[B]
Kinh tế 'không khá hơn nhờ hào quang cũ'
[/B]
Cat Barton
Hãng tin Pháp AFP
Cập nhật: 12:03 GMT - chủ nhật, 23 tháng 12, 2012
[IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/12/20/121220120305_vendors_464x261_getty_nocredit.jpg[/IMG]
Đường phố Hà Nội
Hà Nội rầm rộ kỷ niệm 40 năm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không'
Hăng tin Pháp AFP hôm 23/12 có bài phân tích cho rằng Việt Nam cần mạnh dạn cải cách hơn là bám vào hào quang chiến thắng cũ, nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày chiến đấu chống lại 12 ngày đêm Mỹ thả bom Hà Nội.
Các bích chương cổ động với hình máy bay B-52 của Mỹ rơi trong lửa đỏ ngập tràn đường phố Hà Nội để một lần nữa kỷ niệm một cuộc chiến đã lui vào quá khứ từ lâu.
[IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/12/22/121222140642_b52_plane_hanoi_19_dec_1972_304x171_afpgetty_nocredit.jpg[/IMG]
Đảng Cộng sản Việt Nam đang bám vào hào quang quá khứ để sống còn
Tuy nhiên đằng sau sự tuyên truyền quen thuộc, nhà cầm quyền Việt Nam đang đối mặt một nguy cơ mới: sự phẫn nộ của dân chúng đối với tình hình kinh tế đất nước.
[B]
‘Không còn tác dụng’
[/B]
Trong nhiều năm qua các lãnh đạo của chế độ độc đảng đã dựa vào những ký ức chiến tranh để củng cố quyền cai trị của mình vốn lâu nay vẫn ăn theo hào quang thời chiến.
Tuy nhiên với nền kinh tế do khu vực nhà nước chi phối đang sup sụp, các chuyên gia cho rằng tung hê những chiến thắng quân sự cách nay hàng chục năm không còn đủ sức để giúp bảo vệ chế độ trước sự giận dữ ngày càng tăng của công chúng.
“Đảng Cộng sản đang đi trên băng mỏng,” ông David Koh, một chuyên gia phân tích tình hình Việt Nam ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định.
"[B]Họ (Đảng Cộng sản) nên nghĩ rằng các thế hệ sau này sẽ không chỉ nhìn vào những khoảnh khắc vinh quang trong quá khứ để xem liệu chế độ chính trị này có đáng được ủng hộ hay không.[/B]"
David Koh, Viện nghiên cứu châu Á ở Singapore
Chìa khóa để củng cố tính chính danh của Đảng Cộng sản sẽ là nghiêm túc cải cách kinh tế, chuyên gia này nhận định.
Bất chấp việc báo chí bị kiểm soát chặt chẽ vẫn có các dấu hiệu cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng – từ những tiếng nói chỉ trích đồng thanh trên mạng cho đến các cuộc phản đối tình trạng tham nhũng và thu hồi đất đai diễn ra hàng ngày ở Hà Nội.
“[B]Chính phủ nên bớt tiền của và thời gian kỷ niệm các sự kiện lịch sử để quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân[/B],” ông Trần Văn Đương, 65 tuổi, một cựu chiến binh đồng thời là một công chức về hưu, nói.
“Dường như ai cũng kiếm được ít tiền hơn trong năm nay. Mọi người đang ta thán. Người dân không hài lòng với những gì chính phủ đang làm,” ông nói trong bối cảnh Hà Nội đang kỷ niệm 40 năm trận chiến trên bầu trời Hà Nội năm 1972 vốn còn được gọi là đợt ‘ném bom Giáng sinh’.
Trong đợt không kích này, các máy bay B-52 của Mỹ và các máy bay ném bom khác đã dội 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và các khu vực lân cận sau khi cuộc hòa đàm với chính phủ Bắc Việt sụp đổ.
Từng được tâng bốc là ‘con hổ châu Á’ trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam đã quay trở lại mặt đất – hệ thống ngân hàng chìm trong nợ xấu, đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng và hàng chục doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng gần như phá sản.
Từ chi phí y tế cao ngất cho đến giáo dục dưới chuẩn và giao thông tắc nghẽn, các nhà phân tích cho rằng những khiếm khuyết nghiêm trọng của mô hình tư bản chủ nghĩa do Nhà nước chỉ huy của Hà Nội đang bộc lộ trên tất cả mọi mặt của đời sống.
[B]Thành tích yếu kém
[/B]
“Chế độ chính trị không hoạt động hiệu quả... Không thể điều hành một đất nước như thế. Rất là xơ cứng,” ông Adam Fforde ở Trung tâm nghiên cứu kinh tế chiến lược thuộc Đại học Victoria ở Melbourne nhận định.
“Người dân đã mất niềm tin rằng có ai đó có khả năng xoay chuyển tình hình và tạo ra thay đổi,” ông nói.
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đi theo mô hình của Trung Quốc là kết hợp giữa thị trường tự do với nền chính trị chuyên chế để đạt tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng quốc gia này cần phải cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng.
Sự trì trệ hiện tại của nền kinh tế đang gia tăng sức ép lên hàng ngũ lãnh đạo. Khoảng 1 triệu thanh niên tham gia vào thị trường việc làm mỗi năm trong khi các chuyên gia đang cảnh báo rằng tình hình tạo ra việc làm và đào tạo nghề không theo kịp thực tế.
“Bộ máy Nhà nước đang trong trạng thái hơi bị chết đứng,” Jonathan London, một nhà nghiên cứu tại Khoa châu Á và quốc tế tại Đại học Hong Kong, nhận định.
[B]
Mặc dù theo chế độ độc đảng, cấu trúc chính trị Việt Nam bị phân rã trầm trọng trong lòng bộ máy rộng lớn của Đảng Cộng sản.[/B] Điều này có nghĩa là khi cần thì chính quyền Việt Nam không thể đưa ra các quyết định mạnh mẽ.
Từ Ngân hàng Thế giới cho đến các kinh tế gia của Đảng ai cũng thừa nhận rộng rãi những gì cần phải làm để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như củng cố tăng trưởng GDP vốn chạm mức thấp nhất trong năm nay kể từ năm 1999.
Phải cải cách khu vực Nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hàng và chống tham nhũng nếu không muốn phép màu kinh tế Việt Nam, vốn từ 10 năm trước được xem như một điều hiển hiện chắc chắn, sẽ tiếp tục tan biến,” phân tích gia London nói thêm.
Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận thức được vấn đề. Tại Hội nghị trung ương 6 hồi tháng 10 Đảng đã thừa nhận sai lầm trong chỉ đạo nền kinh tế nhưng không có ai bị trừng phạt.
Việt Nam cần những nhà lãnh đạo có thể chặn đứng các nhóm lợi ích đầy quyền lực – từ các tổ chức quân đội, các tập đoàn Nhà nước cho đến các quan chức địa phương – tự tung tự tác để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, London nói.
“Hiện không rõ liệu ai có thể làm được điều này,” ông nói thêm.
Thay vào đó, đất nước này đang mắc kẹt trong một phong cách lãnh đạo ‘cũ kỹ, suy đồi đưa đến kết quả là [B]một bên là những chiếc ô-tô Bentley và Rolls-Royce còn một bên là hàng chục triệu người đang phải vật lộn[/B]’, ông nói.
War-nostalgia no cure for ailing Vietnam
By Cat Barton, AFP
December 24, 2012, 11:31 am TWN
HANOI -- Posters of U.S. bombers crashing in flames festoon Hanoi to mark another anniversary in a long-finished war. But behind the usual propaganda Vietnam's rulers face a modern-day threat — anger over the economy.
For years the leaders of the one-party state have leant on war-era nostalgia to shore up authority anchored in battlefield victories.
With the state-dominated economy floundering, experts say touting decades-old military successes is no longer enough to shield the regime from growing public frustration.
“The communist party is skating on thin ice,” said David Koh, a Vietnam analyst from the Institute of Southeast Asian Studies in Singapore.
“They must expect newer generations to look beyond these great moments of the past in deciding whether their political system is worth supporting.”
A key way to strengthen the party's legitimacy would be through serious economic reforms, Koh told AFP.
Despite tight controls over the media and demonstrations there are signs of rising public dissatisfaction — from a growing chorus of online criticism to daily, if small-scale, protests over corruption and land disputes in Hanoi.
“The government should spend less time and money on celebrating historic events and pay more attention to improving people's lives,” retired state official and ex-soldier Tran Van Duong, 65, told AFP.
“Everyone seemed to earn less this year, everyone is complaining. People are not happy with the government's performance,” he said, as the city marks the 40th anniversary of the 1972 “Christmas Bombings.”
The aerial bombardment saw American B-52s and other aircraft drop 20,000 tons of bombs on or near Hanoi after peace talks with North Vietnam broke down.
Once touted as the next “Asian Tiger,” Vietnam's economy has run aground — its banking system drowning in toxic debts, foreign direct investment down sharply and dozens of major state-owned companies hovering near bankruptcy.
From exorbitant healthcare costs and substandard education to traffic congestion, experts say the deep flaws in Hanoi's version of state-mandated capitalism are surfacing in all areas of daily life.
"The formal political system doesn't work.... You can't run a country like this. It is sclerotic," said Adam Fforde, a professorial fellow at the Centre for Strategic Economic Studies at Victoria University in Melbourne.
"People have lost confidence in the idea that there is somebody there who can pull levers and make things happen," he said.
Over the past 20 years, Vietnam has used a Chinese-style mix of free markets and authoritarian governance to achieve rapid growth, but experts say deeper economic as well as political reforms are needed.
The current economic sluggishness is intensifying pressure on the leadership. Around a million young people enter the workforce each year and economists warn job creation and skills training are not keeping pace.
"The state apparatus is in a bit of a stupor," said Jonathan London, an assistant professor in the Department of Asian and International Studies at City University of Hong Kong.
Despite being a one-party state, Vietnam has an "extremely fragmented power structure" within its vast communist apparatus, which means tough decisions are often not taken when needed, he said.
From the World Bank to party economists, there is widespread recognition of what needs to be done to lift competitiveness and boost GDP growth that was this year the weakest since 1999.
Reform the state sector, recapitalise banks and tackle corruption or "the dream of the economic miracle in Vietnam, which seemed like such a sure and palpable thing 10 years ago, will continue to dissipate," London said.
The communist party itself seems aware of the problems -- at a plenum in October mistakes were admitted in the stewardship of the economy but no officials were sanctioned.
Vietnam needs leaders who can stop powerful interest groups -- from the military to the major state-owned enterprises down to provincial officials -- running amok, in order to get the economy back on track, London said.
"It is not clear who is capable of doing such a thing," he added.
Instead, Vietnam is stuck with "a sort of corrupt, patrimonial style of rule that leads to Bentleys and Rolls-Royces on the one hand, and tens of millions of people who aren't doing so well on the other", London said.
[url]http://www.france24.com/en/20121223-war-nostalgia-no-cure-ailing-vietnam-economy[/url]
[url]http://www.chinapost.com.tw/commentary/afp/2012/12/24/365085/War-nostalgia-no.htm[/url]