Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
[B]Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
Tài liệu lịch sử: ĐẢO CHÁNH NGÀY 1/11/1963
P1[/B]
Phạm Bá Hoa
Lời trần t́nh
Kính thưa quí vị,
Trước khi bắt đầu tôi rất đắn đo, v́ muốn ghi lại sự kiện trung thực ít nhất cũng là trung thực với tôi về những ǵ mà tôi biết và những ǵ mà tôi làm, tất nhiên là khó tránh khỏi những đụng chạm đến quí vị, đặc biệt là đối với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, và Đại Tướng Nguyễn Khánh.
Riêng với Đại Tướng Khiêm và Đại Tướng Viên, là hai vị mà tôi luôn ghi nhớ nghĩa ân, bởi v́ tôi không có một thân nhân hay một bạn bè nào quen biết khi bước vào quân ngũ năm 1954. Cho đến cuối năm 1961, đang trong trách nhiệm Trưởng ban hành quân/Pḥng 3 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tôi được cử giữ chức Chánh văn pḥng Tư Lệnh Sư Đoàn mà Đại Tướng Khiêm lúc đó là Đại Tá Tư Lệnh. Từ đó cho đến ngày cuộc chiến ngưng tiếng súng trong nỗi tức tưỡi của hằng triệu quân nhân dưới lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, và những lá quân kỳ từng tung bay trong hào quang chiến thắng, tôi có môi trường thuận lợi tiếp xúc với nhiều vị Tướng lănh cũng như nhiều giới chức trong cơ quan lập pháp, hành pháp, và các cơ quan kinh tế.
Tôi biết có những vị gần như mai danh ẩn tích từ khi đến Hoa Kỳ sau ngày đất nước vào tay cộng sản 30/4/1975, nhưng tôi xin phép được nhắc đến quí vị trong tập sách, và tôi chỉ nói đến quí vị ở khía cạnh quí vị là những vị lănh đạo Quốc Gia, lănh đạo Quân Lực, chớ tôi không nói đến những riêng tư của quí vị. Tôi xin tôn trọng phần riêng tư đó. Về những ǵ tôi viết vào đây, có thể có sự kiện nào đó mà quí vị cho là không chính xác, nhưng theo tôi, tôi thấy đă đủ thận trọng trong cách nh́n của tôi khi viết những trang sách nhỏ này. Biết đâu, có những điều mà tôi nói lên được sự thật liên quan đến quí vị mà nhiều chục năm qua chính quí vị cũng chưa biết đến, và cũng có thể tôi làm sáng tỏ được điều ǵ đó đối với dư luận dù rằng quí vị cho là có hay không có cũng chẳng sao.
Thế hệ chúng ta đă học nhiều bài học quí báu từ trong lịch sử, và vận dụng vào bổn phận công dân trong trách nhiệm bảo vệ quốc gia. Rồi đây, những thế hệ sau chúng ta, cũng cần đến lịch sử mà thế hệ chúng ta sẽ là một phần quan trọng trong đó, và quí vị là thành phần quan trọng hơn hết trong giai đoạn lịch sử 1954 - 1975.
Lịch sử một dân tộc không thể tự nhiên mà có. Muốn có được lịch sử, tôi nghĩ, sau chặng đường phục vụ quốc gia dân tộc, mỗi người trong bất cứ lănh vực nào của xă hội, cần viết lại trên giấy trắng mực đen về những hiểu biết xác thực của ḿnh trong từng phạm vi trách nhiệm lúc đương thời, và viết với một trạng thái tâm hồn thật b́nh thản. Từ đó, những nhà viết sử gom góp lại, chọn lọc, phân tách, đánh giá, và tạo nên những ḍng sử qua từng giai đoạn thăng trầm của đất nước. "Tiếng thơm muôn đời hay lời sỉ nhục lưu măi trong sử sách", không phải người này tạo cho người kia, hay ngược lại, mà mỗi người trong xă hội tự tạo cho chính ḿnh qua những nghĩ suy, những phương tiện diễn đạt, và trong những môi trường hành động.
Tôi không dám nghĩ đây là một sử liệu, nhưng tôi cố gắng ghi chép đúng theo trí nhớ của tôi, để các sử gia may ra tham khảo được đôi điều trong khoảng thời gian nghiêng ngă của đất nước, mà thuở đó, quyền lực nằm trong tay quí vị. So với ấn bản lần 1, lần 2, và lần 3, ấn bản lần 4 này có vài sắp xếp lại về cách tŕnh bày và bổ túc thêm một số chi tiết, v́ 1.600 trang giấy học tṛ mà tôi lén lút viết lại trong thời gian bị giam ở trại tù Nam Hà trên đất Bắc, lén lút gởi về gia đ́nh cất giữ, và khi đoàn tụ với gia đ́nh tôi vẫn tiếp tục viết, đến nay tôi đă nhận đầy đủ từ Việt Nam gởi sang. Cùng với những sự kiện mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng từ năm 1970 đến năm 1975, và cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa từ năm 1965 đến năm 1975, hai vị cho tôi biết thêm nhân khi vợ chồng tôi đến Virginia hồi đầu tháng 9 năm 2003, thăm hai vị và gia đ́nh. Đó là những số sự kiện mà tôi không biết hoặc có biết nhưng không biết rơ, đồng thời hai vị có hỏi tôi một vài sự kiện mà hai vị không biết rơ. Sau đó, vào tối ngày 21 tháng 10 cùng năm (2003), cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm từ Virginia điện thoại xuống tôi ở Houston, Texas, nói chuyện gần 2 tiếng đồng hồ, ông cho tôi biết thêm một số chi tiết nữa, và tôi có hỏi ông về trường hợp Trung Tá Phạm Ngọc Thảo trong cuộc đảo chánh ngày 19 tháng 2 năm 1965. Và tôi được khuyến khích bổ túc vào ấn bản 4 này.
Xin quí vị vui ḷng, và trân trọng kính chào quí vị.
Houston, năm 1994,
bổ sung năm 2001, 2002, và 2003.
Phạm Bá Hoa
* * * * *
Ngày 8 tháng 5 năm 1963, Phật tử thành phố Huế biểu t́nh trước đài phát thanh đ̣i được treo cờ Phật Giáo trong ngày Phật Đản, đă bị đàn áp bằng bạo lực gây thiệt hại nhân mạng.
Vài ngày sau đó, Thượng Tọa Thích Tịnh Khiết, vị lănh đạo tối cao của Phật Giáo đă gởi bản Tuyên Ngôn lên chánh phủ, trong đó, Phật Giáo đ̣i được hưởng chế độ ngang hàng với Thiên Chúa Giáo. Chánh phủ đă bắt giam nhiều chức sắc lănh đạo của Phật Giáo tại nhiều nơi, nhất là tại Huế.
Trung tuần tháng 6/1963, Thượng Tọa Thích Quảng Đức, trụ tŕ một ngôi chùa nhỏ vùng Phú Nhuận (Sài G̣n), đă tự thiêu tại góc đường Lê văn Duyệt và Phan đ́nh Phùng, trung tâm thủ đô Sài G̣n, trước các ống kính của rất nhiều nhà báo Việt Nam và ngoại quốc. Rồi sau đó, lần lượt thêm bảy tám vụ tự thiêu nữa tại các tỉnh. Không khí chính trị sôi sục với những cuộc mít tinh biểu t́nh của đông đảo sinh viên học sinh, đồng bào -nhất là đồng bào Phật tử- lác đác có cả Quân Nhân viên chức và Cảnh Sát nữa. Nhiều phóng viên báo chí truyền thanh truyền h́nh ngoại quốc -nhất là Hoa Kỳ- đến Việt Nam ghi nhận và đánh giá t́nh h́nh.
THIẾT QUÂN LUẬT
Trước khi hết giờ làm việc chiều ngày 20/8/1963, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, gọi tôi vào văn pḥng:
- Tối nay, chú với mấy chú văn pḥng làm việc tại đây. Chú cho mấy chú luân phiên về dùng cơm rồi trở lại ngay. Chú cần hỏi ǵ thêm không? -
- Có cần ngủ lại đây không, thưa Thiếu Tướng? -
- Có thể không cần. Sẽ có lệnh sau -
Đây là lần đầu tiên kể từ khi cầm quyền vào tháng 7/1954, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ra lệnh bộ Tổng Tham Mưu ban hành lệnh thiết quân luật trong phạm vi thủ đô Sài G̣n để Cảnh Sát cùng mật vụ bao vây các chùa, t́m bắt Thượng Tọa Thích Trí Quang, vị sư được xem là lănh đạo Phật Giáo. Nhưng với sự trợ giúp của nhân viên trong ṭa đại sứ Hoa Kỳ, Thượng Tọa đă vượt rào vào khuôn viên ṭa đại sứ và được phép tạm trú nơi đây.
Thế là, từ đ̣i hỏi trong bản Tuyên Ngôn không được giải quyết, đến các vụ tự thiêu để phản đối chánh phủ, rồi đến vụ nhà cầm quyền vây bắt hụt Thượng Tọa Thích Trí Quang, dần dần đẩy Phật Giáo đến cuộc tranh đấu vừa ôn ḥa vừa bạo động tại hầu hết các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam, đă làm cho t́nh h́nh chung của Việt Nam Cộng Ḥa trở nên tệ hại hơn bao giờ hết, kể từ sau Hiệp Định Đ́nh Chiến Genève năm 1954.
Đấy là phản ứng quyết liệt của giáo hội Phật Giáo và Phật tử trên toàn quốc.
Với một t́nh h́nh như vậy, đă làm cho hầu hết các nước trong khối Tự Do, kể cả Hoa Kỳ là quốc gia ủng hộ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm mạnh mẽ nhất, đều phản đối chính sách tôn giáo trong hành động đàn áp bắt giữ các chức sắc Phật Giáo và Phật tử Việt Nam. Trước dư luận quốc nội lẫn quốc tế, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm khó mà biện minh chính sách kỳ thị tôn giáo, cho dù lệnh cấm treo cờ Phật Giáo cũng như lệnh dùng bạo lực trực tiếp hay không trực tiếp do Tổng Thống ban hành cũng vậy. V́ thuở ấy, quyền lực rất lớn trong tay hai em của Tổng Thống là ông Ngô Đ́nh Nhu "Cố Vấn Chính Trị" và ông Ngô Đ́nh Cẩn "Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung".
Ông Ngô Đ́nh Diệm, được Quốc Trưởng Bảo Đại mời về Việt Nam vào giữa năm 1954 và nhận chức Thủ Tướng ngày 7/7/1954. Thật ra th́ Quốc Trưởng Bảo Đại cũng không bằng ḷng cho lắm khi giao chức Thủ Tướng cho ông Diệm, nhưng v́ không có cách lựa chọn nào khá hơn. Với lại từ trong hậu trường, ông Ngô Đ́nh Diệm đă được Hoa Kỳ ủng hộ.
Ông Bảo Đại là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, đă bị Việt Minh cộng sản cưỡng bách thoái vị vào mùa thu năm 1945. Đến năm 1949, chánh phủ Pháp đưa về Việt Nam (từ Pháp) nhận chức Quốc Trưởng do Pháp "đề cử" dù là có những cuộc hội họp của các nhà chính trị Việt Nam như là sự vận động với Pháp, để giúp cho cuộc chiến tranh xâm lược lần hai của thực dân Pháp khả dĩ có màu sắc cuộc chiến tranh nội bộ của Việt Nam, mà nước Pháp có mặt để "giúp đở"(!) Việt Nam chống cộng sản. Với chức vụ cao nhất nước cho dù bị giới hạn quyền hành, nhưng ông đă không tận dụng thực dân Pháp để vừa xây dựng quốc gia non trẻ vừa chống lại chủ nghĩa cộng sản đang bắt rễ tại Việt Nam, mà ông lại sống nhàn nhă trên đất Pháp nhiều thời gian hơn là có mặt trên quê hương Việt Nam đầy sóng gió!
Trong khi đó, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm dựa vào sự ủng hộ của Hoa Kỳ, ông bắt đầu có những chống đối Quốc Trưởng, và đặc biệt là ông đă không tuân lệnh Quốc Trưởng gọi sang Pháp nhận lệnh. Thủ Tướng Diệm vội vă xúc tiến tổ chức cuộc trưng cầu ư dân vào ngày 23/10/1955. Kết quả là cựu hoàng Bảo Đại bị truất phế khỏi chức Quốc Trưởng, và Thủ Tướng Diệm trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam từ ngày 26/10/1955. Từ đó, ngày này được chọn làm ngày Quốc Khánh hằng năm. Tiếp sau, Tổng Thống Diệm công bố: "Việt Nam là một nước Cộng Ḥa", và danh xưng của Việt Nam là "Việt Nam Cộng Ḥa".
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, trong những năm đầu cầm quyền, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, đă được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và thiết lập bang giao. Ông đă ổn định được cuộc sống cho non một triệu người từ miền Bắc chạy trốn chế độ cộng sản trước khi chúng tiến vào các thành phố trên đất Bắc theo Hiệp Định đ́nh chiến Genève 20/7/1954. Hiệp Định này chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17 mà trên địa thế là sông Bến Hải với cầu Hiền Lương. Từ vĩ tuyến 17 trở lên Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa theo chế độ độc tài do đảng cộng sản Việt Nam cai trị. Từ vĩ tuyến 17 trở xuống Nam là nước Việt Nam Cộng Ḥa theo chế độ dân chủ tự do. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng đă cải thiện được t́nh h́nh kinh tế xă hội trong mức độ khả quan.
Về quân sự. Theo sự cố vấn của phái bộ quân sự Hoa Kỳ, quân đội đă được tổ chức lại và phát triển từ cấp Tiểu Đoàn lên cấp Trung Đoàn, Sư Đoàn, Quân Đoàn, trên căn bản quân đội trong chiến tranh qui ước. Mọi dụng cụ chiến tranh trang bị cho quân đội, đều do Hoa Kỳ cung cấp.
Về chính trị. Ông đă thành công đáng kể trong nổ lực ôn ḥa lẫn sử dụng vơ lực trong mục đích đem lực lượng vơ trang của B́nh Xuyên, của Ḥa Hảo, và Cao Đài về hợp tác hoặc giải thể. Lực lượng vơ trang Phật Giáo Ḥa Hảo và Cao Đài, là hai lực lượng chống cộng sản quyết liệt.
Đó là sự thành công bước đầu không ai phủ nhận được. Nhưng, dần đần về sau, chế độ dưới quyền Tổng Thống đă thể hiện tính cách "gia đ́nh trị", bởi v́ ngoài Tổng Thống ra, c̣n có:
- Thứ nhất, em trai Ngô Đ́nh Nhu trong chức vụ Cố Vấn Chính Trị, và vợ ông Nhu là bà Trần Lệ Xuân, rất nhiều quyền lực trong tay v́ Tổng Thống Diệm vẫn c̣n độc thân.
- Thứ nh́, em trai Ngô Đ́nh Cẩn trong chức vụ không hề có trong tổ chức quốc gia là Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung, ông sống độc thân. Là người không có văn bản bổ nhiệm nhưng lại có toàn quyền đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên/Huế, Quảng Nam Đà Nẳng, Quảng Tín, và Quảng Ngăi. Quyền lực của ông có thể xem như "vị sứ quân" của 5 tỉnh này.
- Thứ ba, anh trai Ngô Đ́nh Thục, Tổng Giám Mục địa phận Vĩnh Long, về sau là địa phận Huế. Tuy là chức sắc trong tôn giáo, nhưng tiếng nói của ông ảnh hưởng rất lớn đối với công việc chánh quyền mà các em của ông nắm giữ.
-Thứ tư, em trai Ngô Đ́nh Luyện, Đại Sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Anh quốc, được xem là người ít dính dáng đến những tệ hại mà các anh của ông gây ra trên quê hương.
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và hai em của ông là Ngô Đ́nh Nhu và Ngô Đ́nh Cẩn, đă lần lượt dẹp các tổ chức chính trị đối lập bằng cách "thanh toán" các nhà chính trị trong những tổ chức đó.
Rồi đến sự lộng hành của bà Trần Lệ Xuân -em dâu ông- tại các diễn đàn quốc tế cũng như quốc nội, đặc biệt là trong thời gian xảy ra cuộc đàn áp Phật Giáo nhiều nơi trên toàn quốc, bà đă nhiều lần tuyên bố công khai với vẻ miệt thị và tàn nhẫn khi nói đến những vụ tự thiêu của các nhà sư phản đối chánh quyền, bà gọi đó là "các nhà sư nướng thịt người th́ cứ để họ nướng..."
Những sự kiện đó đă đưa người dân từ ủng hộ chánh phủ lúc đầu, dần dần trở nên bất măn, đến mức căm thù chế độ mà Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là người trách nhiệm chính.
Vậy, sự kiện đàn áp Phật Giáo ngày 8/5/63 và những hành động tệ hại tiếp theo, là nguyên nhân quốc nội dẫn đến cuộc đảo chánh 1/11/63. Tôi nói "nguyên nhân quốc nội", v́ theo tôi, c̣n có "nguyên nhân quốc tế" nữa.
ĐẢO CHÁNH
Ngày 01 tháng 11 năm 1963, ngày lễ "Các Thánh Tử Đạo", quân đội được nghỉ buổi sáng. Khoảng 7 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo:
- Đại Úy Hoa tôi nghe -
- Chú đến nhà tôi ngay -
- Vâng. Tôi đến ngay, thưa Thiếu Tướng -
Đó là Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Nhà tôi và nhà ông cùng ở trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo -tức Bộ Tổng Tham Mưu- cách nhau khoảng vài trăm thước. Ông ở khu nhà lầu, tôi ở khu nhà trệt.
- Chào Thiếu Tướng -
- Chú lấy ghế ra sân với tôi -
Hoàn toàn khác lạ với mỗi lần tôi đến nhận lệnh, nên tôi nghĩ ngay đến một vấn đề ǵ đó phải là quan trọng lắm, bởi thường khi chỉ ngồi trong nhà. Thiếu Tướng Khiêm và tôi cùng ngồi ở góc sân sát hàng rào:
- Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ th́ chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rơ chưa? -
- Tôi nghe rơ, thưa Thiếu Tướng -
"Chú Có" mà Thiếu Tướng Khiêm vừa nói là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Khiêm từ năm 1960. (Trung Úy Có nói ở đây, trùng họ tên lẫn chữ lót với Đại Tá Nguyễn Hữu Có. Năm 1975, Trung Úy Có là Đại Tá, Phụ Tá Vơ Pḥng/Phủ Thủ Tướng).
- Hôm nay, tôi và một số vị Tướng Lănh đảo chánh ông Diệm. Và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (bộ Tổng Tham Mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nh́, đây là danh sách mời họp tại pḥng họp số 1 (tầng trệt trong toà nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại pḥng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa. Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khóa cửa lại và không ai được ra vào bất cứ v́ lư do ǵ khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có ǵ trở ngại th́ chú tŕnh ngay cho tôi. Đến đây chú rơ chưa? -
- Vâng. Tôi rơ, thưa Thiếu Tướng -
- Và thứ ba. Chú tổ chức an ninh chu đáo khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu, bằng cách sử dụng Đại đội 1 Quân Cảnh (của Tổng Tham Mưu) và các thành phần an ninh của Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu. Tất cả các cổng đóng lại, tuyệt đối không được mở, riêng cổng số 1 (tức cổng chánh), bất cứ ai ra hay vào đều phải tŕnh tôi. Lệnh của tôi xong, chú có ǵ cần hỏi không? -
- Thưa Thiếu Tướng, lư do mời họp tôi phải nói thế nào để không bị ngờ vực? -
- Tùy chú. Nhớ, chỉ một chút sơ hở là chú đứt đầu đó. Thôi, chú vào văn pḥng làm việc đi -
Khuôn viên trại Trần Hưng Đạo có các cổng số 1 hướng ra giao lộ Vơ Tánh và đường Cách Mạng, cổng số 2 và số 5 hướng ra đường Vơ Tánh, cổng số 10 hướng ra đường Cách Mạng, cổng số 3 và số 4 hướng ra đường Vơ di Nguy.
Đảo chánh. Đây là lần thứ hai mà tôi nghe thấy trong đời binh nghiệp. Lần thứ nhất, xảy ra vào nửa đêm về sáng ngày 11/11/1960, lúc đó tôi đang học lớp tham mưu tại trường Đại Học Quân Sự, tọa lạc trong khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu. Nhóm lănh đạo cuộc đảo chánh thất bại v́ không được sự ủng hộ của các vị Tư Lệnh đại đơn vị. Đại Tá Trần Thiện Khiêm, Quyền Tư lệnh Quân Khu 5 kiêm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, đưa quân từ Sa Đéc và lực lượng Sư Đoàn 7 Bộ Binh từ Mỹ Tho về đẩy lui lực lượng đảo chánh. Đại Tá Nguyễn Chánh Thi -Tư Lệnh Nhẩy Dù- và các sĩ quan trong thành phần lănh đạo đảo chánh, đă dùng phi cơ vận tải quân sự C.47 bay sang Nam Vang -thủ đô Cam Bốt- xin tị nạn chính trị.
Và lần đảo chánh này, dù muốn hay không muốn, tôi cũng phải can dự vào cho dù là can dự như một sĩ quan thừa hành tin cậy. Lệnh tối mật mà tôi vừa nhận quả là bất ngờ và phải thi hành trong thời gian cấp bách, với lại dù diễn đạt như thế nào đi nữa th́ tôi cũng là người chịu ơn Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, cho nên tôi không hề nghĩ cũng như không kịp nghĩ đến điều sắp thi hành là sai hay đúng, và nên hay không nên làm. Bởi Thiếu Tướng Khiêm không hề biết tôi và ngược lại tôi cũng chưa một lần phục vụ dưới quyền ông, cho đến khi ông về nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21Bộ Binh tại Bến Kéo tỉnh Tây Ninh vào đầu tháng 2/1960, thay thế Trung Tá Trần Thanh Chiêu bị cách chức sau vụ Trung Đoàn 32 Bộ Binh bị quân cộng sản đột kích lúc 3 giờ sáng ngày 29/1/1960 tại Trăng Sụp, cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng 6 cây số về phía bắc, gây tổn thất nặng nề về vũ khí với một số tổn thất nhân mạng. Lúc đó, tôi đang là Trung Úy, trưởng ban hành quân/pḥng 3 Sư Đoàn.
Vài tháng sau đó, Sư Đoàn được lệnh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chuyển xuống Quân Khu 5, hoạt động an ninh vùng Đồng Tháp Mười. Bộ tư lệnh Sư Đoàn trở lại nơi đồn trú cũ là quận lỵ Sa Đéc. Đến giữa năm 1960, Đại Tá Khiêm được Tổng Thống cử giữ chức Quyền Tư Lệnh Quân Khu 5 tại Cần Thơ kiêm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh tại Sa Đéc, thay Đại Tá Nguyễn Văn Y chuyển về trung ương. Tháng 4/1961, lănh thổ quân sự được tổ chức lại thành 3 Vùng Chiến Thuật do 3 Quân Đoàn trách nhiệm. Quân Đoàn I/Vùng I Chiến Thuật tại Đà Nẳng, bao gồm 5 tỉnh cực bắc duyên hải. Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật tại Pleiku, bao gồm các tỉnh Cao Nguyên và các tỉnh duyên hải phía nam. Quân Đoàn III lâm thời/Vùng III Chiến Thuật tại Sài G̣n, bao gồm các tỉnh vùng đất chuyển tiếp miền nam và trọn vùng đồng bằng Cửu Long. Những tháng cuối năm 1961, tôi được thăng cấp Đại Úy và được cử giữ chức Chánh văn pḥng tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh mà vị Tư Lệnh là Đại Tá Trần Thiện Khiêm. Sư Đoàn đă chuyển sang đồn trú tại Cần Thơ và trách nhiệm Khu 33 Chiến Thuật, cũng gọi là Khu Chiến Thuật Hậu Giang. Ngày 6/12/1962, Đại Tá Trần Thiện Khiêm thăng cấp Thiếu Tướng, đồng thời được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu, thay Thiếu Tướng Nguyễn Khánh lên Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật. Chức vụ "Tham Mưu Trưởng Liên Quân" là chức vụ mới thành lập, trước đó chỉ là Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày 17/12/1962, tôi thuyên chuyển theo Thiếu Tướng Khiêm về Bộ Tổng Tham Mưu, và từ ngày đó, tôi giữ chức Chánh văn pḥng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. V́ vậy mà tôi thi hành nhiệm vụ tối mật này một cách tích cực.
Trở lại việc thi hành lệnh của Thiếu Tướng Khiêm. Đầu tiên, tôi gọi Trung Úy Nguyễn Hữu Có và các nhân viên vào văn pḥng. Trung Úy Có có trách nhiệm liên lạc với quản lư câu lạc bộ lo bữa ăn trưa. Tiếp đó là điện thoại đến Đại Đội 1 Quân Cảnh (trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu):
- Tôi, Đại Úy Hoa đây. Anh cho tôi nói chuyện với Trung Úy Phụng (Nguyễn Thúc Phụng) Đại đội trưởng -
- Vâng. Đại Úy chờ một chút - Hạ sĩ quan trực trả lời.
- Chào Đại Úy, tôi Phụng đây. Đại Úy đang ở đâu đó? -
- Chào anh. Tôi đang ở văn pḥng. Anh Phụng à, trong ṿng 3 tiếng đồng hồ tới đây, anh có thể tập trung tất cả anh em hay ít nhất cũng là tối đa quân số của Đại Đội được không? -
- Dạ được -
- V́ vấn đề an ninh trong trại Trần Hưng Đạo hôm nay, anh phải cố gắng hết sức nghe anh. Khi tập họp xong hoặc chậm lắm là 10 giờ 30, anh điện thoại lại tôi để nhận lệnh chi tiết. Anh có ǵ cần hỏi thêm không? -
- Có chuyện ǵ vậy Đại Úy? -
- Lệnh của Thiếu Tướng như vậy chớ tôi không biết ǵ hơn anh đâu. Thôi nghe. Anh lo phần anh, tôi c̣n vài việc khác nữa. Chào anh -
Tôi mời Thiếu Tá Luông (Nguyễn Văn Luông), Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu đến văn pḥng. Thiếu Tá Luông, năm 1958 là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 35 Bộ Binh/Sư Đoàn 12 Khinh Chiến, đồn trú tại Kon Tum. Lúc đó, tôi là Trung Úy, trưởng ban 3 kiêm trưởng ban 5 Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn này. Th́ ra Thiếu Tá Luông đă nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm rồi, nhưng tôi vẫn nói thêm chi tiết về an ninh:
- Thưa Thiếu Tá, với Đại Đội Quân Cảnh th́ tôi đă điện thoại cho Trung Úy Phụng rồi. Xin Thiếu Tá đúng 1 giờ trưa, đóng tất cả các cổng lại và đưa lực lượng bảo vệ đến bố trí ngay lúc đó. Cổng số 2, 3, 4, 5, và 10, tuyệt đối không mở cho đến khi có lệnh. Riêng cổng số 1, lệnh của Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng là bất cứ giới chức nào muốn ra hay vào, xin Thiếu Tá hoặc trưởng toán Quân Cảnh điện thoại vào tôi và chờ tôi tŕnh Thiếu Tướng -
- Vấn đề an ninh ṭa nhà chánh, anh lo hay tôi lo? -
- Thưa Thiếu Tá, tôi phụ trách. Để cho rơ ràng, an ninh trong phạm vi trại Trần Hưng Đạo th́ Thiếu Tá trách nhiệm, riêng phạm vi ṭa nhà chánh tôi lo. Về lực lượng, xin Thiếu Tá cho tôi 2 chiếc Thiết Giáp AM/M8 lên tăng cường cho tôi cùng với 2 tổ đại liên đặt trên nóc ṭa nhà chánh. Xin nhắc lại, tất cả mọi việc chỉ được thực hiện ngay trước lúc 1 giờ trưa. Xin Thiếu Tá vui ḷng chỉnh lại đồng hồ để có giờ thống nhất. Thiếu Tá c̣n cần ǵ không? -
- Để tôi về lo ngay cho kịp. Chào anh nghe -
- Chào Thiếu Tá -
Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
TT Trang Sỹ Tấn nói về Dương Văn Minh
[video=youtube_share;Xwibu2wXWdU]https://youtu.be/Xwibu2wXWdU[/video]
Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
Tướng VNCH DƯƠNG VĂN MINH
Sau Khi Chầu Trời, Dư Luận Phía Bên Kia "VNCH" Đă Nói Ǵ
[B][I]TÀI LIỆU CỘNG SẢN
[/I][/B]
[video=youtube_share;cB33j36zmLw]https://youtu.be/cB33j36zmLw[/video]