Tin mới của RFI : Thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu tại Tứ Xuyên
[CENTER][IMG]http://i41.tinypic.com/1zb44ls.jpg[/IMG]
[B][SIZE=2]Biểu t́nh phản đối chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi, 26/03/2012.[/SIZE] [/B] [/CENTER]
[B][SIZE=2]Thụy My [/SIZE][/B]
Một nhà sư Tây Tạng 20 tuổi đă tự thiêu hôm qua 28/03/12 tại huyện A Bá, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tổ chức phi chính phủ Free Tibet có trụ sở tại Luân Đôn hôm nay cho biết như trên
Nhà sư này tên là Sherah, trước đó đă ở lại vài ngày tại tu viện Kirti, nơi có phong trào phản kháng Trung Quốc mạnh mẽ. Các tu sĩ lưu vong tại Ấn Độ đă xác nhận tin tức về vụ tự thiêu trên, trong khi chính quyền địa phương né tránh trả lời hăng thông tấn AFP.
Kể từ tháng 3/2011 đến nay, đă có khoảng 30 người Tây Tạng tự thiêu tại các khu vực người Tây Tạng ở Trung Quốc, đại đa số là các tu sĩ Phật giáo. Họ phản đối việc Bắc Kinh đàn áp tôn giáo, t́m cách triệt tiêu nền văn hóa dân tộc Tây Tạng, và sự thống trị của người Hán tộc.
Xin nhắc lại, tháng Ba là thời điểm nhạy cảm đối với người Tây Tạng. Lănh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 3/1959 đă phải vượt qua dăy núi Himalaya trốn sang Ấn Độ sống lưu vong, sau thất bại của cuộc nổi dậy chống lại Trung Quốc. Đến tháng 3/2008, các cuộc biểu t́nh của các nhà sư Tây Tạng tại thủ phủ Lhassa nhân kỷ niệm 49 năm sự kiện nói trên, đă biến thành bạo động, lan ra các tỉnh kế cận có đông người Tây Tạng sinh sống, và đă bị thẳng tay đàn áp.
C̣n hôm qua tại Ấn Độ, một thanh niên Tây Tạng 27 tuổi tên là Jamphel Yeshi đă qua đời, sau khi bị phỏng nặng v́ tự thiêu trong cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc, nhân dịp ông Hồ Cẩm Đào đến New Delhi tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước đang trỗi dậy BRICS. Anh đă trở thành người Tây Tạng đầu tiên ngoài Trung Quốc tử vong v́ tự thiêu phản đối Bắc Kinh.
Phong trào phản kháng Trung Quốc của người Tây Tạng là mảng tối phủ lên hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này, với áp lực từ cộng đồng 80.000 người Tây Tạng lưu vong hiện đang sinh sống tại Ấn Độ.
Cảnh sát New Delhi đă bắt giữ hàng trăm người biểu t́nh. Chính phủ Ấn Độ muốn tránh rắc rối trong thời điểm diễn ra cuộc viếng thăm hiếm hoi của Chủ tịch Trung Quốc, mà chuyến công du gần nhất là vào năm 2008.
Quan hệ Ấn – Trung vẫn khá căng thẳng, cho dù thương mại đôi bên có tăng trưởng.
[url]http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120329-mot-nha-su-tay-tang-tu-thieu-tai-tu-xuyen[/url]