[B][COLOR="#B22222"]HAI NGƯỜI BẠN-HAI CHIẾN TUYẾN[/COLOR][/B]
- [B]Thắc mắc thứ ba,[/B] từ câu nói của cựu Đại tá Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, tôi lại nhớ đến lần tham quan Sài Gòn của tướng Giáp đầu tháng 5 năm 1975, sau khi Sài Gòn “được giải phóng”. Theo Nhà báo Bùi Tín thì đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến tranh 20 năm xâm lăng miền Nam mà ông Giáp đã có phần trách nhiệm lớn xua hàng trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ miền Bắc vượt Trường Sơn vô Nam đổ máu cho cuộc chiến mang danh nghĩa “giải phóng”, tướng Giáp mới có dịp đặt chân đến thành phố mang tên “hòn ngọc viễn Đông”.
Tôi thắc mắc không biết tướng Giáp đã nghĩ gì khi ông thấy cảnh sống nhộn nhịp và nhà phố nguy nga của Sài Gòn “được giải phóng” không giống như Hà Nội lạnh lùng, xác xơ “không thấy phố/ không thấy nhà /chỉ thấy mưa sa / trên màu cờ đỏ” (Thơ Trần Dần)?
Cũng từ thành phố này, lệnh gọi quân-cán-chính và đảng viên các đòan thể chính trị, xã hội và văn nghệ sỹ miền Nam đi “tập trung học tập cải tạo”. Và trong số những chính trị gia nổi tiếng phải đi “cải tạo” có cả người bạn thời chống Pháp của ông Giáp, Luật sự, cựu Dân biểu, cựu Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Tuyên.
Luật sư Tuyên từng là Giáo sư trường Thăng Long (Hà Nội) cùng với ông Giáp và một thời từng là bạn cùng chí hướng chống thực dân Pháp, nhưng ông Giáp đi theo Cộng sản còn Luật sư Tuyên, là một Lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng chống cả Pháp và Cộng sản.
Sự thân thiện giữa hai nhân vật khác chiến tuyến được Giáo sư Nguyễn Quốc Khải, viết trong Vietnam Review và báo Ngày Nay ngày 21/10/2005 như sau:
“Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau: "Alors, tu restes toujours mon ami". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972.”
Vẫn theo Giáo sư Khải thì: “Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông.”
Ngày 16/05/1975, chính quyền Cộng sản tại Sài Gòn đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, theo lời kể của gia đình, LS Tuyên chỉ viết có mấy hàng chữ:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Sau đó, Luật sư Tuyên bị đưa ra giam và lao động cực nhọc tại một trại ở Hà Nam (Hà Sơn Bình). Theo các nhân chứng, ông bị ngất xỉu trong một buổi nghe qủan giáo “thuyết giảng”. Sai khi y tá trại đến tiêm cho ông một mũi thuốc thì trại giam đã chở ông đi bằng xe vận tải chở đá.
Một ngày sau, trại giam loan báo Luật sư Tuyên từ trần từ ngày 28 tháng 10 năm 1976 nhưng mãi đến năm 1978 thì chính quyền Hà Nội mới xác nhận cái chết của ông khi Chính phủ Pháp và các Tổ chức nhân quyền đòi CSVN cho biết tin.
Khi qua Pháp vào tháng 6/1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng CSVN Phạm-Văn-Đồng đã phải nói dối Luật sư Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận Pháp nổi giận.
Lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng đã từ chối rời Sài Gòn trước ngày 30-04-1975 dù có sự giúp đỡ của hai chính phủ Pháp và Mỹ. Ông nói với người con gái, Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ trước ngày 30-4-1975: “Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh".
Là bạn thân của Luật sự Tuyên, tôi không biết tướng Võ Nguyên Giáp đã nghĩ như thế nào về nhân cách con người của Nhà cách mạng Trần Văn Tuyên cũng như “cách nói dối của ông Phạm Văn Đồng”?
- C̣n tiếp...