Ngô đ́nh Diệm có kỳ thị Phật giáo không?
[QUOTE=Nhân Dân Tự Vệ;176969]([url]http://hon-viet.co.uk/PhanThiet_DeNhatCongHoaCoKyThiPhatGiaoKhong.htm[/url])
Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh
[U]Trích đoạn :[/U]
[/QUOTE]
Phan Thiết là người tốt. Hồi PT làm thẩm phán ở B́nh thuận đă binh vực cho một ông Đại đức giữ lại được ruộng đất thờ cúng trong chùa để không bị thu mua theo chính sách NCCR. Nhưng PT vẫn là con chiên ngoan đạo, vẫn làm theo lịnh Cha, vẫn cố sức bảo vệ Chúa , bảo vệ cho nhà Ngô. Thử hỏi trước 1963, quân đội miền Nam có Nha tuyên uư không? Tại sao 90% binh lính là phật tử hay thờ cúng ông bà lại không có nha tuyên uư, trong khi chỉ khoảng 3% binh lính theo đạo Chúa (vào thời điểm đó) lai có Nha Tuyên Uư. Đây có phải là sự kỳ thị trắng trợn không? Rồi vụ nổ ở Huế vào ngày 8/5/1963 ? Ai gây ra? CIA, VC, hay Ngô đ́nh Thục . Chính Ngô đ́nh Thục là thủ phạm chính đă giết chết 3 người em của ḿnh chử c̣n ai vào đây nữa? Xin mấy ông NDTV bảo vệ Chúa hăy trả lời cho "Nhân chứng bất đắc dĩ" mà tôi đă post, nhưng mấy ông cố t́nh chạy làng, làm ngơ như không thấy, không biết . Tôi xin post trở lại để mấy ông trả lời cho nhân chứng
Một nhân chứng bất đắc dĩ (I)
Tuệ Chương
(Danchimvietonline.net, 19/6/2006)
Phần I
Buổi chiều ngày 8 tháng 5 năm 1963, tôi không nhớ rơ giờ, lúc đó mặt trời cũng sắp lặn, tôi lấy xe gắn máy chở em gái tôi “đi coi” lễ Phật đản ở chùa Diệu Đế bên Gia Hội rồi ṿng lên chùa Từ Đàm. Tôi nói là “đi coi” là v́ gia đ́nh tôi tuy theo đạo Phật nhưng ngoại trừ khi c̣n nhỏ, tôi chẳng đi chùa bao giờ. Các anh chị tôi đi chùa thường hơn, nhất là các ngày vía lớn. Bấy giờ, tôi đă có con đầu ḷng, vợ tôi đang mang thai đứa thứ hai. Vợ tôi phải ở nhà giữ con, sau khi tôi đưa em gái tôi đi một ṿng, tôi sẽ về đưa vợ tôi “đi coi” lễ một ṿng như thế.
Khi đi ngang đài phát thanh Huế, tôi thấy đồng bào tụ tập ở đây đông lắm, không biết chuyện ǵ, tôi về nhà cất xe rồi dắt vợ tôi và em gái ra đài phát thanh xem sao. Nhà tôi thuê ở lúc đó ngay phía trước rạp Ciné Morin cũ, cách đài phát thanh khoảng 3, 400 mét.
Đài phát thanh Huế nằm bên chân cầu Trường tiền, phía hữu ngạn, ngó mặt ra hướng cầu. Bên tay phải là đại lộ Lê Lợi, bên trái là sông Hương. Có một con đường nhỏ, tôi không nhớ tên, chạy trước mặt đài phát thanh, sát chân cầu, rồi ṿng ra phía bờ sông, chạy cặp theo đó, lên tới bến Trảng Hề, quẹo ra phía đường Lê Lợi. Mặt trước đài phát thanh là một cái nền ximăng cao, nơi trước đây, kỳ hè, nghỉ học, tôi thường ngồi nh́n qua cửa kính pḥng vi âm, xem Kim Tước, Minh Trang, Hương Thủy hát trong đó, cũng na ná như đi nghe nhạc sống ở pḥng trà sau này tại Saigon vậy. Ở đây, nghe “chùa”, khỏi tốn đồng xu nào. Kế đó là một cái sân rất rộng, có bồn hoa, cạnh các bồn hoa là các lối đi dạo trong sân. Sau lưng đài phát thanh là một ṭa nhà lầu, trước kia là Nha Ngoại Viện, kế là Vườn Trẻ, Nha Công Chánh Trung Phần...
Tôi dắt vợ và em gái băng ngă vườn trẻ, ṿng ra phía bờ sông, đứng sát hàng rào, có hàng cây đoát (cọ tây) già, giữa sông và sân trước đài phát thanh. Bây giờ, đồng bào tập trung đă đông hơn, tràn lên cả đầu cầu Trường Tiền. Trên đài ximăng cao, có người đang bắt loa và micro, chuẩn bị cho ai đó sẽ ra nói chuyện...
Bây giờ tôi mới biết đại khái sự việc là theo thông báo trước của đài phát thanh, chiều hôm đó, đài sẽ cho phát lại buổi lễ Phật Đản sáng hôm đó ở chùa Từ Đàm, nhưng đến giờ như đă hẹn trước th́ đài chỉ phát nhạc mà thôi mà lại chẳng có cải chính hay thông báo ǵ hết cả. Hỏi thêm người chung quanh, tôi mới biết chuyện cấm treo cờ. Mấy ngày trước lễ, cảnh sát thành phố Huế đi dẹp cờ Phật Giáo, không cho đồng bào treo, nói là có lệnh cấm, không nói rơ tại sao cấm, nhất là vùng ngoại ô thành phố, đặc biệt là ở Tây Lộc, cảnh sát làm mạnh tay lắm.
Tôi nhớ thời gian ngắn trước đây, nhân dịp lễ ngân khánh “đức” Tổng giám mục Ngô Đ́nh Thục, ngay giốc cầu Trường Tiền, trước mặt đài phát thanh này, có làm một cái cổng chào lớn lắm, treo nhiều cờ Thiên Chúa Giáo trên cổng. Cổng này gây trở ngại cho người đi xe đạp và xe gắn máy khi lên xuống cầu, ngay chính tôi cũng than phiền thầm trong ḷng. Có một lần chở người bạn đồng nghiệp phía sau xe, thấy tôi cực nhọc khi cho xe lên cầu, anh buột miệng chưởi “địt mẹ” - dĩ nhiên không chưởi tôi mà chưởi người dựng cổng chào - mặc dù anh ấy là thầy giáo, không mấy khi chưởi tục.
Ở Huế, lâu nay, việc trang hoàng lễ tết ở nhà, chùa, nhà thờ ... v.v. thuộc vào loại “văn nghệ tự do”, thả giàn, muốn làm sao th́ làm, không quá lắm th́ thôi, chẳng ai can thiệp, nhà cầm quyền mà làm th́ coi như quyền hạn tuyệt đối. Nhiều khi đạo kỳ - Phật hay Chúa cũng thế thôi - th́ to và mới, c̣n cờ quốc gia th́ nhỏ bé, cũ x́, nằm thu lu một bên cờ đạo, cờ đảng (dĩ nhiên là đảng hay tổ chức ngoại vi đảng của ông Nhu, các đảng khác bị “dẹp tiệm” hết rồi, không cho tham gia “việc nước” nữa) rất đáng tội nghiệp. Người ta coi đạo của ḿnh, đảng của ḿnh to hơn, lớn hơn quốc gia. Vả lại, cờ quốc gia đó, gốc gác từ cờ “quẻ ly” khi ông Bảo Đại c̣n làm vua, biến thành cờ ba sọc - mà người cộng sản bôi bác, xuyên tạc là cờ ba que – “Cờ vàng một lá xỏ ba que” - Không chắc việc tuyên truyền bôi bác của cộng sản sẽ không có ảnh hưởng ít nhiều đến người dân Huế, nhất là người Thừa Thiên - Thời Pháp thuộc tôi không rành nhưng thời ông Bảo Đại làm “Quốc trưởng”, Huế được coi là “vùng quốc gia” nhưng có lẽ người ta chán ông Bảo Đại, chán phe quốc gia nên chẳng mấy ai quan tâm tới việc cờ cọc này, miễn đừng làm “Việt Minh” th́ thôi. Thời “cụ” mới về, người ta bày bàn ra choán cả lề đường kết hoa, chưng h́nh “cụ” th́ phe “cụ” dại ǵ biểu dân dẹp vô nhà. Hồi Đệ nhất Cộng ḥa, quốc hội có bàn việc thay đổi quốc kỳ, quốc ca v́ hai cái nầy phát sinh từ thời “Quốc trưởng hồi loan” mà bây giờ Quốc trưởng đă bị phe “cụ Ngô” bôi bác thành một tên đàng điếm ăn chơi, người ta tính cho cả 3 quốc (quốc trưởng, quốc kỳ, quốc ca) đi chung một bè, đem chôn sống cho xong chuyện. Hiềm nỗi khi việc tŕnh lên “cụ”, “cụ” hỏi: “Rứa mấy người chết v́ lá cờ ni, bài hát ni th́ răng ???” Thế là quốc hội im re, cho ch́m xuồng vụ thay cờ thay quốc ca luôn.
Việc người ta làm lễ ngân khánh cho ông Thục thiệt lớn, dân Huế, nói chung, chẳng ai thắc mắc. Người ta quá quen với việc cái ǵ thuộc gia đ́nh họ Ngô cũng là “cha thiên hạ” cả. Hồi xưa th́ người ta kính trọng ông “chí sĩ”, ngày nay th́ người ta sợ ông Tổng thống. Ông chí sĩ khác ông tổng thống nhiều lắm, có thể nói là trái ngược nhau. Ngay như con đường Nguyễn Trường Tộ, con đường nối từ đường Lê Lợi lên tới nhà thờ Phú Cam, chạy ngang qua nhà “cậu”, con đường này là con đường “cậu” và các ông lớn thường đi, đoạn giữa trường Đồng Khánh và trường Khải Định (Quốc Học), ngày trước cách một khoảng xa mới có một bóng đèn đường tù mù chẳng soi rơ mặt người, rất thuận lợi cho các em Ma-ri sến và lính tráng hẹn ḥ nhau ở đây, thế mà giờ th́ bóng đèn cao áp thủy ngân sáng trưng, đi trong đêm mà tưởng như đi giữa ban ngày, khiến người xưa hết đất dụng vơ. Đám ma cải táng mộ hai cha con ông Ngô Đ́nh Khôi không thua ǵ đám ma ông vua nào đó của nhà Nguyễn, mà ông Ngô Đ́nh Khôi th́ bị người dân Huế cũng như dân Quảng Nam, nơi ông làm tổng đốc, đánh giá là tay đại gian tham và độc ác. Người Huế cũng khá vô tư, việc làm xấu xa của ông anh tổng đốc không ảnh hưởng ǵ đến ḷng tôn kính của họ đói với ông em chí sĩ, v.v. và v.v.
Ngày trước, nhất là đoạn đường Trần Hưng Đạo, Gia Long (sau đổi là Phan Bội Châu) người dân Huế tự động đặt bàn trước nhà, kết hoa chưng đèn mừng “chí sĩ” Ngô Đ́nh Diệm, thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm về “chấp chánh”, làm cách mạng cho dân cho nước được nhờ, ai vô ra nhà “cụ Ngô” th́ kính trọng, coi như đó là người “làm cách mạng” th́ ngày nay, họ hờ hững chuyện đi về của “Ngô Tổng thống”, có thúc ép, dọa cho họ sợ th́ họ mới đi biểu t́nh, c̣n không th́ thôi. Ai vô ra nhà cụ Ngô bây giờ th́ họ coi như là những đứa nịnh.
Từ những “thói quen” như thế, bỗng nhiên có việc “cấm treo cờ”, khiến ai nấy bỗng đâm ra lạ lẫm, ngạc nhiên. Cái thói quen hàng chục năm nay bỗng nhiên bị đảo ngược, v́ vậy, người dân Huế phản ứng là chuyện đương nhiên. Đáng tiếc là những người đang có quyền lực, ngụp lặn trong quyền lực của ḿnh, say sưa với cái ḿnh đang có mà quên mất câu tục ngữ Pháp “Quyền lực là liều thuốc độc”. Sự ngu xuẩn đó làm cho họ không thấy rằng cần dịu dàng ḥa nhă, giải thích cho người dân hiểu - và dân hiểu rất mau chóng - là cờ quốc gia cần phải trân trọng hơn nữa v́ “Tổ quốc trên hết” th́ họ lại sai cảnh sát đi dẹp cờ Phật giáo. Có người bảo hoàng hơn vua, có người v́ đạo của ḿnh mà kỳ thị đạo của người ta, có người muốn làm mạnh tay để cho dân thêm ghét chính quyền, thành ra có hành vi rất ngang ngược. Họ căn cứ vào luật pháp vừa ra của tổng thống mà thi hành nhưng họ đâu biết rằng trong bất cứ chế độ độc tài nào, luật pháp là do giai cấp thống trị đặt ra, thường là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp đó hơn là quyền lợi của nhân dân, của giai cấp bị thống trị mà người Phật tử lúc bấy giờ hầu hết thuộc giai cấp bị trị. Ai cũng biết những người trước đây từng theo “cụ”, cúc cung tận tụy với “cụ” khi “cụ” c̣n lêu bêu th́ nay đều bị “cụ” cho ra ŕa v́ không chịu “rửa tội”. Ai lạ ǵ tṛ hết chim bẻ ná, hết cá quăng nơm, muôn đời vẫn thế thôi, dù với “cụ” là một người được dân Huế tôn vinh làm "chí sĩ"
Việc dân chúng tụ tập trước đài phát thanh mỗi lúc một đông là do tự phát v́ ṭ ṃ. Có người chuẩn bị nghe đài phát thanh phát chương tŕnh buồi lễ ở chùa Từ Đàm, đến giờ đó không thấy ǵ th́ thắc mắc, hỏi nhau - những người hàng xóm đều cùng theo Phật như nhau - rồi cùng tới đài phát thanh để xem thử có chuyện ǵ xảy ra, có người đi ngang đài phát thanh thấy đông th́ ṭ ṃ hỏi, rồi về nhà, rủ anh em, cḥm xóm ra đài phát thanh coi thử... chuyện chi. Càng hỏi, người ta biết không phát lại thanh chương tŕnh buổi lễ v́ sáng nay, Thượng Toạ (TT) Trí Quang, trong bài diễn văn, có nói tới việc cấm treo cờ. Do đó, đă ṭ ṃ, người ta lại càng tơ mơ hơn, để coi TT nói chi. Không ai nghĩ đây là một cuộc biểu t́nh có tổ chức, có chuẩn bị trước.
Chỗ tôi đứng hơi xa cái nền xi măng cao trước đài phát thanh. Lại chếch qua một bên có cây leo dọc theo giàn cây quanh cái nền cao nên không thấy rơ toàn bộ khung cảnh trên đó, nhưng phần ở giữa nền vẫn thấy được, tuy không rơ mặt người - xa, đèn không sáng lắm - sau khi máy vi âm bắt xong, tôi thấy có người đứng, đi lại trên ấy, không biết là ai.
Đồng bào tập trung đă đông lắm, tràn ra tới đường Lê Lợi, lấn qua bên kia lề đường, sát vách tường Morin, nay là viện đại học Huế, dăy lầu trường luật, xe đi lại trên đường Lê Lợi đă khó khăn. Có một anh Phật tử - đoán thế v́ anh này bận áo lam, quần xanh - trèo lên mái hiên đúc của lầu Morin, cầm một lá cờ Phật giáo khá to, phất qua phất lại, đồng bào thấy thế, hoan hô ấm ĩ! Bỗng có tiếng TT Trí Quang trên loa, ra lệnh cho anh Phật tử đó dẹp cờ, leo xuống. Tôi c̣n nhớ câu nói của TT Trí Quang: “Anh nào ở bên phía Morin đó, cất cờ và xuống, không được làm như thế”. Người cầm cờ đó thi hành ngay, không chần chờ.
Citroen 2 CV
Nguồn: avonhill.com
Đó là lần đầu tiên tôi nghe tiếng nói của TT Trí Quang. Trước đó mấy lần tôi có thoáng thấy ông khi ông ta đến gặp ông hiệu trưởng trường tôi dạy - ông hiệu trưởng này cũng là giám đốc nha Đại diện giáo dục ở Trung phần - mỗi khi gặp nhau, họ kéo nhau lên pḥng riêng ở trên lầu, đóng kín cửa, nội bất xuất, ngoại bất nhập, ai biết họ nói chuyện ǵ. TT Trí Quang ăn mặc đơn giản, áo nâu ṣng, giày sandal hay dép, tôi không nhớ, một ḿnh lái chiếc xe Citroen 2 cheveaux tàng tàng.
Một lúc sau, phía đường Duy Tân, đường thẳng từ cầu Trường Tiền đổ xuống, xuất hiện mấy chiếc xe ṿi rồng. Ṿi nước xịt thẳng lên trời rồi đổ xuống, không xịt thẳng vào dân. Người ta la ó, không dữ lắm, xe ṿi rồng thôi, không xịt nước nữa, nhưng vẫn đậu tại chỗ.
Trên đài ximăng cao, lại thấy xuất hiện hai người. Một là TT Trí Quang, người kia, sau lời giới thiệu của TT, người ta mới biết đó là nhạc sĩ Ngô Ganh, trước kia là thầy dạy nhạc, dạy hát cho học sinh các trường tiểu học ở Huế, rất nhiều người Huế biết ông, nhất là học sinh, thầy cô giáo. Lúc này, ông Ngô Ganh là Quản đốc đài phát thanh Huế (sau này tôi được biết thêm, thời gian này, ông là bí thư đảng Cần Lao tỉnh đảng bộ Thừa Thiên-Huế). Ông Ngô Ganh, cũng giống một số người Huế, theo “cụ” Ngô từ lâu - khoảng thập niên 1940 - tính khí hơi giống ông Ông Ích Khiêm, mặc dù một người gốc Chàm, một người gốc Kinh, sống cách nhau gần cả 100 năm. Nhà ông Ngô Ganh ở trên đường Ông Ích Khiêm, nuôi hai con chó, một con ông đặt tên là Nói trạng (nói giốc) một con đặt tên là Phách tấu (phách lối). Hễ khách đến nhà, hai con chó chạy ra sủa, ông gọi tên chó, đuổi nó vào. Nghe ông gọi tên hai con chó, khách thấy ngại, không dám nói giốc hay phách tấu nữa.
TT trí Quang cầm micro nói với đồng bào là theo ông Ngô Ganh, việc không phát thanh lại chương tŕnh lễ Phật đản sáng ngày hôm đó là do lệnh cấp trên. Nay đồng bào yêu cầu được phát th́ ông sẵn sàng, nhưng ông không có quyền làm việc đó. Ông phải xin lệnh cấp trên của ông là ông tỉnh trưởng (Nguyễn văn Đẵng). Chốc lát nữa đây, ông tỉnh trưởng sẽ đến đài phát thanh, giải quyết tại chỗ cho đồng bào.
Nghe thế, đồng bào vỗ tay hoan hô rần rần...
Vừa lúc đó th́ một đoàn xe thiết giáp chậm chậm ḅ vào sân trước đài phát thanh. Thấy xe tới, đồng bào chen nhau bước lên vườn hoa, dành lối cho xe vô.
Đây là loại xe thiết giáp chạy bằng bánh cao su (4 bánh) tương đối nhỏ, loại xe của Anh từ hồi Đệ Nhất hay đầu Đệ Nhị Thế chiến, từ Mă Lai viện trợ cho Việt Nam, dành cho lực lượng Bảo An (địa phương quân), thuộc quyền chỉ huy của tiểu khu trưởng (lúc đó, tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẵng là dân sự, không kiêm chức tiểu khu trưởng. Chức này đang nằm trong tay Đặng Sĩ, thiếu tá, phó tỉnh trưởng nội an. Các xe này không sơn màu ô liu của quân đội mà sơn màu đen. Chiếc xe dừng ngay trước mặt tôi bên hông có hàng chữ Ngô Đ́nh Khôi. Trước đây, tôi đă thấy các xe khác đều có viết tên bên hông như Nguyễn Trăi, Lê Lợi... v.v. (Doanh trại của đơn vị này đóng gần đàn Nam Giao). Dù các ông Nguyễn Trăi, Lê Lợi là các vị anh hùng dân tộc, nhưng thời bấy giờ, Ngô Đ́nh Khôi là một tên quan lại đại gian đại ác, cũng đang được người ta tô vẽ cho ra vĩ nhân - như tên đường dài nhất, lớn nhất ở Saigon bấy giờ là đường Ngô Đ́nh Khôi - v́ vậy, xe có tên Ngô Đ́nh Khôi phải là xe của cấp chỉ huy, “vị” đứng trên xe đó là người chỉ huy toàn bộ cuộc đàn áp hôm đó. Người đó, sau nầy tôi mới biết là thiếu tá Đặng Sĩ, em Đặng Phong. Đặng Phong là trưởng ty công an Thừa Thiên-Huế. Cả hai đều là người có đạo Thiên Chúa. Quân đội và Công an, hai lực lượng bạo lực quan trọng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiệm vụ “bảo vệ” nhân dân, đều nằm trong tay hai anh em nhà này.
Trên loa, TT Trí Quang thông báo là ông tỉnh trưởng sắp đến, ra lệnh cho các em Gia đ́nh Phật tử làm hàng rào danh dự để đón ông. Tức th́, đồng bào giang ra, các em Phật tử đứng hai bên, dọn thành một đường dài, từ ngoài đường Lê Lợi vào tới bậc cấp thềm đài ximăng, chỗ TT Trí Quang và ông Ngô Ganh đang đứng. Ông tỉnh trưởng đi vào, các em và đồng bào vỗ tay hoan hô.
Ông tỉnh trưởng bước lên thềm đài, ông Ngô Ganh và TT Trí Quang ra đón. Trên thềm cao, có tiếng loa gọi đem bàn ra, để ông tỉnh trưởng và TT Trí Quang đứng lên đó cho cao, để đồng bào thấy rơ.
Khi trên đài lục cục khiêng bàn ra xong,TT Trí Quang và ông Tỉnh trưởng đă đứng trên đó, chưa kịp nói ǵ, th́ ngay trước mặt tôi, người chỉ huy đứng trên chiếc xe có tên Ngô Đ́nh Khôi, đứng thẳng lên, (người và xe đều hướng về phía đài phát thanh) rút súng Colt bắn lên trời ba phát. Tôi thấy lửa từ ṇng súng lóe ra rất rơ ràng. Tiếp theo đó là một tiếng nổ lớn phát ra từ phía đài phát thanh. Xin nhớ là ba phát súng lệnh nổ trưóc, lựu đạn nổ sau. Ông tỉnh trưởng và TT Trí Quang đang đứng trên bàn cao, liền nhảy xuống chui vào gầm bàn (việc chui vào gầm bàn sau này tôi chỉ nghe nói lại). Thiên hạ chạy tán loạn. Tôi dắt vợ và em gái chạy ngược lại đường cũ, băng qua ngă vườn trẻ, về nhà.
Về tới nhà xong, dặn vợ và em gái ở trong nhà, không được ra ngoài, tôi lại ra ngơ, ngóng ra ngoài đường, xem t́nh h́nh như thế nào. Đồng bào chạy ra tứ hướng, xuống hướng đập đá (đường Lê Lợi), hướng An Cựu (đường Duy Tân) hướng ga Huế (cũng đường Lê Lợi). Có lẽ có một số hoảng hốt chạy lạc qua cầu, bên kia sông Hương. Con đường trước mặt nhà tôi, đường Hoàng Hoa Thám, phía đầu đường, chỗ giáp với đường Lê Lợi, lố nhố một số người. Phía đường Lê Lợi, khoảng trước nha Công chánh, có đông người đang ở đó, có tiếng nhiều người hô “Đả đảo Ngô Đ́nh Diệm”. Đó là lần đầu tiên, tôi nghe đồng bào hô đả đảo “cụ” Ngô.
Cứ lộn xộn như vậy mấy tiếng đồng hồ, lính tráng bây giờ đang án ngữ ngay đầu cầu Trường tiền, cấm qua lại nên đồng bào không về nhà được.
...
Xem tiếp ngày 20/06/2006
Những ai đang ráng chứng minh PG vô tội trong biến cố 1963 bằng cách kết tội Ngô th́ là những kẻ điên
V́ chính trị và tôn giáo là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, mà yêu sách của Phật Giáo và những việc làm phản lại chính quyền không thể bào chữa cho tội lỗi PG đă làm cho 1 quốc gia