Ngày 30 tháng Tư 1975: Một cái nh́n mới
Đă gần 40 năm qua, người Việt Quốc-gia gọi biến cố 30-4-1975 là ngày quốc-hận. “Hận” này, theo tôi hiểu là “hận” mất nước. Nhưng phong trào xét lại lịch-sử Chiến-tranh Việt-nam (CTVN) khởi đầu từ thập-niên cuối của Thế-kỷ 20 đă đánh đổ những sai-lạc về thực-chất của cuộc chiến do bộ máy tuyên-truyền của Đảng CSVN và các thế lực quốc-tế chủ-trương.[1] Ngày nay có nhiều bằng-chứng cho thấy biến-cố 30 tháng 4 năm 1975 chỉ là một khúc quanh trong cuộc chiến quốc-cộng: Ngày 30-4-75 không những đă làm cho chính-nghĩa quốc-gia trở nên sáng chói mà c̣n báo hiệu giai đoạn mở đầu cho chiến thắng cuối cùng của những người Việt-nam yêu-chuộng tự-do chống lại chế-độ độc-tài Cộng-sản và chủ-nghĩa Cộng-sản vô thần, vô tổ-quốc và vô gia-đ́nh.
1- Biến-cố 30 tháng 4 là ngày quốc-hận ?
Tại sao lại có biến-cố 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà phe Cộng-sản Việt-nam tiến vào thủ-phủ của người quốc-gia như chỗ không người? Xin trả lời ngắn gọn là: V́ người Mỹ đă đi đến quyết định là sự tiếp-tục tồn tại của một chính-quyền quốc-gia trên bán đảo Đông-dương đă trực-tiếp phương hại đến quyền lợi và chính sách của Hoa-kỳ trong chiến-tranh lạnh.
Đến nay có nhiều bằng chứng cụ-thể cho thấy người Mỹ đă quyết tâm hủy-hoại mọi cơ-hội chiến thắng Cộng-sản Hà-nội của phe người Việt quốc-gia. Sol Sanders một b́nh luận gia chính-trị quen thuộc tiết-lộ: “Washington đă chiến-thắng trong cuộc chiến tại Việt-nam cho đến khi Henry Kissinger và nội-các Nixon trong giai-đoạn “détente”, đă vận-động hậu-thuẫn tại quốc-hội Mỹ và Moscow, nhằm cắt đứt viện-trợ quân-sự cho Quân-lực VNCH sau khi đă biến guồng máy chiến tranh này lệ-thuộc hoàn toàn vào viện-trợ của Hoa-Kỳ.”[2] Trong khi đó Robert F. Turner, cựu Giám-Đốc của Center for National Security, tiết-lộ trên tờ Washington Times rằng “Quốc-Hội Hoa-kỳ đă hành động sai lầm v́ đă nghe theo TNS Ted Kennedy (Massachusett) và Đảng Dân-chủ, khiến chúng ta bị thất-bại bất ngờ trong khi chiến thắng đă gần kề.”[3] Thật ra đây chỉ là một cách chạy tội, đổ lỗi qua lại.
Các nhà làm chính sách của Hoa-kỳ đă chủ-trương rằng để cho Đảng CSVN cai-trị Việt-nam, mối giao hảo giữa Hoa-kỳ và Trung-quốc sẽ được hàn-gắn lại và sẽ làm cán cân quân-b́nh lực lượng trong chiến tranh lạnh nghiêng hẳn về phía thế-giới tự-do. Peter Rodman, Phụ-Tá của TS Kissinger đă nh́n nhận rằng “Nixon/Kissinger đă bỏ Việt-nam để đổi lấy mối giao-hảo Hoa-kỳ – Trung-quốc và sau đó dùng Trung-quốc để chống lại Nga-sô.”[4] Đặc biệt, một tài liệu mật gồm 28,000 trang đă cho thấy TS Kissinger, một nhà làm chính-sách và cũng là một nhà thương-thuyết, đă sắp đặt để quân-đội Bắc-việt tiến vào chiếm miền Nam sau khi Ông đưa quân Mỹ rút ra khỏi miền Nam.[5]
Như vậy sự-thật về cuộc chiến quốc-cộng trong giai đoạn 1954-1975 là quân-đội quốc-gia không thua quân-đội cộng-sản. Nhưng về mặt chính-trị, áp lực mạnh mẽ của quốc-tế v́ muốn đưa Đảng Cộng-Sản Việt-nam lên cai-trị toàn bộ nước Việt-nam, người Mỹ đă phá-hỏng mọi cơ hội bảo vệ tổ-quốc Nam Việt-nam của phe người quốc-gia. Để có thể tiếp-tục cuộc chiến một mất một c̣n với ĐCSVN, ngày 30 tháng 4 năm 1975 phe quốc-gia bị bắt buộc phải tái-phối-trí chiến lược, ĺa bỏ quê-hương. Chúng ta chưa mất nước v́ những người tin tưởng vào chính nghĩa quốc-gia vẫn c̣n đó, quê-hương vẫn c̣n đó, đầu-năo lănh-đạo cuộc chiến vẫn c̣n đó. Nguyễn Ánh chạy qua Xiêm rồi trở về dựng lại cơ-đồ. De Gaulle cũng không để mất nước Pháp khi phải chạy qua Anh. Như vậy có nên gọi biến-cố 30-4-75 là ngày mất nước không?
2- Ngày 30-4-1975: Ngày “Ô-Nhục” của tổ-quốc Việt-nam?
Kể từ ngày 30-4-1975, ĐCSVN lên nắm chính-quyền, mọi người dân Việt đă sống và chứng-kiến tận mắt một giai-đoạn lịch-sử đen tối nhục nhă chưa bao ǵơ có trong lịch-sử dựng nước và giữ nước của Ông cha. Đây là quan-điểm của những người Việt đang sống ở Việt-nam, của sinh-viên du-học, và của lớp trẻ lớn lên ở hải-ngoại trở về Việt-nam để kinh doanh.
Nhà-văn Trần-Như, người đang sống ở trong nước nhận định về xă-hội Việt-nam dưới sự cai-trị của ĐCSVN như sau:
“Giặc Tầu đô-hộ nước ta một ngàn năm không ai vong thân, không ai lẫn lộn căn cước. Giặc Pháp đô-hộ Việt-nam một trăm năm, dân Việt vẫn là Việt-nam. Giặc Hồ mang học thuyết cộng-sản vào cai-trị nước ta mới có 60 năm dân bị lẫn lộn căn cước và vong thân. Xă hội Việt-nam từ khi lập quốc cho tới nay chưa có thời nào suy đốn như thời Hồ.”[6] Nói một cách dễ-hiểu, NHỤC là v́ người dân trên đất Việt ngày nay không c̣n văn-hóa không có nhân-phẩm; họ đang sống như một con vật v́ con vật không có văn-hóa và nhân phẩm.
C̣n tổ-quốc và đất đai đă bị ĐCSVN vừa bán vừa dâng hiến cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc là Trung-quốc.Văn-hóa c̣n dân-tộc c̣n. Trong hơn 1000 năm Tầu đô-hộ “không ai vong-thân, không ai lẫn-lộn căn-cước” v́ phong tục tập quán của Việt-nam sau lũy tre xanh vẫn được duy-tŕ, dân chúng không bị Tầu-hóa. Nhưng năm 1954 tại miền Bắc, ĐCSVN đă phá-hủy toàn bộ lũy tre-xanh bao bọc hệ-thống làng-xă tự-trị để thành-lập những nông-trường tập-thể với máy cầy Liên-sô xây dựng xă hội chủ-nghĩa. Trong đó mọi người vô-sản ăn cùng, ngủ cùng, làm cùng. Lẫn lộn căn cước là vậy. Vong thân v́ Cộng-sản coi con người chỉ là công cụ sản-xuất bị tước đoạt nhân-phẩm nên chỉ c̣n là con vật. Đây là một lối-sống hoàn toàn xa-lạ đối với nếp-sống Việt-nam. ĐCSVN đă hủy-diệt văn hóa, lịch-sử, ngôn-ngữ cũng như linh-hồn Việt-nam để giúp Trung-quốc dễ bề nô-lệ hóa dân tộc. Văn-hóa mất dân-tộc mất. Nhục v́ lịch-sử oai-hùng đối-kháng giặc phương Bắc của Ông-Cha đă bị kẻ nội-thù ĐCSVN “rước voi về” xóa bỏ tất cả.
Công dân Việt-nam Hà-Sĩ-Phu tóm-tắt kết qủa công-tŕnh xây-dựng Xă-Hội Chủ-Nghĩa của ĐCSVN như sau: “Dân tộc phải đương đầu với một cuộc tổng khủng hoảng nhân cách! Xă hội đang lộn ngược do thang gía-trị lộn ngược. Chủ-nghĩa vô hồn tạo ra một khoảng trống ghê-rợn về văn-hóa, lư-tưởng và nhân cách.”[7]
Một sinh viên VN sang du-học tại Úc trong đợt đầu tiên khi Việt-nam vừa mở-cửa đổi mới, tâm-sự với tôi: “Chú ơi khi ra tới ngoài này, chúng cháu không dám nhận ḿnh là người Việt-nam nữa!” Chính hậu-qủa cai-trị của một tầng lớp lănh đạo thiển-cận giáo-điều đă làm sinh-viên này thấy xấu-hổ v́ ḿnh là người của một nước nghèo đói và chậm tiến nhứt thế-giới.
Những cảm nhận này của các du-học-sinh đă được Anderson Quách thấy tận mắt và kể lại rất đầu đuôi xúc-tích. Anderson là một cậu bé tị-nạn đến Mỹ lúc mới 5 tuổi và trở lại Việt-nam làm ăn vào tháng 10 năm 2007 với hy-vọng đầu-tư để phát-triển đất nước. Tuy nhiên sau 2 năm đắn đo t́m hiểu, Anderson mất 200,000 đô mà vẫn không thực hiện được mục đích của ḿnh đành phải bỏ cuộc trở về Mỹ. Anderson nhận xét, lănh đạo Việt-nam hiện nay không những bất-tài mà c̣n bất-tín và thiếu đạo-đức. Hậu qủa là một xă-hội băng hoại chờ đợi ngoại-nhân đến tiếp-quản. Về Hồ-Chí-Minh, “Tôi nhận ra rằng hai vị anh-hùng thời c̣n đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế-độ đă dùng mọi thủ-đoạn để biến họ thành thần-thánh, giúp cho họ gĩư vững địa vị và quyền hành. Đọc kỹ tiểu sử của Hồ Chí Minh sẽ t́m thấy một chính-trị-gia qủy-quyệt, nhiều mờ ám, dù nh́n ở bất cứ góc độ nào . . . Ông tự viết tiểu-sử để ca-tụng ḿnh (Trần Dân Tiên), không nh́n nhận cha-mẹ, cũng như 12 đứa con rơi rớt từ các cuộc t́nh khắp thế-giới, viết đơn cầu xin thực dân Pháp với những lời tang bốc trơ trẽn (lá thơ gởi Quan Toàn Quyền Pháp năm 1912), làm mật-vụ cho Nga, khoe là trọn đời độc-thân để phục-vụ tổ-quốc trong khi có ít nhất 3 người vợ. . . Chuyện Ông thủ-tiêu không biết bao nhiêu là đối-thủ chính-trị có thể hiểu được v́ Ông làm chính-trị kiểu Cộng-sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Stalin hay Mao. Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt-nam và nh́n những biểu-ngữ ca tụng “tấm gương đạo-đức của Bác Hồ”.
Anderson viết tiếp: “Sau 1 năm ở Việt-nam, tôi hiểu được một sự thật căn bản của xă-hội: Tất cả mọi con người, mọi con số đều là gỉa-dối. Quan chức nói dối để giữ quyền hành bổng lộc; doanh nhân nói dối v́ quan chức đ̣i hỏi; người dân nói dối v́ nói sự thật sẽ làm ḿnh đau-khổ rồi c̣n bị công-an bắt. Nói dối trở thành một hiện tượng tự-nhiên, như ăn uống, không ai suy nghĩ thêm về khía cạnh đạo-đức của hiện-tượng này.”[8]
Ngoài cái nhục không được làm người đúng với phẩm gía con người ở ngay trên đất nước của ḿnh, dân-tộc hiện nay c̣n phải chịu cái nhục lớn nhất từ xưa đến nay, đó là “hồn-thiêng sông-núi” đă bị người cộng sản đặt lên “mâm” để trước bàn thờ cúng “Bác Mao”. Thay v́ lănh-đạo đất nước bảo vệ sự toàn-vẹn lănh-thổ, th́ ĐCSVN lại cúi-đầu nhận làm “thái-thú” cho ĐCS Trung-quốc; họ sợ mất Đảng hơn mất nước.[9]
Nhân dân Việt-nam phản đối Trung-Cộng chiếm Hoàng-Sa và Trường-Sa lại bị chính-quyền của ḿnh đàn-áp tàn nhẫn. Đảng-viên Phạm Đ́nh Trọng viết: “Ư thức dân-tộc bị coi nhẹ đến đau ḷng c̣n biểu hiện ra trong việc làm trong hành-xử của nhà nước với dân. Thanh -niên sinh-viên học-sinh tập họp trước sứ-quán Trung-Hoa, ôn-ḥa phản đối Trung-Hoa sát nhập quần-đảo Hoàng-sa, quần-đảo Truờng-Sa vào lănh thổ Trung-Hoa. Đó là nền văn-minh Lạc-Việt lên tiếng, là ư-thức dân tộc Việt-nam lên tiếng! Nhà nước dùng công-cụ bạo-lực trấn-áp tiếng nói chính đáng của nền văn-minh Lạc-Việt, trấn-áp ư-thức dân-tộc chính-đáng của nhân-dân . . .”[10]
Rồi vào tháng 12, 2007, khi bị Hồ Cẩm Đào điện thoại trách mắng về việc để sinh-viên Việt-nam biểu-t́nh phản đối Trung-Cộng xâm chiếm lănh-thổ, Tổng Bí-Thư Nông Đức mạnh liền thề-thốt rằng “V́ t́nh hữu-nghị đời-đời bền vững với Trung-quốc, lănh đạo Việt-nam sẵn sàng dâng-hiến tất cả.” Có nghĩa là ĐCSVN đă sẵn-sàng làm nội-ứng tay-sai biến Việt-nam thành một chư hầu của Trung-quốc với những bước đi cụ thể như: dâng hiến 789 cây-số vuông đất-đai thuôc Cao-bằng và Lạng-sơn; bán 11,000 cây-số vuông trên biển và chủ-quyền của hai quần-đảo Hoàng-sa và Trương-sa; giao dự-án khai thác quặng “bo-xit” trên Tây-Nguyên cho Tầu và 20000 công nhân người trung-quốc; cho phép người trung-quốc tự do đi lại ở Việt-nam từ Lạng-sơ đến mũi Cà-mâu (không cần hộ chiếu).
Nếu qúi độc-gỉa chưa thấy rơ cái “nhục” mà Trung-cộng cố t́nh gây ra cho dân Việt, tôi xin nhắc lại mấy trường hợp sau đây. Dân ta đánh-cá trong hải-phận Việt-nam bị tầu Trung-cộng đuổi đi sau đó c̣n bắn chết người và đánh ch́m tầu của người Việt. Đặc biệt lúc ấy chiến-hạm Việt-nam chỉ đứng nh́n như không có chuyện ǵ xẩy ra. Sau đó Trung-cộng nói đấy là sự thỏa thuận chung.[11] Vào ngày 29 tháng 4 năm 2008, khoảng 200 thanh niên Trung-cộng mặc đồng-phục Olympic 2008 với cờ quạt ngang nhiên kiêu hănh diễn-hành tại thành-phố Hồ-Chí-Minh. Trước ṭa Đại-sứ Trung-quốc ở Hà nội, có khoảng 30 thanh-niên Trung-quốc biểu-t́nh hô khẩu-hiệu “Hoàng-sa và Trường-sa là của Trung-quốc”; không có chuyện ǵ xẩy ra. Nhưng khi sinh-viên Việt-nam biểu t́nh chống Trung-cộng chiếm Hoàng-sa và Trường-sa th́ lại bị nhà cầm quyền Việt-nam đàn-áp bắt bớ. Không nhục sao?
Mới đây ĐCSVN c̣n cho dịch ra tiếng Việt cuốn sách của Trung-Quốc, “Ma Chiến-Hữu”, ca-ngợi quân-đội Trung-quốc anh-hùng trong trận chiến Việt-Trung năm 1979. Sách dịch ra tiếng Việt lập tức được cho phổ biến khắp Việt-nam. Trong khi đó sách Việt ca-ngợi anh-hùng VN và chống Trung-quốc lại bị thâu-hồi? Báo-chí và dân-chúng không được phép dùng chữ “Trung-cộng” để chỉ “Trung-quốc”! Như vậy có nhục không?
Bằng chứng viện dẫn cho thấy biến-cố 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu ngày ĐCSVN đưa dân chúng Việt-nam vào một cuộc sống ô-nhục, ngang với loài vật. ĐCSVN lănh-đạo, xóa căn cước Việt của người dân, đưa đất nước vào ṿng nô-lệ Trung-cộng. Một chuyện chưa từng xẩy ra trong lịch-sử nước Việt. Nếu người dân Đức coi bức tường Bá-Linh là bức tường “Ô-Nhục”, dân-chúng Việt-nam phải gọi ngày 30-4 là ngày “quốc-nhục” mới thật đầy-đủ ư-nghĩa và đúng.
3- Biến-cố 30-4-1975: Một khúc quanh trong cuộc chiến quốc cộng
Nghị-tŕnh duy nhất và vô cùng cấp-bách của cộng-đồng tị-nạn Việt-nam tại hải-ngoại hiện ǵơ chính là “Cái nhục của chậm tiến và cái họa nô-lệ Tầu-cộng” của Việt-nam dưới sự cai-trị của ĐCSVN. Trong ư-nghĩa này, ngày “quốc-nhục” tiếp-tục nhắc nhở những ngừơi yêu-chuộng tự-do rằng cuộc-chiến “quốc-cộng” vẫn c̣n đang tiếp-diễn. Nhưng hiện-nay cán-cân quân b́nh lực lượng đă nghiêng hẳn về phe người quốc-gia. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ĐCSVN đă để lộ ra bộ mặt thật của họ khiến cho chính-nghĩa của phe quốc-gia trở-nên mạnh-mẽ và sáng chói hơn bao ǵơ hết. Đúng như tướng Do Thái Ông Moshe Dayan nhận định trong chuyến thăm viếng Nam Việt-nam: “Nếu muốn thắng cộng-sản, Miền Nam phải thua Cộng-sản trước đă.”
Trong khoảng từ 1930 đến 1975, Cộng-sản Việt-nam đội lốt Chủ-nghĩa Dân-tộc để đánh lừa người Việt yêu nước và dư-luận thế-giới. Nhưng từ 1975 đến nay họ đă hiện nguyên h́nh là một đảng say mê quyền-lực, một đảng cướp. Họ thi hành triệt để giáo điều Mac-xit Lenin-nit để củng cố quyền-lực và ăn cướp bóc-lột của dân-chúng qua các chính-sách cải-cách ruộng đất, kiểm-kê và đánh tư-sản, trăm hoa đua nở, chế-độ lư-lịch “đào tận gốc tróc tận rễ”, hợp tác xă sản-xuất, nông-trường tập-thể, làm theo chỉ-tiêu hưởng theo nhu cầu, vân vân . . .
Cái chính-nghĩa dân-tộc mà ĐCSVN dung làm b́nh-phong để lừa-gạt những người yêu-nước từ trước đến ǵơ đă bị chính lănh-tụ Hồ-Chí-Minh vô t́nh đạp đổ. Trong lúc hấp hối Bác Hồ đă thổ-lộ với các đồng-chí trong Bộ Chính-Trị là ḿnh sẽ đi gặp “Bác Stalin và Cụ Lênin!” “Dân-tộc” ǵ mà khi sắp chết lại không muốn gặp Lê-Lợi, Hưng Đạo là các anh-hùng dân tộc, hay Ông Bà tổ-tiên của ḿnh mà lại đ̣i về với mấy người Nga? V́ thế ĐCSVN đă mất cái thế nhân-dân. Chính-quyền và cán bộ hiện nay đều chân trong chân ngoài để tháo chạy v́ tổ-chức của ĐCSVN đă hoàn toàn phân-hóa rữa nát, mất định-hướng, nơm nớp lo sợ diễn tiến ḥa-b́nh.
Chính lời trăn-trối của Hồ Chí Minh phủ-nhận chính-nghĩa dân-tộc và trao cái thế nhân-dân lại cho phe quốc-gia. Rồi “cái họa nô-lệ Tầu và cái nhục không được làm người” do hậu qủa cai-trị của ĐCSVN từ 1975 đến nay đă trao thế chủ-động trong cuộc chiến quốc-cộng vào tay của phe người quốc-gia. Tóm lại thực-tế “tự hủy-diệt” của phe Cộng-sản đă mở đường đưa phe quốc-gia vào thế thượng-phong và chiến thắng cuối cùng.
Thêm vào đó, Cộng-đồng người Việt hải-ngoại hiện nay như Cựu Đại-sứ Lâm-Lễ-Trinh phân tích có một tiềm lực kinh tế, chính-trị, giáo-dục và trí-tuệ hơn hẳn tổ-chức chính-quyền của nhà nước XHCN Việt-nam. Ví-dụ như tổng-sản-lượng quốc-gia của Việt-nam vào năm 2001 là 14.5, tỉ trong khi đó lợi-tức của 3 triệu người tị-nạn là 15 tỉ.[12] Số tiền của hải ngoại gởi về giúp bà con hiện nay đă lên đến gần 7 tỉ tức là xấp-xỉ 1/2 tổng sản lượng của cả nước. Điều đáng lưu-ư là trong số 3 triệu người này lại có một lực lượng chuyên-viên lỗi-lạc trong mọi lănh vực lên đến 300,000 người. Theo Ông Lâm Lễ Trinh, đây là một con số thống kê chưa từng thấy tại các nước ĐNA.
Cuối cùng, một điều rất hiển nhiên cần lưu-ư đó là thời-cơ và thế ngoại vận của phe người Việt quốc-gia đang làm cho chế-độ độc-tài CSVN tuyệt-vọng. Về thời cơ chẳng hạn, cuộc cách mạng tin học và trào lưu “toàn-cầu-hóa” hoàn toàn không thuận lợi cho các chế-độ độc-tài. V́ thế tiến tŕnh dân chủ-hóa Việt-nam sẽ không thể nào đảo ngược được. Phe người Việt quốc-gia, khởi đầu với nền Đệ-Nhất Cộng-Ḥa tại miền Nam Việt-nam do Ông Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo, chủ-trương xây dựng một chế-độ dân chủ đích-thực. “Xă-hội khép kín” của ĐCSVN đă bị cuộc cách-mạng tin-học và cơn-băo “toàn cầu hóa” mở tung ra và c̣n đang tiếp-tục mở rộng hơn nữa với những phong trào đ̣i dân-chủ ở trong nước bắt tay làm đầu-cầu cho hải-ngoại tiến vào mở trận-đánh cuối-cùng: ĐCSVN gọi đó là “Diễn tiến Ḥa-b́nh”. Bây giờ chính là thời cơ của phe yêu-chuộng tự-do và độc-lập thực-sự của dân-tộc v́ cả thế-giới hô hào dân-chủ-hóa.
Thế thượng phong của hải-ngoại về mặt trận ngoại-giao lại càng rơ rệt hơn. Trong thời chiến, Nam Việt-nam bị Hà-nội cấu kết với các cường quốc để tạo ra những phong-trào phản-chiến trên thế-giới, vận-động mua chuộc đại-diện dân-cử tại các quốc-hội trên thế-giới và những cuộc trao đổi quyền-lợi đội lốt các hiệp-định Geneve 1954 và Paris 1973. Ngày nay chính người tị-nạn đang dùng “gậy ông đập lưng ông” trả lại ĐCSVN những ǵ họ đă làm trước đây. Các lănh đạo và đại-diện ngoại-giao của Việt-nam hiện nay mỗi khi thăm viếng để xin-xỏ một điều ǵ ở các quốc-gia có người tị-nạn, đều phải trốn chui trốn nhủi không dám đi vào cửa chính. Người Việt quốc-gia ở hải-ngoại hiện nay ngoài các hoạt-động về kinh-tế xă-hội kỹ-thuật giáo-dục, đă bắt đầu tích-cực tham gia vào các cơ chế dân-cử sẵn-sàng dùng các phương thức dân-chủ hiến định để đập tan những hành động gian manh của CSVN tại các quốc gia này. ĐCSVN đang ở vào thế “tứ bề thọ địch”!
4- Thay lời kết
Việc ĐCSVN bán đất bán biển và làm tay sai cho chủ-nghĩa bành-trướng của Trung-Cộng đang đẩy mạnh và làm cho trận-chiến cuối cùng giữa hai phe “quốc và cộng” bùng nổ sớm hơn người ta tưởng. Nhờ vào kỹ thuật tối tân của tin học, những ǵ mà ĐCSVN cố t́nh dấu-diếm đă được thế-giới bên ngoài, chính xác hơn là cộng-đồng người Việt tự-do hải ngoại, biết đến. Ví-dụ bí-mật về vụ bán biển được gởi ra quốc-ngoại từ email ngày 20 tháng 8 năm 2008 gồm cả bản Anh-ngữ lẫn Việt-ngữ và đă được Đại-Tá Phạm Bá Hoa trích dẫn như sau: “. . . Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Chủ-tịch Trần Đức Lương sang THCS gặp Chủ-tịch Giang Trạch Dân và hai bên cùng kư hiệp ước. Theo đó VNCS bán một phần biển cho THCS với gía 2,000,000,000 mỹ kim (2 tỉ), và THCS trả cho Việt-nam dưới h́nh thức đầu-tư . . . . .”[13] Nhờ đó, hải-ngoại mới hay biết sự việc và đang vận dụng mọi tài nguyên sẵn có để bổ túc tiếp cứu cho những ǵ mà kẻ-sĩ trong nước đang bị kềm-kẹp không thể phản-ứng hữu-hiệu được.[14]
Một cây viết trong Việt-nam (có lẽ cũng là 1 đảng viên cao cấp) với bút-hiệu “Người Buôn Gío” tung lên “net” bài viết báo động mất nước. Ông cho biết v́ những khó-khăn dưới chế-độ CS, kẻ-sĩ đành bó tay, không thể làm tṛn sứ mạng “thất-phu hữu-trách”. Theo Ông, việc ĐCSVN gạt bỏ mọi can-ngăn tự quyết-định để THCS khai thác quặng bo-xit trên Tây-Nguyên chính là muốn mở đường cho người Tầu đào “mồ chôn nước Việt”. Ông cho rằng vấn đề Hoàng-sa và Trường-Sa rồi cũng thế:
“Nếu Tây-Nguyên đă là phần của người Trung-quốc làm ăn, th́ việc tranh căi về Hoàng sa – Trường sa có thể đoán kết-qủa là vô-nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà khi các nhà sử-học Bắc-kinh được tài-trợ quy-mô, bài bản để sưu-tập tài-liệu hay chế-biến lịch-sử để chứng minh chủ-quyền các hải-đảo đó là thuộc về họ. Chính-phủ Việt-nam vẫn b́nh chân như vại, một số nhà tâm-huyết do điều kiện hạn-chế chỉ sưu-tầm t́m hiểu trong khả năng của ḿnh, kinh phí tự-túc do bản thân bỏ ra. Thậm chí việc Hoàng sa-Trường sa không được báo chí nhắc đến là khó khăn cho những trí-thức và học-gỉa trong qúa-tŕnh t́m ṭi tài-liệu, vô h́nh chung biến hai quần-đảo này thành đề tài bí-mật không được bàn tán công khai.”[15]
Nhờ chủ-trương tài-trợ quy mô của Bắc-kinh cho các nhà sử-học, THCS đă có được bài bản để hỗ-trợ về mặt công-pháp cho âm mưu bành-trướng của họ tại biển Đông. Ví-dụ họ sửa lịch-sử, viết sách nói rằng Hoàng-sa Trường-sa là của Trung-quốc rồi đưa vào trường học để dậy cho học-sinh Việt-nam; họ vẽ ra bản đồ lănh-hải 12 hải-lư để bao gồm các quần đảo nói trên; họ đặt ra tên mới cho hai quần đảo này là Huyện Tam-sa và thuộc về tỉnh Hải-nam của Trung-quốc; họ xây cất các hạ-tầng cơ-sở kể cả phi-đạo và hải-cảng; họ đem những giống cây lục địa ra và trồng ở đó; quân-đội cũng được điều động ra đồn trú. Về mặt tuyên-truyền họ bắt đầu lên-tiếng tuyên bố Chủ-quyền của Trung-quốc trên các ḥn-đảo này; họ cho công bố bản-đồ; cho người biểu-t́nh ủng-hộ; ra lệnh cho ĐCSVN bịt miệng những người nói ngược lại. Ví-dụ như “Văn-thư đề ngày 7-12-07 cấm sinh-viên biểu-t́nh của Phó Hiệu-trưởng Đại-học Công-nghệ Hà-nội, Ông Hà Quang Thụy, Bí Thư Đảng-ủy . . . . Văn thư đó c̣n đ̣i các thủ-trưởng phải góp-phần vào việc ngăn-chận biểu-t́nh.”[16]
Báo-chí hải-ngoại và “internet” là một nguồn thông-tin dồi-dào về các tin tức liên-quan đến cái xă-hội bị bưng-bít ở Việt-nam. Tuy-nhiên họ không được đào-tạo để làm những công-việc bài-bản quy-mô như các học-gỉa và sử-gia Trung-quốc đă làm để phục-vụ cho âm-mưu bành-trướng của ĐCSTQ chiếm đoạt Hoàng-sa và Trường-sa của Việt-nam. Đây là một vấn đề lớn-lao v́ nó liên-quan đến cuộc tranh-chấp quyền lợi giữa hai quốc-gia. Nếu hai bên không thể giàn-xếp ổn-thỏa bằng con đường ngoại-giao, vụ-việc sẽ phải được giải-quyết tại ṭa-án quốc-tế. V́ thế để có thể lập được một hồ-sơ pháp-lư cho một vụ án quốc-tế là chuyện của những chuyên-gia công-pháp quốc-tế, những nhà thương-thuyết ngoại-giao lăo-thành, những sử-gia học-gỉa uyên-thâm, mới mong thực-hiện được một căn bản pháp-lư vững-chắc để đánh bại đối-phương. Ngoài kiến thức chuyên-môn c̣n phải có tài-nguyên dồi-dào và thời-gian để thực-hiện. Xin lấy một ví-dụ, Trung-quốc công-bố một bản-đồ trong đó bao-gồm hai quần-đảo tranh chấp. Cùng lúc đó họ trưng bầy h́nh ảnh khai quật được một số đồ-gốm đời nhà Minh trên đảo Trường-sa chẳng hạn. Muốn căi lại họ chúng ta phải có đủ bằng chứng là người Việt-nam xuất hiện tại đây trước đời Minh.
Để đáp-ứng nhu-cầu này, vào khoảng giữa năm 1995 một tổ-chức đă được thành-lập tại hải-ngoại với cái tên là Ủy-Ban Bảo-Vệ Sự Vẹn-Toàn Lănh-Thổ (BVSVTLT). V́ nhu cầu đ̣i-hỏi, năm 2008 tổ-chức phải lập thêm một đơn vị đặc-trách về vấn-đề Hoàng-sa và Trường-sa tên là Ủy-Ban về Hoàng-sa và Trường-sa. Ủy-Ban BVSVTLT gồm các luật-gia, các gíao-sư về công-pháp, các sử-gia và học-gỉa uyên-bác. Họ đang hy-sinh đáp lại tiếng kêu cứu của núi-sông làm tṛn trách nhiệm “thất-phu hữu-trách”. Người sáng lập ra tổ-chức này là một Ông ǵa 73 tuổi. Trước đây, ở Việt-nam, Ông là Phụ-tá Khoa-Trưởng Luật-khoa, Giáo-sư chính-trị và công-pháp. Sau 1975 là học-gỉa tại Hoover Institute, nghiên-cứu về “Cách-mạng, Chiến-tranh và Ḥa-b́nh, Đồng Giám-đốc Dự-án Oral Life History tại Viện Nghiên-cứu Đông Á Đại-học U.C. Berkeley, California.
Thành-qủa mà Ủy-ban này đă thực-hiện được trong năm 2008 là một Bạch-Thư về Hoàng-sa và Trường-Sa. Và cũng trong năm 2008 này họ đă hoàn-tất được một hồ-sơ pháp-lư về Hoàng-sa và Trường-sa, sau 13 năm dài nghiên-cứu sưu-tầm. Hồ-sơ này sẽ giúp cho chính-quyền hậu cộng-sản của Việt-nam đưa vấn-đề tranh-chấp chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng sa và Trường sa giữa Việt-nam và Trung-quốc ra trước ṭa-án quốc-tế.
Hiện nay Ông đang dùng hết th́ ǵơ hưu-dưỡng đi khắp năm châu để diễn-thuyết cho đồng hương và “giáo-dục” các nhà làm chính-sách ở các nước sở tại về những việc phi-pháp mà ĐCSVN đang tiếp tay thực hiện âm-mưu bành-trướng của Trung-Cộng, trong đó có vụ Hoàng-sa Trường-sa và hậu-qủa của nó. Ông ǵa đó chính là Giáo-sư Tiến-sĩ Nguyễn Văn Canh.
Đây là một vấn-đề lớn có liên-quan đến lợi-ích của toàn dân toàn quân, vượt lên trên lợi-ích của các phe phái cho nên những buổi nói chuyện của GS Nguyển Văn Canh đă được đồng-hương khắp nơi trên thế-giới hân-hoan đón-nhận. Ngoài ra sự ra đời của Ủy-ban BVSVTLT là sự lên tiếng của hải-ngoại đáp-lại lời kêu cứu của thức-giả và dân-chúng ở trong nước. Phải chăng đây là một sơi dây nối kết trong và ngoài nước và mọi thành-phần người Việt-nam yêu nước lại với nhau? Theo tôi, chính cái “nhục nô-lệ và họa mất-nước mà ĐCSVN đă gây ra đă khiến hưng-vận của nước Việt-nam tái xuất-hiện.
Nên gọi ngày 30-4-75 là ngày quốc-hận hay là ngày quốc-nhục? Có một điều chắc chắn đó là ngày đánh dấu giai đọan mở đầu chiến-thắng cuối-cùng của người Việt không cộng-sản.
TS Nguyễn Ngọc Tấn
Nguồn : Báo Tổ Quốc