-
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[B][I]QLVNCH: Những trận đánh cuối cùng.
Những Phi Vụ Hành Quân Cuối Cùng Của Không Quân VNCH Trên Không Phận Sàig̣n
[/I][/B]
[IMG]http://lytuongnguoiviet.com/images/stories/0w_2012/00H_09_0D/vnch_huyhieu_kq.jpg[/IMG]
Quân sử Không Quân VNCH ghi: (trang 198)
'Ngay trong đêm đó (28 tháng 4), tại Sàig̣n, cuộc chiến đău của KQ VNCH tiếp diễn với các AC 119G của Phi đoàn 819 Hắc Long và AC-119K của Phi đoàn 821 Tinh Long ở Tân sơn Nhất; các khu trục cơ A-1 của 2 Phi đoàn 514 Phượng Hoàng và 518 Phi Long, bay lên từ Cần Thơ
Khoảng 7 giờ sáng ngày 29 tháng 4, Tinh Long 7, chiếc AC-119K cuối cùng, đang tiêu diệt VC ở ṿng đai phi trường Tân Sơn Nhât, bị trúng hỏa tiễn SA-7 bốc cháy và nổ tung trên bầu trời, phi hành đoàn hy sinh Cùng thời gian, chiếc A-1 Skyraider của Thiếu tá Trương Phùng, danh hiệu Phi Long 2, thuộc Phi đoàn 518, từ B́nh Thủy bay lên, chặn địch ở Phú Lâm cũng bị pḥng không của địch bắn hạ. Tinh Long-7 và Phi Long-2 được ghi nhận là những nhân viên phi hành cuối cùng của KQ VNCH hy sinh trong lúc chiến đău..'
Tác giả Robert Mikesh trong Flying Dragons: The South Vietnamese Air Force (trang 146) viết:
'..khoảng thời gian quá nửa đêm 28, răng 29, CQ đă dùng các đại bác 130 pháo kích phi trường TSN, phá hủy một số phi cơ..Cuộc chiến đấu của Không quân VN hầu như kết thúc, ngoại trừ phi hành đoàn của một phi cơ AC-119 vẫn tiếp tục tuần tiễu suốt đêm trên không phận quanh phi trường TSN. Phi cơ đáp xuống, đổ xăng, tái trang bị và sau đó tiếp tục bay lên lại chiến đău..khi trời mờ sáng. Nhiều người đang chờ di tản đă theo dơi trong lo âu, chiếc hỏa long đang rải đạn ngăn chận CQ nơi ṿng đai phía Đông phi trường..và khoảng 7 giờ sáng, phi cơ bị trúng hỏa tiễn SA-7 để cắm đầu rơi xuống đất trong lửa cháy..Một Skyraider A-1 cũng bị chung số phận vài giờ sau đó..'
Tác giả Bernard C. Nalty trong 'Air War over South Viêt Nam 1968-1975 (trang 421-422) ghi lại:
...Một số phi công và phi hành đoàn dũng cảm của KQVN, bất chấp hỏa lực pḥng không và hỏa tiễn SA-7 của CQ, tiếp tục những cố gắng ngăn chặn quân CS tiến vào Sài g̣n..một A-1 và một C-119 đă bị bắn ha...' và ở trang 424: ' ngay sáng 30/4 khi Dương văn Minh ra lệnh buống súng, vẫn c̣n những phi công A-37 tiếp tục chận đánh các xe tăng T-54 VC đang tiến vào SàiG̣n..'
Tác giả Wayne Mutza trong 'The A-1 Skyraider in Viêt Nam, The Spad's last war' (trang 144) cũng ghi lại sự kiện của 2 phi cơ C-119K và A-1 bị hạ trên không phận Sài G̣n và kết luận: Skyraider là phi cơ đă chiến đău..cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam'
Các phi vu. Tinh Long:
KQ VNCH có 3 phi đoàn Vận tải vơ trang (Gunship):
Phi đoàn 817 Hỏa Long, thành lập vào tháng 2/1969, trang bị bằng các AC 47
Phi đoàn 819 Hắc Long, thành lập vào tháng 9 năm 1971, trang bị càc phi cơ AC-119 G.
Phi đoàn Tinh Long 821 được thành lập vào tháng 12 năm 1972, trang bị các AC-119 K, có khả năng yểm trợ hỏa lực và chiến đấu ban đêm
Cả 3 Phi đoàn đều được đặt tại Căn cứ Tân Sơn Nhất
Trên kh6ng phận Sàig̣n trong đêm 28 rạng 29 tháng 4 có các phi vu. Tinh Long mang danh hiệu:
Tinh Long 6
Phi vu. Tinh Long 6, do Trung Úy Trần văn Bảo làm trưởng phi cơ, hoa tiêu phụ là Tr/u Trần văn Hiền, đă bao vùng trong đêm 28, rạng 29 trên không phận Sài G̣n, đồng thời chỉ điểm các vị trí đặt súng pháo kích của CSBV để các A-1 Skyraider oanh kích..Tinh Long 6 rời vùng về đáp tại TSN sau khi được Tinh Long 7 thay thế vào khoảng 5 giờ 30 sáng 29/4.
Tinh Long 7:
Phi vu. Tinh Long 7, trên AC-119 K, do Trung Úy Trang văn Thành làm trưởng phi cơ, hoa tiêu phó lá Tr/Ú Tào Thuận đă cất cánh từ TSN lúc 5 giờ sáng ngày 29 tháng 4 và thay thế cho Tinh Long 6. (Robert Mikesh đă nhầm khi cho rằng chiếc C-119 trên không phận Sàig̣n đă đáp xuống, đổ xăng và bay lên lại, trên thực tế đây là 2 phi vụ nối tiếp nhau và bằng 2 phi cơ khác nhau)
Trong khi hướng dẫn các phi vu. A-1 tấn c6ng các vị trí pháo và thả hỏa châu soi sáng khu vực trách nhiệm, Tinh Long 7 đă bị trúng hỏa tiễn pḥng không SA-7 của CQ..
KQ Thái Ngùng ghi lại sự kiện như sau (Quân sử KQ trang 320-321): '..Khoảng 7 giờ sáng, trên không phận phi trường TSN, có một chiếc phi cơ bay lượn rất thấp, tôi ươc lượng không quá 5 ngàn bộ. Đứng ở tầng trên của dăy nhà cư xá độc thân nh́n về hương phi đạo, không bị một vật ǵ cao cản trở tầm mắt, tôi đă nhận dạng được đó là chiếc AC-119 K của phi đoàn tôi (lúc đó cũng có hai chiếc A-1 đang dội bom xuống mục tiêu). Chiếc phi cơ từ hướng Hốc Môn bay dọc theo phi đạo hướng về phia Tổng Y viện Cộng Ḥa rồi lại ṿng lại. Từ trên phi cơ những khẩu đại liên 6 ṇng và cây đại bác 20 ly khạc ra những làn đạn đỏ rực, liên tục băn vào đầu địch quân đang tấn công vào ṿng đai phi trường TSN...' Máy bay bay vẩn ṿng đi ṿng lại trên không. Đạn từ trong phi cơ bắn ra, được trả lại bằng hỏa tiễn tầm nhiệt địa không SA-7 từ dưới đất bắn lên..'..'Phi cơ trúng hỏa tiễn: con tàu phát hỏa, chao đảo cố gắng gượng lấy lại thăng bằng nhưng rổi nổ tung và găy làm đôi. Tôi thấy có một người nhảy dù ra, nhưng không biết v́ lư do ǵ lại rơi thật nhanh. Đầu thân và một phần đuôi (C-119 có hai đuôi) cùng rơi nhanh, riêng một phần đuôi c̣n lại v́ nhẹ hơn nên lơ lửng,lượn qua lượn lại rơi xuống như một chiếc lá cuối mùa..'
Phi hành đoàn của Tinh Long 7 gồm các Tr/úy phi công Trang văn Thành, Tào Thuận và các điều hành viên Trương Ngọc Anh, Phạm Tấn Đức, Phan Quốc Tuấn, Nguyễn Thái B́nh, Nguyễn văn Tần và Nguyễn Tiến Cường (8 người hy sinh), riêng xạ thủ Nguyễn văn Chinh, nhảy dù được, tuy sông sót nhưng bị thương nặng. Phi cơ bị rơi trong ṿng rào của Phi trường TSN. Hài cốt của Phi hành đoàn đă được bốc và cải táng đầu tháng 8 năm 2010 do sự cố gắng t́m kiếm và yểm trợ tài chánh của các thân hữu KQVN. (Lư Tưởng Úc châu, số Xuân Tân Măo 2011)
Ngoài ra, c̣n một AC-119 cũng bị rơi trong ngày 29/4 tại đường Ngô Quyền Chợ Lớn. Đây là chiếc phi cơ di tản không rơ v́ bị trúng đạn hay v́ trục trặc kỹ thuật. Chiếc phi cơ này do Đ/úy Huỳnh Đ́nh Chiến điều khiển..
Các phi vụ Phi Long và Phượng Hoàng:
Phi Long và Phượng Hoàng là danh hiệu của các phi vụ do Skyraiders thực hiện. Phi đoàn 518 đă từ Biên Ḥa di tản về Sài g̣n từ 28 tháng 4..
- Phi Long 51:
Khoảng 4 giờ sáng ngày 29 tháng 4, trong khi VC đang pháo kich mạnh vào phi trường, Pḥng Hành quân PĐ 518 nhận lệnh hành quân khẩn cấp gửi một phi tuần lên để oanh kich cac vị trí đặt pháo của CQ. Phi tuần gồm 2 chiếc Skyraider: một do Đại úy Trần văn Phúc điều khiển, bay ở vị trí phi tuần trưởng (lead), chiếc thứ 2, do Thiếu tá Trương Phùng, t́nh nguyện, bay ở vị trí thứ nh́ (wingman).. Đ/úy Phúc cất cánh trước, sử dụng phi đạo 07R tương đối ngắn để tránh đường đạn pháo kích (nếu dùng phi đạo 25). Phi cơ cất cánh bằng 'kỹ thuật ép máy hết mức' vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng.. Phi cơ của Th/Tá Phùng trục trặc b́nh điện nên đành cất cánh sau..(Quân sử KQ đă nhầm khi viêt Phi Long 51 bay từ B́nh Thủy, Cần Thơ lên).
Phi cơ của Đ/u Phúc trang bị 10 quả bom 250 pound, loại MK-81 và dưới sự điều khiển, chỉ điểm mục tiêu của Tinh Long 6 dang bao vùng trên cao 5000 ft, thả hỏa châu yểm trơ... Chiếc AH-1 của Đ/u Phúc bay ở cao độ 4000 feet và được phép tự chọn mục tiêu cần đánh (random attack).
Đ/u Phúc kể lại:
'Tinh Long 6 hướng dẫn mục tiêu cho biết vị trí pháo 122 l của CQ tập trung tại Phú Lâm, cách TSN khoảng 7-8 miles.. và cách đài radar Phú Lâm chừng 600 m về phía Tây-Nam..Tôi đă thả 2 quả bom vào hai mục tiêu có khói trắng bay lên. Sau dó tôi ngưng lại và tiếp tục bao vùng và thấy vài trực thăng đang quây quần ở hướng Đông..và hướng Bắc Phú Lâm.. Khoảng vài phút sau, tôi nhận được lệnh từ hệ thống vô tuyến: Phi Long 51, thả hết bom xuống mục tiêu và hẹn gặp tại nhà tôi, tối naỵ.Tôi trả lời: Đây Phi Long 51, giới chức nào vừa ra lệnh cho tôi..xin cho biết danh xưng..Đây là Thần Phong 01, Tướng Kỳ..Tôi trả lời cho biết tôi cất cánh đơn độc với 10 bom MK-81 và sẽ đánh từng mục tiêu.. tôi sẽ tiếp tục bao vùng trong 3 giờ..
Khoảng 15 phút sau, VC cho rằng tôi.. hết bom nên pháo kích trờ lại với nhiều dàn pháo, mỗi dàn 4 quả..tập trung trong một khu vườn xoài..Đạn pháo phóng lên như pháo bông hướng về TSN.. Tôi tập trung và nhào xuống mục tiêu, đánh từng quả bom..bay lên lại cao độ 4000 ft và thay đỗi trục nhào xuống đánh tiếp để tránh đạn pḥng không. Sau khi thả quả bom thứ 6 vào mục tiêu, tôi được Tinh Long 6 thông báo là có thêm một A-1 nữa đang tiếp tay với tôi.. đó là chiếc phi cơ của Th/ tá Phùng do trục trặc vô tuyến nên đă không liên lạc được với tôi..
Sau khi đánh trái bom sau cùng, quan sát mục tiêu đă bị thanh toán, tôi cho Tinh Long 6 biết sẽ để dành 800 viên đạn đại bác 20 Tôi bay về TSN vào khoảng 5 giờ 25 phút, bay quanh trên cao độ 500 ft, qua hệ thống vô tuyến, được biết một AC-119 khác là Tinh Long 7 đă lên vùng để thay thế cho Tinh Long 6.. Ngoài ra cũng qua tần số của đài Kiểm báo Paris, tôi nghe Th/tá Hồ ngọc Ẩn, PĐ 514/ Biệt đội Cần Thơ thông báo cùng Tinh Long 7 là phi tuần Phượng Hoàng 11 gồm 2 A-1 cât cánh từ Cần Thơ đang trên đường bay vào không phận Sài g̣n để góp sức chống pháo kích.. Chiếc A-1 thư nh́ do Đ/u Nguyển Tiến Thụy điều khiển (tuy nhiên theo Đ/u Thụy th́ chiếc bay số 1 lead là do Thiếu tá Đinh văn Sơn)...
Khoảng 6 giờ 25, từ Tinh Long 7, Tr/u Thành cho biết có một toán đặc công CS đang xâm nhập, cắt kẽm gai hàng rào pḥng thủ phi trường TS ở hướng Bắc, gần khu vực An nhơn, khoảng 1 mile về phía Bắc của Đài kiểm soát không lưu và Tr/u Thành yêu cầu Phượng Hoàng 11 oanh kich khu vực này..Biết chắc là Phượng Hoàng 11 c̣n ở xa, chưa thể vào vùng, tôi đă xà xuống cao độ 2000 ft, quan sát và định dùng đại bác với số đạn c̣n lại để thanh toán mục tiêu..nhưng bất ngờ tôi thấy một quả bom được thả ngay vào mục tiêu do Tinh Long 7 chỉ điểm và sau đó Tr/u Thành yêu cầu thả thêm một quả bom vào một mục tiêu khác cách xa hơn khoảng 100 ft, nhưng lần này bom rơi xa hơn, đến khoảng 200 ft..Tinh Long 7 gọi Phượng Hoàng 11 để thông báo bom rơi xa hơn mục tiêu co thể vào khu vực dân cự.Nhưng Th/tá Ẩn cho biết là lúc này Phượng Hoàng 11 đang ở vùng Bến Lức.. Tôi cho Thành biết, chiếc A-1 vửa thả bom là Phi Long 52 do Th/t Phùng bay, do vô tuyến trục trặc nên không thể liên lạc..Tôi cũng cho Tinh Long biết là chúng tôi đă hết bom nên sẽ rời vùng.
Ngay lúc đó, tôi liên lạc được với Th/t Phùng, ông cho biết đă cất cánh sau tôi và bay cùng nhưng chỉ nghe được các trao đổi vô tuyến..mà không..nói được.Chúng tôi cùng về đáp tại TSN, v́ vô tuyến của Th/t Phùng bất thường nên tôi nhường Anh đáp trước, nhưng trước khi chạm bánh, anh đă đột nhiên tống ga bay lên lại và bảo tôi đáp trước rồi chờ anh.Tôi đáp xuông phi đạo lúc 6.55 phút..Khoảng 5-7 phút sau, tôi c̣n đứng ngoài phi đạo và theo dơi chiếc Tinh Long 7 đang bắn phá dọc ṿng đai phia Bắc..th́nh ĺnh đuôi phải phi cơ bị gẫy, kế đó cánh phải đứt ĺa, phi cơ cắm đầu quay như con vụ và rơi xuông..
Chờ thêm không thấy Th/t Phùng về đáp, tôi thầm nghĩ anh đă bay về Cần Thơ?
(Những lời kể lại của Đ/úy Phúc được trích dẫn từ Lư Tưởng Úc châu Xuân Canh Dần 2010 và từ The last flying combat mission in Saigon trên vnafmamn.com)
Th/tá Phùng đă bay ṿng trỡ lại khu vực ông vừa oanh kích để quan sát và phi cơ đă bị trúng đạn pḥng không. Th/t Phùng cố đem phi cơ về ngoài QL 4, nhưng không kịp và phải đáp khẩn cấp gần cầu B́nh Điền. Ông thoát được khỏi phi cơ và sau đó bị dân quân CS của Huyện đội B́nh Chánh bắt dẫn đi. Ông đă bị hành quyết ngay trong đêm 29 và vùi xác trong vườn nhà dân..
(Ngày 2 tháng 12 năm 2008, qua những cố gắng của đồng đội và sự giúp đỡ của những nhà ngoại cảm, hài cốt của Th/tá Phùng đă được t́m thấy, và được cải táng đưa về với gia đ́nh - Lư Tưởng số 1-2009)
Về Phi vụ Phượng Hoàng 11: Phi công a1driver514 viết:'Sáng ngày 29 tháng 4, 1975 Tinh Long 7 đă làm việc với nhiều phi tuần A-1 trên không phận ṿng đai Sài g̣n-Tân sơn Nhất, nhưng phi tuần A-1 đang làm việc với Tinh Long 7 khi chiếc AC-119 K này bi. SA-7 bắn rơi ở hướng cuối phi đạo 07 của phi trường TSN vào sang hôm đó thuộc phi đoàn 514/Biệt đội Cần Thợ Phi tuần A-1 này cất cánh từ Cần Thơ (B́nh Thủy), số 1 là Thiếu tá Đinh văn Sơn, và tôi bay số 2. Khi đến vùng th́ Tinh Long đang bay ở cao độ cao hơn phi tuần của chúng tôi, để hướng dẫn mục tiêu oanh kich v́ lúc đó không có FAC, phi tuần của chúng tôi vừa đánh được pass bomb thứ nhất, chuẩn bị cho pass kế tiếp th́ chiếc AC-119 K bị trúng SA-7..' (Có lẽ Đ/úy đă lầm khi gọi phi vụ này là Phượng Hoàng 61?).
Các phi vụ A-37 sau cùng:
Sau khi hầu như toàn bộ các phi cơ A-37 tại TSN bị hủy diệt do đạn pháo kích của CQ (một lệnh bí ẩn cho kéo hết các A-37 trang bị bom đạn sẵn sàng ra khỏi các ṿm trú để xếp hàng? -Xem Ngày chim vỡ tổ) các phi vụ sau cùng của A-37 trên không phận Sài G̣n đều do PĐ 520 từ Cần Thơ bay lên thực hiện:
Phi công Đinh Tiến Đạo ghi lại:' Sáng ngày 30 tháng 4, tôi có trong danh sách trong phi tuần đầu tiên. Phi tuần tôi được lệnh cất cánh bay về Sàig̣n để yểm trợ cho quân bạn đang giao tranh với địch quân ở vùng ngoại ô của Thủ độ.Khi chiếc A-37 vừa vào ṿng đai Sàig̣n, tôi chuyển tần số để liên lạc với Paris, danh hiệu của Trung tâm liên lạc hành quân chiến cuộc, xin chi tiết để yểm trơ...th́ chỉ nghe tiếng rè rè mà không một ai trả lời..Không một chiếc máy bay quan sát nào hướng dẫn chúng tôi?. Chúng tôi được lệnh bay trở về Trà Nóc..và trên đường bay nghe được lệnh buông súng của DV Minh...'
Một phi vụ khác, thực hiện trong khoảng 9-10 sáng ngày 30 tháng 4 (trước giờ DV Minh ra lệnh buông súng) do một phi tuần A-37 của PĐ 526, từ B́nh Thủy (Cần Thơ) bay lên vơi nhiệm vụ yểm trợ diệt chiến xa CQ tại khu vực Hoàng hoa Thám, Bảy Hiền.
Phi vụ có Tr/úy Nguyễn Mạnh Dũng làm phi tuần trưởng, Th/ú Đông phi tuần viên. Phi tuần được hướng dẫn bỡi phi cơ quan sát thuộc PĐ 122, cất cánh từ Căn cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho) do Đ/ú Mai Tri Dũng bay cùng Th/ú Biện (Quân sử KQ trang 350).
Trần Lư (tháng 5-2012)
-
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[B][I]QLVNCH: Những trận đánh cuối cùng.
Thiết Giáp Binh QLVNCH - Trận Đánh Cuối Cùng
[/I][/B]
[IMG]http://www.lhccshtd.org/LHCCSHTD_BV/QS/TGB/01_ChuanTuongKhoi_TLTGB.jpg[/IMG]
Chuẩn tướng Trần Quang Khôi
T́nh h́nh vào hạ tuần tháng 4/75 biến chuyển dồn dập. Áp lực địch ở mặt trận phía Đông ngày càng nặng, tôi được Quân đoàn tăng cường Trung đoàn 8/SĐ5-BB do Trung tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng chỉ huy. Lực lượng địch và Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III giằng co dữ dội trên tuyến Hưng Lộc, Ngă Ba Dầu Giây. Tôi buộc phải sử dụng hai quả bom CBU 55 của Không Quân Biên Ḥa để chận đứng địch và giải cứu Chiến đoàn 52/SĐ18-BB của Đại tá Dũng khỏi bị tiêu diệt. Ở Sài G̣n có âm mưu lật đổ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tôi được móc nối đảo chánh nhưng cương quyết từ chối và tuyên bố chống lại. Phi trường Biên Ḥa đóng cửa.
Ngày 20/4-75 SĐ18-BB của Tướng Lê Minh Đảo rút bỏ Xuân Lộc về Long B́nh. Ngày 21/4/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Ngay ngày hôm sau, tại mặt trận, tôi viết thư cho Trung tướng Charles Timmes, phụ tá Đại sứ Martin ở Sài G̣n, đại ư nói: “Thưa Trung tướng, trong khi tôi đang ngăn chận các sư đoàn Cộng Sản ở đây th́ cũng là lúc quốc hội Hoa Kỳ đang thảo luận có nên tiếp tục viện trợ thêm 300 triệu Mỹ kim cho Quân Lực VNCH không. T́nh h́nh gần như tuyệt vọng. Tôi nghĩ rằng cho dù ngay bây giờ quốc hội Hoa Kỳ có chấp thuận viện trợ cho quân lực chúng tôi đi nữa th́ cũng đă quá muộn rồi. Tuy nhiên tôi và toàn thể quân nhân các cấp thuộc quyền tôi nguyện sẽ chiến đấu đến phút cuối cùng. Tôi chỉ xin Trung tướng giúp cho gia đ́nh tôi được di tản đến một nơi an toàn…”
Sau khi SĐ18-BB được nghỉ 5 ngày bổ sung quân số và dưỡng quân, ngày 25/4/1975 Bộ Tư Lệnh Quân đoàn III điều động đơn vị này lên mặt trận Trảng Bom, Hưng Lộc, Ngă Ba Dầu Giây để thay thế Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III được rút về Biên Ḥa dưỡng quân. Trung đoàn 9/SĐ5-BB được hoàn trả về hậu cứ ở Lai Khê. Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III trở thành lực lượng trừ bị Quân đoàn.
Về tới Biên Ḥa chưa kịp nghỉ ngơi, ngay chiều ngày 25/4/1975, có tin lực lượng địch chiến trường ???) Thiết Giáp và tiến ra hướng Quốc Lộ 15. Có lệnh Quân đoàn, tôi liền phái Chiến đoàn 322 tăng cường 1 Tiểu đoàn TQLC do Trung tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy tấn công theo hướng Ngă Ba Long Thành và trường Thiết Giáp. Chiến đoàn vừa rời Quốc Lộ 15 tiến về hướng trường Thiết Giáp, th́ chạm địch nặng và giao tranh dữ dội với chúng đến khuya, bắn cháy 12 chiến xa T-54 buộc chúng phải rút vào bên trong. Chiến thắng này làm nức ḷng toàn dân ở Biên Ḥa. Sau khi kiểm soát kết quả trận đánh, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân đoàn III hứa sẽ thưởng 1,200,000 đồng cho các chiến sĩ có công diệt chiến xa địch, mỗi chiếc hạ được 100,000 đồng.
Ngày 29/4/1975 có lệnh mới của Quân đoàn. Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III ngoài Liên đoàn 33 BĐQ, được tăng phái thêm: Lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, Lữ đoàn 4 Nhảy Dù(1 Tiểu đoàn) và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, yểm trợ hỏa lực trực tiếp có: Tiểu đoàn 46 PB-155ly và Tiểu đoàn 61 PB-106ly Quân đoàn.
12 giờ trưa ngày 29/4/1975, Trung tướng Toàn triệu tập một phiên họp khẩn cấp tại Bộ Tư Lệnh SĐ18-BB ở Long B́nh. Chỉ có Toàn, Đảo và tôi. Anh chỉ tay lên bản đồ ra lệnh cho SĐ18-BB của Đảo pḥng thủ khu vực Long B́nh và kiểm soát xa lộ Biên Ḥa, kế đó ra lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III của tôi pḥng thủ bảo vệ thành phố Biên Ḥa và đặt lực lượng Địa Phương Quân (ĐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) của Tiểu khu Biên Ḥa dưới quyền kiểm soát của tôi. Sau này đi tù tôi mới biết ngay lúc này phía bên khu vực SĐ25-BB ở Củ Chi đă bị địch chiếm, SĐ25-BB đă bị đánh tan và Tướng Lư Ṭng Bá đă bị địch bắt. Nguyễn Văn Toàn giấu tôi và Lê Minh Đảo tin xấu này. Anh chuẩn bị sắp xếp để bỏ trốn.
Vừa nhận nhiệm vụ xong, tôi chợt thấy xuất hiện Đại tá Hiếu, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 43/SĐ18-BB với giọng run run xúc động, Hiếu báo cáo: quân địch đang tấn công Trảng Bom và Trung đoàn 43-BB đang rút quân về hướng Long B́nh, mặt Đảo cau lại, Toàn nổi giận la hét Hiếu bắt Hiếu phải đem quân trở lại vị trí cũ, Hiếu làm như tuân lệnh, chào và lui ra. Trong thâm tâm tôi, tôi biết là mặt trận phía Đông Biên Ḥa ở Trảng Bom của SĐ18-BB khó có thể cầm cự nổi v́ SĐ18-BB đă bị kiệt sức sau trận đánh lớn ở Xuân Lộc không được bổ sung. Sự sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian. Giao nhiệm vụ cho tôi và Đảo xong, Toàn đứng dậy bắt tay hai chúng tôi và nói: “Hai anh cố gắng, tôi sẽ bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yểm trợ cho hai anh.” Xoay qua tôi, anh nói tiếp: C̣n số tiền thưởng 1,200,000, tôi sẽ cho người mang đến Lữ đoàn.” Đấy là những lời nói cuối cùng của Tư Lệnh Quân đoàn III.
Về đến Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III, tôi liền họp các Lữ đoàn Trưởng, Liên đoàn Trưởng, Chiến đoàn Trưởng, và các Đơn Vị Yểm Trợ. Tiểu khu Trưởng và Tiểu khu Phó Biên Ḥa đă bỏ trốn từ mấy ngày trước. Trước hết, tôi ban hành lệnh thiết quân luật ở Biên Ḥa kể từ 15 giờ 00 ngày 29/4/1975, chỉ thị cho các đơn vị ĐPQ và NQ chung quanh thị xă Biên Ḥa bố trí tại chỗ, ở đâu ở đó, không được rời vị trí, không được di chuyển. Cảnh sát Biên Ḥa chịu trách nhiệm an ninh bên trong thành phố. Triệt để thi hành nguyên tắc nội bất xuất, ngoại bất nhập. Để pḥng thủ bảo vệ thành phố Biên Ḥa, tôi phối trí Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III như sau:
- Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù: Bố trí trong khu phi trường Biên Ḥa, giữ mặt Bắc BTL/Quân đoàn III.
- Lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC): 1 Tiểu đoàn bảo vệ BTL/Quân đoàn III, 1 Tiểu đoàn bố trí pḥng thủ mặt Nam BTL/Quân đoàn III.
- Lữ đoàn 4 Nhảy Dù (1 Tiểu đoàn): Tổ chức phân tán thành nhiều Tiểu đội chiến đấu nhỏ, giữ Cầu Mới và Cầu Sắt Biên Ḥa, và đặt các nút chận trên đường xâm nhập vào thành phố Biên Ḥa.
- Chiến đoàn 315: Bố trí án ngữ từ ngă Tư Ḷ Than đến ngă Tư Ḷ Than (gần trại Ngô Văn Sáng).
- Chiến đoàn 322: Bố trí án ngữ từ ngă tư Ḷ Than đến cổng phi trường Biên Ḥa (trừ bị 1).
- Chiến đoàn 318: Bố trí án ngữ từ cổng phi trường Biên Ḥa đến Cầu Mới Biên Ḥa (trừ bị 2).
- Pháo Binh: Kế hoạch yểm trợ hỏa lực.
- BTLLĐ3KB/Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III: Đặt tại tư dinh Tư Lệnh Quân đoàn III.
Vào khoảng 15 giờ 00 ngày 29/4/1975, tôi đang ăn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh Tư Lệnh Quân đoàn, th́ th́nh ĺnh chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn đáp xuống băi đáp trong vườn hoa tư dinh bên cạnh chiếc trực thăng chỉ huy của tôi. ThiếuTá Cơ (phi công) vào chào tôi và báo cáo cho tôi biết. Sau khi rời Long B́nh, Cơ đưa Tướng Toàn và bộ hạ ra Vũng Tàu, nơi đó anh thấy có các Tướng Lăm và Hiệp chờ Tướng Toàn, rồi cả 3 người cùng đi bằng tàu đánh cá ra Hạm Đội Mỹ ở ngoài khơi. Tin Toàn bỏ trốn không làm tôi ngạc nhiên. Anh Cơ xin được ở lại làm việc với tôi. Tôi đồng ư v́ đơn vị trực thăng của anh giờ này không c̣n ở Biên Ḥa nữa.
Lúc 17 giờ 00 ngày 29/4/1975, tôi dùng xe Jeep có hộ tống đi một ṿng quan sát t́nh h́nh trong và chung quanh thành phố Biên Ḥa. T́nh h́nh chung có vẻ yên tĩnh, dân chúng không ra đường, phố xá đóng cửa. Vào khoảng 18 giờ 00, quân cộng sản bắt đầu xâm nhập vào mặt Bắc và Đông Bắc thành phố từ hướng phi trường đụng với quân Biệt Cách Dù và TQLC. Giao tranh bắt đầu, 1 cánh quân BĐQ của Chiến đoàn 315 cũng đụng địch ở gần trại Ngô Văn Sang. Địch bám sát vào tuyến pḥng thủ mặt Bắc và Đông Bắc của quân ta. Hai bên bám trận địa nằm cách nhau 10-15 mét. Cho đến giờ phút này, quân ta chiến đấu vững vàng tự tin. Không có t́nh trạng bỏ ngũ. Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Thiết Giáp, quân ta đẩy địch ra xa tuyến pḥng thủ.
Lúc 20 giờ 00 tôi gọi trại Phù Đổng ở Sài G̣n. Nơi đây là Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh và là nơi Bộ Tư Lệnh Quân đoàn III vừa đặt bản doanh. Có trả lời nhưng không một ai có thẩm quyền để nhận báo cáo của tôi hoặc liên lạc với tôi. Tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, không có cách ǵ liên lạc được. Tôi nóng ḷng chờ lệnh của Sài G̣n. Tôi tự hỏi Đại tướng Dương Văn Minh, tân Tổng thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội có giải pháp ǵ không ? Có lệnh ǵ mới cho chúng tôi không?
Đến 22 giờ 10 có chuông điện thoại reo, Trung tướng Nguyễn Hữu Có gọi tôi ở đầu giây: “Tôi là Trung tướng Có đây, tôi đang ở bên cạnh Đại tướng, anh cho chúng tôi biết t́nh h́nh ở Biên Ḥa như thế nào?” Thưa Trung tướng, tôi giữ thị xă Biên Ḥa, Lê Minh Đảo giữ Long B́nh, Toàn đă bỏ chạy, phi trường Biên Ḥa địch chiếm, áp lực địch rất nặng ở hướng Bắc và Đông Biên Ḥa.” 1, 2, 3 phút trôi qua, ở đầu giây, Tướng Có nói tiếp ” “Đại tướng hỏi anh có thể giữ vững Biên Ḥa đến 08 giờ 00 sáng mai, để Đại tướng nói chuyện với bên kia được không?” Tôi trả lời không do dự ” Được, tôi có thể giữ vững Biên Ḥa đến 08 giờ 00 sáng mai.” Trong máy điện thoại, tôi nghe văng vẳng tiếng nói của Tướng Có báo cáo lại với Đại tướng Minh. Cuối cùng Tướng Có nói: “Lệnh của Đại tướng cho anh: Chỉ huy pḥng thủ bảo vệ Biên Ḥa đến 08 giờ 00 sáng ngày 30/4/1975. Chúc anh thành công.” Tôi đáp nhận.
Vào khoảng 23 giờ 45 khuya, địch bắt đầu pháo dữ dội vào thị xă Biên Ḥa, chúng tập trung một lực lượng hỗn hợp bộ binh chiến xa cấp Trung đoàn từ Ngă Ba Hố Nai – Xa Lộ tấn công về hướng Bộ Tư Lệnh Quân đoàn III. Chiến đoàn 315 của Trung tá Đỗ Đức Thảo xông ra chận địch. Hỏa lực chiến xa M-48 của ta áp đảo địch. Giao tranh quyết liệt. Một số chiến xa địch bị bắn cháy. Địch rút lui.
Lúc 02 giờ 00 sáng ngày 30/4/1975, Tướng Lê Minh Đảo gọi tôi ở đầu máy PC-25: “Báo anh hay tôi bị quân địch tràn ngập, Long B́nh đă bị chúng chiếm.” Tôi liền hỏi: “Anh hiện giờ ở đâu? Có cần ǵ tôi không?” Đảo đáp: “Tôi hiện ở gần Nghĩa trang Quân Đội, đang rút đi về hướng Thủ Đức.” Tôi cảm thấy đau buồn và tội nghiệp Lê Minh Đảo vô hạn. Những năm cuối cùng của cuộc chiến, tôi và Đảo rất vất vả. Hai chúng tôi có mặt ở khắp các mặt trận, v́ Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III của tôi là lực lượng cơ động số 1, và SĐ18-BB của Đảo là lực lượng cơ động số 2 của Quân đoàn. Trong tù, bọn cán bộ cộng sản rất để ư đến hai chúng tôi v́ đă gây cho chúng rất nhiều tổn thất nghiêm trọng và chúng coi hai chúng tôi là hai tên chống cộng “điên cuồng” nhất.
Vào khoảng 03 giờ 30 sáng, địch lại pháo vào Biên Ḥa, lần này chúng pháo rất mạnh và chính xác. Tôi đoán chúng định tấn công dứt điểm Biên Hoà sau khi đă chiếm được Long B́nh. Tôi chuẩn bị sẽ tung cả 3 Chiến đoàn Thiết Giáp vào trận đánh quyết định, nhưng thật bất ngờ, chúng vừa xuất hiện 1 đoàn chiến xa dẫn đầu, bộ binh theo sau, liền bị Chiến đoàn 315 đánh chận đầu và bọc sườn, chúng bèn rút chạy ngược ra xa lộ. Kể từ đó, thị xă Biên Ḥa trở nên yên tĩnh.
Đúng 08 giờ 00 sáng ngày 30/4/1975, tôi cố gắng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu để liên lạc với Trung tướng Nguyễn Hữu Có nhưng không được. Tôi liền họp các Lữ đoàn Trưởng, Liên đoàn Trưởng, Chiến đoàn Trưởng, và các Đơn vị trưởng Yểm Trợ. Chúng tôi trao đổi tin tức và thảo luận t́nh h́nh ở mặt trận, t́nh h́nh trong thành phố Biên Ḥa. Áp lực địch bên ngoài không c̣n nữa. Chung quanh bên ngoài thị xă, chỉ có hoạt động lẻ tẻ của du kích, bên trong thành phố vắng vẻ. Đặc biệt đêm qua, tôi có cho tăng cường canh giữ nhà giam Biên Ḥa. Không có t́nh trạng dân chúng xuống đường hô hào ủng hộ cộng sản. Tôi sung sướng nhất là thấy tinh thần của chiến sĩ ta rất tốt, không có t́nh trạng đào ngũ. Tuyệt nhiên cũng không có t́nh trạng hăm hiếp cướp bóc trong thành phố, các sĩ quan thi hành quân lệnh nghiêm chỉnh. Trong đêm qua có nhiều tốp lính bạn thuộc SĐ18-BB ră ngũ định chạy qua thành phố, tôi ra lệnh chận lại, đuổi họ trở ra, cương quyết không cho vào thành phố đang giới nghiêm v́ sợ có t́nh trạng gây mất tinh thần ră ngũ giây chuyền như đă xảy ra ở miền Trung trước đây.
Bây giờ là 08 giờ 30 ngày 30/4/1975, tôi kết luận buổi họp: “Biên Ḥa không c̣n là mục tiêu tấn công của địch nữa. Tôi nghĩ rằng giờ này các lực lượng chủ lực cộng sản BV đang tập trung tấn công Sài G̣n. Rơ ràng chúng bỏ Biên Ḥa, dồn lực lượng đánh vào Thủ Đô. Chúng ta mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu. Bây giờ tôi quyết định kéo toàn bộ Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III về tiếp cứu Sài G̣n.” Tất cả các Đơn vị trưởng ủng hộ quyết định này của tôi.
Tôi liền ban hành Lệnh Hành Quân và điều động Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III tiến về Sài G̣n theo kế hoạch sau đây: Lấy đường xe lửa Biên Ḥa-Sài G̣n và xa lộ Đại Hàn làm hai trục tiến quân chính.
a) Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù + Lữ đoàn 4 Nhảy Dù (1 Tiểu đoàn) do Đại tá Phan Văn Huấn chỉ huy: Tiến bên phải đường sắt hướng Sài G̣n. Đến ngoại ô Bắc Sài G̣n, co cụm lại, bố trí bên phải đường sắt, chờ lệnh.
b) Lữ đoàn 2 TQLC do Trung tá Liên (TQLC) chỉ huy: Tiến bên trái đường sắt hướng Sài G̣n. Đến ngoại ô Bắc Sài G̣n, co cụm lại, bố trí bên trái đường sắt, chờ lệnh.
c) Lữ đoàn 3 Kỵ Binh + Liên đoàn 33 BĐQ: Bố trí yểm trợ quân BCD, ND, và TQLC rời vị trí pḥng thủ, rút an toàn qua Cầu Mới Biên Ḥa trước. Sau đó, lấy xa lộ Đại Hàn làm trục chính, tiến về Sài G̣n theo thứ tự như sau:
- Chiến đoàn 315 do Trung tá Đỗ Đức Thảo chỉ huy: Đi trước, đến ngoại ô Bắc Sài G̣n, bố trí bên này cầu B́nh Triệu, chờ lệnh.
- Chiến đoàn 322 do Trung tá Nguyễn Văn Liên (TG) chỉ huy: Đi sau CĐ 315, đến ngoại ô Bắc Sài G̣n, bố trí sau CĐ 315, chờ lệnh.
- Chiến đoàn 318 do Trung tá Nguyễn Đức Dưỡng chỉ huy: Đi sau cùng, đến Sài G̣n, bố trí sau BTL và Đơn vị Yểm Trợ, chờ lệnh.
Trước khi lên trực thăng Chỉ Huy, tôi duyệt đoàn quân lần cuối. Quân ta từ từ rời thành phố Biên Ḥa trong ṿng trật tự, quân phục chỉnh tề, tác phong nghiêm chỉnh, không hề nao núng, giống y như những lần hành quân trước đây khi c̣n Đại tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy xông trận trên chiến trường Campuchia. Lúc này là 09 giờ 00 ngày 30/4/1975.
Tôi lên trực thăng Chỉ Huy của Tướng Toàn do Thiếu tá Cơ lái, chiếc trực thăng Chỉ Huy thứ hai bay theo sau. Tôi cho trực thăng bay lượn trên thành phố Biên Ḥa, quan sát thấy t́nh h́nh bên dưới vẫn yên tĩnh. Các cánh quân ta vẫn tiến đều đặn về hướng Sài G̣n. Những ổ kháng cự, những chốt của địch dọc trên trục tiến quân của ta bị đè bẹp hoặc bị nhổ nhanh chóng. Tôi đang suy nghĩ và lo lắng. Tôi lo v́ không liên lạc được với Sài G̣n, khi quân ta về đến nơi, sợ quân bạn ở Biệt Khu Thủ Đô bắn lầm. Tôi đang miên man suy nghĩ cách đối phó th́ đột nhiên Thiếu tá Cơ hỏi tôi: “Thiếu Tướng có muốn ra đi không? Tôi sẽ đưa Thiếu Tướng đi.” Tôi liền hỏi lại: “C̣n anh th́ sao?” “Khi đưa Thiếu Tướng đi xong, tôi sẽ trở về, tôi sẽ ở lại với vợ con c̣n ở Biên Ḥa.” “Cám ơn anh, tôi cũng ở lại với anh em. Tôi đă quyết định việc này từ lâu rồi.”
Chúng tôi bay về hướng G̣ Vấp, tôi biểu Cơ lấy cao độ. Xa xa phía dưới, tôi thấy những đoàn quân xa chở đầy quân, những chiến xa, những pháo kéo của quân CSBV như những con rắn dài trên xa lộ Biên Ḥa và trên Quốc Lộ 13 ḅ vô Sài G̣n. Hai trực thăng của chúng tôi đáp xuống trại Phù Đổng nơi đặt BCH TGB và BTL/Quân đoàn III. Tôi vội đi vào văn pḥng t́m sĩ quan trực. Tôi thấy các nhân viên văn pḥng chạy qua lại nhớn nhác. Tôi không gặp một ai có thẩm quyền, chỉ có 1 Trung úy mang huy hiệu Quân đoàn III, tôi nói tôi muốn sử dụng điện thoại để liên lạc với BTL Biệt Khu Thủ Đô (BKTĐ) báo cho họ biết gấp các cánh quân của tôi sắp về tới cửa ngơ Bắc Sài G̣n để tránh bắn lầm nhau. Tôi gọi nhiều lần, gọi một cách tuyệt vọng, không có ai ở đầu máy trả lời. Rồi tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, cũng không liên lạc được. Lúc bấy giờ tôi nghe nhiều loạt đạn pháo binh địch nổ ở hướng sân bay TSN. Giờ này, các cánh quân Thiết Giáp của tôi cũng vừa đến B́nh Triệu gần khu nhà thờ Fatima.
Trong khi tôi đang lúng túng trong việc liên lạc với BKTĐ và Bộ Tổng Tham Mưu, th́ th́nh ĺnh tôi nghe lời kêu gọi ngưng chiến đấu của Tổng thống Dương Văn Minh phát ra từ một máy thu thanh đâu đấy. Tôi nh́n đồng hồ tay: 10 giờ 25 phút.
Thế là hết. Kể từ giờ phút này, tôi tự chấm dứt quyền chỉ huy của ḿnh và xem nhiệm vụ của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III đến đây là kết thúc. Tôi để cho các đơn vị tự động buông vũ khí đầu hàng theo lệnh của Tổng thống. Tôi không có ǵ để nói thêm, chỉ thầm cám ơn tất cả các chiến hữu đă cùng tôi chiến đấu đến phút cuối cùng của cuộc chiến và cùng tôi giữ tṛn khí tiết của người chiến sĩ đối với Quân Đội và Tổ Quốc.
Quan Điểm và Kết Luận
Sau khi ngưng chiến theo lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh, tôi bị địch bắt, truy vấn, tù đầy 17 năm và sang Mỹ năm 1993 theo diện tỵ nạn chính trị. Mỗi năm cứ đến ngày 30/4, tôi đọc đi đọc lại nhiều bài viết của bên Cộng Sản cũng như của bên ta về cuộc chiến Việt Nam. Có không ít bài viết lờ mờ hoặc viết sai về một số sự kiện trong cuộc chiến. Đặc biệt khi viết về Biên Ḥa th́ không có bên nào nói đúng. Ai cũng biết Biên Ḥa là vị trí chiến lược số 1 của miền Nam, Việt Nam, phi trường Biên Ḥa c̣n là nơi đặt bản doanh BTL/Quân đoàn III và Vùng III Chiến Thuật, đầu năo của bộ máy quân sự miền Đông. Biên Ḥa là cửa ngơ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc thủ đô Sài G̣n. Để mất Biên Ḥa là mất Sài G̣n, mất miền Nam Việt Nam.
Nhưng cho đến bây giờ, tôi chưa thấy một tài liệu nào nói rơ về Biên Ḥa trong những ngày cuối cùng của chiến tranh VN. Thế mà tôi vẫn giữ im lặng cho đến ngày hôm nay, v́ nghĩ rằng cuối cùng rồi sự thật lịch sử cũng được phơi bày. Vả lại khi viết về cuộc chiến tranh mà ḿnh là nhân chứng trực tiếp, không khỏi phải nói nhiều rất nhiều về ḿnh, cái mà tôi không hề thích v́ như Pascal nói: “Cái tôi là đáng ghét” (Le moi est haissable). Nhưng anh Nguyễn Minh Tánh đă viết sai sự thật về Lữ Đoàn 3-Kỵ Binh (LĐ3KB) do tôi chỉ huy, đă xúc phạm đến DANH DỰ của chúng tôi nên tôi có bổn phận với những người đă hy sinh và những người c̣n sống, phải cải chính và nói lại cho rơ để không phụ ḷng những chiến sĩ anh hùng đă cùng tôi chấp nhận ở lại chiến đấu đến cùng.
Những năm đầu trong ngục tù, cán bộ cộng sản luôn truy vấn tôi kịch liệt. Chúng làm tổng kết chiến tranh để rút kinh nghiệm chiến trường, chúng ngạc nhiên trước sức chiến đấu của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III, đặc biệt chúng bắt tôi viết đề tài Những nguyên nhân nào mà LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III do tôi chỉ huy không b tan ră trước sức tấn công của Quân Đội Cách Mạng.
Chính miệng chúng nói với tôi: “Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III là đại đơn vị duy nhất của Quân Đội Sài G̣n chiến đấu tới cùng cho đến khi có lệnh ngưng bắn.” Chúng kể ra những thành tích chiến đấu của Chiến đoàn 318 trên chiến trường Campuchia thời Tướng Đỗ Cao Trí của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III mà chúng gọi là những tội ác “Trời không dung Đất không tha” và kết tội tôi đă kéo dài chiến tranh nhiều năm.
Chúng đă chọn và định đưa một số chúng tôi ra Ṭa Án Chiến Tranh của chúng để xét xử như những tội phạm chiến tranh nếu không có áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Cộng Đồng thế giới tự do cũng như của dư luận Quốc Tế lúc bấy giờ.
Tôi không hề ân hận việc ḿnh đă làm, không hề hối tiếc hay than van về những hậu quả mà ḿnh phải gánh chịu sau khi bị bắt. Nếu phải làm lại từ đầu, th́ tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
[IMG]http://www.lhccshtd.org/LHCCSHTD_BV/QS/TGB/09_TGQLVNCH1975.jpg[/IMG]
Chuẩn tướng Trần Quang Khôi
-
[CENTER][IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[IMG]http://www.lhccshtd.org/LHCCSHTD_ST/HHQLVNCH/HH5468/T242_HH_BC_TTB_BDQ_054x068.png[/IMG]
[B][I]Trận chiến cuối cùng của LĐ 31/BĐQ[/I][/B]
Nguyễn Quốc Khuê
(13 – 04 -1975 đến 16 – 04 – 1975)[/CENTER]
Trong những ngày cuối tháng 3 năm nay, thời tiết bang Cali thật đẹp, bầu trời xanh tươi, không một cụm mây, nắng ấm với gíó thoảng man mát. Thấm thoát đă 29 năm trôi qua, tháng tư đen lại sắp đến – Phải – Ngày 30-4-75 là ngày đen tối của lịch sử Việt Nam cận đại, ngày đă ghi vào ḷng dân Việt một dấu ấn khó phai, nhất là những người lưu vong ở hải ngoại, trong đó có tôi – Bao luyến tiếc mỗi khi nhớ tới những kỷ niệm oanh liệt hay đau buồn trong cuộc đời trận mạc mà tôi đă trải qua .
Là một cựu chiến sĩ của binh chủng BĐQ mà thời gian quân ngũ lại ít hơn thời gian bị Việt cộng cầm tù khổ sai, ở các trại tù từ Nam ra Bắc. V́ trong suốt thời gian phục vụ quân đội, tôi chỉ phục vụ ở một đơn vị duy nhất, đó là Liên Đoàn 3 BĐQ (đến năm 1973 th́ cải danh là LĐ 31 BĐQ). Đó là một đơn vị đă gặt hái được nhiều chiến tích lẫy lừng, với các chiến thắng qua các cuộc hành quân cấp Liên Đoàn và Chiến Đoàn. Ở ngoại biên như những cuộc hành quân “Quang Trung” hay “Toàn Thắng”, càn quét tiêu diệt địch ở Kampuchia năm 1969-1970-1971, ở các địa danh Svay Riêng, Konponcham, Snoul, Krek và hành quân lùng, diệt địch ở các mật khu như Ba Thu, Mỏ Vẹt tỉnh Tây Ninh, tử thủ kháng địch ở B́nh Long, An Lộc rồi Chơn Thành. Rồi cuối cùng trong trận chiến ở Phan Rang từ 13-4-75 đến 16-4-75, Liên Đoàn đă hoàn toàn tan ră, một cách tức tưởi trong một bàn cờ quốc tế, giữa hai chủ thuyết “Tự Do Dân Chủ” và “Cộng sản”. Cuối tháng 3-1975, Liên Đoàn đă trải qua một trận đánh vô cùng khốc liệt, đẩy lui hàng sư đoàn địch tấn công quận lỵ Chơn Thành, bẻ găy âm mưu của địch định chiếm Chơn Thành để làm bàn đạp tấn công thủ đô Sàig̣n – Tuy vậy để đáp ứng nhu cầu chiến trường có những biến chuyển hàng ngày, theo lệnh điều động của Quân Đoàn, Liên Đoàn phải rút quân khỏi Chơn Thành để nhận nhiệm vụ khác – Cuộc rút quân thật gian nan, nguy hiểm. Ba ngày đêm ṛng ră trong rừng, vừa di chuyển, vừa chiến đấu với địch – Trong một trận quyết tử với địch vào ngày cuối, hàng trăm lá cờ vàng ba sọc đỏ đă thôi thúc sức chiến đấu can trường của toàn thể quân nhân các cấp – Tất cả cùng quyết tâm t́m sự sống trong cái chết, họ đột nhiên đồng loạt đứng dậy, miệng hô “xung phong” “Biệt động quân sát”, vừa bắn xối xả,vừa càn qua tuyến địch đang bao vây chặn đánh Liên đoàn. Địch hốt hoảng, luống cuống và đoàn quân đă thoát khỏi sự kềm chế của địch .
Đầu tháng 4-75, toàn bộ Liên đoàn di chuyển về hậu cứ, trại Phan Hạnh, để bổ sung quân số và quân trang, quân dụng, chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới – Thời gian ngắn ngủi này, tinh thần binh sĩ chưa được ổn định, trang bị chưa được đầy đủ, nhưng đơn vị vẫn được đặt trong t́nh trạng ứng chiến 100%, săn sàng di chuyển khi có lệnh .
Rồi chuyện đến phải đến, toàn bộ Liên Đoàn được không vận bằng phi cơ vận tải C.130, từ phi trường Biên Ḥa ra phi trường Phan Rang để tăng cường cho Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn III &QK3 đặt ở tỉnh Phan Rang, do Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn chỉ huy. Cuộc không vận bắt đầu từ 10 giờ sáng và diễn ra rất nhanh chóng, liên tục – Khoảng gần 12 giờ trưa, tất cả BCH/LĐ và Tiểu Đoàn 52/ BĐQ đă được đổ xuống phi trường Phan Rang dưới trời nắng gắt. Theo lệnh Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn, BCH/LĐ di chuyển đến 1 nhà ṿm cuối phi đạo, đóng quân bên cạnh BTL/Tiền Phương. Tiểu Đoàn 52/BĐQ tạm thời di chuyển đến ṿng đai nội vi phi trường ở hướng đông bắc BCH/LĐ đóng quân chờ lệnh kế tiếp . Trong khi chờ 2 Tiểu đoàn c̣n lại đến nơi, Đại Tá Biết, LĐT và tôi đi bộ qua BTL/Tiền Phương, để tŕnh diện tướng Nghi và để nhận lệnh – Tướng Nghi trông vẫn c̣n đẹp trai, ông luôn đeo cặp kính mát đắt tiền, ông niềm nở bắt tay Đại Tá LĐT, miệng nở nụ cười nói nhanh : “Liên Đoàn các anh ra đúng lúc”. Vừa nói ông vừa chỉ trên giá bản đồ pḥng thủ của mặt trận Phan Rang, ông nói tiếp như để chỉ thị cho Đại Tá Biết : “Liên Đoàn 31/BĐQ ra thay thế cho Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, đang chuẩn bị để rút về Sàigon”, tay ông chỉ lên các vị trí của Lữ Đoàn 2 Dù mà Liên Đoàn sẽ phải thay thế , ông nói thêm : “Lực lượng Dù họ vừa chuẩn bị rút, nhưng họ vẫn c̣n chờ các anh đến để bàn giao vị trí đó”. Ông quay sang giới thiệu Đại Tá Lương, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Dù và Chuẩn Tướng Sang, Tư Lệnh Sư đoàn 6 Không quân, đang đứng cạnh ông. Đại Tá Biết nghiêm chỉnh chào hai vị rồi tŕnh lên Tướng Nghi phối trí lực lượng như sau :
1/ BCH/LĐ đặt vị trí tại phi trường Phan Rang, trong 1 nhà ṿm cuối phi đạo, bên cạnh Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn . 2/ Tiểu Đoàn 52/BĐQ pḥng thủ ṿng đai phi trường, hướng Đông và Đông Bắc, thay thế vị trí của Tiểu Đoàn 7 Dù – BCH/TĐ nằm ở đầu phi đạo hướng Bắc, với 2 ĐĐ làm lực lượng trừ bị, để hành quân tiếp ứng khi có lệnh, đồng thời cùng với ĐĐ/Trinh sát 3 bảo vệ BCH/LĐ . 3/ Tiểu Đoàn 36/BĐQ, thay thế vị trí TĐ 3 Dù, BCH/Tiểu Đoàn đặt tại đồn Đại Hàn, ṿng đai ngoài phi trường Phan Rang về hướng Bắc, cùng 2 ĐĐ bảo vệ căn cứ và chiếm lĩnh các cao điểm hướng Bắc và Đông Bắc căn cứ để làm tiền đồn – C̣n lại 2 ĐĐ lần lượt trám vào vị trí lực lượng Dù ở xă Ba Tháp và Ba Râu dọc quốc lộ 1, hướng Bắc thị xă Phan Rang . 4/ Tiểu Đoàn 31/BĐQ xuống sau cùng trong ngày 13-4-75 sẽ di chuyển bộ, đến thay thế Tiểu Đoàn 11 Dù, từ quận Du Long trở xuống xă Ba Râu, dọc theo quốc lộ 1, nhiệm vụ pḥng thủ quận Du Long và bảo vệ đoạn quốc lộ 1 này .
Sự phối hợp của Liên Đoàn được Tướng Nghi chấp thuận ngay và trước khi trở về BCH/LĐ, tôi được pḥng 3 cấp thêm một số bản đồ vùng hành quân và bản đồ chi tiết pḥng thủ phi trường Phan Rang. Đồng thời ngay sau đó, Trung Tá Bút, Không đoàn Trưởng trực thăng, người cùng quê và là bạn từ hồi nhỏ của Đại Tá Biết cho Đại Tá hay là sẽ biệt phái hẳn 1 trực thăng chỉ huy, xuống BCH/LĐ, túc trực ngày đêm để Đại Tá xử dụng bay chỉ huy hành quân hay quan sát vùng trách nhiệm . Khi chúng tôi trở về BCH/LĐ th́ thấy trực thăng đă đậu sẵn ở băi đáp bên cạnh. Đại úy Toàn, phi công trưởng đă tŕnh diện để đặt dưới quyền sử dụng của Đại Tá LĐT . Tại BCH/LĐ lúc này, các Ban Tham mưu đă vào vị trí đóng quân và làm việc theo sự điều động của Thiếu Tá Lê Quang Giai – Theo lệnh Đại Tá LĐT, Thiếu Tá Giai tạm thời xử lư thường vụ chức vụ Liên Đoàn Phó, thay thế trung Tá Hồng Khắc Trân đang theo học khóa Chỉ huy & Tham Mưu ở Long B́nh. Có sự phụ tá đắc lực của Thiếu tá Giai, các Ban thuộc BCH/LĐ đă vào vị trí sẵn sàng làm việc một cách nhanh gọn . Đại úy Lâm, Trưởng ban Truyền tin và nhân viên đă thiết lập xong hệ thống liên lạc hàng ngang và hàng dọc cũng như nội bộ đều thông suốt . Đại úy Tài, Trưởng ban 2, người dù chỉ c̣n một mắt sau trận An Lộc 1972, vẫn trở lại Liên đoàn để tiếp tục phục vụ và chiến đấu trên mặt trận t́nh báo và pḥng thủ của BCH/LĐ – Anh đă nhanh nhẹn phổ biến các tin tức t́nh báo về địch đến các Tiểu đoàn, đồng thời tại vị trí đóng quân Liên đoàn, anh rất linh động phối hợp với Thượng sĩ Thường vụ / LĐ , điều động các toán lao công và binh sĩ tu bổ các vị trí pḥng thủ và chiến đấu trong BCH/LĐ . Bác sĩ Đức, Trưởng Ban Quân Y, người thay thế BS Cảnh sau 1972 – Ông cũng bạo dạn và gan ĺ không thua ai, cũng xông xáo trong lằn đạn pháo hay tấn công của địch cùng với các binh sĩ quân y thuộc quyền lo cứu thương và tản thương – Trong thời gian kỷ lục, ban quân y của ông đă sẵn sàng ở cuối nhà ṿm của BCH. Loáng thoáng tôi vẫn c̣n nghe tiếng ông chỉ huy thuộc cấp chuẩn bị các y cụ và thuốc men sẵn sàng hành nghề, lư do ban quân y nhộn nhịp v́ lúc này phi trường cũng đang bị địch pháo lai rai, vu vơ, từ xa rớt vào trong ṿng đai, mỗi lần như vậy, tôi thấy mọi người bên hướng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn chạy nhốn nháo vào các nhà ṿm để tránh pháo. V́ một số pḥng của BTL làm việc trong các nhà bạt ngoài trời, không có an toàn, nên mỗi lần có trái pháo rớt gần đâu đó là họ ù té chạy vào nhà ṿm, với hy vọng được an toàn hơn chút đỉnh, mặc dù trên nóc các mái nhà ṿm này chỉ có một lớp bao cát mỏng mà thôi . Cuộc không vận của Liên đoàn liên tục tiếp diễn, ngay khi Tiểu đoàn 52 báo đă vào vị trí vô sự th́ Tiểu Đoàn 36 xuống đến nơi. Thiếu Tá Minh, Tiểu đoàn Trưởng vào BCH/LĐ gặp Đại Tá / LĐT để nhận lệnh vào vị trí được ấn định. BCH/Tiểu đoàn và hai ĐĐ di chuyển bộ về đồn Đại Hàn, hai ĐĐ c̣n lại về hướng xă Ba Tháp và Ba Râu. Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, Tiểu Đoàn 36 báo cáo đă vào vị trí vô sự, đă thay thế cho lực lượng Dù xong, mặc dầu tại mỗi vị trí chỉ c̣n lại một lực lượng nhỏ của đơn vị Dù ở lại bàn giao thôi, c̣n số lớn họ đă rút đi rồi qua lời báo cáo của Thiếu Tá Minh . Đúng lúc này, Tiểu đoàn 31 cũng đă xuống đến nơi, Thiếu Tá Tú vào gặp Đại Tá nhận lệnh – Ông chỉ thị Tiểu đoàn 31 di chuyển lên xă Ba Râu, bắt tay với ĐĐ của Tiểu đoàn 36 ở đó để dừng quân nghỉ đêm tại đây. Từ đó, sáng hôm sau 14-4-75, bắt đầu xuất phát tiến lên quận Du Long dọc theo quốc lộ 1, để trám vào các vị trí của Tiểu đoàn 11 Dù đang đóng quân trong vùng. Đại Tá LĐT c̣n dặn thêm Thiếu Tá Tú cố gắng pḥng thủ và bảo vệ quận Du Long v́ đây là tuyến đầu của mặt trận tiền phương Phan Rang . Mỗi lần các đơn vị đến nơi, các vị Tiểu đoàn Trưởng đều nhận được thêm bản đồ và đặc lệnh truyền tin, hệ thống liên quân, để liên lạc hàng ngang khi chuyển quân và thay quân. Tiểu đoàn 31 là đơn vị xuống sau cùng, trời đă về chiều nên TĐ cũng thận trọng di chuyển đến vùng trách nhiệm một cách chậm chạp, măi đến gần 8 giờ tối mới báo cáo về BCH/LĐ vị trí đóng quân của TĐ và các ĐĐ trực thuộc trong vùng xă Ba Râu . Đúng 10 giờ tối ngày 13-4-75, toàn bộ kết quả cuộc không vận và phối trí lực lượng của Liên đoàn đă được báo cáo đầy đủ về BCH/BĐQ/Quân Đoàn III . Sáng sớm ngày 14-4-75, lúc tờ mờ sáng, Tiểu đoàn 31 BĐQ báo cáo bắt đầu tung 1 ĐĐ di chuyển về hướng Bắc, dọc quốc lộ 1 và xin thông báo cho lực lượng Dù tránh ngộ nhận. Tôi đề nghị thiếu Tá Tú liên lạc hàng ngang với TĐ 11 Dù ở vùng này – Sau đó được biết TĐ 31/BĐQ đă liên lạc hàng ngang tốt với TĐ 11/ Dù và đang trám vào vị trí Dù trong vùng dọc theo quốc lộ 1. Lúc này, trong vùng Bắc Ba Râu, TĐ31/BĐQ đă thay thế TĐ11/Dù ở đây, Thiếu Tá Tú cho biết là ở trên Du Long, Tiểu đoàn Dù chỉ có 1 ĐĐ mà thôi, ngoài ra Thiếu Tá Tú c̣n cho biết thêm là bàn giao vị trí đóng quân, chớ sự thực vị trí đóng quân không có hệ thống pḥng thủ ǵ cả, chỉ có chăng là những hầm hố cá nhân mà thôi – Tôi nói với ông là họ chuẩn bị rút, nên đă cuốn chiếu hết rồi, đến phiên ḿnh phải lo củng cố, làm lại theo ư ḿnh thôi . Ngoài ra Thiếu Tá Tú c̣n cho biết thêm là ĐĐ đầu, tiến lên Du Long, thỉnh thoảng cũng gặp một tốp lính Địa phương quân, hay một vài lính Dù, hơ hải, hốt hoảng đi bộ trên quốc lộ 1, ngược về hướng Nam. Lính 31/BĐQ có hỏi ǵ họ cũng không nói mà c̣n bỏ chạy cho lẹ, hoặc im lặng lắc đầu bỏ đi. Măi đến chiều ngày 15-4-75, Thiếu Tá Tú bất thần báo về BCH/LĐ là quận Du Long đă bị địch chiếm rồi, qua lời khai của một lính Dù và hai lính Địa phương quân ở hướng Du Long chạy về và gặp TĐ/31BĐQ giữa đường. Họ c̣n cho biết là địch đă vây Du Long từ sáng sớm, tấn công mạnh bằng chiến xa và bộ binh cùng với pháo nặng, nên ĐĐ Dù ở đây cùng Địa phương quân và các lực lượng Quận đều đă bỏ chạy và bị địch bắt sống một số lớn . Qua báo cáo của Thiếu Tá Tú như vậy, nên Đại Tá LĐT bảo tôi gọi điện thoại qua Trung Tâm Hành quân Quân đoàn Tiền phương để xác nhận lại xem Du Long c̣n hay mất và lực lượng Dù có c̣n ở đó hay không? Quân Đoàn trả lời và xác nhận quận Du Long vẫn c̣n. Quân đoàn vẫn c̣n liên lạc tốt với quận và lực lượng Dù ở đây. Quân đoàn cũng chỉ thị phải nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 31/BĐQ lên Du Long. Theo lệnh này, Đại Tá Biết đích thân chỉ thị Thiếu Tá Tú để lại 1 ĐĐ nằm đường từ Ba Râu lên – C̣n lại dồn toàn lực do đích thân Thiếu Tá Tú chỉ huy, đánh thăm ḍ lên Du Long. Sau đó, ông chỉ thị tôi xin phi cơ L.19 và phi cụ oanh kích, để sẵn sàng yểm trợ cho TĐ31/BĐQ . Thiếu Tá Tú thi hành lệnh nghiêm chỉnh, trên đường tiến quân, các cánh quân chỉ chạm địch lẻ tẻ ở khoảng giữa đường Du Long xuống Ba Râu, rồi địch bỏ chạy. Thiếu Tá Tú cho 2 ĐĐ chia làm 2 cánh, tiến thận trọng hai bên hướng Tây và Đông quốc lộ 1. Bất thần khoảng gần 4 giờ chiều cùng ngày, cánh quân hướng Tây quốc lộ 1, cách Du Long gần 1 cây số bị chạm địch mạnh. Thiếu Tá Tú xin Pháo binh yểm trợ, pháo binh Dù yểm trợ yếu ớt và không hiệu quả (có lẽ họ lo cuốn chiếu) có tính cách cầm chừng. Tôi báo L.19 xin phi tuần yểm trợ. Sau vài phút A .37 lên đánh mục tiêu theo hướng dẫn của L.19, qua chỉ điểm của TĐ 31/ BĐQ Nhưng A .37 đánh 1 loạt bom, tới loạt thứ 2 th́ bị trúng SA 7 của địch bắn lên, trúng đuôi phi cơ bốc cháy và rớt trên vùng Du Long. Sau khi chiếc A .37 bị bắn cháy, th́ không yểm chẳng hiểu sao, bị gián đoạn, tôi hỏi L.19 được biết là kho xăng và kho đạn ở phi trường bị pháo trúng, nên phi cơ không lên vùng được, c̣n phi cơ ở Biên Ḥa th́ không lên kịp . Sau cùng gần 5 giờ chiều, Đại Tá Liên Đoàn Trưởng lệnh cho Tiểu đoàn 31/BĐQ, t́m vị trí tốt tại chỗ, tổ chức pḥng thủ qua đêm, rồi sáng mai tiến tiếp. Th́ ngay sau đó, Thiếu Tá Tú báo về, cánh quân bên hướng Tây quốc lộ 1 đă bị địch tấn công mạnh, bằng pháo trực xạ và xe tăng, nên đă tan ră, một số chạy thoát được về hướng Tiểu đoàn, và Tiểu đoàn đang rút lên sườn núi hướng đông quốc lộ, để tổ chức pḥng thủ. Tại đây, nhờ vào những vách núi đá và các miệng hang đá rất tốt để cố thủ . T́nh h́nh Tiểu đoàn 31/BĐQ đang bi đát như vậy, mà phi trường Phan Rang lúc này địch lại gia tăng nhịp độ pháo vào, gây cảnh chạy hỗn loạn tránh pháo, do một số lớn quân nhân làm việc trong các căn nhà lều dựng lên ngoài trống trong phi trường . Đúng 7 giờ tối ngày 15-4-75, Tiểu đoàn 31/BĐQ báo cáo, TĐ đang cố thủ trên sườn núi đá, bên hướng đông quốc lộ 1, cách Du Long khoảng 800 mét về hướng đông nam. Sau những đợt xung phong của địch bị đẩy lui, Tiểu đoàn xin tiếp tế đạn dược, nhất là lựu đạn và đạn M.79 đă gần cạn, không thể thủ lâu được nữa, nếu địch vẫn tiếp tục tấn công . Lúc này, nh́n nét mặt Đại Tá LĐT, tôi thấy ông rất bối rối. Tôi hiểu được ngay t́nh h́nh thế này, khó ḷng mà tiếp tế cho TĐ 31/BĐQ được, huống chi trời đang bắt đầu về chiều. Ngay sau thoáng suy nghĩ đó, tôi nghe tiếng Thiếu Tá Tú trong máy muốn gặp tôi – Tôi nghe ngay và ông cho biết là trước mặt ông bây giờ là 2 binh sĩ Dù và 2 người lính trong quận Du Long, đă chạy lên đến đây trốn từ chiều, họ cho biết quận Du Long đă bị địch tràn ngập, ĐĐ Dù ở đây đă tháo chạy, một số nhân viên quận đường bị địch bắt sống, cùng với toàn bộ chỉ huy ĐĐ Dù ở đây. Bởi vậy tụi địch mới dùng số người này liên lạc với Trung Tâm hành quân Quân Đoàn như b́nh thường, làm sao họ không xác nhận với ḿnh là Du Long c̣n !!?? Thiếu Tá Tú nói tiếp, bảo tôi tŕnh với Đại Tá là nếu đêm nay địch tấn công mạnh lên, có lẽ anh phải “bung” thôi, chịu không nổi pháo 100 ly và 75 ly trực xạ. Tôi quay qua nh́n Đại Tá, ông nh́n lại tôi im lặng lắc đầu như đă hiểu. Sau đó ông lệnh cho tôi cứ báo cáo thẳng tất cả lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Tiền Phương . Cũng ngay chiều hôm 15-4-75, lúc hơn 6 giờ, TĐ 36/BĐQ báo cáo, các tiền đồn ngoài căn cứ Đại Hàn đều chạm địch, mỗi lúc một mạnh thêm và các tiền đồn phải rút vào căn cứ để tăng cường pḥng thủ – Thiếu Tá Minh báo đă thấy địch đang áp sát căn cứ, bắt đầu pháo vào bằng hỏa tiễn 122 ly và súng cối 82 ly liên tục. TĐ đang chiến đấu và đă đẩy lui được đợt tấn công đầu tiên của địch – Lúc này đă hơn 7 giờ tối, Thiếu Tá Minh xin phi cơ soi sáng và phi tuần oanh kích địch – Tôi xin về BTL Quân đoàn, măi đến gần 8 giờ tối mới có C.47 lên soi sáng với danh hiệu Hỏa Long 1. Tôi bàn giao HL.1 cho TT Minh sử dụng, vừa soi sáng vừa tác xạ vào địch quân, yểm trợ cho TĐ36 – Tôi nghe qua hệ thống không trợ, TT Minh điều chỉnh mục tiêu rất chính xác và nhanh nhẹn – Hỏa Long 1 vừa soi sáng vừa tác xạ rất chính xác vào quân địch, với những khẩu đại liên 6 ṇng trên phi cơ khạc đạn liên tục xuống đầu địch, đốn ngă bọn chúng đợt này qua đợt khác, trong khi chúng vẫn điên cuồng xung phong vào pḥng tuyến pḥng thủ của TĐ 36/BĐQ trong đồn Đại Hàn này – Nhờ sự yểm trợ hữu hiệu của Hỏa Long, địch quân đă chùn bước, chúng ngưng tấn công, nhưng vẫn tiếp tục pháo vào đều đặn để cầm chân – Căn cứ này là một cái gai chúng phải nhổ, để thẳng cánh tiến vào chiếm phi trường, nên chúng đă dùng một số lớn lực lượng, mong san bằng cứ điểm này, không ngờ gặp sức kháng cự mănh liệt và liều lĩnh của TĐ 36/BĐQ, cùng với sự yểm trợ đắc lực của C.47, nên đă đẩy lui được những đợt xung phong ác liệt của địch, gây tổn thất rất lớn cho chúng về nhân mạng, xác địch chết ngổn ngang ngoài ṿng đai căn cứ. Có xác nằm vắt ngang lên ṿng rào kẽm gai, do sự tác xạ chính xác của M.79 đạn chày mà LĐ được cấp phát sau trận An Lộc 1972 – Loại đạn này chống tấn công biển người rất hữu hiệu . Sau hơn 1 giờ quần thảo, địch rút lui không tấn công nữa, HL 1 báo sắp rời vùng. TT Minh gọi tôi xin tiếp tục cho soi sáng lên vùng, v́ nghi ngờ địch rút để chuẩn bị tiếp tục tấn công nữa. T ôi xin Quân đoàn và được thỏa măn ngay v́ Hỏa Long 2 đang trên đường lên vùng – Tôi báo cho TT Minh biết để yên tâm đồng thời Đại Tá LĐT cũng bảo anh cố gắng pḥng thủ cho vững. Quân Đoàn sẽ yểm trợ tối đa cho anh . Đúng ngay lúc này, TĐ 31 báo về, địch đă không tấn công vào TĐ nữa mà chỉ pháo cầm chân họ ở đây thôi. Nhưng TT Tú cho biết ngoài quốc lộ, từng đoàn xe chở đại quân của địch đang di chuyển công khai trên quốc lộ và có xe tăng chạy song song hai bên quốc lộ để bảo vệ nữa. Đoàn quân xa này c̣n kéo theo đại pháo trên đường, chúng đang xuôi Nam. TT Tú cho biết ông nghi ngờ địch tập trung lực lượng đánh phi trường và chiếm tỉnh Phan Rang . Tuy địch bỏ ư định tấn công TĐ 31, nhưng vẫn cầm chân TĐ này bằng chiến xa và pháo để chúng dễ dàng di chuyển đại quân ở ngoài quốc lộ, do đó TT Tú báo cáo về là anh vẫn c̣n tại vị trí cũ hồi chiều tối . Trở lại với TĐ 36/BĐQ, suốt đêm đó, Hỏa Long 2 bao vùng, soi sáng và yểm trợ cho TĐ này, địch nhúc nhích định tấn công là bị phát giác và bị hỏa lực của phi cơ, của lực lượng pḥng thủ tiêu diệt, đẩy lui ngay. Tuy nhiên, lúc này TĐ 36 báo cáo đă mất liên lạc với ĐĐ trú đóng ở xă Ba Râu và cho biết, địch đang rầm rộ di chuyển quân xa, kéo theo pháo, hướng vào thị xă Phan Rang, có chiến xa hộ tống, bảo vệ – Tin này do ĐĐ ở Ba Râu báo về Tiểu Đoàn trước khi rút chạy . Ngay khi đó, TT Tú gọi xin gặp đích thân Đại Tá, ông bắt máy nghe TT Tú báo là vẫn ở vị trí cũ. TĐ tổn thất khá sau các đợt tấn công và pháo địch, nhưng hiện nay địch không tấn công nữa mà chỉ pháo cầm chân. TĐ hiện nay không nhúc nhích ǵ được, xin Đại Tá quyết định và chỉ thị. Đại Tá cũng chỉ biết bảo TT Tú cố cầm cự ở đó qua đêm, tới sáng rồi ông sẽ tŕnh Quân đoàn, để có giải pháp . Đúng 8 giờ sáng hôm sau, tức ngày 16-4-75, Đại Tá được Quân Đoàn mời sang họp duyệt xét t́nh h́nh. Đại Tá bảo tôi đi theo, mang bản đồ hành quân để ông báo cáo t́nh h́nh hành quân lên Quân đoàn. Trong buổi duyệt xét t́nh h́nh này, ngoài Tướng Nghi, Tướng Sang, Đại Tá Lương, c̣n có cả Tướng Nhựt, Sư đoàn 2/BB mới đến cùng với Đại Tá Tư, Tỉnh Trưởng Phan Rang – Sau khi chào hỏi, Tướng Nghi hỏi ngay Đại Tá Biết mà không chờ ông thuyết tŕnh : “Đêm qua anh báo cáo là quận Du Long đă mất, trong khi đó hai anh Đại Tá Lương và Tư, Tỉnh Trưởng vẫn nói là c̣n và vẫn liên lạc tốt bằng vô tuyến với quận Du Long mà”. Nghe đến đây, Đại Tá Biết tức đến xám cả mặt, v́ ông biết rằng Tướng Nghi đă không tin những ǵ ông báo cáo, qua sự khai báo của lính quận và lính Dù ở Du Long chạy thoát, đang ở chung với TT Tú – Cho tới cuộc họp sáng nay, các ông vẫn cứ khẳng định với Tướng Nghi là c̣n liên lạc tốt vơi Du Long – Sau cùng, vẫn không tin những ǵ BĐQ báo cáo, Tướng Nghi trong buổi họp, đă quay qua Đại Tá Biết ra lệnh : “Anh lấy ngay trực thăng bay lên Du Long quan sát và coi lại TĐ 31 của anh trên đó ra sao, nếu cần, tôi sẽ cho TĐ 52 lên tăng cường để giữ Du Long . Dưới này tôi sẽ cho Sư Đoàn 2 thế chỗ TĐ 52 của anh sau” – Nói xong ông bắt tay Đại Tá Biết, như thúc dục Đại Tá về làm ngay – Ông quay qua hỏi Tướng Nhựt, như để muốn ra lệnh ǵ đó, nhưng lúc này tôi không thấy Tướng Nhựt c̣n ở trong pḥng họp nữa, mà ông đă lánh mặt lúc nào không ai biết – Sau cùng ông bảo sĩ quan Pḥng 3 ra lệnh cho Sư đoàn 2 chuẩn bị 1 lực lượng để trám vào chỗ TĐ52, sẽ được điều động đi . Đại Tá Biết và tôi trở về BCH/LĐ, ông bảo tôi gọi Đại úy Toàn cho lệnh quay cánh để bay lên vùng Du Long – Ông cho gọi TT Nga đi theo quan sát địa thế, để sau này dễ dàng trong việc dẫn quân lên tăng cường, giải vây cho TĐ3 . Khi chúng tôi lên trực thăng, đă có sẵn Đại úy Lâm Trưởng Ban truyền tin và 2 âm thoại viên mang máy PRC.25 sẵn sàng rồi – Ngay lúc đó, Thiếu Tá Giai xin đi theo để quan sát t́nh h́nh trên TĐ31, v́ ông rất nóng ḷng cho TT Tú (hai ông là bạn cùng khóa) – Đại Tá Biết không nói ǵ và trực thăng bắt đầu cất cánh, lấy cao độ rồi trực chỉ Du Long. Trên đường bay lên Du Long, tôi gọi báo TĐ 31 là Đại tá đang trên đường bay đến TĐ và hỏi TĐ c̣n ở vị trí cũ không? – TT Tú đích thân trả lời là vẫn c̣n ở vị trí đêm qua, vẫn bị địch đang cầm chân , tôi chỉ vô vị trí anh trên bản đồ cho Đại Tá xem, trực thăng lúc này đang ở trên vùng. Quả nhiên, vị trí TT Tú đang chiếm lĩnh rất chắc chắn, có những vách đá lớn và các cửa hang làm công sự chiến đấu và trú pháo rất tốt. Chúng tôi nh́n xuống đất, bên quốc lộ 1, khói hay bụi đang bốc cao mịt mù, hỏi TT Tú, anh cho biết quân xa địch đang chuyển quân, xe tăng địch di chuyển dọc hai bên quốc lộ, men theo chân núi. Đại Tá bảo tôi nói Đại úy Toàn bay qua quận Du Long, trực thăng đảo 1 ṿng rồi bay về hướng Du Long. Gần đến nơi, tôi nghe Toàn la lên trong máy là ở dưới Du Long đầy cờ đỏ sao vàng, mọi nhà đều treo cờ VC rồi. Vậy rơ ràng Du Long đă mất thật rồi !! Đại Tá cũng nghe và ông lạnh lùng bảo tôi cho trực thăng quay về Phan Rang, nhưng Đại úy Toàn đă đảo 1 ṿng trên Du Long, để Đại Tá được nh́n rơ Du Long với đầy cờ đỏ sao vàng ở dưới. Đúng lúc TT Tú gọi lên bảo là đừng bay thấp, địch có pḥng không và SA 7, hôm qua đă bắn rớt A 37 rồi đó, ngay tức th́, Toàn la lên : “tụi nó bắn lên rồi”, tôi bảo Đại úy Toàn lấy cao độ rồi bay về phi trường Phan Rang. Trên đường bay trở về, Đại Tá LĐT bảo tôi liên lạc với Trung Tâm hành quân Quân Đoàn để ông gặp Trưởng Pḥng 3 báo cáo t́nh h́nh. Nhưng tôi liên lạc măi không trả lời, Đại úy Lâm sốt ruột, đổi qua tần số giải tỏa gọi, cũng không thấy trả lời – Sau cùng, tôi nói Đại úy Toàn liên lạc hệ thống Không Quân xem sao, khi trực thăng trên bầu trời phi trường Phan Rang th́ Đại úy Toàn liên lạc được với Không Quân, anh cho biết là địch đang pháo mạnh vào phi trường, sau đó chiến xa và bộ binh địch đă tràn ngập phi trường rồi, v́ thế mất liên lạc với Quân Đoàn là phải, có lẽ BTL/Tiền phương Quân Đoàn đă rút chạy, hoặc địch đă bắt sống tất cả rồi . Đó là đúng 10 giờ sáng 16-4-75, sau đó Đại Tá bảo Toàn cho trực thăng bay ở độ cao an toàn, ṿng ṿng vùng trời Phan Rang, để ông trực tiếp liên lạc với các vị Tiểu đoàn Trưởng ở dưới đất và ra lệnh cho họ . Trước hết, ông gọi TT Minh, TĐT/TĐ36/BĐQ, bảo anh lo thu gom con cái, rồi t́m đường xuôi Nam – Xong, Đại Tá cũng gọi TĐ31/BĐQ, chỉ thị TT Tú t́m cách thoát khỏi vùng này, gom con cái t́m đường xuôi Nam. Ông cũng cho họ biết, tất cả Phan Rang đă thất thủ thật sự rồi – Ông quay qua định ra lệnh cho TT Nga TĐT/TĐ52/BĐQ th́ thấy TT Nga đang liên lạc với TĐ ở dưới đất. Ông cũng nói với họ y như lời Đại Tá đă nói: “t́m đường xuôi Nam” – Theo lệnh Đại tá, tôi bảo Đại úy Toàn bay về Phan Thiết và t́m một băi đáp an toàn để chờ ở đó, xem có đơn vị nào của Liên Đoàn về đến đó chưa? Trước khi bay về Phan Thiết, Toàn bảo phải vứt bỏ bớt các quân trang không cần thiết khỏi trực thăng, để bay được nhanh và an toàn hơn. Thế là chúng tôi, không ai bảo ai, tất cả từ các anh binh sĩ âm thoại viên đến chúng tôi, đều vứt bỏ hết ba lô – Thiếu Tá Giai cố vớt vát liên lạc với BCH/LĐ ở dưới đất, xem có thể gặp được Đại úy Tài hay không. Cuối cùng, ông cũng phải lắc đầu chịu thua không gọi nữa . Trực thăng trên đường về Phan thiết, chúng tôi nh́n Đại Tá ḷng ái ngại, lo lắng. Chúng tôi thấy nét mặt ông thật buồn, qua đôi kính mát trên mặt, chúng tôi nhận thấy đôi gịng lệ đang tuôn trào, chảy dài trên g̣ má cao, đen xạm của ông . Lần đầu tiên tôi thấy ông khóc và ông đă khóc thương cho bao số phận của thuộc cấp. Ông đă đem họ ra đây, để họ ở lại và rồi sẽ bị địch bắt, giam cầm. Bao binh sĩ đă bỏ ḿnh, phơi xác trên trận tuyến này – Trân chiến cuối cùng mà cuộc đời binh nghiệp của ông, qua bao chiến công hiển hách – ngày hôm nay lại bị thiệt hại thảm khốc, đau đớn là dường nào ! Chúng tôi đáp xuống Phan Thiết, tại một băi đáp an toàn. Chờ đến 4 giờ chiều, không gặp một đơn vị nào của Liên Đoàn trở về, mà chỉ toàn một ḍng người, xe lẫn lộn, dân sự có, quân sự có, họ cùng nhau bỏ Phan Thiết chạy về Sàigon. Bên Tiểu Khu gần đó, chúng tôi thấy cũng vắng tanh. Đại úy Toàn, trưởng phi cơ xin Đại Tá cho cất cánh, v́ sợ có đoàn quân ô hợp nào đó, lợi dụng t́nh h́nh đến cướp trực thăng th́ nguy – Đại Tá đồng ư cho cất cánh, trực thăng lên cao dần – Đại úy Lâm theo lệnh Đại Tá, liên lạc BCH/BĐQ/QĐIII/QK3 để báo cáo xin lệnh. Chúng tôi được lệnh bay thẳng về Sàigon, đáp xuống trường đua Phú Thọ, sẽ có xe Jeep của BCH/BĐQ/TƯ ra đón về Bộ Chỉ Huy . Khoảng gần 6 giờ chiều ngày 16-4-75, trực thăng đáp xuống trường đua Phú thọ, đă có sẵn xe của BCH chờ đón, chúng tôi chào từ giă phi hành đoàn lên xe về BCH. Đại Tá vào tŕnh diện Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, c̣n chúng tôi qua Câu lạc bộ nghỉ ngơi, ăn uống, lúc này chúng tôi mới cảm thấy đói và nhớ ra rằng từ sáng sớm tới giờ, chúng tôi chưa có một chút ǵ vào bụng cả – Có lẽ v́ quá bận rộn và lo lắng, nên cái đói đă bị bỏ quên chăng ? Sau khi rời BCH/ Trung Ương, chúng tôi được xe đưa về hậu cứ ở trại Phan Hạnh, Hố Nai, Biên Ḥa để nghỉ qua đêm, rồi sáng sớm hôm sau lên tŕnh diện BCH/BĐQ/QK3 ở Biên Ḥa. Trên đường về hậu cứ, Đại Tá bảo tôi tối nay cố làm bản tường tŕnh diễn tiến hành quân của Liên đoàn ở Phan Rang, với mọi chi tiết đầy đủ, kèm phóng đồ hành quân phối trí Liên đoàn, để báo cáo lên trên vào sáng mai ở BCH/BĐQ/QĐIII/QK3 . Đúng 9 giờ sáng ngày 17-4-75, Đại Tá Liên Đoàn Trưởng và tôi tŕnh diện Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng BĐQ/QĐIII/QK3 ở Biên Ḥa. Đại Tá thân mật tiếp đón chúng tôi với câu nói ngắn gọn : “Ở đây tôi đă theo dơi t́nh h́nh và diễn tiến các anh ngoài đó, tôi rất hiểu và thông cảm cái hậu quả này”. Chúng tôi vẫn tŕnh ông bản tường tŕnh của Liên đoàn mà tôi đă; hoàn tất trước 12 giờ khuya đêm qua . Sau cuộc gặp mặt riêng với Đại Tá Biết, Đại Tá CHT/BĐQ/QK3 vui vẻ tiễn chúng tôi ra xe trở về hậu cứ. Trên đường về, Đại Tá cho tôi biết tin là binh chủng BĐQ sẽ thành lập Sư Đoàn và BCH/BĐQ/QĐIII sẽ thành Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 101/BĐQ, gồm có 3 Liên đoàn 31,32 và 33 – Riêng Sư Đoàn 106/BĐQ đă thành lập xong và sắp ra quân. Đại Tá c̣n cho tôi biết thêm một tin vui nữa là ông đă được Đại Tá Chuẩn đề cử làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Trung Tá Tống Viết Lạc, LĐT/LĐ6 BĐQ sẽ làm Tham Mưu Phó hành quân tiếp vận, hay Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. C̣n tôi sẽ theo ông về Sư Đoàn làm việc với chức vụ Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn và được thăng cấp Thiếu Tá thực thụ luôn .
Tin này đă làm tôi nửa vui, nửa lo. Vui v́ ḿnh được thượng cấp tin tưởng cất nhắc. Buồn lo v́ không biết ḿnh có khả năng để hoàn tất nhiệm vụ mới hay không? Tuy nhiên với mặt trận Phan Rang vừa rồi, Liên đoàn đă bị tan ră, mà theo gịng lịch sử sau này hiểu ra được, nó cũng chỉ là con chốt đă bị thí trong một ván cờ quốc tế, giữa hai thế lực Tự Do và Cộng Sản, mà VNCH chúng ta chỉ là một con chốt, đă bị chủ nghĩa Tư bản đem thí trong ván cờ với Cộng sản, v́ quyền lợi của Mỹ là trên hết .
Tôi viết lại đây những ǵ chính tôi nghe được và thấy được tại mặt trận Phan Rang, chiến trận cuối cùng của đơn vị tôi mà tôi trực tiếp tham dự. Một mặt trận đă ghi đậm trong tâm năo mà tôi không bao giờ quên được, nhất là vào những dịp tháng 3 và tháng 4 hàng năm .
California những ngày cuối tháng 3/ 2004
BĐQ NGUYỄN QUỐC KHUÊ
-
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[B][I]Trận Đánh Không Có Đại Bàng tại Huấn Khu Thủ Đức &
Bán tiểu đội Biệt Kích Dù vàtrận đánh cuối cùng sau lệnh buông súng 30/4/1975.
[/I][/B]
Hải Triều
Đây là2 trong hàng loạt những trận đánh có thật được viết thành truyện nhưng mang nặng những dấu tích của chiến sử bị bỏ quên hay bị vùi chôn theo thời gian. Nhóm NhàVăn Quân Đội, những người lính viết cho tự do, vẫn c̣n tiếp tục chiến đấu, không chấp nhận để cho quân sử bi hùng của Quân Lực bị chôn vùi.
* * *
Rừng xanh Long Khánh gục đầu, tan tác theo những bước lui binh bỏ Xuân Lộc khi Sài G̣n lệnh Sư Đoàn 18 do tướng Lê Minh Đảo chỉ huy vàcác đơn vị tăng phái, bằng mọi giá, rút về bảo vệ ṿng đai Sài G̣n. Đó lànhững con đường máu màcác đơn vị QLVNCH phải xuyên phá ṿng vây, phục kích của các sư đoàn Bắc quân trong thế lui quân nghiệt ngă. Địch chiếm Long Khánh vàáp lực địch lấn dần về Sài G̣n theo một ṿng cung lửa từ Đông sang Tây.
Cửa ngơ Xuân Lộc đă mở cho địch quân, quân lệnh từ đài phát thanh quân đội và Sài G̣n vẫn được "đại bàng" các loại ban hành xen lẫn với các bản hùng ca chiến đấu, nhưng người lính không biết các ông ở tọa độ nào, "đại bàng" đang xếp cánh ở đâu, c̣n hay đă bay xa.
Trưa 28 tháng 4.1975, xe pháo quân đội các loại từ hướng Biên Ḥa nối đuôi đổ về Sài G̣n, quân số các cơ quan, đơn vị trong Huấn Khu Thủ Đ?c cũng vơi dần trong cơn sốt hoảng loạn, dù lệnh cấm trại 100% đă được ban ra từ mấy hôm trước. Số sĩ quan bám trụ ở lại trong Huấn Khu Thủ Đức c̣n lại khoảng 30% trong số ước chừng 30 sĩ quan cơ hữu của Huấn Khu, trong số người c̣n lại vào phút chót đó có đại úy Trung của trường Tổng Quản Trị, đại úy Thảo của trường Quân Báo (* )
Huấn Khu Thủ Đức, quân trường Thủ Đức cũ, nằm trong địa bàn trận địa trên lộ tŕnh chuyển dịch xuôi Nam tiến về Sài G̣n trong ṿng cung tiến quân của các sư đoàn cộng sản. Các thành phần thuộc các đơn vị trong Huấn Khu, kể cả khu gia binh, được đặt trong t́nh trạng chiến đấu không có "đại bàng" chính thức. Tuy vậy, họ đă phối hợp vô cùng nhịp nhàng trong thế pḥng thủ vàtác chiến. Các đơn vị gồm Trường Tổng Quản Trị, Trường Quân Báo, Trường Hành Chánh Tài Chánh, Trường Quân Nhạc, Trường Thể Dục Thể Thao. Riêng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia vàTrường Bộ Binh Long Thành ( Thủ Đức cũ) không nằm trong phạm vi Huấn Khu Thủ Đức.
Đêm qua nhanh trong hơi thở dồn dập tuyệt vọng của miền Nam, đêm cấm trại mệt nhoài chờ tác chiến của quân nhân các cấp trong Huấn Khu Thủ Đức chuyển ca trực Huấn Khu từ đại úy Thông ngày 28/4 qua đại úy Trần Văn Trung sáng 29/4. Mờ sáng, cả Huấn Khu mừng rỡ mở cổng chính số 1 đón các đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan ĐàLạt từ miền Trung kéo về, cùng lúc, hàng loạt những đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị thuộc trường Bộ Binh Long Thành cũng kéo về Huấn Khu Thủ Đức, trường Mẹ cũ của họ thuở xưa.
Họ di quân từng toán thứ tự dù không có cấp chỉ huy trực tiếp, trừ vị sĩ quan cao lon nhất làtrung tá Tuyền của trường Bộ Binh Long Thành. Huấn Khu Thủ Đức trở thành nơi tá túc của các sinh viên sĩ quan ĐàLạt vàLong Thành, vàngay sau đó, họ trở thành những chiến binh tác chiến bảo vệ căn cứ Huấn Khu. Huấn Khu Thủ Đ?c có thêm quân, có thêm anh em đồng cảnh ngộ, chong súng dựa lưng nhau. Vàlạ lùng thay, dù không có một "đại bàng" chính thức nào trên đầu, các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc hàng ngang, làm việc hàng ngang trong t́nh huynh đệ đồng sinh đồng tử trong những phút giây cuối cùng của miền Nam.
Các sĩ quan trong Huấn Khu thay phiên nhau trực vàđiều hợp những kế hoạch pḥng thủ vàtác chiến trong khi ṿng vây của địch đang khép dần quanh căn cứ. Các giao thông hào, các công sự pḥng thủ, các cứ điểm đặt súng cộng đồng, các trạm canh... Tất cả các loại súng chong thẳng ra ngoài hàng rào kẽ gai. Các thùng đạn các loại đặt sẵn các vị trí tác chiến. M72 sẵn sàng trong từng chiến hào. Các trạm canh báo cáo liên tục về những cánh quân di chuyển của địch ở tầm xa đang tiến dần về hướng Huấn Khu. Bắc quân tiến về Sài G̣n nhưng không thể để yên Huấn Khu Thủ Đức.
Trong Trường Quân Báo Cây Mai, đại úy Thảo, trưởng pḥng Chính Huấn, đang phân vân giữa gia đ́nh vàđơn vị. Anh vẫn c̣n ở lại Huấn Khu trong khi có một số bạn chuồn về với gia đ́nh, đột nhiên anh thấy "ông giàđầu bạc", Thiếu tá Biện Ngọc Bái rời Huấn Khu về Sài G̣n thăm nhàhôm trước, lại quay trở lại. Ông buột miệng:
- Ủa! Đại úy Thảo c̣n ở đây à?
- Bộ huynh trưởng tưởng tôi mang phao lặn theo ông Thiệp kiến cận rồi sao?
- À, hay làtoa lấy Honda "dzọt" về nhàchút xem sao. Đường c̣n đi được mà!
- Thiếu ta giàrồi c̣n v́ trách nhiệm màtrở lại đơn vị với anh em, cón tôi, trong t́nh huống này ḷng dạ nào màbỏ đơn vị?
- Ừa, thôi anh em ḿnh cùng ở lại, có ǵ th́ cùng chiến đấu bên nhau! Màđại úy Thảo Ṛm!Làm sao th́ làm chứ tôi đă từng vào Lư Bá Sơ cách đây mấy mươi năm! Ớn lắm rồi nhé!
Tại văn pḥng Chỉ Huy Phó đêm 29 tháng Tư trường Quân Báo có một cuộc họp mặt bỏ túi gồm có Trung tá Nguyễn Ngọc Bích, Chỉ Huy Phó kiêm Trưởng Khối Huấn luyện trường Cây Mai, Trung tá Phạm Văn Dẫu, thiếu tá Bái, Hiền, Kiệt vàđại úy Thảo. Không khí nặng nề, âu lo. Anh em chửi thề khi nghe tiếng mơ, thanh la, trống các loại của cộng sản đập gơ ở ṿng ngoài ṿng rào pḥng thủ sau cổng số 9, đường ra băi tập của Trường Bộ Binh cũ. Kèm theo những tiếng gơ đủ thứ âm thanh ồn ào đó làtiếng loa vọng vào Huấn Khu: "Hàng sống, chống chết. Hăy về với nhân dân để được khoan h?ng!"
Việt cộng cứ loa, cứ gơ, các sĩ quan trong Huấn Khu vẫn âm thầm chia nhau trực vàkiểm soát anh em pḥng thủ mặt trác nhiệm. Trung tá Dẫu lên tiếng, giọng ông buồn buồn:
- Anh em ḿnh không c̣n bao nhiêu! Thiếu tá Hiền vàđại úy Thảo quen trận mạc, Thảo điều động anh em án ngữ mặt tiền đơn vị, c̣n Hiền phụ mặt sau với chúng tôi!
- Trung tá yên trí! Chúng ta sẽ chơi xả láng nếu chúng tràn vô Huấn Khu!
- Thảo liên lạc thường xuyên bên pḥng sĩ quan trực Huấn Khu để phối hợp với anh em bên mặt Tổng Quản Trị vàTrường Hành Chánh Tài Chánh nghe!
Giờ Bắc quân tấn công đă tới trước khi tiếng chim ríu rít trên cây gọi đàn buổi sáng. Chim chóc trong các tàng cây trong Huấn Khu nháo nhác bay cao lúc trời c̣n mờ mờ khoảng 4 giờ sáng khi hàng loạt súng cối địch pháo vào Huấn Khu, vàtiếp theo đó làsúng nổ dữ dội giữa ta vàđịch ở mặt Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Bắc quân dồn nỗ lực thanh toán mục tiêu Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia nằm ngoài ṿng rào pḥng thủ Huấn Khu chênh chếch phía Tây Bắc cổng số 1, gần Chợ Nhỏ, trước khi tập trung quân ào ạt tấn công Huấn Khu Thủ Đức với lực lượng pḥng thủ mạnh hơn.
Sự chống trả dũng mănh vàcan trường của anh em bên Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia cuối cùng đă tắt sau 2 giờ cầm cự. Máu đă đổ, tang thương chết chóc đang ṃ dần đến các hàng rào kẽm gai pḥng thủ Huấn Khu. Các đơn vị địch vây tứ hướng, nh́n vào Huấn Khu thăm ḍ. Tất cả chỉ làmột sự yên tĩnh, một thứ chiến trường yên tĩnh rợn người. Họ đang vây Sài G̣n, song họ không hiểu nỗi tại sao các đơn vị xa Sài G̣n mấy chục cây số vẫn c̣n chiến đấu quyết liệt.
Các đơn vị pḥng thủ Huấn Khu không chờ đợi lâu. 6 giờ sáng 30/4, Bắc quân pháo vô Huấn Khu màquả đầu tiên rơi ngay cửa văn pḥng sĩ quan trực Trần Văn Trung. Các mũi tấn công của địch, sau khi chiếm Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, đồng loạt đâm thẳng vào các pḥng tuyến của Huấn Khu Thủ Đức màáp lực nặng nhất làkhu nghĩa địa bên phía trường Tổng Quản Trị bọc lên hướng Bắc sau lưng trường Quân Báo vàCâu Lạc Bộ Dân Sự.
Đại úy Trần Văn Trung tới phiên trực Huấn Khu trong danh sách các sĩ quan c̣n lại trong Huấn Khu trong hệ thống luân phiên làm việc hàng ngang trong t́nh thế "hỗn quân hỗn quan" mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài G̣n. Đại úy Trần Văn Trung ra lệnh đưa tất cả vũ khí của Huấn Khu ra các kháng tuyến: M72, lựu đạn, súng lớn, súng nhỏ, các thùng đạn... Tất cả sẵn sàng cho trận quyết định cuối cùng. Riêng mặt ṿng cung kháng tuyến từ khu nghĩa địa qua phía sau Câu Lạc Bộ Dân Sự vàTrường Quân Báo, đại liên 30 ít ra cũng khoảng vài chục chĩa ṇng ra ngoài, thùng đạn mở sẵn sàng, dây đạn nối vào ổ súng như mấy con rắn dị hợm.
Khi Bắc quân pháo vào Huấn Khu vàtấn công Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia th́ cũng làlúc Nam, người em của Trung lọt vào Huấn Khu t́m vàgọi Trung về Sài G̣n. Nam hổn hển:
- Anh Trung! Nhàbảo anh trốn về gấp để di tản bằng máy bay trực thăng của anh Lê Trần Cát! Cả nhàc̣n chờ anh! Có anh nhàmới đi! (**)
- Trời ơi! Giờ này mày lên vùng tử địa này làm ǵ? Tao ở lại với anh em! Các đơn vị c̣n chiến đấu làm sao tao về! Tao ở lại! Tới đâu hay tới đó! Mày về đi!
- Làm sao em về! Tụi nó bắn tùm lum tàla ngoài Chợ Nhỏ! Hay anh cho em cây súng! Em ở lại với anh!
Trung quăng vội cho thằng em trạc tuổi Thiếu Sinh Quân cái nón sắt, áo giáp vàcây Carbin M1:
- Mày nằm giao thông hào gần tao! Cứ chĩa súng ra hướng g̣ mả! Tụi nó tràn vô cứ bóp c̣ như tao đă chỉ cho mày lần trước. Nhét vào túi mấy kẹp đạn nhanh lên!
Trung phóng trở lại pḥng sĩ quan trực Huấn Khu, đạn địch bắn qua khu nghĩa đ?a như mưa. Trung hét vào máy:
- Mũi nhọn địch đang tấn công khu nghĩa địa bằng bộ binh! Tụi nó chơi ban ngày! Coi chừng cổng số 1 vàcổng số 9!
Tiếng súng hai bên nổ đồng loạt tạo ra một thứ âm thanh binh lửa kinh người màtừ ngày thành lập trường Bộ Binh Thủ Đức, rồi thành Huấn Khu Thủ Đức, người dân quanh vùng vàcác binh sĩ trú pḥng chưa từng chứng kiến, chưa từng trải qua. Tiếng súng nổ át hẳn âm thanh của các máy âm thoại. Người ta không c̣n nghe ǵ ngoài tiếng đạn nổ như gieo cát trên mái tôn. Dưới chiến hào mặt nh́n ra nghĩa địa sau Trường Tổng Quản Trị, vài anh em hoảng hốt la lớn:
- Chết mẹ, tụi nó cắt gần xong ṿng rào ngoài vàđang ṃ dần vào các g̣ mả! Mày chơi mấy thằng ở mấy lùm cây, tao chơi mấy thằng ḅ lết cắt kẽm gai! Nó ṃ vào ôm được mấy cái g̣ mả nó thọt B40 vào th́ khốn nạn!
- Th́ cứ thế màlàm! ĐM! Bộ nó tưởng dễ ăn, nó tưởng sau mấy cái g̣ mả không có đồ cúng tụi nó sao?
Những người lính không rơ đơn vị, những sinh viên sĩ quan, những quân nhân cơ hữu c̣n lại của Huấn Khu, năm cha bay mẹ ở các nơi dồn về chung một chiến hào, vừa bắn vừa chửi như bắp rang. Vày như rằng, ngay sau đó, hàng loạt ḿn claymore vàḿn chống cá nhân cài dày theo mấy g̣ mả thi nhau hàng loạt: Ầm! Ầm! Ầm... Các loại nổ dọc dài theo kháng tuyến pḥng thủ ḥa với lưới lửa các loại phủ chụp địch trong vùng nghĩa địa. Dường như Bắc quân không nghĩ tới mặt nghĩa địa chằng chịt hàng rào kẽm gai được gài dày đặc các loại ḿn nổ, ḿn claymore, ḿn chiếu sáng ... vàbên trong làhàng loạt các loại vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng tua tủa chĩa ra mục tiêu trong tư thế chờ địch. Đợt biển người của Bắc quân sau gần 3 tiếng đồng hồ tấn kích đă bị bẻ gẫy tại khu nghĩa địa. Một số xác Bắc quân nằm dính trong hàng rào kẽm gai.
Bắc quân chủ quan tưởng Huấn Khu Thủ Đức làthứ quân trường có hệ thống pḥng thủ không có ǵ đáng ngại, vàhọ đă trả cái giá quá đắt khi bị đánh bật ra ngoài, trừ những xác vắt dính trên các ṿng kẽm gai làkhông đường rút lui.
Ư đồ địch làquyết tâm vượt hàng rào kẽm gai, chiếm nghĩa địa để làm bàn đạp chọc thủng mặt Tây của Huấn Khu trong tầm tác xạ của B40, B41 thay v́ đánh chính diện vào cổng chính số 1 màđịch nghĩ có thể hỏa lực pḥng thủ tập trung nặng hơn. Khu nghĩa địa đă diễn ra những đợt ác chiến đẫm máu giữa ban ngày vàBắc quân đă bị thiệt hại vô cùng nặng nề.
Trận ác chiến bao trùm bởi tiếng súng, ḿn các loại đă làm tắt tất cả bất cứ thứ âm thanh nào trên đời có thể lọt vào Huấn Khu. Huấn khu Thủ Đức vẫn c̣n làmột băi chiến trường ác liệt, bi hùng chờ đợi những tang thương nghiệt ngă khi chiến xa Bắc quân được điều động tấn công vào mục tiêu sau đợt ác chiến bị chận đứng ở các ṿng rào vùng nghĩa địa. Người ta nghe tiếng báo cáo trên hệ thống âm thoại của các đơn vị Bắc quân bao vây vàchờ thanh toán Huấn Khu:
- Báo cáo đồng chí! A5 không thể chọc thủng pḥng tuyến địch! Tổn thất ta nặng. Không thể tràn nhập Huấn Khu địch bằng bộ chiến!
- Các đồng chí chuẩn bị dồn nỗ lực tùng thiết vào cổng chính! Tăng sẽ đến ngay! Các đồng chí phải khẩn trương thanh toán mục tiêu trước buổi trưa! Địt mẹ! Tên Dương Văn Minh đă ra lệnh đầu hàng màquân ngụy vẫn c̣n ngoan cố!
Cái yên tĩnh tịch mịch của chiến trường bỗng trở nên rùng rợn, không phải giữa đêm đen màgiữa ánh nắng chói chang. Bên ngoài địch ngưng nổ súng, bên trong ta ngưng nổ súng. Các toán cứu thương di chuyển anh em bị thương về pḥng cấp cứu. Trong máy âm thoại các loại,
trên các đường điện thoại trong Huấn Khu, trên trời cao ngoài tầm cao xạ pḥng không địch cũng không có hơi thở của bất cứ một thứ "đại bàng" hay tư lệnh nào.
Sát ngay thủ đô Sài G̣n, "đại bàng chúa Dương Văn Minh" vừa lên ngôi vài hôm đă rũ cánh đầu hàng. Huấn Khu Thủ Đức vẫn chiến đấu. Bao nhiêu chiến thuật, bao nhiêu kỷ luật, bao nhiêu binh pháp, bao nhiêu kinh nghiệm chiến trường, bao nhiêu ḷng tự hào, bao nhiêu ḷng yêu nước .... của người lính miền Nam các cấp c̣n lại sau trận đánh lẫm liệt ở Xuân Lộc Long Khánh, vàsau đó được lệnh lui quân, đă dồn lại trong kháng tuyến của Huấn Khu Thủ Đức sáng ngày định mệnh 30 tháng Tư năm 1975. Không có cấp chỉ huy, không có tư lệnh chiến trường, các sĩ quan c̣n lại trong Huấn Khu, bất kể cấp bậc, cơ hữu hay tá túc khi đơn vị tan ră từ miền Trung... đă làm làm việc hàng ngang, đă phối hợp tuyệt vời trong trận tử thủ. Các sinh viên sĩ quan của hai trường Thủ Đức/Long Thành vàĐàLạt đă có mặt ngay trong các chiến hào. Kháng tuyến không c̣n làlính, làhạ sĩ quan, làsinh viên sĩ quan, làsĩ quan màlàmột khối.
Nắng miền Nam chiếu rọi những tia u uất khắp trời. Từ Vũ Đ́nh Trường, từ giao thông hào, người sĩ quan vô danh không biết thuộc đơn vị nào, mặt đanh lại. Anh phóng ống ḍm quan sát cổng sau số 9 rồi quay 180 độ, anh quan sát dọc theo kháng tuyến thẳng ra cổng chính số 1. Dường như làmột sĩ quan từng xông pha trận mạc, anh dự đoán cái ǵ sẽ xẩy ra sau mấy tiếng đồng hồ "chiến trường yên tĩnh". Dịch có thể tung chiến xa vào trận. Cổng số 1 được bịt kính bởi những con ngựa sắt kẽm sai. Bên ngoài chợ Nhỏ không có một bóng người sau trận ác chiến ở khi nghĩa địa trong ṿng rào Huấn Khu. Địch chắc lànúp đâu đó, nhưng dân th́ đă lánh xa. Bên trong cổng số 1, dọc theo chiến hào lànhững vũ khí đủ loại của các đơn vị cơ hữu vàcủa các đơn vị khác mang theo vào trú ẩn trong Huấn Khu. Những ống phóng M72 nằm phơi dưới nắng. Anh nghĩ trong bụng, nếu địch tấn công vào Huấn Khu xuyên cổng số 1, thế nào cũng lănh hàng tá M72 chào đón.
Cái ǵ phải đến th́ nó phải đến. Lấy Sài G̣n được màHuấn Khu Thủ Đức c̣n kháng cự, không thanh toán được có thể làmột mối nhục của Bắc quân. Giờ định mệnh của Huấn Khu Thủ Đức đă đến. Khoảng sau 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư, thời điểm lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh loan trên đài phát thanh Sài G̣n, không biết vô t́nh hay cố ư, Huấn Khu Thủ Đức vẫn ở trong tư thế tác chiến. Có lẽ tin rằng các đơn vị miền Nam sẽ tuân răm rắp lệnh của Dương Văn Minh, một đoàn chiến xa của Bắc quân từ xa lộ trực chỉ Huấn Khu Thủ Đức hướng thẳng về cổng số 1, âm thanh xích sắt rơ dần.
Đại úy Thảo của trường Quân Báo phóng ống ḍm ra cổng chính. Anh la lên cho mọi người như báo động:
- Anh em chuẩn bị! Một số không rơ chiến xa địch tiến về hướng Huấn Khu, có cả bộ binh tùng thiết vàđám du kích nón tai bèo. Đúng làtụi nó! Xe chúng có cắm cờ xanh đỏ của đám Mặt Trận!
Thảo mải mê theo dơi địch di quân, mắt dán vào ống ḍm, miệng cứ nói. Thực ra, nh́n bằng mắt trần, anh em đă nhận ra những ǵ Đại úy Thảo nói, vàhọ đă phóng ra chiến hào pḥng thủ nhanh hơn Thảo dự liệu. Khi anh quay lại th́ mọi người đă ở trong thế tác chiến. Khi đoàn chiến xa địch tiến gần cổng số 1 trong tầm quan sát bằng mắt thường, tên chỉ huy địch bỗng ra lệnh ngừng xe:
- Các đồng chí cẩn thận coi chừng M72 địch! Tại sao Sài G̣n đă đầu hàng màHuấn Khu Thủ Đức địch không có vẻ ǵ làsẵn sàng bỏ trống bàn giao cho cách mạng? Lạ thật! Hay làđám này cũng cứng đầu như đám Sư 18 của tướng ngụy Lê Minh Đảo ở Long Khánh? Ta đă mất ở đó hơn mấy ngàn đồng chí! Trận đánh sáng nay vào Huấn Khu địch nghe báo cáo ta tổn thất khá nặng. Phải cẩn thận!
Một tên sĩ quan bộ binh Bắc Quân sốt ruột hỏi:
- Đồng chí tính sao? Chẳng lẽ ớn Long Khánh lại khoanh tay bất động đứng nh́n
Huấn Khu địch? Lệnh trên buộc ta phải nhổ cho xong cái chỗ này để tập trung về Sài G̣n nội trong ngày hôm nay!
- Đồng chí nghe lệnh tôi, cho phân tán đơn vị vào nhàdân. Tất cả bố trí bên ngoài đợi lệnh. Chỉ một chiến xa ḍ đường phá cổng chính màthôi để xem quân trú pḥng địch phản ứng ra sao? Các đồng chí khẩn trương chấp hành lệnh!
Như một con trâu đen thui từ từ húc về hướng cổng số 1, khoảng 10 giờ 30 sáng 30 tháng Tư, một chiếc T54 địch nghiền xích sắt dần về cổng chính Huấn Khu. Không biết bao nhiêu cặp mắt bên ngoài nh́n vô, không biết bao nhiêu cặp mắt bên trong nh́n ra, cả dân lẫn lính hai phe đối chiến. Có lẽ họ đang nín thở, có lẽ họ đang hồi hộp. Họ chờ một ti?ng nổ của hỏa tiễn M72 phóng vào chiến xa địch. Nhưng lạ lùng thay, bên ta không ai bắn một phát, trong lúc chiến xa địch ủi toạc hàng rào pḥng thủ kẽm gai chắn cổng số 1, qua khỏi cổng, vừa lăn xích sắt, vừa tác xạ bừa vào các hướng tiến trong Huấn Khu, đơn lẻ chỉ một chiếc. Rơ ràng không phải làchiến xa địch lạc đường, nhưng Bắc quân đang giở tṛ ǵ đây?
Lẻ tẻ có những tiếng súng nhỏ của quân trú pḥng tức giận đáp lễ tiếng đại liên trên chiến xa địch như âm thanh bị tiếng súng địch át đi. Có lẽ đại bác vàđại liên trên chiến xa địch làm cho mấy loại súng nhỏ từ M16, Carbine, Garant quân trường của phe ta ngại ngần khai hỏa v́ không tương xứng. Mấy thứ này làm sao bắn thủ vỏ thép T54! C̣n M72 đâu, không thấy khai hỏa quả nào? Chiến trường ǵ đâu như giỡn mặt, như đùa!
Khi chiến xa địch vượt qua khoảng trước trường Quân Báo trên đường ra cổng sau số 9, Trung sĩ I Hùng Tầu hốt hoảng:
- Đại úy Thảo! Cho lệnh bắn đi chớ! Trời ơi! Nó chạy ngay sát cạnh mấy ống phóng M72 màsao ai cũng tha cho nó vậy trời!
- Không được! Chờ! Bộ ông không thấy chúng nó đại bác ṇng dài, c̣n đám ḿnh súng nhỏ cổ lỗ sỉ. Anh em sinh viên sĩ quan các trường bạn bố trí cạnh đường, chiến hào cách chiến xa địch có một tầm với tay! Anh em chưa phản ứng th́ ḿnh phá bĩnh sao được! Nguy cho ḿnh vànguy cho cả họ!
Từ bên ngoài cổng số 1, ban chỉ huy hành quân địch cũng căng thẳng theo sát chiếc chiến xa thám sát đơn độc dưới nắng trưa trong ḷng Huấn Khu.
- Lạ thật! Các đồng chí có thấy ǵ không? Tại sao địch lại im lặng không phản ứng ǵ? Chẳng lẽ Huấn Khu Thủ Đức của địch bỏ trốn trước cả lệnh đầu hàng sau trận chạm súng buổi sáng?
- Báo cáo thủ trưởng! Tôi nghe quả có tiếng súng nhỏ của địch nổ. Kiểu cách bố trí pḥng thủ của địch cho thấy địch không buông tay dễ dàng. Tôi lo cho chiến xa chúng ta sẽ chạm địch dữ dội trên đường ra trở lại!
- Đồng chí ra lệnh trưởng xa không ủi cổng sau, quay trở lại về hướng cổng số 1 tức khắc với vận tốc nhanh vàkhai hỏa tối đa 2 bên đường vàcác mục tiêu nghi ngờ!
Chiếc T54 chưa chạm cổng số 9 đă quay nhanh về lại hướng cũ, vừa chạy vừa tác xạ liên tục. Chiếc T54 vừa lăn xích qua khỏi Vũ Đ́nh Trường đột nhiên tất cả kháng tuyến hai bên đường đồng loạt nổ súng như mưa vào chiến xa, nhắm thẳng vào tên xạ thủ đại liên trên pháo tháp trong lúc hắn tác xạ hai bên đường ra. Không biết hắn bị bắn gục lọt xuống ḷng xe hay hỏng hốt chui vào tránh đạn, hắn biến mất sau vài tràng đạn trên pháo tháp. Không c̣n bị đại liên uy hiếp, các ổ M72 dọc hai bên hông chiến xa, từ hai phía, mặt Đông: Trung Tâm Thể Dục Thể Thao, Trường Quân Nhạc vàmặt Tây: Trường Quân Báo Cây Mai vàTrường Tổng Quản Trị... đồng loạt phóng hỏa tiễn tập trung vào chiếc T54. Chiếc T54 bị vây trong lưới lửa, kinh hoàng rú ga. Một quả, hai quả, ba quả vàhàng loạt quả, cái trúng cái trật, nhưng một quả M72 phóng từ hướng Đông phía Trường Thể Dục Thể Thao trúng thẳng vào xích sắt chiếc T54 làm nó đứt xích, khựng lại vàrung người lên v́ sức nổ. Tuy nhiên nó vẫn cố lết về hướng cổng số 1 để hy vọng thoát ṿng vây. Xích sắt bên trái chiến xa địch bị đứt rời ra, đầu chiến xa xoay thẳng vào hướng Khu Tiếp Tân vàkhựng lại cách cổng số một không xa.
Quân ta trong chiến hào đứng vụt dậy reo ḥ như tham dự một trận đánh hào hứng đẹp như trong xi nê. Chiếc T54 nằm cọ quay tại chỗ nhưng chưa cháy. Bỗng người ta thấy một sinh viên sĩ quan trường Bộ Binh đứng bật dậy khỏi hố chiến đấu, ném ống M72 xuống đất, phóng ra khỏi hố, rút chốt lựu đạn chạy thẳng về chiếc T54 nhảy vọt lên xe vàthảy vào ḷng chiến xa rồi nhảy khỏi xe. Một tiếng nổ long trời trong ḷng xe T54 tiếp theo lànhững tiếng nổ phụ của các loại đạn trong xe. Người sinh viên sĩ quan gan dạ đó không quay đầu lại cho đến khi anh nhảy lọt vào hố chiến đấu. Anh đứng thẳng người nh́n khói bốc ra từ chiếc T54 bất động. Tiếng reo ḥ của quân ta lại vang lên khắp các chiến hào.(***)
Tất cả anh em chiến đấu những giờ phút cuối cùng trong Huấn Khu Thủ Đức thắc mắc không hiểu tại sao Bắc quân lại chỉ cho một T54 phá cổng số 1 để tiến vào trận. Vàtại sao họ thấy rơ ràng làtrong ṿng ra, chiếc T54 bị vây khổn màhọ không cho chiến xa hay bộ binh tiếp cứu hay khai hỏa yểm trợ? Nếu Bắc quân cho hàng loạt 5, 7 chiếc T54 cùng quân bộ chiến tiến vào Huấn Khu th́ t́nh thế sẽ ra sao? Phải chăng họ sự bị lọt ổ phục kích tập thể, vàquân bộ chiến sau tổn thất nặng ở Long Khánh, họ vét theo đám du kích dọc đường với dép râu, mũ tai bèo không thể lâm trận địa chiến?
Chiếc T54 bốc khói vẫn nằm chết tại chỗ. Vẫn chưa thấy địch chuyển quân ra sao. Hai bên án binh bất động. T́nh trạng sẵn sàng tác chiến trong Huấn Khu vẫn c̣n căng cứng. Các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc nhau để biết thương vong của anh em từ sáng tới trưa. Số thương vong có đến 20 anh em trong đó có hai khóa sinh của trường Quân Báo.
Trận đánh không có "đại bàng" tại Huấn Khu Thủ Đức sáng ngày 30 tháng Tư 75 được coi làtuyệt vời, cái tuyệt vời của chiến trường ngay sau đó trở thành u ám khi mọi người hay tin tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, tin những anh em thân quen bị tử thương vàbị thương.
Đại úy Thảo, tự Thảo Ṛm, gọi Trung sĩ I Hùng giao tuyến pḥng thủ mặt tiền trường Quân Báo. Anh em nh́n cái bóng dáng mảnh mai của Đại úy Thảo với cây Carbin M2 vụt nhanh qua Hội Quán Sĩ Quan phụ tay tẩm liệm anh em tử thương, băng bó anh em bị thương. Nỗi đau nh́n anh em trên vũng máu chưa nguôi th́ nỗi đau lớn hơn, bàng hoàng hơn bủa đến vây bọc mọi người: Ông Dương Văn Minh ra lệnh toàn quân buông súng! Không biết lệnh này ban ra lần thứ mấy từ đài phát thanh Sài G̣n. Người ta nghe những lời tức tối văng tục, chửi thề. Người ta thấy những vị sĩ quan gục đầu ôm mặt. Người ta thấy những ḍng nước mắt
tuôn trào xuống trên những gương mặt một thời xông pha trong cơi chết trận mạc chưa từng đổ lệ.
Thảo Ṛm chạy lên pḥng làm việc của Khối Chiến Tranh Chính Trị Trường Quân Báo. Anh gặp Thiếu tá Bái nước mắt ràn rụa:
- Đại úy Thảo! Thế làhết! Thay đồ nhanh lên để về với vợ con! C̣n ǵ màchần chờ?
- Không! Thiếu tá dzọt trước đi! Tôi đă thủ mấy trái lựu đạn mấy bữa nay! Trước khi buông súng, tôi quyết sẽ chơi bọn nó cú chót! Tôi sẽ gài vài trái vào tủ hồ sơ rồi xuống sau!
Thiếu tá Bái khựng lại:
- Đừng! Đừng anh Thảo! Nó không giải quyết được ǵ thêm, ngộ lỡ trong cảnh hỗn loạn, anh em sau ḿnh vô t́nh mở tủ hồ sơ th́ khốn!
Thảo tuân lời. Anh cởi bỏ bộ quân phục, cởi bỏ đôi giầy trận như anh đă từng làm mỗi chiều tan sở rời đơn vị về nhà, nhưng lần này, tay anh run run, tim anh đoài đoạn, ḷng anh trũng xuống khi anh biết đời binh nghiệp của ḿnh đă chấm dứt, giờ chia tay bè bạn thân quen sắp xẩy ra trong t́nh huống tan hàng nghiệt ngă. Trước khi rời bước, anh bỗng xoay nh́n lại bộ quân phục nằm rũ trên bàn. Chợt anh nh́n thấy ba bông mai vàng trên bâu áo anh như đau đớn nh́n anh vĩnh biệt. Trên má anh, hai hàng nước mắt lăn tṛn tự lúc nào.
Trận chiến nào cũng tàn, nhất làsau khi chiếc T54 bị cháy, địch sẽ bằng mọi giá dứt điểm Huấn Khu Thủ Đ?c. Đứng trước cư xá phía mặt tiền Trường Tổng Quản Trị, Trung Tá Truyền mắt đăm đăm nh́n ra cổng số 1, mắt đảo một ṿng ra phía Chợ Nhỏ, chợt ông quay lại nói với anh em:
- Điệu này chắc không xong! Ông Minh đă ra lệnh buông súng màchúng ta vẫn c̣n đánh. Tôi thấy cả Huấn Khu nhiều anh em vẫn cương quyết đánh đến cùng, nhưng thế cờ sẽ không xoay ngược. Tôi sợ tốn xương máu anh em!
- Trung tá định làm ǵ? Trong khu vực của ḿnh, dù Trung tá thuộc quân số Trường Bộ Binh Long Thành nhưng Trung tá làsĩ quan cao nhất có mặt trong khu vực này, toàn Huấn Khu không biết bên Trường Quân Báo vàQuân Nhạc có vị sĩ quan cao cấp nào c̣n lại trong Huấn Khu hay không, chỉ huy trưởng vàchỉ huy phó không thấy xuất hiện trên hệ thống liên lạc tác chiến. Thôi th́ Trung tá cứ nói quyết định của Trung tá xem sao!
- Tôi gắn cờ trắng lên xe vàcùng tài xế ra cổng tiếp xúc với các đơn vị Việt cộng để nói chuyện ḿnh hạ vũ khí!
- Không! Tụi em không đồng ư!
- Thế th́ các cậu có giải pháp nào hay hơn trong t́nh huống tuyệt vọng này chăng?
Không ai trả lời! "Thầy tṛ" trao đổi nhau trong không khí nặng nề, căng thẳng. Sau cùng, họ thả nổi cho Trung tá Truyền quyết định. Trung tá Truyền vẫn c̣n nguyên quân phục vàcấp bậc, ra lệnh cho tài xế lái xe jeep mui trần đưa ông ra cổng. Miếng vải trắng phất phơ trên cây cần câu máy truyền tin. Chiếc xe chạy chậm. Mấy trăm cặp mắt anh em chăm chăm vào xe ông di chuyển. Ông đứng thẳng người, xe vàngười không trang vị vũ khí. Bên ngoài địch thấy rất rơ đây làmột sĩ quan của quân đội Miền Nam ra tiếp xúc với họ. Khi xe của Trung tá Truyền vừa chạm mặt đường ra cổng chính, chưa tới cổng số 1, một quả không biết B40 hay SKZ trực xạ từ bên ngoài thẳng vào chiếc xe mang cờ trắng. Chiếc xe nổ tung lên vàbốc cháy.
Trung tá Truyền vàngười tài xế văng ra khỏi xe vàchết ngay tại chỗ.
Tất cả những người chứng kiến cái chết của Trung tá Truyền bàng hoàng, uất hận vànhào xuống giao thông hào khai hỏa hàng loạt ra ngoài màngười ta có cái cảm giác anh em sẵn sàng chiến đấu chết bỏ. Sau đó, những con mắt, những đỉnh đầu ruồi đồng loạt hướng về cổng số 1.
Chờ! Chờ! Họ chờ phản ứng của địch. Thời gian trôi chậm chạp trên bờ tử sinh hăng hắc mùi súng. Địch vẫn án binh bất động. Bên trong, các kháng tuyến vũ khí vẫn c̣n nguyên trên bờ giao thông hào, trên tay quân trú pḥng. Địch sợ tổn thất vào phút chót ư? Địch chờ các lời gọi buông súng của Dương Văn Minh có tác động để những chiến binh trong Huấn Khu Thủ Đ?c xếp hàng, giơ tay lũ lượt ra khỏi cổng số 1 chăng? Không! Qua ống ḍm địch, Huấn Khu vẫn trong t́nh trạng tử thủ vàchiến đấu.
Từ chiếc T54 vẫn c̣n những sợi khói quặn ḿnh ḅ lên không trung, như nhắc các "đồng chí" coi chừng: "Đua chiến xa vào Huấn Khu làbỏ mạng!" Lời gọi buông súng của Dương Văn Minh vẫn tiếp tục vang lên trong mấy chiếc radio. Địch có vẻ kiên nhẫn hay được lệnh không tấn công.
Khoảng 1 giờ trưa, khi Thiếu tá Bái vàĐại úy Thảo của Trường Quân Báo nghẹn ngào ôm lấy anh em khóa sinh, sinh viên sĩ quan vànhững sĩ quan thân quen vây quanh ông... Họ nói với nhau những lời gần như vĩnh biệt giữa nắng tháng Tư tang thương phủ xuống Huấn Khu. Tiếng loa gọi hàng của Bắc quân vọng vô từ hướng Chợ Nhỏ:
- Chúng tôi kêu gọi các đơn vị Ngụy quân đầu hàng, bỏ vũ khí tại chỗ, mặc thường phục vàrời khỏi doanh trại!"
Loa gọi hàng được nhắc đi nhắc lại xen lẫn lời gọi buông súng của tướng Dương Văn Minh. Tất cả anh em trong Huấn Khu bỗng thấy bầu trời bỗng chốc chuyển sang một mầu rực đỏ, cây cỏ gục đầu dưới nắng tháng Tư hừng hực tử khí thê lương. Cũng không gian đó, cũng vùng đất này, vài tháng trước đây khi chiến cuộc nóng dần từ miền Trung, Huấn Khu Thủ Đức vẫn c̣n êm ả thanh b́nh, vàcũng vài giờ trước đây, dù đang trải qua những giờ phút lửa đạn ngút trời, Huấn Khu Thủ Đ?c vẫn hiên ngang trong lưới đạn thù vây bủa, nhưng bây giờ, ḷng trời đang chuyển đổi, ḷng người đang tan tác. Đ?ch súng cầm tay, hờm hờm những ngón trỏ gắn vào c̣ AK hai hàng tiến vào Huấn Khu qua cổng số 1, bên ngoài mấy chiếc T54 chĩa ṇng đại liên vào ḍng thác người mặc thường phục ùn ùn ngược chiều đổ ra khỏi Huấn Khu như pḥng hờ bất trắc. Trong ḍng thác người mặc thường phục cả lính lẫn dân đó tràn về hướng Chợ Nhỏ vàxa lộ. Không một tiếng súng nổ. Địch âm thầm trám những khoảng trống trong Huấn Khu. Người lính miền Nam cắn răng âm thầm lê những bước chân không giầy "saut" trên con đường xưa thân quen, nhưng nay trong phút chốc lại thấy nó trở thành hoàn toàn xa lạ.
Có một người không biết sĩ quan hay lính, tách khỏi ḍng người khi ra khỏi cổng chính Huấn Khu, anh đứng dạt sang một bên đường, trân trân nh́n lại Huấn Khu Thủ Đức thấp thoáng bóng địch đang hạ lá cờ vàng, vàxa xa, vài cột cờ, lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn c̣n tung bay trong nắng. Anh không can đảm nh́n lá cờ thân yêu bị kéo xuống, anh bỗng đưa tay chào vĩnh biệt lá cờ c̣n trong tầm mắt, vàhai hàng nước mắt tuôn đổ tự lúc nào.
Lê Nguyễn/Trần Văn Trung/Hải Triều
Ghi chú:
- (*) Hai sĩ quan này có mặt tham dự trận đánh vàviết lại các chi tiết của trận đánh, hiện ở Canada (Đại úy Trần Văn Trung ) vàHoa Kỳ (Đại úy Thảo)
- (**) Thiếu tá Lê Trần Cát làphi công trực thăng của văn pḥng thủ tướng. Ông hiện ở Nam Cali, Hoa Kỳ
- (***) Báo Sài G̣n Giải Phóng sau tháng 4/75 cũng đă phải xác nhận trận đánh lẫm liệt trong Huấn Khu Thủ Đức với thảm cảnh của chiếc T54 đơn độc trong ṿng lửa M72)
- Bài viết này căn cứ vào những chi tiết vàdiễn biến của trận đánh thực sự đă diễn ra tại Huấn Khu Thủ Đức sáng ngày 30/4 đến 1 giờ trưa, ngay cả sau khi lệnh buông súng của Dương Văn Minh được ban ra. Hải Triều viết vàdựng lại trận đánh từ bài viết của đại úy Thảo trường Quân Báo vàđại úy Trần Văn Trung Trường Tổng Quản Trị. Đây làhai trong những sĩ quan thuộc Huấn Khu Thủ Đức, gốc từ đơn vị tác chiến, có mặt vàtrực tiếp tham du tran danh
NHỮNG AI CÓ CÔNG VÀ NHỮNG AI CÓ TỘI , VIỆC XÉT XỬ DĂ CÓ CÔNG LUẬN , VÀ LỊCH SỮ ? CHÚNG TA NHỮNG NGƯỜI QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A, DĂ LÀM TR̉N TRỌNG TRÁCH TRƯỚC DDA61T NƯỚC VÀ DỒNG BÀO, MỘT TRANG SỮ CỦ DĂ KHÉP LẠI? MỘT TRANG SỮ MỐI SẺ MỞ RA TRONG MỘT TƯƠNG LAI KHÔNG XA
-
[CENTER][IMG]http://img.photobucket.com/albums/v410/hohuynh/VNCH/vnflag1.gif[/IMG][IMG]http://img.photobucket.com/albums/v283/nuoclanh/qlvnch/NhayDu.jpg[/IMG][IMG]http://img.photobucket.com/albums/v410/hohuynh/VNCH/vnflag1.gif[/IMG]
[B][I]GIỜ PHÚT CUỐI CỦA MỘT ĐƠN VỊ QLVNCH TẠI SÀI G̉N [/I][/B][/CENTER]
Không bao giờ chúng ta có thể ngờ được có ngaỳ 30/04/1975 và không bao giờ , trước đó , chúng ta nghĩ rằng ngày 30/04/1975 chính là ngày vành khăn tang phủ len đầu Bà Mẹ Việt Nam.
Đơn vị chúng tôi đang đùa giỡn với địch quan tại vùng ngoại ô Sài G̣n , khu xa lội Đại Hàn nối liền từ ngă tư Quân Vận ( Trunbg tâm huấn luyện Quang Trung ) đến xa cảng Phú Lâm . Được lệnh nguyên Tiểu Đoàn phải về phong thủ dọc theo Quôc lộ 1 từ ngă tư Quân Vận đến ngă ba Bà Quẹo trong đêm 27/-4/1975 . Thưa quư vị độc giả v́ vài lư do riêngmà lư do chính vẫn là anh em đồng ngũ của chúng tôi , một số đông vẫn c̣n trong ṿng kềm toả của cùa bon công sản khát máu , vậy những tên tuổi tronbg cốt truyện này chỉ là tên giả cũng như tên của đơn vị chúng tôi xin được tạm quên , trong câu truyện đầy đau thương thống khổ , cười ra , mà nước mắt lại là máu huyết của chúng tôi , v́ chúng tôi tan hàng trong lúc đang bạt vía kinh hồn không hiểu chúng tôi đang ở đâu ,không hiểu chúng tôi c̣n hay ră , nên bước chân vào Sài G̣n mà vẫn c̣n run rẩy . Nếu không được bọn ăn cơm Quốc gia thờ ma cộng sản chỉ lối đua đường th́ chúng cũng chưa có hoàn hồn khi bước chân vào Dinh Độc Lập . Và sau đó nhân loại đâu có ngờ đuwọc những sự dă man , tắm máu khô , khủng khiếp đang bao trùm lên dân tộc tôi , những đơn vị Mũ Đỏ , những đứa con chỉ biết sống chết cho vinh quang của đất nước , chết để bảo vệ quê hương " Quê Mẹ Việt Nam " đành phải gạt nước mắt tan hàng trong ngỡ ngàng , trong đau đớn tột cùng , trong tiếng cười khan pha lễn máu bạn bè , đồng đội .
Với 15 tiểu đoàn tác chiến ( chắc có người lấy làm lạ ) : vâng đúng như vậy , 15 tiểu đoàn tác chiến , 4 tiểu đoàn pháo binh , 4 đại đội trinh sát 15 đại đội đa năng với kỷ luật cao độ , tác phong đứng đắn , lúc nào cũng hiên ngang đùa giỡn với tử thần , và châm ngôn " thân dân , bảo vệ dân và giúp đỡ dân " được chúng tôi ghi khắc trong tâm hoà khẩu hiệu " CỐ GẮNG " đẻ hoàn thành mọi vấn đề khó khăn trầm trọng . Chúng tôi không sao quên được những cánh tay gầy guộc của bà mẹ Trị Thiên đă ôm chúng tôi run run dâng lệ v́ sung sướng khi thấy chúng tôi trở lại Trị Thiên năm 1972 , các bà mẹ, các em gái đón chúng tôi tại đầu đường , không do chính quyền tổ chức mà do t́nh cảm của con người đối với con người : của các bà mẹ , của các em gái đón những đứa con yêu , những người anh can trường mang thân ḿnh để bảo vệ đồng bào , quê hương đoạ đầy . Ôi những em bé Huế dưới làn mưa đạn của quân thù đă đem đến cho chúng tôi những nắm cơm sấy trong biến cố Mậu Thân . Những ṿng hoa chiến thắng của nữ sinh Quảng Ngăi đă choàng cho chúng tôi trong dịp Xuân 1966 sau Liên Kết 81 , miền Trung đậm đà , miền Nam thương yêu , ở bất cứ chiến trường nào chúng tôi cũng tôn trọng kỷ luật của Quân đội và kỷ luật sắt thép của binh chủng là phải tôn trọng dân được dân mến , dân thương th́ chiến thắng quân thù chỉ c̣n là bước chân nhẹ nhàng để đón nhận vinh quang . Tại những vùng tiền tuyến , đi đâu dân cũng mến , dân cũng thương đ̣an quân Mũ Đỏ . Tại chiến trường cam go Quy Nhơn , B́nh Định đ̣an quân nào ngoại quốc tới đó cũng khựng lại , nhưng đoàn quân Mũ Đỏ dễ dàng lấn chiếm các mật khu mà chúng tự cho là đời đời bền vững . Tại miền Đông chiến khu D , tam giác sắt trở thành những vùng quang đăng , thanh b́nh sau khi những cánh Thiên Thần lướt qua . Tại miền Tây Cầu Kè đến U Minh , Đông Tháp , nơi nào ngập lụt , nơi nào khó khăn nhất ,chúng tôi ít nhất cũng qua đó một lần trong vinh quang .
[IMG]http://img.photobucket.com/albums/v283/nuoclanh/qlvnch/t54-1.jpg[/IMG]
Vậy mà năm 1975 , chúng tôi phải tan hàng , phải tù tội phải chịu đựng mọi sự trả thù thấp hèn, đón mạt dă man mà loài người không tưởng tượng nổi . Chjúng tôi không ,một oán hờn với những người lầm đường lạc lối , như nay đă thức tỉnh , chúng tôi không một ngạo mạn với những bạn bè cùng chung chí hướng , những ân t́nh của dân chúng đă vun đắp chúng tôi thành một ư chí sắt đá nguyện đem tấm thân c̣n lại trở về quê hương . Xin hăy đừng vơ đũa cả nắm , xin hăy dành một ư niệm tốt cho những thanh niên miền Nam Việt Nam , những người đă dâng hiến cả cuộc đời thanh xuân của ḿnh cho Quốc gia dân tộc , quyết không bao giờ lừa dối , man trá được . Xin hăy dùng tất cả mánh lới thủ đoạn , dù lớn hay nhỏ , dù hời hợt hay sâu xa cho quân thù . Xin linh ḥn bạn bè hăy soi sáng cho đường đi lối về của những người con yêu của đất nước , xin hăy bỏ bớt những tṛ múa may quay cuồng , để gồm thâu t́nh nghĩa gần lại với quê hương dân tộc , xin hăy lấy tâm gan cộng tác với nhau , xin đừng dèm pha xấu xa , con đườn trở về Thiên nan , vạn nan, đầy dẫy những chướng ngại của quân thù . Xin đừng giúp quân thù cài thêm chướng ngại cho chiến hữu , bạn bè .
Image
Đúng 10 giờ sáng ngày 30/04/1975, tôi nhận được lệnh rút lui , lúc đó Đại đội của tôi là tuyến đầu của Tiểu đoàn tại vùng ngă tư Quân vận đến cầu Tham Lương cách hăng dệt Vinatexco 300 mét về hướng Hóc Môn . Cùng lúc đó đứa con đầu đàn của tôi báo cáo đoàn xe địch đang di chuyển vào pḥng tuyến xin lệnh tôi . Tôi xin lệnh trên , được lệnh vắn tắt ( " Tiêu diệt xong rút về Lăng Cha Cả chờ lệnh kế tiếp "Khong thu chiến lợi phẩm , bảo toàn lực lượng " ) tôi cũng xin môt ả thêm Tiểu đoàn chúng tôi rải quân như sau: Đại đội thứ 4 của tôi từ ngă tư Quân Vận đến cầu Tham Lương , Đại đội thứ 3 khu B́nh Thới đến ngă 3 Bà Quẹo, Đại đội thứ 2 từ ngă 3 Bà Quẹo đến ngă tư Bảy Hiền , Đại đội thứ 1 từ ngă tư Bảy Hiền đến Lăng Cha Cả và Trương Minh Kư .
Tôi cho lệnh chci tiết cho C/úy Nhiên Trung đội Trưởng Trung đội 1 của tôi , Nhiên nhanh nhẹn trả lời " hiểu và thi hành "
Đoàn xe địch dẫn đàu bằng 3 chiếc PT 76 thư thả tiến vào Sài G̣n không gặp một sức kháng cự nào , qua ngă tư Quân Vận , qua khu gia binh của Liên Đoàn 81 Biẹt Cách Nhảy Dù " Tôi đưa ống nḥm theo dơi từng vết xích của chiến xa dẫn đầu đang nghiền nát quê hương tôi " Hai cột khói nâng bổng hai chiến xa dân đầu kèm theo tiếng nổ của ḿn chống chiến xa , một loạt hoả tiễn M72 phóng ra , 3 chiến xa dẫn đầu tan nát , kèm theo 10 xe vận tải chở đầy Bộ đội Bắc việt bị lật nghiêng . Đoàn xe sau đụng nhau dồn cục gây thêm một số thương vong cho chúng . Những Cán Ngố chỉa súng băn loạn xạ , nhưng chúng không thấy chúng tôi . Chúng tôi rút về tới ngă ba Bà Quẹo sau một giờ vất vả và vô sự . Đúng lúc đó địch quân cũng đă hoàn hồn và tiếp tục di chuyển , lần này chúng thận trọng di chuyển thạt chậm , vừa đi vùa bắn những chỗ chúng khả nghi . Đơn vị chúng tôi tiếp tục di chuyển về ngă tư Bảy Hiền .
Một số phóng viên ngoại quốc bu lấy tôi hỏi đủ chuyện . Lúc đầu tôi trả lời bằng tiếng của họ " Tôi không biết " , nhưng sau đó một phóng viên ngoại quốc hỏi tôi bằng tiếng Việt :
Anh thuộc đơn vị nào ?
- Nhảy Dù
- Tôi muốn hỏi anh thuộc Tiểu Đoàn nào ?
- Anh cứ biết một Tiểu Đoàn Nhảy Dù đủ rồi
Thấy tôi không muốn trả lời họ không hỏi nữa . Họ thi nhau chụp h́nh đơn vị đang rút của tôi rồi bỏ đi về hướng tiền quân .
Nhảy Dù ! không hiểu ai đặt ra cái luật khắc khe , " Không được tự ư trả lời phóng viên dù là tên của ḿnh " . Quư vị thấy những đơn vị bạn có những tên thật đẹp như Cọp Vằn , Hắc Báo , Ḱnh Ngư ...Nhưng Nhảy Dù có những tên vô cùng đẹp như : Con Gà tử mị , Sư Tử mắc nước , Con Cù lần vv..C̣n tên các Tiểu Đoàn Trưởng như : Trưởng ấp , Xă trưởng , Bồi bàn , Cao bồi vv... Đại Đội Trưởng : T..sốt rét , N. Lai H..ghẻ vv... có một Đại Đội Trưởng may mắn hơn có cái tên đẹp Út Bạch Lan , thường những tên như vậy cấp dưới biết nhưng không ai dám gọi cả .
Mặc dầu địch quân tiến thật chậm , và thận trọng nhưng chúng tôi nhất định không tha , nếu chúng nắm vững t́nh h́nh tiến chậm hai giờ nữa để đơn vị chúngtôi rút lui xong , th́ chắc chắn chúng sẽ vào Dinh Độc Lập như vào chỗc không người . Khi tới gần Vinatexco , 2 thiết giáp đi đầu bắn xả vào những " Lô cốt "trong phi trường , nhưng các lô cốt này đă bỏ trống , đơn vị pḥng thủ phi trường đă bỏ ngơ từ lúc trưa ngày 29/04/75 . Các loại súng trên thiết giáp thi nhau nhả đạn vào những chỗ chúng nghi ngờ . Chúng đâu có ngờ một pháo đội nguỵ trang kín đáo tại vị trí văng lai của TĐ 1 PB đang sẵn sàng tiêu diệt chúng , 4 viên đạn chống chién xa ra khỏi ṇng súng 105 ly các pháo thủ đầy kinh nghiệm chiến trường rang muối thêm 2 con Cua sắt và 2 vận tải . Lần này chúng có kính nghiệm , chúng không bị dồn cục , nên không bị tổn thất thêm , nhưng đau cho chúng là chúng không biết từ đâu đẻ bắn lại trả thù . Xong nhiệm vụ các pháo thủ Mũ Đỏ cũng rút lui sau khi phá huỷ súng .
Đối với chúng tôi , đánh giặc phải tiêu diệt chúng xong , chiếm mục tiêu , thu chiến lợi phẩm th́ đơn vị mới có tổn thất , c̣n diễn tṛ như hôm nay , gây cho chúng tổn thất rồi ḿnh chạy làng , th́ không bao giờ anh em chúng tôi phải hy sinh . Nhưng tṛ đùa này của chúng tôi cũng làm chúng điên đầu nhức óc , mỗi lần như vậy , chúng lại phải điều quân lại , tổ chức lại đội h́nh thật lâu chúng mới dám dè dặt tiến quân tiếp . Chúng bắn tứ tung , mất tinh thần thấy rơ , chính v́ vậy mà những đơn vị của chúng ta trước đây mỗi khi đi hành quân bảo vệ đồng bào , nếu không cẩn thận dễ bị tổn thất , v́ địch không đương đầu chống lại , chúng vừa đánh vừa rút , hoặc phải đưong đầu với ta là v́ chúng không c̣n ngơ để chạy nữa . Nhất là những vùng rừng núi rộng răi chỗ cho chúng chạy th́ : kỹ thuật tác chiến yếu , tinh thần suy sụp là đơn vị hành quân rất dễ bị nướng lắm .
Từ ngă 3 Bà Quẹo dân chúng c̣n lại , hối hả chạy dọc theo đường hướng về phái Sài G̣n , sự sợ ăi , hốt hoảng lộ ra trên nét mặt , không c̣n một nụ cười trên ,môi các thiếu nữ , không c̣n tiếng nô đùa trên miệng các em bé vui tutoi . " Nh́n những khuôn mặt ngây thơ đầy u uất , long tôi se lại trong đớn đau nát da , đứt ruột " . Đông bào tôi đây , đang cần sự che chở của quân đội , của chúng tôi , nhưng chúng tôi lại " Khiếp nhược " rút lui ! Không thể đuwọc , việc trước mắt như cứu lửa , phải bảo vệ đồng bào như một phản ứng tự nhiên . Có bao giờ chúng tôi phải rút lui cay đắng như thế này đâu ? Có bao giờ đông bào nh́n chúng tôi xong lặng lẽ chạy tiếp đâu ? Bây giờ giặc đă đến ngơ cụt của Thủ Đô . Những giọt mồ hôi quái ác làm mắt tôi cay cứng lấy tay áo quệt mồ hôi ; mặc dù chưa rơ t́nh h́nh chung , nhưng tôi biết đây là trận chiến cuói cùng để dân tộc này , quê hương này sẽ đi vào con đường u tối miên man , không một ánh sáng cuối đường hầm . Chúng tôi cố t́nh tŕ hoăn rút lui để đồng bào chúng tôi đi được một khoảng cách xa an toàn , tôi cho lệnh rút lui tiếp tục, đứa con đầu của tôi , trước công hoàng Hoa Thám chậm chạp di chuyển về phía sau đồng bào . Tôi đang từ Trung đội 4 trước Hội đồng xă Tân Sơn Hoà lướt qua Trung đội 3 , những anh em chiến hữu của tôi đă xả thân tại khắp các chiến trường đất nước , từng làm quân thù bạt vía kính hồn từ trận nhỏ đến trận lớn . Tôi nh́n vào tận mắt của từng người như cầu van tha tứ chpo tôi , " v́ đă cho lệnh họ rút lui trước quân thù " ; nhưng những ánh mắt nh́n tôi như oán hờn , như trách móc . Tôi cúi mặt tránh những ánh mắt thân thương , lầm lũi bước đi trên đường Lê Văn Duyệt quen thuộc , trước cỏng trại Thạch Văn Thịnh( TĐ II Nhảy Dù )con đương rộng thênh thang , không c̣n bóng người dân di chuyển , chỉ c̣n lại chúng tôi và một số phóng viên ngoại quốc . Tới cổng Hoàng Hoa Thám tự nhiên chân tôi chồn lại , tưởng như một khói ch́ nặng nề níu chân lại . " Đứng lại trong thế nghiêm tự nhiên , cay đắng nh́n cổng trại thân yêu , cách đây 10 năm tôi vui mừng rạng rỡ bước qua để chính thức trở thành một quân nhân Mũ Đỏ " , chiếc cổng vô tri này nhưng ma lực của nó đă có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với biết bao thanh niên anh hùng ở lứa tuỏi đôi mươi . H́nh ảnh chiếc cong hoang tàn với hàng rào Concertina ngổn ngang như hoang phế lâu ngày , nh́n sâu vào trong trại , tôi thấy thấp thoáng những bạn bè , chiến hữu chúng tôi đang vội vă di chuyển trong đó . Tôi không hiểu tôi đang là một thứ người ǵ , nhưng tôi đang đứng sững nghiêm chỉnh trước chiếc cổng như đại diện cho đơn vị , đơn vị tôi ton thờ như thánh thần trong tâm khảm . Những ngày tung hoành ngang dọc nào có mơ ước ǵ hơn là tiêu diệt kẻ thù để đồng bào được yên ổn làm ăn . Tôi đưa tay chào chiếc cổng thân yêu , các phóng viên muốn thu h́nh này nhưng quá muộn , tôi lững thững bước đi như xác không hồn . Nước mắt tôi dàn dụa xen lẫn mồ hôi cay đắng , cơn nấc nghẹn ngào làm tôi nghẹt thở . Giă từ Hoàng Hoa Thám , giă từ đơn vị thân yêu , đơn vị đă được chúng tôi dâng trọn cuộc đời thanh niên cho Hoàng Hoa Thám , dâng trọn cho đoàn quân Mũ Đỏ .
Bây giờ với cái thân tàn tạ , hèn nhát này , dẫn đơn vị rút lui , dù theo lệnh trên , nhưng trước sức tấn cong ào ạt của địch quân vào Thủ Đô . Ôi những chiến tích nức ḷng dân như : A Chau , A Lưới Tân cảnh , Quảng Ngăi , Chương thiện , Tây Ninh , Kiến Phong , B́nh Long , Kom Tum , Quảng Trị vv... có chăng chỉ c̣n là một cơn gió thoảng qua trong cơn nóng nung lửa của tâm hồn . Sự dằn vặt tột cùng của sự tháo lui . Ôi cấp chỉ huy của tôi ơi !. Ôi bạn bè của tôi ơi ! Ôi những chiến hữu Mũ Đỏ kiêu hùng của tôi ơi ! Chúng ta đă chạy thật hay sao đây ? Đồng bào của chúng ta kia ! Quê hương của chúng ta đó ! Doanh trại của chúng ta đây ! Hồn thiêng của bạn bè ẩn hiện đâu đây có ai cảm thông nỗi thống khổ này ? Những khuôn mặt của Hiền , Được , Khiem , Nhượng , Tống , Hùng , Hoà và hàng ngàn các chiến hữu Mũ Đỏ đă ra đi ! giận dữ nh́n tôi .
Tôi nhắm mắt bước đi theo đoàn quân chậm chạp rút lui như tử tội nặng nề bước chân len bực thang máy chém .
Tôi cố gắng im lặng để thanh thản bước đi nhưng h́nh ảnh anh em bạn bè , họ là những chiến sĩ vô danh cứ soi mói nh́n tôi như oán trách , như căm hờn . Bẩy điều tâm niệm khi mới bước chân vào quân ngũ tôi vẫn c̣n thuộc ḷng từng câu từng chữ :
Luôn nêu cao danh dự của Quân Đội
Phải thân dân bảo vệ dân và giúp đỡ dân .
Nhưng giờ đây lúc này không phải một điều nào chúng tôi cũng giữ được , thế hệ sau sẽ nguyền rủa . Chúng tôi không phủ nhận , xin nhận tất cả tội lỗi nhưng phải làm ǵ khác hơn đây . Từ ngày bước chân vào quan ngũ là đă sẵn sàng chấp nhận tấm Poncho gói gém thân ḿnh , hay vinh hạnh hơn nữa là "lá Quốc kỳ phủ lên thân " , sống chết chẳng qua là cuộc đổi đời , quan niệm như vậy nên sự sống , sự chết đối với những người Mũ Đỏ thật cụ thể và nhiệm vụ Quân đội , nhân dân giao phó mới đáng kể , nhưng bây giờ nhiệm vụ của Quân đoọi giao phó là rút lui hay sao đây ?Lằn tên nào cản được bước chân chúng tôi , bom đạn nào làm chùn chân chúng tôi , quân thù nào ngang cấp số với đơn vị dám đương đầu . Thân xác chúng tôi ai mà chẳng có vết tích của chiến tranh để lại trên thân thể . Thương xót cho bạn bè , cho đồng bào , cho dân tộc không biết sẽ phải đi về đâu đay ?\
Image
---Thưa Đích Thân " Ba " vừa đánh cháy thêm hai chiến xa nữa . Tiếng của Hoà người mang máy cho tôi . Hiện nay Hoà đang ở Úc Châu .
--- Ở đâu ? Tôi hỏi vắn tắt .
--- Ngă ba Bà Quẹo .
Tôi vừa băng qua Đại đội 1 của đơn vị , được lệnh trực chỉ theo đường Trương Minh Giảng về hướng Sài G̣n đến ngă 3 trương Tấn Bửu chờ lệnh .
Dọc theo bên đường dân chúng ngơ ngác nh́n chúng tôi , người chạy theo lên hướng Sài G̣n , người ngơ ngác đứng nh́n . Tôi vừa dừng chân tại Trương Tấn Bửu , trước bót Cảnh Sát .
---" Hai " đánh cháy 1 chiến xa và 3 xe vận tải tại ngă tư Bảy Hiền , " Ba " đă qua Lăng Cha Cả , cùng bọo chỉ huy Tiểu Đoàn . " Một " c̣n nằm tại chỗ .
Tôi im lặmg nghe Hoà báo cáo .
---Thưa Đích Thân , " Hai " đă qua Lăng Cha Cả .
Cùng lúc đó tôi nhận được lệnh kiếm chỗ trống trải đẻ tập họp cả Tiểu Đoàn . Trung đội 4 của hạnh cho biết có sân trương Đại Học Vạn Hạnh có thể tập họp đưọc . Năm phút sau Hạnh báo cáo có một xe jeep mang huy hiệu Biệt Động Quân , nhưng do bọn mang băng đỏ bên tay trái lái . Tôi cho lệnh chận xe đó lại khai thác tin tức .
Trung đội 4 báo cáo xe đó là của một Trung tá BĐQ nhà gần đó bị bọn mang băng đỏ ( sau này đồng bào gọi là bọn 30-04 ) cướp xử dụng , trên xe có 6 tên đa số là sinh viên của Đại học Vạn Hạnh . Chúng xử dụng súng của Nhân dân tự vệ . Đồng bào thấy chúng tôi mồ hôi nhễ nhăi , người tiếp tế nước đá lạnh , người mang ra b́nh trà , có ngựi mang cả đồ ăn . Lúc đó mặc dầu khát dữ dôi nhưng cầm ly nước lạnh ,không sao tôi có thể nuốt trôi được ; Tôi đang căm tức bọn băng đỏ , bọn đê tiện phản bội . Ư tưởng thịt bọn chúng lẩn quẩn trong đầu tôi , nhưng tôi nghĩ sau này có thể bị xuyên tạc và dân chúng sẽ hiểu lầm đơn vị , hiểu lầm binh chủng .
Một điều chúng tôi tối kỵ , làm ǵ cũng được , nhưng nếu danh dự binh chủng bị xúc phạm , dù có chiến thắng hay lợi lộc mấy đi chăng nữa , chúng tôi cũng phải suy xét lại .Tôi nhớ Tết Mậu Thân , đơn vị chúng tôi trên đường về giải cứu cố đô Huế , Tiểu Đoàn của tôi bị Tiểu đoàn VC bố trí trên Cổ Thành Huế chận lại ; trong khi chúng tôi ở dưới thấp lại c̣n vướng một dẫy lạch sâu trông sen chung quanh Cổ Thành này . Thành cao không thể leo lên dễ dàng , khó khăn không thể nào vượt qua , nhưng vị chỉ huy của chúng tôi cầm chiếc " nón đỏ " và nói : " Đây là lần đầu tiên nón đỏ này bị ô nhục " Đơn vị nghe thấy máu nóng bừng bừng ai cũng tưởng như ḿnh thêm cánh , thêm sức . Không đầy 30 phút sau sức lực huyền bí dũng mănh của tinh thần bảo vệ danh dự đơn vị bùng lên , nhứng Thiên Thần sát cộng đă hiên ngang bay qua từng chốt của địch diệt trọn pḥng tuyến chính để vào Thành nội Huế . Chính nhờ vậy chúng tôi tiếp cứu được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I BB trong trại Mang Cá Huế .
Cùng luc đó Hoà báo cáo " 1 vừa đánh cháy một chiến xa tại Lăng Cha Cả và 2 xe vận tải " vào vào khu Đại học Vạn Hạnh , tôi cho lệnh đứa con thứ tư của tôi đóng chốt giữ an ninh chung quanh khu Đại học và từng đơn vị vào sân Đại học Vạn Hạnh tập họp chờ lệnh . Tôi thấy bọn băng đỏ lố nhố trong khuôn viên ĐHVH , chúng có vũ khí nhưng không một tên nào dám nhố nhăng , v́ sau chúng có anh em của tôi kềm súng sẵn sàng hỏi tội chúng . Ư tưởng phải thanh toán hết bọn này lại hiện ra trong trí . Nhưng vị anh cả của chúng tôi im lặng , lầm ĺ quan sát, tôi thấy môi anh mím chặt , cặp mắt giận dữ nh́n chúng nhưng chưa một phản ứng , th́ một tên mặc áo tu hành Phật Giáo tay cầm loa đưa ngang miệng dơng dạc trong câu nói điên rồ : " Đất nưóc đă Thông nhất , yêu cầu các anh em Nhảy Dù hăy buông súng trở về với Cách mạng , cách mạng sẽ khoan hông cho anh em " .
Phản ứng tự nhiên , tôi rút súng chĩa về phía hắn , hắn thụt lùi vàot rong hành lang , và hàng trăm cây súng sẵn sàng nhả đạn. Nh́n lên những anh em trên cao ốc , tôi thấy anh em đều chĩa súng sẵn sàng chờ lệnh . Tôi biết rằng nếu tôi siết c̣ súng là súng nổ rền trời ngay lập tức , để đưa bọn cộng con về với thiên đường Cộng sản . Nhưng thấy chúng cụp đuôi khiếp vía chạy trốn Tôi cho súng vào bao , thầm nghĩ may mắn cho chúng gặp tôi , chứ gặp đơn vị khác th́ hẳn là ĐHVH này chắc chắn phải trở thành ĐH " Bất Hạnh " ngay lập tức ....
Anh cả của chúng tôi im lặng , đứng sững như trời trồng , sau đó anh cho lệnh Đại đội 1 tim băi đất trống trải để tập họp Tiểu Đoàn , và cả đơn vị rút ra khỏi khu ĐHVH . Đơn vị tôi là đơn vị sau cùng ra khỏi khu Vô hạnh này . Tôi không thể hiểu nổi ngay tại nơi huấn luyện đào tạo ra lớp người Tổ Quốc mong cho mai sau lại có đuôi chồn đỏ như thế này hay sao ? Thua địch quân không đau , buông súng không tủi bằng phải thua ngay những người ḿnh hằng quư mến .
Người t́nh lang mất người yêu chắc cũng chỉ đau đớn thấm thía như chúng tôi lúc này . Quê Hương ơi ! Tổ Quốc ơi ! Đông bào ơi ! lỗi tại ai đây ?Tại chúng tôi hèn nhát ? tại chỉ huy tồi ? tại vận nước suy đồi ? hay nó đă ruỗng ra từ bên trong .....! chúng tôi chỉ c̣n là cái vỏ mỏng bên ngoài làm sao chống đỡ nổi đây ? Đại đội tôi đi sau cùng và vừa ra khỏi khu phản bội được 3 Trung đội , , Trung đội sau cùng và tôi rút ra khỏi khu Vô Hạnh mà phải đi giật lùi như trong vùng địch , cẩn tắc biết đâu chúng giở tṛ cắn trộm .
Tâm hồn tôi trùng xuống xen lẫn cơn giận vô bờ . Bọn cḥn đỏ lại ló đầu ra , tôi định cho đơn vị khai hoả , v́ cơn giận trong tôi lại bừng lên , nhưng cùng lúc đó danh dự của đơn vị trồi lên lấn át , tôi cho súng vào bao cho lệnh đơn vị tiếp tục rút lui ra vùng tập trung mới . May cho bọn chúng nếu không nghĩ đến danh dự có thể sẽ bị hiểu lầm , bị nguyền rủa th́ chắc chắn chúng phải đền tội . Nếu không th́ tôi , phải chính tôi , v́ căm hận chắc chắn không thù hằn , nhưng v́ uất ức trước sự phản bội phũ phàng , một phút không kềm hăm được sự nóng giận , tôi chỉ cần nhẹ nhàng vẫy tay thôi bọn chúng sẽ phải theo Cáo Hồ của chúng .
Ôi danh dự của đơn vị sao cao siêu quá , sao dũng mănh quá , chế ngự được tát cả . Tôi khong hiểu bọn chúng có biết rằng chúng vừa thoát chết hay không ? chúng có hiểu rằng nếu danh dự của đơn vị không chế ngự được chúng tôi th́ hậu quả sẽ đến với chúng nhu thế nào ? ! Những dồng chữ này chắc chắn sẽ được một hay nhiều tên trong bọn chúng tịa chốn Vô Hạnh hôm đó đọc đưọc , để chúng hiểu rằng hôm đó không may súng nổ : chính là v́ chúng đă không khôn ngoan , đă phản bội trắng trợn , đă ngoại t́nh đê tiện hèn hạ trước mặt người yêu thương quư mến ḿnh .
Bước ra khỏi khu đê hèn , hai Trung đội Trưởng của tôi có ư trách móc tại sao tôi không giết bọn chúng . Tôi im lặng, tôi muốn anh em giải bày để vơi đi niềm uẩn ức của những anh em đang bị phản bội trắng trợn đê hèn . Bọn vô lương tâm đó ngày nay không hiểu chúng có c̣n được như Trịnh Công Sơn hay đang lần ṃ trong những trại giam cầm cho đáng đời bọn xảo trá gian manh .
Vùng tập họp mới của chúng tôi ngay tại ngă tư Yên Đổ và Trương Minh Giảng . Chúng tôi vừa vào hàng ngũ , đơn vị nghiêm chỉnh tŕnh diện anh cả của đơn vị .
Huynh Trưởng của đơn vị gương mặt thểu năo nói trong nghẹn ngào . Tôi có cảm tưởng như tiếng nói của anh bị đứt đoạn nhiều lần v́ tiếng nấc đau thương : " Tôi xin chào tạm biệt các anh em . Xin báo cho các anh em biết chúng ta đă nhận được lệnh buông súng đầu hàng từ cấp chỉ huy tối cao của chúng ta . Cấp chỉ huy trực tiếp của chúng ta hoàn toàn mất l/l từ ngày hôm qua . Nhưng chúng ta không thể đầu hàng chúng được , v́ danh dự của đơn vị tôi điều động anh em đến đây để bảo vơi anh em một lệnh cuối cùng : Chúng ta chào tạm biệt nhau tại đây ai về nhà nấy ; tất cả quân trang , quân dụng tuỳ anh em định liệu ; quyền chỉ huy của tôi đến đây đă chấm dứt . "
Cả đơn vị im lặng khôg một tiếng x́ xào bàn tán . Chúng tôi lặng người trong ngỡ ngàng tột độ , những lời lẽ thiếu mạch lạc của vị huynh trưởng phát ra từ xúc động . Tiếng nói của anh chấm dứt sau 5 phút đơn vị vẫn đứng im , từ trên xuôngs dưới không ai muốn xa nhau , không ai muốn tan hàng . Cái im lặng xa vắng , cái im lặng khủng khiếp . Tôi cũng dă biết giờ phút anỳ phải đến , nhưng không ngờ nó đến trong bẽ bàng thế này !!! Nh́n hàng quân oai hùng , súng đạn c̣n đủ dùng , mặt mũi âu sầu . Cặp mắt mọi người đỏ hoe , tất cả đều gục mặt như mặc niệm bạn bè, mặc niệm đơn vị . Cơn đau đớn ê chề xâm chiếm dần dần như làn hơi thổi vào chiếc bong bóng tới độ không chịu đưọc phải phát nổ . Sự phản bội từ trên xuống dưới , từ trong ra ngoài như cơn lốc bạt ngàn tạt vào mặt chúng tôi , cả hàng quân đang im lặng ; vị huynh trưởng vẫn c̣n đứng đó , anh đang cúi mặt chận cơn đau đại nạn. Tôi biết hàng ngày anh ăn nói rát văn hoa , nhưng hôm nay làm sao lời anh cộc lốc . Anh c̣n muốn nói niều , có lẽ anh c̣n muốn nói thật to , gào thét thật lớn , để một lần , một lần thôi rồi không bao giờ được tâm sự nữa . Th́nh ĺnh Trâm một Trung đội Trưởng của tôi , nước mắt dàn dụa nhảy ra ngoài hàng quân Trâm dơ cao trái lựu đạn quát to : ' Xin các vị huynh trưởng kính mến của tôi hăy ra về . Các anh em của tôi hăy tan hàng , để một ḿnh * Trâm ở lại thôi . Tôi dă thề không đội trời chung vớ bọn vô thần , chúng vào đây th́ tôi phải đi ." Trâm vừa nói xong khoảng 10 anh em vừa bước tới chỗ Trâm vừa nói :" Để tụi tao ( tụi em ) chơi chung với . Chúng ta không đầu hàng và cũng không tan hàng . Nhảy Dù chỉ có tiến không có lùi ."
Hoàng Đại đội Trưỏng đại đội thứ nhất la lớn :
---Để tao chơi chung với tụi bay.
Vị huynh trưởng cũng chạy lại chỗ Trâm . Tiếng Trâm sang sảng nhưng nghẹn ngào đứt quăng :
---- Không được Đích Thân c̣n nhiều việc phải lo , c̣n nhiều việc phải làm , nhất là gia đ́nh của Đích Thân .
----Ai cũng có gia đ́nh tao chỉ biết có Gia Đ́nh Mũ Đỏ , Gia Đ́nh của Mũ Đỏ là gia đ́nh của chính tao .
Một số anh em khác từ từ rời bỏ hàng ngũ , súng đạn , quân phục vứt ngổn ngang . Nhất là những anh em lớn tuổi , từ từ rời bỏ băi tập họp mỗi người một phương , tôi không biết họ có mang theo vũ khí hay không , hay bỏ lại những ǵ ? c̣n lại từng tốp một ôm nhau nói chuyện . Tôi không họ đang nói ǵ nhưng nh́n khuôn mặt ai ai cũng chứa đựng đầy uất hận hiện rơ ràng trên khoé mắt đỏ ngầu rực lửa . Trên băi , súng đạn , ba lô , nón sắt nằm ngổn ngang và trải dọc theo 4 hướng ngă tư .
[IMG]http://img.photobucket.com/albums/v283/nuoclanh/qlvnch/t54-2.jpg[/IMG]
Con phố hiền hoà của Đô Thành không ngờ nay lại chứng kiến cảnh tan hàng của một đơn vị . Tôi chắc rằng đâylà một đơn vị lớn nhất và là đơn vị sau cùng của Biệt Khu Thủ Đô giă từ vũ khí đi theo định mệnh của dân tộc . Đơn vị đă tan hàng có trật tự và kỷ luật của đơn vị thực sự băi bỏ sau tiếng nói nghẹn ngào của một vị huynh trưởng đơn vị . Tôi quyết dịnh phải khuyên Trâm và anh em chúng tôi đang bu lại quanh Trâm . Tôi linh cảm thấy , chậm trễ sẽ xảy ra hậu quả không lường đưọc . Tôi chen vào đám đông và la lớn :
--- Chúng ta đàng nào cũng chết , nhưng phải chết cho xứng đáng mới đưọc . Chúng ta hăy l/l với nhau trở về Long Khánh . Lâm Đồng rồi cùng chiến đấu . " Trâm đưa trái lựu đạn cho anh ".
Trâm đưa trái lựu đạn cho tôi sau một hồi giằng co . Chúng tôi cùng thoả thuận hăy tan hàng rồi kiếm kế sau . Bất chợt hai tiênglựu đạn nổ chát chúa ở gần bbức tường cuối băi . Chúng tôi chạy vội lại quan sát . Tổng công 11 anh em đă ôm nhau từ giă , mắt người nào cũng mở như gửi lại những thông điệp bất khuất , không đội trời chung với cộng sản . Trong số 11 anh em cấp bậc lớn nhất là Thiếu uư Trung đội Trưởng , người cấp bậc nhỏ nhất là binh nh́ khinh binh . Không có th́ giờ cùng địa điểm để chôn cất họ , chúng tôi chỉ c̣n biết sắp xếp họ nằm ngay ngắn , cùng nhau nghiêm chỉnh chào họ . Anh em đă tự chọn con đương vinh quang cho ḿnh , tôi thầm khấn nguyện trước mặt anh em : " Chúng toi cần phải sống , v́ chắc chắn chúng tôi vẫn c̣n phải tranh đấu với bọn quỷ hại nước hại dân".
Sau này tôi được tin Trâm về Bảo Lộc hoạt động nhưng bị nội phản , bị xử tử tại đó . Hoang về Xuân Lộc hoạt động cũng bị tử thương , c̣n tôi lưu lạc khắp nơi , nhất quyết không tŕnh diện bọn chúng , tôi vượt biên bằng đường bộ qua Khe Sanh , Lao Bảo , Hạ Lào .
Hỡi các bạn trong Gia Đ́nh Mũ Đỏ Việt Nam ; Thưa các bạn Quân Nhân QLVNCH ; Bạn bè chúng ta đă chết , một số đang bị đầy đoạ cực h́nh , Quê hương chúng ta c̣n trong tay bọn quỷ đỏ . Xin các bạn đừng v́ xe hơi , nhà cao cửa rộng , ham chơi phù phiếm , mà quên đi những người thân yêu , những Vong Hồn bạn bè đă khuất , những cô nhi tử sĩ đang đón chờ từng giờ từng phút , mong mỏi bước chân nhịp nhàng của quư bạn tiến về quê hương .
Hỡi các bạn thanh niên , lịch sử 4.000 năm văn hiến không lúc nào , không thời đại nào dân tộc chúng ta khiếp vía trước móng vuốt tàn ác của quân thù , không khi nào thanh niên Việt Nam lại đê hèn , quên đi gông cùm đỏ dă man đang siết chặt dân tộc ta . Xin hăy cùng nhau bước lên tiến tới và đừng bao giờ quên bọn quỷ đỏ đang lẩn khuất đâu đây đang ra sức ngăn cản bước chân oanh liệt của chúng ta .
Nghiêm ơi , Trâm ơi , Hoàng ơi , linh hồn các bạn có linh thiêng hăy soi sáng bước chân chúng tôi , máu của các bạn đă chảy , thân xác của các bạn đă nằm xuống , nhưng tấm gương can đảm của các bạn sẽ c̣n măi măi . Trận chiến vừa qua chúng ta tạm lùi , tạm thua giặc . Nhưng chúng ta không đầu hàng giặc , đơn vị chúng ta không buông súng để qui hàng giặc . Tinh thần chúng ta c̣n đó , chúng ta bỏ nước ra đi bằng áp lực của ma quỷ . Xin hăy hứa cùng nhau " Chúng Ta Sẽ Trở Về "
Mùa Đông năm 1987 CHI LANN " Viết Theo Hùng "
-
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[B][I]Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến[/I][/B]
[IMG]http://img.photobucket.com/albums/v283/nuoclanh/qlvnch/m58.jpg[/IMG]
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không c̣n ǵ có thể cứu văn được nữa th́ người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:
[IMG]http://www.lhccshtd.org/LHCCSHTD_ST/HHQLVNCH/HH5468/T242_HH_BC_KQ_KhongQuan_054X054_VaiTheu.png[/IMG]
1/ Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ - chương tŕnh di tản "Frequent Wind" có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công th́ 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đă bay lượn trên không phận Saigon để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ. Trong khi đó, nhiều người đă không e sợ, đổ xô ra ngoài để nh́n một chiếc phi cơ "Rồng lửa" AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nồng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29/4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đă bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.
Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman "ít nhất những người này đă là những chiến sĩ đă chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh".
[IMG]http://www.lhccshtd.org/LHCCSHTD_IM/HH/QLVNCH/ND/HH_NhayDuCoGang_218x196.png[/IMG]
2/ Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho Cộng Sản đă xảy ra ngay tại cửa ngơ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến đoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đă sẵn sàng chờ "đón" quân Cộng Sản. Trong ngày 29 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát đă có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đă ra lệnh cho các cánh quân Nhảy dù, Biệt Cách, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến... phải ngăn chận quân Cộng Sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh... Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ c̣n vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon. Nhưng dù ở trong t́nh thế tuyệt vọng như vậy, tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đă bị tan ră gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.) Những người lính chiến đấu này không có...radio! Họ không cần biết rằng quân Cộng Sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho Cộng Sản. Họ không cần biết rằng t́nh h́nh đă hoàn toàn tuyệt vọng, không c̣n một chút hi vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân Cộng sản, và h́nh như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù Cộng Sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa băo xen lẫn với tiếng súng lớn, đă làm cho sự hỗn loạn gia tăng. Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng Cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngả tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng... Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng...bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. H́nh như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?), để bắn xe tăng. Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đă làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính Cộng Sản ở trong xe tăng.
[IMG]http://img.photobucket.com/albums/v283/nuoclanh/qlvnch/12144-0.jpg[/IMG]
Cánh quân Cộng Sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập th́ bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ ṿng đai Saigon. Họ không c̣n việc ǵ khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường ṿng đai xa lộ Đại Hàn đến ngă tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà. Hầu như những cánh quân Cộng Sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon. Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.
Bộ chỉ huy Cộng Sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho tướng Lâm Văn Phát, thiếu tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đă bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, t́m đường về nhà.
Một câu chuyện khác do tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn th́ ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đă đứng nghiêm chào ông và nói: "Vĩnh biệt thiếu tướng", rồi rút súng bắn vào đầu tự tử. Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Đô đến Tổng Tham Mưu th́ thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành ṿng tṛn và hờm súng vào... lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đă có lệnh buông súng th́ anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đ́nh. Tự tử không có ích lợi ǵ cho ḿnh cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đă tự tử. Đến 1 giờ trưa, tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Đô cho tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó tướng Ba Hồng mời tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Đáng lẽ những chiến xa này đă đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngṿng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đă thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của Cộng Sản (tướng Lâm Văn Phát đă từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998)
Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đă chiến đấu mănh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đă cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đ́nh với các em. Các em đ̣i chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má...
3/ Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài b́nh luận của kư giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề "Truy Điệu Nam Việt Nam" "...Nam Việt Nam đă chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đă không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xă hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy... Quân lực VNCH đă chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta c̣n nhớ, thí dụ như trận An Lộc. Quân đội ấy đă chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không c̣n nhớ địa danh. Quân lực ấy đă can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đă tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đă bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đă thua rồi th́ vẫn c̣n những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đă tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đă là phía tốt hơn"
4/ Tài liệu của kư giả người Pháp Jean Larteguy, đă chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4-75. Thứ Hai 28/4/75 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Đôi lúc họ c̣n cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn ḿnh trong những đổ nát của Saigon. "Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn c̣n có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem t́nh h́nh ra sao? Ông trả lời: "Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hăy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải v́ Thiệu, v́ Hương hay v́ Minh."
Sau khi Dương Văn Minh đă tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: "Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy c̣n đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung v́ đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ ǵ, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết." Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Vơ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. "...Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Vơ Bị Đà Lạt đă đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng."
Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đă thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: "Các anh có biết là sắp bị giết chết không?" Một thiếu úy trả lời: "Chúng tôi biết chứ!" V́ sao? - Tại v́ chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản! "...Các xe tăng đầu tiên của Cộng Sản vào Saigon từ phía đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Ḥa...
Bộ binh th́ tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều. Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đă bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng c̣n phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngă tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù vơ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành ṿng tṛn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. "Đến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và c̣n chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng..." Darcourt cho biết đại tá Vinh đă ở lại vị trí và tự sát.
Nguyen Huy
-
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[B][I]Những Trận Đánh Cuối Cùng
Sơn-Tùng[/I][/B]
Quân đội VNCH chính thức buông súng và tan ră vào trưa ngày 30/4/75, sau nhật lệnh đầu hàng của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một tên nằm vùng được Tổng thống 3 ngày Dương Văn Minh bổ nhiệm làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Đó là một ngày đen tối mà cho đến hôm nay, sau đúng 18 năm, hầu như vẫn c̣n in rơ trong tâm niệm của hàng triệu người lính cũ của quân đội miền Nam cùng với những cảm nghĩ cay đắng, đau xót. Những cảm nghĩ ấy có lẽ cũng được cả những người chết mang theo.
Mười tám năm sau khi tan hàng ră ngũ bằng một cuộc bức tử kinh tởm, chân dung thật của người lính VNCH vẫn c̣n bị che mờ sau những màn khói huyền thoại, phản bội và vô ơn. Có lẽ trong lịch sử thế giới, không có người lính nước nào phải chịu một số phận nghiệt ngă như người lính VNCH. Trong khi cầm súng chiến đấu và sau khi đă buông súng hằng chục năm, người lính ấy vẫn chưa thoát khỏi cái số phận nghiệt ngă bám theo ḿnh.
Người lính VNCH: biểu tượng cho sự chịu đựng gan dạ và bền bỉ trong cuộc chiến chống cộng ṛng ră suốt 3 thập niên.
Tuyên truyền CS vu cáo họ là "những tên lính đánh thuê", là bọn "ngụy quân" phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang giết hại đồng bào. Báo chí phương Tây, kiêu ngạo và bất công - qua một số cấp chỉ huy thối nát, bất xứng - vẽ lên h́nh ảnh những người lính chỉ biết nhũng nhiễu dân, bỏ chạy trước địch quân, và "không chịu chiến đấu". Cuộc tan hàng thê thảm vào ngày 30/4/75 càng khiến người lính VNCH bị lăng nhục hơn nữa. Kẻ thù, sau khi "lượm được chiến thắng", đă tận dụng mọi phương tiện để trả thù, đày ải, hạ nhục những người lính bại trận. "Bạn bè", khiếp sợ trước "chiến thắng thần thánh"của đối phương, cũng để tự bào chữa cho sự hèn nhát và phản bội của ḿnh, tiếp tục trút mọi tội lỗi lên đầu những người lính đă bị bắt buộc phải buông súng.
Đau đớn hơn nữa là sự phản bội của một số những người chỉ huy cao cấp trong quân đội VNCH. Từ Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, cho đến gần đây nhất là Trần Văn Đôn. Chưa hết, c̣n sự vô ơn và phản bội của một số người Việt cầm bút, ở trong và ngoài nước, những người đă nhờ máu của người lính VNCH mà được hưởng tự do trong hơn 20 năm để viết ra những ǵ họ nghĩ, cái tự do trong cái giới hạn trong một xă hội chiến tranh nhưng ít nhất họ cũng không bị trở thành những con ngựa trong chuồng như ở miền Bắc. Những nhà văn nầy đă và đang trả cái ơn ấy bằng cách khai thác và phóng đại những khuyết điểm của người lính VNCH, hay vô liêm sỉ hơn nữa, vu cáo những người chiến sĩ chính danh là những tên lính đánh thuê khát máu, không nhân tính, không lư tưởng. Đâu là chân dung thực của người lính VNCH?
Năm 1984, trước bộ phim được gọi là "tài liệu lịch sử" dài 13 giờ chiếu mang tên Vietnam: A Television History (Việt Nam: Một Bộ sử Truyền H́nh) nhưng là một sự lăng mạ lịch sử, ông James Banerian đă viết một cuốn sách vạch trần những sai lầm ác ư của những người làm phim. Cuốn sách của ông nhan đề là Losers Are Pirates (Thua là giặc), rút từ câu tục ngữ Việt Nam "được làm vua, thua làm giặc". Cái tựa đề ấy đă xác nhận thêm số phận bạc bẽo cay nghiệt của người lính thua trận, và là một trong số hiếm hoi những tiếng nói lương thiện và trung thực trong "thế giới tự do" đă đóng góp vào việc tái tạo lại chân dung thực của người lính VNCH.
Cũng trong năm 1984, học giả Phạm Kim Vinh viết cuốn "Thiên Anh Hùng Ca Viết Cho Quân Lực VNCH", dùng những chất liệu lịch sử và những bài viết của các tác giả Tây phương lương thiện để bẻ găy những sư vu cáo, bác bỏ những lời buộc tội bất công, xoá tan những huyền thoại, và phục hồi danh dự cho những người lính đă chiến đấu trong những điều kiện khắc nghiệt suốt hơn 20 năm, đi qua một con đường dài lịch sử mà ông cho là "kể về sự khắc khổ và chịu đựng c̣n vượt xa con đường Vạn Lư Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quư c̣n vượt xa các cuộc Thánh Chiến Thời Trung Cổ."
Chân dung người lính VNCH được phác họa sống thực ngay ở b́a cuốn sách, với h́nh ảnh một người chiến binh gầy ốm, gương mặt chĩu nặng ưu tư mệt mỏi, nhưng chân vẫn bước đi với hai ống quần xắn lên tới đầu gối và cây súng thô sơ trên vai. Qua gần 300 trang sách với thật nhiều dẫn chứng cụ thể và những biện luận vững chắc, tác giả Phạm Kim Vinh đă đưa người đọc đi lại con đường dài mà người lính VNCH đă đi, từ những ngày đầu được khai sinh với nhiều bất hạnh, trưởng thành dần trong khói lửa với cuộc chiến đấu dũng cảm trong sự thiệt tḥi bất công vô lường, cho đến cái chết tức tửi oan nghiệt vào ngày 30/4/75.
Ngay sau khi người lính VNCH buông súng, trong đống sách báo phim ảnh trên thế giới nói về cuộc chiến VN cũng đă có rải rác những cái nh́n công bằng hơn về những người lính thua trận, qua những cuộc chiến đấu cuối cùng dũng cảm tuyệt vọng của họ.
Hai ngày sau khi Saigon sụp đổ, Peter Kanh, nhà báo Mỹ đoạt giải Pulitzer, đă viết một bài b́nh luận dài trên tờ Wall Street Journal (2/5/75) tựa đề "Truy điệu Nam Việt Nam", trong đó có đoạn viết về Quân Lực VNCH như sau:
"...Nam Việt Nam đă chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đă không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xă hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy... Quân lực VNCH đă chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta c̣n nhớ, thí dụ như trận An Lộc. Quân đội ấy đă chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không c̣n nhớ địa danh. Quân lực ấy đă can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ...
Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đă tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đă bị thương... Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đă thua rồi th́ vẫn c̣n những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đă tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đă là phía tốt hơn".
Không phải đợi tới ngày nay, 18 năm sau, người ta mới khẳng định được rằng "phía mạnh hơn không phải là phía tốt". Phía tốt hơn đă trở thành phía yếu hơn và đă bị đánh bại trên chiến trường chỉ v́ đă trở thành nạn nhân của sự hèn nhát và phản bội. Người lính VN đă chiến đấu cho tự do đă bị trói tay buộc chân, cắt giảm viện trợ vào lúc hiểm nghèo nhất. Trong cuốn "Not with guns alone", nhà báo lăo thành người Úc Denis Warner đă lên án Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH vào lúc cần phải gia tăng. Ông cho biết cả một tiểu đoàn QLVNCH bị tiêu diệt trong một trận đánh ở miền Tây sau khi bắn hết viên đạn cuối cùng. Ở miền Trung, mỗi khẩu đại bác chỉ c̣n được cấp 4 viên đạn mỗi ngày, trong khi Cộng quân có khả năng nă vào các căn cứ quân sự miền Nam hàng ngàn quả đại pháo mỗi đêm.
Tác giả Mỹ Louis A. Fanning cũng viết như sau trong cuốn "Sự phản bội tại VN" (Betrayal in Vietnam):
"Trong khi quân lính Bắc Việt được tăng cường chiến cụ th́ quân đội Nam Việt Nam lại bị cắt giảm thật nhiều. Trước kia, mỗi khinh binh đi hành quân tuần tiễu được phát mười trái lựu đạn, nay chỉ c̣n được phát có một trái".
Những kẻ trói tay buộc chân người lính VNCH cũng chính là những kẻ đă kết tội người lính ấy "không chịu chiến đấu" trong khi cả "thế giới tự do" không hề có một lời lên án việc CSBV xé bỏ Hiệp Định Paris 1973, chiếm đoạt miền Nam bằng vơ lực. Sự hèn nhát nầy đă bị nhà văn Nga lưu vong Solzhenitsyn coi là một sự vô đạo, v́ ư chí tự vệ của phân nửa Âu Châu và ở 3/4 thế giới c̣n thua xa ư chí chiến đấu tự vệ của Nam Việt Nam, phần đất đă bị bỏ rơi với lời biện hộ "không thể bảo vệ những người không có ư chí để tự bảo vệ!"
Sự hèn nhát và vô đạo ấy đă làm thức tỉnh lương tâm một số người từng góp phần cổ vơ cho CSBV xâm chiếm miền Nam, khi họ chứng kiến những trận đánh cuối cùng của một số đơn vị QLVNCH. Trong số nầy có 3 nhà báo Pháp Jean Larteguy, Jean Lacouture và Pierre Darcourt. Ba nhà báo nầy đă có mặt tại miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối của Saigon, có lẽ chờ đợi đón mừng "bộ đội giải phóng" để chứng kiến cái chết ô nhục của quân đội miền Nam mà họ đă phỉ báng trong suốt bao nhiêu năm. Nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, họ trở về Pháp, và đă làm cho cả thế giới ngạc nhiên với những ǵ họ viết ra.
Jean Larte'guy ghi lại như sau khi tới thăm một đơn vị Dù cố thủ tại Saigon:
Thứ Hai 28/4/75.
Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong các khu vườn. Họ không buồn rầu, và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một cuộc thao dượt. Đôi lúc họ c̣n cười với nhau, và liệng cho nhau những chai Coca-Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu nầy. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn ḿnh trong những đổ nát của Saigon.
Và những binh sĩ tuyệt vớ nầy vẫn c̣n có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem t́nh h́nh ra sao. Ông trả lời:
- Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người chót chiến đấu. Hăy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải v́ Thiệu, v́ Hương hay v́ Minh.
Sau khi Dương văn Minh đă tuyên bố đă đầu hàng. Larte'guy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị QDVNCH tại Saigon, và ghi lại như sau:
"Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ Dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan nầy khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy c̣n đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung v́ đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ ǵ, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết". Larte'guy cũng được thấy tận mắt các sinh viên Trường Vơ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa.
"Và trong những bộ đồng phục mới, giày chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Vơ Bị Đà Lạt đă đi vào chỗ chết. Chỉ c̣n thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng".
Một đồng nghiệp của Larte'guy là Raoul Coutard đă thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan:
- Các anh có biết là sắp bị giết chết không ?
Một thiếu úy trả lời:
- Chúng tôi biết chứ.
- V́ sao?
- Tại v́ chúng tôi không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.
"...Các xe tăng đầu tiên của cộng sản vào Saigon từ phía Đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Ḥa... Bộ binh th́ tiến từ phía Bến cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn nầy chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều. Từ ngày hôm trước, các đơn vị cộng quân nầy đă bị chặn tại gần Hốc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của sư đoàn Dù trấn giữ, dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lịnh ngưng bắn. Các đơn vị cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó, chúng c̣n phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon: một lần trước trụ sở Cảnh Sát Công Lộ; nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng cộng sản đè bẹp; lần thứ hai ở ngă tư Hồng Thập Tự và Lê văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính dù vơ trang đại liên và bazooka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành ṿng tṛn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát.
Đến chiều tối. 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và c̣n chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lịnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đêm để rút về đồng bằng."
Darcourt cho biết đại tá Vinh đă ở lại vị trí và tự sát.
Hai cái chết hào hùng khí phách của 2 vị tướng ưu tú của QLVNCH cũng được các nhà báo quốc tế chân chính thuật lại. Nhà báo lăo thành người Úc Denis Warner viết về cái chết của tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lịnh sư đoàn 5, như sau:
"...Trong buổi sáng ngày 30/4/75, sư đoàn 5 mất liên lạc với quân khu III tại Long B́nh. Tư lệnh sư đoàn 5 là tướng Lê Nguyên Vỹ quyết định dùng mọi thứ xe cơ giới để tiến về Saigon. Toàn thể quân đoàn I của CS chận đánh đoàn xe của tướng Vỹ. Bị yếu thế về mọi mặt, đoàn xe ấy bị tiêu diệt. Tướng Vỹ hiên ngang tự sát".
Về cái chết của tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4, kư giả Mỹ Alan Daeson thuật lại:
"...Tại Cần Thơ, tướng 3 sao Nguyễn Khoa Nam, tư lịnh vùng 4 và đồng bằng Cửu Long, rốt cuộc đành chịu nhận là cuộc chiến đă hết, khi ông ta nghe thấy tướng Minh nói trên đài phát thanh. Là một trong các tướng lănh cương quyết ở lại, tướng Nam đă chiến đấu cho đến phút chót... Ông ra lịnh cho các sĩ quan tham mưu của ông không được rời bản doanh.
Ông ta c̣n đích thân đi quan sát tiền tuyến nữa. Ông ta đă bắn viên tỉnh trưởng Sa đéc ở ngay phía đông Cần Thơ, v́ kẻ ấy nhất định đ̣i đi theo người Mỹ chạy trốn. Khi viên tỉnh trưởng Kiên Giang trái lịnh của tướng Nam, và dùng tàu rời khỏi Rạch Giá để đi về phía Nam th́ tướng Nam cho 3 chiếc trực thăng vơ trang đuổi theo, rồi bắn ch́m chiếc tàu ấy bằng đại liên và hỏa tiễn.
Tướng Nam chẳng có ǵ để phải hổ thẹn khi chiến đấu những ngày chót của một chiến binh. Ông đă thật sự dâng cuộc đời ḿnh cho cuộc chiến đấu ấy. Trong ṿng 30 phút, sau khi tướng Minh ra lịnh đầu hàng trên đài phát thanh, tướng Nam kề khẩu súng lục cỡ 45 vào mồm rồi bóp c̣. Ông ta chết ngay tại chỗ."
Những trận đánh dũng cảm và những cái chết anh hùng trên đây là đoạn kết của một cuộc chiến bi tráng kéo dài trên 20 năm, trong đó theo viên tướng Pháp Vanuxem th́ cứ mỗi 8 phút lại có một người lính VNCH hy sinh. Nhờ sự hy sinh ấy mà hơn 20 triệu người dân miền Nam được sống tự do trong 1/4 thế kỷ. Bao nhiêu cuộc đời êm ấm đă trôi qua trong thời gian ấy, bao nhiêu công danh sự nghiệp đă được "những con người may mắn" thủ đắc. Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa. Và đây là cái "phần thưởng" mà xă hội miền Nam ngày trước đă đền đáp cho sự hy sinh của người lính sau mỗi cuộc hành quân, qua ng̣i bút của Phan Nhật Nam:
"Người chồng không chết, và sẽ trở về. Người lính bơ phờ, gầy guộc, ngồi đếm đi đếm lại những tờ giấy bạc bằng những ngón tay cáu ghét, mơ ước bỗng nhiên xấp bạc trở thành nhiều hơn, một giấc mơ nhẹ nhàng, quên được cảnh đời với đôi chân lội ngập trong bùn, những tờ bạc có được sau 30 ngày đo chân bờ ruộng, trong rừng sâu, trên những cồn cát, 30 đêm ngũ vơng, nằm hầm, mắt mở lớn sau một lớp cỏ ướt sương, và toàn thân ngâm chặt dưới nước bùn lạnh giá. Những tờ bạc chỉ đủ mua một phần gạo cho một người đàn bà và 4 đứa con trong tháng".
Đó là người lính không chết. Nếu người lính chết, th́ đây là thân phận vợ con người lính:
"Người lính chết, chết là hết, nhưng không bao giờ hết cho người vợ lính. Không hết cho một chuỗi ngày tháng dài đăng đẵng sau lưng, cùng với một lũ con nheo nhóc; những đứa bé sẽ lang thang trên các đống rác chất ngất được đổ từ những chiếc xe nhà binh Mỹ; thằng bé sẽ mặc cái áo dài của bố nó, dài đến tận đầu gối, tóc rối, mắt khô, chân tay là những rễ cây khẳng khiu... Những người vợ lính, và đứa con lính sẽ dự phần vào cuộc đua khốn nạn, dấu chân trần sẽ vượt thật nhanh trên những chiếc hộp sắt bóng loáng, hay sét rỉ..."
Cuộc chơi rơ rệt không công bằng, nhưng nguời lính VNCH vẫn miệt mài chiến đấu và hy sinh. Cho đến khi hoàn toàn bị trói tay! Cuộc chơi tàn. Nhưng người lành lặn bị lùa vào các trại cải tạo. Đui, què, mẻ sứt... không c̣n được ai nhắc tới, biết tới. những người chết không yên, mồ mả bị đào xới lăng nhục.
Ba mươi bảy cái 30/4 đă trôi qua, hào quang của những kẻ đă chiến thắng nhờ sức mạnh súng đạn ngoại bang đă tắt lịm trong cái xă hội cực kỳ thối nát. Bao giờ lương tâm mới thức tỉnh trong những con người vẫn c̣n muốn ném bùn vào nét chân dung của người lính VNCH ?
Sơn-Tùng
-
[CENTER][IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[IMG]http://img.photobucket.com/albums/v650/hinhttt/thieusinhquanVitNam2.jpg[/IMG]
[B][I] CUỘC CHIẾN ĐẤU BI HÙNG của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu
Đào Vũ Anh Hùng
[/I][/B][/CENTER]
[IMG]http://img.photobucket.com/albums/v650/hinhttt/thieusinhquanvn.jpg[/IMG]
Truờng thiếu sinh quân Việt Nam
Bài ca biệt ly của quân lực VNCH được diễn tả bằng những hành động, những trận đánh ngoạn mục của người lính VNCH trong trận thư hùng với các binh đoàn Cộng Sản lần cuối vào những giờ phút hấp hối của miền Nam. Đó là những trận đánh cực cùng dũng cảm, bi thương, hùng tráng và tuyệt vọng, trước sự chứng kiến của cả trăm kư giả, phóng viên ngoại quốc, những nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quân sử ...
Đó là Thiên Anh Hùng Ca bất khuất của một quân lực trong suốt hơn hai mươi năm chống giữ và bảo vệ cái tiền đồn của thế giới tự do trước làn sóng xâm lăng cộng sản. Thiên anh hùng ca bất hủ đă được nhiều nhân chứng tôn vinh và ngưỡng phục. Sau cuộc tan hoang, miền Nam Viêt Nam bị mất về tay CS, nhiều người đă công khai nói lên ḷng cảm phục cùng sự thương tiếc cho một quân lực hùng mạnh và quả cảm đă gánh chịu một kết thúc đau thương, ngập tràn uất hận.
Kư giả Peter Kahn của đại nhật báo The Wall Street Journal, dưới cái tựa "Truy Điệu Nam Việt Nam" ngày 2-5-75, nghĩa là hai ngày sau khi Sài G̣n sụp đổ đă ngậm ngùi kết luận: "Nam Việt Nam đă chống cự hữu hiệu trong 25 năm và không phải họ luôn luôn được người Mỹ giúp đỡ. Tôi nghĩ không có quốc gia nào có thể chịu đựng được một cuộc chiến dai dẳng và tàn khốc đến như vậy .... Rốt cuộc quân lực ấy đă tài giỏi hơn sự ước lượng của mọi người.
David Halberstam, một kư giả Mỹ đầy thiên lệch khi nhận định về chiến tranh Việt Nam, nhưng khi chứng kiến sự sụp đổ của miền Nam th́ cũng phải phẫn nộ thú nhận trên tờ Newsweek, " Tất cả những sự thất bại lịch sử và những sự hèn nhát tồi tệ của biết bao nhà lănh đạo Tây phương đều chồng chất lên lưng những người lính Nam Việt Nam ... Thật là bất lương và bất công ! Sự nhục nhă là của chúng ta chứ KHÔNG PHẢI LÀ CỦA QUÂN ĐỘI VNCH !"
Hầu hết các phóng viên báo chí, các kư giả ngoại quốc trước đây từng công khai bênh vực và nghiêng hẳn về phe VC, đă phản tỉnh đă xám hối khi chứng kiến cuộc kháng cự dũng mănh, hào hùng và bi thảm của những đơn vị quân đội ở lại chiến đấu cho đến người lính cuối cùng, đến giọt máu cuối cùng. Piere Darcourt đă nồng nhiệt ca tụng ḷng dũng cảm của quân lực VNCH ở Xuân Lộc, của một đơn vị Nhảy Dù ở Lăng Cha Cả, của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu và dành sẵn một đoạn dài mô tả cuộc chống trả hiên ngang của các Sinh Viên trường Vơ Bị Đà Lạt trên các đường phố Sài G̣n. Người ta đă nói rất nhiều đến những tấm gương tuẫn tiết của các vị Tướng anh hùng, những cuộc tự sát tập thể của những người lính vô danh VNCH không chịu đầu hàng kẻ thù, nói đến những kỳ tích chiến đấu của những đơn vị Quân Lực miền Nam.
Một trong những trận đánh anh hùng ấy đă làm mủi ḷng biết bao nhiêu người, đă gây xúc động biết bao nhiêu con tim. Những gịng nước mắt đă dàn dụa đổ xuống khi chứng kiến cuộc chống trả tuyệt vời và ngoạn mục có thể nói trên thế giới, không một quân sử nước nào có thể có được.
Đó là cuộc chống trả của các THIẾU SINH QUÂN ở Vũng Tàu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong Thị Xă.Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân. Ngoại trừ một cứ điểm duy nhất c̣n chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13 .... đến 17 tự lập pḥng tuyến quyết tâm tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sỹ gan dạ anh hùng đó là những thiếu sinh măng trẻ của trường.
Địch đă tung hai tiểu đoàn xung kích bao vây cứ điểm cuối cùng này nhưng chúng đă gặp phải một lực lượng vũ trang đáng kể hiên ngang đương đầu với chúng. Cộng sản đă coi thường những chú lính sữa chưa bao giờ biết mùi trận mạc. Chúng bắt loa kêu gọi các em đầu hàng và buông lời hăm doạ ... Tiếng loa vừa dứt, Viêt Cộng nhận ngay một tràng đại liên thay cho câu trả lời, gọn gàng và cương quyết của gần 700 tay súng tí hon. Tiếp theo là hàng trăm mũi súng nhắm thẳng vào bọn VC bên ngoài, phẫn nộ lảy c̣. Vài tên Bộ Đội bị đốn ngă ngay trong loạt đạn đầu tiên. Bọn Viêt Cộng phải đứng khựng lại trước tinh thần quyết tử cuả 700 hậu duệ anh hùng Trần Quốc Toản. Chúng không giám tấn công ngay v́ các em quá nhỏ và v́ có sự hiện diện của đồng bào.
Chúng lui ra xa tránh đạn, bắc loa ra lệnh các em phải đầu hàng đúng 9:30 sáng hôm sau, ngày 30 tháng Tư.
Mặc VC kêu gọi và đe doạ, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên tŕ tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm lũy pḥng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hoả .... Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đă được giảng dậy ở quân trường.
Đúng 9:30 sáng ngày 30-4. Cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sỹ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn.
VC nổi cơn khát máu. Chúng khai hoả, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mănh liệt và hoả lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những bia sống, những cái bia người "SINH BẮC TỬ NAM". Các em chưa bao giờ được bắn, nay đă bắn với tất cả căm thù, mong dành lại những ǵ sắp bị cướp mất.
Thiếu Sinh Quân có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra c̣n có lợi điểm là các công sự trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp, trong khi bộ đội VC lớ ngớ như bầy chuột chù ra ngoài ánh sáng. Lại có những thanh thiếu niên và Quân Nhân vỡ ngũ bên ngoài hào hứng và kích động, t́m cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các Thiếu Sinh Quân chiến đấu ngay trong sân trường, đột kích, đánh bọc hậu bọn bộ đội khiến chúng nao núng và hốt hoảng.
VC đă bắn sập một khoảng tường nhưng không thể nào vượt qua được lưới đạn của các chiến sỹ nhỏ tuổi nhưng can trường. Các em đă chiến đấu thật gan dạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, phối hợp nhịp nhàng và KỶ LUẬT như những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến nhà nghề.
Đây là trận đánh thực sự đầu tiên và cũng là trận đánh cuối cùng của các em c̣n đang giở khoá học. Trận đánh QUYẾT TỬ đă đi vào lịch sử.
Các Thiếu Sinh Quân đă chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngă gục. Những đứa con bé bỏng của quê hương đă chết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam, khi tóc c̣n xanh, mộng đời chưa trọn. Đồng bào chứng kiến cảnh bi thương này đă oà lên khóc. Có những bà mẹ kêu gào, lăn xả vào cản ngăn họng súng bọn bộ đội để che chở cho những thiếu niên ở bên trong.
Tiếng nổ, tiếng ḥ hét, tiếng kêu khóc, tiếng loa uy hiếp của VC đă tạo nên một không khí chiến trường lạ lùng chưa từng thấy .... Các Thiếu Sinh Quân chiến đấu với tất cả nhiệt t́nh và sinh lực của tuổi trẻ hăng say hào hứng như đang tham dự một tṛ chơi lớn.
Cuộc chống cự kéo dài đến 3:00 chiều. Cho đến khi kho đạn dược đă cạn và kho lương thực bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng ḷng cho VC thương thảo. Họ đ̣i hỏi VC chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng ...
Và các em đă dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đă gục ngă, và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ KHÔNG ĐỂ CHO BỌN CS làm nhục lá cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ, lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đă thề nguyền PHẢI THƯƠNG YÊU và BẢO VỆ.
Có chừng hơn một Trung Đội TSQ đă tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nh́n lên lá Quốc Kỳ c̣n nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây ngọc bích. Hai TSQ lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào. Họ từ từ nắm từng nấc giây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài giây phút thiêng liêng cảm động này, nước mắt đầm đ́a.
Tất cả TSQ từ trong các tầng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, bờ tường, sau những mái nhà...., không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật dậy đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca.
Gần 700 giọng hát hùng tráng cát lên, vang khắp sân trường. Bọn bộ đội nghe, ngơ ngác không phản ứng. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch vang đến tận bến Dâu, bến Đ́nh............ Mọi người dân Vũng Tàu đă đều nghe và rung động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cùng ngẩn ngơ rớm lệ theo tiếng hát.
Các Thiếu Sinh Quân đă làm lễ mai táng đất nước, đă TRANG NGHIÊM RỬA SẠCH tấm bia DANH DỰ của Quân Đội VNCH, đă vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối chỉ một không hai này. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, với những nghẹn ngào cùng dàn dụa của nước mắt. Đồng bào cùng thổn thức thương tủi và thổn thức hát theo.
Thời gian như ngưng đọng lại trong giờ khắc thiêng liêng và bi thảm, xúc động cùng lẫm liệt đó.
Cho đến bây giờ, 22 năm sau, nhiều người vẫn nghe văng vẳng trong sâu kín của buồng tim đă thắt nghẹn, tiếng bi thương hung tráng của các Thiếu Sinh Quân hát bài Quốc Ca trên đất nước, trong ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen, ngày oan khiên định mệnh cho dân tộc Việt .
-
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[B][I][I]Dan Southerland, nhà báo Mỹ chứng kiến phút cuối cùng của VNCH[/I][/I][/B]
By dinh.thai ·
Phỏng vấn ·
Trong số các nhà báo ngoại quốc ở Việt Nam, kư giả Dan Southerland là một trong ít người ở lại tới ngày cuối cùng và chứng kiến ngày chót của Việt Nam Cộng Ḥa 30 Tháng Tư 1975.
Từ 1985 đến 1990, ông là giám đốc văn pḥng Washington Post tại Bắc Kinh và tường thuật vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ Thiên An Môn, và do loạt bài này ông được trao giải Pulitzer.
Trong cuộc chiến Việt Nam, ông làm việc cho hăng tin UPI và tờ The Christian Science Monitor, và cũng từng tường thuật chiến sự tại Cambodia, Lào, và cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1971.
Ông hiện là phó tổng giám đốc đặc trách chương tŕnh của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Ông từng sống và viết cho nhiều hăng tin và báo chí quốc tế và thường trú tại Tokyo, Hong Kong, Sài G̣n, Bắc Kinh.
Qua email ông trả lời phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái báo Người Việt về những diễn biến ở Việt Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975.
[IMG]http://nguoivietblog.com/dinhquanganhthai/wp-content/uploads/2012/04/Dan-Southerland-1-1024x706.jpg[/IMG]
Dùng xe jeep của UPI, kư giả Dan Southerland đưa thường dân Việt Nam bị thương đến nơi an toàn để được chở vào nhà thương, trong trận Mâu Thân II tháng 5-6, 1968. (H́nh do ông Dan cung cấp)
-Đinh Quang Anh Thái (NV): Khi Sài G̣n sụp đổ cách đây 37 năm, lúc bấy giờ ông ở đâu?
-Dan Southerland: Tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư trước khi Sài G̣n sụp đổ, trong bối cảnh các xe tăng của quân Bắc Việt tiến gần vào Sài G̣n, lúc đó tôi ở tại khách sạn Continental để viết bài cho tờ The Christian Science Monitor. Tôi tường thuật những giây phút cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa với hai sự kiện trọng đại là việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và lễ nhậm chức tổng thống của Tướng Dương Văn Minh.
-NV: Tâm trạng của ông ra sao khi chứng kiến những sự kiện lịch sử đó?
-Dan Southerland: Tôi buồn khi nh́n thấy cảnh hỗn loạn của Sài G̣n. Tôi cố trấn an người thầy dạy tôi tiếng Việt và người thông dịch viên lâu năm của tôi. Tôi cũng đưa ra vài ư kiến là họ nên làm ǵ trong t́nh huống này. Cả hai quyết định ở lại; người dạy tiếng Việt th́ v́ hoàn cảnh gia đ́nh, c̣n người thông dịch th́ cho rằng chẳng có ǵ để lo sợ Việt Cộng. Khi tôi đến căn nhà nhỏ của anh thông dịch viên, anh chỉ cho tôi t́nh cảnh sống quá nghèo nàn của anh và bảo rằng không có lư do nào khiến anh bị cộng sản kết án.
Tôi ước rằng phải chi tôi khuyên được anh ra đi. Khi cộng sản chiếm chính quyền, họ hành hạ anh rất nặng nề, một phần cũng v́ anh có quan hệ với tôi, nên sau đó anh vượt biên và tôi đă có dịp gặp lại anh ở Paris. Anh xin tôi tha lỗi v́ trong thời gian bị cộng sản tra khảo, anh đă có những lời khai không đúng về tôi. Phần tôi, tôi cũng đă xin lỗi anh v́ đă không hết sức thuyết phục anh thoát khỏi Sài G̣n thời gian đó.
Cũng vào những giờ phút cuối của Tháng Tư 75, tôi đă dàn xếp cho một giáo sư của đại học Sài G̣n cùng vợ và đứa con mới sanh của ông ta ra đi bằng trực thăng nhưng ông ta đổi ư vào giờ chót và ở lại, v́ tin rằng Tướng “Big Minh” có thể thương lượng một cách ổn thỏa việc chia quyền với những người cộng sản.
Không chịu đi, nhưng ông giáo sư này lại gọi điện thoại nhờ tôi giúp đưa một quân nhân là bà con của ông ta ra đi. Lúc bấy giờ, tại mặt trận Xuân Lộc cách Sài G̣n khoảng 90 cây số về phía Đông, Sư Đoàn 18 của Việt Nam Cộng Ḥa đang chống trả trước những đợt tấn công dữ dội của quân Bắc Việt. Cho nên ư kiến đưa một quân nhân trốn khỏi đất nước trong khi những đồng đội khác đang chiến đấu sống c̣n khiến tôi tức điên lên và tôi đă đập nát chiếc điện thoại trên tay. Tôi ư thức rơ là tôi đang bị căng thẳng.
T́nh cảnh lúc đó ngay tại Ṭa Đại Sứ Mỹ, giấy tờ tài liệu bị xé nát, hành lư và súng đạn bị vất ngổn ngang. Binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang đẩy lui hàng ngàn người Việt Nam xô lấn nhau muốn xông vào sân Ṭa Đại Sứ để t́m đường thoát thân. Nhiều người ném giấy tờ tùy thân vào bên trong và kêu gọi giúp đỡ. Một người trong đám đông nhận ra tôi. Ông ta kêu tên một viên chức Mỹ. Tôi t́m được viên chức này và cùng nhau giúp đưa người đàn ông kia lọt qua cổng vào bên trong.
Trong không khí hoảng loạn đó, tôi gào qua điện thoại để gửi bài viết cho một đồng nghiệp cũng đang làm việc ở Sài G̣n chỉ tích tắc trước khi hệ thống điện thoại của Ṭa Đại Sứ bị cắt. Người điều hành pḥng máy điện thoại đang lên máy bay để ra đi.
Tâm trạng tôi khi ấy giống như một số người Mỹ khác, cảm thấy rất đau buồn khi chứng kiến cảnh người Mỹ di tản trong khi nhiều người Việt Nam từng làm việc với Mỹ bị bỏ rơi lại. Quả thật, ra đi như thế thật là nhục nhă.
-NV: Ông từng đi theo và viết bài về các đơn vị của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, ông nhận xét ra sao về những quân nhân này?
-Dan Southerland: Thành thật mà nói, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă chiến đấu anh dũng khi đẩy lui cuộc tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968. Tôi cũng rất thán phục một số đơn vị của quân đội này trong các trận đánh tại Quảng Trị và An Lộc suốt thời gian diễn ra cuộc tấn công quy mô của Bắc quân năm 1972.
Tuy nhiên cũng phải nh́n nhận là có sự cách biệt khá lớn về khả năng tác chiến giữa đơn vị này và đơn vị khác của QLVNCH. Đơn cử một thí dụ, năm 1972, trái ngược với Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam đă chứng tỏ là một đơn vị thiện chiến trong các trận đánh tại Quảng Trị cho dù không đủ quân số, th́ Sư Đoàn 3 Bộ Binh đă bị tan ră v́ thiếu kinh nghiệm.
Tôi đă từng tường thuật về nhiều vấn đề trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, như t́nh trạng đào ngũ, hôi của, tham nhũng và thiếu khả năng của một số sĩ quan. Một vấn đề nữa là QLVNCH lệ thuộc vào không trợ của Mỹ, kể cả bom B-52. Khi sự hỗ trợ đó bị rút đi, hậu quả trở thành tai hại. Nhưng nếu nh́n tổng quát th́ vẫn thấy có sự tiến bộ rơ rệt trong một số đơn vị QLVNCH giữa 1972 và 1973, kể cả khi Mỹ đă rút quân.
Một số bài tường thuật của hăng tin Mỹ khiến người ta có cảm tưởng VNCH bị thất trận trong cuộc tấn công của Cộng quân năm 1972. Năm đó, ngày 11 Tháng Tư, trong một điện tín gửi cho mẹ tôi sống tại Arlington tiểu bang Virginia, tôi viết rằng: “Cho tới nay không có ǵ giống như trận Tết Mậu Thân 1978. Con vừa từ Quảng Trị và Huế về lại Sài G̣n và con thấy QLVNCH pḥng thủ mạnh mẽ hơn những ǵ báo chí Mỹ tường thuật. Và rơ ràng là Bắc quân đang di chuyển dọc biên giới Cambodia khó ḷng đặt chân đến Sài G̣n.”
Tôi cho rằng nhiều phóng viên Mỹ không tường thuật về QLVNCH, hoặc là họ đă tường thuật thoáng qua mà thôi. Cá nhân ḿnh, tôi cũng nhiều lần tự chỉ trích về những cách tường thuật của ḿnh. Chỉ có vài phóng viên ngoại quốc là nói được tiếng Việt để làm trọn vẹn việc tường thuật tin tức khi đi với quân đội VNCH; số đông c̣n lại đă chọn cách dễ dàng hơn là đi theo các đơn vị Hoa Kỳ.
Tôi đă từng viết một bài về tính nhân bản của các quân nhân thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của VNCH. Và tôi cũng đă viết câu chuyện về những người anh hùng của QLVNCH tại mặt trận An Lộc, với quân số ít ỏi so với Cộng quân và chỉ với những khẩu súng chống chiến xa loại nhẹ, họ đă tiêu diệt những xe tăng của Cộng quân. Dù vậy, tôi vẫn nghĩ ḿnh chưa mô tả được trọn vẹn những ǵ tôi chứng kiến. Đầu năm 1970, tôi ngưng làm việc với hăng tin UPI để dành thời gian vài tháng học tiếng Việt ḥng có thể viết những câu chuyện sâu hơn với tư cách một phóng viên tự do. Nhưng rất tiếc, việc học Việt ngữ của tôi bị gián đoạn khi tờ The Christian Science Monitor mời tôi cộng tác. Đúng lúc đó, chiến tranh bùng nổ tại Cambodia, thế là tôi bỗng nhiên phải tường thuật tin tức chiến sự của hai cuộc chiến.
[IMG]http://nguoivietblog.com/dinhquanganhthai/wp-content/uploads/2012/04/Dan-Southerland-31-730x1024.jpg[/IMG]
Một quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa hỏi cung tù binh cộng sản, bên trái là ông Southerland, trong trận Mậu Thân II tháng 5 năm 1968 tại Sài G̣n. (H́nh do ông Dan cung cấp)
-NV: Một số cuốn sách viết rằng, chính ông và nhà báo Phạm Xuân Ẩn đưa Bác Sĩ Trần Kim Tuyến – người từng cầm đầu ngành t́nh báo thời Tổng Thống Diệm – ra máy bay di tản khỏi Việt Nam; sau này, ông Ẩn lộ nguyên h́nh là cán bộ t́nh báo cao cấp của cộng sản miền Bắc, vai tṛ của ông lúc đó là ǵ?
-Dan Southerland: Ngày 30 Tháng Tư, tôi gọi điện thoại cho một số tờ báo ngoại quốc có văn pḥng ở Sài G̣n, trong đó có tuần báo Time là nơi ông Phạm Xuân Ẩn làm phóng viên. Ẩn nói với tôi rằng có một người bạn từng quen biết lâu năm với chúng tôi là Trần Kim Tuyến hiện không thể t́m được đường thoát thân.
Tôi tin chắc chắn rằng, nếu ông Tuyến rơi vào tay cộng sản, ông sẽ không cách nào toàn mạng. V́ vậy tôi gọi ngay cho một viên chức Mỹ của Ṭa Đại Sứ nhờ giúp đỡ. Ông này báo cho tôi biết địa điểm mà chỉ trong chốc lát nữa một trực thăng sẽ đáp xuống để bốc người. Tôi báo ngay cho Ẩn. Thế là Ẩn hộc tốc lái xe đón ông Tuyến rồi đưa ông Tuyến đến một căn biệt thự nơi chiếc trực thăng sắp hạ càng xuống nóc nhà. Trần Kim Tuyến đi thoát. Lúc bấy giờ, tôi hoàn toàn không biết Phạm Xuân Ẩn là gián điệp của cộng sản.
-NV: Theo ông, tại sao ông Ẩn lại giúp ông Tuyến thoát khỏi tay cộng sản?
-Dan Southerland: Khi Ẩn về lại Việt Nam năm 1959, sau khi tốt nghiệp ngành báo chí tại Hoa Kỳ, ông ta rất sợ bị bắt. V́ lúc đó chính phủ của Tổng Thống Diệm đă bắt giam một số gián điệp Việt Cộng nằm vùng. Ẩn bèn t́m đến ông Tuyến và chính ông Tuyến xin cho Ẩn làm việc tại Việt Nam Thông Tấn Xă. Tuyến cũng vô t́nh không hề biết Ẩn là gián điệp nên đă che chở cho Ẩn khi ông này có thể lộ tông tích gián điệp nằm vùng. Chính v́ vậy Ẩn mang ơn Tuyến vô cùng.
-NV: Sau năm 1975, ông đă có dịp quay lại Việt Nam chưa, nếu có, h́nh ảnh Việt Nam ra sao trong mắt ông?
-Dan Southerland: Năm 1982, trên đường tới Cambodia, tôi có dịp quay lại Việt Nam có vài ngày. Tôi nghe người Việt than trách về t́nh trạng thiếu thực phẩm và quần áo. Người cộng sản đă tỏ ra thiếu khả năng quản trị kinh tế. Nhiều chục ngàn người ở các thành phố bị đưa đi “vùng kinh tế mới” để trồng trọt mà rốt cục kết quả chẳng đi đến đâu. Gần 7 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, vậy mà chế độ mới vẫn không an tâm nên tiếp tục giam cầm nhiều chục ngàn sĩ quan quân đội và công chức miền Nam trong các “trại cải tạo.” Sau này tôi nghe nói một luật sư Sài G̣n trước kia (Luật Sư Trần Văn Tuyên), một người từng chỉ trích chế độ của ông Thiệu, đă chết trong “trại cải tạo.” Sự kiện này rơ ràng cho thấy diện mạo của chế độ mới. Và tôi c̣n ghi nhận, rất nhiều người tôi gặp trên đường phố Sài G̣n – họ vẫn gọi thành phố này bằng tên Sài G̣n – vẫn bày tỏ t́nh cảm thắm thiết với người Mỹ.
Năm 2005, tôi và con trai là Matt xin được giấy chiếu khán du lịch để đến Việt Nam. Rơ ràng tôi thấy giới lănh đạo cộng sản đă nhận thức là kinh tế của Việt Nam đang trôi vào thảm họa nên đă mở cửa chạy theo một nền kinh tế tư bản kiểu nguyên thủy. Sài G̣n bùng lên phát triển. Căn apartment trước kia tôi từng cư ngụ nằm ở đường Nguyễn Huệ nay bị phá đi và thay vào đó là một cao ốc vừa được xây lên. Nhưng dân chúng ta thán rằng giới lănh đạo cộng sản hưởng lợi hơn bất kỳ thành phần nào khác do sự phát triển này của Sài G̣n.
Cũng trong dịp trở lại này, tôi và một bạn đồng nghiệp phóng viên Mỹ đă đến thăm khu Nghĩa Trang Quân Đội gần Biên Ḥa và chúng tôi tận mắt nh́n thấy cảnh hương lạnh, tro tàn của nghĩa trang này. Nơi đây bây giờ do bộ đội canh gác nên trông không khác ǵ một trại lính. Lính gác không cho chúng tôi vào bên trong và cấm chụp h́nh. Nhưng lợi dụng lúc các lính canh lơ đễnh, tôi chụp được một số tấm h́nh những ngôi mộ cỏ dại mọc đầy chung quanh. Tôi biết được rằng, những năm gần đây, nhờ dùng tiền đút lót, thân nhân những người lính Việt Nam Cộng Ḥa nằm xuống trong cuộc chiến đă được phép vào nghĩa trang để dọn dẹp sạch sẽ một số ngôi mộ.
Sự kiện cũng khiến tôi nổi giận là ngay tại Bảo Tàng Chiến Tranh tại Sài G̣n, lịch sử đă bị bóp méo khi người ta trưng bày h́nh ảnh khiến người xem hiểu lầm là chỉ có người Mỹ chiến đấu chống lại cộng sản trong cuộc chiến vừa qua. Trong thực tế, người miền Nam Việt Nam đă chiến đấu nhiều năm trước khi Hoa Kỳ tham chiến và họ đă gánh chịu nhiều tổn thất nhân mạng nặng nề. Nhưng đau buồn thay, những người lính can trường này đă bị người ta xóa tên khỏi lịch sử.
[IMG]http://nguoivietblog.com/dinhquanganhthai/wp-content/uploads/2012/04/Dan-Southerland-41-1024x803.jpg[/IMG]
Làm phóng sự về lực lượng thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Ḥa, nhà báo Dan Southerland phỏng vấn cố vấn Mỹ trong trận Mậu Thân II tháng 5 năm 1968 trên một nóc nhà Sài G̣n. (H́nh do ông Dan cung cấp)
-NV: Ông nhận định ra sao về hiện trạng của Việt Nam?
-Dan Southerland: Những tháng gần đây mọi việc diễn ra có vẻ không thuận lợi cho Việt Nam. Cải tổ kinh tế không dẫn tới cải tổ chính trị. Trước khi khai mạc đại hội đảng cộng sản vào Tháng Giêng vừa qua, nhà cầm quyền đă tung ra một đợt trấn áp những người hoạt động dân chủ và những blogger.
Một số luật sư, những người bất đồng chính kiến và những người hoạt động dân chủ đă bị bắt giam chỉ v́ phát biểu quan điểm của họ. Chế độ c̣n sách nhiễu, thậm chí bắt giữ hoặc quản thúc tại gia những vị lănh đạo các tôn giáo. Ngoài ra, luật mới về báo chí truyền thông vừa được ban hành, với những quy định mơ hồ, c̣n tạo thêm cơ hội dễ dàng để nhà cầm quyền kiểm soát gắt gao hơn và xử phạt nặng hơn giới cầm bút. Luật báo chí này c̣n làm cho vấn nạn tham nhũng – hiện đang lan tràn ở mọi cấp chính phủ – trở nên khó diệt trừ hơn.
Dầu vậy, vẫn có một số nhà báo và blogger Việt Nam rất can đảm, họ t́m cách phanh phui những vụ tham nhũng ở địa phương và hành vi lạm quyền của công an. Nhưng khi họ bắt đầu phanh phui tới những hành vi ở cấp cao hơn th́ họ bắt đầu gặp nguy hiểm.
-NV: Cám ơn ông đă trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
-
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
[B][I]ĐÀ NẴNG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
[/I][/B]
Lam Hà
LTS: Lam Hà là bút hiệu của cựu Đại Uư, cựu Học Sinh TH Phan Chu Trinh Đà Nẵng, Sĩ Quan Tuỳ Viên cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh QĐ1/QK 1 /VNCH. Bài dưới đây trích từ Nhật Kư của một Tuỳ Viên Tưởng Ngô Quang Truởng.
Hôm nay, ngày 23 tháng 10, năm 2010, tôi đi dự lễ tiễn đưa Đại Tá Đặng văn Phước về nơi an nghỉ cuối cùng. Ông là Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 51, và chính ông là người đă nhận tín hiệu cuả tôi qua cái đèn bấm và cái Samsonite, ông đă can đảm đáp xuống cột cờ BTL/HQVI Duyên Hải để cứu Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lịnh Quân Đoàn I và tôi, ra khỏi vùng nguy hiểm vào khoảng 2 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Sau đó chúng tôi ghé núi Sơn Chà bốc Chuẩn Tướng Khánh, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân, rồi trực chỉ phi trường Non Nước để nhập cùng anh em Thủy Quân Lục chiến Việt Nam.
Tôi muốn giữ im lặng sau cuộc chiến, như bao nhiêu chiến binh chuyên nghiệp khác. Nhưng tôi không thể nào quên được bài báo của Tiến Sĩ Lê Mạnh Hùng đă đăng trong tuần báo Viet Tide cuả ông Vũ quang Ninh (chủ nhiệm) và cô Mai Khanh (chủ bút).
Là người học sử, hay viết sử, phải tôn trọng “sử xanh”, và là những người có phương tiện truyền thông để dẫn dắt dư luận quần chúng, xin diễn đạt vô tư, chính xác, và nhất là để cho các thế hệ con cháu biết sự thật là tại sao thế hệ cha ông phải chiến đấu và đă chiến đấu như thế nào.
Bài báo đă đăng ở trang 71 (Viet Tide số 421)
Lá thư tôi hỏi và trang báo xin đăng đă bị phớt lờ.
Chúng tôi, những người đă tận t́nh phục vụ quê hương xứ sở, quên cả thân ḿnh, cha mẹ, vợ con cùng thân bằng quyến thuộc, đă làm hết khả năng và bổn phận của người quân nhân trong cuộc chiến, rất buồn ḷng khi bị đánh giá sai sự thật.
Hôm nay, giờ này, khi tôi đang viết những ḍng chữ nầy th́ có nhiều người đă ra đi, có nhiều người ở lại quê nhà, và cũng có nhiều người đang chịu trăm cay ngh́n đắng trong khắp bốn phương trời ở xứ người.
Trong lúc đó những ngựi bạn cũ cũng như quân thù đă t́m cách bôi nhọ, hay đổ tội cho QLVNCH , để nhằm mục đích tự tôn vinh hay che dấu mặc cảm phản bội đồng minh.
Ba câu hỏi của tôi không được trả lời th́ bây giờ tôi cũng xin được nói lên để mọi người cùng biết:
1. Khi Đà Nẵng đang cơn hấp hối, tôi đă theo sát Tư Lệnh Quân Đoàn I cho đến ngày ra khỏi nước.
2. Tương quan lực lượng đôi bên.
2a. Lực lượng quân đội Cộng Sản:
Những lực lượng Tiền Phương Cộng Sản đang bao vây Đà Nẵng gồm :
- Các Sư đoàn 324B, Sư Đoàn 325,
- Một Trung đoàn chiến xa,
- Hai Trung Đoàn Pháo làm nỗ lực chính.
Tất cả theo Elephant Valley tấn công phía Bắc Đà Nẵng.
-Một nỗ lực thứ hai là Sư Đoàn 711 cùng Mặt trận 44 tiến chiếm khu Kỹ Nghệ An Ḥa (quận Đức Dục) và quận Đại Lộc rồi tiến về phía Nam Đà Nẵng.
Thành phố coi như nằm giữa hai gọng kềm của địch.
Tôi nhớ một phái đoàn dân chính gồm có các đại diện dân cử, đảng phái và thân hào nhân sĩ khoảng 10 người, trong số nầy tôi biết dân biểu Phước (cựu HS Phan Chu Trinh và chúng tôi thường gọi là Phước Lít), Giáo sư Trần ngọc Quế( giáo sư trường Phan chu Trinh và là một thành viên cuả một đoàn thể chính trị), họ đến để yêu cầu Tư Lệnh Quân Đoàn có biện pháp quân sự để Đà Nẵng không nằm chịu trận địa pháo như ḷng chảo Điện Biên Phủ.
Những đơn vị địch ở phía bắc đèo Hải Vân như
- Các Sư Đoàn 304, SĐ 308, SĐ 320 B và SĐ 312 đang ở đâu? Có phải chúng đang ở sau lưng những nổ lưc chính không?
Đó là chưa kể những đơn vị địch ở Quân Khu II dồn lên v́ QĐ II đă mất trước rồi.
2b. Lực lượng phía QĐVNCH gồm có:
- Sư Đoàn 3/BB, Sư Đoàn /TQLC trừ (v́ Lữ Đoàn 147 xem như đă xoá sổ ở phía bắc đèo Hải Vân).
- Không Quân th́ tất cả máy bay phải xuôi nam theo lệnh Bộ Tổng Tham Mưu.
- Pháo binh c̣n vài khẩu.
- Hải Quân chỉ có khả năng vận chuyển hạn chế.
- Sư Đoàn Dù th́ đă hoàn toàn rút về Nam.
Quân thất trận đi t́m gia đ́nh, dân lánh nạn từ phía Bắc và phiá Nam đổ về Đà Nẵng, khoảng 1.5 triệu người. B́nh thường Đà Nẵng chỉ có khoảng 300,000 dân. Người đi đứng chật đường không thể chen chân được; dĩ nhiên trong số hổn loạn nầy có cả đặc công cùng tiền sát viên pháo binh Cộng Sản..
Đến đây th́ Tiến Sĩ Lê Mạnh Hùng cùng quí độc giả đă thấy được quân số tham chiến đôi bên.
Sơ lược những biến cố cuối cùng tại Huế và Đà Nẵng:
- Đêm 25 tháng 3, 1975 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ra lệnh các lực lượng ở Huế rút về ĐN.
- Ngày 26 tháng 3 Trung Tướng Trưởng và tôi bay trực thăng dọc theo bờ biển và tôi thấy tận mắt quân dân bồng bế, gánh gồng dẫn dắt nhau di chuyển về phía Nam. Đi đầu là ĐPQ/NQ tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Kế đến là SĐ 1 rồi đến TQLC. Dân chúng th́ chạy lẫn lộn trong đoàn quân và phiá sau. Đa số trong số họ là gia đ́nh quân nhân. Trông thảm thương như cảnh Lưu Bị dắt dân Tân Dă chạy về Diễn Châu trong chuyện Tam Quốc Chí.
Trung Tướng Trưởng muốn tôi lên tầng số để Trung Tướng nói chuyện với Đại Tá Lương, Lữ Đoàn Truởng LĐ 147. Về sau tôi được biết qua Trung Tâm hành Quân QĐI là đoàn người đến cửa Tư Hiền th́ tan tác v́ không qua được cửa Tư Hiền. Hải Quân và Công Binh nhận lănh công tác đánh đắm một chiếc tàu Hải Quân làm cầu nổi như dự định trong buổi họp trước đó tại BTL/QĐI, nhưng họ đă không thực hiện được
Thêm nữa đoàn người bị VC tác xạ và mạnh ai nấy chạy. Bộ Binh và ĐPQ/NQ về đến Đà Nẵng được khoảng 1/3; Nhưng số nầy tan hàng trong hổn loạn để lo đi t́m gia đ́nh nên không c̣n kiểm soát được.
Sư Đoàn 1 coi như bị xoá sổ cùng với ĐPQ/NQ ở phía Bắc đèo Hải Vân.
Trong ngày 26 tháng 3, 1975 Lữ Đoàn 147 TQLC không bốc được nên Lữ Đoàn đă chiến đấu đến khi hết đạn. Một số tự tử và một số bị địch bắt.
Ngày 26 tháng 3, 1975 Huế xem như đă mất.
T́nh h́nh phía Nam đèo Hải Vân cũng bi đát chẳng kém ǵ Huế.
Ngày 10 tháng 3 th́ hai quận Hậu Đức và Tiên Phước bị tràn ngập bởi Trung Đoàn 52 và Sư Đoàn 711 của VC.
Ngày 24 tháng 3 Tiểu Khu Quảng Tín rút chạy về Đà Nẵng, và cũng ngày nầy Tiểu khu Quảng Ngăi rút về Chu Lai.
Ngày 26 tháng 3 Sư Đoàn 2 rút ra Cú Lao Ré. Thành phố Đà Nẵng lên cơn sốt hổn loạn. Cướp bóc đă xảy ra tại kho gạo gần thương cảng.
Sáng ngày 28 tháng 3 Tư Lệnh Quân Đoàn cho triệu tập các cấp chỉ huy để t́m biện pháp văn hồi trật tự và tái trang bị cho những đơn vị có mặt trong thành phố. Nhưng kế hoạch không thi hành được v́ không đủ quân số tác chiến, và hầu như một số lớn sĩ quan đă bỏ pḥng sở để đi lo chuyện gia đ́nh. Tôi thấy chỉ có văn pḥng Tư Lệnh c̣n làm việc c̣n tất cả pḥng ban trong bộ tư lệnh hầu như ngừng lại hết.
Vào khoảng 2 chiều ngày ngày 28 tháng 3 Tiểu khu Quảng Nam xem như mất liên lạc. Trung Tướng Trưởng và Tôi chỉ bay đến chi khu Hoà Vang rồi phải trở lại BTL/QĐ. Chi Khu Ḥa Vang ở sát phi trường Đà Nẵng. Như vậy QĐI chỉ c̣n lại Thành Phố Đà Nẵng và Phi Trường chưa bị VC chiếm mà thôi.
Lực lượng đáng kể để pḥng thủ Đà Nẵng chỉ c̣n Sư Đoàn 3 và 3 Lữ Đoàn TQLC mà thôi
Trong suốt những tháng ngày ở Mỹ, Trung Tướng Trưởng vẫn thường gặp và đặt giả thuyết với các cấp chỉ huy thuộc quyền rằng nếu khi ấy chúng ta tử thủ Đà Nẵng th́ chúng ta có giữ được không? Và việc ǵ sẽ xăy ra.?
Bây giờ tôi xin chuyển câu hỏi nầy lại cho quí độc giả.
Đến đây tôi cũng xin nhắc đến Sư Đoàn 3.
Sư Đoàn được thành lập với chủ lực là Trung Đoàn 2 cuả SĐ1 BB cùng với quân nhân đủ mọi thành phần: quân nhân văn pḥng, quân phạm, hay bị trù dập và bị tống ra Sư Đoàn 3, và Sư Đoàn nầy ra trấn ải địa đầu giời tuyến. Sư Đoàn bị mang tiếng “chạy làng” khi VC ồ ạt tràn quavùng giới tuyến phi quân sự, để tấn công quân ta . Ai giỏi hơn ai để không “chạy làng”?
Khi lực lượng Đồng Minh chưa rút đi, th́ lực lượng cuả họ gồm
- Sư Đoàn 3/ TQLC/ Hoa Kỳ
- Thêm Trung Đoàn 1/ TQLC/ Hoa Kỳ tăng phái.
- Sư Đoàn 101 Nhảy Dù/ HK,
- Lữ Đoàn 5 Cơ Giới.
Một tiểu đoàn cuả họ vừa tăng phái lẫn cơ hữu vào khoản 1,500 quân nhân – bằng quân số một trung đoàn chiến đấu của ta.
Hoả lực cuả một Sư Đoàn / Hoa Kỳ chấp cả Hoả lực cuả QĐVNCH không địch nổi. Họ có hỏa lực cuả Không, Hải, Lục yểm trợ tối đa. Mất một sư đoàn là rung chuyển cả nước Mỹ. Một sư đoàn chiến đấu nhưng cả 250 triệu người yểm trợ cả phương tiện lẫn tinh thần. Ngày tôi theo Tiểu Đoàn 3/1 TQLC /Hoa Kỳ hành quân ở vùng Quảng Nam th́ một hồi chánh viên nói cho biết rằng các đơn vị VC rất sợ đụng trận với Mỹ. Tôi hỏi lại anh ta: vậy chúng tôi, QLVNCH, đánh giặc dở hơn Mỹ phải vậy không th́ anh ta trả lời rằng không phải vậy - Chúng tôi ít sợ các anh v́ các anh bắn ít hơn nhiều, c̣n Mỹ th́ họ bắn như mưa. Anh xem các cây trong làng, có cây nào không đầy vết đạn chằng chịt. Thế nhưng ngày tôi theo Tiểu Đoàn 2/1 TQLC / Hoa Kỳ, tăng phái cho Sư Đoàn 3 / TQLC / Hoa Kỳ, tại phía nam Cồn Thiên vẫn phải chịu trận pháo kích 61 và 82 ly cuả quân chính qui cộng sản mấy tháng trời.
Đám quân sinh Bắc tử Nam c̣n dám tấn công các đơn vị Mỹ ở vùng phi quân sự như ở Cồn Thiên, Khe Sanh huống ǵ một Sư Đoàn tân lập như Sư Đoàn 3?
Những ngày cuối cùng cuả Đà Nẵng nếu không có Sư Đoàn 3, th́ Sư Đ̣an / TQLC / VN không rút xuống tàu được. Sư Đoàn 3 đă bị hi sinh ngăn chận địch và không có kế hoạch bốc Sư Đoàn 3.
Tổng Thống Thiệu đă đặt câu hỏi cho Trung Tướng Trưởng là nếu rút, th́ rút được bao nhiêu quân? . Ưu tiên vẫn là rút Sư Đoàn Dù, Sư Đoàn /TQLC để có lực lượng làm hơi thở cuối cùng cuả VNCH.
Lữ Đoàn I Dù c̣n lại sau cùng chỉ được dùng để ứng chiến nhằm nâng cao tinh thần quân dân mà không được phép xử dụng tác chiến. Sư Đoàn / TQLC cũng vậy; phải làm sao rút được về Sài G̣n.
Khi Tư Lệnh Sư Đoàn 3 về họp lần cuối cùng đêm 28 tháng 3 tại BTL / Hải Quân/ VIDH th́ chỉ được biết bất ngờ là phải rút về vùng Horse Shoe gần sông Thu Bồn mà không thấy nói di tản Sư Đoàn 3.
Phương tiện và t́nh thế chỉ có thể lo cho 2 Sư Đoàn tổng trừ bị mà thôi. Đến đây tôi xin trả lời nghi vấn cuả Đại Tá Phạm Bá Hoa trong “Đôi Ḍng Ghi Nhớ” rằng không có quan Xịa nào khuyên đừng đánh cả. Phiá Việt cũng như Mỹ và kể cả Trung Tướng Trưởng chỉ muốn bảo toàn lực lượng để lo chuyện khác về sau, và khả năng chỉ có thể lo cho hai Sư Đoàn Tổng Trừ Bị mà thôi. Sư Đoàn 3 đă bị làm con chốt thí.
Trong quân sử chiến tranh Cao Ly: khi chí nguyện quân Cộng Sản Trung Hoa ồ ạt tấn công th́ quân Mỹ và Nam Hàn phải rút về phiá Nam. Sư Đoàn 1/ TQLC/ Hoa Kỳ phải làm nút chận cho quân bạn rút lui . Sư Đoàn nầy đă chiến đấu oanh liệt; nhưng họ phải trả một giá quá đắt: hơn 800 Sĩ Quan và nhiều ngàn binh sĩ hi sinh sau khi họ tự giải cứu và rút sau cùng.
Sư Đoàn 3 cuả chúng ta không làm được như vậy, không có quân bạn gíúp đở, để dựa lưng, trưóc mặt là địch, sau lưng là bạn. Sư Đoàn đă phải tứ bề thọ địch.
Hơn nữa chính phủ và nhân dân cuả Sư Đoàn 1 / TQLC / Hoa Kỳ không bỏ rơi họ, trong khi các bạn (Sư Đoàn 3) hoàn toàn bị bỏ rơi. Các bạn ( Sư Đoàn 3) đă chiến đấu oanh liệt trong một hoàn cảnh nghiệt ngă. Xin đứng nghiêm kính chào các chiến hữu Sư Đoàn 3 đă nằm xuồng, hoặc đang quằn quoại đau thương tại quê hương Quảng Đà.
Giờ phút cuối cùng tại Đà Nẵng:
Sáng sớm ngày 29 tháng 3, năm 1975 chúng tôi tiến ra bờ biển để lội lên tàu. Ngoài TQLC ra, tôi đếm BB có khoảng 13 người: Tr/T Trưởng, Tôi , Đại Tá Duệ (Tỉnh trưởng Thưà Thiên), Đại Tá Kỳ (Tỉnh Trưởng Quảng Trị), Trung Tá Tuân (Pḥng 3 QĐI) và mấy người nữa tôi không nhớ tên.
Tôi đi ḷng ṿng để t́m một cái phao cho TR/T Trưởng nhưng không t́m được. Các phi cơ trực thăng và Chinooks đang tiếp nhiên liệu bằng cái mũ sắt. Họ phá hai chiềc để lấy nhiên liệu đổ vào một chiếc. Đi đến đâu th́ những người trên phi cơ cũng đều chĩa súng vào tôi.
Tôi gặp thiếu tá Hiếu, người trước đây từng lái trực thăng cho Tr/T Trưởng, và ông la to,
” Đừng bắn nó, nó là bạn tao,”
Ông hỏi: “ Mầy có đi th́ lên đi với tao.”
“Không,” tôi trả lời”
Thiếu tá có cái phao nào cho tôi một cái cho Tr/T Trưởng.”
“ không, tao không có.
Mầy có đi không?” Ông lại hỏi
” Không, tôi c̣n phải lo cho Tr/T Trưởng ” tôi trả lời.
Ông chúc tôi may măn và tôi cũng chúc lại ông may mắn.
Tôi trở lại t́m TR/T Trưởng th́ thấy Thiếu Tá Phương (TQLC) đă nhường cái phao mang cho Tr/T Trưởng mặc dù Th/T Phương không biết lội. Đại Tá Trí kẹp Tr/T trưởng một bên, một bên th́ Th/T Phương kẹp. Tôi vớ một khúc gỗ cuả một cái bunker cũ để làm cái phao. Một tay tôi nắm thắt lưng TR/T Trưởng để đẩy ông, một tay ôm khúc gỗ và cả ba chúng tôi d́u ông lội ra tàu.
Biển động, sóng lớn, không có cầu tàu. Nhiều lúc sóng phủ tôi bị ch́m lĩm. Chúng tôi lội đến vừa lút đầu th́ lên được tàu.
Sau khi lên đến nơi th́ TR/T Truởng mê sảng và tôi cũng ngất đi một khoảng thời gian dài v́ một phần đói, một phần uống nhiều nước mặn khi sóng phủ, một phần v́ quá mệt.
Theo Trung Uư B́nh, Hạm Phó LST 404, th́ Tr/T Trưởng đă nói trong lúc mê sảng:
”Bây giờ Tổng Thống biểu tôi phải làm ǵ?”
“Làm như vậy th́ làm sao tôi nói với các Tướng dưới quyền tôi được.”
Khi tàu đang lênh đênh ngoài khơi Đà Nẵng th́ chúng tôi nhận được lệnh Tổng Thống Thiệu phải tái chiếm ĐN.
“Bây giờ tôi đi với ai và lấy ǵ để tái chiếm.”
Tr/T Trưởng nói một ḿnh và ông ra lịnh cho HạmTrưởng đưa ông và TQLC xuôi Nam.
Trên đường xuôi Nam, tôi và Chuẩn Tướng Khánh , mỗi bữa hai người chia nhau nửa muỗng cơm và nữa muỗng nước của anh em hải quân nhịn miệng để dành cho. Chúng tôi không có thực phẩm và nước uống. Theo anh em HQ cho biết tàu vừa xong công tác và trên đường về bến th́ nhận được lệnh quay trở ra Đà Nẵng vận chuyển QĐ I nên không có tái tiếp tế
Về đến Sá G̣n th́ Tr/T Trưởng đă kiệt lực nên được đưa vào Tổng Y Viện Cộng Hoà. Vài ngày sau ông tỉnh táo lại và đă khóc khi tôi đứng bên giường bệnh cuả ông, và ông đă than thở rằng: “Nhờ trời giúp tôi với Ḥa mới vào được tới đây.”
C̣n nhiều chi tiết nhưng bài báo giới hạn. Một ngày nào thuân tiện tôi sẽ viết nhiều hơn. Trước khi tạm chấm dứt bài nầy tôi xin thưa rằng trong sách “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” cuả Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng vừa mới phát hành có đề cập đến Sư Đoàn 1 tự động tan hàng ở Huế là không đúng. Đối với Tr/T Trưởng một đôi khi một đaị đội BB do một Thiếu Úy chỉ huy đang chạm địch ông cũng đáp xuống xem xét và tôi đă toát mồ hôi hột v́ sợ không bảo vệ được ông. Chuyện một đại đơn vị cấp Sư Đoàn tự động giải tán mà Tr/Tướng Trưởng không biết, th́ không thể nào có thể xảy ra được. Chuyện lệnh lạc tiền hậu bất nhất cuả Tổng Thống Thiệu th́ có và đúng “solid 100%”. Tôi c̣n vài tài liệu để chứng minh điều này.
Ngày tháng qua đi, qua đi…Mọi sự rồi cũng chẳng c̣n ǵ cả. Tổng Thống Thiệu đă ra đi, Đại Tướng Viên đă ra đi, vị tướng tài ba và đức độ Tr/T Ngô Quang Trưởng ngày nào của ḷng tôi kính mến cũng đă ra người thiên cổ. Các niên trưởng cuả tôi như Chuẩn Tướng Khánh, Đ/T Duệ, Đ/T Phước cũng đă ra đi, và rồi chúng tôi cũng sẽ mờ dần theo năm tháng…Nếu có c̣n chăng là đôi ḍng lịch sử vây xin tôn trọng “sử xanh” và đừng bẻ cong ng̣i bút v́ bất cứ lư do nào.
“Biết th́ nói rằng biết, không biết th́ nói rằng không biết.” Nếu dẫn chứng cho lập luận cuả ḿnh th́ xin nêu rơ xuất xứ (foot notes). Xin đừng nói rằng nghe người nầy, người kia nói, là vô căn cớ.
Tiến Sĩ Lê Mạnh Hùng và Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đă làm buồn ḷng những người đă ra đi và những kẻ c̣n ở lại. Chúng tôi đă từ bỏ tất cả kể cả gia đ́nh thân yêu để làm hết sức ḿnh cho tổ quốc, cho quân đội và cho lư tưởng.
Quân đội nào cũng có một vài cấp chỉ huy hèn mọn, khi địch chưa đến đă bỏ chạy. Quân Đoàn I cũng không ra ngoài cái thông lệ tầm thường đó; nhưng không phải tất cả cấp chỉ huy đều hèn nhát bỏ chạy về đến Sài G̣n trong lúc c̣n 100,000 quân c̣n ở lại chiến đấu tại Đà Nẵng.
Tôi là một cá nhân nhỏ bé tầm thường nhưng may mắn c̣n sống sót sau biến cố 1975. Ở một góc độ nhỏ bé nào đó tôi đă thấy, đă nghe và đă chịu đựng những điều đă xảy ra v́ vậy tôi phải nói cho những người không c̣n nói được nữa, hay họ không bao giờ muốn nói.
Hà Lam
California, đầu thu 2010
Lam Hà
1791 Deere Ave
Irvine, Ca 92608
Emai: [email]lam.ha@newport.com[/email]
Kính gởi:
Ông Vũ Quang Ninh, Chủ Nhiệm Tuần Báo VIỆT TIDE
Cô Mai Khanh, Chủ Bút Tuần Báo VIỆT TIDE
Kính thưa ông chủ nhiệm và cô chủ bút nhân đọc mục Tản Mạn Lịch Sử (scaned dưới đây) tôi nhận thấy không đúng với sự kiện lịch sử v́ tôi là một cựu quân nhân QLVNCH có tham dự cuộc triệt thoái bi tráng nấy. Để trả lại sự thật cho lịch sử xin ông và cô cho đăng lá thư nầy lên quí tuần báo.
Xin trân trọng cám ơn ông và cô
Kính thưa ông Lê Mạnh Hùng:
Khi đọc bài báo bên cạnh tôi xin hỏi ông:
1. Khi Đà Nẵng đang cơn hấp hối th́ ông đang ở đâu?
2. Làm sao ông biết được quân số chiến đấu cuả hai bên?
3. Nếu như ông dựa vào tài liệu để viết xin ông vui long cho biết xuất xứ (foot notes) để tác giả chịu trách nhiệm trước lịch sử
Tôi chờ đợi ông trả lời trên VIỆT TIDE hoặc công báo để mọi người cùng sáng tỏ
Figure 1: Email tôi gởi cho tuần báo Viet Tide