NHỮNG PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ CUẢ HẢI QUÂN TRUNG QUỐC
KHÁT QUÁT VỀ NHỮNG CHƯƠNG TR̀NH PHÁT TRIỂN HIỆN NAY
Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) hiện có 77 tàu chiến, 56 tàu ngầm hạt nhân và đi-ê-zen, hơn 50 tàu đổ bộ lớn, hơn 50 tàu tuần tiễu trang bị tên lửa, và một lực lượng yểm trợ vùng nước sâu đang được phát triển. Lực lượng này bao gồm 11 tàu khu trục tên lửa hiện đại và 16 tàu frigat tên lửa hiện đại. Từ cuối năm 2006 đến giữa năm 2007, 2 tàu khu trục mới Type 051C (Luyang II) và 2 tàu frigat Type 054A (Jiangkai-II) sẽ được đưa vào sử dụng, cùng với đốc đổ bộ đầu tiên do Trung Quốc chế tạo (Type 071 LPD). Tàu sân bay Varyag trước đây tiếp tục được sửa chữa, và có thể được sử dụng vào cuối năm 2008. 18 tàu khu trục loạt Type 051 và hơn 30 tàu frigat loạt Jianghu vẫn đang được sử dụng. Ngoài ra, Lực lượng hải quân đánh bộ Trung Quốc bao gồm Lữ đoàn hải quân đánh bộ số 1 và 164 thuộc Hạm đội Nam Hải và Đông Hải. Cùng với việc tiếp tục hiện đại hóa binh chủng không quân hải quân – bao gồm 8 sư đoàn không quân hải quân và 2 trung đoàn trực thăng trang bị cho tàu – là việc sẵn sàng yểm trợ để thực hiện cả những nhiệm vụ ở bờ biển và những nhiệm vụ ở vùng nước sâu. Hải quân Trung Quốc khá lớn nhưng không hiện đại so với hải quân các nước Tây Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Các nhà quan sát tin rằng, trước mắt trọng tâm hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là triển khai một lực lượng có thể giành thắng lợi trong một cuộc xung đột không kéo dài với Đài Loan và hoạt động như một lực lượng chống thâm nhập nhằm răn đe sự can thiệp của Mĩ hoặc tŕ hoăn được sự tham chiến của các lực lượng Mĩ, đặc biệt là lực lượng không quân và hải quân, vào một cuộc xung đột như thế. Một số nhà phân tích dự đoán rằng khoảng năm 2010 Trung Quốc có thể có được một lực lượng chống thâm nhập đường biển. Các nhà quan sát khác tin rằng Trung Quốc sẽ có lực lượng này muộn hơn.Những mục tiêu có tiềm năng lớn hơn hoặc lâu dài hơn của việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc bao gồm củng cố giới lănh đạo quân sự cấp quân khu của Trung Quốc và bảo vệ những lợi ích về lănh hải, kinh tế và năng lượng của Trung Quốc”.
NHỮNG ĐỘNG CƠ HIỆN ĐẠI HÓA
Trung Quốc có nhiều động cơ để tăng cường và hiện đại hóa các lực lượng hải quân của họ. Trong đó có nhiều động cơ nhằm đạt được những mục tiêu an ninh quốc gia lớn hơn; động cơ tiên quyết là đảm bảo sự tồn tại của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP). Tất cả những mục tiêu khác nhằm duy tŕ sự toàn vẹn lănh thổ và an ninh trong nước của Trung Quốc. Bao gồm:
+ Duy tŕ nhịp độ phát triển kinh tế cao: Đối với giới lănh đạo Trung Quốc, đây là công cụ để đạt được tất cả những mục tiêu khác, kể cả có được những lực lượng quân sự thỏa đáng để duy tŕ an ninh quốc gia và sự toàn vẹn lănh thổ như Sách Trắng 2006 của Trung Quốc đă tuyên bố: “Hiện đại hóa quốc pḥng và quân đội, được tiến hành dựa trên nền tảng phát triển kinh tế vững chắc, là yêu cầu để theo kịp những xu hướng mới trong cuộc cách mạng và phát triển toàn cầu trong lĩnh vực quân sự….”.
+ Ngăn chặn sự li khai hợp pháp của bất ḱ tỉnh nào, kể cả Đài Loan, đồng thời duy tŕ vai tṛ sống c̣n và lănh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
+ Nâng cao toàn diện sức mạnh quốc gia. Ở đây bao gồm sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, chính trị và ngoại giao được tăng cường kết hợp với những thành phần “sức mạnh mềm” (sức mạnh phi đối xứng). Cuối cùng là phát triển Trung Quốc như một cường quốc thế giới, có sức mạnh toàn diện nhất.
Sách Trắng gần đây nhất của Lầu Năm Góc đệ tŕnh lên Quốc hội Mỹ (2006), đă có một số thay đổi trong đánh giá bao gồm :
- Trái với một phân tích của năm 2002 cho rằng Trung Quốc không chế tạo tàu sân bay, th́ nay một vài nhà phân tích dự đoán rằng tàu sân bay dùng cho máy bay cất hạ cánh thông thường (CTOL) đầu tiên sẽ hoạt động vào năm 2015 (không ám chỉ tàu Varyag);
- Thông tin cập nhật về tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) Đông phong 31 (DF-31) và DF-31A mới :
- Triển khai lực lượng tăng cường đối phó với Đài Loan (ở Nam Kinh, Tế Nam, Quảng Châu), bao gồm 300 xe tăng và tăng thêm 25.000 quân (tổng số lên đến 400.000), với 11 cuộc tập trận đổ bộ được tiến hành trong 6 năm qua.
Dưới đây là tóm tắt về các chương tŕnh tàu, tên lửa, máy bay và các chương tŕnh khác.
HIỆN ĐẠI HÓA TÀU NGẦM
Người ta tin rằng chiếc tàu Type 039G (lớp Tống II) đă được đưa vào sử dụng trong năm 2006, có 3 tàu đang được chế tạo là: tàu Type 094 (Jin) SSBN; Type 093 (Shang) SSN và Type 041 (lớp Viên), vùng với việc đặt mua tàu Type 636 (lớp Kilo) SSK. Tàu Type 091/09 (lớp Hán) N0403 đă được hiện đại hóa và đại tu trong khoảng thời gian từ 2003-04, bao gồm mở rộng thân tàu 8m để có thể lắp đặt thêm sonar mạng kéo thụ động mới cùng với khả năng phóng ngư lôi chống ngầm Ying-ji-82. Những tàu khác có thể cũng sẽ được hiện đại hóa tương tự. Tàu N0401 hiện không hoạt động, nhưng có lẽ kế hoạch chế tạo lại và hiện đại hóa sẽ được bắt đầu trong năm 2007.
- Tàu SSBN lớp “Jin”: tàu đầu tiên thuộc lớp tàu này đă được hạ thuỷ năm 1999 tại xưởng đóng tàu Huludao và bắt đầu thử nghiệm trên biển năm ngoái. Một bức ảnh chụp tại xưởng Huludao cho thấy tàu ngầm này rất giống với tàu ngầm Delfin (Project 677BDR, Delta III) của Nga nhưng thiếu thiết bị tung sonar mạng kéo ở phía trên cánh thẳng đứng. Tàu mang 12 tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 (CSS-NX-4), có 3 hoặc 4 khoang trở về khí quyển mang nhiều đầu đạn (hạt nhân) tiến công các mục tiêu độc lập (MIRV) 90-kT hoặc đầu đạn đơn lớn hơn tầm 8.000km. Người ta tin rằng chiếc thứ 2 đă được hạ thủy khoảng tháng 9/2004 và ít nhất có 4 chiếc sẽ được chế tạo.
- Tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) lớp “Shang”: tàu SSN thế hệ thứ hai, về độ ồn tàu này có thể so sánh với tàu ngầm Project 671RTMK (Victor III) của Nga, cũng có thiết kế thân tàu kép và những tính năng khác, đó là kết quả của sự giúp đỡ của Văn pḥng thiết kế trung ương RUBIN, theo một hợp đồng với Trung Quốc. Tàu được trang bị một sonar H/SQG-207 mạng kéo mới được lắp đặt ở thân tàu. Tàu được lắp một thiết bị đẩy 7 cánh quạt, với tốc độ dưới nước có thể đạt 30-32 hải lí/giờ. Rơ ràng có lớp vật liệu giảm tiếng động ngoài thân tàu, cũng như các hệ thống sonar thụ động lắp đặt hai bên mạn tàu. Tàu được trang bị 2 hoặc 4 ống phóng ngư lôi 650mm, cùng với 4 ống phóng ngư lôi 533mm và ngư lôi Yu-6 hoặc Yu-8/TEST-71MKE. Hai tàu này đă hoàn tất giai đoạn thử nghiệm của nhà chế tạo, chiếc đầu tiên có thể được đưa vào sử dụng cuối năm nay, chiếc thứ hai vào khoảng giữa năm 2008. Chiếc tàu thứ 3 đang được chế tạo. Lầu Năm Góc dự tính đến năm 2010 sẽ có 3-4 tàu được đưa vào sử dụng, và nhu cầu có thể lên 8 đến 10 tàu.
- Tàu SSK lớp “Viên”: dựa vào tàu Project 636 đă được nâng cấp và kết hợp một vài chi tiết thiết kế của tàu Type 039G, chiếc tàu đầu tiên (N0330) đă được hạ thủy tháng 5/2004 và qua thử nghiệm năm 2005; Thân tàu N02 được hoàn thành tháng 12/2004. Thân tàu N01 được chế tạo tại Công ty công nghiệp đóng tàu Vũ Hán; và hiện Xưởng đóng tàu Giang Nam đă thay thế việc chế tạo tàu Type 039G1 bằng một thân tàu lớp “Viên” mới. Thêm 2 tàu nữa hiện đang được chế tạo tại Vũ Hán. Đến năm 2010, tàu số 9 và 10 có thể được đưa vào sử dụng. 20 tàu lớp này có thể sẽ được chế tạo và Xưởng đóng tàu Giang Nam có thể sẽ được đưa vào chương tŕnh này trong năm 2006 với việc hoàn thành tàu lớp “Tống-II”. Người ta cho rằng động cơ đẩy là một động cơ đi-ê-zen MTU-16V được chế tạo theo giấy phép tại Công ti Shaanxi Diesel Mfg. Có tất cả tính năng của tàu Project 636, tàu lớp này c̣n mang tên lửa chống tàu YINGJI-82 (YJ-82) và một tổ hợp ngư lôi chống tàu và tác chiến chống ngầm.</SPAN>
- Tàu SSK lớp “Tống-II”: Tàu lớp Tống-II cải tiến (Type 039G) cuối cùng đă được hoàn thành năm ngoái, sau 12 tàu đang hoạt động. Được lắp động cơ đi-ê-zen MTU 12V 493 chế tạo theo giấy phép, tàu lớp này mang thiết bị đẩy 7 cánh quạt đầu tiên trong các lớp tàu của Trung Quốc. Tốc độ đi ngầm được đặt ra là 22 hải lí/giờ, để lặn sâu 300m. Chiếc tàu lớp Tống-I đầu tiên được hạ thủy vào tháng 5/1994 nhưng có những nhược điểm trong thiết kế và không được sử dụng cho đến năm 1999. Đă có những thay đổi ở tàu lớp Tống-II (số 32) và tàu này được đưa vào sử dụng tháng 4/2001. Xê-ri tàu Type 039G1 bắt đầu với thứ tự tàu số 7, hạ thuỷ năm 2003. Tàu mang 6 ngư lôi 533mm, các ngư lôi tác chiến chống ngầm điều khiển bằng dây, và ngư lôi chống tàu tiêu chuẩn Yu-4G (SAET-60), Yu-7 (Mk.46 Mod.2), với tàu Type 039G1 cải tiến, trong lựa chọn vũ khí, có thể được trang bị thêm 4 tên lửa chống tàu YINGJI-62 (YJ-62).
- Tàu SSK lớp Project 636M: Năm 2002, Trung Quốc đặt mua 8 tàu Kilo cải tiến với một hợp đồng trị giá 2 tỉ USD; chiếc đầu tiên đă cập bến Thượng Hải tháng 2/2005 và chiếc thứ 2 đă được hạ thủy tháng 7/2005. Năm tàu đă được chuyển giao vào tháng 1/2006; chiếc thứ 6 và 7 đă được chuyển giao tháng 6/2006; theo dự định chiếc cuối cùng sẽ được chuyển giao vào giữa năm nay. Hải quân Trung Quốc có 2 tàu ngầm Project 877EKM (số hiệu 354, 365) và 2 tàu ngầm Type 636 (số hiệu 366, 367), tất cả những tàu này được biên chế trong Hạm đội Đông Hải tại Xiangshan. Loại tàu này có thể lặn sâu hơn 225m, thực hiện hành tŕnh trên biển 45 ngày. Được trang bị 6 ống phóng ngư lôi và thông thường mang 18 ngư lôi. Tàu được thiết kế để có thể mang bất ḱ hệ thống nào trong 3 hệ thống vũ khí kết hợp với tên lửa CLUB-S/3M54 SLCM (Mach 0,8, tầm 300km đối với kiểu ngư lôi chống ngầm). Một ống phóng tên lửa pḥng không với 8 tên lửa pḥng không STRELA-3/SA-N-8 GREMLIN tầm gần được trang bị cho các tàu loại này của Nga, nhưng không chắc chắn liệu có được trang bị cho các tàu của Hải quân Trung Quốc không. Loạt tàu mới sẽ được trang bị tên lửa CLUB-S (Novator 3M54E; SS-N-27; tầm:300km, Mach 0,8), theo một hợp đồng được kí tháng 5/2002. Cuối năm 2005, Trung Quốc cũng đă xác nhận về những hợp đồng mua hệ thống tên lửa chống tàu VA-111E SHKAVAL do Nga chế tạo, loại tên lửa có tầm 8km ở tốc độ 200 hải lí/giờ và được phóng từ những ống phóng ngư lôi 533mm tiêu chuẩn. Nga coi tên lửa này như một vũ khí “cuối cùng” dùng để đối phó với tàu hoặc tàu ngầm.
[IMG]http://i42.tinypic.com/2ir7qyx.jpg[/IMG]
Hải quân TQ trong tàu ngầm lớp Kilo
TÀU SÂN BAY VÀ CÁC CHƯƠNG TR̀NH MÁY BAY TIÊM KÍCH PHỐI HỢP
Công việc liên quan đến tàu sân bay Varyag vẫn tiếp tục và một công ty thiết kế tàu biển ở Vũ Hán đă có 3 mẫu thiết kế tàu sân bay để trưng bày. Ngoài ra, một động cơ đẩy lớn đang được chế tạo tại Thượng Hải (Varyag được chuyển giao mà không có động cơ đẩy). Trong 2 năm, từ năm 2002, công việc này đă được tiến hành tại Xưởng đóng tàu Đại Liên. Trung Quốc đă mua của U-crai-na một mẫu máy bay T-10K FLANKER dành cho hải quân. Chỉ ngay sau triển lăm EURONAVAL 2006, Nga khẳng định Trung Quốc đă đặt mua 2 máy bay Sukhoi Su-33 FLANKER. Mat xcơ va dự tính đơn đặt hàng có thể lên tới 48-50 chiếc sau những đợt chuyển giao trong 5 năm tới, mỗi đợt từ 12 đến 18 máy bay, với tổng trị giá hợp đồng khoảng 2,5 tỉ USD. Những máy bay này có thể trang bị cho 3 trung đội không quân của Hải quân Trung Quốc, cùng với một phi đội huấn luyện nhỏ hơn.
Công ti KnAAPO của Nga chế tạo tất cả các máy bay FLANKER dùng cho hải quân và có thể chia sẻ với Sukhoi bất ḱ một hợp đồng nào như thế. Máy bay Su-33, có tốc độ Mach 2+, tầm 3.000km và có rất nhiều giải pháp lựa chọn trang bị vũ khí, sẽ tăng cường được khả năng tác chiến ngoài khơi hiện nay của Hải quân Trung Quốc. Máy bay này sẽ được trang bị cho tàu sân bay Varyag trong vài năm tới. Những vũ khí Trung Quốc có thể đặt mua bao gồm tên lửa chống tàu (ASM) Novator KS-172 tầm 300km, tên lửa chống bức xạ (ARM) Kh-59MK và Kh-31, tên lửa không đối không (AAM) Vympel R-77, cùng với tên lửa Navator phóng từ tàu ngầm mà Hải quân Trung Quốc đă mua, tên lửa hành tŕnh phóng từ trên không (ALCM) 3M-54E rất có thể cũng được chọn để trang bị cho máy bay Su-33.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng khi tàu sân bay Varyag được triển khai th́ cũng không thể thiếu vai tṛ của trực thăng. Trực thăng sẽ bao gồm trực thăng tác chiến chống ngầm Ka-28 HELIX và trực thăng kiểm soát và báo động sớm đường không Ka-31 (Ka-252 RLD). Trung Quốc đang t́m hiểu về kiểu trực thăng tiến công và yểm trợ hoả lực Ka-252TB (Ka-29), nhưng loại này có lẽ để dùng cho lực lượng tàu đốc đổ bộ có sàn đỗ máy bay (LPD) Type 071 và tàu đổ bộ xe tăng (LST) mới.
[IMG]http://i40.tinypic.com/mwv1xw.jpg[/IMG]
Varyag tại cảng Đại Liên
Ngày 26/11 năm ngoái có một sự kiện đáng lưu ư: một quan chức của Bộ Quốc pḥng Đài Loan báo động rằng Đài Loan rất cần tàu ngầm để tự vệ đối phó với sự phát triển nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, kể cả kế hoạch trang bị 2 tàu sân bay vào năm 2020. Các nhà phân tích lo ngại sự mở rộng của Hải quân Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ vô hiệu hóa sự hiện diện của Hải quân Mĩ trong khu vực này.
Theo nguồn tin của báo United Daily News và Apple Daily, Chen Yung-kang, một quan chức của Bộ Quốc pḥng Đài Loan, cho biết tàu sân bay Varyag mà Nga đă hoàn tất một nửa hiện đang được sửa chữa ở Đại Liên và sẽ sẵn sàng dùng cho mục đích huấn luyện của Hải quân Trung Quốc trong 6 năm nữa. Ngoài ra, ông Chen c̣n cho biết “ Hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch chế tạo tàu sân bay của riêng họ, mà theo dự định sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020”.
Tuy nhiên, những tuyên bố của Bắc Kinh ám chỉ nhiều hơn tới nhu cầu về một lực lượng gồm 3 tàu sân bay, có thể có hoặc không có tàu sân bay Varyag. Những cơ quan đóng vai tṛ then chốt trong những nỗ lực của Trung Quốc bao gồm Viện nghiên cứu thiết kế 702 và Trung tâm nghiên cứu về tàu Wuxi. Nếu như một hợp đồng về tàu sân bay của Trung Quốc được thực hiện trong năm 2006, nó sẽ được hạ thủy trước năm 2011 và được đưa vào sử dụng trước năm 2014; và tiếp theo đến năm 2016 chiếc thứ hai có thể được đưa vào sử dụng.
GIẢM CHẾ TẠO MỚI TÀU KHU TRỤC
Gần đây, việc giảm chế tạo tàu khu trục được coi là không đáng kể. Điều này có thể liên quan đến tài chính, hoặc có thể liên quan đến việc thảo luận về loại tàu nào tiếp theo sau khi tàu pḥng không Type 051C và tàu đa năng lớp 052C, hoặc tàu Type 054A được chấp thuận là thiết kế tàu frigat tên lửa tương lai, 3 hoặc 4 xưởng đóng tàu chiến chính sẽ được chỉ định để chế tạo thiết kế này.
Tàu khu trục pḥng không Type 051C (lớp “Lư Châu”) (“Thẩm Dương” DDG-115) và “Shijiazhuang” (DDG-116) đang trong giai đoạn lắp đặt cuối cùng và sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2008. Cả hai tàu này sẽ được biên chế cho Hạm đội Bắc Hải khi đưa vào sử dụng. Tàu được trang bị tổ hợp tên lửa pḥng không Altair S-300F/RIF-M (SA-N-6/GRUMBLE), với tên lửa 5V55RM trong 6 hệ thống phóng thẳng đứng kiểu ổ quay, có tầm 75km. Các nguồn tin của Nga cho biết tên lửa pḥng không RIF-M đă xuống cấp và không thể thực hiện được nhiệm vụ chống tên lửa đường đạn chiến thuật. Một hệ thống pháo chủ lực Type 210 100mm được bố trí ở phía trước tàu, phát triển từ hệ thống pháo tự động Creusot-Loire T100C được bán cho Trung Quốc từ giữa thập kỉ 80. Nó trở thành hệ thống pháo chủ lực tiêu chuẩn trang bị cho tất cả các lớp tàu mới, ngoại trừ tàu DDG Type 956 do Nga chế tạo. Tám tên lửa chống tàu YINGJI-83 được trang bị cho tàu, có tầm tiến công 120km với khả năng tiến công lướt trên biển 5m ở 0,9 Mach.
Hiện có 3 tàu khu trục đa năng Type 956/956EM (lớp Sovremenny) ở Trung Quốc và chiếc thứ tư (DDG-139) vẫn đang ở Nga, nhưng có thể sẽ được chuyển cho Trung Quốc trong năm nay. Những tàu khu trục đang hoạt động là: tàu “Hàng Châu” (DDG-136), “Phúc Châu” (DDG-137) và “Taizhou” (DDG-138) – tất cả 3 tàu này hiện được biên chế trong Hạm đội Đông Hải. Điều làm cho lớp tàu này trở nên nổi trội là do tàu được trang bị 8 tên lửa chống tàu MOSKIT 3M-80MBE (SS-N-22 SUNBURN), có tầm 200km và tốc độ 2,5 Mach. Đầu đạn được chọn có thể bao gồm một đầu đạn hạt nhân thông thường (20kT) 300kg. Một thiết bị sục sạo trên không 3 chiều TOP PLADE (230km) và 6 hệ thống điều khiển hoả lực tên lửa cho tên lửa hạm đối không SA-N-7, cùng với hệ thống vũ khí đánh gần (CIWS) KITE SCREECH (AK-130) và BASS TILT (AK-630).
Tất cả loạt tàu này đều mang hệ thống tên lửa hạm đối không (48 tên lửa) dẫn đường bằng radar SHTIL 9M38 (SA-N-7 GRIZZLY), tầm xa 25km. Pháo chủ lực là một hệ thống pháo kép 130mm rất mạnh AK-130 (MR-184), có khả năng bắn 35 đến 50 viên đạn/phút. Tàu Type 956 có thể mang 4 hệ thống vũ khí đánh gần 6 ṇng AK-650. Tất cả các tàu đều được trang bị trực thăng tác chiến chống ngầm PLA-N Ka-28 HELIX hoặc Z-9C (2 trực thăng). Chiếc thứ hai đă có sự thay đổi trong hệ thống vũ khí đánh gần. Hiện hệ thống vũ khí đánh gần KASHTAN được lắp đặt ở giữa tàu, bao gồm 2 hệ thống pháo 30mm GSh-6-30L Gatling/2 hệ thống SAM KORTIK (SA-N-11/GRISON) tầm gần.
Trong khi các tàu đều mới, th́ đa số sensor và vũ khí đều từ giữa thập kỉ 80 và tương tự như của phương Tây và Lực lượng pḥng vệ trên biển của Nhật Bản. Vai tṛ của những tàu này của Nga là đa năng, tác chiến chống ngầm (AsuW) và vai tṛ này không thay đổi trong Hải quân Trung Quốc, điều này trở thành thách thức đối với Hải quân Mĩ khi phải bám theo những tàu này trong bất ḱ cuộc xung đột nào ở Đài Loan. Các nguồn tin của Trung Quốc cho biết họ đă mua thêm 2 tàu nữa trong năm 2002.
Tàu Type 052C (lớp “Luyang-II”): 2 tàu này hiện đang hoạt động và được biên chế trong Hạm đội Nam Hải. Là tàu DDG đa năng 6.500 tấn, được chế tạo tại Xưởng đóng tàu Giang Nam (Thượng Hải), nhưng hiện vẫn chưa có thêm tàu lớp này. Đây là một lí do để Trung Quốc trang bị thêm tàu DDG trong thời gian tới. Vũ khí, sonar điện tử và hệ thống SAM HHQ-9 của tàu tạo ra khả năng pḥng không mới cho các Lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Trung Quốc trong vùng biển dễ xảy ra xung đột ở Biển Đông.
[IMG]http://i43.tinypic.com/20g1yle.jpg[/IMG]
Type 052C Haikou trên vùng Biển Đông
Những tàu này là tàu duy nhất được trang bị 2 hệ thống radar mạng pha đặt trên đài chỉ huy nối với hệ thống SAM HHQ-9. 48 tên lửa được mang trong 8 ống phóng. 6 ống phóng được đặt ở phía trước của đài chỉ huy phía dưới hệ thống vũ khí đánh gần Type 730. Hệ thống SAM HHQ-9 là một tên lửa có thiết bị dẫn đường đầu cuối và tương tự như kiểu SAM của PLA. Hai tàu – “Lan Châu” (DDG-170) và “Haikou” (DDG-171) – được trang bị 8 tên lửa chống tàu YINGJI-62 (YJ-62) với tầm 280km, với một đoạn dẫn đường đầu cuối (40km) lướt trên biển ở độ cao 7- 10m. Dẫn đường ban đầu của tên lửa là một radar BAND STAND đặt trên đài chỉ huy. Các sensor khác bao gồm thiết bị sục sạo trên không 2 chiều tầm xa KNIFE REST (Type 517H-1) và thiết bị điều khiển hỏa lực RICE LAMP (Type 327G/EFR-1) dùng cho hệ thống vũ khí đánh gần.
Có một hệ thống pháo chủ lực duy nhất Type 210 100mm (nhịp độ bắn là 90 viên đạn/phút) đặt ở phía trước, cùng với hệ thống vũ khí đánh gần Type 730. Những tàu mới c̣n được lắp đặt 4 ống phóng nhiễu 16 ṇng, thay thế những ống phóng nhiễu thế hệ trước được trang bị cho các tàu khu trục và frigat trước đây. Tác chiến chống ngầm của Trung Quốc chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động từ xa của trực thăng Ka-28 HELIX và Z-9C trang bị cho mỗi tàu chiến. Trong một số hoạt động của tên lửa chống tàu, Ka-28 được kết hợp với radar BAND STAND. Cũng như với các tàu khu trục và tàu frigat khác của Trung Quốc, những tàu này được lắp ống phóng ngư lôi tác chiến chống ngầm 324mm (Mk.46 Mod.2) dùng cho ngư lôi Yu-7.
Tàu sử dụng cùng loại thân tàu như tàu Type 052B (lớp “Quảng Châu”), động cơ đẩy bao gồm động cơ DA80/DN80 do U-crai-na chế tạo và 2 động cơ điêzen Shaanxi (MTU 20V956TB92).