Nam Hàn thề ‘đáp trả mạnh mẽ’ miền Bắc
Cập nhật: 07:41 GMT - thứ hai, 1 tháng 4, 2013
[IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/03/30/130330140107_north_korea_army_304x171_getty_nocredit.jpg[/IMG]Bắc Hàn liên tục dùng lời lẽ đao to búa lớn đe dọa Nam Hàn và Mỹ
Nam Hàn thề sẽ ‘đáp trả mạnh mẽ’ sự hung hăng của Bắc Hàn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu trước các quan chức quốc phòng hôm thứ Hai ngày 1/4, Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye nói bà xem những lời đe dọa liên tiếp từ phía Bình Nhưỡng là ‘rất nghiêm trọng’.
Hôm thứ Bảy ngày 30/3, Bắc Hàn tuyên bố đang trong ‘tình trạng chiến tranh’ với Nam Hàn.
Hôm Chủ nhật ngày 31/3, Hoa Kỳ đã triển khai máy bay tàng hình đến Nam Hàn giữa lúc Bình Nhưỡng nói quyết tâm phát triển kho vũ khí hạt nhân.
[B][SIZE=3][URL="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130401_park_threatens_nk.shtml"]‘Không cần cân nhắc’[/URL][/SIZE][/B]
“Nếu có bất kỳ sự khiêu khích nào nhằm vào đất nước và người dân Nam Hàn thì sự khiêu khích này sẽ bị đáp trả mạnh mẽ bằng chiến đấu mà không cần cân nhắc chính trị gì cả,” bà Park nói.
Trong những ngày gần đây Bắc Hàn đã đưa ra nhiều lời cảnh báo tấn công vào cả các mục tiêu của Mỹ và miền Nam. Để đáp lại, phía Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự ngay trước mắt Bình Nhưỡng.
Quốc gia cộng sản này đã tức giận trước lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc áp đặt lên họ sau cuộc thử hạt nhân hồi tháng Hai và cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Nam Hàn.[INDENT] "Nếu có bất kỳ sự khiêu khích nào nhằm vào đất nước và người dân Nam Hàn thì sự khiêu khích này sẽ bị đáp trả mạnh mẽ bằng chiến đấu mà không cần cân nhắc chính trị gì cả."[/INDENT]
Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye
Hoa Kỳ đã điều máy bay F-22 từ Nhật Bản đến căn cứ không quân Osan của Nam Hàn hôm 31/3 trong khuôn khổ của cuộc tập trận chung đang tiếp diễn với quốc gia này.
“Bắc Hàn sẽ không đạt được gì cả bằng cách đe dọa hay khiêu khích vốn chỉ càng cô lập quốc gia này và phá hủy các nỗ lực quốc tế để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực đông bắc Á,” hãng tin Anh Reuters dẫn thông cáo của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Nam Hàn cho biết.
Trong tháng Ba, Mỹ đã điều cả hai loại máy bay B-2 và B-52 vốn có khả năng hạt nhân để bay trên bầu trời Nam Hàn.
Đây không phải là lần đầu tiên các máy bay F-22 xuất trong các cuộc tập trận với Nam Hàn, nhưng động thái này diễn ra trong khi Quân ủy Trung ương Bắc Hàn có một cuộc họp cấp cao hiếm hoi hôm Chủ nhật ngày 30/3.
[B][SIZE=2]‘Sự sống của quốc gia’[/SIZE][/B]
Hãng tin KCNA của Bắc Hàn cho biết Quân ủy Trung ương của họ đã gọi vũ khí hạt nhân là ‘sự sống của quốc gia’ và thề sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân.
“Chỉ khi nào lá chắn hạt nhân để phòng vệ được xây dựng nhanh chóng thì chúng ta mới có thể đập tan tham vọng của đế quốc Mỹ muốn thôn tính bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực,” bản tin của KCNA viết.
[INDENT] "Chỉ khi nào lá chắn hạt nhân để phòng vệ được xây dựng nhanh chóng thì chúng ta mới có thể đập tan tham vọng của đế quốc Mỹ muốn thôn tính bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực."[/INDENT]
Bản tin của hãng thông tấn KCNA
Đại hội nhân dân tối cao, tức Quốc hội hình thức của nước này, sẽ nhóm họp vào hôm nay ngày 1/4.
Mặc dù trước nay Quốc hội Bắc Hàn thường tập trung vào các quyết định kinh tế, lần họp này sẽ được theo dõi sát sao do những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ít ai nghĩ rằng miền Bắc – vốn mới cắt đường dây nóng với miền Nam hồi tuần trước – sẽ mạo hiểm dấn thân vào một cuộc xung đột quân sự toàn diện.
Tuy nhiên trong những năm qua đã có những vụ việc gây tổn thất về nhân mạng như vụ đánh đắm một chiến hạm của Nam Hàn mà Bình Nhưỡng phủ nhận sự liên quan cũng như việc pháo kích vào một hòn đảo của miền Nam.
Trong khi đó, khu công nghiệp Kaesong do hai miền cùng điều hành nằm phía bên kia biên giới trong lãnh thổ Bắc Hàn vẫn tiếp tục hoạt động.
Các nhân viên từ Nam Hàn vẫn đi qua biên giới vào khu công nghiệp vốn được xem là kênh thu nhập quan trọng cho Bình Nhưỡng để làm việc bình thường vào sáng thứ Hai ngày 1/4.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói sẽ quyết ‘dùng vũ lực’
[SIZE=2][B]Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói sẽ quyết ‘dùng vũ lực’ đối với bất cứ hành động đổ bộ nào của phía Trung Quốc lên khu vực đảo hai nước hiện đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông.[/B][/SIZE]
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Ba ngày 23/4 Tokyo đã triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối sau khi tám chiếc tàu của Trung Quốc đi vào vùng biển mà phía Nhật cho là thuộc lãnh hải của họ, hãng tin Pháp AFP cho biết.
[B]BBC
[/B][URL="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130410_nhat_ban_dai_loan_hop_tac.shtml"]Hợp tác Nhật - Đài khiến TQ 'giận'[/URL]
[LIST][*][URL="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130315_trung_quoc_khao_sat_senkaku_dieu_ngu.shtml"]TQ sẽ thăm ḍ đảo có tranh chấp với Nhật[/URL][*][URL="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130305_chinese_captain_arrested.shtml"]Nhật bắt thuyền trưởng tàu TQ[/URL][/LIST]
Đây là số lượng tàu nhiều nhất của Trung Quốc đến chuỗi đảo mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư chỉ trong một ngày kể từ khi Nhật mua lại một số hòn đảo từ tay chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng Chín năm ngoái, lực lượng tuần duyên Nhật cho biết.
[B][SIZE=2][B]‘Hành động quyết đoán’[/B][/SIZE][/B]
“Chúng ta sẽ có hành động quyết đoán đối với bất kỳ nỗ lực nào đi vào lãnh hải và đổ bộ lên đảo,” Thủ tướng Abe phát biểu trước Nghị viện khi được các nghị sỹ hỏi.
“Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép họ đổ bộ,” ông nói thêm.
“Nếu người Trung Quốc lên đảo thì việc chúng ta dùng vũ lực để đuổi họ cũng là lẽ đương nhiên.”
Ông Abe phát biểu tại Quốc hội chỉ vài giờ sau khi nhiều nhà lập pháp Nhật tới thăm ngôi đền gây tranh cãi.
Tổng số có 168 nhà lập pháp đã tới thăm Đền Yasukuni, nơi tưởng nhớ các anh hùng trận vong của Nhật, trong đó gồm cả các tội phạm chiến tranh.
Đây là một động thái dễ chọc giận các quốc gia láng giềng, vốn coi đền này là nơi gợi nhớ tới quá khứ quân phiệt Nhật Bản.
Trong những tháng gần đây, các tàu Trung Quốc thường xuyên đi vào vùng biển xung quanh chuỗi năm hòn đảo mà Tokyo hiện đang kiểm soát.
[IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/03/29/130329071932_shinzo_abe_304x171_afp_nocredit.jpg[/IMG]Ông Abe từng nổi tiếng là người có lập trường cứng rắn trước Trung Quốc
Đội tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý của quần đảo vào khoảng 8h sáng, tức 5h sáng ngày 23/4 giờ Việt Nam.
“Việc tàu của Trung Quốc thường xuyên xâm phạm lãnh hải Nhật Bản là cực kỳ đáng lên án và không thể chấp nhận được,” ông Yoshihide Suga, chánh văn phòng nội các Nhật, nói.
Phát biểu của Thủ tướng Abe là lời cảnh báo thẳng thừng nhất của phía Nhật đối với Trung Quốc kể từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 12 năm ngoái, phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes ở Tokyo nhận định.
Tin cho hay một đoàn gồm 10 con tàu của Nhật chở khoảng 80 nhà hoạt động của nước này cũng có mặt trong khu vực cùng lực lượng tuần duyên Nhật Bản.
Đài truyền hình NHK của Nhật cho biết đội tàu chở ‘các nhà lập pháp địa phương và báo chí nước ngoài’.
[B][SIZE=1]Tranh cãi chủ quyền[/SIZE][/B]
[IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/04/23/130423052854_japan_china_diaoyu_304x171_reuters_nocredit.jpg[/IMG]Tàu hải giám Trung Quốc chạy bên cạnh các tàu tuần duyên Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, ở gần khu đảo Điếu Ngư/Senkaku hôm 23/4
Trung Quốc nói các tàu của mình đang theo dõi hoạt động của các tàu Nhật.
Cục Hải dương Trung Quốc đã ra một tuyên bố nói ba tàu của nước này đã "phát hiện" một số tàu Nhật quanh khu đảo và "đã ngay lập tức ra lệnh cử năm tàu nữa tới Biển Hoa Đông để hợp cùng ba tàu kia".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với chuỗi đảo hiện đang do Nhật quản lý này.
Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực giàu nguồn cá và có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực.
Cuộc tranh cãi đã khiến cho quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở nên vô cùng căng thẳng, đặc biệt là trong tháng Giêng, khi Nhật nói một tàu khu trục Trung Quốc đã phá hệ thống radar kiểm soát vũ khí trên một trong các tàu hải quân của Nhật ở gần khu vực đảo - điều mà Trung Quốc bác bỏ.
Hoa Kỳ tin là Syria “dùng vũ khí hóa học”
BBC: Cập nhật: 17:05 GMT - thứ năm, 25 tháng 4, 2013
[IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/04/23/130423123135_israel_syria_chemical_weapon_304x171_ap_nocredit.jpg[/IMG]Tại Syria có cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng qua
[B]Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel nói tình báo Mỹ tin tưởng, “với một độ tự tin ở các mức độ khác nhau” rằng Syria đã dùng vũ khí hóa học.[/B]
Trong chuyến thăm đến Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, ông Hagel nói có nghi vấn rằng khí độc sarin được dùng ở Syria để chống lại phiến quân.
[B]Các bài liên quan[/B]
[LIST][*][URL="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130327_syria_opposition_al.shtml"]Đối lập đại diện Syria trong khối Ả Rập [/URL][*][URL="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130411_syria_airstrike.shtml"]Chính phủ Syria 'tấn công dân thường'[/URL][*][URL="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130317_syria_general_defection.shtml"]Một tướng Syria 'chạy sang phe đối lập'[/URL][/LIST]
Ông Hagel nói việc sử dụng này diễn ra “trên diện hẹp” và không nói rõ khi nào, ở đâu.
Tòa Bạch Ốc từng nói việc sử dụng vũ khí hóa học nếu diễn ra sẽ là “lằn ranh đỏ”, tức giới hạn cuối cùng để can thiệp vào Syria nhưng cũng nói các tin tức tình báo chưa nêu ra bằng chứng cụ thể.
Ông Mr Hagel nói tại Abu Dhabi hôm 25/4 rằng "các nguồn tình báo của chúng tôi đang đánh giá, với các độ tự tin khác nhau rằng chế độ của ông Assad ở Syria dùng vũ khí hóa học ở diện hẹp, cụ thể là khí sarin”.
Theo ông, đây là hành động “vi phạm công ước chiến tranh”.
Người ta tin rằng Syria có một lượng vũ khí hóa học lớn và điều đó gây ra lo ngại trong cộng đồng quốc tế những tháng qua về sự an toàn của lượng hóa chất này.
Tuy nhiên, theo phóng viên ngoại giao của BBC Jonathan Marcus thì Tòa Bạch Ốc đã nhanh chóng nói rằng chỉ tin tình báo như ông Hagel nêu ra là chưa đủ để Hoa Kỳ can thiệp vào Syria như tại Iraq trước đây.
Trả lời một dân biểu Quốc hội, Tòa Bạch Ốc đã nói:
"Vì lý do vấn đề liên quan rất nghiêm trọng và vì những gì [Hoa Kỳ] học được từ quá khứ, chỉ các đánh giá tình báo không thôi là chưa đủ".
[B]Hàng nghìn người chết[/B]
[IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/04/25/130425165206_syria_mortar_304x171_afp_nocredit.jpg[/IMG]Cuộc xung đột tại Syria đã làm hàng vạn người thiệt mạng ở cả hai phía
Tính đến tháng 4 năm nay, các con số một tổ chức Syria đối lập nêu ra nói có 6.000 người đã thiệt mạng ở Syria chỉ trong tháng 4, tháng đẫm máu nhất trong cuộc xung đột.
Đài Quan sát nhân quyền Syria có trụ sở ở London cho biết họ đã ghi nhận 6.005 cái chết trong tháng qua, gồm có ít nhất 291 phụ nữ, 298 trẻ em, 1.486 chiến binh và quân đào ngũ và 1.464 binh lính trong lực lượng chính phủ.
Số thương vong còn lại không thể xác định được gồm có cả thường dân và binh lính.
Còn nhìn lại hơn hai năm xung đột, con số này có thể cao hơn con số trên 60 nghìn người mà quốc tế ước tính.
“Chúng tôi ước lượng con số này trên thực tế là khoảng 120.000 người,” ông Rami Abdelrahman, người đứng đầu Đài Quan sát nhân quyền này cho biết.
“Nhiều trường hợp rất khó ghi nhận nên chúng tôi chưa chính thức đưa họ vào danh sách,” ông nói.
The Ball’s in Your Court, Mr. President
[U][URL="http://www.thedailybeast.com/articles/2013/04/26/the-ball-is-in-your-court-mr-president.html"] [/URL][/U][U][URL="http://www.thedailybeast.com/articles/2013/04/26/the-ball-is-in-your-court-mr-president.html"] [/URL][/U][URL="http://www.thedailybeast.com/articles/2013/04/26/the-ball-is-in-your-court-mr-president.html"]Liệu tụi chệt có khả năng giải mă cho cái BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ NÀY HÔNG???
BEAST
[/URL]
by [URL="http://www.thedailybeast.com/contributors/bruce-riedel.html"] Bruce Riedel[/URL] Apr 26, 2013 4:45 AM EDT [SIZE=1] [/SIZE][h=2][SIZE=1] It is clear Assad has used chemical weapons against his own people. And Obama must now take action. By Bruce Riedel. [/SIZE][/h]
The news that Washington and London finally believe Bashar al-Assad’s Syrian regime has used [URL="http://www.thedailybeast.com/cheat-sheets/2013/04/25/cheat-sheet.html#1"]chemical weapons[/URL] against its own people is both an opportunity and a series of traps. Both the opportunity and the traps are huge, and President Obama needs to tread carefully to quickly exploit the first and avoid the second.
[IMG]http://cdn.thedailybeast.com/content/dailybeast/articles/2013/04/26/the-ball-is-in-your-court-mr-president/_jcr_content/body/inlineimage.img.503.jpg/1366977000628.cached.jpg[/IMG] Damaged buildings are seen along a desolate street on the front line on December 7, 2012, after several weeks of intense battles between rebel fighters and troops loyal to Syrian President Bashar al-Assad in the Amarya district of Aleppo. (Narciso Contreras/AP)
Credible observers of Syria like my colleague at the Brookings Doha Center, [URL="http://www.brookings.edu/experts/shaikhs"]Salman Shaikh[/URL], have been reporting since December on the evidence that Assad’s forces have used small quantities of chemical weapons in the civil war that has been raging in [URL="http://www.thedailybeast.com/cheats/2013/04/19/u-n-syria-a-humanitarian-catastrophe.html"]Syria[/URL] for more than two years. Like almost everything else in Syria, Assad’s arsenal of missiles and chemical weapons is a legacy of his father, Hafez al-Assad. After the Syrian Army and Air Force were defeated by Israel in Lebanon in 1982, Hafez ordered development of a chemical arsenal to provide a deterrent against the Israelis. Syrian scientists developed an effective chemical weapons program using the nerve agent sarin, a substance 500 times more toxic than cyanide. In 1988 Iraqi dictator Saddam Hussein used sarin in his war against the Iranians and in attacks on Iraqi Kurds with devastating impact.
Syria mated the nerve agent with Scud missiles acquired from the Soviet Union in the mid-1980s. When Israeli learned of the Syrian program, it considered military action to destroy it but concluded the program was too developed and too disbursed to be susceptible to air attacks without an unacceptable risk that Syria would respond by firing chemicals into Tel Aviv, potentially killing thousands. The Syrian arsenal remains disbursed in numerous facilities, making it a complex military challenge.
By using chemical weapons Assad has crossed not only an American red line, but an international consensus against the use of chemical weapons that goes back to the First World War. He has given Obama the opportunity to break the Russian and Chinese diplomatic support for Syria that has paralyzed the United Nations from imposing harsh sanctions on Syria and a total arms embargo on the Assad regime. Washington is right to demand an immediate U.N.-led inspection on the ground in Syria with a very short deadline.
The Bush administration’s weapons-of-mass-destruction debacle in Iraq unfortunately means that only a UN confirmation of Syrian chemical weapons use will have real international credibility. The U.S., U.K., and Israeli intelligence assessments carry too much baggage to convince skeptics. Even George W. Bush recognized this in 2007, when he told Israel he could not use the American military to destroy a North Korean nuclear reactor built in Syria because of the legacy of his botched intelligence on Iraq.
But going to the United Nations needs to be done with alacrity like Bush’s father did after the Iraqi invasion of Kuwait in 1990. The key is to get Moscow to accept that use of chemical weapons crosses the line—and to demand concerted international action, even if it goes against Vladimir Putin’s man Assad. With U.N. proof, Putin can be boxed in. China will not stand alone against a U.N. Security Council consensus. That will leave Assad with only Iran and Hezbollah as allies.
[INDENT] By using chemical weapons Assad has crossed not only an American red line, but an international consensus against the use of chemical weapons that goes back to the First World War.[/INDENT]One trap is to avoid taking on a unilateral American military mission in Syria that would lead to mission creep and another quagmire that wouldn’t benefit Syria or America. Diplomacy, an arms embargo, isolation, and sanctions are a better approach. Behind the diplomacy, there is also an urgent need to begin building an international stabilization force, manned primarily by Muslim soldiers (mostly Turks at first, because they are the only capable troops immediately available), which can help end the civil war, help restore order, and serve as a basis for a new Syrian government elected by its people.
There are other traps to avoid as well. Would Assad use chemical weapons against a NATO air operation like the one that assisted the Libyan opposition? Almost certainly he would. It is clear by now that he has few scruples about mass murder, and foreign air bases would be a logical target for his Scuds. He might also be tempted to use them against Israel in a desperate Samson-like move to destroy his enemies as his regime dies. Scuds are notoriously inaccurate, and cities are much easier targets than airfields. Even Israel’s superb defenses would be challenged by a barrage of multiple incoming Syrian Scuds.
Obama has an opening thanks to Asad’s use of chemicals, but it is fraught with peril if handled recklessly.
The ball is in your court, Mr. President.