Bộ Mặt Thứ Hai của Sàig̣n sau 30-4-1975
Hăy sống dùm tôi
Hăy nói dùm tôi
Hăy thở dùm tôi…
Sàig̣n không c̣n ngày
Buổi tối, tôi leo lên sân thượng. Trời tối đen, có một sư im lặng sâu thẳm. Nhưng trong bóng đêm, tôi đả nghe rơ được tiếng của im lặng. Cái im lặng của cơi đêm, của một trống rỗng, của một hố thẳm, của một mảnh đời đang sống đă khép lại. Chỉ mới hôm qua, những chiếc trực thăng c̣n lập ḷe trên các mái nhà và biệt tăm ngay sau đó vào đêm tối. Rồi chốc lát đă mất hút. Niềm hy vọng như cạn ṃn.
Một triệu, một trăm mười ngàn (1.110.000) binh sĩ VNCH đâu rồi? Và 50 binh sĩ Hoa Kỳ c̣n sót lại ? Mà Neil Sheenan trong Innocence perdu đă từng nói: “Cette guerre que nous n’aurons jamais gagné’’ (Trận chiến mà chúng ta đă chưa hề bao giờ thắng). Mà nay chúng ta chuẩn bị một cuộc hành tŕnh qua sa mạc (une traversée du désert) với khô héo cạn kiệt hy vọng, một hành tŕnh gian khổ với đầy bất trắc đe dọa, hiểm nguy.
Trưa 30-04-1975, ngồi một ḿnh thấy tương lai vô định. Ḷng buồn vô tả. Nước mắt tuôn trào không ngăn được. Bụng tự nhiên nhói lên từng lời. Vui chưa thấy, lo th́ như ứa tràn.
Chẳng hiểu chính quyền mới đối xử ra sao ? Đó cũng là mối lo của tất cả mọi nguời. Chiến tranh đă chấm dứt. Đáng nhẽ phải vui mà hóa buồn.
Hết rồi cảnh chạy đôn chạy đáo t́m đường thoát thân. Có sự im lặng nặng nề như một con vật chờ chết trong nỗi tuyệt vọng. Ván bài chơi đă xong. Ngoài đường, 8 chiến xa T-54 đă vào thành phố trên đại lộ Thống Nhất. Nhiều nhà đóng cửa rồi từ trong nhà ngó ra xem động tĩnh. Chỉ có một thiểu số người dám ra đường đứng thản nhiên nh́n đoàn xe cộ đi qua. Bộ đội tỏ ra ngơ ngác và kỷ luật. Họ dơ tay vẫy chào ngượng ngập.
Măi vào lúc 16 chiều ngày 30-4-1975, ba vị thuyết khách của ông Dương Văn Minh, thuộc thành phần thứ ba là luật sư Trần Ngọc Liễng, giáo sư Châu Tâm Luân và Linh Mục Chân Tín mới từ trại David Tân Sơn Nhứt ra về. Các ông là những người được tướng DVM cử làm đại diện vào trại David chiều ngày 29-4-1975 để thuyết phục những người của Mặt trận với lời yêu cầu họ đừng đánh phá Sàig̣n. Các tướng Nguyễn Anh Tuấn và Đại tá Vơ Đông Giang đă hứa chỉ pháo chút ít để làm áp lực với tướng DVM mà thôi. Quân Bắc Việt đă tiến quân vào TSN nên các ông bị kẹt lại cho đến chiều 30 tháng tư mới ra về được.
21 năm sau, ngày 28-1-1996, Chân Tín trả lời phỏng vấn đài VNCR đă nói khác:’’ Chúng tôi ngồi yên nh́n cái ngu dốt và cái sa lầy của một chế dộ đang trên đà tan ră’’. Nay, mới đây nghe tin ông ra tờ báo chui. 82 tuổi đầu tưởng đă tự cho phép ḿnh hưu tranh đấu. Ông vẫn chưa ngưng nghỉ. Điều ǵ khiến một nguời đă tạm quay mặt với Chúa để theo Cách mạng, nay trở thành kẻ đối đầu với chính những điều xác tín của ḿnh ?
Ngoài phố, chỉ c̣n nghe tiếng xích sắt khô khan của bánh xe nghiến trên mặt đường nhựa. Mặt đất như rung lên bần bật. Sàig̣n như oặn ḿnh dưới làn xích sắt đi qua. Tiếng xích sắt như nhắc nhở gợi về tiếng xích sắt của mùa xuân Praha năm nào. Cái mùa xuân nát úa. Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên th́ đă bị xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những dường phố lát đá gồ ghề, thẫm màu đen thuở nào. Praha, Sàig̣n, ngạo nghễ và tủi nhục.
Những chiến xa trên có cắm cờ của mặt trận Giải Phóng miền Nam như niềm hy vọng nhỏ nhoi của người Sàig̣n. Niềm hy vọng mong manh mà đằng kia là cuối đuờng.
Những chiếc chiến xa đang chạy trên đường Tự Do, Catinat cho nguời ta có cảm tưởng đường Tự Do của miền Nam là đại lộ Champs-Élysées của Paris… Nhưng Champs-Élysées của Paris vào tháng 8-1944 là cả một biển người đón tiếp De Gaulle. Biển người đó là nỗi vui mừng giải thoát, chỉ có tiếng cười và nước mắt hoan lạc.
Nhưng Champs Élysées th́ không phải đưởng Tự Do ở Sàig̣n. Đường Tự Do không có nỗi vui hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt. Ở một góc phố cạnh hotel Majestic, người ta thấy một nhóm nhỏ người đứng nh́n chiến xa đi qua. Bên kia đường, có một thanh niên mặc quần tây áo trắng bỏ ngoài quần, chắp tay đứng nh́n. Không có biển ngựi mà cũng không có tiếng vỗ tay reo ḥ. Và 125 nhà báo ngoại quốc đứng ở đâu đó.
Họ c̣n ở lại để chứng kiến cảnh tháo chạy, cái cảnh mà Bảo Ninh đă mô tả trong truyện ngắn Ba lẻ một: chen chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo, đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc và cảnh tiến tới ồ ạt của những T54 và K63, như một cơn lốc bẳng thép xé mặt lộ lướt tới với thần tốc kinh hồn, là phẳng mọi chướng ngại trên đường, nhắm hướng Nam truy kích…
Đài phát thanh Sàig̣n mở đầu bằng tiếng hát Trịnh Công Sơn. Tiếng hát một thời. Tiếng hát của một đời ngựi.
Anh cất tiếng hát không phải khúc ca da vàng, nhưng lạc lơng với bài : Nối Ṿng tay lớn bên cạnh đám bạn bè anh, trong đó có Nguyễn Hữu Thái, một SV tranh đấu.
Dân Sàig̣n đă đón tiếp quân Giải Phóng như thế. Một nhúm người người dân ngơ ngác, 125 nhà báo và TCS với Nối Ṿng Tay Lớn. 8 chiến xa có trang bị kính nhắm hồng ngoại tuyến dùng cho những cuộc đánh nhau ban đêm? Chả c̣n ǵ để dấu diếm nữa. Những chiến xa Liên Xô từ ngoài Bắc chạy thẳng vào chứ đâu phải của mặt trận giải phóng miền Nam ? Trên chiến xa có cắm cờ MTGPMN. Nhưng cắm một lá cờ th́ không lẽ đủ để thay đổi nguồn gốc một lịch sử.
Trong khi đó, ông Minh và toàn bộ chính phủ ông đă chờ sẵn tại dinh độc lập để trao quyền hành lại cho những người chủ mới. Người ta không thấy có một đại diện nào của MTGPMN. Nhiều người chê trách ông Minh hèn “bán đứng miền Nam”. Nếu ông Minh hèn th́ những kẻ chạy vắt gị lên cổ từ những ngày cuối tháng tư phải gọi bằng tên ǵ ? Kẻ trốn chạy và kẻ ở lại lănh thẹo, ai hèn hơn ai ? Sài g̣n lúc đó như một băi rác với đủ thứ rác: rác Mỹ, rác quân đội với súng ống, quân trang, quân dụng vứt bừa băi, rác chính quyền tham nhũng. Cùng lắm, ông Minh chỉ là người không thức thời cúi ḿnh xuống nhặt cái danh chính quyền bị người ta vứt lại từ đống rác đó.
Lại c̣n vấn đề trao cái chính quyền đó vào tay ai ? Chẳng biết nữa, người nói ông Bùi Tín, người nói Chính ủy Tùng. Theo Stanley Karnov, trong Viet Nam viết : “Ngồi trên một chiến xa vào dinh độc lập, Ông Bùi Tin chuẩn bị đóng hai vai tṛ một lúc: Là nhà báo, ông muốn là nhân chứng cho cuộc đầu hàng. Nhưng là sĩ quan cao cấp trong đơn vị của ông, ông muốn chính ông tiếp nhận sự đầu hàng này.Tôi chờ các ông từ sáng nay để trao quyền hành lại cho các ông, đại tướng Minh đă nói như thế khi ông Bùi Tín vào đến đại sảnh. Bùi Tín đáp lại, không có vấn đề trao quyền hành. Quyền hành của các ông c̣n đâu để mà giao. Ông không thể giao một cái mà ông không có.” ( Pénétrant à bord d”un char dans la cour du Palais, il se préparait à jouer un double rôle: journaliste, il désirait être témoin de la capitulation, officier le plus élevé en grade de son unité, il avait pour devoir de la recevoir. J”attends depuis ce matin pour vous remettre le pouvoir, annonca le général Minh, quand Bui Tin entre dans le salon. Il n”en est pas question, répliqua le colonel. Votre pouvoir s”est écroulé. Vous ne pouvez donner ce que vous n”avez pas.)
Nhưng có lẽ câu nói quan trọng nhất của Bùi Tín vẫn là câu sau đây :”Cùng là người Việt Nam cả, sẽ không có kẻ thắng người bại. Chỉ có người Mỹ là kẻ bại trận. Nếu ông là người yêu nước, đây là lúc để vui mừng, v́ chiến tranh đă không c̣n nữa trên quê hương của chúng ta ” (Entre Vietnamiens, il n”y a ni vainqeur, ni vaincus. Seul les Américains ont été battus. Si vous êtes patriotes, c”est le moment de vous réjouir. La guerre pour notre pays est terminée”
Từ đó đến nay, đă hơn 30 năm, người ta vẫn chờ đợi câu nói của Bùi Tín được thực hiện. và nó sẽ không bao giờ được thực hiện
Cũng trong tháng 9 năm 1975, các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy c̣n nhắc nhở mọi người rằng: Ai c̣n nói ngụy là nguy…
Hồi mất Điện Biên Phủ, cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh phải mất 56 ngày đêm. Mất Sàg̣n nhanh hơn, chỉ có 55 ngày. Ít hơn một ngày. Hồi ĐBP, chỉ mất một nữa. Lần này mất tất cả.
Phía những người thua trận
Không kể những người đă tháo chạy, không kể những người c̣n kẹt lại trong gọng ḱm lịch sử oan nghiệt. C̣n có những người cất lên tiếng nói cuối cùng.
Thiếu Tá Long, Cảnh sát Quốc Giađă đến đứng trước tượng TQLC trước ṭa nhà Quốc Hội ở Sàig̣n rồi rút súng tự sát. Ông đă nằm chết ngay dưới chân pho tượng.
Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, thuộc đại đội một quân cảnh phụ trách an ninh khu vực Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc 10giờ 30, sau khi nghe tin đầu hàng, trung sĩ Trần Minh đă dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ Bộ TTM.
Thêm vào đó là những cái chết của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh. Chuẩn tướng Trần văn Hai, sư đoàn 7 bộ binh. Thiếu Tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân khu 2. Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó quân đoàn 4. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4. Những cái chết anh dũng. Nhưng đă thay đổi được ǵ và có thể đại diện cho những vị khác đă bỏ chạy không ? Đó là những cái chết bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Và kẻ chết cuối cùng vẫn là kẻ có lư.
Và tự sát bao giờ cũng cần được hiểu là một sự hy sinh cuối cùng ( Ultimate sacrifice )đáng được trân trọng.
Không có cái chết vô ích mà chỉ có những cái sống vô ích.
Đó là số phận những người đă tự chọn cái chết. Những cái chết đó giá trị bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
C̣n số phận những người c̣n lại ?
Tôi ghi lại đây h́nh ảnh một anh lính VNCH, đi chân đất, hai tay áo rách, đầu gối rách, chắp tay. Đằng sau anh là một bộ dội mặc đồ đen, cầm súng lăm lăm và sau chót là đám đông dân làng, khoảng 6, 7 chục người khoanh tay bất lực với lời ghi chú của nhiếp ảnh viên:* Un avenir qui ne s!annonce pas vraiment radieux pour ce soldat de Thiệu: pendant combien d!années sera-t-il rééduqué.. ( ảnh của Abbas. Gamma). Một tương lai không mấy sáng sủa cho người lính VNCH này Người lính này sẽ bị đưa đi học tập cải tạo trong bao lâu?
Thật ra người lính lúc đó chỉ có 3 chọn lựa: di tản ra nước ngoài, nhẫn nhục để đi học tập cải tạo hoặc t́m đến cái chết. Cạnh đó là bức h́nh của kẻ chiến thắng. H́nh một anh bộ đội chống nạng, cụt hẳn một gị đến háng, đi bên cạnh một xe tăng đă bốc cháy với lời ghi:* Après les vingt- cinq années de guerre, une photo qui résume tout (ảnh của Leroy-Gamma). Sau 25 năm cuộc chiến, một bức h́nh nói lên tất cả..
Cũng khoảng 2 giờ rưỡi trưa hôm ấy, những chiến xa đă từ trong dinh Độc Lập chạy dọc theo đại lộ Catinat-Tự Do, từ nhà thờ Đức Bà ra hướng bờ sông.. Có tới mười người dụt dè dơ cánh tay vẫy chào. Nhiệm vụ của người chiến thắng không phải là dễ. Chiếm được Sài g̣n rồi, nhưng làm sao thay v́ chỉ có 10 cánh tay dụt dè dơ lên, phải nhân lên bao nhiêu triệu lần ? Phải chờ xem vậy thôi.
Vào cái giờ này của ngày chiến thắng. Toàn bộ báo chí đă ngưng xuất bản. Gần 50 chục báo hằng ngày của Sàig̣n sáng nay vắng mặt. Họ đâu cả rồi ? Tất cả liên lạc viễn thông với thế giới bên ngoài cũng bị cắt. Họa chăng c̣n lại đại diện của các ṭa đại sứ sau đây: Pháp, Bỉ, Nhật, Khâm sứ ṭa thánh, Thụy Sĩ và lănh sự Ấn độ. Chế độ mới hầu như tạm thời cắt đứt với thế giới bên ngoài. Cho măi đến ngày 23 tháng năm, liên lạc với thế giới bên ngoài mới được nối lại và chuyến bay đầu tiên ra nước ngoài vào ngày 24 tháng năm. Chuyến bay này chở một số người ngoại quốc c̣n kẹt lại trong thành phố mà phần lớn là người Pháp.
Theo Ngũ Giác Đài, có khoảng 50 ngưởi Mỹ bị kẹt lại VN sau ngày 30 tháng tư, cộng thêm 26 người VN là vợ con của những người Mỹ này. Sát cạnh nhà tôi, có hai vợ chồng người Việt cũng ra đi theo diện quốc tịch Pháp. Trong t́nh huống này mới thấy người Pháp là những người tử tế. Chị họ con ông bác tên Diệp, làm y tá nhà thương Grall cũng được đi và sang Pháp cũng làm y tá lại, lương bổng ngạch trật như cũ. Chẳng bao lâu sau, có vợ chồng một đại tá, đă đến cư ngụ ờ căn nhà đó. Sau này, suốt vài năm ở cạnh nhà như hàng xóm, ra vào đụng mặt nhau, ông bà chưa bao giờ nói chuyện, hoặc chào hỏi chúng tôi lấy một lần. Điều này phải được hiểu là thế nào ? Không dễ dàng ǵ để những người dại diện đó được nh́n nhận. Họ không có trong mắt của người Sàig̣n.
Chiến thắng th́ đă xong, nhưng chinh phục th́ chưa tới và sẽ không bao giờ tới !
Phía trí thức miền Nam: Mặt trận Giải Phóng, ảo tưởng và ảo ảnh.
Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc đă để lại một di sản thừa như một cục bướu ung thư cần nhổ. Đó là MTGPMN. Mặt trận này đối với trí thức thành phần thứ ba hay đối với sinh viên VN hải ngoại chỉ dẫn đưa họ đến một kết quả là: những ảo tưởng vĩ đại ( grandes illusions) và đối với toàn thể thế giới là một âm mưu lừa bịp trắng trợn.
Xin nhắc để mọi người cùng nhớ: những trí thức đi theo Mặt trận hồi đó gồm có các ông luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, Chủ tịch LMCLLDTDCVHBVN, phó chủ tịch HĐCV CPLTCHMNVN, chủ tịch UBTUMTTQVN và vợ là Ngô Thị Phú, ở Sóc Trang. Lâm Văn Tết, Phùng Văn Cung, Trần Kim Bảng, bút hiệu Thiên Giang, vợ nữ sĩ Vân Trang. Nguyễn Văn Ch́, Chánh án Phạm Ngọc Thu, dược sĩ Đỗ Thu, Kỹ sư Cao Văn Bổn, Kỹ sư Tô Văn Cang, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, chức sắc Cao Đài Nguyễn Văn Ngưỡi, kỹ sư Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, bà Nguyễn Thị B́nh, Huỳnh Tấn Phát, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Lữ Phương, bà Bùi Thị Nga, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, nhà vănThanh Nghị Hoàng Trọng Quỳ và vợ ca sĩ Tâm Vấn. Thêm vào đó gs Lê Văn Hảo theo vào năm 1968, chủ tịch LMCLLDTDCVHBVN, thêm chủ tịch UBKNHTT. Trong dịp tờ Quê Mẹ phỏng vấn ông năm, 1999 ở Pháp, ông Hảo giải thích: dư luận gán cho ông về cuộc rhảm sát Mậu Thân ở Huế là không đúng. Thứ nhất, lúc quân đội CS đánh Huế, tôi không có mặt trong thành phố. Trước tết 5 ngày, tôi được dẫn lên núi, nói là mời họp rồi giữ tôi ở lại luôn, không về thành phố lần nào. Cùng với tôi có Hoàng Phủ NgọcTường. Chỉ có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân đă theo bộ đội về Huế và tôi được biết Phan và Xuân đă từng ngồi xét sử nhiều người có quan hệ với chính quyền Sàig̣n, trong những phiên xử của cái gọi là Toà Án Nhân Dân.
Sau này, các ông Trần Quang Long, Trần Triệu Luật đă chết v́ bom Mỹ. Những người c̣n lại may mắn sống sót.
C̣n tiếp...