Chắc là bí!
Thôi để Saint Ola cho chút tí:
*****************************
Theo đánh giá của ông Nguyễn Tiến Hưng, tiến sĩ kinh tế, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa, hiện là giáo sư tại Đại học Howard.[12], nền kinh tế miền Nam trong thời kỳ trước và sau khi người Mỹ có mặt có sáu đặc tính rơ ràng:
1.Cơ cấu kinh tế nghiêng hẳn về cung cấp dịch vụ, chiếm 55% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Sản xuất hàng hoá, vật dụng không nhiều.
2.Do công nghiệp nặng và hóa chất vẫn ở mức sơ khai, nên nguyên vật liệu phải lệ thuộc vào nhập cảng: gạo, xăng dầu, phân bón, xi măng, hàng tiêu thụ, vật liệu sản xuất. Trung b́nh là phải nhập 750 triệu đô la một năm.
3.Tiết kiệm xuống số âm: trung b́nh bằng -5% GDP. Lúc c̣n hoà b́nh, có năm đă lên tới +6% GDP (1960). Khi chiến tranh leo thang th́ không c̣n có thể tiết kiệm nội địa, đầu tư cho phát triển phải tuỳ thuộc vào tiền bạc từ bên ngoài.
4.Gánh nặng kinh tế của nạn nhân chiến tranh: đoàn người di tản từ những vùng có chiến sự lên tới vài triệu. Số đông di tản về thành thị, làm số người ở đây lên tới 40% tổng dân số (năm 1960 chỉ có 22%). Kết quả là thất nghiệp cao ở thành thị (14%), các khu ổ chuột cùng với những tệ nạn xă hội đi kèm trong khi nông thôn lại thiếu người canh tác.
5.Gánh nặng quốc pḥng: nhu cầu quốc pḥng quá lớn, cần chi tiêu tới 50% ngân sách (242 tỷ đồng). Tài trợ cho phát triển chỉ c̣n 9% (66 tỷ đồng). Về vấn đề nhân lực th́ rất nhiều thanh niên c̣n phải tham chiến, chưa kể 310.000 công, tư chức. Ngoài ra c̣n số người di tản kể trên, tất cả cũng vượt 30% nhân lực lao động.
6.Tâm lư dựa vào viện trợ: Nền kinh tế Việt Nam Cộng ḥa bé nhỏ, sản xuất căn bản là nông nghiệp. Khi quân đội Mỹ sang th́ nhu cầu quốc pḥng, tiêu dùng, xây dựng hạ tầng lớn. Sản xuất c̣n yếu kém, căn bản chỉ là gạo thóc nên chỉ c̣n cách nhập hàng hoá từ ngoài vào. Tài trợ nhập hàng hoá đang từ 162 triệu đôla năm 1964 tăng lên tới 830 triệu năm 1966, cao hơn năm lần. Sự kiện này làm tăng lên cường độ của tâm lư lệ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng ḥa và mang tới nhiều cơ hội tham nhũng cho nhiều quan chức chính phủ.
[b]Xét riêng về sự phụ thuộc của kinh tế VNCH vào viện trợ Mỹ, Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận định: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Lấy ví dụ, tổng thu nội địa của VNCH năm 1974 (năm cao nhất trong lịch sử) là khoảng 300 tỉ đồng, với tỉ giá năm 1974 là 685 đồng/1 đô la, tức tương đương với 438 triệu đôla, chỉ bằng một nửa viện trợ của Mỹ, thậm chí chỉ bằng 1/6 chi phí quân sự hàng năm.[36] Như vậy có nghĩa hơn 60% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu ngân sách là lấy từ viện trợ kinh tế của Mỹ. Sự phồn vinh không phải ở nội tại nền kinh tế mà là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính[37]:
1.Thứ nhất, b́nh quân mỗi năm Mỹ đổ vào miền Nam VN 1 tỉ USD, chia b́nh quân cho 8 triệu dân trong vùng kiểm soát của VNCH, th́ lên tới 125 USD/người/năm, tương đương 75% thu nhập b́nh quân. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính nên thu nhập của họ rất cao, ví dụ thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng.
2.Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lư nhưng vẫn rơi văi ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí... là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam không có mỏ sắt. Chi phí quân sự đă trở thành kinh tế dân sự.
3.Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, b́nh quân 1 người 800 USD/tháng, một năm là trên 4 tỉ đôla - gấp 10 lần tổng GDP của cả 8 triệu dân do VNCH kiểm soát. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ, bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu.
4.Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền c̣n các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hăng nào, loại hàng ǵ, theo giá nào... để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt v...v không có vùng nguyên liệu trồng mía, bông – mà nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản... để sản xuất.[/b]
Một đặc điểm khác là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.[38]. Năm 1978, chính phủ mới của nước Việt Nam thống nhất đă quốc hữu hóa khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa để chấm dứt sự kiểm soát của họ, thắt chặt kiểm soát nền kinh tế tập trung của ḿnh.
[b]GDP cho một người của miền Nam năm cao nhất (1974) tương đương 54 USD một năm (tương đương với khoảng 150 đôla năm 2010), theo chuẩn hiện nay trên thế giới là thấp (phải trên 1000 USD mới thoát danh sách nước kém phát triển), nhưng hồi đó vẫn c̣n cao hơn ở các nước Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan.[39] Lợi tức b́nh quân của người dân miền Nam vào năm 1971 là 200 USD/năm, vào thời điểm đó là bằng với Thái Lan, gần gấp đôi Ấn Độ và hơn Trung Quốc 25% (nhưng đến năm 1974 thu nhập đă sụt xuống c̣n 54 USD do tiền VNCH bị phá giá so với USD gần 4 lần).[40][/b]
Theo tác giả Nguyễn Tiến Hưng[12], nếu tổng kết toàn bộ th́ h́nh ảnh của nền kinh tế có nhiều triển vọng nếu miền Nam hội đủ điều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi t́nh trạng lạc hậu. Quan sát tại chỗ, Đại sứ Martin đă phát biểu cho kư giả tuần báo U.S. News and World Report:
"Đôi khi ta thấy trong cùng một quốc gia có sự phối hợp giữa tài nguyên phong phú, một hệ thống hành chính có quyết tâm với những chính sách kinh tế hợp lư một dân tộc thông minh, khéo léo, và hết sức dẻo dai, với một khả năng cố gắng bền vững, một quyết tâm mănh liệt và tha thiết bảo tồn tự do của ḿnh. "Khi có một kết hợp như vậy, như hiện đang có ở Việt nam, th́ chỉ cần một nguồn tài chính từ ngoài vào làm vai tṛ tác động, để nối kết tất cả những yếu tố này lại với nhau th́ có thể có những kết quả thật là xuất sắc"[41]