Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
[B]Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
Về bài viết “Tướng Trần Thiện Khiêm” của Trần Ngọc Giang
[/B]
Tôi, Phạm Bá Hoa, xin phép tác giả Trần Ngọc Giang. V́ có nhiều bạn chuyển đến tôi bài viết của tác giả, kèm theo câu tóm tắt chung là “muốn tôi cho biết ư kiến”....Lúc đầu, tôi có trả lời rất vắn tắt riêng cho 4 bạn, nhưng v́ càng nhiều bạn chuyển bài này đến tôi và muốn biêt ư kiến, nên tôi thấy cần tŕnh bày chi tiết thêm vào từng đoạn thích hợp trong bài viết của tác giả để tiện trả lời chung. Vào đầu bài:
“Cơn Lốc Rối Loạn Đệ Nhất Đệ Nhị Cộng Ḥa Việt Nam”, tác giả có y như “trần t́nh” với người đọc với ḍng chữ “… sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào ḍng định mệnh của Lịch Sử Việt Nam”.
Cũng v́ vậy, một lần nữa, tôi xin phép tác giả để viết lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, những ǵ mà mắt tôi thấy trực tiếp, tai tôi nghe trực tiếp, cùng nét nh́n của tôi từ những điều đó và từ những ḍng chữ của tác giả, c̣n đánh giá như thế nào xin tùy quí vi hữu, quí độc giả.
Xin thưa, trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, tôi là Đại Úy chánh văn pḥng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Trong bài này, phần chữ nghiêng tôi viết và save dưới dạng pdf.
* * *
Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đă có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lănh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v… đều là những người đă một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên b́nh diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử th́ thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào ḍng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.
Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích v́ vậy Đại tá Khiêm đă được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J’Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Tôi không biết Thiếu Tướng Khiêm thân với Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu từ lúc nào, mà tôi chỉ biết – theo lời của bà Trần Thiện Khiêm – Đại Tướng Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, và Đại Tướng Cao Văn Viên, thân nhau khi 3 vị cùng là Đại Úy và cùng chiến đấu trong quân đội Liên Hiệp Pháp tại mặt trận Na Sản trên đất Lào
Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.
(1) Sau khi Đại Tá Nguyễn Chánh Thi thất bại cuộc đảo chánh 11/11/1960, Đại Tá Khiêm gọi tôi đến gặp ông tại Bộ TTM – lúc ấy tôi đang học lớp tham mưu tại trường đại học quân sự đồn trú trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, tức Bộ TTM. Trước khi đi học, tôi là Trưởng Ban Hành Quân Pḥng 3/SĐ21BB- Đại Tá Khiêm chỉ nói: “Ông Khánh sẽ cho di chuyển trường đại học lên Đà Lạt. Phần chú, măn khóa là chú về lại Pḥng 3 SĐ, tôi có việc cho chú”. Ngày hôm sau, Đại Tá Khiêm trở về Quân Khu 5 đồn trú tại Cần Thơ, ông vẫn kiêm nhiệm Tư Lệnh SĐ21BB đồn trú tại Sa Đéc. Tháng 4/1962, giải thể các Quân Khu, các Quân Đoàn Sư Đoàn được trao thêm nhận trách nhiệm an ninh lănh thổ với danh xưng kèm theo là Vùng Chiến Thuật, Khu Chiến Thuật, Đại Tá Khiêm vẫn là Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang, và SĐ21BB di chuyển từ Sa Đéc sang Cần Thơ. Ngày 6/12/1962, Đại Tá Khiêm thăng cấp Thiếu Tướng, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu, và ông nhận chức ngày 17/12/1962. Lúc ấy tôi Đại Úy chánh văn pḥng Tư Lệnh SĐ21BB, tôi cũng được lệnh thuyên chuyển đến bộ TTM, và Thiếu Tướng Khiêm cử tôi giữ chức chánh văn pḥng TMT Liên Quân cũng từ ngày ấy (17/12/1962). Danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mới sử dụng từ 1/4/1964 thời Trung Tướng Nguyễn Khánh, sau văn kiện hệ thống hóa “QLVNCH gồm: Hải Quân, Không Quân, Lục Quân, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân” (2) Trong cuộc sống nhất là trong sinh hoạt chính trị, tôi không tin là có sự “tín cẩn tuyệt đồi”, v́ thật ra không có ǵ tuyệt đối trong đời sống chúng ta cả.
Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đă đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lănh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lănh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.
(1) Thiếu Tướng Khánh bàn giao chức vụ Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu cho Thiếu Tướng Khiêm trước khi ông đi Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Vùng 2 Chiến Thuật. Như vậy, tôi nghĩ, không phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Thiếu Tướng Khánh sau khi Thiếu Tướng Khiêm nhận chức. Chức TMT Liên Quân là chức vụ mới thiết lập và Thiếu Tướng Khiêm là người đầu tiên nhân chức vụ này. (2) Có phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB hay không, điều này tôi không biết. (3) Các đơn vị thi hành lệnh của Bộ TTM ngang qua TMT Liên Quân kư thừa lệnh Tổng Tham Mưu Trưởng là hành động b́nh thường trong quân đội.
Từ trước tới nay đă có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn c̣n thiếu sót và không chính xác v́ chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường th́ không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay c̣n lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài G̣n mà thôi.
Đầu tháng 3/2007 trong lúc nói chuyện với cựu Đại Tướng Khiêm sau khi đón ông và gia đ́nh từ phi trường IAH sau chuyến du lịch Pháp quốc trở về Houston, nhân lúc vui vẻ, tôi hỏi: “Thưa anh Tư, hồi đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, bắt đầu từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam ḿnh anh Tư?” “Từ phía Hoa Kỳ”. “Vậy ai là người nối vào Việt Nam ḿnh anh Tư?” “Ông S.”. “Ông ấy nối vào ai vậy anh Tư?” “Nối vào anh, nhưng anh thấy việc lớn quá nên giới thiệu với Trung Tướng Minh (Dương Văn)”. Cựu Đại Tướng Khiêm có nói tên đầy đủ của người Mỹ này, nhưng ông không muốn tôi nêu tên ông ấy dù ông S. đă chết rồi. Trong năm 1963, tôi có dịp nói chuyện với ông S. này trong những lúc ngồi chờ vào gặp Thiếu Tướng Khiêm. Ông ta trong ngành t́nh báo, nói tiếng Pháp sành sỏi. Với những ǵ tôi biết, Thiếu Tướng Khiêm là một trong những vị quan trọng trong cuộc đảo chánh chớ không phải là “nhân vật chủ chốt”. Trong một đoạn bên dưới, tôi tŕnh bày rơ hơn về điểm này.
Đến đây tiện giả xin tŕnh bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quư vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đă soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.
Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn pḥng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa v́ Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đ́nh Nhu đă có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang v́ Thiếu tá Giang đă từng là Chánh Văn pḥng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đă yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng pḥng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.
(1) Nếu tôi nhớ không lầm, lúc đảo chánh 1/11/1963, tác giả là Đại Úy chớ chưa là Thiếu Tá. Tôi c̣n nhớ văn pḥng của tác giả trong Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu, building bên trái từ cổng số 1 vào. Tác giả có trách nhiệm xét cấp “Thẻ” ra vào cổng Tổng Tham Mưu cho quân nhân viên chức phục vụ trong khuôn viên Bộ TTM. Tôi cũng được cấp thẻ đó. Tác giả nói đầu tháng 10/1963, Thiếu Tướng Khiêm gọi tác giả lên văn pḥng cho biết có đảo chánh, nhưng những ǵ tôi biết th́ những buổi họp tối mật giữa Thiếu Tướng Khiêm với các vị đảo chánh là từ trung tuần tháng 10/1963. Chứng minh: Khoảng 17 hay 18/10/1963, Thiếu Tướng Khiêm bắt đầu có những lần rời khỏi nhà ban đêm (sau đảo chánh tôi mới biết là ông đến nhà Thiếu Tướng TT Đính) mà không cho xe hộ tống theo sau, cho phép suy đoán là chuyện đảo chánh được thảo luận từ đó.
(2) Về phần tôi, 7 giờ sáng 1/11/1963 (hôm ấy là lễ Các Thánh Tử Đạo) Thiếu Tướng Khiêm gọi tôi đến nhà ông, sau khi ngồi ở góc sân mà từ đó nh́n thấy chung quanh để biết chắc là không ai nghe thấy, trước khi ra lệnh ông nói thế này” “Đây là chuyện tối mật, chú không được nói với bất cứ ai kể cả vợ chú và chú Có, nếu bị tiết lộ th́ chú đứt đầu trước tôi.” Chù Có mà Thiếu Tướng Khiêm nói ở đây là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của ông. Tôi nghĩ, nếu tác giả được tín cẩn đến mức được Thiếu Tướng Khiêm cho biết trước đảo chánh một tháng, ắt hẳn tác giả phải là nhân vật rất quan trọng trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhưng trong thực tế chừng như không phải vậy, v́ tôi không nhận thấy “người thật việc thật” liên quan đến cuộc đảo chánh. Tôi nói “rất quan trọng” v́ đây là hành động ảnh hưởng trực tiếp đến binh nghiệp và mạng sống của những vị tham gia đảo chánh. Hơn ai hết, ngành an ninh biết rơ điều này ít nhất là sau vụ 11/11/1960. (3) Những ǵ ở Sư Đoàn 4 Dă Chiến liên quan đến tác giả, tôi có nghe Trung Úy Nguyễn Hữu Có – sĩ quan tùy viên lúc ấy – nói lại, nhưng v́ chưa đủ lư lẽ để tôi tin nên tôi xem như không biết ǵ hết.
Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu v́ ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng tŕnh lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lănh Thiếu tướng Khiêm đă tranh thủ được hầu hết, chỉ c̣n có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ư, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ư với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đă có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động v́ chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lănh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.
(1) Những ngày cuối tháng 10/1963, một buổi tối sau khi Thiếu Tướng Khiêm ra khỏi nhà một lúc, Trung Tá Phạm Thư Đường – chánh văn pḥng ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu – điện thoại tôi, hỏi TT Khiêm đi đâu và tôi trả lời TT Khiêm vừa đi đâu đó tôi không biết. Trung Tá Đường nói lệnh của ông Cố Vấn bảo tôi tŕnh với Thiếu Tướng Khiêm là sau giờ làm việc không nên ra khỏi nhà, v́ lúc này bọn đặc công Việt cộng t́m ám sát các Tướng Lănh. Điều này cho thấy ông Cố Vấn Nhu theo dơi hoạt động của Thiếu Tướng Khiêm (và có thể những vị khác nữa) chớ không phải ḷng tín cẩn. Tôi chứng minh thêm. Tháng 4/1962, khi ông Cố Vấn xuống Vĩnh Long quan sát trắc nghiệm Ấp Chiến Lược, Đại Tá Khiêm – Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang – có mặt tại phi trường nhỏ đón ông Cố Vấn, nhưng khi lên xe đi thăm ACL th́ Đại Tá Khiêm vẫn ngồi trên xe của ông chớ không đi theo phái đoàn. Trung Tá Lê Văn Phước -Tỉnh Trưởng Vĩnh Long- đến tận xe mời Đại Tá Khiêm cùng ngồi xe với ông Cố Vấn, Đại Tá Khiêm nói: Anh đưa ông Cố Vấn đi thăm ÂCL, tôi vào nhà anh ngồi chờ”. Sở dĩ tôi nghe được câu trả lời và nh́n thấy thái độ của Đại Tá Khiếm, v́ tôi vừa là chánh văn pḥng Tư Lệnh SĐ21BB vừa trách nhiệm theo dơi trắc nghiệm ACL tại các tỉnh Hậu Giang, và lúc ấy tôi đứng cạnh Đại Tá Khiêm. (2) Trong quân sự, lệnh phải “ngắn gọn, rơ ràng, chính xác”. Ở đây, Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả bảo Đại Tá Đỗ Mậu “tạm thời lánh mặt” dường như lệnh này không rơ nghĩa. Xin thưa, mỗi lần Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tôi, bao giờ ông cũng hỏi: “Chú có ǵ cần hỏi không?” Trường hợp tôi hiểu không rơ là tôi hỏi lại ngay. Với lệnh bảo Đại Tá Đỗ Mậu “tạm thời lánh mặt” phải hiểu thế nào để chuyển lệnh cho đúng? (3) Chính tôi điện thoại liên lạc Thiếu Tướng Khánh (ở Pleiku) nhưng ông không nhận điện thoại, măi đến gần sáng 2/11/1963 ông mới lên tiếng ủng hộ đảo chánh, chứng tỏ Thiếu Tướng Khánh không tham dự từ đầu, v́ nếu tham dự từ đầu th́ Thiếu Tướng Khiêm đâu cần ra lệnh cho tôi điện thoại hỏi TT Khánh.
Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn pḥng; khi Thiếu tá Giang bước vào th́ thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng kư v́ Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.
(1) Vào thời gian ấy, cử vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn phải là Sắc Lệnh của Tổng Thống, đâu thể nào chỉ do một công điện mà là công điện của vị Tham Mưu Trưởng Liên Quân lại đủ thẩm quyền thay cho một Sắc Lệnh? Thêm nữa, những tài liệu thuộc loại mật và tối mật trong văn pḥng TMT Liên Quân, hoàn toàn do tôi đánh máy, cho số, vào phong b́, dán kín mới gởi, cũng như lưu giữ trong tủ sắt ngay sau lưng tôi, không một sĩ quan nào có trách nhiệm này. Nhưng tôi hoàn toàn không biết ǵ về công điện mà tác giả nói ở trên. (2) Tôi có chút thắc mắc: “Tại sao phải có mặt tác giả bên cạnh Đại Tá Nguyễn Hữu Có để chứng minh công điện đó là thật”. Như vậy phải hiểu rằng, nếu không có tác giả th́ Đại Tá Có chẳng có giá trị gi hết, nếu không nói lúc ấy “Đại Tá Có chỉ là cái bóng của tác giả”. Với lại những ǵ tôi biết về Đại Tá Đạm, ông là người rất chính chắn b́nh tỉnh trong mọi vấn đề, nên tôi tự hỏi: Chẳng lẽ Đại Tá Đạm biết tác giả được sự tín cấn của Thiếu Tướng Khiêm đến mức chỉ cần sự có mặt của tác giả đă đủ để ông tin tưởng cái lệnh tối mật đó là thật sự của Thiếu Tướng Khiêm? Chẳng lẽ Đại Tá Đạm lại chấp nhận cái công điện đó của vị TMT Liên Quân có thẩm quyền thay cho Sắc Lệnh của Tổng Thống? Dù ǵ th́ trên quyền của TMT Liên Quân c̣n có Trung Tướng Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng nữa mà. Phải chăng tác giả hàm ư tác giả là biểu tượng của Thiếu Tướng Khiêm do tác giả từng là chánh văn pḥng của Đại Tá Khiêm khi ông giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Dă Chiến đồn trú tại Biên Ḥa. (tùy theo thời gian, tôi dùng cấp bậc đúng vào lúc ấy)
Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh th́ thiếu tá Giang phải giữ lại trong pḥng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn th́ Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ư bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rơ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đă ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lư do cản trở Đại úy Nhung th́ Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.
(1) Ngày 31/10/1963, hoàn toàn không có buổi họp nào tại Bộ TTM do TT Khiêm chủ tọa cả. (2) Ngày 1/11/1963, lúc 7 giờ sáng (hôm ấy nghỉ lễ buổi sáng), Thiếu Tướng Khiêm đưa tôi hai danh sách và ra lệnh: Thứ nhất. Mời quí vị trong danh sách 1 đến câu lạc bộ Bộ TTM trước 12 giờ để dùng cơm, thật ra là buổi họp của những vị tham gia đảo chánh trước khi lên pḥng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm. (2) Mời quí vị trong danh sách 2 đến họp tại pḥng họp số 1 (tầng 1 ṭa nhà chánh) và yêu cầu có mặt trước lúc 1 giờ trưa, thật ra là cầm chân trong pḥng họp. Đúng 1 giờ trưa, đóng cửa lại và cho Quân Cảnh gác, không một ai trong số đó được ra vào. Lúc ấy tác giả không phải là thành viên của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, cũng không phải là sĩ quan thừa hành của bất cứ vị nào trong đó, tôi nghĩ, tác giả làm sao ngăn chận Đại Úy Nhung là người nhận lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng. Thật ra – theo lời của cựu Đại Tướng Cao Văn Viên – nói với tôi trong bữa ăn tại nhà anh chị Lư Thanh Tâm ở Virginia trưa ngày 6/9/2003, chính Thiếu Tướng Đính bảo Đại Úy Nhung tháo c̣ng ra (lúc ấy mới c̣ng 1 tay). (3) Tôi ngạc nhiên ở điểm, tác giả không phải là Trung Tướng Minh, cũng không phải là Đại Úy Nhung, làm sao biết được Đại Úy Nhung “tự ư” bắt Đại Tá Tung? Sự kiện mà tác giả nêu lên là sự kiện lịch sử, v́ vậy mà sự suy đoán nhất là suy đoán theo chủ quan, tôi nghĩ là nên tránh. (4) Nhẩy Dù lúc ấy là Lữ Đoàn chớ chưa là Sư Đoàn. (5) Ngay Đại Tá Nguyễn Đức Thắng Trưởng Pḥng 3 TTM, Đại Tá Đặng Văn Quang Trưởng Pḥng 4 TTM, cũng không vào được, tác giả làm sao vào bản doanh HĐQNCM để nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm. Xin mời đọc thêm đoạn cựu Đại Tướng Khiêm từ Virginia điện thoại tôi ở Houston vào tối 21/10/2003 (bên dưới) để nhận ra điều mà tác giả nói Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả ngăn chận hành động Đại Úy Nhung, “điều đó có thể có hay không”.
Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi t́nh trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uư Triệu và yêu cầu Đại úy vào tŕnh diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh tŕnh diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ ǵ do đó mới bị chết thảm.
Ngày 31/10/1963, không có chuyện Đại Úy Triệu đẫn quân đến hỏi t́nh trạng Đại Tá Tung.
Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đă chủ động qua các diễn tŕnh như:
Ngày 31/10/1963, đâu có cuộc đảo chánh nào mà nổ súng. Đảo chánh ngày 1/11/1963, ngày này không phải riêng Việt Nam ḿnh mà nhiều quốc gia trên thế giới đều biết, nhưng theo tài liệu của tác giả là ngày 30/10/1963. Viết nhầm con số chăng? Tôi e không phải, v́ ngày 1 chỉ có một con số nhưng tác giả lại gơ vào số 3 trước rồi đến số 1. C̣n con số tháng 10 khác xa với con số tháng 11. Muốn viết số 11 th́ gơ hai lần số 1 tận cùng bên trái, nếu gơ nhầm số thứ nh́ phải là số 2 hay số 3, chớ đâu thể nào gơ nhầm vào số 0 ở gần tận cùng bên phải của hàng số. Nếu được tác giả giải thích điều này th́ rơ nghĩa.
- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật.
Lệnh của HĐQNCM (không phải lệnh của Thiếu Tướng Khiêm) cử Đại Tá Nguyễn Hữu Có xuống SĐ7BB (Mỹ Tho) khống chế Đại Tá Đạm án binh bất động. BTL Quân Đoàn 4 tại Cần Thơ và SĐ9BB đồn trú tại Sa Đéc, hai đại đơn vị này cũng bị khống chế án binh bất động như vậy.
- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài G̣n để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn pḥng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.
- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.
Lúc 1 giờ trưa, tôi xuống lầu chuyển lệnh cho Quân Cảnh đóng cửa pḥng họp số 1 và Quân Cảnh đứng gác. Tôi thấy tận mắt để biết chắc là lệnh đă được thi hành, rồi trở lên văn pḥng tŕnh Thiếu Tướng Khiêm.
- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết.
Tối 1/11/1963, tôi điện thoại lên Quân Đoàn 2 để chuyển lời của Thiếu Tướng Khiêm hỏi TT Khánh có ủng hộ hay không, nhưng TT Khánh không nhận điện thoại. Như vậy, Thiếu Tướng Khánh không được biết cuộc đảo chánh ít nhất cho đến sau 1 giờ trưa (giờ G của cuộc đảo chánh). Trường hợp Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí có công điện ủng hộ ngay sau 1 giờ trưa ngày 1/11/1963. Tôi có trách nhiệm nhận các công điện do Truyền Tin Bộ TTM đưa đến và mang vào tŕnh Thiếu Tướng Khiêm, cũng có nghĩa là tŕnh cho HĐQNCM. Ngay sau đó, những công điện ủng hộ được chuyển sang đài phát thanh để phát trên làn sóng. Tôi cũng được lệnh bảo Truyền Tin Bộ TTM “chận bắt” tất cả công điện gởi về Phủ Tổng Thống và tŕnh ngay vào Hội Đồng.
- Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v… có mặt tại Ṭa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền v́ tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong pḥng làm việc của tướng Khiêm.
Tôi có mặt trong văn pḥng từ sáng sớm ngày 1/11/1963 liên tục ngày đêm đến chiều ngày 3/11/1963 mới về nhà, tôi không thấy tác giả có mặt trong pḥng Thiếu Tướng TMT Liên Quân, tức bản doanh của HĐQNCM. Đúng là mọi diễn biến đều diễn ra trong pḥng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm và điều này trong Bộ TTM ai cũng biết cả, nhưng thực quyền th́ không phải vậy. Bằng chứng. Khoảng 5 giờ chiều 1/11/1963, khi tôi vào cầm ống nói điện thoại đưa Thiếu Tướng Khiêm và mời ông tiếp chuyện với Tổng Thống, Thiếu Tướng Khiêm chưa kịp phản ứng th́ Trung Tướng Minh giựt ống nói trên tay tôi và nói chuyện với Tổng Thống. Vài phút sau đó, cũng điện thoại từ Đại Úy Bằng, sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, yêu cầu tôi mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống, nhưng Trung Tướng Minh cũng giựt ống nói và đặt xuống máy chớ không nói chuyện. Thiếu Tướng Khiêm với thái độ b́nh thản, im lặng. Thêm nữa, lúc 7 giờ tối, Trung Tướng Minh gọi các vị vào họp, lúc ấy có thêm Trung Tá Đỗ Khắc Mai (Không Quân) mới đến. Ông ra lệnh: “Đến 7 giờ sáng mai (2/11/1963) nếu dinh Gia Long chưa đầu hàng, Không Quân cho nhiều phi tuần khu trục đánh bom, sau đó Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp tấn công vào …..” Chỉ vài sự kiện đó thôi, tôi nghĩ, cũng đủ cho thấy vị nào thực sự nắm quyền.
Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói “Tổng thống nói với các tướng lănh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ư rồi sẽ tŕnh lại Tổng thống sau” nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ư đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ư điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đ́nh ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ư đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ư với tướng Minh, Đôn, Kim th́ tướng Minh nói ngay “Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục”. Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.
Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
[B]Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
Đại Tướng Trần Thiện Khiêm
[/B]
Đọc báo CS Việt nam ... xem ... Xạo Hết Chổ chưa?
[B]Tướng Trần Thiện Khiêm của chính quyền Sài G̣n cũ: Đ̣n xóc hai đầu[/B]
...Bề ngoài tỏ ra rất vâng lời thượng cấp, thậm chí c̣n quá vâng lời, nhưng khi gió đổi chiều, Trần Thiện Khiêm sẵn sàng hy sinh ngay cả những cảm xúc mang tính con người nhất...
Đầu những năm 50 của thế kỷ trước trong nhóm tay sai người Việt phục vụ cho thực dân Pháp ở tiểu khu Hưng Yên có ba viên sĩ quan trẻ: Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, quê Phan Rang, mặt quắt, tính t́nh tinh quái và luôn mồm năm miệng mười; Trung úy Cao Văn Viên, người miền Bắc nhưng lại sinh ra ở Vientiane (Lào), da trắng như da con gái, cao to, điển trai. Đại úy Trần Thiện Khiêm, người Nam, bề ngoài có vẻ đơn giản dễ dăi nhưng rất kín tiếng. Ít ai khi đó ngờ được rằng, sau này, cả ba nhân vật đó đều đă leo lên được những vị trí chóp bu trong bộ máy chính quyền Sài G̣n cũ: Nguyễn Văn Thiệu là Tổng thống cái gọi là Việt Nam Cộng ḥa, Trần Thiện Khiêm là Thủ tướng, c̣n Cao Văn Viên, mang quân hàm đại tướng, đă được giữ chức Tổng tham mưu trưởng.
Tuy nhiên, tới những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, cả ba đều đă phải ba chân bốn cẳng tẩu tán khỏi Tổ quốc trong tâm trạng ê chề khó tả.
Ít lời lắm lợi
Trần Thiện Khiêm sinh năm 1925, sớm tham gia lực lượng quân sự làm tay sai cho thực dân Pháp. Trong hai năm 1946-1947, ông ta là chuẩn uư hạ sĩ quan tại Trường Viễn Đông ở Đập Đá. Năm 1948, Khiêm đeo lon thiếu uư sĩ quan tập sự trong cái gọi là lực lượng vệ binh Nam Phần.
Cứ thế dần dà viên sĩ quan ít nói nhưng tương đối đa mưu này thăng tiến dần lên.
Tháng 7/1954, Trần Thiện Khiêm được thăng thiếu tá rồi trung tá. Khi Ngô Đ́nh Diệm được Mỹ bật đèn xanh cho trở thành tổng thống cái gọi là nền đệ nhất cộng ḥa ở Sài G̣n, Trần Thiện Khiêm rất biết cách làm thượng cấp tin tưởng ở ḿnh. Chính v́ thế nên tháng 8/1958, ông ta đă là đại tá, giữ cương vị tương đối quan trọng tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài G̣n và được cho đi tu nghiệp về chỉ huy và tham mưu tại Command and General Staff College ở Fort Leavenworth, Kansas.
Có nguồn tin cho rằng, chính ở đây Trần Thiện Khiêm đă được tuyển dụng và huấn luyện làm nhân viên CIA. Năm 1958, về Sài G̣n, Trần Thiện Khiêm đă được Ngô Đ́nh Diệm cho giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 4 dă chiến.
Tháng 2/1960, Trần Thiện Khiêm được cử làm Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh kiêm Tư lệnh Quân khu 5. Lúc này, ông ta vẫn duy tŕ t́nh bạn cánh hẩu với Nguyễn Văn Thiệu, khi đó mới là trung tá và giữ chức chỉ huy trưởng Trường Vơ bị quốc gia Đà Lạt. Một người bạn được coi là thân nhất của Trần Thiện Khiêm trong giai đoạn này là Đại tá Nguyễn Khánh. Cứ tới cuối tuần, Đại tá Khiêm lại lái xe đến đồn điền trà J'Ring đón Đại tá Khánh lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu để bù khú chuyện tṛ. Chắc chắn là ngay từ khi đó cả ba người đă không chỉ một lần cùng mơ ước tới những sự đảo lộn thời thế có lợi nhất cho họ.
Nắm trong tay một lực lượng tinh nhuệ của quân đội Sài G̣n, Trần Thiện Khiêm đă tri ân quan thầy một cách xứng đáng. Ngày 11/11/1960, Trung tá Vương Văn Đông dấy binh định làm đảo chính nhưng Đại tá Khiêm đă kịp thời kéo quân từ miền Tây về Sài G̣n giải cứu cho Ngô Đ́nh Diệm.
Sau vụ này, Trần Thiện Khiêm càng được Tổng thống Diệm và cả cố vấn Ngô Đ́nh Nhu tin cậy hơn (họ không hề biết ông ta là "tay trong" của CIA).
Ngày 6/12/1962, Trần Thiện Khiêm đă được thăng Thiếu tướng cùng chức Tham mưu trưởng liên quân của cái gọi là Quân lực Việt Nam Cộng ḥa thay thế tướng Nguyễn Khánh vừa được cử đi làm Tư lệnh Quân đoàn II. Để tạo thêm thế lực cho ḿnh, tướng Khiêm đă đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5 dă chiến và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh Vùng 2 chiến thuật.
Tới thời điểm này, vị thế của Trần Thiện Khiêm như một VIP trên thượng tầng quyền lực ở Sài G̣n đă tương đối rơ ràng, đến mức có người cho rằng, tất cả các chức vụ quan trọng trong quân đội Sài G̣n nếu có lời đề nghị của tướng Khiêm đều gần như chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận. Cũng v́ thế mà quyền lực của Tham mưu trưởng liên quân Trần Thiện Khiêm càng trở nên có uy lực đối với các cấp chỉ huy lớn nhỏ trong quân đội Sài G̣n.
Lấy oán trả ân
Trong mọi biến chuyển dị thường trên chính trường Sài G̣n, Trần Thiện Khiêm vẫn luôn duy tŕ được vị trí vững chăi và hữu lợi. Tính t́nh nóng nảy nhưng Trần Thiện Khiêm cũng là người rất biết kiềm chế trong giao đăi với xung quanh theo kiểu sơn ăn tùy mặt. Như những người từng ở gần nhận xét, ông ta cũng rất khéo trong việc tập hợp lực lượng, thường hào phóng chia sẻ bổng lộc, tiền bạc và chức tước cho bạn bè và thuộc cấp.
Tuy nhiên, Trần Thiện Khiêm không phải là một "đệ tử" nhất quán của bất kỳ ai mà ông ta luôn hành xử theo kiểu duy lợi.
Bề ngoài tỏ ra rất vâng lời thượng cấp, thậm chí c̣n quá vâng lời, nhưng khi gió đổi chiều, Trần Thiện Khiêm sẵn sàng hy sinh ngay cả những cảm xúc mang tính con người nhất. Dù có vẻ như mang ơn Ngô Đ́nh Diệm biệt đăi ḿnh, Trần Thiện Khiêm, cũng như nhiều viên tướng xôi thịt khác của chính thể Sài G̣n cũ, luôn biết rằng tiếng nói có trọng lượng cao nhất trong mọi tṛ chơi quyền lực ở đây không phải thuộc về người ngồi ở vị trí cao nhất trong bộ máy hành chính tay sai. Chính v́ thế, ông ta chỉ ủng hộ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm khi ông này c̣n chưa làm Washington phật ư.
Hiểu như vậy sẽ không thấy ngạc nhiên khi biết vai tṛ ném đá giấu tay của Trần Thiện Khiêm trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 ở Sài G̣n, dẫn tới cái chết thê thảm của anh em Ngô Đ́nh Diệm - Ngô Đ́nh Nhu.
Hơn nữa, Trần Thiện Khiêm thực ra lại thích xuống địa phương giữ chức tư lệnh quân đoàn nhiều bổng lộc và quyền hành hơn ngồi ở Sài G̣n nên trong bụng có phần bất măn với anh em Diệm - Nhu. V́ thế, khi cần lật đổ anh em Diệm - Nhu, CIA đă liên lạc ngay với Trần Thiện Khiêm để sắp đặt mọi chuyện.
Trước đây, do thiếu những nguồn tư liệu chuẩn xác nên một số người cứ cho rằng, đóng vai tṛ chủ chốt trong cuộc đảo chính đẫm máu đó là các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính…
Thực ra, nhân vật có vai tṛ quyết định thực sự ở đây lại là Trần Thiện Khiêm v́ khi đó, với ưu thế sẵn có, chỉ ông ta mới có thể thừa hành mệnh lệnh của các ông chủ Mỹ đóng vai tṛ thống nhất âm mưu với hầu hết các sĩ quan cao cấp cộm cán chống lại anh em Diệm - Nhu.
Ngay từ đầu tháng 10/1963, Trần Thiện Khiêm đă chủ động chọn cho ḿnh vai tṛ đứng ở hậu trường điều khiển một cách kiên quyết nhưng kín đáo và đầy thâm ư tiến tŕnh đảo chính. Ông ta kín đáo thăm ḍ thái độ của các chỉ huy các đơn vị quân đội và địa phương quan trọng đối với chủ trương đảo chính và lôi kéo họ theo hướng có lợi cho ông ta.
Và khi bắt đầu vang lên những tiếng súng đầu tiên của lực lượng đảo chính trưa 31/10/1963, Tham mưu trưởng liên quân Trần Thiện Khiêm, người theo chức trách lẽ ra phải huy động binh lính dẹp loạn và bảo vệ nguyên thủ th́ lại thông qua một số tay chân thân tín liên tục đưa ra những mệnh lệnh chống lại anh em Diệm - Nhu. Chính tướng Khiêm đă lệnh cho Tư lệnh Sư đoàn 5 là Đại tá Thiệu điều quân về Sài G̣n để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn Pḥng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long. Ông ta cũng t́m cách hữu hiệu để cô lập tất cả tư lệnh quân binh chủng mà ông ta cho rằng có ư chống lại cuộc đảo chính.
Những nhân chứng đáng tin cậy của sự kiện này đều khẳng định rằng, trong những ngày định mệnh đó của chính quyền Diệm - Nhu, tất cả các mệnh lệnh và quyền điều hành đảo chính đều xuất phát từ pḥng làm việc của tướng Khiêm. Những viên tướng gọi là chủ mưu đảo chính khác, kể cả tướng Nguyễn Khánh, thực chất chỉ đóng vai tṛ bung xung giúp việc mặc dù đă rất năng nổ xuất hiện như những kẻ đầu tṛ…
Chính Trần Thiện Khiêm đă thảo ra toàn bộ kế hoạch đảo chính rồi mới đưa cho tướng Trần Văn Đôn, khi đó tạm nắm chức Quyền Tham mưu trưởng liên quân và tướng Dương Văn Minh, đang là cố vấn quân sự của Tổng thống Diệm, xem xét…
Chính tướng Khiêm trong ngày đảo chính đă không ra lệnh cho Đại tá Thiệu đưa quân đánh chiếm Dinh Gia Long theo đúng kế hoạch, bỏ ngỏ khu vực này suốt buổi chiều ngày 1/11/1963 cho tới tối. Rồi cũng tướng Khiêm lại phái Cao Xuân Vỹ lái xe Renault 2CV lẻn vào cổng sau Dinh Gia Long đón anh em Diệm-Nhu đưa trốn vào nhà Mă Tuyên ở Chợ Lớn.
Tiếp đó, chính tướng Khiêm lại cử một toán quân khác t́m tới nhà Mă Tuyên định giết anh em Diệm-Nhu luôn tại đó nhưng không được v́ lúc ấy, hai người này đă đến nhà thờ cha Tam rồi. Cực chẳng đă, tướng Khiêm đổi kế hoạch, cho đón anh em Diệm-Nhu bằng xe bọc thép M-113. Và thế là hai nhân vật chóp bu của cái gọi là nền đệ nhất cộng ḥa đă bị giết trong những t́nh huống đầy bí ẩn và rối rắm.
Cần phải thấy rằng, trong cuộc đảo chính 1/11/1963, Trần Thiện Kiêm đă rất cố gắng giấu giếm bộ mặt thật của ḿnh. Theo chứng nhận của tướng Trần Văn Đôn, chiều 1/11/1963, v́ không thấy tin tức ǵ về việc Sư đoàn 5 tiến đánh Dinh Gia Long, tướng Đôn đă cho người đi mời tướng Trần Thiện Khiêm tới, nhưng không thấy ông ta ở đâu cả. Tất cả đám tướng tham gia đảo chính đều sợ lỡ đâu tướng Khiêm lại chơi tṛ "đ̣n xóc hai đầu". Tướng Dương Văn Minh điều ngay tướng Lâm Văn Phát mang lính đi đánh chiếm Dinh Gia Long. Tướng Phát đồng ư, nhưng không t́m đâu ra lực lượng, v́ tất cả các toán quân đều do tướng Khiêm nắm giữ… Măi tới 8h tối, tướng Khiêm xuất hiện, thanh minh rằng, phải đi nghỉ v́ mệt mỏi quá.
Một số nguồn tin cho rằng, nhóm tướng lĩnh tham gia cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 ở Sài G̣n đă nhận một khoản thù lao của quan thầy Mỹ vào khoảng 3 triệu đồng (tiền Sài G̣n cũ). Tướng Trần Thiện Khiêm đă nhận 500 ngh́n (có giấy biên nhận).
Tuy nhiên, sau khi đảo chính thành công và anh em Diệm - Nhu đă bị giết chết một cách thê thảm, như thường thấy trong các âm mưu phản loạn, Trần Thiện Khiêm, lúc này đă được phong trung tướng, đă không được đồng bọn nh́n nhận đúng ư. V́ ông ta chủ động "ném đá giấu tay" nên những viên tướng đầy tham vọng khác đă quyết định để cho ông ta tiếp tục đứng trong hậu trường.
Tướng Minh và tướng Đôn lấy lư do công vụ đă đẩy tướng Khiêm xuống làm Tư lệnh Quân đoàn 3, kiêm Tổng trấn Sài G̣n - Gia Định thay cho tướng Tôn Thất Đính. Dĩ nhiên, ông ta không thể cảm thấy vui v́ chuyện này nên về sau đă ủng hộ tướng Nguyễn Khánh theo lệnh CIA làm cuộc "chỉnh lư".
cand.com
Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
[B]Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
ĐẠI TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM: L̉NG DẠ PHẢN TRẮC
[/B]
TinParis. Tướng Trần thiện Khiêm, Bùi Diễm, Hà Thúc Kư ( Đại Việt cách Mạng ) , Cao Minh Châu ( Tân Đại Việt) là những đảng viên của các hệ phái Đại Việt Quốc Dân Đảng. Hai ông HTK, và CMC đă qua đời. Những anh em trong đảng ĐVQDĐ đều biết họ đều hoạt động cho CIA. Ngoài ra c̣n có nhiều anh em đảng viên khác cũng hoạt động cho CIA và cho t́nh báo Pháp nữa.
Đó không phải là một điều xấu nếu nằm trong chánh sách và chiến lược của Đảng, nhưng tiếc thay họ lại phụng sự đắc lực cho ngoại quốc hơn là cho Đảng và Quốc Gia dân tộc. Mặt khác họ c̣n phô trương ảnh hưởng của họ một cách gián tiếp để nắm quyền lănh đạo Đảng, làm lợi cho bản thân và bè phái của họ.
Quanh đi quẩn lại, trong sinh hoạt gọi là " chánh trị " tại hải ngoại, toàn là những đảng viên " hoạt đầu " của Đại Việt Quốc Dân Đảng đă làm " nát bét " cộng Đồng Hải Ngoại v́ thua kế " kẻ địch " đa dạng , đa năng. Đó là những Phạm văn Liễu, Nguyễn Kim, Trần Minh Công trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh ( Bịp ) trước đây, Hồ Văn Kỳ Thoại hay Trần Thiện Khiêm, v.v..chưa kể đến Lê tấn Trạng, Lê Phát Minh , Phan tấn Trí, Nguyễn Quốc Nam của Tân Đại Việt và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam .
Chúng tôi muốn lên tiếng cảnh báo những kẻ có ḷng đối với Quốc Gia Dân Tộc nhất là những người trẻ , hăy nh́n rơ vấn đề và can đảm tiếp tục con đường tranh đấu cho Chính Nghĩa Quốc Gia của ḿnh ngày thêm sáng chói vững bền !
ĐẠI TƯỚNG TRẦN THIỆM KHIÊM, TRÁI TIM PHẢN TRẮC.
TRƯƠNG MINH H̉A ( tinparis.net)
Lời người viết: Xé tập thể quân nhân quân lực VNCH hải ngoại ra làm hai, hoặc nhiều mảnh vụn, để sau cùng biến thành" bất khiển dụng", đoạn tan hàng, như ngày 30 tháng 4 ăm 1975, được thực hiện bởi: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đại tướng Dương Văn Minh , chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đưa đến kết quả:" bàn giao tất cả vũ khí, trại lính và kể cả sinh mạng quân lính cho Việt Cộng trong ṿng trật tự".
Ngày nay tại hải ngoại, Việt Cộng và tay sai cũng đang thực hiện đúng theo" mục đích yêu cầu" của Việt Cộng là gây phân tán lực lượng quân nhân, được Việt Cộng đánh giá là" thành tŕ vững chắc, mạnh nhất" sau cùng tai hải ngoại, nên phương cách đánh tan, đúng theo sách của Karl Marx dạy là khai thác tối đa:" mâu thuẫn nội tại" để lập bè, kết cánh và sau cùng là thành lập ra một hội quân nhân khác, mang tên Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, được hiểu là HÔI QUÂN NHÂN QUỐC DOANH, cũng do một số ít: " tướng, tá, úy" của ta, nhưng đối đầu với toàn thể quân ta; chẳng khác nào trong nước, Việt Cộng lập ra các Hội Tôn Giáo QUỐC DOANH, hoạt động song hành với các tôn giáo chính danh (không bị đảng khống chế), với phương tiện tài chánh dồi dào, được ưu tiên nhiều mặt, là đ̣n tiêu diệt tôn giáo có bài bản, rất tinh vi, y như câu:" sư tử trùng thực, sư tử nhục", tức là không ai giết được con sư tử, chỉ có con ṿi trong thịt nó là làm tan tành cơ thể cường tráng của nó.
Đây là thủ đoạn gian manh của Việt Cộng được" chuyền nhông" qua cánh tay nối dài Việt Tân ở hải ngoại. Kể từ ngày có cái gọi là:" đại hội toàn quân" lẹt đẹt vài tướng như Lên Minh Đảo, Nguyễn Khắc B́nh, Hồ Văn Kỳ Thoại.. đại tá có Nguyễn Xuân Vinh, đại úy Đoàn Hữu Định...cũng qui tụ được một số mang tiếng là quân nhân, cấp bậc lớn nhỏ trong quân đội, nhưng theo Việt Tân là công nhận ba điều mà tất cả các quân nhân, hội đoàn, cộng đồng người Việt Tự Do cực lực, triệt để chống lại:
- Coi đảng Cộng Sản Việt Nam là thành phần dân tộc, tức là đi ngược lại hầu hết các bản nội qui của các tổ chức:" không công nhận Cộng Sản dưới bất cứ h́nh thức nào". Hăy đến các tổ chức để t́m bản nội qui, sẽ thấy được câu nầy, như là khởi đầu của tổ chức về lập trường, được coi là câu rất cần thiết, như hiến pháp vậy.
- Coi tên đại quốc tặc Hồ Chí Minh là có công với đất nước. Đây chỉ có đảng viên Cộng Sản và tay sai công nhận mà thôi. Vậy, Việt Tân là ai mà tôn sùng Hồ Chí Minh như người yêu nước, có công" đánh Tây, đánh Mỹ"?, nên cho tên khỉ Hồ nầy là có công với đất nước.
- Ngày quốc hận 30 tháng 4 hàng năm là đau buồn, thế mà băng đảng Việt Tân lại" hồ hởi phấn khởi để gọi là NGÀY DIỄN HÀNH CHO TỰ DO", là chúng cùng với giặc Cộng ăn mừng ngày" đại thắng mùa xuân 1975" ngay tại vùng đất tỵ nạn đấy; điều nầy chẳng khác một nhóm tàn dư của Hitler, ngang nhiên tổ chức ngày" tàn sát dân Do Thái" tại nước Do Thái hay trong một cộng đồng Do Thái ở hải ngoại, nơi đây phần đông là có thân nhân bị thảm sát trong các trại tập trung thời đệ nhị thế chiến. Như vậy mà vẫn có một số người gốc tỵ nạn Cộng Sản, trong đó có một số quân nhân, công chức, có bằng cấp cao, lại chấp nhận" diễn hành ăn mừng ngày kẻ thù Việt Cộng thắng thế", để kỷ niệm vui mừng cái ngày bị chúng" diễn hành cho ngày giải phóng" qua câu nói của tên Nguyễn Hộ:" nhà chúng ta ở, vợ chúng ta lấy, con chúng ta bắt làm nô lệ".
Lính ǵ mà đi theo một băng đảng như vậy, tự hỏi họ là:" bộ đội" chứ ǵ!. Cho nên từ nay, những quân nhân nào ủng hộ, tham gia hội quân nhân Quốc Doanh, đáng được gọi là:" bộ đội Khỉ Hồ" ở hải ngoại, chứ không thể mang danh là quân nhân quân lực VNCH, v́ họ là thứ quân nhân" đồng sàng dị mộng", hay là" đám gịi" trong tập thể quân đội VNCH..
Thành quả " vượt chỉ tiêu" của đám" bộ đội khỉ Hồ" là xé tập thể quân nhân ra làm hai. Do đó, từ ngày có cái gọi là" đại hội toàn quân" th́ Việt Cộng rất mừng, chứ nào phải" nghe tin lính tập trung mà Việt Cộng lẫn Trung Cộng rung sợ đâu", chúng ăn ngược nói ngạo đấy. Thành quả lập công dâng đảng cướp Việt Cộng là: từ nay, ngày quân lực 19 tháng 6 được tổ chức 2 nơi...như vậy mà có kẻ lếu láo là tạo t́nh ĐOÀN KẾT, kiểu nầy là quân nhân hải ngoại ĐẾCH C̉N t́nh" huynh đệ chi binh " v́" Việt Cộng và Việt Tân RINH mất rồi".
Do đó, những ai từng" khoát áo chiến binh" rất đau ḷng khi thấy quân nhân chia hai, nhưng cũng có một đám" quân nhân quốc gia, theo ma Cộng Sản" là coi việc" xé quân nhân ra làm hai là ĐOÀN KẾT", đây là cách nói y như Việt Cộng, ăn đàng sóng nói đàng gió, chắc là bị lây bịnh nói lếu, phét biểu láo y như Việt Tân và Việt Cộng. Có ai gọi"chia hai" là đoàn kết bao giờ?.
Sau đây là bài viết về đại tướng Trần Thiện Khiêm, sau hơn 35 nằm im, bỗng xuất hiện trong hội quân nhân quốc doanh, đúng là:" đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu".
Đại tướng, kiêm thủ tướng chính phủ nền Đệ Nhị Cộng Ḥa và cũng là" Người Di Tản SỚM" khi miền Nam bị thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chớ nào phải là" Người Di tản buồn" như bài ca của nhạc sĩ Nam Lộc viết sau khi đến bến bờ tự do. Trần Thiện Khiêm, một đời nhung lụa, quyền hành, công thành danh toại trong suốt thời kỳ hơn 20 năm tại miền nam. Thuộc thành phần ưu tiên trong xă hội:
" Lúc vinh quang, sung sướng, ph́ da.
Khi hữu sự, đâm đầu chạy trước"
Ông đại tướng Trần Thiện Khiêm được coi là một trong số các nhân vật được nhiều người dân miền Nam biết nhiều từ năm 1954 đến 1975 và hơi hám hăy c̣n vương vấn chút" xú uế" tại hải ngoại sau khi Việt Cộng chiếm miền nam bằng chiến thắng thời cơ, mà cái gọi là: "đại thắng mùa xuân ĐỘT XUẤT" ngày 30 tháng 4 năm 1975, được bùng phát, cũng là do công lao đóng góp rất lớn của trung tướng, tổng thống, tổng tư lịnh quân lực VNCH Nguyễn Văn Thiệu phá nát quân lực VNCH ở hai quân khu 1 và 2 địa đầu giới tuyến bằng những lịnh lạc:" phi quân sự, phi chỉ huy, phi nhân" nên từ:" tái phối trí lực lượng" biến sang:" di tản chiến thuật", sau cùng đưa đến thảm họa cho dân chúng, gia đ́nh quân nhân, sinh mạng binh lính nơi" đại lộ kinh hoàng", làm cho các đơn vị thiện chiến như Thủy Quân Lục Chiến, Dù, trở thành" bất khiển dụng" kèm theo mọt số lịnh" sáng rút, chiều tái chiếm", gây hoang mang, mất tinh thần chiến đấu, đưa đến hổn loạn, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho giặc Cộng tiến quân như chỗ không người nơi các vùng đất tự nhiên bỏ ngơ; đó chính là nguyên nhân hiển hiện nhất cho sự tan hàng hơn 1 triệu quân, chỉ trong ṿng 55 ngày.
Nếu không, th́ các sư đoàn chính qui Bắc Việt và du kích khủng bố miền nam phải lănh một trận tổn thất nặng nề hơn cả tết Mậu Thân 1968 khi chúng vào thành thị,thôn làng... ngoài chuyện đụng phải các lực lượng pḥng thủ, kháng cự, c̣n có Nhân Dân Tự Vệ có mặt tại tất cả thôn xóm, làng, ấp và nhất là ḷng dân hăy c̣n kinh hoàng trong trận Tết Mậu Thân, nên tinh thần chống giặc rất cao. Dù lúc đó đạn dược không nhiều, nhưng cũng đủ để cho mỗi chiến sĩ, mỗi nhân dân tự vệ bắn hạ ít nhất là vài tên Việt Cộng, khi ta là lực lượng pḥng thủ, chúng xâm nhập vào một trận địa với thất lợi lớn là không am tường địa thế, dân t́nh. Do chiến thắng quá bất ngờ, do quân ta tự ư bỏ vị trí, Việt Cộng ngỡ ngàng tiến vào" tiếp quản", chúng không chuẩn bị trước, đành phải xài bọn đón gió" Việt Cộng ba mươi" để hướng dẫn, tiếp thu và điều hành guồng máy hành chánh miền nam... nên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Cộng đă" phản ánh" trung thực cái tâm trạng ấy qua bài ca mang tên" Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ Chí Minh" với câu ca:" Tuổi lớn rồi mà như ngây thơ, ba mươi năm ta mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào".
Trần Thiện Khiêm, với trái tim phản trắc, trong cuộc sống" thủ đắc" nhiều quyền chức, lợi nhuận và mưu mô, đúng là một Nhạc Bất Quần thời đại. Tuy nhiên, ông ta là người rất khôn khéo, nên tới giờ nầy, c̣n có một số người ngưỡng mộ, kính trọng với cái địa vị cũ: đại tướng, thủ tướng chính phủ. Trong số nầy có những thuộc cấp củ, dù thượng cấp làm bậy, nhưng cũng nhắm mắt bao che, nhưng đây là chuyện" vải the che mắt thánh".
Thời đệ nhất Cộng Ḥa, lúc đó miền nam chia thành 5 quân khu, đại tá Trần Thiện Khiêm từng được tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tin cậy, cho giữ chức vụ tư lịnh quân khu 5 ( sau nầy là quân khu 4). Năm 1960, sau vụ đảo chánh hụt của nhóm đại tá Nguyễn Chánh Thi, trung tá Vương Văn Đông.. .chính đại tá Trần Thiện Khiêm là người có công cứu giá, đập tan phản loạn, nên được tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tin hơn, được thăng cấp thiếu tướng.
Vợ của Trần Thiện Khiêm là Đinh Thị Yến, dân biểu quốc hội, lại có chân trong ban chấp hành Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ, do bà cố vấn Ngô Đ́nh Nhu ( Nhủ danh Trần Lệ Xuân), bà nầy rất cận kề với bà Nhu, càng được gia đ́nh chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm tin tưởng hơn. Tuy nhiên, ḷng người khó lường, không ngờ trong cuộc đảo chánh định mệnh ngày 1 tháng 11 năm 1963, thiếu tướng Trần Thiện Khiêm lại là một nhân vật quan trọng trong đám tướng tá phản loạn chủ chốt, cùng với trung tướng Dương Văn Minh , Trần Văn Đôn, các thiếu tướng như Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính, Nguyễn Khánh, Lê Văn Nghiêm... đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Đổ Mậu.... đưa đến thảm sát chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ cố vấn Ngô Đ́nh Nhu.
Được biết, thời khí thế " cách mạng" đảo chánh ùn ùn, dưới trướng của tướng Trần Thiện Khiêm c̣n có: đại tá Trần Văn Trung là tham mưu phó nhân viên, đại tá Đặng Văn Quang là tham mưu phó tiếp vận, đại úy Phạm Bá Hoa, là chánh văn pḥng ( Phạm Bá Hoa được lịnh tướng Khiêm cho lên mỗi người một cấp bực, một tuần sau đảo chánh) như vậy, đủ thấy quyền lực bao trùm củ a thiếu tướng Khiêm trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng như thế nào.
Sau khi đảo chánh xong, th́ t́nh h́nh chính trị tại miền nam xáo trộn, lư do là hầu hết các phản tướng, phản tá, không có nhiệt tâm với đất nước, thiếu khả năng lănh đạo, thiếu viễn kiến chính trị, hay cố t́nh phá hoại công tŕnh" b́nh định nông thôn, ổn có thành thị, tố Cộng triệt để" của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm; nên họ bỏ ngơ quốc sách Ấp Chiến Lược, là gỡ lá bùa ếm bọn Việt Cộng tại các vùng nông thôn, nên chúng có cơ hội và điều kiện vùng dậy, đưa dần đến t́nh trạng mất an ninh, cho nên thời đệ nhị Cộng Ḥa, trong danh từ quân sự, có thêm cụm từ" vùng xôi đậu" hay là" vùng oanh kích tự do" ghi trong các phóng đồ hành quân.
Sau khi đảo chánh, đến ngày 30 tháng 1 năm 1964, trung tướng Nguyễn Khánh làm một cuộc đảo chánh khác, gọi là CHỈNH LƯ, cũng có sự tham gia tích cực của trung tướng Trần Thiện Khiêm, đương kiêm tư lịnh quân khu 3, được đại tá Phạm Ngọc Thảo móc nối v́ lúc đó Nguyễn Khánh làm tư lịnh quân khu 2, có quân đâu mà chỉnh lư?. Tuy nhiên sau đó, Nguyễn Khánh, cũng là thứ phản trắc, bắt tay ngầm với Việt Cộng, ông thả và đưa về mật khu con mụ Bùi Thị Nga, là vợ của tên Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát, được Hà Nội phong làm con rối" chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" .
Với cái quá tŕnh đầy lọc lừa, phản trắc trong chính trường miền nam vào hai thời chính thể: đệ nhất và đệ nhị Cộng Ḥa, đại tướng Trần Thiện Khiêm là một con người có nhiều thủ đoạn, nên rất khó tin, được cơ là thứ" lừa thầy, phản bạn", nhưng kín đáo, hành tung ít bị lộ.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, suốt 35 năm qua, đại tướng, kiêm thủ tướng Trần Thiện Khiêm sống một cuộc đời thầm lặng nơi đất Hoa Kỳ. Ông được mọi người ghi nhận là không tham gia bất cứ sinh hoạt nào, ngay cả chút lưu tâm đến quân nhân, một tập thể từng tạo cho ông cái lon đại tướng, danh vọng tột đỉnh tại miền nam.
Đột nhiên, đại tướng Trần Thiện Khiêm xuất hiện với cái tổ chức mang tên Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, mà tổ chức nầy đă gây phân hóa, bị băng đảng Việt Tân" chủ tŕ, chỉ đạo", bị coi là quá bể, nên được Phan Tấn Ngưu hâm nóng theo kiểu" ḿ ăn liền" bằng Microwave.
Chủ tịch, đại tá, tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh rút lui với lư do" gia đ́nh" để không ai thắc mắc, nhất là vớ được một" cháu" giai nhân, nên cần phải được yên thân, hưởng hạnh phúc trong những ngày c̣n lại, như trong bài ca của Phạm Duy, viết sau khi về làm dân Việt Cộng:" t́nh già trên đồi cỏ non". Do đó, để cho sinh hoạt hội quân nhân quốc doanh được tồn tại, nên họ cùng nhau" nhất trí" tín nhiệm phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nhân vật nầy cũng có thành tích" tôn trọng chánh nghĩa khủng bố, cướp của, giết người của Việt Cộng" qua lời phát biểu trên đài phát thanh SBS tại Úc Châu vào cuối tháng 4 năm 2007, cũng là" nhà văn" với" can trường trong chiến bại".
Sự có mặt trong cái hội quân nhân quốc doanh nầy của đại tướng Trần Thiện Khiêm cũng có lư do, h́nh như đây là thời cơ để" thủ lợi" ǵ đây, hay là một mưu đồ phản trắc khác, do bản chất của ông ta, từng phản trắc nhiều lần, như câu tục ngữ:" non sông dể đổi, bản tánh khó chừa" trong cuộc đời công hầu khanh tướng tại miền nam trước 1975?.
Trước đây, tổng thống, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, kiêm luôn danh hiệu: " chiến sĩ đào ngũ RA KHƠI", sau nhiều năm im lặng là vàng, nín thở để trốn trách nhiệm, nín luôn dù bị Việt Cộng gán cho tội: " mang theo 16 tấn vàng", rất là hèn, hay là ông Thiệu muốn chứng minh cho thế giới và lời tuyên truyền bôi nhọ của đảng Cộng Sản là: "bọn Ngụy quân, ngụy quyền tham nhũng" nên tổng thống bỏ chạy mà con bợ cả 16 tấn vàng, là tài sản của quốc gia ( sau nầy tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo mới tiết lộ là số vàng nầy được biến thành tài sản riêng của một số tên Việt Cộng lănh đạo, trong đó có Lê Duẩn)... bỗng nhiên ông Thiệu nhào ra thành lập cái tổ chức gọi là:" Phong Trào Xây Dựng Dân Chủ và Tái Thiết Đất Nước" vào năm 1997, với mục đích bán đứng người Việt tỵ nạn hải ngoại lần nữa cho Việt Cộng qua chiêu bài: "ḥa hợp ḥa giải theo định hướng xă hội chủ nghĩa", đây là hệ quả của cuộc mật đàm với đại tá quân hại Nhân Dân" BUỒI TÍN", được hai bên cho là" Hội Đàm Paris 2", không ngờ sau đó, ông Thiệu đột ngột qua đời ở Hoa Kỳ.
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, người" hùng phổi ḅ", lắm tṛ tŕnh diễn, thích phô trương cái tôi, từng là chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, hô hào" bắc tiến", nhưng nay th́" tiến về Bắc" để liếm láp chút tàn dư" ao cá Bác Hồ", là đồ tay sai cho đám dốt ở Bắc Bộ Phủ, tôn thờ chủ tịch Khỉ Hồ Chí Minh, bị toàn quân, toàn dân khinh là đồ bất chánh, bất nhân, bất nghĩa.
Đại tướng, kiêm quốc trưởng Nguyễn Khánh, sau vụ đi đêm với Việt Cộng, thả vợ Huỳnh Tấn Phát vào mật khu, bị mất chức, phải lưu vong. Vào năm 1974, trong khi quân dân miền nam đang chống Cộng, bảo vệ an b́nh, th́ Nguyễn Khánh lại kêu Mỹ phải rút quân, không can thiệp vào Việt Nam, để Việt Cộng sớm cướp chính quyền, y như mục đích yêu cầu của đảng Cộng Sản Việt Nam sau hiệp định Geneve 1973. Nguyễn Khánh cũng từng trở thành quốc trưởng của chính phủ Chú Chánh sau nầy, nay đă giải tán, h́nh như vẫn c̣n có mối quan hệ trong việc" mưu bá đồ vương" bằng con đường tắt là nhờ Mỹ đưa về làm vua...c̣n lâu đấy!.
Miền nam sau vụ đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, do các tướng tá phản loạn, đưa đến mất an ninh, t́nh h́nh bất lợi cho cuộc chiến đấy chống Cộng. Mặt khác, với những kẻ thay thế tổng thống Ngô Đ́nh Diêm để lănh đạo đất nước nêu trên: từ Dương Văn Minh đến Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, toàn là những kẻ như thế, đă đưa miền nam đến thất bại ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Quân lực VNCH dù là hùng mạnh, thiện chiến, nhưng tại bộ máy đầu năo, bịt đụt khoét bởi đám GỈI như Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm....th́ đúng là" sư tử trùng thực, sư tử nhục", nên đành phải tan hàng một cách tức tưởi ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Một điều tồi bại nhất là: đám phản tướng, phản tá nầy lại hèn nhát, không dám nhận trách nhiệm, tội lỗi với đất nước, dân tộc. Họ đổ thừa cuộc đảo chánh năm 1963 là do Mỹ gây ra. Ngay cả tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, bộ trưởng kế hoạch của ông Thiệu, với quyển sách" khi đồng minh tháo chạy" để biện minh cho sự hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm, chỉ cần đổ hết cho Mỹ là xong, sạch nợ sông núi và chạy hết tội lỗi hay sao?.
Trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, không thấy bất cứ đơn vị tác chiến nào của Hoa Kỳ tham dự cả, nhưng chỉ thấy toàn là quân lính VNCH do mấy ông tướng, tá chỉ huy, đánh với quân pḥng vệ tổng thống phủ; oai hùng nhất về tài thao lược, phải kể đến đại tá Nguyễn Văn Thiệu, tư lịnh sư đoàn 5, nổi danh là:" đánh với phe ta giỏi hơn đánh với Việt Cộng" ( như vậy có nghĩa là: ông Thiệu không muốn đánh với VC, h́nh như có lư do thầm kín bên trong, một con người khó hiểu ấy).
Nếu Mỹ muốn đảo chánh, thay tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, v́ bất đồng ư kiến, nhưng các tướng tá đều không ai muốn, một ḷng trung thành với thể chế, biết đặt quyền lợi đất nước trên cá nhân, cùng nhau đoàn kết chống Cộng, th́ Mỹ có làm ǵ được không?. Đám phản loạn nầy trốn chạy trách nhiệm từ năm 1963 đến nay, nhưng lịch sử không thể quên tội của chúng. Sau khi làm cho đất nước tàn lụi, các tướng tá phản loạn tung tin: đảo chánh do Mỹ cả, nên trong quân đội, dân chúng, có nhiều người tin thật. Chính cái lối tung hỏa mù nầy, gây nên những bất lợi sau đây:
-Dù Mỹ là đồng minh, giúp Việt Nam chống lại làn sóng đỏ, họ hy sinh 58 ngàn nhân mạng, hàng trăm tỷ Mỹ kim, sau giúp hàng triệu người Việt có nơi để làm lại cuộc đời mới sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng vẫn ghét Mỹ, thù Mỹ, có phải là" vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát" hay không?. Trong khí đó Việt Cộng coi" đế quốc Mỹ là kẻ thù số một" là tư bản cực kỳ phản động, vậy mà họ t́m cách" kề cận" với Mỹ để khai thác những chính sách của Mỹ mà thủ lợi.
Như vậy, cái hỏa mù" thằng Mỹ điếm, thằng Mỹ không tốt, tất cả thất bại miền nam đều do Mỹ cả"...gây ấn tượng không tốt về người bạn đồng minh ( dù sao Mỹ cũng tốt hơn Việt Cộng, Trung Cộng). Tại sao chúng ta không đi sát với Mỹ để khai thác những lợi điểm mà đối phó với Việt Cộng, Việt gian?.
Đó là lư do mà từ lâu nay, cộng đồng người Việt Tự Do đă bỏ ngơ, để nhường chỗ cho một lũ Việt Tân" thiểu số củ a thiểu số", bon chen gần Mỹ, trở thành đại diện cho người Việt hải ngoại, để tham gia các buổi họp ở Ṭa Bạch Cung thời tổng thống George.W.Bush. Nên đảng trưởng băng đảng Việt Tân là Đổ Hoàng Điềm mới lếu láo: " từ năm 1990, Cộng Sản Việt Nam không c̣n phân biệt đối xử với người Việt quốc gia nữa", có phải là tai hại không?. Do đó, từ nay, người Việt hải ngoại cần phải dành lấy quyền đại diện chánh đáng, danh chánh ngôn thuận, khi quan hệ với chính quyền sở tại.
-Tung hỏa mù" Mỹ đảo chánh, làm sụp đổ đệ nhất Cộng Ḥa" của chính mấy tên phản tướng giết chết chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm, cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, lại rơi vào đúng như sự tuyên truyền của Việt Cộng: " Ngụy quyền là tay sai của đế quốc Mỹ". Tức là đám tướng tá phản loạn, tự đưa banh cho Việt Cộng đá vào khuôn thành của ḿnh.
Được biết, lúc cuộc chiến Việt Nam xảy ra, Hoa Kỳ v́ quyền lợi giao thương và an ninh bên kia bờ Thái B́nh Dương, nên muốn bảo vệ cả hai; thời mà các nước trong khu vực Á Châu hăy c̣n yếu về kinh tế, quân sự...nên Hoa Kỳ bắt buộc phải giúp miền nam chiến đấu bảo vệ quyền lợi của họ trước sự xâm lược của các lực lượng chính qui bắc Việt và bọn khủng bố du kích miền nam. Nên tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, dù có bất đồng ư kiến, Mỹ cũng không dám bỏ Việt Nam, đó là vị trí chiến lược nhằm bảo vệ quyền lợi và các nước đồng minh, kiêm" bạn hàng" trong khu vực, trong thời kỳ chưa vững mạnh, nên phải giúp miền nam Việt Nam ngăn chận làn sóng đỏ. Mặt khác, Hoa Kỳ tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, điển h́nh là Do Thái, dù đôi khi không theo lời Mỹ, nhưng họ vẫn tồn tại, khi chính quyền do dân cử được quần chúng tín nhiệm.
Đại tướng Trần Thiện Khiêm đột nhiên xuất hiện, cũng có thâm ư và lư do thầm kín. Cũng cái màng tung hỏa mù, nghe đồn là Trần Thiện Khiêm có mối" quan hệ hữu cơ" với CIA, nhận lịnh Mỹ để đảo chánh hạ đệ nhất Cộng Ḥa. Nay th́ Mỹ dùng đại tướng Khiêm, cũng như những nguồn tin về nhân vật Bùi Diễm, cũng có hậu thuẫn lớn của Mỹ...cho nên, trong thời gian qua, có một số viên chức cao cấp cũ, với tin đồn là được Mỹ yểm trợ để trở về gầy dựng lại cơ đồ?. Hoa Kỳ đă biết rơ từng nhân vật miền nam, nay đă gần đất xa trời, không có năng lực, lại mất uy tín như Trần Thiện Khiêm. Do đó Mỹ không dại ǵ dùng những lá bài cũ đă bị lật ngửa. Mặt khác Mỹ cũng thừa khả năng để tự ḿnh thực hiện những ǵ phù hợp với sách lược và quyền lợi. Mấy ông lănh đạo, giới chức quan trọng như Bùi Diễm, Trần Thiện Khiêm....v́ không đủ uy tín, ḷng tin của dân Việt Nam, nên họ đành phải dùng" tàng lộng CIA" để thực hiện những mưu đồ, đó là lề thói mà một số ông lớn mất hết uy tín, nên đành phải tung hỏa mù do CIA hay chính phủ Mỹ muốn làm cái nầy, cái khác... để đưa Việt Nam tới dân chủ đa nguyên.
Điều nầy cũng chỉ là thứ: " tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển", được những kẻ có mưu đồ gian manh tung ra, nhằm" Recycle" chủ tướng Trần Thiện Khiêm, thực hiện việc bàn giao tập thể hải ngoại cho Việt Cộng lần nữa trong ṿng trật tự, dọn đường cho Việt Cộng tiếp thu túi tiền của người Việt hải ngoại và" tiếp quản" luôn hơn 300 ngàn chất xám.
Đại tướng Trần Thiện Khiêm và đám quân nhân quốc doanh có chứng minh được một cách" cụ thể" về chính sách của Hoa Kỳ nhằm đưa mấy ông về thay Việt Cộng, hay " bật đèn xanh" cho Việt Tân về chia ghế trong quốc hội bù nh́n...nếu không có văn bản, bằng chứng và những cam kết có giấy tờ của chính phủ Hoa Kỳ, th́ mấy vị quân nhân quốc doanh lại muốn bịp như Mặt Trận Hoàng Cơ Minh thôi.
Xin nhắc nhở là, ngày nay, ai cũng biết rất rơ: tập đoàn Việt Cộng là thái thú cho Trung Cộng, nếu muốn trở về giúp nước, th́ cũng phải làm tà lọt cho đám dốt, như Nguyễn Cao kỳ.
Một con người đầy thành tích phản trắc như đại tướng Trần Thiện Khiêm, giao du c̣n rất ngại, ngay cả gia đ́nh chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm c̣n bị phản, th́ có ai dám chơi với ông nầy?. Do đó, cái tổ chức mà đại tướng" tham gia" cũng không phải là ngoại lệ, như câu tục ngữ:" ngưu tầm ngưu, mả tầm mả".
Họ không phải là những người đáng tin cậy, nhất là nào có nhiệt tâm với đất nước. Cho nên bất cứ sự vận động nào của tổ chức" cánh tay nối dài" của Việt Tân, đều mang lợi cho Việt Cộng, và những kẻ bất chánh thường mượn chiêu bài đấu tranh, chống Cộng để thủ lợi cùng với Việt Cộng, như câu:" lao tư lưỡng lợi", tức là Việt Cộng có tiền, mấy ông lớn trước đó có uy tín, tập hợp quân lại và bàn giao trong ṿng trật tự, hay ít ra cũng xé tổ chức quân nhân ra làm hai và kích thích hai bên" gà nhà bôi mặt đá nhau" là bước đầu thành công trong việc tiếp thu hải ngoại đấy./.
Trương Minh Ḥa
[url]http://hon-viet.co.uk/TruongMinhHoa_DaiTuongTranThienKhiemTraiTimPhanTrac.htm[/url]
08.10.2010
Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
[B]Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
Đại Tướng Đỗ Cao Trí - Danh Tướng - Chiến Tuớng[/B]
Wikipedia
[IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/99/Lieutenant_General_Do_Cao_Tri_photo_1.jpg[/IMG]
Tướng Đỗ Cao Trí
[B]Tiểu sử[/B]
Nơi sinh Biên Ḥa, Đông Dương thuộc Pháp
Nơi mất Campuchia
Binh nghiệp
Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Năm tại ngũ 1947-1971
Cấp bậc Đại tướng (Truy phong)
Đơn vị Liên đoàn Dù Việt Nam Cộng ḥa
Quân đoàn I Việt Nam Cộng ḥa
Quân đoàn II Việt Nam Cộng ḥa
Quân đoàn III Việt Nam Cộng ḥa.
Chỉ huy Quân đội Pháp
Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929–1971) là Tư lệnh Quân đoàn 3, Vùng 3 chiến thuật, được đánh giá là vị tướng chiến trường tài giỏi nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.
Thân thế và bước vào binh nghiệp
Đỗ Cao Trí sinh ngày 20 tháng 11 năm 1929 tại làng B́nh Trước, Biên Ḥa, cháu của một vị quan lại triều Nguyễn và là con của một điền chủ giàu có[cần dẫn nguồn]. Sau khi tốt nghiệp trung học với bằng Baccalauréat Part II (Tú Tài phần hai) tại trường Petrus Kư Saigon, gia nhập quân đội Pháp vào năm 1947 và được cử theo học khóa đào tạo sĩ quan Đỗ Hữu Vị tại tỉnh Biên Ḥa. Năm 1948, ông tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ trong quân đội Pháp, sau đó được gởi sang Pháp theo học trường đào tạo Sĩ quan Thiết giáp Saumur và trường Sĩ quan Nhảy dù Pau ở Pháp. Năm 1949 ông tốt nghiệp và trở về nước.
Sau khi về nước, với sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam, Đại đội 1 Nhảy dù Pḥng vệ Bắc Việt được thành lập, ông được chuyển sang giữ chức vụ Trung đội trưởng, với cấp bậc Trung úy. Năm 1953, ông tham dự khóa học Chỉ huy và Tham mưu tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông được thăng chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Việt Nam 19 (BVN 19), với cấp bậc Đại úy, và là một trong những tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng ḥa
Sau khi thất trận Điện Biên Phủ, quân đội Pháp phải rút khỏi Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp định Genève, 1954. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, quân đội Pháp bàn giao lại Liên đoàn 3 Nhảy dù lại cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, tuy nhiên bộ chỉ huy tạm thời vẫn là người Pháp. Khi đó, ông đang là Tiều đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy dù với cấp bậc Thiếu tá. Ngày 1 tháng 5 năm 1955, Bộ chỉ huy Liên đoàn Nhảy Dù được chính thức thành lập, ông được cử giữ chức Chỉ huy trưởng với cấp bậc Trung tá. Tháng 11 năm 1955 ông được thăng Đại tá. Quân đội Quốc gia Việt Nam cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng ḥa. V́ thế, ông nghiệm nhiên trở thành chỉ huy trưởng đầu tiên của Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa lúc chưa đầy 30 tuổi.
Tháng 9 năm 1956, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Đệ tam Quân khu vừa mới thành lập (gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Yên, B́nh Định). Năm 1958, ông được chuyển sang giữ chức Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, dưới quyền Trung tướng Trần Văn Đôn.
Cuối năm 1958, ông sang Mỹ theo học tại Trường Chỉ huy & Tham mưu Lục quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1959, ông trở về nước, tiếp tục giữ chức vụ Tham mưu trưởng.
Năm 1961, ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Nha Trang. Tháng 7 năm 1963, ông được thăng cấp Thiếu tướng. Tháng 9 năm 1963, ông được đề cử làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, kiêm nhiệm xử lư thường vụ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1.
Tướng quân ngoài ṿng chính trị
Tuy không tham gia vào Cuộc đảo chính 1963 tại Nam Việt Nam lật đổ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, ngày 2 tháng 11 năm 1963, ông vẫn được các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính thăng cấp Trung tướng và được chính thức giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Vùng 1 Chiến thuật.
Không lâu sau đó, tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc "chỉnh lư" và lên nắm quyền. Ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Vùng 2, thay cho tướng Nguyễn Khánh.
Tuy nhiên, ngày 14 tháng 9 năm 1964, ông bị giải nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Vùng 2 v́ bị nghi ngờ có liên quan đến cuộc chính biến do Trung tướng Dương Văn Đức cầm đầu nổ ra trước đó một ngày. Trong suốt gần một năm, ông không được phân công vào bất kỳ chức vụ quan trọng nào. Đến tháng 8 năm 1965, ông bị giải ngũ và được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng ḥa tại Đại Hàn.
Trở lại quân đội
Trong kế hoạch loại trừ thế lực của các tướng lĩnh ủng hộ Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, tháng 8 năm 1968, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă triệu hồi và bổ nhiệm tướng Đỗ Cao Trí thay Trung tướng Lê Nguyên Khang giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Vùng 3, kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Việc lựa chọn tướng Trí là một sự thỏa hiệp v́ ông là một tướng lĩnh có uy tín nhưng không tham gia phe phái nào. Chính sự độc lập này đă đưa ông trở lại với binh nghiệp, đồng thời cũng không chịu ảnh hưởng của tổng thống khi thực hiện các kế hoạch tái tổ chức lại binh lực dưới quyền để nâng cao sức chiến đấu, kể cả việc cách chức hai tư lệnh sư đoàn là người thân tín của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Ngày 23 tháng 2 năm 1971 ông tử nạn phi cơ trực thăng[1] khi đang thị sát chiến trường Campuchia, sau đó được truy phong Đại tướng. (Có tin đồn rằng ông bị mưu sát do sự tranh giành quyền lực của chính quyền Sài G̣n)[2]. Cái chết của Đỗ Cao Trí để lại một khoảng trống lớn trong cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài.
Đỗ Cao Trí được đánh giá là tướng lĩnh có tầm nh́n chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Tướng William Westmoreland đă nhận định: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam." Tuy nhiên ông bị phê phán bởi lối sống xa hoa, ngang tàng và bị tai tiếng tham nhũng.