-
T́nh khúc & giai thoại
T́nh khúc & giai thoại : Cuando calienta el Sol
Có những bản nhạc rất quen thuộc, mà đa số người nghe chẳng nhớ tác giả là ai ? Có thể cũng v́ một khi đă đi vào ḷng người mến mộ, ăn sâu vào tiềm thức công chúng, bài hát trở nên kinh điển đến nổi, nó không c̣n được xem như là của riêng ai. Nhạc phẩm Cuando calienta el Sol lăng mạn trong ca từ, giai điệu nhẹ nhàng t́nh tứ, thuộc vào hàng ca khúc bất tử.
[IMG]http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/74/0/526/393/344/257/aef_image/Nicaragua-3.jpeg.jpg[/IMG]
Địa danh Masachapa, nguồn gốc của bài Cuando calienta el Sol (DR)
Trong tiếng Tây Ban Nha, Cuando calienta el Sol có nghĩa là Khi mặt trời nung nóng, khi ánh nắng chói chan. Rất nhiều người tưởng lầm rằng đây là một ca khúc của Mêhicô, nhưng thật ra tác giả bài hát là người Nicaragua. Nhạc sĩ Gaston Rafael Perez chính là người đặt bút sáng tác ca khúc này vào cuối những năm 1950. Phiên bản đầu tiên do ban nhạc The Rigual Brothers (Los Hermanos Rigual) phát hành vào năm 1962.
Nhưng đó cũng là năm mà tác giả Gaston Rafael Perez đột ngột qua đời v́ tai nạn. Người có tài sao lại xấu số. Nhạc sĩ này không được chứng kiến tận mắt sự thành công vượt bực của bài hát mà nhiều người cho là để đời. Ông ra đi quá sớm để tận hưởng tất cả những lợi lộc và vinh quang mà bài hát này đă đem lại cho nhiều người sau đó. Năm 2012 vừa đánh dấu 50 năm ngày giỗ của tác giả người Nicaragua. Một cách tương tự, nhạc phẩm Cuando calienta el Sol chính thức được phát hành cách đây vừa đúng nửa thế kỷ.
[CENTER]
[video=youtube;gh9YjuArZC0]http://www.youtube.com/watch?v=gh9YjuArZC0&feature=player_embedded[/video][/CENTER]
Nhạc sĩ Gaston Rafael Perez sinh tại Managua, thủ đô của Nicaragua vào ngày 26 tháng 2 năm 1917, có sách ghi là vào ngày 22 tháng bảy năm 1915. Ông lớn lên trong một gia đ́nh nghệ sĩ, từ nhỏ học đàn học hát với song thân. Loại nhạc khí mà ông thường chơi là đàn marimba, một loại mộc cầm dân gian cổ truyền của người Trung Mỹ. Từ thuở lên năm, ông đă bắt đầu đi tŕnh diễn với mẹ và một người d́ ruột. Đến khi trưởng thành, ông chuyển sang đàn ghi ta và nhất là kèn đồng (trumpet) khi chọn sáng tác làm con đường sự nghiệp.
Thời thanh niên, ông tham gia sáng tác chơi đàn cùng với nhiều nhóm nhạc trẻ. Thể loại thịnh hành nhất Nicaragua thời bấy giờ vẫn là dân ca và nhạc kịch. Nhờ tài chơi đàn mà ông kư được hợp đồng lưu diễn tại nhiều nước Trung Mỹ. Cùng với các dàn nhạc Internacional Polillo Orchestra và Billo Caracas Boys, ông đi tŕnh diễn tại Costa Rica, El Salvador rồi Venezuela. Vào năm 30 tuổi, ông khám phá các trào lưu đến từ Mêhicô và Cuba, các điệu nhạc La Tinh cải biên phối thêm với bộ gơ và dàn kèn đồng.
Đây là giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Gaston Rafael Perez chuyển qua sáng tác rumba và bolero, được xem sau đó như là thể loại sở trường của tác giả này. Ca khúc ăn khách đầu tiên của ông là bài Sinceridad (Chân thật), tiếp nối theo với hàng loạt ca khúc trữ t́nh ướt át như Noche de Diciembre (Đêm tháng 12), Silencio de Amor (Im lặng T́nh yêu), Infiel (Bất chung t́nh).
[CENTER]
[video=youtube;t_yIGAb-0xs]http://www.youtube.com/watch?v=t_yIGAb-0xs&feature=player_embedded[/video][/CENTER]
Nhờ vào cái tài chơi nhiều nhạc cụ như kèn đồng, ghi ta, piano, marimba nên lối sáng tác bài bản của ông tuy là nhạc nhẹ nhưng vẫn đa tầng, phức hợp. Các giai điệu bolero của ông trở nên tinh tế, ông được giới nghệ sĩ cùng thời công nhận như là một tác giả tài ba, trong cách soạn giai điệu du dương lăng mạn, với ca từ trong sáng nồng nàn.
Trong hơn một thập niên liền, tên tuổi của Gaston Rafael Perez không ngừng đi lên. Nhưng ông lại đột ngột qua đời ngày 4 tháng 2 năm 1962 ở tuổi 45. Ông được chôn cất một cách trọng thể với sự quyên góp của giới văn nghệ sĩ quốc gia, được đông đảo người hâm mộ tiễn đưa. Tên tuổi của ông sau đó được đặt cho Hiệp hội các nghệ sĩ của Nicaragua "Gaston Rafael Perez", cho các liên hoan ca nhạc cũng như các cơ quan văn hóa bởi v́ trong mắt của người dân nước này, Gaston Rafael Perez cùng với nhà thơ Ruben Dario là hai gương mặt nổi danh nhất ở nước ngoài.
Vào đầu những năm 1960, tên tuổi của Gaston Rafael Perez sẽ được nhiều người nhắc đến nhờ vào nhạc phẩm Cuando calienta el Sol. Bài hát từng được dịch sang nhiều thứ tiếng ăn khách nhất vẫn là phiên bản tiếng Anh Love me with all your Heart (lời của Michael Vaughn). Trong tiếng Pháp bài mang tựa đề Quand le soleil était là, do tác giả Fernand Bonifay đặt lời. Phiên bản tiếng Pháp nổi tiếng nhất là của ca sĩ John William. C̣n trong tiếng Việt, bài hát này được tác giả Tuấn Dũng chuyển thành Yêu em bằng nguyên trái tim, dựa vào lời tiếng Anh hơn là nguyên tác tiếng Tây Ban Nha. Các ca sĩ như Khánh Hà, Ư Lan, Quang Dũng, Duy Tuấn, Lâm Chấn Huy đều có hát bài này.
[CENTER]
[video=youtube;-YwXLL7qtIo]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=-YwXLL7qtIo[/video][/CENTER]
Phiên bản đầu tiên do ban nhạc Mêhicô tên là Los Hermanos Rigual (The Rigual Brothers) ghi âm và cho phát hành vào năm 1962. Vấn đề ở đây là nhóm này ghi âm ca khúc mà không đề tên đúng tác giả. Một cuộc tranh luận về tác quyền nảy sinh sau đó và gia đ́nh của tác giả buộc nhóm nhạc phải công nhận ông Gaston Rafael Perez là cha đẻ của ca khúc. Từ năm 1966, n hờ vào các phiên bản tiếng Anh, Ư, Bồ Đào Nha, Hà Lan mà ca khúc này đi nửa ṿng trái đất. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Trini Lopez, Xavier Cugat, Nancy Sinatra, Engelbert và thậm chí Agnetha, ca sĩ của nhóm Abba đều có thâu lại bài này.
Do nhóm đầu tiên là một ban nhạc Mêhicô, nên trong nhiều năm liền người dân nước này cho là đây là một ca khúc của Mêhicô. Cho dù sau đó được đính chính, làm rơ nguồn gốc và tên của tác giả, nhưng Cuando calienta el Sol vẫn được các ca sĩ trẻ như Luis Miguel hay Pablo Montero đưa vào các tour biểu diễn, xếp nó vào hàng bolero kinh điển, không thể nào quên được, mà họ thường gọi là ‘‘boleros inolvidables’’.
Về giai thoại bài hát, tác giả Gaston Rafael Perez viết bài này vào cuối những năm 1950, tựa đề ban đầu của nhạc phẩm là Cuando calienta el Sol en Masachapa, có nghĩa là Khi nắng chói chan trên bờ biển Masachapa; Đây là một địa danh nổi tiếng của Nicaragua, nằm cách thành phố Vera Cruz và thủ đô Managua vài chục cây số về phía Bắc. Nhân một chuyến đi diễn ở địa phương này, tác giả Gaston Rafael Perez do thấy phong cảnh quá đẹp nên mới ngẫu hứng sáng tác thành bài hát nói trên. Một khi ăn khách trên khắp thế giới, và do sửa đổi của nhóm Hermanos Rigual, mà tựa đề bài hát đă được rút ngắn lại.
[CENTER]
[video=youtube;m9ZsZrPnUOs]http://www.youtube.com/watch?v=m9ZsZrPnUOs&feature=player_embedded[/video][/CENTER]
Trong nguyên tác tiếng Tây Ban Nha, nhiều ca sĩ thường hay lược bỏ đi đoạn đầu, khiến cho bài hát phần nào phản ư tác giả. Bởi v́ ở trong đoạn đầu, tác giả mở ra khung cảnh của một người đàn ông cô đơn lang thang trên bờ biển. Khung cảnh miền nắng ấm, biển xanh cát ngà vô cùng nên thơ quá đỗi hữu t́nh, nhưng nhân vật trong bài hát vẫn có tâm trạng u sầu v́ không có người yêu ở bên cạnh.
Khi mặt trời nung nóng, khi ánh nắng chói chan làm cho người đàn ông nhớ lại làn da, hơi thở, ṿng tay nồng ấm của t́nh nhân. Lược bỏ mất vài câu khiến cho ta vẫn hiểu là người đàn ông thèm khát nụ hôn của người yêu, nhưng t́nh nhân ấy vẫn có thể ở bên cạnh, trong khi chỉ có đoạn đầu là nói rơ đến sự chia ĺa ngăn cách. Nỗi nhung nhớ âm thầm v́ thế mà càng dữ dội hơn, như thể tâm hồn nóng bỏng càng bị ánh nắng chói chan của mặt trời thiêu rụi nung cháy.
[URL="http://www.viet.rfi.fr/viet-nam"]
RFI[/URL]
[url]http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120114-giai-thoai-tinh-khuc-cuando-calienta-el-sol[/url]
-
Stone & Charden : Hết rồi kiếp sống Lăng Du
[img]http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/118/0/358/267/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/stone-charden-2012.png[/img]
Tập nhạc Made in France là album cuối cùng của Éric Charden, thành viên sáng lập ban song ca Stone & Charden. Album này đă được tŕnh làng cuối tháng tư năm 2012, một tuần lễ trước khi tác giả này qua đời. Góc vườn Âm nhạc đài RFI tưởng niệm ca sĩ kiêm tác giả người Pháp Éric Charden, qua đời v́ bạo bệnh tại Paris vào Chủ nhật 29/04/2012.
Sau gần hai năm lâm bệnh nặng, Éric Charden từ trần vào năm 69 tuổi, để lại hơn 400 ca khúc, đánh dấu thời kỳ vàng son của làng nhạc nhẹ của Pháp những năm 1970. Một tuần lễ trước ngày anh mất, Éric Charden đă xuất hiện trên đài truyền h́nh Pháp để giới thiệu tập nhạc mới của ban song ca Stone & Charden. Tuy có vóc dáng hao gầy, nét mặt tiều tụy hẳn đi do chứng bệnh ung thư hiểm nghèo, nhưng anh vẫn tỏ vẻ lạc quan yêu đời.
Trong chương tŕnh truyền h́nh hôm ấy, khán giả được dịp nghe ban song ca Stone & Charden tŕnh bày những ca khúc vừa được ghi âm, nhưng có lẽ không ai ngờ rằng những h́nh ảnh đó lại là những giây phút cuối cùng trên sân khấu, lời tạm biệt nhắn nhủ lại trở thành măi măi giă từ. Chỉ vài hôm sau, Éric Charden vĩnh viễn ra đi. Nhạc phẩm mở đầu chương tŕnh tuần này là t́nh khúc L'Aventura, nguyên tác của Éric Charden.
[CENTER]
[video=youtube;4utydKIOZGI]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4utydKIOZGI[/video][/CENTER]
Lời phóng tác của Tuấn Thảo.
Âm vang đồng điệu cung đàn
Hồn ta chung sống thênh thang
Ngày mai, chỉ cần anh muốn
Tự do tung cánh bạt ngàn
T́nh ta một chuyến phiêu lưu
Nắng xua cơi chốn mịt mù
Cả đời rong chơi vui hát
Mong sao trọn kiếp lăng du
Đêm về lót mộng mênh mông
Bên nhau giấc tối bềnh bồng
Nẻo đường lang thang mở rộng
Ṿng tay gối ấm t́nh nồng
Khẻ hôn đầu giọt sương mai
Nắng lên thay đổi h́nh hài
Thiên nhiên tưởng chừng trẻ măi
Cho đời ước mơ sống lại
Đôi ta chọn hoài phiêu lăng
Hương say đọng măi thời gian
Nhịp đàn lênh đênh năm tháng
T́nh yêu ngàn kiếp thênh thang
Mang tựa đề Made in France, tập nhạc cuối cùng của Éric Charden bao gồm 10 bài song ca với người vợ cũ là Annie Gautrat với nghệ danh là Stone. Hầu hết các ca khúc ở đây đều là những bản song ca rất quen thuộc đối với giới yêu nhạc Pháp. Chẳng hạn như nhạc phẩm Paroles paroles của Dalida với thần tượng điện ảnh Alain Delon. J’ai un problème của cặp vợ chồng ca sĩ Sylvie Vartan và Johnny Hallyday. Là-bas của danh ca Jean Jacques Goldman hát chung với cô Sirima, Désir désir mà Laurent Voulzy đă ghi âm trước kia với Véronique Jannot. Ca khúc trích đoạn đầu tiên của album này là nhạc phẩm Dieu est un Fumeur de Havane, do tác giả trứ danh Serge Gainsbourg sáng tác và ghi âm cùng với ngôi sao màn bạc Catherine Deneuve.
Tên thật là Jacques Puissant, Éric Charden sinh năm 1942 tại thành phố Hải Pḥng, là người có hai ḍng máu Âu-Á, v́ thân phụ của anh là người Pháp, c̣n thân mẫu là người Tây Tạng. Theo lời kể của Éric Charden, th́ mẹ anh là một đứa bé mồ côi, được các bà xơ đem về dạy dỗ nuôi nấng. C̣n bố anh là một kỹ sư hàng hải, ông được bổ nhiệm sang Việt Nam làm việc tại thành phố cảng Hải Pḥng. Giai đoạn tuổi thơ này được Éric Charden nhắc đến trong tập nhạc đề tựa Indochine 42 (Đông Dương 1942) phát hành vào năm 1995, sau ngày mẹ anh qua đời.
[CENTER]
[video=youtube;O39DvRwWcmk]http://www.youtube.com/watch?v=O39DvRwWcmk&feature=player_embedded[/video][/CENTER]
Nhưng gần ba thập niên trước đó, vào năm 1969, Éric Charden từng sáng tác nhạc phẩm L’Oiseau Bleu (bài này thường được ghi chú với nhiều tựa khác nhau). Trong bài hát, anh dùng biểu tượng Cánh chim xanh để gợi lại những kỷ niệm thời thơ ấu, h́nh ảnh của khóm tre mọc cạnh bờ ao ở hiên sau, ngôi nhà tuổi thơ có hàng cây phượng vĩ đầy sắc hoa đỏ mọc ngay ở đầu ngơ. Năm lên 7, cậu bé cùng với mẹ trở về Pháp, sống cùng với bà nội ở Marseille. C̣n bố anh th́ buộc phải ở lại Hải Pḥng cho đến ngày chiến tranh Đông Dương kết thúc.
Thời niên thiếu, Éric Charden tự học đàn piano và ghi ta. Giấc mơ trở thành nghệ sĩ giải thích v́ sao anh bỏ học để đeo đuổi con đường nghệ thuật sân khấu, cho dù anh thi đỗ vào trường cao đẳng thương mại. Đến Paris lập nghiệp, anh cho ra mắt album đầu tay vào năm 1963, sau khi về đầu một cuộc thi hát nhân kỳ liên hoan Enghien les Bains. Anh thành danh hai năm sau đó với nghiệp hát solo và bắt đầu sáng tác cho nhiều tên tuổi xuất thân từ phong trào nhạc trẻ của Pháp những năm 1960.
Được mời làm thành viên ban giám khảo nhân một cuộc thi hoa khôi vào năm 1966, Éric Charden gặp người vợ tương lai là Annie Gautrat năm cô mới 18 tuổi. Do cô gái có đầu tóc giống như Brian Jones, tay đàn ghi ta của ban nhạc rock Rolling Stones, cho nên Annie mới có biệt danh là Stone (đây là một kiểu tóc rất thịnh hành vào thập niên 1960). Sau khi lập gia đ́nh và sinh con, cặp vợ chồng này trở thành ban song ca Stone & Charden, dựa theo mô h́nh của ban song ca người Mỹ trứ danh thời bấy giờ là Sonny & Cher.
[CENTER][video=youtube;n8x1T_-XfMY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=n8x1T_-XfMY[/video][/CENTER]
Sau 7 năm đi hát solo, Éric Charden nổi danh trên thị trường châu Âu từ năm 1971 trở đi với ban song ca Stone & Charden. Trong ṿng 4 năm liền, những bài hát mà anh viết cho nhóm, giúp cho cặp vợ chồng nghệ sĩ này trở thành một trong những ban song ca ăn khách nhất thời bấy giờ, với hàng loạt ca khúc đứng đầu bản xếp hạng : Le Prix des Allumettes, Il y a du Soleil sur la France, Made in Normandie. Một số bài hát của ban nhạc đă được dịch sang nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.
Tiêu biểu nhất là ca khúc L’Aventura, gợi hứng từ bộ phim cùng tên của đạo diễn người Ư Michelangelo Antonioni. Ra đời vào năm 1972, thời mà cặp vợ chồng nghệ sĩ này vừa mới sinh con đầu ḷng, bài hát này do Éric Charden sáng tác cùng với Frank Thomas và Jean-Michel Rivat, từng được dịch sang tiếng Việt dưới tựa đề Lăng Du. Tùy theo nhiều nguồn khác nhau, lời Việt được ghi chép là của Nguyễn Duy Biên và Vũ Xuân Hùng. Có nơi th́ ghi chú lời Việt của bài L’Aventura là của tác giả Phạm Duy.
Bản nhạc L’Aventura không những đă làm nên tên tuổi của ban song ca Stone & Charden mà c̣n tạo dựng nguyên một thế giới, nơi mà biểu tượng của hạnh phúc đôi lứa và niềm vui gia đ́nh được đặt lên hàng đầu. Cho dù, năm năm sau đó, cặp vợ chồng này tan ră, chia tay nhau, nhưng cái h́nh ảnh khá lư tưởng ấy sẽ tồn đọng trong ḷng người mến mộ, gợi hứng sau đó cho nhiều ca khúc Pháp ăn khách khác, viết trên cùng một chủ đề như Une Belle Histoire của Michel Fugain hay This Melody của Julien Clerc.
[CENTER]
[video=youtube;yQEq4oY9sNk]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=yQEq4oY9sNk[/video]
[/CENTER]
Từ cuối những năm 1970, Éric Charden nối lại với sự nghiệp solo, nhưng không c̣n được thịnh hành như vào thời anh hát chung với vợ. Anh chuyển qua sáng tác ca nhạc kịch, nhạc phim, sáng tác cho nhiều ca sĩ khác, và cũng như tác giả Jean Jacques Debout, anh viết ca khúc thiếu nhi, đặc biệt là nhạc phim hoạt họa truyền h́nh (Albator, San Ku Kai), những ca khúc mà nh́n chung thường được viết theo đơn đặt hàng, tuy ăn khách nhưng vẫn bị xếp vào hàng thứ yếu, trong khi các album bộc lộ quan điểm của một tác giả thực thụ lại ít thành công hơn, do Éric Charden bị gán ghép cái h́nh ảnh của một tác giả chuyên viết nhạc thị trường.
Măi đến năm 2007, ban song ca Stone & Charden tái hợp, ăn khách trở lại nhờ các ṿng lưu diễn tập hợp các giọng ca vang bóng một thời, từ những năm 1960 đến tập niên 1980. Các buổi tŕnh diễn này đánh dấu ngày xuất hiện trở lại của nhiều danh ca tên tuổi từ Richard Antony, Jean François Michael, Pascal Danel cho tới Jeane Manson hay Gérard Lenorman.
Sự thành công hơi bất ngờ đó cũng giải thích v́ sao tuy lâm bệnh nặng từ gần hai năm nay (tháng 12 năm 2010), nhưng Éric Charden vẫn vào pḥng thu để ghi âm tập nhạc Made in France. Album này được phát hành đúng một tuần trước ngày anh mất. Từ nay hết rồi kiếp sống Lăng Du, nhưng trong tâm trí của người yêu nhạc, vẫn lung linh sáng ngời khung trời hoài niệm, nơi t́nh yêu phiêu lưu ngàn đời, muôn kiếp rong chơi.
[url]http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120505-stone-charden-het-roi-kiep-song-lang-du[/url]
-
Thứ sáu 08 Tháng Sáu 2012
Triển lăm Paris qua muôn ngàn bài hát :
[url]http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120608-trien-lam-paris-qua-muon-ngan-bai-hat[/url]
Paris en chansons - Paris qua những bài hát. Do hai Thư viện lưu trữ âm thanh và h́nh ảnh của thành phố Paris tổ chức, cuộc triển lăm sẽ kéo dài cho tới ngày 29 tháng 7 năm 2012 ...
[url]http://www.chansons.paris.fr/exposition[/url]