Số người biểu t́nh chống Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 thực sự là bao nhiêu?
Trong post # 204, bác Nguyễn Hùng Kiệt có viết:
“Cuộc Tổng biểu t́nh hôm nay hàng ngàn người chứ không phải một ngàn nguời như Báo nguời Việt đưa tin.”
Bác Nguyễn Hùng Kiệt viết như trên là do bác dựa vào bản tin sau đây của Trà My, đài VOA, mà bác đă cho link trong post # 204:
“…Cuộc họp thượng đỉnh diễn ra lúc 10 giờ sáng (giờ Washington DC), nhưng từ rất sớm, [COLOR="#FF0000"]hàng ngàn [/COLOR]người Việt từ khắp các tiểu bang trên toàn nước Mỹ từ Tây sang Đông và cả từ nước Canada lân cận đă tập trung tại công viên Lafayette ngay trước Ṭa Bạch Ốc,…”
(Xin xem: [url]http://www.voatiengviet.com/content/bieu-tinh-truoc-toa-bach-oc-nhan-cuoc-hop-thuong-dinh-viet-my/1710053.html[/url] )
Bác Nguyễn Hùng Kiệt đă dựa vào đâu mà cho rằng Trà My viết chính xác hơn các kư giả của báo Nguời Việt?
Cũng chính cô Trà My, trong một bản tin mới hơn bản tin có đường link nêu ở trên, lại viết chỉ có “hàng trăm” (hundreds of) người:
“...While President Barack Obama welcomed Vietnam’s President Truong Tan Sang to the White House Thursday, [COLOR="#FF0000"]hundreds of[/COLOR] people gathered across the street to protest Vietnam’s human rights record....”
(Xin xem: [url]http://www.voanews.com/content/protests-greet-vietnamese-president-at-white-house/1710313.html[/url] )
Chúng ta hăy xem các báo, đài, hăng thông tấn v.v...tường thuật như thế nào về số người biểu t́nh chống Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013.
Hăng thông tấn AP trong một bản tin đăng trên Yahoo News chỉ nói có "hàng tá" (dozens of; 1 tá = thường là 12) người biểu t́nh:
"...Across the street from the White House, [COLOR="#FF0000"]dozens of[/COLOR] activists assembled in Lafayette Park protesting the visit and called on Obama to put human rights in Vietnam before trade...."
(Xin xem: [url]http://news.yahoo.com/obama-us-vietnam-talk-trade-human-rights-155738112.html[/url] )
Hăng thông tấn AFP trong một bản tin cũng đăng trên Yahoo News chỉ nói có "hàng trăm" (Hundreds):
"... [COLOR="#FF0000"]Hundreds[/COLOR] protest Vietnam president's White House visit
Truong Tan Sang becomes the second Vietnamese president to visit the White House since the former war adversaries normalised relations in 1995. …."
(Xin xem: [url]http://video.uk.msn.com/watch/video/hundreds-protest-vietnam-president-s-white-house-visit/yrxelckw[/url] )
Đài BBC Luân Đôn cũng nói chỉ có "hàng trăm":
“...[COLOR="#FF0000"]Hàng trăm[/COLOR] người biểu t́nh, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Ḥa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng....”
(Xin xem: [url]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130725_barack_obama_truong_tan_sang.shtml[/url] )
Kư giả Nguyễn Trung của đài VOA cũng nói chỉ có "hàng trăm":
“…Trong khi hai nhà lănh đạo phát biểu, bên ngoài Ṭa Bạch Ốc, [COLOR="#FF0000"]hàng trăm[/COLOR] người gốc Việt hô to các khẩu hiệu phản đối t́nh trạng vi phạm nhân quyền ở trong nước -- một vấn đề ông Sang thừa nhận rằng Hà Nội và Washington vẫn c̣n nhiều điểm khác biệt….”
(Xin xem: [url]http://www.voatiengviet.com/content/chu-tich-truong-tan-sang-muon-nguoi-my-goc-viet-lam-cau-noi/1710372.html[/url] )
Trong một bản tin mới hơn, đài VOA nói rơ hơn có “khoảng 500 người”:
“…Một nhóm [COLOR="#FF0000"]khoảng 500[/COLOR] người hoạt động cho nhân quyền đă phản đối cuộc hội kiến giữa ông Obama và ông Sang tại công viên Lafayette cạnh Ṭa Bạch Ốc vào lúc cuộc họp đang diễn ra….”
(Xin xem: [url]http://www.voatiengviet.com/content/obama-dam-phan-ve-nhan-quyen-voi-chu-tich-vietnam-truong-tan-sang/1710068.html[/url] )
Báo Nguời Việt th́ cho rằng “Vào lúc cao điểm nhất” có “khoảng gần 1,000 đồng hương”:
“…Vào lúc cao điểm nhất, cuộc biểu t́nh đ̣i nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam tại trước sân Ṭa Bạch Ốc sáng thứ Năm 25 tháng Bẩy đă thu hút được [COLOR="#FF0000"]khoảng gần 1,000 đồng hương [/COLOR]người Việt từ khắp nơi kéo về….”
(Xin xem: [url]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=169925&zoneid=1#.UfFkgNKThFJ[/url] )
Đài Á Châu Tự Do RFA th́ cho rằng có “khoảng hai ngàn người”:
“…Trong khi hai nguyên thủ quốc gia làm việc th́ trước cửa Nhà Trắng [COLOR="#FF0000"]khoảng hai ngàn [/COLOR]người Việt hải ngoại từ nhiều tiểu bang tập hợp biểu t́nh chống Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đ̣i Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và thả tất cả tù nhân chính trị….”(Xin xem: [url]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obama-says-he-ll-visit-vn-07252013142125.html[/url] )
Kư giả Nghê Lữ của đài SBTN, báo Cali Today “cho biết có người cho là con số người biểu t́nh vào khoảng 2 ngàn, và cũng có người cho là con số người biểu t́nh lên đến [COLOR="#FF0000"]4 ngàn[/COLOR] người”…
(Xin xem: [url]http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/bieu-tinh-ram-ro-truoc-toa-bach-oc-nhan-cuoc-hop-thuong-dinh-giua-tt-obama-va-chu-tich-csvn-truong-tan-sang.html[/url] )
Từ "hàng tá" theo hăng thông tấn AP đến “4 ngàn người” theo Nghê Lữ của đài SBTN, báo Cali Today, con số sai biệt là khá lớn.
Chuyện ước tính với số sai biệt rất lớn không chỉ xăy ra trong giới truyền thông người Việt mà c̣n xăy ra trong giới truyền thông người Mỹ.
Ngày 28 tháng 8 năm 2010 Glenn Beck, một nhà truyền h́nh bảo thủ, đă tổ chức một cuộc mít ting lớn tại Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Lincoln để kêu gọi một sự phục hồi niềm tin tôn giáo.
[CENTER][IMG] http://www.popularmechanics.com/cm/popularmechanics/images/vU/crowd-counting-0911-mdn.jpg[/IMG]
Glenn Beck's Restoring Honor Rally at the Lincoln Memorial August 28, 2010
(Xin xem h́nh rơ hơn ở đây: [url]http://www.nytimes.com/slideshow/2010/08/28/us/20100829-RALLY-16.html?_r=0[/url])[/CENTER]
Ngay tại buổi lễ, Mục sư Michele Bachmann cho rằng có đến 1,000,000 (1 triệu) người tham dự trong khi hăng NBC uớc tính có 300,000 và chính nhà tổ chức Glenn Beck th́ uớc tính có từ 300,000 đến 650,000. Về sau hăng CBS đă thuê công ty Digital Design and Imaging Service ở Falls Church, VA 22046 đếm số người tham dự tại cuộc mít ting này và công ty này đă dùng phương pháp phân tích ô vuông dựa vào các bức ảnh đă chụp để tính và đă cho kết quả là chỉ có 87,000 người tham dự với sai số 10%! (Xin xem tài liệu tham khảo 1: “The Curious Science of Counting a Crowd”).
[B]V́ sao các báo, đài, hăng thông tấn v.v...tường thuật sai biệt lớn như thế về con số người biểu t́nh chống Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013? [/B]
Trước hết có sự sai biệt có thể là do các phóng viên tường thuật vào các thời điểm khác nhau của cuộc biểu t́nh; khi các phóng viên tường thuật không cùng vào thời điểm cao điểm nhất của cuộc biểu t́nh th́ sẽ có sự sai biệt.
Kế đến có sự sai biệt lớn là do t́nh cảm cá nhân của các phóng viên đối với cuộc biểu t́nh: có cảm t́nh th́ nói thêm cho nhiều, không có cảm t́nh th́ nói bớt cho ít! Hăng thông tấn AP có thể họ không có cảm t́nh với các cuộc biểu t́nh của chúng ta, nên họ cho rằng chỉ có "hàng tá"; trong khi đài RFA có cảm t́nh với VNCH nên đài RFA cho rằng có “khoảng hai ngàn người”. Tôn chỉ của các cơ quan truyền thông đều là “Tôn Trọng Sự Thật”. Tôn chỉ là một chuyện, nhưng sự thật đôi khi lại là chuyện khác. Tôn chỉ của diễn đàn Vietland cũng là “Tôn Trọng Sự Thật”, nhưng thử hỏi đâu phải 100% thành viên của Vietland lúc nào cũng đều “Tôn Trọng Sự Thật”?!
Sau cùng có sự sai biệt lớn như thế về con số người biểu t́nh chống Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 là do các phóng viên có thể chỉ đoán ṃ, có thể họ không biết kỹ thuật ước tính số người trong một đám đông. Cũng có thể họ biết kỹ thuật ước tính số người trong một đám đông, nhưng họ không có sẳn dữ liệu (data), như diện tích khoảng không gian biểu t́nh, để ước tính. Cũng có thể họ biết kỹ thuật ước tính số người trong một đám đông, nhưng có thể họ làm biếng hoặc không có thời gian, nên không đem ra dùng; đoán ṃ cho nó nhanh và khỏe. Thường th́ một phóng viên được đào tạo bài bản phải được học qua phương pháp ước tính số người trong một đám đông.
[B]Phương pháp ước tính số người trong một đám đông[/B]
[I]1. Phương pháp Herbert Jacobs[/I]
Phương pháp phổ biến nhất để ước tính số người trong một đám đông là phương pháp Jacobs. Herbert Jacobs, một giáo sư báo chí tại UC Berkeley, được cho là người đă hiện đại hoá kỹ thuật đếm số người trong đám đông. Trong những năm 1960, UC Berkeley là hang ổ phản đối chiến tranh Việt Nam của Mỹ. Từ cửa sổ văn pḥng của ông, Jacobs có thể nh́n thấy sinh viên tụ tập trên quảng trường của trường UC Berkeley để phản đối chiến tranh Việt Nam. Bê tông của quảng trường đă được đổ theo các ô vuông, v́ vậy Jacobs t́m số sinh viên trung b́nh trong một ô vuông, sau đó ông nhân số sinh viên trung b́nh này với tổng số ô vuông trong quảng trường để ước tính số sinh viên tụ tập trên quảng trường. Ông là người đă phát triển định luật mật độ cơ bản theo đó trong một đám đông lưa thưa có trung b́nh một người cho mỗi 10 feet vuông, trong một đám đông dày đặc có trung b́nh một người cho mỗi 4,5 feet vuông.
Năm mươi năm sau khi Herbert Jacobs t́m ra kỹ thuật ước tính số người trong đám đông, các công cụ để ước tính số người trong một đám đông đă được cải thiện nhưng nguyên tắc vẫn là như nhau: diện tích nhân cho số người trung b́nh trong 1 đơn vị diện tích.
[I]2. Phương pháp đơn giản sử dụng h́nh dạng h́nh học của khu vực[/I]
Ví dụ, nếu một công viên có kích thước là 2.000 ft dài và 600 ft rộng, th́ diện tích công viên là 1.200.000 sq.ft. Trong một đám đông khi mọi người đứng rất sát vào nhau th́ một người trung b́nh cần ít nhất 2 sq.ft. V́ vậy, công viên này có thể chứa 600.000 người khi đám đông chiếm cứ hoàn toàn để biểu t́nh.
Bây giờ nếu mọi người trong đám đông dang mỏng ra, khi đó việc ước tính sẽ gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên chúng ta có thể dựa trên các cuộc khảo sát trên không (aerial surveys) để xác định mức độ dang mỏng ra hay dồn cứng lại của số người trong công viên. Sau đó sử dụng khu vực này để ước lượng đám đông.
[I]3. Cách dùng kỹ thật cao để ước tính số người trong một đám đông [/I]
Ngày nay các nhà nghiên cứu áp dụng nhiều phương pháp để phát hiện, theo dơi và giám sát đám đông bằng cách xử dụng công nghệ bao gồm tia laser, vệ tinh, không ảnh, hệ thống mạng lưới 3-D, băng video ghi lại và khí cầu bay giám sát. Các chương tŕnh phần mềm sẽ được sử dụng để quét và phân tích thông tin ảnh kỹ thuật số được gửi xuống từ vệ tinh.
[I]4. Phương pháp đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất: hỏi cảnh sát[/I]
Cảnh sát là những người được đào tạo về kỹ thuật ước tính số người trong một đám đông kỹ nhất và chi tiết nhất, nhất là các bác cảnh sát trưởng nhóm giữ ǵn trật tự an ninh cho một cuộc biểu t́nh. Họ được đào tạo kỹ với mục đích để ước tính số cảnh sát cần thiết cần tăng cường để giữ ǵn an ninh cho một cuộc biểu t́nh, nhất là khi đám đông bị kích thích cao độ. Cảnh sát là những người có sẳn các dữ liệu về hiện trường cuộc biểu t́nh đang xăy ra nên họ dễ dàng ước tính số người trong một đám đông.
[B]Số người biểu t́nh chống Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 thực sự là bao nhiêu? [/B]
Con số người biểu t́nh chống ông Trương Tấn Sang thực sự là bao nhiêu, chỉ có trời biết.
Với các bác đă có tham dự vào cuộc biểu t́nh, các bác có thể chọn con số 2000 của đài RFA hay con số 4000 của Nghê Lữ. Với các bác Dư Luận Viên của ông Trương Tấn Sang, các bác có thể chọn con số "vài tá" của hăng thông tấn AP.
Riêng bản thân tôi, tôi chọn con số “khoảng gần 1,000” của báo Nguời Việt, v́ trong đám kư giả của báo Nguời Việt có ông Đỗ Dũng, là người đă tốt nghiệp bằng Master khoa báo chí ở đại học UC Berkeley, nên tôi tin tưởng.
Tài liệu tham khảo:
1. The Curious Science of Counting a Crowd
[url]http://www.popularmechanics.com/science/the-curious-science-of-counting-a-crowd[/url]
2. Estimate the Size of a Crowd
[url]http://howto.wired.com/wiki/Estimate_the_Size_of_a_Crowd[/url]
3. Crowd counting
[url]http://en.wikipedia.org/wiki/Crowd_counting[/url]