Vinashin chính thức bị kiện
Theo tin BBC:
[url]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111105_vinashin_court_case_filed.shtml[/url]
[QUOTE]"Về cơ bản các chủ nợ có thể khiến Vinashin không thể nào kinh doanh được ở nước ngoài," bài viết cho biết.
...
Giới quan sát nhận định bê bối Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam đối với cả các công ty cho vay quốc tế và có khả năng làm chậm lại ḍng vốn đầu tư nước ngoài giúp tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này[/QUOTE]
[B]Cho chết luôn![/B]
Tập đoàn Việt Nam Vinashin bị Hà Lan khởi kiện đ̣i nợ
[IMG]http://cjoint.com/11nv/AKmtAhTG8AR_vinashin.jpg[/IMG]
Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài đă thất bại
Hơn một năm kể từ khi vụ thua lỗ kỷ lục tại tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin bị vỡ lở, những hệ luỵ của nó lại ám ảnh khi một chủ nợ nước ngoài phát đơn khởi kiện công ty này tại toà thương mại thượng thẩm ở London, Anh quốc.
Toà này cho biết chỉ cung cấp chi tiết đơn kiện khi bị đơn là Vinashin xác nhận là đă biết ḿnh bị kiện. Tại thời điểm hiện tại, thông tin duy nhất được cung cấp là việc công ty Elliott VIN có trụ sở ở Hà Lan, một chủ nợ của Vinashin, kiện tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin và 21 công ty thành viên.
Tính đến thời điểm cuối năm ngoái, theo báo cáo trước Quốc hội của ông Vũ Văn Ninh, bộ trưởng Tài chính lúc bấy giờ, nay là phó Thủ tướng, tổng nợ của Vinashin ở mức 86.000 tỉ đồng (khoảng hơn 4 tỉ USD.) Trong tổng số nợ này, có khoảng 750 triệu USD là trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành rồi sau đó cho Vinashin vay. Khoản nợ này hoàn toàn là nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước. Bên cạnh đó lại có thêm một khoản 600 triệu USD do ngân hàng Credit Suisse bảo lănh phát hành cho Vinashin vay trên thị trường quốc tế. Đây là hai khoản nợ nước ngoài chủ yếu của Vinashin, bên cạnh một số khoản vay thương mại khác từ các ngân hàng nước ngoài khác. Phần nợ c̣n lại là vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước.
Khi quyết định tái cơ cấu Vinashin được đưa ra hồi tháng 10.2010, Chính phủ đă yêu cầu các ngân hàng trong nước giăn nợ, khoanh nợ với các khoản vay không trả nổi của tập đoàn này và cho vay thêm để Vinashin có tiền trả lương cho nhân viên và duy tŕ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng đối với khoản nợ 600 triệu USD, theo khế ước vay, bắt đầu từ năm 2010 Vinashin phải trả phần gốc (và lăi) chia ra làm mười lần, lần đầu tiên là 60 triệu USD vào tháng 12.2010. Vinashin đă không trả được ở kỳ đến hạn này.
Các nguồn tin cho thấy Elliott nằm trong số nhiều chủ nợ nước ngoài nắm giữ khoản nợ 600 triệu USD. Chưa có thông tin chính xác về số nợ mà công ty này nắm giữ. Chủ nợ lớn nhất của khoản 600 triệu USD này được cho là Credit Suisse, công ty đứng ra dàn xếp khoản vay này. Credit Suisse bấy lâu nay vẫn kín tiếng về mọi hoạt động của họ ở Việt Nam. Công ty này có nhiều mối làm ăn ở Việt Nam, bao gồm cả các công ty nhà nước (như Mobifone, Vietcombank) đến công ty tư nhân (như Hoàng Anh Gia Lai). Ngân hàng Standard Chartered cũng là một chủ nợ của Vinashin, nhưng cách đây vài tháng đă bán các khoản nợ này và không c̣n là chủ nợ của Vinashin nữa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi c̣n là phó Thủ tướng, cho báo giới biết khoản nợ 600 triệu USD thuộc trách nhiệm trực tiếp của Vinashin, do Vinashin trực tiếp đi vay.
Đa số các khoản vay nước ngoài của Vinashin do tập đoàn mẹ đứng ra vay sau đó phân bổ vốn cho các công ty thành viên. Đây có thể là lư do các công ty thành viên đều bị liên đới trong đơn kiện.
Các thông tin trước đó cho biết hội đồng quản trị của Vinashin, đứng đầu là ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch mới được bổ nhiệm (thay ông Phạm Thanh B́nh bị bắt), yêu cầu các chủ nợ phải giảm bớt phần lớn số nợ hiện nay. Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài (nếu có) đă thất bại. Trong khi đó, chi tiết về việc xử lư các khoản nợ với các ngân hàng trong nước cũng không được công bố chính thức.
Anh Sa
Vinashin chạy đằng trời không thoát!
[INDENT][CENTER][B][SIZE=4]Vinashin chạy đằng trời không thoát![/SIZE][/B][/CENTER]
[RIGHT][B]Nguyễn Ngọc Già[/B][/RIGHT]
[CENTER][IMG]http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/11/8acVinashin_25102010-400x280.jpg[/IMG][/CENTER]
Trong bài viết cảnh báo [I]"Vinashin dám khiêu khích các chủ nợ?" [/I]([B]1[/B]) cách đây gần một năm về trước, tôi đă lên tiếng cùng với đề xuất của tác giả Nguyễn Vạn Phú và tác giả Giang Lê để cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nh́n về kiến thức quản lư kinh tế rất kém của những người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về Vinashin cùng thói gian manh, xảo trá, bội tín, chây ́ của người Cộng sản. Tuy vậy những ư kiến thẳng thắn, thiện chí trong vụ Vinashin cũng bị bỏ ngoài tai như nhiều sự việc kinh tế bị đổ bể trầm trọng trong hàng chục năm qua. Nay, hung tin chủ nợ đă đệ đơn kiện chính thức được loan tải trong những ngày cuối năm 2011 – một năm kinh tế đen tối nhất trong 15 năm qua, đă quá đủ (cho những ai c̣n mê muội với chế độ CS) để kết luận người CSVN không bao giờ biết phục thiện, ăn năn… hay một cái ǵ đó thuộc về lương tri và đạo đức làm người. Không quá đáng khi tôi gọi họ là những tên lưu manh mạt hạng.
Thưa thật, tôi không định quay trở lại đề tài "Vinashin – sự ngu dốt & lưu manh tận cùng của CSVN" (xin lỗi Dân Luận và toàn bộ các độc giả, v́ tôi quá ức cho tôi, cho người dân VN đang ở trong nước, bởi lẽ chắc chắn, những người dân cô đơn, trơ trọi, lẻ loi và yếu đuối tại đất nước bi thương này, sẽ tiếp tục đưa đầu ra gánh cái món nợ khốn nạn của bọn bất lương mang danh nghĩa "kinh tế nhà nước đóng vai tṛ chủ đạo"). Tôi sẽ nói ngay để mọi người nhận thấy, không dễ để Vinashin phá sản như bài viết mới đây của Giang Lê hay của Nicecowboy.
Kính mời mọi người cùng xem lại Nghị định 134/2005/NĐ – CP ([B]2[/B]) quản lư vay và trả nợ nước ngoài như sau:
[I]Điều 4. Nội dung và nguyên tắc quản lư[/I]
[I] 1. [B]Chính phủ thống nhất quản lư toàn diện nợ nước ngoài của quốc gia[/B], từ việc huy động, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lư, theo dơi và giám sát bằng các công cụ sau:[/I][I]a) Chiến lược nợ dài hạn, Chương tŕnh quản lư nợ trung hạn và Kế hoạch hàng năm về vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;[/I] [I]b) Các chính sách, chế độ phù hợp và phân công trách nhiệm quản lư giữa các cơ quan quản lư nhà nước theo quy định tại Quy chế này.[/I]
Xin nhấn mạnh, Chính phủ THỐNG NHẤT QUẢN LƯ TOÀN DIỆN NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA. Vậy "Nợ nước ngoài của quốc gia là ǵ"? Xin thưa, tại khoản 8 điều 2 cho biết:
Nợ nước ngoài của quốc gia: là [B]số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành[/B] (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự pḥng) về trả gốc và lăi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam. [B]Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công [/B]và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân.
Thật không dễ như lời khuyên của:
- Tác giả Giang Lê: "Vinashin nên phá sản", hay
- Tác giả Nicecowboy cho rằng: Chính phủ không dính líu và chẳng chịu trách nhiệm trả nợ thay cho Vinashin, ảnh hưởng nếu có sẽ đánh vào tương lai của các doanh nghiệp khác khi phải chịu chi phí giá vốn cao hơn nhiều và sẽ vất vả để đi t́m nguồn vốn khi mà uy tín làm ăn của Việt Nam tụt dốc thảm hại sau "trận sóng thần Vinashin" và đó là bài học đau đớn nhưng đắt giá cho người CS tỉnh ngộ mà thay đổi cách làm ăn tùy tiện, tham lam, vô trách nhiệm với nhân dân.
Trước hết, cho đến nay điều quan trọng nhất: TỔNG NỢ THỰC & CƠ CẤU NỢ của Vinashin vẫn hoàn toàn trong ṿng bí mật mà không một ai ngoại trừ những nhân vật quan trọng và dính trực tiếp vào Vinashin biết được. Cứ h́nh dung TỔNG NỢ & CƠ CẤU NỢ của Vinashin như một ṿng tṛn, trong đó khoản nợ mà Elliott VIN (Hà Lan) kiện chỉ chiếm một góc nào đó như BBC thông tin: "Được biết hồi tháng Sáu lúc đầu Elliott đă mời các chủ nợ khác để tham gia kế hoạch kiện Vinashin tại London nhưng sau đó đổi ư để đơn phương khởi kiện, một bước được xem là động thái không muốn chia tiền với các chủ nợ khác nếu thắng kiện theo phán quyết của ṭa tại Anh". Theo đó, khả năng thắng kiện của Elliott rất lớn và chắc chắn họ đă nghiên cứu kỹ lưỡng từng chân tơ kẽ tóc của vụ kiện.
Mặt khác, theo Nicecowboy, v́ Chính phủ VN không có Thư Bảo Lănh (Letter of Guaranty) mà chỉ có Thư Hậu Thuẫn (Letter of Comfort), th́ cũng không thể nào né tránh trước Ṭa án London về điều 4 NĐ 134/2005/NĐ – CP do tự soạn thảo và phê chuẩn. Chính phủ hợp pháp hẳn ḥi CỦA VIỆT NAM không thể nào phủi tay trách nhiệm đối với Vinashin trước ṭa London khi đă xác quyết như đinh đóng cột:
- Kinh tế nhà nước đóng vai tṛ chủ đạo trong nền kinh tế.
- [B]Chính phủ thống nhất quản lư toàn diện nợ nước ngoài của quốc gia[/B], từ việc huy động, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lư, theo dơi và giám sát.
Có lẽ Nicecowboy và Giang Lê phân tích dưới giác độ đang đứng trong nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, không phải "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" của VN. Đă đến lúc chính người CSVN làm tanh bành té bẹ cái "định hướng quái quỷ", nói theo dân gian cái "định hướng XHCN" rơ là "người không ra người, ngợm không ra ngợm". Bạn đọc hăy xem thêm tại điều 28, 29 của Nghị định 134 mới thấy toàn bộ nghị định này chồng chéo, mâu thuẫn, điều này đá điều kia đầy dẫy trong nghị định, thế mà Phan Văn Khải vẫn kư và ban hành. Đối với Quốc tế phần nguyên tắc, quy định chung, giải thích thuật ngữ, từ ngữ là khung sườn tiên quyết cho luật lệ (kể cả các loại hợp đồng).
Điều càng nguy khốn, nếu nghe theo lời tư vấn (BBC dẫn lời) rằng: "[I]Trở lại bài báo trên debtwire.com, bài này nhận định trong trường hợp Elliott kiện, Vinashin sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc nộp đơn xin bảo hộ theo luật Việt Nam hoặc t́m kiếm sự công nhận từ ṭa án quốc tế".[/I]
Bảo hộ theo Luật Việt Nam ư? Xin bảo hộ là một chuyện, ṭa đồng ư hay không lại là chuyện phải xem xét, ngoài ra nếu tạm cho rằng được bảo hộ theo luật VN, th́ một trong các viện dẫn theo luật VN sẽ là NĐ 134, đặc biệt không thể thoát khỏi Hiệp định thương mại WTO mà VN đă cam kết tuân thủ khi gia nhập vào tổ chức này, rằng: Những bộ luật nào của VN vênh so với Luật quốc tế th́ áp dụng theo luật quốc tế.
"T́m kiếm sự công nhận từ ṭa án quốc tế" ư?. Càng chết, chết không chỉ từ cam kết tuân thủ luật quốc tế khi gia nhập vào WTO mà c̣n v́ chúng ta nhớ lại, Việt kiều Hà Lan Trịnh Vĩnh B́nh (lưu ư khi ông B́nh kiện là lúc VN đang sửa soạn vào WTO, huống chi bây giờ) đă từng đệ đơn lên ṭa quốc tế ([B]3[/B]) và đă hầu như thắng kiện, nhưng sau đó phiên ṭa hoăn lại v́ CSVN đă dàn xếp bên lề để đền bù thỏa đáng cho ông B́nh, lên đến con số nhiều triệu đô la (hơn nhiều lần số tiền mà ông bị CSVN cướp đoạt). Vụ việc ch́m vào quên lăng cho đến nay, không hề có thông tin chính thức ông B́nh đă nhận bao nhiêu tiền (thông tin bên lề gần cả trăm triệu Mỹ kim). Tất nhiên thông lệ quốc tế, khi hai bên dàn xếp được th́ hủy kiện và phải giữ kín bí mật thỏa thuận vô thời hạn (hay có thời hạn nhiều chục năm sau mới được tiết lộ).
Sau nữa, dù có muốn, CSVN cũng không bao giờ dám để Vinashin phá sản theo trường hợp tốt nhất mà Giang Lê và Nicecowboy phân tích bởi lẽ:
- Khi Vinashin phá sản, đó chính là con cờ domino đầu tiên của hiệu ứng sụp đổ hàng loạt mà CSVN đang rất run sợ trước EVN, PVN, TKV, cho đến hàng loạt ngân hàng quốc doanh đang dính chùm trong nợ Vinashin nói riêng và nợ hầm bà lằng từ EVN, PVN, TKV… nói chung.
- Không chỉ Vinashin phá sản mà những nơi khác như Vinalines, PVN – những nơi tiếp nhận nợ theo cái gọi là "tái cơ cấu" vội vàng từ Vinashin cùng hơn 20 công ty có mặt với tư cách bị đơn trong đơn kiện sẽ sụp đổ hàng loạt. Điều nghiêm trọng không chỉ dừng lại ở đó nếu chúng ta nghĩ về vấn đề "xiết nợ". Các bất động sản của Vinashin, Vinalines, PVN, 20 công ty con rải rác trên toàn lănh thổ VN là ĐẤT ĐAI mới quan trọng và c̣n có ư nghĩa (dù BĐS đang ở đáy của thị trường). Ai dám cam đoan những mảnh đất rải rác trên toàn cơi Việt Nam có thể lên đến hàng chục ngàn hecta (nếu đă nói thuộc về Vianshin và các doanh nghiệp khác) không bị phong tỏa để trừ nợ? Chắc hẳn chủ nợ chẳng thèm quan tâm đến đống sắt hoen rỉ?! (như tàu Hoa Sen chẳng hạn, dù nó được mua với giá nhiều triệu đô). Chính phủ xen vào được không khi đă ráo hoảnh tuyên bố phủi tay trước món nợ của Vinashin? Thử hỏi CP làm sao can ngăn quá tŕnh tịch biên BĐS để trừ nợ???
- Một khi Chính phủ phủi tay món nợ, nghĩa là nợ của Vinashin và các doanh nghiệp khác th́ tài sản cá nhân của hàng chục vị dính líu trong vụ án Vinashin có thoát không? Cứ tính sơ sơ mỗi vị có vài căn biệt thự ở SG, Hà Nội và kể cả tại Mỹ, Anh, Úc… Chưa kể các loại khác: cổ phiếu, đô la, kim loại quư, đá quư có thể đang ở đâu đó trong ngân hàng Thụy Sĩ chăng? Có thể ngày xưa, người ta xiết đến cái quần "xà lỏn", nhưng ngày nay chẳng ai "tàn ác" đến thế, có thể sẽ chừa lại cho mỗi vị một căn nhà để ở chứ không đến nỗi cạn tàu ráo máng như trong tác phẩm "Từ bỏ thế giới vàng" (4) nhân vật chính đă phải ra đi đúng nghĩa hai bàn tay trắng v́ chẳng hiểu cái quái ǵ về kinh doanh mà ngạo mạn và ngu ngốc!
C̣n nhiều hệ lụy thảm hại khác mà "bọn cướp ngày" sẽ không bao giờ dám để Vianshin phá sản và cũng chẳng bao giờ chúng dám phủi tay trước món nợ của Vinashin, ví dụ như Phạm Thanh B́nh và hàng chục tên đang xộ khám uất ức, khi biết đồng bọn phủi tay trước nợ nần, hắn và bọn đang nằm khám sẽ tung hê toàn bộ các khoản ăn chia, lại quả, bôi trơn từ cấp cao nhất trong Bộ Chính trị, ngay cả Nguyễn Tấn Dũng (mà vụ in tiền polyner vẫn là nguy cơ đang rập ŕnh làm bọn cướp ngày chưa chắc đă ăn ngon ngủ yên trong những ngày này). Tôi cam đoan không bao giờ chúng dám để cho Vinashin phá sản.
Ôi! Dân Việt, những con cừu tội nghiệp – chúng ta!!!
Cuối cùng, người dân trong nước sẽ vẫn phải trả nợ thay cho "bọn cướp ngày" bằng tiền thuế của từng người dân. Biết đâu, đây lại là thời cơ thuận lợi cho người dân vùng lên để:
[B]"nhấn ch́m tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? (Hồ Chí Minh)[/B]
[I]Theo Nguyễn Ngọc Già ([URL="http://danluan.org/node/10550#comment-44695"]Dân Luận[/URL])[/I]
[B]Chú thích:[/B]
[URL]http://danluan.org/node/7238[/URL] (1) [URL]http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-134-2005-ND-CP-quy-che-quan-ly-vay-tra-no-nuoc-ngoai-vb4892t11.aspx[/URL] (2)
[URL]http://danluan.org/node/3307[/URL] (3) [URL]http://184.73.254.72/modules.php?name=News%26amp%3Bfile%3Darticle%26amp%3Bsid%3D2736[/URL] (3) [URL]http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnmnvntn31n343tq83a3q3m3237nvn[/URL] (4)
[/INDENT]
RFA: Vinashin vỡ nợ hay phá sản về chiến lược?
Bài này tóm tắt ngắn gọn vụ vỡ nợ Vinashin và không đưa thêm một khía cạnh nào mới. Ở cuối bài, có một đề nghị khá vui từ ô. Vơ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế Trung ương ở Hà Nội về vụ kiện Vinashin bên London
[COLOR="#000080"][I]“ ... nguyên đơn khởi kiện Elliot VIN kiện chỉ 9% khoản nợ tức gần 60 triệu USD và chính phủ nên t́m cách nào đó để giải quyết, thí dụ như cho Vinashin vay để trả nợ, để dàn xếp sự việc thay v́ để vụ kiện diễn ra.”[/I][/COLOR]
Elliot là một công ty “cá mập” chuyên mua lại những khoản nợ và có kinh nghiệm đánh xả láng con nợ đến cùng. Cứ như là các chủ nợ khác không biết chực sẵn một dàn xếp với Elliot.
[url]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vinashin-bankrupt-or-strategic-failure-12232011102754.html[/url]