Việt Nam, Mỹ, Tàu và Do Thái: 4 tụ 1 ván bài
TS Đinh Xuân Quân
[URL="http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=145650&z=271&template=viewtemplatephone.htm"]Vận động nhân quyền trong bối cảnh Israel-Iran[/URL]
Cùng ngày các đại diện cộng đồng Việt Nam vào Ṭa Bạch Ốc để vận động về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, TT Obama gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel, bàn về cuộc khủng hoảng khu vực Trung Đông.
Cuộc gặp gỡ này được sắp xếp từ lâu, và vấn đề khủng hoảng tại Trung Đông có tầm quan trọng quá lớn đối với thế giới. Khi cộng đồng Việt Nam, có lẽ là lần đầu tiên đến nơi đây để tŕnh bày thỉnh nguyện của chúng ta, cũng đă thấy lớp người Mỹ gốc Israel làm công việc của họ, một công việc mà họ có rất nhiều kinh nghiệm v́ đă làm từ nhiều năm: “lốp bi” Hành pháp và Lập pháp Mỹ v́ sự an toàn, sự tồn vong của đất nước Do Thái.
Trong khi chúng ta đánh động sự chú ư của chính quyền Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam bị chà đạp, th́ người Israel cũng mang đến một vấn đề rất lớn, là chiến tranh hay ḥa b́nh trên một thùng thuốc súng khổng lồ của thế giới.á
Quả vậy, cuối năm ngoái, tại Hawai và sau đó tại Bali-Indonesia, TT Barack Obama tuyên bố chiến lược mới của Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương và chuyển hướng trọng tâm chính sách Mỹ về Á Châu.
Ngay sau đó, nhiều tay “lốp bi” thân Israel tỏ ư không muốn Mỹ thay đổi chính sách, coi nhẹ Trung Đông để thiên về Á Châu. Tiến Sĩ Henry Kissinger, một người Mỹ gốc Do Thái, cựu ngoại trưởng và cố vấn an ninh của TT Nixon và Ford, viết trong bài viết mới nhất, “What China wants,” đăng trên tờ Foreign Affairs tháng 8, 2011, và bài “The future of US-Chinese relations” tháng 3, 2012, đă khuyến cáo chính phủ Mỹ là nên điều đ́nh để làm ḥa với Trung Quốc. Một chuyên gia khác là TS Zbiniew Brzenski cựu cố vấn của TT Carter viết bài “Balancing the East - Upgrading the West” cũng khuyến cáo là Mỹ nên đàm phán với Trung Quốc. Các sự kiện này cho thấy nhiều người không muốn Mỹ bỏ ḷ nổ Trung Đông - phải ở lại để lo bảo vệ cho Israel. Ai cũng biết là TS Kissinger gốc Do Thái và công ty của ông ta làm “lốp bi” cho Trung Quốc.
Trước khi gặp TT Netanyahu của Israel, TT Obama đă cho công bố trên tạp chí The Atlantic ngày 2 tháng 3... “cảnh báo Israel không nên tạo cơ hội cho Iran chứng tỏ ḿnh là 'nạn nhân' của Phương Tây, nhưng cũng không loại trừ biện pháp quân sự để chống lại tham vọng hạt nhân của Teheran.” Chuyện lớn nhất hiện nay [và làm giá dầu tăng v́ khủng hoảng thùng thuốc nổ Trung Đông] là chuyện Iran đang đạt được thành quả lớn trong việc xây dựng hệ thống hạt nhân - làm tăng hàm lượng của uranium lên 20%. Nhờ khả năng này, việc Iran làm được bom nguyên tử chỉ c̣n là thời gian. Cả thế giới biết rơ nguy cơ Israel sẽ phải trực diện và cả thế giới cũng biết Israel sẽ phản ứng như thế nào, sẽ ném bom các trung tâm nguyên tử như họ đă làm tại Iraq trước đây vào thập niên 80 hay tại Syria mới đây.
Không ai nghĩ Israel sẽ chờ ngày Iran có bom nguyên tử, và câu hỏi là chừng nào th́ Israel đánh Iran? Trong năm tranh cử TT Mỹ? Hậu quả kinh tế ra sao? Ảnh hưởng chính sách Mỹ ra sao? Ưu tiên của chính phủ Obama ra sao?
Các sự kiện
Ít lâu nay, Israel hăm dọa đánh Iran và nhiều báo chí đă ít nhiều đề cập tới. Iran th́ tố ngược lại, hăm dọa phong toả, đóng eo biển Hormuz, là hải lộ huyết mạch của hàng triệu tấn dầu hỏa từ Trung Đông đi ra thế giới mỗi ngày - gần đến 40-50% dầu hỏa thế giới được chuyển qua eo biển này. Iran cũng hăm dọa bắn hàng loạt hỏa tiễn qua Israel. V́ t́nh h́nh này, gần đây giá dầu đă tăng.
Nh́n lại mấy năm trước đây, chính Israel phần nào xúi giục Mỹ đánh Saddam Hussein của Iraq, nước duy nhất có một quân đội có thể đương đầu với Israel và Iran. TT Bush lấy cớ đánh Saddam v́ ông này có khí giới hủy diệt hàng loạt. Kết quả là Mỹ diệt Saddam, không thấy khí giới hủy diệt hàng loạt đâu cả, chỉ thấy ngân sách bội chi lên trên $1,000 tỷ với gần 5000 lính thiệt mạng.
Một hậu quả của việc Saddam bị tiêu diệt là nay Iran mạnh lên và có quân đội mạnh nhất tại Trung Đông. Nên nhớ là Iran có kư hiệp định hạt nhân (không làm vũ khí hạt nhân, cơ quan nguyên tử quốc tế được đến kiểm soát), trong khi Israel là nước duy nhất tại Trung Đông không kư hiệp định này (do đó một số người nói Israel có bom nguyên tử). Trong nhiều năm Iran đă xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân và xây dựng các nhà máy tinh chế uranium. Muốn làm bom nguyên tử cần chất uranium tinh chế đến mức 90%!
Từ ít lâu nay, Israel cố “lốp bi” Mỹ đánh Iran v́ địa thế xứ này khá xa Israel, không quân Israel chưa đủ sức để ném bom nhiều lần, mà theo các chuyên gia quân sự th́ cần ném nhiều lần mới chắc triệt được khả năng nguyên tử của Iran. V́ vậy Israel muốn Mỹ hỗ trợ hay tham chiến cùng họ. Điều đáng lo ngại là kho dầu của thế giới tại Trung Đông đang ở trong t́nh trạng cực kỳ bất an v́ vấn đề Iran-Israel và một số vấn đề khác, có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Các nước Tây phương muốn ép Iran bỏ ư chí làm bom nguyên tử và áp đặt nhiều trừng phạt kinh tế cho Iran. Cái khổ là Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn đều mua dầu của Iran trong khi Âu Châu chỉ mua chút ít mà thôi. Sức ép kinh tế gây khó khăn cho đời sống dân chúng và làm cho mấy giáo chủ quá khích nổi khùng hơn. Hậu quả cấm vận là dân chúng tức giận trước sự quản lư yếu kém của chính phủ đối với nền kinh tế của Iran. Những biện pháp phong tỏa kinh tế từ Mỹ và các đồng minh Âu Châu chỉ phần nào tác dụng về lâu về dài. Việc này đă gây nhiều khó khăn giữa lănh tụ Ayatollah Khamenei và TT Ahmadinejad. Ông Ayatollah cũng tuyên bố là Iran không làm bom nguyên tử, một điều mà cơ quan t́nh báo CIA cũng nói tới.
Ván bài của Israel
Theo Israel th́ tiếng nói của TT Obama không tin được v́ chính sách vuốt ve khối Ả Rập. Họ chỉ muốn Mỹ đánh Iran và chính sách của TT Obama khiến họ không c̣n tin tưởng vào Mỹ. Trong khi đó, những áp lực về “cấm vận kinh tế” đè lên Iran chỉ làm cho mấy giáo chủ Iran quá khích nổi giận. Những biện pháp phong tỏa kinh tế từ Mỹ và các đồng minh Âu Châu cho đến nay vẫn chẳng có tác dụng ǵ nặng mặc dù đời sống dân chúng khó khăn hơn gây cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa khối ủng hộ Lănh tụ Tối cao Ayatollah Khamenei và nhóm hậu thuẫn cho Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad. Các giáo chủ đă lên tiếng cảnh cáo, sẽ phải phản công nếu bị tấn công và sẽ cắt eo biển Hormuz.
Năm nay là năm tranh cử tại Mỹ và Do Thái muốn lợi dụng các đối thủ cộng ḥa ép chính phủ TT Obama theo ư họ - nghĩa là đánh Iran. Các đánh giá t́nh báo kỳ này của Mỹ ít bị ảnh hưởng của t́nh báo Mossad của Do Thái. Có lẽ họ học được kinh nghiệm “phiêu lưu” Iraq mà không có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc.
TT Obama đang cố t́m cách trấn an Israel và tạo áp lực lên Iran, nhưng không thấy được kết quả ǵ khả quan, nhất là Mỹ c̣n nhiều mối lo nhiều ḷ thuốc súng khác có thể nổ bất cứ lúc nào tại đây (Syria, Yemen, Libya, Palestine...). Ông ghi nhận nỗi lo của Israel và khả năng tấn công nước Cộng ḥa Hồi giáo Iran. Ông cũng yêu cầu thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, cân nhắc thật kỹ về các hệ quả của một hành động vũ trang của Israel chống Iran.
Tổng thống Mỹ cũng khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối mà Hoa Kỳ dành cho Israel và nêu ra chủ trương giúp đỡ Tel Aviv giữ được “ưu thế quân sự” trong khu vực và tại trước các thành viên Aipac - một nhóm vận động hậu trường lốp-bi cho Israel tại Hoa Kỳ.
Tổng thống cũng nói với các đối thủ chính trị “đừng có tuyên bố giựt gân-mỵ dân khi họ chưa ngồi ghế vị tổng tư lệnh quân đội.” á Chính phủ cũng nhắc là mọi hành động quân sự chống Iran sẽ gây bất ổn trong khu vực Trung Đông và sẽ ảnh hưởng đến an ninh của người Mỹ tại Afghanistan và Iraq.
Tạm kết
Hơn bao giờ hết, thế giới đang trực diện với nhiều biến chuyển vĩ đại, đánh nhau tại Trung Đông với những hậu quả khó lường trước. Hiện nay TT Obama có dịp làm dịu, không những khó khăn do Iran, mà cả phe thân Israel muốn Mỹ đánh Iran giùm họ như từng làm trước đây tại Iraq.
Cộng đồng Việt Nam không những phải tranh đấu để Hoa Kỳ tiếp tục chú ư vào Á Châu, vào nhân quyền Việt Nam, chúng ta c̣n cần phải có cái nh́n thiết thực, thực tế, về tổ chức và kỹ thuật, tiếp tục “lốp bi” Quốc Hội cũng như chính phủ Hoa Kỳ. Trong thực tế, chúng ta phải cạnh tranh với “lôp bi” rất mạnh và chuyên nghiệp của Do Thái và Trung Quốc, chưa kể của chính Việt Nam Cộng Sản.
Trong năm tranh cử, đây là việc cực kỳ khó khăn.