Người Việt c̣n là nước Việt c̣n
[CENTER][IMG]http://i56.tinypic.com/2z87mz4.jpg[/IMG][/CENTER]
[FONT="Arial"][SIZE="1"][B][CENTER]Tháp rùa, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh chụp tháng 7 năm 2011.[/CENTER][/B][/SIZE][/FONT]
[SIZE="4"][B][COLOR="darkred"]Nỗi buồn của một thế hệ[/COLOR][/B][/SIZE]
Đặc biệt, mùa Thu năm nay không tránh khỏi làm xao xuyến ḷng người yêu nước. Có lẽ đó là lư do khiến nhà thơ Trường Nhân “xúc cảnh sinh t́nh” rằng:
Tháng Tám mùa thu Hà Nội
Tầm tă mưa rơi
Một phía biểu t́nh, một phía vui chơi
Ôi Hà Nội trăm chiều lá đổ.
Blogger Mẹ Nấm cũng bồi hồi rằng “mùa thu Hà Nội thường đọng lại trong tôi rất nhiều kư ức đẹp, nhưng có lẽ hôm nay kư ức đó không những đẹp mà c̣n buồn”.
[CENTER][IMG]http://i54.tinypic.com/b71hzp.jpg[/IMG][/CENTER]
Blogger Đoan Trang cũng mang một nỗi buồn sâu đậm khi “Trời vào Thu, VN buồn lắm em ơi” dưới ánh nắng vàng vọt của những ngày đầu Thu mà sao thấy ḷng trống vắng. Theo blogger Đoan Trang th́ hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy, khi nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, tác giả chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tác giả mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Và, blogger Đoan Trang tâm sự tiếp, “Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rơ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không c̣n là của tôi nữa”. Tại sao như vậy ? Tác giả giải thích:
"Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, v́ chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đă quá mong manh lại c̣n đang bị băm nát thêm.
T́nh cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đă quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nh́n, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn…
Thành phố ấy, bây giờ không c̣n là của tôi nữa. Nó giống như là cơi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi c̣i “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày …
Trong cái cơi ấy, họ có toàn quyền làm điều ǵ họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích th́ thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lư Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buưt, “hốt về bót”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. ..Thành phố ấy, bây giờ không c̣n là của chúng tôi nữa."
( C̣n tiếp...)