THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
Cảm ơn việc chửi rủa Việt Nam Cộng Ḥa
< A >
[IMG]https://1.bp.blogspot.com/-bEXPJN76L2Y/XrGD3k43l5I/AAAAAAACksQ/tlDPVBSvGPQos6nsU7miMNsb1_wv4SVJgCLcBGAsYHQ/s1600/VNCH-TO%25CC%2582%25CC%2589%2BQUO%25CC%2582%25CC%2581C%2BDANH%2BDU%25CC%259B%25CC%25A3%2BTRA%25CC%2581CH%2BNHIE%25CC%25A3%25CC%2582M-danlambao.jpg[/IMG]
Hồ Phú Bông (Danlambao) - Ngày 30 tháng Tư năm nay vừa trôi qua, không ŕnh rang “mừng chiến thắng” như những năm trước, có lẽ “nhờ” dịch corona Vũ Hán. Rất nhiều người sợ con corona, là thật. Nhưng đảng cũng sợ nó, là chuyện vui. Vui, v́ “nhờ” nó nên người miền Nam đỡ phải chướng mắt nh́n lễ hội “hoành tráng” và khỏi bị nghe quá nhiều chuyện về “công trạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”!
Cho dù miền Nam “được giải phóng” hay chính miền Nam “đă giải phóng” miền Bắc về mọi mặt (?) vẫn c̣n đang tiếp tục phân tích, bàn căi. Nhưng sự thật khó chối là miền Bắc “giải phóng” miền Nam bằng súng đạn nồi da sáo thịt, miền Nam th́ lặng lẽ “giải phóng” miền Bắc bằng văn hóa, văn minh thời đại.
C̣n chuyện “thống nhất đất nước” quả thật rất mơ hồ, v́ đă “thống nhất” th́ tại sao Bộ Chính trị ra Nghị Quyết 36 về “hoà giải và ḥa hợp dân tộc” mà mấy mươi năm qua vẫn thất bại?
Những ngày nầy của 45 năm trước tại miền Nam cực kỳ hoang mang, hỗn loạn. Những cán bộ ăn mặc lôi thôi, lếch thếch nổi bật ngoài đường phố, v́ không giống ai. Mặt mày lại ngơ ngáo nhưng ngôn ngữ th́ sắt máu, lạnh lùng.
Giọng Bắc của cán bộ 75 khác về âm sắc và cả cách dùng so với giọng Bắc 54. Giọng Bắc 54 rất tao nhă, lịch sự, chuẩn về ngữ pháp. Phân biệt về chính tả, dấu hỏi, dấu ngă rơ ràng. C̣n giọng Bắc sau 75 gần như trái ngược. Đă thế, mỗi câu nói đều là lệnh. Dù có vô số lệnh (lạc) rất kỳ quái nhưng v́ cái “xà cột” (sacoche) với khẩu súng bên cạnh nên không ai dám căi. C̣n bọn mang băng đỏ Giải phóng miền Nam và thành phần trốn quân dịch từng sợ hăi trốn chui nhủi th́ đổ ra đường, là cơ hội vàng để họ kể công với “Cách mạng”!
Về báo, đài th́ tràn ngập ngôn ngữ chợ búa, kể cả của “lănh tụ”. Họ chửi người của Việt Nam Cộng Ḥa và người di tản không thể nào kể ra hết được. Rồi đến cái Thông cáo Tập trung cải tạo, được phát thanh liên tục, “thể hiện tính khoan hồng nhân đạo của Cách mạng” (!) Ngoài chiến trường việc đánh lừa là chiến thuật để thắng trận, chuyện rất b́nh thường. Nhưng đă thắng mà c̣n đánh lừa th́ cho dẫu là bọn thảo khấu chúng cũng không làm!
Như tục ngữ đă nói “lỡ chân gượng được c̣n lỡ lời th́ vô phương”. V́ thế, lịch sử những ngày nầy của 45 năm trước vẫn c̣n nguyên vẹn, không một ai có thể tẩy xóa được!
Ngày xưa Việt Nam từng có tập tục thuê người khóc mướn khi gia đ́nh có tang ma. Thuê người khóc mướn là muốn làng xóm tin là người vừa qua đời đă từng “ban ơn, tích đức...” nên được nhiều người thương tiếc. Người khóc mướn kể lể công ơn trời biển, kêu gào, vật vă, trông rất thảm thiết. Kể công ơn càng nhiều, khóc càng thảm thiết sẽ được thưởng thêm tiền (!)
C̣n khi đ̣i nợ không được, th́ mướn người đ̣i nợ thuê. Người đ̣i nợ thuê đến canh cửa nhà của con nợ ăn vạ suốt ngày đêm. Bôi bẩn, sỉ vả, chửi rủa, hăm dọa... sẵn sàng lấy máu... (!)
Bây giờ, “văn minh hơn ngày trước”, đảng công khai việc mướn dư luận viên và thành lập lực lượng 47 để “khóc mướn... và đ̣i nợ thuê” trả bằng “củ”. “Củ” là triệu, 2 triệu, 3 triệu. Là tiền thuế!
Nếu 45 năm qua cộng sản thành công việc đem lại Độc lập, Tự do, Hạnh phúc cho dân tộc th́ đâu phải mướn dư luận viên dai dẳng chửi rủa Việt Nam Cộng Ḥa? Đâu phải mướn bọn xă hội đen ngày đêm canh cửa người yêu nước chống chế độ? V́ “thân xác” Việt Nam Cộng Ḥa đă là cát bụi.
Nhưng phải cảm ơn, v́ “nhờ được chửi” nên lớp người trẻ mới có cơ hội t́m hiểu sự thật lịch sử. Hiểu trung thực về di sản Dân chủ Tự do và Văn minh ngắn ngủi, chỉ 20 năm trong thời chiến, của Việt Nam Cộng Ḥa.
Sự thật phải tồn tại. Và sự thật đó vẫn đang là nỗi ám ảnh triền miên của phe lừa đảo, ngụy tạo lịch sử!
05.05.2020
Hồ Phú Bông
danlambaovn.blogspot.com
THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
VNCH - Quân Báo Vũ Uyên Giang và những trận đánh cân năo
May 9, 2020 cập nhật lần cuối May 9, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/CCB-Quan-Bao-Vu-Uyen-Giang-1.jpg[/IMG]
Trung Úy Nguyễn Quang Vinh tại Trung Tâm Hành Quân/Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3 Lai Khê, 1972. (H́nh: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)
Văn Lan/Người Việt
ATLANTA, Georgia (NV) – Vũ Uyên Giang tức Nguyễn Quang Vinh, cựu kư giả tại Sài G̣n. Năm 1966 ông là kư giả của báo Miền Nam, sau đó chuyển qua báo Ḥa B́nh của Linh Mục Trần Du trên đường Phạm Ngũ Lăo, Quận Nhất. Nhưng sau đó ông xin gia nhập vào ngành Quân Báo.
Tết Mậu Thân 1968, t́nh cờ đứng trên lầu nhà một người bà con, nh́n xuống tận mắt chứng kiến cảnh Việt Cộng xử tử ông khóm trưởng ngay giữa con hẻm, ḷng ông đau nhói. Đang là kư giả nhưng nh́n thấy nhiều cái chết đau thương của đồng bào, cho nên dù đang được hoăn dịch nhưng ông vẫn t́nh nguyện vào Khóa 2/68 Thủ Đức nhưng bị bệnh, khi xuất viện được chuyển qua Khóa 6/68 Thủ Đức.
Sau khi tốt nghiệp đáng lẽ ông về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, nhưng đến ngày măn khóa ở Thủ Đức, có đơn vị Quân Báo lên tuyển người, nên ông xin gia nhập. “Hơn nữa cũng v́ thích ra hành quân ngoài mặt trận hơn là ở văn pḥng v́ thu thập được nhiều dữ kiện, có nhiều cảm hứng với những sự kiện thật, sống động hơn để viết lách, nhất là với những kư sự chiến trường, nên tôi gia nhập ngay vào ngành Quân Báo,” ông Vinh cho hay.
Năm 1970, trên lănh thổ Vùng 3, Trung Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy cuộc hành quân gồm các Chiến Đoàn 225/Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Chiến Đoàn 318/Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Chiến Đoàn 333/Biệt Động Quân, cùng với các cánh quân Vùng 2, Vùng 4, đồng loạt tấn công càn quét tiêu diệt bộ chỉ huy quân Cộng Sản Bắc Việt trên đất Cambodia, là nơi ẩn nấp để tấn công vào miền Nam.
Lúc đó Chuẩn Úy Vinh theo Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân do Đại Tá Phúc làm Chiến Đoàn Trưởng tấn công sang vùng Mỏ Vẹt, Móc Câu, mật khu Ba Thu, lên tới tỉnh Svey Rieng. Khi rút về, Quân Đoàn 3 thành lập một toán cố vấn tại Kampong Cham, nằm sâu trong đất Cambodia tỉnh Kampong Cham. Riêng tỉnh Svey Rieng thuộc Đệ Nhất Quân Khu I do Đại Tá Intam làm tư lệnh quân khu, được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 của VNCH yểm trợ, sang đó giúp thành lập các quân khu, tiểu khu, chi khu theo mô h́nh của VNCH.
“Tôi theo Pḥng 2 hành quân trên đó, tham gia các chiến trường Lai Khê, Tây Ninh. Năm 1971 tham dự mặt trận Hậu Nghĩa do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chỉ huy. Chiến sĩ Quân Báo thường theo các cánh quân, nằm ngay bộ chỉ huy chiến đoàn với nhiệm vụ là thẩm vấn các tù binh, hoặc theo đơn vị xâm nhập và chống xâm nhập, chuyên nhảy toán vào những mật khu Việt Cộng,” ông kể.
“Toán xâm nhập có khoảng 40 hoặc 60 người, tất cả đều không có trong cấp số, không có số quân, họ là hồi chánh viên hoặc tù binh đă ra cộng tác với VNCH, đó là những Toán Săn Việt Cộng hoạt động trong toàn Vùng 3 do Mỹ trang bị để nhảy toán, cải dạng thành lính Việt Cộng, đi dép râu và mặc đồ bộ đội, nếu có gặp Việt Cộng cũng không bị lộ, có nhiệm vụ thu thập tin tức để báo về đơn vị của ḿnh, hoặc nghe lén đường dây viễn liên, có nhiều khi bắt cóc sĩ quan Việt Cộng để mang về khai thác,” ông Vinh kể thêm.
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/CCB-Quan-Bao-Vu-Uyen-Giang-2-1040x1536.jpg[/IMG]
Chuẩn Úy Nguyễn Quang Vinh (1969). (H́nh: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)
Tháng Hai, 1972, ở Lộc Ninh có Chiến Đoàn 9 của Sư Đoàn 5, có thêm một tiểu đoàn Biệt Động Quân biên pḥng và một thiết đoàn Thiết Giáp, có cả Địa Phương Quân tham gia, tổng cộng có trên 10 ngàn quân.
Toán của ông Vinh có bốn người nhảy toán xuống Lộc Ninh, và ông Vinh đă phát giác ra kế hoạch Việt Cộng tấn công An Lộc năm 1972 khi nghe lén được tin tức qua đường dây viễn liên của Việt Cộng và toán này đă bắt cóc tù binh Ngô Viết Quyền, cấp bậc Tiểu Đoàn bậc Trưởng (đại úy) của Pḥng Truyền Tin Bộ Tư Lệnh Miền Việt Cộng. Tù binh Quyền đă khai ra kế hoạch tấn công Lộc Ninh, An Lộc năm 1972 là chiến dịch Nguyễn Huệ.
Thành tích đầu tiên, tịch thu 1,200 khẩu súng đủ loại của Việt Cộng
Năm 1969, Chuẩn Úy Vinh xuống điều tra một đám tù Việt Cộng vượt ngục tại trại giam tù binh Suối Máu.
“Trong khi chờ thẩm vấn người kế tiếp, tôi bước ra ngoài để hút thuốc, thấy có một tù binh trẻ ngồi dưới đất làm cỏ, anh ta đứng dậy đến chào hỏi và tôi cho anh ta vài điếu thuốc, c̣n bật lửa cho hắn nữa. Có lẽ v́ những cử chỉ thân mật này, mà người tù binh thú thật lúc trước đă khai man là du kích, nay xin khai lại tên là Hồng Văn Nhẫn là Trung Đội bậc Trưởng (tương đương chuẩn úy), chỉ huy một trung đội bảo vệ kho súng Rang Rang, Phước Long. Lúc đó anh được bà má lên xin phép cho về quê ở miền Tây cưới vợ, khi đi tới đồn Phước Tân ở G̣ Dầu gần biên giới Miên th́ bị lính xét, bị bắt đưa vô đại đội Địa Phương Quân ở đó,” ông Vinh kể.
“Khi đem anh ta về Pḥng 2 thẩm vấn lại, người tù binh chỉ rơ vị trí kho súng, vẽ tọa độ trên bản đồ, chỉ rơ cả đường đi vào và cả quyết là sáu tháng nay, trong đơn vị ai cũng tưởng anh ta c̣n ở quê cưới vợ chứ không biết anh đă bị bắt vô đây, anh ta c̣n khai cả trang bị của những người bảo vệ kho súng. Kế hoạch đánh chiếm kho súng do vị chỉ huy trưởng Trung Tâm Thẩm Vấn giao cho Lực Lượng Đặc Biệt tổ chức hành quân tấn công, được Trung Tướng Đỗ Cao Trí đồng ư,” ông cho biết.
Ông nhớ lại: “Tổng cộng tịch thu được 1,200 khẩu súng đủ loại được trực thăng chở về, bày kín cả sân của Quân Đoàn, gồm cối 60, SKZ 75, cối 82, SKZ 75, trung liên, đại liên, CKC, AK… Trận đó gây tiếng vang khắp nơi, có nhiều cố vấn Mỹ, các ông tướng đến xem.” Nhờ vậy Chuẩn Úy Vinh nhận được Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Vàng do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến tặng thưởng.
“Đây là chiến công đầu của một chuẩn úy mới ra trường, và từ khóa học ở Okinawa mới về, quả là một thành tích lớn với tôi, nhưng tôi nghĩ đó cũng là do tính nhân bản của con người, dù kẻ không cùng lư tưởng với ḿnh, nhưng khi đă sa cơ thất thế th́ vẫn là con người. Nếu tôi không nhă nhặn đối xử với tù binh Hồng Văn Nhẫn th́ có khi chẳng ai biết có kho súng ấy. Sau này Nhẫn có t́nh nguyện xin vào toán nhảy toán với chúng tôi ở nhiều nơi như Hố Ḅ, Bời Lời, Dương Minh Châu, biên giới Việt Miên thuộc tỉnh B́nh Long, Phước Long… Nhẫn được cải danh thành hồi chánh và đă xin gia nhập vào Toán Săn Việt Cộng của Pḥng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III,” ông kể.
Bắt sống Mai Văn Sổ, đại úy cụm trưởng Cụm T́nh Báo X.10
Vào Tháng Bảy, 1969, tại tỉnh Hậu Nghĩa, Chuẩn Úy Vinh dẫn toán công tác của Trung Tâm Thẩm Vấn thuộc Pḥng 2 Quân Đoàn 3, gồm Chuẩn Úy Vinh, Trung Sĩ Ông Tấn Phán dắt tù binh Lê Thị Tư, đi cùng Trung Úy Đức – đại đội trưởng Địa Phương Quân, Thiếu Tá Sieght cùng Chuẩn Úy Lâm và Binh Nhất Rousseau mang máy truyền tin, mục đích là theo tù binh Lê Thị Tư chỉ chỗ giấu kho súng.
Trong không khí khô khốc và cơn gió bụi mù từ phía Bắc thổi tới, cả toán tiến vào ấp Tịnh Phong, xă An Tịnh, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa. Khi tới gần b́a ngoài của ấp, gặp ông già trạc ngoài 60 tuổi râu tóc bạc phơ, mặc bộ đồ bà ba trắng đă ngả sang màu cháo ḷng, tay xách giỏ và cần câu cá đi ngược lại toán hành quân. Chuẩn Úy Vinh lên tiếng chào, hỏi thăm ông cụ đi đâu sớm vậy, đă câu được con cá nào chưa? Bằng giọng miền Nam, ông già trả lời hằng ngày ông thường ra cái đ́a phía trước kiếm vài con cá ăn cơm, mới sáng ra đây nên chưa câu được con nào cả. Sau khi chào hỏi và chúc ông già câu cá gặp hên, cả toán tiếp tục đi sâu vào ấp.
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/CCB-Quan-Bao-Vu-Uyen-Giang-3.jpg[/IMG]
Biên giới Tây Ninh năm 1970. Chuẩn Úy Nguyễn Quang Vinh là đội mũ đứng hàng sau cùng, b́a trái. (H́nh: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)
Khi tới gần căn nhà lá sát b́a ấp, Chuẩn Úy Vinh chợt thấy một bà già đang đứng ngoài sân bỗng chạy vụt vào trong nhà. Khi hỏi bà già có chứa Việt Cộng trong nhà hay sao mà thấy lính đi ngang lại bỏ chạy, bà già cho biết chạy vô nhà v́ sợ nồi cơm đang nấu bị khét, Chuẩn Úy Vinh kêu lính chạy vô coi, nhưng không thấy có nồi cơm nào đang nấu.
“Biết rơ dân An Tịnh này quá rồi, tôi kêu lính bịt mắt và trói bà già lại, dặn nhỏ khi nào nghe kêu bắn th́ lên đạn chĩa súng lên trời bắn liền để uy hiếp tinh thần. Sau khi hỏi lại bà già lần nữa, vừa xong câu hỏi, từng tràng AR 15 nổ liên thanh, bà già trong cơn hốt hoảng la sảng lên, cho biết ông già vừa đi ra câu cá chính là Việt Cộng vô ở trong nhà bà hơn hai năm nay. Bà c̣n chỉ chỗ ông già giấu súng trong khạp gạo, và chỉ hầm bí mật đào dưới gầm giường,” ông Vinh kể.
“Lính chui xuống hầm lôi ra chiếc ba lô, bên trong có một số tài liệu, giấy sinh hoạt đảng ghi rơ ‘Đồng chí Ba Mai, cấp bậc Tiểu Đoàn bậc Trưởng (đại úy), chức vụ Cụm Trưởng Cụm X.10.’ Trong ba lô c̣n có 200 ngàn đồng tiền VNCH và một số báo cáo hậu cần của X.10; danh sách gồm quân số mật, quân số hợp pháp và quân số vắng mặt. Tôi bảo lính kêu máy ngay cho Trung Đội 2 và 3 nếu gặp ông già hồi sáng th́ bắt ngay lập tức, không cho trốn thoát,” ông Vinh nói.
Sau khi trở ra chỗ ông già ngồi câu cá với đầy đủ chứng cớ, biết không thể che giấu, ông khai tên thật là Mai Văn Sổ, quê quán Tân Uyên, Biên Ḥa, bí danh Ba Mai, hiện là cụm trưởng Cụm X.10 t́nh báo của R.
Khai thác ngay tại chỗ, được ông già chỉ điểm trên bản đồ từng căn nhà trong ấp Tịnh Phong và xă An Tịnh, tất cả các cơ sở hợp pháp và bất hợp pháp, những hầm bí mật của Cụm X.10, ông c̣n khai cả những tổ t́nh báo cài cắm sâu trong vùng Sài G̣n-Chợ Lớn-Gia Định. Ba Mai tích cực chỉ trên bản đồ từng căn nhà, từng bụi rậm có cơ sở của cụm ở An Tịnh và một số cơ sở giao liên hợp pháp trong nội thành Sài G̣n.
Khiến thứ trưởng Ngoại Giao Hà Nội thân bại danh liệt
“Ngay lập tức tôi gọi máy báo cáo về Pḥng 2 Quân Đoàn về việc bắt giữ tù binh Mai Văn Sổ bí danh Ba Mai, và cũng xin lệnh giao mục tiêu hầm súng do tù binh Lê Thị Tư khai báo (sẽ bàn giao cho Chi Khu Trảng Bàng). C̣n nhiều công tác cần phải thực hiện ngay lập tức như triệt hạ những hạ tầng cơ sở của địch ở vùng Trảng Bàng, tiếp tục hành quân tiêu diệt những hạ tầng cơ sở địch ở xă An Tịnh do Ba Mai khai báo,” ông Vinh cho biết.
“Một lát sau tôi nhận được lệnh chuẩn bị để trực thăng đến bốc cả toán về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, v́ Trung Tướng Tư Lệnh Đỗ Cao Trí muốn trực tiếp hỏi tù binh Mai Văn Sổ một số vấn đề. Ngay sau đó, một cuộc hành quân phối hợp với Cảnh Sát Đặc Biệt, tấn công vào các mục tiêu t́nh báo hoạt động nội thành Sài G̣n do Ba Mai khai báo, kết quả bắt gọn ngay trong đêm bốn lưới Việt Cộng tại các quận 2, 3, 5, và quận 11, Sài G̣n,” ông kể tiếp.
Cũng ngay trong bữa cơm tối hôm đó, một chi tiết hết sức quan trọng được tiết lộ. Ngay trong đêm, trên các làn sóng phát thanh và đài truyền h́nh khắp miền Nam đồng loạt loan tin “Ông Mai Văn Sổ sinh năm… Tiểu Đoàn bậc Trưởng, cụm trưởng Cụm X.10 T́nh Báo, là anh em song sanh với ông Mai Văn Bộ, trung ương ủy viên của Đảng Lao Động Việt Nam ở Hà Nội, kiêm thứ trưởng Ngoại Giao của Hà Nội, kiêm Đại Sứ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ở Paris. Ông Sổ đă ra hồi chánh với chính phủ VNCH vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày N Tháng Bảy, 1969, tại cơ sở địa phương ở An Tịnh, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa. Ông đă khai báo với Quân Đội VNCH để triệt hạ các hạ tầng cơ sở ở An Tịnh, đồng thời triệt hạ bốn lưới t́nh báo trong nội thành Sài G̣n…”
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/CCB-Quan-Bao-Vu-Uyen-Giang-4.jpg[/IMG]
Ông Nguyễn Quang Vinh tại Arizona, 2015. (H́nh: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)
Chỉ một giờ sau đó, tất cả các phương tiện phát thanh của Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đều lên tiếng phủ nhận ông Mai Văn Bộ, trung ương ủy viên của Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng Cộng Sản Hà Nội trá h́nh) không có một người em song sinh nào tên Mai Văn Sổ, bí danh Ba Mai cả. Từ đó Mai Văn Bộ cũng bị triệu hồi về Hà Nội và biến mất khỏi các chức vụ đang nắm giữ trong suốt thời gian dài.
Sau đó Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo VNCH bố trí cho ông Mai Văn Sổ, bí danh Ba Mai, là thành viên của Phái Đoàn Ḥa Đàm Paris. Ông mặc veston, cravate, tay xách cặp ngồi chung với Phái Đoàn VNCH, và chính ông đă đứng lên tố giác trước quốc tế về những lời dối trá của Cộng Sản Hà Nội, giành chính nghĩa về cho VNCH trong những buổi họp tại Ḥa Đàm Paris.
“Sau 1975, ông Mai Văn Sổ cũng bị giam trong các trại tù cải tạo, ông sống rất cương liệt và lên tiếng phản đối nhiều vấn đề mà cai tù cũng không dám động đến ông. Riêng anh của ông Sổ, Mai Văn Bộ, bị giam lỏng tại Hà Nội, mất hết chức vụ đảng và chính quyền, bị theo dơi măi sau 1975 mới được thả,” ông Vinh cho biết.
Bị thương giải ngũ, vào làm tại Ṭa Lănh Sự Hoa Kỳ tại Tây Ninh
Tháng Sáu, 1972, tại chiến trường Tây Ninh, ông Vinh bị thương ở quận Khiêm Hanh, giải ngũ 1973, cấp bậc cuối cùng là trung úy. Sau đó ông vào làm cho Lănh Sự Quán Hoa Kỳ tại Tây Ninh. Mỗi quân đoàn có một Ṭa Tổng Lănh Sự và mỗi tỉnh đều có Lănh Sự Quán với năm cố vấn Mỹ, nhiệm vụ là gài người của ḿnh vào các Bộ Tư Lệnh Miền của quân giải phóng. (Văn Lan) [qd]
THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM
[IMG]http://www.conongviet.com/Pictures/VietNamFlag.gif[/IMG]
Quân Báo Vũ Uyên Giang cứu phi công Lư Tống bị giam trong trại Aran Jail Thái Lan
May 17, 2020 cập nhật lần cuối May 16, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/CCB-Vu-Uyen-Giang-Nguyen-Quang-Vinh-1.jpg[/IMG]
Ông Nguyễn Quang Vinh, tức Vũ Uyên Giang, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, California, năm 2015. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Văn Lan/Người Việt
ATLANTA, Georgia (NV) – Vũ Uyên Giang tức Nguyễn Quang Vinh, cựu kư giả tại Sài G̣n nhưng rồi ông xin gia nhập vào ngành Quân Báo sau khi tốt nghiệp Khóa 6/68 Thủ Đức. Tháng Sáu, 1972, tại chiến trường Tây Ninh, ông Vinh bị thương ở quận Khiêm Hanh. Năm 1973 ông xin giải ngũ, cấp bậc cuối cùng là trung úy.
Sau ngày mất nước năm 1975, ông Vinh phải đi “tŕnh diện” và được cấp giấy miễn đi “học tập cải tạo” v́ đă giải ngũ năm 1973, nên ở nhà. Nhưng sau đó ông lại bị bắt v́ lư do là “chuẩn úy cố vấn nhân dân tự vệ” trong khu cư xá Ngân Hàng Quốc Gia Nhà Bè.
Trốn tù “cải tạo,” vượt biển, làm việc tại Ṭa Đại Sứ Mỹ trên đất Thái
Ông bị đưa vào trại Thành Ông Năm, Hóc Môn, chuyển sang trại T3 v́ khai là sĩ quan văn thư. “Việt Cộng gọi quân bưu, tức người đưa thư,” ông nói và kể ông ở đó đến cuối năm 1975 th́ bị đưa ra đảo Phú Quốc. Khi quân Cambodia đánh vô đảo, ông lại bị đưa vào đất liền, nhốt ở trại Long Giao.
Đầu năm 1981 ông Vinh bị giam ở trại Suối Máu. Lợi dụng đêm tối, ông chui qua ống cống từ nhà bếp ra tới ngoài mương, đón xe lam từ Biên Ḥa về Sài G̣n. Cũng may ông gặp được người tài xế tốt bụng là lính VNCH chở về.
Sau đó ông làm họa sĩ trong Xưởng Phim Tổng Hợp Thành Phố, được vài tháng sau th́ bị lộ tung tích, ông phải thay đổi chỗ ở liên tục cho đến khi vượt biên.
Thư của ông Lê Văn Tống, tức Lư Tống, gửi cho ông Nguyễn Quang Vinh từ trại Galang, Indonesia, 1983. (H́nh: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)
Chuyến đi từ Cà Mau ông bị chủ ghe lừa mất sạch tiền và bị hải tặc tấn công ba lần nữa, cướp sạch trên biển không c̣n ǵ. Rồi may mắn ông cũng đến được Thái Lan, chuyển vào trại Songkhla.
“Ngay lập tức, tôi viết thư cho sếp của ḿnh là ông Walter McIntosh, Đệ Tam Tham Vụ tại Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Bangkok, và được đem về làm sĩ quan an ninh tại đó, với nhiệm vụ thanh lọc người trong các trại tị nạn được phép đi định cư ở các nước. Từ đây có nhiều việc phải làm, ghi lại nhiều kỷ niệm nhất trong đời khi tôi đă làm việc đúng với lương tâm và nghề nghiệp của ḿnh để giúp những người tị nạn được mau chóng đi định cư,” ông Vinh kể.
Cứu phi công Lư Tống bị giam
Từ năm 1980-1983 có nhiều trại tị nạn được lập ra trên đất Thái Lan để tập trung khoảng 300,000 người Việt vượt biển hoặc vượt thoát bằng đường bộ trốn chạy Cộng Sản, nếu tính cả người tị nạn Lào và Cambodia th́ con số này c̣n cao hơn nhiều.
Là viên chức thuộc Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bangkok, Thái Lan, ông Vinh, tên Mỹ là Victor, năm 1982 được lệnh đến vùng biên giới quận lỵ Aran Prathet, thuộc tỉnh Prachin Buri nằm về phía Đông Bắc Thái Lan. Tại đây, nhiệm vụ của ông là thanh lọc một số bộ đội Việt Cộng mới bị bắt trong các trận đánh với quân đội Thái, hoặc lực lượng Việt Cộng đào ngũ bỏ đơn vị trốn sang Thái Lan, hay bị bắt ngoài chiến trường khi đánh vào Cambodia. Tất cả đều bị giữ trong nhà giam của đơn vị 506 T́nh Báo Biên Giới thuộc Quân Đội Hoàng Gia Thái Lan do Đại Tá Tong Den làm chỉ huy trưởng. Tại đây ông Vinh làm việc chung với sếp Larry, người ở Bangkok, và Thomy.
Thomy tên thật là Thạch Thom, người Việt gốc Cambodia, cựu đại úy phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I VNCH ở Đà Nẵng. Sau năm 1975, ông Thomy cũng bị đi tù “cải tạo” một thời gian dài. Sau khi ra tù, ông Thomy vượt biên t́m tự do qua ngă Cambodia năm 1980. Khi tới Thái Lan, ông Thomy được làm việc tại văn pḥng của đơn vị 506 cho đến khi gặp ông Vinh năm 1982.
Có lần ông Thomy hỏi ông Vinh có biết một trung úy phi công VNCH hiện đang bị giam trong trại Aran Jail, không được tiếp xúc với bất cứ ai khoảng chín tháng nay, v́ người Thái cho rằng trung úy phi công là gián điệp cho Cộng Sản Việt Nam nên biệt giam ở khu đặc biệt, bị “đeo kiềng” (cùm chân trong ṿng có đeo một cục sắt rất nặng) 24 trên 24 giờ.
Ông Thomy cho biết người phi công này trong hồ sơ lư lịch chỉ vỏn vẹn có tên, cấp bậc nhưng không có số quân. Kết quả sưu tra từ Washington gửi về báo rằng “Trong Quân Lực VNCH và Không Quân VNCH không có ông đại úy nào tên Lư Tống mà không có số quân.”
“Tôi xem qua Bản Cung Từ Tù Binh do đơn vị 506 thiết lập, dịch sang tiếng Anh th́ thấy quả đúng như vậy, có bút phê bằng tiếng Thái của Đại Tá Tong Den. Tôi suy nghĩ bằng mọi cách phải cứu người này, qua sự quen biết với nhiều sếp lớn của ḿnh ở Bangkok mới được,” ông Vinh cho hay.
Thư tri ân của ông Lư Tống gửi cho ông Nguyễn Quang Vinh khi ở trại Phanom Samet, Thái Lan. (H́nh: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)
Lúc đó đa số bộ đội Việt Cộng bỏ ngũ bị giam ở trại đều thuộc thành phần con em miền Nam có cha anh bị tù “cải tạo.” Sau 1975 khi bị bắt đi nghĩa vụ quân sự, sang đến vùng biên giới Thái-Miên, các bộ đội này đă đào ngũ xin tị nạn ở Thái với hy vọng sẽ được các nước tự do cho định cư.
“Trong việc thanh lọc bộ đội, sau khi thẩm vấn Hạ Sĩ Bùi Văn Tranh, thuộc đơn vị súng cối 82 ly của Sư Đoàn 5 Việt Cộng (công trường 5) trú đóng tại Sisophon, tôi nhờ anh ta mang về trại giam một lá thư căn dặn thật kỹ là phải đưa tận tay Lư Tống, yêu cầu Tống viết một bản lư lịch đầy đủ chi tiết, xong giao lại cho Tranh chuyển lại cho tôi, nhất là phải tuyệt đối giữ kín không để người Thái biết tôi đang t́m cách cứu Tống,” ông Vinh kể.
“Hôm sau tôi nhận được thư của Lư Tống nhờ Tranh bí mật mang ra, với bản lư lịch đầy đủ của Tống. Cẩn thận hơn nữa, tôi nhờ các sếp lớn của tôi tại Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Bangkok, cả vị tướng chỉ huy trưởng Quân Báo Thái Lan can thiệp xuống trại 506 của Đại Tá Tong Den để xin một h́nh chụp của Lư Tống. Đích thân tôi cầm tấm h́nh này đến các trại tị nạn Sikiew, Phanat Nikhom để hỏi, nơi có những bạn học thời học sinh, hoặc nhiều quân nhân VNCH vượt biên ở trong trại tị nạn, hoặc bạn cùng tù, cùng khóa Không Quân học bên Mỹ. Mọi người đều xác nhận Lư Tống chính là Lê Văn Tống, trung úy phi công hoa tiêu A.37 trong Không Quân VNCH,” ông Vinh kể thêm.
Ông Vinh thở phào nhẹ nhơm nói: “Tất cả hồ sơ lư lịch của Lư Tống được hoàn tất với chứng từ của các nhân chứng, gửi qua văn pḥng Di Trú Bangkok, cơ quan JVA, Bộ Tư Lệnh Quân Đội Thái, Đơn Vị 309 Quân Báo Thái. Coi như đi gần tới đích rồi.”
Khi về tới Bangkok, ông Vinh nhận được bản kết quả sưu tra từ Washington cho thấy lư lịch Lê Văn Tống đúng 100%. Nhưng một chuyện phức tạp khác lại xảy ra. “Thay v́ chuyển Lư Tống qua trại Phanat Nikhom để làm thủ tục định cư như lời hứa, Đại Tá Tong Den lại tráo đổi giấy tờ và đưa Lư Tống qua trại Phnom Samet thuộc quyền kiểm soát của quân kháng chiến Miên, định mượn tay họ giết Tống, v́ với tính bướng bỉnh, cứng đầu như Tống rất dễ bị những người kháng chiến Miên sát hại,” ông Vinh nhớ lại.
“Tôi gọi điện thoại khắp nơi để khiếu nại về trường hợp của Tống, về sự vô kỷ luật của Đại Tá Tong Den, nhưng chẳng ai quan tâm, phần lúc đó tôi bận bù đầu suốt ngày để phỏng vấn và thanh lọc người đi theo chương tŕnh ODP và con lai, mỗi ngày khoảng 300 hồ sơ. Càng lúc càng lo lắng bồn chồn thấp thỏm không yên cho trường hợp của Tống,” ông Vinh nói.
Ông Vinh kể tiếp: “Giữa Tháng Hai, 1983, khi đang ăn sáng để chuẩn bị đi làm, tôi đă nhảy nhỏm người lên khi đọc bài viết trên tờ Bangkok Post, với tựa đề ‘Vietnamese Refugee Flees To Singapore the Hard Way’ của Barry Wain. Bài này được đăng trên tờ The Asian Wall Street Journal và tờ Bangkok Post đăng lại.”
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/CCB-Vu-Uyen-Giang-Nguyen-Quang-Vinh-4.jpg[/IMG]
Ông Nguyễn Quang Vinh (giữa) làm việc tại trại tị nạn Sikiew Thái Lan, 1983. (H́nh: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)
“Bài báo như có luồng điện làm tê cứng cả người, nỗi mừng vui choáng ngợp khiến tôi vụng về luống cuống, vội gọi điện thoại thông báo cho mấy người cùng làm trong Ṭa Đại Sứ mà tôi đă từng kể cho họ nghe về Tống trong thời gian ở trại Aran Prathet, đồng thời viết vài ḍng báo tin cho các bạn của Tống c̣n ở trại Sikiew biết tin,” ông Vinh hào hứng kể lại.
Sau này ông Vũ Uyên Giang, tức Nguyễn Quang Vinh, mới biết nguyên nhân là v́: “Lư Tống khi vào trại Aran Jail thuộc đơn vị 506 trên đất Thái, được một thượng sĩ đến phỏng vấn, Lư Tống không chịu, đ̣i phải được gặp giới chức thẩm quyền cao hơn, và đích thân Đại Tá Tong Den đă đến phỏng vấn. Ông ta là người quen thói hống hách, đập bàn quát tháo v́ có vài điểm nghi ngờ trong lời khai, và Lư Tống cũng nổi nóng không chịu hợp tác, hai người căi nhau khiến Tong Den để tâm thù ghét, từ đó ông đă giấu tung tích Lư Tống, không cho ai tiếp xúc.”
Cuối cùng khi bị giao qua trại Phanom Samet, ông Lư Tống lại trốn trại, vượt biên t́m tự do lần nữa, và đă bơi qua eo biển Johor Strait để vào được Singapore an toàn, đúng như tờ Bangkok Post đă tường thuật.
“Tôi rất vui mừng khi nghe tin một người bạn sơ giao nhưng tưởng chừng như tri kỷ, đă trở thành người tị nạn đường bộ có cuộc hành tŕnh bằng chân dài nhất, vượt qua hơn 2,500 cây số, vượt ngục ba nhà giam và bơi qua eo biển để vào Singapore. Tôi tin rằng con người như Tống chắc chắn sẽ không nằm yên chịu thúc thủ trong những ṿng rào thép gai của trại Phanom Samet,” ông Vinh nói.
“Cuối Tháng Sáu, 1983, tôi nhận được thư của Tống viết từ đảo Galang, Indonesia, trên một tờ giấy màu xanh, ở mặt kia có bài thơ ‘YOUR KINDNESS’ mà Tống viết tặng tôi trong đêm chia tay ở trại Aran Prathet. Những ḍng chữ quen thuộc của Tống khơi lại trong tôi những kỷ niệm lăng đăng ở vùng đất nắng cháy khô cằn, với t́nh thân của một người đồng hương, một bạn tù, một t́nh huynh đệ chi binh. Tất cả phải chăng là cái duyên với nhau trên phần đời lưu lạc xứ người!” ông Vinh bồi hồi cảm xúc.
Đập tan “Kế Hoạch Ba Bước” theo chân người đi xuất cảnh của Cộng Sản
Tại Việt Nam khi chương tŕnh xuất cảnh theo diện H.O hoặc O.D.P (Ra Đi Có Trật Tự) được xúc tiến theo thứ tự, ông Vũ Uyên Giang đang làm việc tại Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan, với nhiệm vụ thanh lọc hồ sơ cá nhân, ông có cơ hội điều tra một số hồ sơ được Việt Cộng bố trí cài người.
Mục đích của Việt Cộng là cài người ra hải ngoại hoạt động trong những chương tŕnh O.D.P, con lai, hoặc thuyền nhân, bộ nhân… theo “Kế Hoạch Ba Bước” với khẩu hiệu “Đánh Mỹ Ngay Trong Ḷng Nước Mỹ” và đă có những trường hợp bị phát giác trong lúc phỏng vấn, nhưng cũng có thể có những trường hợp lọt lưới.
“Kế Hoạch Ba Bước” của Cộng Sản gồm có: 1/Gây dựng cơ sở bằng nhiều h́nh thức: móc nối, tuyên truyền, dụ dỗ, hăm dọa… bằng mọi cách để các đối tượng mắc mồi chấp nhận hoạt động cho Cộng Sản. 2/Huấn luyện và đào tạo các đối tượng về t́nh báo do trường đảng phụ trách, người thường học ba tháng và đảng viên, đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản học sáu tháng. 3/Cài cắm, điều lắng, xâm nhập, và hoạt động.
-Trường hợp 1: Trịnh Văn Kim, trung úy Việt Cộng vượt biển bằng thuyền. Cuối năm 1981, trại tị nạn Sikiew trên đất Thái có ngôi trường trung tiểu học Our School (Trường Của Chúng Ta) từ lớp 1 đến lớp 9, dạy đủ các môn Toán, Lư Hóa, Khoa Học, Văn Chương, Anh, Pháp văn căn bản, để khi đi định cư, các em có thể học tiếp mà không bị dở dang, bỡ ngỡ.
Thuyền nhân Trịnh Văn Kim đi vượt biển cùng vợ và hai con. Con gái Kim học lớp 1 trường này, trong một lần nghịch phá, bị cô giáo phạt khẻ tay. Thay v́ ôn tồn giải quyết một cách nhẹ nhàng, ông Kim lại chạy đến trường hung hăng mắng nhiếc cô giáo thậm tệ. Trong lúc nóng giận, ông ta đă nói “Chúng mày đừng tưởng sang đây mà không ai làm ǵ được chúng mày!”
“Chính v́ câu nói này mà đương sự bị lộ tung tích, khi ban an ninh của trại đă báo cáo lên cấp trên ở Bangkok. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, chỉ vài ngày sau khi chúng tôi đến điều tra, phát giác ra Kim là trung úy Việt Cộng giả danh là người vượt biển t́m tự do. Trên thuyền c̣n có hai người cùng đồng bọn với Kim khai giả là người được Kim cho đi theo mà không lấy tiền. Tuy Kim đă khôn ngoan tạo dựng kịch bản rất khéo nhưng đều không qua được cuộc điều tra. Trịnh Văn Kim, trung úy Trạm Hải Quan Cảng Nhà Rồng Sài G̣n, được bố trí vượt biển theo Nghị Quyết 42/Trung Ương Đảng theo ‘Kế Hoạch Ba Bước,’ cài người vào các nước tự do để chờ thời cơ hành động,” ông kể.
-Trường hợp 2: Nguyễn Minh Hiếu, y sĩ trung úy Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, chương tŕnh O.D.P do vợ bảo lănh đi Mỹ. Nguyễn Minh Hiếu làm việc tại Bệnh Viện 3 Dă Chiến Sài G̣n, đă bị móc nối gài ra nước ngoài trong “Kế Hoạch Ba Bước.” Sau khi ṿng vo khai không đúng sự thật, phải xin khai lại khi bị phát giác, với lời khuyên phải thay đổi số điện thoại khi đến định cư ở Mỹ do vợ bảo lănh, cũng không xuất đầu lộ diện ở những nơi công cộng và chuyển địa chỉ nhà đi nơi khác để khỏi bị phiền phức.
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/CCB-Vu-Uyen-Giang-Nguyen-Quang-Vinh-5.jpg[/IMG]
Ông Nguyễn Quang Vinh (thứ hai, trái, hàng đầu) cầm biểu ngữ biểu t́nh trước Ṭa Bạch Ốc đ̣i nhân quyền cho Việt Nam, 1986. (H́nh: Nguyễn Quang Vinh cung cấp)
-Trường hợp 3: Nguyễn Xuân Bằng, cán binh Việt Cộng vượt biển bằng thuyền. Giữa Tháng Mười Một, 1981, chiếc ghe của Đoàn Văn Sáng, chủ nhiệm Hợp Tác Xă Mây Tre Quận 4, chở hơn 20 người công nhân cập vào miền Nam Thái Lan, quận Hua Sai, tỉnh Nakhon Si Thammarat, được chuyển lên Trại Songkhla. Tất cả mọi người đều khai được ông Sáng cho đi không lấy tiền, trong đó có Nguyễn Xuân Bằng, khai là giáo dân Công Giáo, là giao liên trong vụ án nhà thờ Vinh Sơn tại Sài G̣n nên được chấp thuận cho đi Mỹ.
“Nếu Bằng cứ sống yên như vậy chờ đúng ngày giờ đi định cư ở Mỹ, th́ mọi việc sẽ êm xuôi, nhưng anh ta đă viết một bức thư gửi về người chú, báo tin hồ sơ đă được chấp thuận, chờ ngày đi định cư, nhân đó y xin ông chú gửi qua cho một ‘Đôi Dép Màu Trắng.’ Chính đó là điểm tự tố cáo và sau khi điều tra lại, y chính là cán binh Việt Cộng do ông chú là Tỉnh Ủy Viên tỉnh Thái B́nh sắp xếp cài vào để đi Mỹ theo ‘Kế Hoạch Ba Bước.’ ‘Đôi Dép Màu Trắng’ chính là mật mă để ông chú gửi số điện thoại cho Bằng để liên lạc với người của tổ chức khi vào đất Mỹ,” ông Vinh cho biết.
Sang Mỹ trở lại nghề báo
Kể về quăng đời của ḿnh, người chiến sĩ Quân Báo Nguyễn Quang Vinh năm xưa cho hay, thời gian qua mau, mới đó mà đă gần nửa thế kỷ, khi người Việt đă bỏ xứ ra đi t́m tự do nơi xứ người. Có người đă quyết chí học hành, làm việc cật lực để đóng góp cho quê hương mới, nhưng cũng có những thành phần được cài vào, mong chờ thời cơ để hoạt động cho quyền lợi của ḿnh.
“Ngồi kể những chuyện về ông Ba Mai (xem lại nhật báo Người Việt số ra ngày Chủ Nhật, 10 Tháng Năm), tôi cũng không khỏi ngậm ngùi thương cho một bậc tiền bối rất chân thật và toàn tâm hợp tác với an ninh của VNCH, khai hết tất cả những ǵ ông biết mà không giấu giếm quanh co… Chính v́ thế ông đă được cải danh thành người Hồi Chánh Viên, có cơ hội hợp tác trong phái đoàn Ḥa Đàm Paris của chính phủ VNCH. Xin thắp nén hương ḷng để tưởng niệm người cán bộ trung cấp hoạt động lâu năm trong hàng ngũ Cộng Sản, khi thức tỉnh quay về với chính nghĩa quốc gia đă hoạt động tận tụy trong chức năng được giao phó. Đến khi bị bắt trong lao tù Cộng Sản ông vẫn kiên quyết sống kiêu hùng, không khuất phục,” ông Vinh xúc động nói.
Quân Báo Vũ Uyên Giang tên thật là Nguyễn Quang Vinh, cựu kư giả ở Sài G̣n (1966-1968).
Sĩ Quan Trừ Bị Quân Lực VNCH phục vụ trong ngành Quân Báo (1968-1973).
Nhân viên Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n (1973-1975).
Tù nhân trong các trại “cải tạo” của Cộng Sản (1975-1981).
Vượt biển t́m tự do, đến Thái Lan năm 1981, trở thành nhân viên Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bangkok, Thái Lan.
Sang Mỹ, ông học trường Đại Học Cộng Đồng Wilbur Wright College, Chicago, Illinois (1983-1986).
Học xong, ông trở lại nghề báo, làm chủ bút Chicago Việt Báo (1986-1987), chủ nhiệm/chủ bút Nguyệt San Thời Việt Chicago (1987-1992).
Tiếp theo ông làm chủ nhiệm/chủ bút Tạp Chí Đất Sống tại Charlotte, North Carolina và San Leandro, California (1993-2007), chủ trương Nhà Xuất Bản Đất Sống 2006.
Tháng Bảy, 2007, ông về hưu. (Văn Lan) [qd]
—–
Xem lại kỳ trước: Quân Báo Vũ Uyên Giang và những trận đánh cân năo