Wake Island, Ḥn Đảo Lưu Đày
[CENTER][IMG]http://i42.tinypic.com/2a83jmx.jpg[/IMG][/CENTER]
Suốt mấy tuần lễ nay, ban đêm cũng như ban ngày, thảm cảnh "nước mất nhà tan" hồi Tháng Tư Đen năm 1975 --- súng nổ, người chết; Cộng Sản tiến quân, dân chúng VN chạy tán loạn --- vẫn liên tục, thay phiên nhau ám ảnh, khiến B́nh buồn thảm khôn nguôi.
Cuộc đời biến đổi đột ngột và đau thương chưa từng thấy. "Mới ngày nào", hàng triệu người đang sống yên vui. Đến nay, gia đ́nh tan nát. Con mất cha, vợ mất chồng. Anh chị em mỗi người một ngả.
Thân phận người Chiến Sĩ Cộng Hoà như B́nh, "mới ngày nào" cùng Tuấn, cùng các chiến hữu Không Quân, c̣n tung hoành trên vùng trời lửa đạn. Ai ngờ hôm nay, anh trở thành kẻ vong quốc, đi tỵ nạn ở nơi "xứ lạ quê người", đêm đêm nằm ngủ dưới mái hiên của "căn nhà hoang" trên đảo Wake.
Đúng nghĩa là kẻ không nhà. Đêm nay cũng như mấy đêm trước, mỗi lần B́nh thức giấc lại thêm một lần, thảm cảnh "bể dâu" hiện ra trong kư ức của anh. B́nh nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác, không thể nào ngủ được.
Khi th́ anh mường tượng đến vẻ mặt thiểu năo của Thảo và bé Hạnh ở Sài G̣n, bị công an Việt Cộng áp ức, hạch hỏi đủ điều. Khi th́ anh nghĩ đến nỗi khổ đau của Diễm Hiền tay ẵm con thơ, mỏi ṃn trông chờ Tuấn trở về, hết ngày này qua ngày khác, nhưng vẫn biệt vô âm tín.
Đêm hôm trước, vừa mới nhắm mắt ngủ được khoảng dăm phút, B́nh gặp cơn ác mộng: Chiếc UH của Tuấn, khi bay vào không phận Sài G̣n bị VC bắn lên tới tấp. Phi cơ bị trúng đạn rồi phát hoả, cháy đỏ rực như bó đuốc từ trên không trung rơi xuống. Sau cơn ác mộng, B́nh lại càng cảm thấy lo ngại cho người bạn xấu số.
Bây giờ, chỉ có Trời mới biết được thân phận của Tuấn ra sao? Tuấn bị VC bắt giam ở đâu? Hay anh đă bị chúng bắn hạ cùng với chiếc UH khi bay vào không phận Sài G̣n chiều ngày 30-4-1975?
"Đó chỉ là giả thuyết". B́nh thầm nghĩ như thế để xua đuổi nỗi lo âu sau cơn ác mộng. Thế nhưng, khi nh́n vào cuộc sống của chính bản thân ḿnh, B́nh lại c̣n cảm thấy bi quan hơn.
Anh tự hỏi, trong quăng đời c̣n lại, sống trên "đất khách quê người", ngôn ngữ bất đồng, văn hoá khác biệt, trong túi không có một xu, cuộc sống sẽ ra sao? Biết đến bao giờ B́nh mới quên được mối "hận sầu vong quốc"?
Thu Mai cùng cô Hằng, cô Hương và cậu Thiện cũng nh́n thấy tương lai đen tối như thế. Nên mỗi khi bàn chuyện với nhau, người nào cũng "than vắn thở dài".
V́ bi quan như thế, nên mấy tuần lễ trước đây, khi đi trên chuyến tàu Green Board, gặp bé Kim sa vào thảm cảnh đoạn trường, B́nh và Thu Mai không dám rủ cô bé đi theo gia đ́nh ḿnh.
Bây giờ trên đảo Wake, hai người đều có ư ân hận. Trong phần đời c̣n lại, B́nh không bao giờ quên được thảm cảnh của bé Kim, của Tuấn, của những người đồng cảnh khi "nước mất nhà tan"!
Đêm nay, tâm trạng B́nh không khác mấy đêm trước. Anh nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác. Nh́n đồng hồ đeo trên tay, gần 3 giờ sáng rồi mà anh vẫn không ngủ được. B́nh đứng dậy, đi băng qua con đường nhựa, rồi xuyên qua kẻ hở của bức tường bê-tông, để ra bờ biển. Nh́n hàng trăm tảng bê-tông, được dựng thẳng đứng, cao gần bằng mái nhà, nối tiếp nhau, chạy dọc theo bờ biển, B́nh hiểu là bức tường này được dựng lên để ngăn chặn băo tố --- "tấn công" vào ḥn đảo nhỏ bé.
Chỉ mất vài phút đồng hồ, từ căn nhà tạm trú, B́nh đă đi đến bờ biển.
Dưới ánh trăng thanh, có gió mát, có tiếng sóng biển kêu lơm bơm, B́nh thẫn thờ đi dọc theo băi biển như kẻ mộng du. Nh́n những làn sóng bạc đầu trên mặt đại dương phản chiếu ánh trăng lấp lánh, B́nh nhớ đến băi biển Vũng Tàu và băi biển Nha Trang. Anh dừng chân, đứng trên băi cát, đăm chiêu nh́n về phía Tây:
Ở nơi chân trời mịt mờ, xa thẳm, là bờ biển VN. B́nh lẩm bẩm tự hỏi, biết đến bao giờ, VN mới thoát khỏi thảm hoạ Cộng Sản để anh trở về sống dưới mái nhà xưa?
Trong tâm trạng ấy, Thu Mai cũng như Hằng, Hương và Thiện, từ khi xa cha mẹ đến nay, lúc nào cũng ủ rũ như những kẻ không hồn. B́nh c̣n nhớ chuyến bay từ Subic Bay đến đảo Wake, Thu Mai vừa bước lên phi cơ, vừa lau nước mắt. Nàng hiểu rằng, mỗi lần di chuyển như thế, lại thêm một lần, đi sâu vào con đường "ngh́n trùng xa cách"! Ở nơi "xứ lạ quê người", biết đến bao giờ Thu Mai mới gặp lại cha mẹ và chị em?
Thật ra, gia đ́nh Thu Mai ở Thị Nghè, sa vào thảm cảnh ly tán, không phải là trường hợp duy nhất. Đó chỉ là trường hợp điển h́nh. Qua bản tin của "Ủy Ban Đặc Nhiệm" phổ biến chiều hôm qua, B́nh thầm hỏi, có bao nhiêu gia đ́nh ly tán trong "Tháng Tư Đen" năm 1975 vừa rồi?
V́ bản tin chỉ cho biết, tổng kết đến cuối tháng 5 vừa qua, có gần nửa triệu người Việt đi tỵ nạn Cộng Sản. Con số này càng ngày càng gia tăng và chắc chắn trong vài năm tới, sau khi "nếm mùi Cộng Sản", sẽ có hàng triệu người đi vượt biên, vượt biển.
Hiện thời, nửa triệu người tỵ nạn, liên tục được tàu chiến của Đệ Thất Hạm Đi Mỹ cứu giúp và lần lượt, được chuyển đến tạm trú ở đảo Guam, đảo Wake, trong trại Pendleton và trại Fort Chaffee. B́nh c̣n được biết, nhiều nước khác --- như Anh, Pháp, Canada và Úc --- cũng cử đại diện đến đảo Guam, để đón nhận người VN tỵ nạn vào nước họ, "làm lại cuộc đời".
Ở đảo Wake, có khoảng 3 ngàn người tỵ nạn, tạm trú trong những căn nhà bỏ hoang --- trước kia là khu gia binh của Hải Quân Hoa Kỳ. Mỗi người được "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cấp cho tấm thẻ mầu để đi ăn ở nhà ăn "Xanh, Đỏ, Trắng” hay “Vàng”, tuỳ theo khu tạm trú. Đồng thời, cứ khoảng mươi người, lại có thêm cuốn sổ lănh vật liệu -- thường dùng hàng ngày.
Theo ước đoán sơ khởi của nhân viên Sở Di Trú, trong 3 ngàn người tỵ nạn trên đảo Wake, có khoảng 10 % là nhân viên làm sở Mỹ; 30% là Quân Nhân, hoặc công chức VN Cộng Hoà; 55% là dân chài lưới và 5% là thương gia, hay tư chức. Trong mấy ngày đầu, tất cả người tỵ nạn đều phải kê khai lư lịch. Sở Di Trú Mỹ cứu xét từng hồ sơ để cấp giấy cho người tỵ nạn vào Mỹ.
Ưu tiên 1 là thân nhân của người Mỹ. Ưu tiên 2 là nhân viên làm sở Mỹ. Ưu tiên 3 là Sĩ Quan và công chức VNCH từ cấp Trưởng Pḥng trở lên.
Đại đa số dân tỵ nạn đều có thân nhân --- cha mẹ, vợ con, hoặc anh chị em --- bị thất lạc, hay c̣n kẹt ở lại VN. Ban ngày, họ tụ họp từng toán năm ba người, kể lể tâm t́nh cho nhau nghe, rồi sụt sùi khóc than trước thảm cảnh gia đ́nh ly tán. Ban đêm, họ nằm la liệt, ngủ trên sàn nhà, trong nhà bếp, ở dưới mái hiên, hay bên gốc cây trên băi cát.
Trong trại tạm trú này, nhiều người tỵ nạn bị mất trí. Kẻ th́ đi lang thang quanh đảo, gọi tên thân nhân. Người th́ đứng bên bờ biển, nói lảm nhảm cho đến khi mệt mỏi th́ nằm co ro trên băi cát, ôm mặt sụt sùi khóc.
Trong căn nhà B́nh tạm trú, có ông Đại Uư Hải Quân "mát giây" khá nặng. Ông tự ư viết "bản cáo trạng", kết tội bản thân ông, rồi đem dán ở trước cửa nhà tạm trú: "Bỏ con là bất nhân. Bỏ vợ là bất nghĩa".
C̣n tiếp...