Phần 1. Chương 7: GIẢI TÁN QUY CHẾ ĐIỀN CHỦ Và CƯỠNG BÁCH CANH TÁC TẬP THỂ--
.
Căn cứ theo các tài liệu vừa mới công khai hóa trước quần chúng, người ta thấy rằng chính sách canh tác tập thể là một cuộc tuyên chiến của nhà nước cộng sản chống lại toàn thể nông dân trên toàn nước Nga.
Riêng trong năm 1930, nhà nước cộng sản lưu đày 2 triệu nông dân. Qua năm 1931, chính quyền bắt thêm một triệu tám trăm ngàn nông dân. 6 triệu người chết đói v́ không có đủ lương thực. Trên đường chở đến các trại lao động khổ sai, có hàng trăm ngàn người chết thê thảm. Các con số người chết trên đây đă nói lên tấm thảm kịch của chiến dịch tấn công nông dân do nhà nước cộng sản chủ mưu.
Ngoài các diễn biến xảy ra rong suốt mùa Đông 1929-1930, các cuộc đàn áp nông dân c̣n kéo dài thêm vài năm sau đó. Cao điểm của cuộc tàn sát diễn ra trong năm 1932 và 1933, với số người chết đói lên cao nhất. Đó là hệ quả của chính sách nhằm '' đánh tan âm mưu chống đối nhà nước của bọn nông dân ''. Chính sách đàn áp nông dân được coi như một thí điểm , lấy kinh nghiệm để sau này nhà nước áp dụng vào các thành phần xă hội khác. Học hỏi kinh nghiệm khủng bố là giai đoạn quyết định quan trọng trong chính sách khủng bố của Staline.
Trong bản phúc tŕnh gởi cho Ủy ban trung ương đảng trong phiên họp hồi tháng 11 năm 1929, ông Viatcheslav Molotov tŕnh bày :'' Vấn đề tốc độ thi hành chính sách tập thể hóa không quan trọng. Nếu từ nay cho đến đầu năm tới các đế quốc không tấn công chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được thắng lợi về kinh tế và sẽ thành công trong chính sách tập thể hóa.''
Chính quyền thành lập một uỷ ban đặc biệt soạn thảo lịch tŕnh tập thể hóa với các chỉ tiêu gia tăng. Ngày 5 tháng giêng năm 1930 nhà nước cộng sản cho thi hành chương tŕnh tập thể hóa nông nghiệp . Vào mùa Thu năm 1930, các vùng Bắc Caucase, vùng trung và hạ lưu sông Volga sẽ đi vào nề nếp làm ăn tập thể. Các vùng sản xuất nông sản lớn lần lượt vào tập thể trong ṿng một năm sau.
(.....[I]C̣n tiếp[/I]...)