kho Bạc, một người trạc năm chục tuổi đă giựt một túi xách của một bà qua đường.Bà ta la lên. Một đội tuần tiễu đă đến kịp và bắt kẻ cướp giựt, Anh ta đứng thẳng người lên và cao giọng nói lớn lên với "bộ đội":
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- Đúng vậy, tôi là một kẻ trộm . Các anh hăy làm giùm tôi một việc : hăy đi t́m giùm vợ và 5 đứa con tôi lại đây và hăy bắn hết chúng tôi giùm tại đây trước mặt mọi người , bởi v́ chúng tôi không c̣n ǵ để ăn hết. "[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Cũng có những cô gái c̣n tiếp tục mặc quần áo kiểu Tây Phương. Lúc đầu th́ cộng sản c̣n châm chước cho. Nhưng bây giờ th́ bị cấm hẳn. Các anh "bộ đội" dùng kéo lớn cắt bớt mấy chiếc quần quá rộng. Tôi đă chứng kiến tận mắt một cô gái giận dữ v́ người ta xé quần Gin của cô. Cô tức giận xé cả áo cánh và cởi luôn nịt vú của cô ta ra, cầm ném vào mặt của "Bộ đội" và đưa bộ ngực trần ra nói với họ :"Sẵn các anh ở đây thôi th́ hăy cắt giùm cặp vú của tôi luôn giùm đi !" Cô nầy không phải là một cô gái ăn sương. Đài phát thanh đă loan báo là trong vài tuần lễ nữa, mọi người dân "nam cũng như nữ" đều phải mặc một loại quần áo như nhau: áo quần bằng vải thô nhẹ nhuộm củ nâu, màu đỏ nâu.
Anh Phạm nhăn mặt, nhíu mày có vẽ hơi buồn cười, ngưng giây lát, xong lại tiếp tục nói nữa:
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]-" Anh Pierre biết không ? bọn cộng sản cũng dùng nhiều tṛ tiểu xảo nhưng rất là đơn sơ và người ta cũng mắc bẫy như thường.Tôi sẽ kể cho anh nghe một giai thoại không quan trọng lắm, nhưng biểu lộ được cái cách của họ gạt gẫm những người chưa được cảnh giác. Một tháng sau khi Sài G̣n bị chiếm, một giờ trước khi thiết quân luật, tôi cùng một ông bạn giáo sư đi dạo cách rạp chiếu bóng Casino không bao xa. Th́nh ĺnh chúng tôi nhận thấy hàng đèn trước quán rượu "Đêm Đông Phương" đă được bật cháy sáng và từ trong tiệm có tiếng nhạc xập x́nh vọng ra ngoài. Bạn tôi vừa cười vừa nói ; "Có thể họ đă mở cửa hộp đêm trở lại. Chúng ta hăy vào đây uống một ly cho nó bớt căng thẳng. Chúng tôi đẩy cửa bước vào. Có nhiều cặp đang nhảy trên sàn và ban nhạc đang chơi một bản nhạc giật gân. Quầy rượu cũng được thấp sáng, và có một số vũ nữ đang ngồi uống trên ghế cao trước quầy.Chúng tôi đang đi đến một cái bàn. Hai "bộ đội" đột nhiên xuất hiện từ phía sau một cây cột, chĩa súng vào chúng tôi và đẩy chúng tôi ra cửa , chẳng nói chẳng rằng. Ngày hôm sau chúng tôi được nghe một cô gái nhảy của tiệm Las Végas cũ giải thích câu chuyện đó như sau:" Chúng tôi hơn một chục người cả nam lẫn nữ đă được gọi tới một "sân khấu", là cái hộp đêm nầy, được trả cho mỗi người 1000 đồng và được đăi một bữa cơm. Bù lại chúng tôi phải nhảy với nhau suốt hai tiếng đồng hồ, "như hồi c̣n chế độ bù nh́n" vậy. Có những chuyên viên quay phim chiếu bóng của những nước cộng sản ở Âu Châu đến thu h́nh chúng tôi, và sau đó th́ các anh bộ đội đă đưa chúng tôi về nhà bằng xe quân vận. Cuốn phim đó nghe nói sẽ được dùng để tuyên truyền ở ngoại quốc, để cho người ta thấy là chế độ mới thật sự đă quá dễ dăi.
Một tuần lễ sau đó, họ lại làm y như vậy một lần nữa ờ nhà hàng "Arc en Ciel" trong Chợ Lớn, với những người khách ăn mặc sang trọng, với mọi thức ăn bày trên "búp phê" thịnh soạn, từ món heo quay vàng cháy, thịt heo ghim nướng, đủ thứ trái cây, rượu vang, rượu khai vị v.v.. nhưng tất cả khách hàng đều là đóng tṛ hết, họ được đăi ăn v́ nhu cầu dàn dựng để quay phim. Cảnh phim được quay để nhằm cho thấy Sài G̣n không thiếu món ǵ, bởi v́ các nhà hàng sang trọng vẫn tiếp tục được tiếp tế đầy đủ và thường xuyên. (1)
- Và cái gọi là CPLTCHMN th́ ra sao rồi ? trong tất cả những chuyện đó ?
- Các tổng bộ trưởng của cái Chánh Phủ đó đă ở Sài G̣n nhưng không có ǵ để điều hành.
Họ được ở trong những dăy nhà thuộc Bộ Tổng Tham Mưu cũ của Miền Nam, gần sân bay Tân sơn Nhứt . Có lính gác chung quanh doanh trại, súng ống hẳn ḥi. Công an chánh trị Bắc Việt không rời họ nửa bước và họ không tiếp một ông khách nào. Các thành viên của "Ủy Ban Lănh Đạo" th́ ở trong thành phố, trong những khách sạn hạng nh́ mà có nơi không có nổi một cái điện thoại. Thỉnh thoảng họ cũng có mặt trên khán đài. Lâu lâu từng định kỳ đài phát thanh và báo chí cũng có loan báo những bản tuyên bố hay đăng những bài nói về các "nhân vật của Miền Nam và của Miền Bắc", hay nói về đường lối chánh trị "không liên kết" của Miền Nam . Nhưng cũng không dối gạt được ai. Các sĩ quan Bắc Việt đồn trú đều mang phù hiệu của C PLT CHMN trên nón cối. Tôi đă có tṛ chuyện với một trong những sĩ quan nầy, một đại tá thuộc sư đoàn 320 B.[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Anh ta vừa nhún vai vừa nói với tôi:
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- "Chỉ là một phù hiệu thôi mà, cũng như những lá cờ vậy. Những dấu hiệu tượng trưng cần thiết để tiến hành "chiến dịch Hồ chí Minh" thôi. Phải cho có một sự tin tưởng đó là bộ đội của CPLTCHMN đang giải phóng Miền Nam . Sự thật th́ chúng tôi đều là quân đội Miền Bắc và do Hà Nội chỉ huy" [/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Những ǵ mà đại tá đó đă nói với tôi đều được chứng thực bằng sự kiện.. Những người Bắc th́ chiếm hết các biệt thự và nhà đẹp, các khách sạn hảo hạng, các cơ quan công cộng. Chỉ có họ mới được xử dụng các xe du lịch loại tớn của người Mỹ bỏ lại. Những những lănh đạo cách mạng Miền Nam được chia ra làm hai thành phần: thứ nhứt là những người "tập kết", những người đă chọn lựa đi ra Miền Bắc hồi năm 1954, và thứ hai là những kháng chiến quân của Mặt Trận Giải Phóng. Cả hai thành phần đều chống người Bắc (nguyên tác :anti-Tonkinois).Họ bị đối xử như những người anh em nghèo và thực sự không được có một trách nhiệm nào rơ ràng hết, mặc dầu họ được gán cho những danh vị chánh thức. Tôi đă có tṛ chuyện với nhiều người trong số những anh "tập kết". Họ nói : "Ở ngoài Bắc, chúng tôi không phải là người ngoại quốc. Nhưng bây giờ th́ chúng tôi đă về nhà chúng tôi rồi, chết sống ǵ chúng tôi cũng ở đây, chúng tôi không trở ra ngoài đó nữa đâu." T́nh cảm của người dân Miền Nam mạnh hơn bao giờ hết. Cách xử sự của những người Miền Bắc trong tư thế chiếm đóng đă giúp cho người dân Miền Nam gắn bó với nhau hơn. Dân chúng Miền Nam không biết cười nữa rồi mà vẫn gọi người Bắc là bọn "xâm lăng" (nguyên tác:les "xam-lang" ), những kẻ xâm lược, hoặc những " cá rô cây" (nguyên tác : "caro-cay"). Danh từ khinh bỉ nầy muốn nói ra nhiều điều lắm. Con cá rô là loại cá mà người dân nghèo thường ăn. V́ có một số người Bắc đă làm những con cá rô bằng cây bỏ vào chén nước mắm để lúc nh́n thoáng qua cũng thấy họ có ăn cá, nhưng thực sự là họ chỉ có ăn cơm không mà thôi. Danh từ "cá rô cây" cũng đồng nghĩa với "đói nghèo mà kiêu căng".
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- "Anh có nghe nói ǵ về kháng chiến hay là chiến khu ǵ không ?
-" Dĩ nhiên rồi. Chỉ cần đi một chút thôi, nghe đài phát thanh, đọc báo chí hay những thông cáo dán ở tường, th́ thấy ngay bằng chứng. Tại Sài G̣n thiết quân luật đă được tái lập lại. Và đó không phải là chuyện đùa đâu. Về đêm "bộ đội" hễ thấy cái ǵ nhúc nhích là họ bắn liền. Đài phát thanh kêu gọi dân chúng hăy "tố cáo những người phản động nào c̣n lẩn trốn". Báo chí thường loan báo nhiều lần hàng tuần là "lực lượng an ninh đă bao vây và hạ sát những toán phản động c̣n ngoan cố giữ vũ khí đạn dược". Lúc đầu th́ "bộ đội" bị đâm bằng dao găm, hay bị siết cổ. Đó là những hành động lẻ tẻ, do những phản ứng tức giận của một vài sĩ quan lạc lơng. Bây giờ th́ đă có nhiều hệ thống, bắt đầu có tổ chức và những vụ ám sát có lựa chọn. Người ta thường nhắm vào các cán bộ và công an. Người ta làm giấy căn cước giả mạo. Có truyền đơn được rải trong trường học kêu gọi sinh viên ra chiến khu.Tất cả các sinh viên đâu có đễ bảo đâu. Có lần họ đă đánh một ủy viên của đại học. Vào cuối tháng 6, đă có một sự nhen nhúm biểu t́nh. Một cán bộ đă bị đập chết bằng búa. Người cầm đầu đă bị bắt và bị xử bắn ngay. Cái chết nầy đă làm cho sinh viên hoang mang.. Vào tuần lễ đầu của tháng 7, lại có xảy ra một chuyện rắc rối nữa trầm trọng hơn.. Sáu trăm sĩ quan thuộc QLV NCH (600) đi tŕnh diện hồi tháng 5 đă bị đưa đi đến một trại tù khổ sai ở giữa rừng, ở vùng núi Bà Đen cách Sài G̣n khoảng hơn 100 cây số về hướng Bắc. T́nh trạng sinh sống của họ rất là vô nhân đạo. Hằng ngày họ chỉ được phát có hai nắm cơm với muối và phải đốn cây to với những chiếc ŕu thường, từ sáng cho đến chiều.. Một buổi sáng nọ vào cuối tháng 6, các "bộ đội" giữ họ (chỉ có chừng 100 chú) đă tập hợp họ lại và nói : "Các anh đông quá, nên v́ lư do an ninh, chúng tôi sẽ cột các anh lại từng cặp hai người một". Các sĩ quan nầy phản đối :"Chúng tôi không có làm ǵ sai trái, chúng tôi làm việc như trâu rồi mà mấy anh c̣n muốn cột chúng lại như súc vật ? Chúng tôi không thể nào làm việc cặp đôi như vậy được, cũng không thể đi vệ sinh riêng rẽ được nữa." Các chú "bộ đội không cần biết và bắt đầu cột họ lại từng cặp với nhau. Bấy giờ các sĩ quan tù nhân mới chơi xả láng. Họ ùa vào tấn công các bộ đội giữ tù. Dĩ nhiên bộ đội đă nổ súng và có hơn 100 sĩ quan bị tử thương, nhưng những người khác đă tước được khí giới của bộ đội và đă tàn sát hết toàn bộ . Cộng sản đă đưa nhiều xe binh sĩ đến tăng cường và cuộc trấn áp thật là rất tàn nhẫn. Chỉ có một nhúm sĩ quan đă chạy trốn được vào rừng có mang theo vũ khí. Vài ngày sau, Bộ Nội Vụ đă loan báo trong một bản thông cáo báo chí là :" có vài trăm phản động đă chết trong một tai nạn trên đường Tây Ninh." Ngay sau khi được biết tin nầy, hàng trăm vợ con của những sĩ quan đă tụ tập trước Bộ Nội Vụ gần Nhà Thờ Chánh Ṭa. Họ yêu cầu phải giải thích, họ đă xô đẩy các lính gác và chửi người phát ngôn viên của Chánh Phủ :
[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#8b0000"]- "Chúng tôi không tin. Không thể nào có đến hàng trăm người chết trong một tai nạn trên quốc lộ. hăy trả thây của chồng con của chúng tôi và chúng tôi sẽ thấy biết tại sao họ chết." . Họ quá bị khích động gần như cuồng loạn. Nhưng môt giờ sau đó, tất cả khu vực nầy được bộ đội đến bao vây, họ chĩa súng và lên c̣ súng liên thanh nghe răng rắc và các bà bị giải tán bằng báng súng. Đó là những ǵ đă xảy ra ở Sài G̣n , anh Pierre . Độc tài và chỉ có độc tài ![/COLOR][/SIZE][/I][/B]
MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI T̀NH G̀? - (VIETNAM, QU'AS TU FAIT DE TES FILS? (27 Chương)
[CENTER][B][COLOR="#ff0000"]Chương 27
[SIZE="4"]"30 NĂM CHIẾN TRANH:
KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC G̀ CẢ! "[/SIZE][/COLOR][/B][/CENTER]
Lúc tôi rời khỏi Miền Nam Việt Nam (lần cuối cùng) vài giờ trước khi mất Sài G̣n , tôi đă tưởng rằng mọi việc đều đă được chấm dứt.
Miền Nam đă thất trận. Khi đă thua rồi th́ Miền Nam chỉ c̣n có phục tùng theo luật lệ của kẻ chiến thắng mà thôi.
Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa là Sài G̣n sẽ sống dài dài, sống măi thật là lâu dài với giờ Hà Nội . Một trang sử đẫm máu h́nh như đă được vĩnh viễn lật qua. Sợ hăi và chết chóc đă được gạt bỏ ra khỏi quốc gia nầy rồi, một đất nước quá đói nghèo và quá đau khổ.
Nhiều tháng đă trôi qua và tất cả h́nh như không quá đơn giản như tôi đă tưởng như vậy . Những tiếng vang cuối cùng đến tai chúng tôi từ Miền Nam Việt Nam đă cho thấy là mọi việc đă không được tốt lắm.
Sài G̣n và Đồng Bằng sông Cửu Long đầy rẫy các trung đoàn quân chánh quy Bắc Việt quá bực bội v́ dân chúng có vẻ như không phục tùng.
Các cựu chiến binh Miền Nam c̣n chưa chịu buông súng xuống hết. Có những chiến khu đang được h́nh thành , một số sinh viên đă vào đó. Dân chúng yểm trợ họ. T́nh trạng mất an ninh đang lan rộng. Cuộc trấn áp được coi là quá khắt khe. T́nh trạng thiết quân luật chưa bao giờ được băi bỏ. Các cuộc bắt bớ càng ngày càng tăng. Tiếng đại bác vẫn c̣n nổ rền trên đồng ruộng và đêm đêm người ta vẫn c̣n nghe nhiều tràng súng liên thanh tự động.
Đă có nhiều người ngoại quốc ra đi. Các giáo sĩ th́ bị trục xuất. Cái được gọi là CPLTCHMN th́ không có thực quyền. Ngày 2 tháng 9 vừa qua trong một cuộc diễn binh vĩ đại được tổ chức để kỷ niệm này lễ độc lập lần thứ 30, tất cả các "xe chỉ huy" đi trước các đơn vị chỉ mang có một lá cờ duy nhất - lá cờ đỏ sao vàng - , lá quốc kỳ của Miền Bắc Việt Nam .
Luật sư Nguyễn hữu Thọ, người Miền Nam , đă từng là một nhân vật thuộc giai cấp tư sản của thành phố Sài G̣n trước khi gia nhập vào lực lượng cách mạng và trở thành Chủ Tịch của "Mặt Trận quốc gia Giải Phóng", đă lên khán đài để đọc một bài diễn văn dài để nói lên "sự vui mừng v́ nước Việt Nam đă không c̣n bị chia cắt và đă hoàn toàn tự do, độc lập và thống nhất từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau"
Không c̣n một ám chỉ nào đến những chủ đề trong quá khứ về "hai chữ Miền Nam " hay về sự tôn trọng "dư luận của số đông quần chúng"
Báo chí chánh thức ở Sài G̣n tŕnh bày ngày nầy qua ngày khác những chiến thắng của quân đội giải pḥng Bắc Việt , của Khờ Me Đỏ, của Pa Thet Lào như là một chiến thắng chung của một Mặt Trận Cách Mạng duy nhất bao gồm cả Đông Dương, xem như một Liên Bang mà Hà Nội sẽ là người lănh đạo.
Các đồng hồ của Sài G̣n được kéo lùi lại 60 phút, để theo đúng với giờ Hà Nội, mà theo lời xác nhận của người nữ xướng ngôn viên của Đài Phát Thanh Giải Phóng đọc trước mỗi bản tin tức, kể từ nay sẽ là "giờ chánh thức của Đông Dương"
Ca tụng một chiến thắng đă từng được mong đợi từ lâu, đă đưa những người lănh đạo Miền Bắc Việt Nam đến chỗ hết lời tán dương sự h́nh thành của một khối đấu tranh chống đế quốc gồm có những chế độ tiên tiến hiện hữu và tương lai , bành trướng xuống hết miền Đông Nam Á Châu.
Nhưng trong khi Hoa Kỳ rút lui, họ đă để lại trên đất nước Việt Nam hai cường quốc xă hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc chia rẽ nhau v́ một sự tranh giành ảnh hưởng ư thức hệ và v́ một sự đối đầu truyền kiếp.. Đă thấy có nhiều sự rạn nứt giữa hai nhóm thân Nga và thânTầu.
- Bên Lào, nhóm Thân Nga đă thắng thế v́ có Hà Nội đỡ đầu. Nhưng Trung Quốc th́ nắm chặt Bắc Lào và hai con đường chiến lược được 3 sư đoàn và một lực lượng pḥng không hùng hậu bảo vệ. Quân đội hoàng gia Lào, hùng hậu với 60.000 người đă bị giải tán. 3000 sĩ quan của lực lượng nầy bị lưu đày lên Sầm Nứa ( vùng Cao Nguyên Bắc Việt) để "học tập cải tạo", và tất cả binh sĩ của họ đều bị nhốt trong các trại lao động khổ sai. 1.500 chuyên viên Liên Xô và 400 chiếc phi cơ của hăng Aéroflot đă đến thay thế các chuyên viên Mỹ và các phi cơ của hăng Air América (hăng hàng không riêng của Trung ương T́nh Báo CIA ). Họ đảm trách công tác tiếp vận và tất cả mọi liên lạc của Pathet Lào (quân đội cộng sản Lào). Hoàng thân Souvanna Phouma, vị Chủ Tịch được chỉ định của Chánh Phủ Liên Hiệp Lào chỉ giữ một vai tṛ tượng trưng, và sẽ rút lui vĩnh viễn sau những cuộc bầu cử vào tháng 4 năm 1976.
- Tại Cam Bốt, các nhà ngoại giao Liên Xô đều bị trục xuất và cộng sản Tầu đang ở trong thế mạnh. Nhưng các phi cơ nào muốn đáp xuống phi trường Phnom Penh đều phải đánh một ṿng chừng 1500 cây số để tránh không bay ngang qua lănh thổ Việt Nam , ở đó sự có mặt của Liên Xô càng ngày càng mạnh. Những chiếc tàu đầu tiên cập bến vào các cảng Sài G̣n và Đà Nẳng là những chiếc tàu chở dầu và chở hàng của Liên Xô. Mạc tư Khoa đă bí mật và cứng rắn cho Bắc Việt biết là họ đặt quyền lợi của họ vào việc xử dụng căn cứ Không quân và Hải quân ở Cam Ranh , một vị trí chiến lược hàng đầu ở nửa đường giữa Hong Kong và Tân gia Ba, một căn cứ mà Hoa Kỳ đă bỏ ra mấy trăm triệu mỹ kim để thiết lập và xử dụng. Bộ chỉ huy tối cao của Liên Xô coi việc nhượng cho họ được quyền xử dụng căn cứ Cam Ranh chỉ là một sự bồi hoàn hợp lư đối với một số lượng phương tiện khổng lồ mà Liên Xô đă từng giúp và viện trợ cho Bắc Việt trong suốt thời gian cuộc chiến tranh giành độc lập.
Với sự tái mở lại sự lưu thông trên kinh đào Suez, việc xử dụng được căn cứ Cam Ranh sẽ là một trạm chủ yếu giữa các căn cứ của Liên Xô từ Ấn độ Dương ở phía Nam (đảo Socotra, Berbara ở Somalie) đến mũi Vladivostock ở mạn Bắc. Các hạm đội của Liên Xô do đó sẽ có thể mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông của Trung Quốc hết sức an toàn. Tuy vậy nhưng muốn đi đến một Hiệp định cũng sẽ không dễ dàng lắm đâu. Bắc Kinh không bao giờ muốn thấy sự bố trí của một kẻ địch lảng vảng ở ngoài khơi cách bờ lục địa của ḿnh không xa, để có thể đe dọa ḿnh, sau sự lui binh của Hoa Kỳ . Chánh Trị Bộ của Hà Nội tuy phần lớn đều "thân Liên Xô", nhưng cũng có một số "thân Tầu" mà vị thế chánh trị cũng nặng kư lắm như Nguyễn lương Bằng Phó Chủ Tịch nước, Trường Chinh, Chủ tịch Quốc Hội, và Hoàng văn Hoan, Tổng trưởng Nội Vụ.
Một vấn đề khác làm cho Bắc Kinh nổi giận: đó là số phận của trên một triệu rưởi người dân Trung Hoa đang ở Miền Nam Việt Nam . Khi bộ đội chánh quy Bắc Việt vào Sài G̣n , tất cả thương gia người Tầu ở Chợ Lớn đều đă treo trước cửa tiệm của họ lá cờ của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. Nhưng họ được lệnh phải tháo xuống ngay.
Những người Tầu nầy quá đông và sống rất có tổ chức, đă kiểm soát tất cả nền kinh tế và hệ thống phân phối ở Miền Nam , và như thế là họ siết chặt quá nặng nề hành động của Hà Nội . Nếu họ được Bắc Kinh bảo vệ, họ sẽ thoát khỏi gọng kềm của Hà Nội ngay. Qua nghị định của Tổng Thống Diệm từ năm 1956, họ được nhập quốc tịch Việt Nam , và giờ nầy họ vẫn tiếp tục c̣n mang quốc tịch Việt Nam và vẫn được coi là "dân Việt Nam "
Một chiến dịch hung bạo đang được tiến hành để đánh vào những người đầu năo của những người Tầu nầy mà họ gán cho một danh từ xấu xa là "tư sản mại bản", được người ngoại quốc trả lương. Đài phát thanh cộng sản đổ hết trách nhiệm cho họ về chuyện giá cả thị trường đang tăng vọt, do họ đầu cơ tích trữ làm cho hàng hóa khan hiếm . Ngoài ra chánh quyền cộng sản c̣n buộc tội họ là đă phá hoại cuộc cải cách tiền tệ vừa rồi. Đài phát thanh c̣n loan báo tên tuổi của họ, loan báo đă bắt được nào là ông "vua gạo", ông "vua thuốc lá", "vua cà phê", "vua vận tải", "vua ngư trường", "vua thuốc tây" v.v..Một nhân vật cộng sản vừa thay thế Trần văn Trà trong chức vụ Trưởng Ban Quân Quản Sài G̣n Chợ Lớn là Mai chí Thọ, một người lai Tầu, là người đang có trọng trách điều hành chiến dịch đánh "tư sản mại bản" đă nói :
[B][I][SIZE="2"][COLOR="#ff0000"]- "Chúng tôi phải ngăn chận bọn tôi tớ của đế quốc, không cho họ tiếp tục làm đội quân thứ năm nhằm làm hại nền kinh tế của đất nước".[/COLOR][/SIZE][/I][/B]
Người Tầu phản ứng lại với mối đe dọa nầy bằng cách làm nhiều bản kiến nghị ủng hộ đường lối chánh trị của Chủ Tịch Mao trạch Đông.
Thống nhất đất nước bằng vơ lực không giải quyết được ǵ cả. Nước Việt Nam vẫn là miếng mồi ngon để cho các thế lực ngoại bang tranh nhau giành giựt.
Cũng như việc kư kết Hiệp Định Ba Lê không thể đi tới chấm dứt được chiến tranh, chuyện áp dụng biện pháp quân sự để chiếm thủ đô Sài G̣n và xâm chiếm cả Miền Nam Việt Nam ... đă không chấm dứt được những nỗi đau khổ của một dân tốc vốn đă rách nát.
Cách mạng Miền Bắc quá hung hăng và háo chiến đă dựa trên nguyên tắc "chánh quyền ở đầu lưỡi lê họng súng" để thiết lập đường lối hành động của ḿnh. Hà Nội đă lựa chọn con đường khư khư quá cứng rắn. Miền Bắc chẳng những muốn thống trị Miền Nam , mà c̣n muốn hài tội họ, ép buộc và thuyết phục họ phải đi theo ư thức hệ của họ, một sự thật mà Hà Nội nghĩ rằng chỉ có Hà Nội mới là người duy nhất được nắm giữ.
Con đường quá dài đó có đầy chướng ngại, đầy áp bức, đầy chết chóc, nhục nhă... không thể dẫn tới ḥa b́nh được, một nền ḥa b́nh mà cả dân tộc đang mong đợi từ 30 năm qua, trong t́nh trạng chia rẽ v́ bị đổ quá nhiều máu, có quá nhiều tang tóc, và quá nhiều đau khổ.
Có một cách duy nhất dể cho những người chiến thắng hàn gắn lại tất cả các vết thương c̣n đang rướm máu và quá nhức nhối nầy, đó là họ phải cố gắng đè nén ḷng kiêu căng qua chiến thắng của họ xuống, để công bố ngừng tranh luận về ư thức hệ, để chứng minh cho người ta thấy tấm ḷng độ lượng của ḿnh. Sự thống nhất thật sự phải đi qua con đường "ḥa b́nh của con tim", trở lại những truyền thống cũ của đạo lư và sự khoan dung. Đó là con đường xoa dịu nhân tâm. Chỉ có như vậy th́ cả hai Miền Nam Bắc mới họp nhau lại thành "Một Đất Nước Duy Nhất" của một "Dân Tộc Duy Nhứt" trên 50 triệu người dân tự do trong t́nh anh em được . Một đất nước giàu có và phồn thịnh, có nhiều tài nguyên thiên nhiên gần như vô tận với những cánh rừng nguyên thủy, với nhiều con sông lớn đầy phù sa, với ruộng đồng bao la bát ngát, với những mỏ than lộ thiên, với những mỏ dầu, với những băi cát trắng và những hải cảng kín gió mùa.... Một dân tộc có tay nghề khéo léo, đảm đang và siêng năng cần cù rất hănh diện để được nhận lấy một chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng thế giới......
Đây có phải là một giấc mơ không hiện thực? để cuối cùng hé mở được bức màn đầy máu đỏ, đang đè nặng trên mảnh đất đang bị dày ṿ nầy, để nh́n thấy được một đất nước không c̣n hận thù và không c̣n chiến tranh, ở đó những người cùng một giống ṇi đang cố t́m lại con đường hạnh phúc của họ?
[CENTER][B][COLOR="#8b0000"] Pierre Darcourt
Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa[/COLOR][/B][/CENTER]