Những Bài Thơ T́nh của Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương
[IMG]http://i49.tinypic.com/2vx0eub.jpg[/IMG]
Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương 1916-1976: Nhà Thơ Lớn của Dân tộc Việt Nam - Nguời Chiến Sĩ Liên Minh Phục Quốc Đệ Tam Cộng Hoà Việt Nam 1975-1976.
I Trích lời nhận xét và bài viết của Linh Sơn ở Quốc Nội :
"Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương đến với cuộc đời này như một trích tiên bị đày ải. Trong phong trào Thơ mới, tài năng của Vũ Hoàng Chương không hề thua kém những cái tên được tung hê đến đỉnh điểm như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…nhưng ông lại bị nh́n nhận một cách kỳ thị, thiếu ṣng phẳng. Tiếc một nỗi người ta đánh giá một thi sĩ, một hồn thơ lại không đứng trên tinh thần học thuật và nhân văn tiến bộ mà dựa vào quan điểm xă hội giáo điều, xơ cứng, phi văn học. Điều đó có khác ǵ những anh hàng cá hàng rau vừa đếm tiền vừa b́nh luận Đường thi. Người ta chê bai cái say hào sảng trong thơ ông để tung hê loại thơ ca ngợi phân bón với thuốc trừ sâu (thâm ư giễu nhại trong truyện ngắn Chú Hoạt tôi của Nguyễn Huy Thiệp). Người ta vả vào mặt một thi sĩ đang phiêu diêu trên bầu trời nhân văn tuyệt cùng tự do để lôi cổ ông vào tù quét rác. Không cần biện thuyết, chả phải thanh minh, Vũ Hoàng Chương lặng lẽ ra đi trong uất ức bỏ lại sau lưng một di sản tinh thần đáng ngưỡng mộ. Những bến bờ siêu thực không giới hạn chính là h́nh ảnh phóng chiếu của một tâm hồn truy cầu tự do tuyệt cùng, tuyệt đích làm say đắm ḷng người. Tự nó sẽ xây dựng cho ông một thánh đường thi ca diễm lệ mà hàng triệu con người thế hệ sau tự nguyện làm tín đồ. Những kẻ thóa mạ ông nếu c̣n ḷng tự trọng sẽ sám hối âm thầm trong nhiều trang di cảo…"
II -Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương những bài Thơ t́nh tuyệt tác :
Vũ Hoàng Chương
Thơ ông đầy men rượu trong thi phẩm đầu tay: Thơ Say. Ḿnh không có kinh nghiệm say th́ cảm không hết được ư thơ của ông đâu. Dầu vậy, cái men say ấy vẫn cứ lan sang ḷng ḿnh như thường.
Ông là một thi sĩ nghiện rượu. Người ta nói thế. Mà tôi cũng biết thế khi tôi đến nhà thi sĩ Mộng Tuyết (Thất Tiểu Muội), một người bạn thơ của ông. Có một thời gia đ́nh ông tá túc nơi nhà nữ sĩ Mộng Tuyết. Không nhớ khoảng thời gian nào, sau năm 1975; lúc đó ông ở tù ra, một thời gian ngắn rồi mất. Tôi không được gặp ông. Chỉ nghe nữ sĩ Mộng Tuyết nói, kể về ông, thương tiếc một con người tài hoa, không làm sao sống thích nghi với xă hội mới. Theo nữ sĩ Mộng Tuyết kể sơ, ông bị công an kêu lên kêu xuống tra vấn hạch hỏi liên tục; c̣n bị giam nhốt để "cải tạo" . Sau ông bệnh quá, công an phải tha về, sống những ngày cuối cùng với vợ con rồi mất tại Sài-g̣n.
Người ta nhớ ông nhất ở hai câu:
Em ơi lửa tắt b́nh khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai!
Bốn chữ đầu của câu sau được ông lấy làm tựa đề cho bài thơ dài say tiễn cuộc t́nh chia xa.
Đời vắng em rồi
Sóng dậy đ́u hiu biển dấy sầu
Lênh đênh thương nhớ giạt trời Âu
Thôi rồi - tay nắm tay lần cuối
Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau.
Trai lỡ phong vân gái lỡ t́nh
Này đêm tri ngộ xót điêu linh
Niềm quê sực thức ḷng quan ải
Giây phút dừng chân cuộc viễn tŕnh
Tóc xơa tơ vàng nệm gối nhung
Đây chiều hương ngát lả hoa dung
Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo
Mơ kiếp nào xưa đă vợ chồng.
Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay
Buồn mưa trăng lạnh nắng hoa gầy
Nắng mưa đă trải t́nh nhân thế
Lưu lạc sầu chung một hướng say
Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai
Ra đi chẳng hứa một ngày mai
Em ơi lửa tắt b́nh khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai
Phương Âu mờ mịt lối quê nàng
Trăng nước âm thầm vạn dặm tang
Ghé bến nào đây người hải ngoại
Chiều sương mặt bể có mơ màng.
Tuyết xuống phương nào lạnh lắm không
Mà đây ḷng trắng một mùa đông
Tương tư nối đuốc thâu canh đợi
Thoảng gió trà mi động mấy bông.
Người t́nh đi xa. Tận trời Âu. Cách chia nhau mà chẳng hứa được điều ǵ chắc chắn. Ngồi đây chuốc rượu mà uống thâu canh. Nghĩ tưởng đoạn đường dài em đi. Phương ấy trời đă rơi tuyết chưa mà sao nơi đây, ḷng tê dại như phủ cả một màu tang. Màu trắng ở đây là màu trắng của tang, của niềm tê tái giá băng, của niềm cô đơn vô tận.
Đời vắng em rồi, anh vẫn say. Có em th́ uống say với em cuộc t́nh nồng. Vắng em th́ say nỗi niềm cô độc. Say với những cốc rượu đắng, giết cả tâm hồn. Cố t́nh say như thế để mà quên, để nén niềm đau cứ chực dâng trào. Chỉ khi hết say rồi mới nằm khóc được t́nh mộng ban đầu.
Một phút ngừng say
Bấc trĩu hoa đèn nhựa úa nâu
Phai say nằm khóc mộng ban đầu
Bước chân song sóng ṿng tay mở
Dạo ấy người ơi xa lắm đâu
Chớm nụ tiếc cho t́nh quá ngát
Mà thương trời bể quá cao sâu
Tiếc thương lẻn khói vào tâm trí
Mưa gió tàn đêm lộng quán sầu.
Một thi sĩ chung t́nh đến thế! Suốt một đời chỉ sống với thơ, rượu, và t́nh yêu ban đầu. Cuộc t́nh ấy không bao giờ thành, dù ông đă chờ đợi, ước mơ... với bao nhiêu năm tháng mỏi ṃn trong men say và nghiện ngập.
Đă có lúc ông t́m quên trong những quán rượu, uống say, nhảy múa với những vũ nữ, lảo đảo quay cuồng theo điệu nhạc... vừa cám cảnh thân phận nhạt nḥa hương phấn của người, vừa đau xót cuộc t́nh không phai mà không thành của ḿnh. Dù nhảy nhót, uống say thâu đêm suốt sáng, cả một "thành sầu" như tảng núi, vẫn kiên cố nằm ́ trong ḷng, chẳng làm sao phá vỡ đi được. Niềm đau, nỗi sầu vẫn c̣n đó. Ông nói với người vũ nữ, mà cũng là nói với ông: sầu này không thể nào phai đi được.
Đây là bài luân vũ tuyệt nhất của một gă t́nh si thở tràn hơi rượu:
Say Đi Em
Khúc nhạc hồng êm ái
Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương
Đôi người gió sương
Đầu xanh lận đận, cùng xót thương, càng nhớ thương
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, t́nh nay sao héo?
Hồn ngă lâu rồi nhưng chân c̣n dẻo
Ḷng trôi nghiêng mà bước vẫn du dương
Ḷng thiêng tràn hết yêu đương
Bước chân c̣n nhịp nghê thường lẳng lơ...
Ánh đèn tha thướt
Lưng mềm năo nuột dáng tơ
Hàng chân lả lướt
Đê mê hồn gửi cánh tay hờ
Âm ba gờn gợn nhỏ
Ánh sáng phai nhạt dần
Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân
Lui đôi vai, tiến đôi chân
Riết đôi tay, ngả đôi chân
Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió
Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ
Hăy thêm say c̣n đó rượu chờ ta
Cổ chưa khô đầu chưa nặng mắt chưa hoa
Tay mềm mại bước chân c̣n chưa chuếnh choáng
Chưa cuối xứ Mê Ly chưa cùng trời phóng đăng
C̣n chưa say, hồn khát vẫn thèm men
Say đi em, say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết
Ta quá say rồi
Sắc ngă màu trôi
Gian pḥng không đứng vững
Có ai gh́ hư ảnh sát kề môi?
Chân ră rời
Quay cuồng chi được nữa
Gối mỏi gần rơi
Trong men cháy giác quan vừa bén lửa
Say không c̣n biết chi đời
Nhưng em ơi
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa
Thành sầu không sụp đổ, em ơi!
Đời ông là cả một chuỗi đợi chờ. Đợi chờ cái điều không thể xảy ra, nhưng vẫn cứ đợi, vẫn cứ chờ. Đôi lúc nản ḷng, gần như không c̣n tin tưởng nơi người t́nh nữa, như trong bài "Cánh Buồm Trắng"; ở đó ta thấy sự mỏi ṃn, gần như cạn kiệt của ông, và lời thơ đă có giọng phiền trách:
.......
Em ơi ta trằn trọc
Khắc khoải đă bao đêm
Nhớ mong rồi ngờ vực
Đến cả tấm t́nh em
V́ những điều mơ ước
Của tuổi trẻ yêu đời
Thắm tươi như ánh nắng
Đă phai rồi em ơi,
Giấc uyên ương liền cánh
Mộng trăm năm lứa đôi
Êm đềm như tiếng hát
Đă tan rồi em ơi
Trong lo buồn chán ngán
Trong hoàn cảnh éo le
Tuy ta c̣n nhận rơ
Ḷng em yêu xưa kia
Nhưng mai ngày bóng tối
Thẫm măi trên đường đi
Biết đâu c̣n có nữa
Ḷng em yêu xưa kia
Ta đâu c̣n giữ được
Ḷng em yêu như xưa
Em ơi cánh buồm trắng
Sắp biến trong đêm mờ.
Ông ví cuộc t́nh mà ông chờ đợi như cánh buồm trắng ngoài dặm khơi. Mỗi ngày ông quan sát, chờ đợi cánh buồm ấy. Cánh buồm ấy không bao giờ quay về bến nhưng nó luôn thoáng hiện lúc gần lúc xa, nhấp nhô theo sóng nước; dầu đă có những lúc nó khuất dạng ngoài dặm xa, ông vẫn ôm hy vọng là nó không bao giờ mất, và đinh ninh một ngày nào đó nó sẽ quay lại. Chỉ khi nản ḷng lắm ông mới bộc lộ vẻ lo sợ về viễn ảnh là cánh buồm trắng sẽ thực sự "biến trong đêm mờ."
Nhưng dầu thế nào th́ ông vẫn tiếp tục chờ đợi, chờ đợi. Bao năm pḥng lạnh chờ đợi người t́nh đầu. Không thấy ai ghé thăm, ngoại trừ ánh trăng. May mà hăy c̣n trăng, hăy c̣n thơ. Một đời t́nh, một đời thơ. Một cuộc t́nh thật sầu thảm mà cũng vừa bi tráng. Bi tráng nơi sức chịu đựng kiên tŕ của một người lặng lẽ chờ đợi, gào thét chờ đợi, say khướt chờ đợi... mà không thấy sự đáp trả nào trong suốt ba mươi năm:
Chờ đợi hoài công
Ta đợi em từ ba mươi năm
Uống hoa phong nhụy hoài trăng rằm
Heo may chớm đă lên mùa gió
Ngăn ngắt chiêm bao lạnh chiếu nằm
Cúc tả tơi vàng mộng xác xơ
Hiên sương ngơ lá vẫn trông chờ
Đêm dài quạnh hé đôi song lớn
Nguyệt đọng ṿng tay úa giấc mơ
Ngai trống vàng son lợt sắc rồi
Ḷng ta Hoàng hậu chẳng về ngôi
Hồ ly không hiện người không đến
Chỉ ánh trăng vào khuôn cửa thôi
Hiu hắt t́nh trai một kiếp suông
Mênh mông nệm gối rét căn buồng
Lệ sa bạch lạp ngàn đêm trắng
Thơ vút sầu say rượu nhập cuồng
Đă mấy canh khuya nụ ngát nhài
Kết chưa thành mộng ư Liêu Trai
Lung linh nguyệt thấm vàng trang sách
Đợi chẳng bừng sen nhịp gót ai
Thôi thế hoài thơm tuổi dịu hiền
Cánh khô mầm lụi trót hoa niên
Chương đài, ca quán, ôi hồng liễu
Nửa cuộc trần gian lợm yến diên
Khắp đă nghe t́m mỏi núi sông
Đâu vương vó ngựa, gió mui hồng?
Gió sương giờ vẫn buồng đây lạnh?
Em hỡi! Phương nào em có không?
Phải ba mươi năm sau, ông mới biết là hoài công. Sự chờ đợi chẳng kết quả ǵ. Nhưng lời thơ, và t́nh yêu của ông th́ bất tử.
Đó là một vài bài thời tiền chiến. Về sau, thơ ông không say men rượu nữa, mà say trong lẽ huyền vi, trong Thiền. Những bài thơ rất siêu thoát, xuất thần. Đây bài:
Nguyện Cầu
Ta c̣n để lại ǵ không?
Ḱa non đá lở, này sông cát bồi.
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về.
Trông ra bến hoặc bờ mê
Ngh́n thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.
Để ta tṛn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời.
Nói chi thua được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu.
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc, ta cầu đó thôi!
Đêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian.
Một phen đă nín cung đàn
Nghĩ chi c̣n mất hơi tàn thanh âm.
Đôi khi thơ ông u uất nỗi sầu chung của đất nước và thời thế, muốn vươn đến những cơi cao rộng xa xăm khác. Mấy mươi năm, số phận nhỏ nhoi rồi bệnh tật của ông, không vươn khỏi những biến động của xă hội, cũng như gông cùm xiềng xích của chế độ cộng sản, nhưng thơ ông đă từ lâu, và măi măi, như cánh phượng hoàng (ư của Viên Linh), chạm đến cái chỗ chóp đỉnh cao vời của nền thi ca Việt-nam. Ở nơi chốn ấy, không ai trói buộc ông được. Một ḿnh tung cánh giữa trời cao rộng.
Đây là một vài bài khác nữa của ông, trích từ Chiêu Niệm Văn Chương - Vũ Hoàng Chương của Viên Linh:
Phương Xa
Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng
Xô về Đông hay giạt tới phương Đoài.
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Ḷng cô đơn cay đắng họa dần vơi.
Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống ṇi khinh.
Bể vô tận sá ǵ phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền theo gió hăy lênh đênh.
Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi trơ vơ.
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ.
Men đă ngấm, bọn ta chờ nắng tắt
Treo buồm cao, cũng cao tiếng ḥ khoan
Gió đă nổi, nhịp trăng chiều hiu hắt
Thuyền ơi thuyền, theo gió hăy cho ngoan.
Mười Hai Tháng Sáu
Trăng của nhà ai trăng một phương
Nơi đây rượu đắng mưa đêm trường
Ờ đêm tháng sáu mười hai nhỉ
Tố của Hoàng ơi hỡi nhớ thương.
Là thế là thôi là thế đó
Mười năm thôi thế mộng tan tành
Mười năm trăng cũ ai nguyện ước
Tố của Hoàng ơi Tố của Anh.
Tháng sáu mười hai - từ đấy nhé
Chung đôi - từ đấy nhé ĺa đôi.
Em xa lạ quá đâu c̣n phải
Tố của Hoàng xưa Tố của tôi.
Men khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu ghi mười hai.
T́nh ta ta tiếc - cuồng - ta khóc
Tố của Hoàng nay Tố của Ai.
Tay gơ vào bia mười ngón rập
Mười năm theo máu hận trào rơi.
Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
Khúc Cổ Bồn Ca gơ hát chơi.
Kiều Thu hề Tố em ơi
Ta đang lửa đốt tơi bời Mái Tây
Hàm Ca nhịp gơ khói bay
Hồ Xừ Xang Xế... bàn tay điên cuồng.
Kiều Thu hề trọn kiếp thương
Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô.
Xừ Xang Xế Xự Xang Hồ
Bàn tay nhịp gơ điên rồ khói lên.
Kiều Thu hề Tố hỡi em
Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng.
Xế Hồ Xang... khói mờ rung
Nhịp vươn sầu tỏa năm cung ngút ngàn.
Một trong vài bài thơ ông làm trong tù:
Nét Đau Mặt Chữ
Chẳng dùng chi được văn tài
Thân này lụy áo cơm ai bất ngờ
Phút giây chết điếng hồn thơ
Nét đau mặt chữ đến giờ c̣n đau.
Chắc ǵ ba trăm năm sau
Đă ai vào nổi cơn sầu nằm đây
Nếu không cơm áo đọa đầy
Nhủ thân nào thịt xương nầy bỗng dưng.
Chết theo vào đến lưng chừng
Say từng mảnh rớt mê từng khúc rơi
Nửa chiều say ngất mê tơi
Khúc đâu lơ láo một đời Thi Vương.. "
Nén hương ḷng Kính Dâng Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương : Nhà Thơ lớn của Dân tộc Việt Nam- Người Chiến Sĩ Liên Minh Phục Quốc Đệ Tam Cộng Việt Nam 1975-1976 .
Hy vọng một ngày không xa ước nguyện của Người Thi Sĩ -Chiến Sĩ thành Sự Thật trên Quê Mẹ yêu dấu .
Nguyễn Hùng Kiệt
... đập cổ kính ra, t́m lấy bóng !... xếp tàn y lại để dành hơi !!
.. bước sang đầu thế kỷ XX, nền văn học VN bắt đầu chuyển biến, cũng vẫn lục bát, cổ phong.. văn xuôi, văn tế.ca trù... nhưng thay v́ bút lông/nghiên mực nay thay bằng ng̣i viết bằng sắt (Mallars) và lọ mực tím bằng xứ cầm tay . Chữ nôm tượng h́nh nay thay bằng vần Quốc ngữ.. tâm t́nh của thi sĩ văn nhân cũng đă bỏ qua lối sáo ṃn vọng ngữ, không c̣n (phong/hoa/tuyết/nguyệt ) mà chuyển sang bằng những câu văn thanh thoát, thực tế hơn... trữ t́nh hơn, như các bài đă đăng ở trên.
Cầm, kỳ, thi, hoạ... hay; đối cảnh, sinh t́nh..(có làm thơ th́ có đáp lại; xướng/hoạ).. có thơ th́ có người tŕnh bày; ca nhi.. ca nhi sẽ thay tác giả, hát lên, ngâm lên theo lối diễn ngâm mới " liên khu 5.".. những lời mà thi sĩ gởi gấm, đưa tiếng hát của nghệ sĩ "ca nhi " lên tầm cảm thông, giao động tâm tư người thưởng thức hơn lại cần có nhạc, v́ trong thơ có nhạc. Thức động tâm sự qua lời ca..tiếng đàn, xênh phách như luồng gió khơi lên.. bốc kẻ chuếnh choáng hơi men lên cao, cao vút.. c̣n ǵ sảng khoái cho bằng.
Thay v́ nằm trong khuôn khổ " Ngũ cung ", nay bước sang " thi nhạc giao duyên".. thật truyền cảm.. thí dụ; bài thơ của Đinh Hùng nào ngâm thơ do Hồ Điệp, phổ nhạc bởi Phạm đ́nh Chương ,ca do Hoàng Oanh, bên cạnh tiếng sáo Nguyễn đ́nh Nghĩa.. và tiếng đàn tranh.. đàn bầu....(chương tŕnh Thi văn Tao đàn của Thục Vũ "..
....... chưa gặp em; anh đă nghĩ rằng ;
... có người thiếu nữ đẹp như tranh...
Nền Thi văn của VN đă thay đổi, Tiểu thuyết cũng đă có mặt kể từ 1910.. rồi tiếp đến nhóm Tự lực văn đoàn.. Đoạn Tuyệt, Đời gió bụi.. Nửa chừng xuân.. và Hà nội băm sáu phố phường của Thạch Lam.. sự có mặt của nhiều tờ báo việt ngữ... Kịch nói với những vở kịch nổi tiếng của Gs Vũ khắc Khoan , với Sông Hồng kịch xă ở Hà nội thời kỳ 1950-54..
Trí nhớ của nmq bị lu mờ, nên lúc nhớ lúc quên, gơ lên những ǵ chợt đến trong trí nhớ, xin quư Bạn đóng góp để topic này trở thành một tài liệu văn hoá, giúp cho thế hệ trẻ, nếu thích thú t́m về nguồn, có chút tài liệu tham khảo... xin phép ngưng... nmq
Kim Vân Kiều/ Thanh Tâm Tài Nhân.
[QUOTE=Vân Nương;157687]Khi Đoạn Trương Tân Thanh được cụ Nguyễn Du dịch sang tiếng Việt thành Truyện Kiều thì ĐTTT được lột xác và trở thành truyện hoàn toàn Việt Nam, KIều cuả cụ Nguyễn Du, và đồng thời trở thành cuả toàn dân Việt Nam từ thành thị tới thôn quê, từ cung vàng điện ngọc cho tới tiếng ru em cuả các bà chi hay bà me bên cạnh chiếc võng, chiếc nôi.
Tương tự Khi bài Hoàng Hạc Lâu được các thi nhân chuyển ngữ. Độc giả đọc bản dịch cuả ai thì cảm nhận ngay thấy bóng dáng, tâm hồn tác giả ẩn hiện ngay trên từng dòng chữ. Hoàng Hạc Lâu cuả Vũ Hoàng Chương khác với Hoàng Hạc Lâu cuả Tản Đà, của Ngô Tất Tố v.v. "Văn là người" là chính vậy.[/QUOTE]
Đồng ư với bác VN, văn chính là người, người sao văn vậy. Có một điều tôi xin mạn phép đính chính: Hoàng hạc Lâu, thơ cuả Thôi Hiệu được Vũ hoàng Chương, Tản Đà...dịch ra tiếng Việt th́ đúng. Nhưng Đoạn trường tân thanh cuả Nguyễn Du không phải dịch ra từ thơ Tàu. Nguyễn Du chỉ mượn cốt chuyện trong cuốn tiểu thuyết văn xuôi Kim vân Kiều cuả Thanh tâm tài Nhân mà làm ra áng thơ tuyệt mỹ. Đúng ra th́ gọi là phóng tác th́ đúng hơn, v́ Nguyễn Du đă thay đổi, thêm thắt, chọn lọc và dẫn nhập câu truyện một cách tài t́nh bác học.
Xin hơi lạc đề một chút nói về văn học Trung Hoa : Tiếu Ngạo Giang Hồ
Trên Diễn đàn , ngoài bậc Tiền bối Nguyễn Mạnh Quốc , Anh Forex news chủ Topic , nhiều bậc cao thủ thượng thừa : Chị Vân Nương , Anh dqtran , Anh Hungquang25 ,Anh Can Tho , Anh Ba Búa , Anh Thuỷ Học Thanh ., Chị Tigon , Tiếng Xưa , Kim Loan ..
Thấy Hùng Kiệt viết bài mà đề cập đến bản thân khá nhiều , thật ra là Hùng Kiệt có mục đích .......
Nếu Hùng Kiệt có 2 Cọp cái yêu dấu, th́ Hùng Kiệt phải có bổn phận và trách nhiệm : 2 Cọp cái phải cùng chiến tuyến với chúng ta chứ !
1. Cọp Cái Mỹ :
Đầu tháng 8 vừa rồi Tổng thống Barack Obama bay đến một căn Quân sự lớn tại Tiểu bang Oklahoma, chuyến đi của Tổng thống khá bất ngờ ,nên Thị trưởng Oklahoma City ,và 2 Thượng Nghị Sĩ Tiểu bang cũng không có mặt , chỉ có 3 vị Tướng của Mỹ . .
May mắn Vivian đang làm việc tại căn cứ Quân sự này , Vivian đă xin phép nói chuyện riêng với TT ,với tư cách là vợ của nguời Mỹ gốc Việt cũng là nhân viên chính phủ liên bang, trong ṿng 5 phút về t́nh trạng nhân quyền của chinh quyền cs Việt Nam : bắt bớ những người biểu t́nh , và nhạc sĩ Việt Khang, không xứng đáng là thành viên của Hiệp Hội ASEAN ....
(*Chú thích :thành viên của Hiệp Hội ASEAN có nghĩa là Mỹ có bổn phận phải bảo vê khi Trung Cộng tấn công )
Tổng thống Obama đă nói ....
Trong một dịp khác Hùng Kiệt sẽ nói , hiện tại không có lợi ! Tai vách mạch rừng !
*( Vivian là con của cựu Thiếu tá Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn bộ binh tham chiến tại Việt Nam 1968-1970 , Ông bị thương và giải ngũ 1971 cấp bậc Trung tá . )
* Cọp cái Việt Nam .
Các Anh Chị Em đă đọc "Tiếu ngạo giang hồ ": Nhậm Doanh Doanh là con của Giáo Chủ Ma Giáo Nhậm Ngă Hành , nhưng lại yêu nhân vật chính chàng Lăng Tử :Lệnh Hồ Xung, đă giúp chính phái như thế nào ! Quí vị không ghét mà c̣n có cảm t́nh với Nhậm Doanh Doanh phải không ?
Hùng Kiệt may mắn sống tại Mỹ ,lại có 2 Cọp cái thông minh , tài giỏi yêu thương ,th́ phải có bổn phận và trách nhiệm yêu cầu 2 Cọp Cái yêu dấu xung trận giúp Cách mạng Việt Nam chứ ....
[video=youtube;EFKbhyfd0wQ]http://www.youtube.com/watch?v =EFKbhyfd0wQ&feature=player_embedded#![/video]
[video=youtube;4_dGXMk7GfQ]http://www.youtube.com/watch?v =4_dGXMk7GfQ&feature=player_embedded#![/video]
Hùng Kiệt sẽ trở lại nhà thơ Hàn Mặc Tử