Danh ngôn :
[B][SIZE="4"][COLOR="blue"]Kẻ tiểu nhân tranh luận cầu thắng thua , người quân tử tranh luận cầu chân lư [/COLOR][/SIZE][/B]
Printable View
Danh ngôn :
[B][SIZE="4"][COLOR="blue"]Kẻ tiểu nhân tranh luận cầu thắng thua , người quân tử tranh luận cầu chân lư [/COLOR][/SIZE][/B]
Nguyễn Hưng Quốc
…[I]Chính cách nh́n phân tuyến “địch/ta” và tâm lư đấu tranh “ai thắng ai” như là kết quả của xu hướng chính trị hoá toàn bộ đời sống tinh thần của Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua đă dần dần phá nát văn hoá tranh luận[/I]…
Theo tôi, một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, ở đầu thế kỷ 21 này, cả ở trong lẫn ở ngoài nước, là phải xây dựng cho được một thứ văn hoá tranh luận, tức những nguyên tắc trí thức và đạo đức căn bản để dựa vào đó người ta tiến hành tranh luận cũng như đánh giá các cuộc tranh luận. Chưa có văn hoá tranh luận, tất cả những nỗ lực tranh luận đều chỉ có tác dụng duy nhất là tạo ra những tiếng ồn, chứ không mang lại một lợi ích cụ thể ǵ cả: sau các cuộc tranh luận, không có ǵ được sáng tỏ thêm. Những cái sai và những cái nhảm vẫn tiếp tục tồn tại một cách hiên ngang, hơn nữa, c̣n lặp đi lặp lại ở những nơi khác, những cuộc tranh luận khác cũng một cách rất ư hiên ngang.
Những nguyên tắc căn bản của văn hoá tranh luận, về phương diện lư thuyết, không có ǵ quá phức tạp, hầu như người có học thức nào cũng biết, tuy nhiên, có lẽ do chưa bao giờ được bàn luận một cách công khai, thẳng thắn và rơ ràng, những cái biết ấy phần lớn chỉ dừng lại ở mức tự phát và do đó, về phương diện thực hành, hiếm khi nhất quán, lúc nhớ, lúc quên. Cho nên, dù không mới, theo tôi, chúng ta cũng nên nhắc lại, một lần, những nguyên tắc căn bản ấy:
Thứ nhất, ai cũng biết, tranh luận là “tranh” thắng bằng lư luận. Lư luận là bản chất của tranh luận: chính thứ vũ khí lư luận này phân biệt một cuộc tranh luận và một cuộc chửi lộn. Trong các cuộc chửi lộn, người ta không cần lư luận, người ta chỉ cần ném ra ào ạt các lời buộc tội, bất chấp có bằng chứng hay không, nhằm triệt hạ tư cách nhà văn hay nhà phê b́nh hay nhà lư luận hay bất cứ một thứ “nhà” nào đó của đối thủ. Tranh luận th́ khác. Trong các cuộc tranh luận, người ta chỉ được quyền sử dụng một thứ vũ khí duy nhất: lư luận. Như trong bóng đá, người ta chỉ được quyền dùng chân để bắt bóng và phát bóng. Đụng tay vào là phạm luật. Như trong quyền Anh, người ta chỉ được quyền dùng tay để đánh. Co chân đạp đối thủ là phạm luật. Cũng vậy, trong tranh luận, người ta có thể công kích người khác một cách vô cùng mạnh bạo, thậm chí, tàn bạo; không sao cả, nhưng với một điều kiện: bằng lư luận. Ngược lại, bất cứ khi nào người ta không c̣n lư luận nữa, bất cứ khi nào người ta phải sử dụng đến các thứ phương tiện khác, từ việc nhân danh ḷng nhân đạo hay t́nh cảm yêu nước đến việc cầu cứu uy tín của người này của kẻ nọ, người ta trở thành một kẻ ăn gian. Nên lưu ư là h́nh thức “ăn gian” bằng cách sử dụng đến quyền lực tinh thần của người khác là một cách “ăn gian” rất phổ biến ở Việt Nam. Thay v́ lư luận bằng cái đầu của chính ḿnh th́ người ta có thói quen chứng minh tính “chân lư” của một nhận định nào đó bằng cách trích dẫn ra một câu nói của một lănh tụ, một danh nhân, hoặc đơn giản hơn, một câu tục ngữ nào đó. Ở những nơi khác, trong loại văn học thuật, người ta cũng khuyến khích trích dẫn, nhưng với mục đích hoàn toàn khác: để thêm một bằng chứng hay để phân tích lịch sử vấn đề cũng như tính chất đa dạng trong cách lư giải vấn đề; để người đọc h́nh dung được bối cảnh nghiên cứu vấn đề, từ đó, biết được những sự tiếp thu cũng như những sự sáng tạo, nếu có, của tác giả bài viết. Ở Việt Nam, ngược lại, việc trích dẫn thường được xem như cách thức sử dụng một quyền lực: Khổng Tử đă nói như thế… Lenin đă nói như thế… Hồ Chí Minh đă nói như thế… Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đă nói như thế… vậy th́ “chân lư” là như thế, không c̣n hoài nghi ǵ nữa. Nếu bí quá, không t́m ra được một câu nói nào tương hợp th́ người ta… bịa ra câu nói ấy và gán đại cho một nhân vật lịch sử nào đó. Như một thứ bùa.
Thứ hai, đối tượng của tranh luận là các luận điểm. Nói đến luận điểm là nói đến cả hệ thống quan điểm, trong đó các ư tưởng đan kết với nhau trên một nền tảng lư thuyết và phương pháp luận nhất định. Một sự phê b́nh toàn diện và triệt để nhất là sự phê b́nh nhắm vào chính nền tảng lư thuyết và phương pháp luận ấy; nếu không, nó phải phê b́nh các nhận định của tác giả trên chính cái nền tảng lư thuyết và phương pháp luận mà người ấy đă lựa chọn, nói cách khác, phải xét xem, từ một góc nh́n như thế, với một phương hướng tiếp cận như thế, tác giả có nhất quán và có đi đến tận cùng mạch lư luận của họ hay không, và kết luận mà tác giả ấy rút ra được có ǵ mới lạ so với những ǵ người khác đă biết hay không. Việc tuân thủ nguyên tắc này giúp ngăn chận cảnh ông nói gà bà nói vịt trong tranh luận; hơn nữa, nó cũng ngăn chận được t́nh trạng, thay v́ tập trung vào các luận điểm chính, chỉ căi cọ lằng nhằng ở cấp độ tiểu tiết, với những câu, chữ không có ư nghĩa ǵ đáng kể trong cấu trúc chung của bài viết. Cuối cùng, nguyên tắc này cũng góp phần ngăn chận một thói quen đáng tiếc là cố t́nh đơn giản hoá các luận điểm của người khác, biến chúng thành ngô nghê để vừa tầm cho ḿnh phản bác. Thói quen ấy hẳn xuất phát từ loại văn chương tuyên truyền kéo dài dai dẳng cả hơn nửa thế kỷ vừa qua: theo đó, ở bên này hay bên kia “chiến tuyến”, người ta không được phép đọc nhau nhưng lại được lệnh là phải đả kích nhau, và với một mục đích đầy “chính nghĩa” như thế, người ta có thể an tâm đả kích địch thủ theo cái h́nh ảnh mà ḿnh xuyên tạc hoặc tưởng tượng. Như thế, người ta tha hồ rút tư tưởng của Michel Foucault hay của Roland Barthes, chẳng hạn, vào một vài câu rồi ngúng nguẩy chê là… thô thiển; và người ta cũng có thể hùng hồn cho chủ nghĩa hậu cấu trúc hoặc giải cơ cấu là… dở hơi dù chưa hề đọc bất cứ một tác phẩm nào của Jacques Derrida hay của Paul de Man; có thể lớn tiếng cho văn chương hậu hiện đại là nhảm nhí dù chưa hề đọc bất cứ một luận văn nào của Jean-François Lyotard, của Fredric Jameson hay bất cứ sáng tác nào của John Barth, của Thomas Pynchon hay của Kurt Vonnegut, v.v…
Thứ ba, bởi v́ nhắm vào đối tượng là các luận điểm, tranh luận là một cuộc chiến đấu khá trừu tượng. Đó là cuộc chiến đấu với những ư tưởng. Chính v́ thế, đó cũng là một cuộc chiến đấu đầy tính chất duy lư, ở đó chỉ có lư chứ không có t́nh. Người Việt Nam vốn trọng t́nh: trong các lănh vực khác tôi không biết thế nào nhưng trong tranh luận, đó là một khuyết điểm. Một mặt, nó khiến chúng ta ít khi đi đến cùng mạch lư luận của ḿnh, dễ dàng thoả hiệp trước những sự dị biệt trong tư tưởng, trở thành những kẻ ba phải, mặt khác, phổ biến hơn, nó lại làm chúng ta dễ trở thành lu loa, sướt mướt hoặc phẫn nộ không đúng chỗ.
Cuối cùng, thứ tư, nếu tranh luận là chiến đấu với các luận điểm th́ điều kiện đầu tiên và không chừng quan trọng nhất của người tranh luận là phải đọc kỹ và hiểu đúng các luận điểm ḿnh định phê phán. Không đọc kỹ và không hiểu đúng mà đă phê phán, người ta dễ trở thành những kẻ xuyên tạc và vu khống dù động cơ chính là sự bất cẩn hay kém cỏi chứ không phải v́ ác ư. Hơn nữa, tham gia tranh luận, người ta không những cần phải đọc kỹ và hiểu đúng bài viết ḿnh định phê phán mà c̣n cần phải có một số hiểu biết nào đó liên quan đến vấn đề mà bài viết ấy đề cập. Hai khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau: không ai có thể hiểu trọn vẹn một bài viết nếu đó là bài viết duy nhất mà người ta được đọc về một đề tài nào đó. Văn bản, thật ra, bao giờ cũng là một liên văn bản: một chữ ở bài viết này có khi chỉ được sáng lên nhờ một chữ ở bài viết kia. Bởi vậy, tôi cho là một hành động thiếu nghiêm túc nếu người ta lao vào một cuộc tranh luận khi chưa kịp chuẩn bị cho ḿnh những kiến thức tối thiểu và cần thiết về vấn đề ḿnh sẽ tranh luận (1).
Những nguyên tắc vừa tŕnh bày, được đúc kết với dụng ư để được mọi người – hoặc ít nhất là giới cầm bút – đồng t́nh, chắc chắn không phải là những ǵ mới lạ. Nhưng đó là những điều chúng ta thường hay quên. Có khi cả một đất nước quên. Và có khi cả hai hay ba thế hệ cùng quên.
Thực vậy, nếu đọc lại các bài tranh luận giữa Phan Khôi và Phạm Quỳnh, giữa Phan Khôi và Trần Trọng Kim về các vấn đề liên quan đến quốc học và Nho giáo vào đầu thập niên 30 (3), chúng ta có thể thấy, mặc dù thỉnh thoảng họ vấp phải những khuyết điểm hết sức sơ đẳng về kiến thức cũng như về lập luận, nhưng tinh thần tranh luận chung th́ bao giờ cũng nghiêm túc và chững chạc, rất người lớn. Rơ ràng là thời ấy, thuở b́nh minh của nền tân học, người ta đă có một thứ văn hoá tranh luận khá hoàn chỉnh. Thế nhưng điều lạ là cái văn hoá ấy cứ dần dần bị mai một đi. Phần lớn các cuộc tranh luận văn học từ giữa thập niên 30, đặc biệt từ sau năm 1945 đến nay, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, đều có cái vẻ ǵ như bần tiện, nhếch nhác và thảm hại hơn hẳn. Tại sao?
Tôi nghĩ lư do chính là v́… chính trị.
Trong nửa đầu thập niên 1930, hầu hết các cuộc tranh luận đều mang tính chất cá nhân, chỗ dựa duy nhất của mỗi người là kiến thức và khả năng lư luận. Từ giữa thập niên 1930 về sau, bắt đầu từ cuộc tranh luận giữa hai phái gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, các đảng phái chính trị nhảy vào các sinh hoạt văn học nghệ thuật. Tranh luận văn học, với họ, trở thành một cuộc tranh đấu chính trị, qua đó, họ nhắm đến việc tuyên truyền cho chủ thuyết của họ và tập hợp lực lượng hơn là chỉ dừng lại ở phạm vi văn học (4). T́nh trạng ấy càng phát triển mạnh mẽ sau năm 1945, khi, trong các cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng kịch liệt, giới cầm quyền Việt Nam, thuộc những chế độ và với những ư thức hệ khác nhau, đă phải huy động tất cả mọi lực lượng và mọi phương tiện để dành chiến thắng. Hậu quả là hầu như toàn bộ đời sống xă hội đều bị chính trị hoá. Chính trị xen vào các hoạt động tín ngưỡng, lấn vào giáo dục, chi phối cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động văn học, dĩ nhiên, càng chịu ảnh hưởng của chính trị một cách sâu sắc. Ở phương diện này, chính trị không những chỉ làm thay đổi cách viết mà c̣n làm thay đổi cả cách nh́n và cách nghĩ của chúng ta. Biểu hiện quan trọng hơn cả không chừng là thói quen phân tuyến theo lối “địch” và “ta” và tư tưởng “ai thắng ai”. Ngày xưa, tranh luận với nhau, Trần Trọng Kim và Phan Khôi chỉ nh́n thấy nhau, hoặc có khi, cụ thể hơn, chỉ nh́n thấy bài viết của nhau. Sau này, tranh luận với nhau, người ta không chỉ thấy nhau mà c̣n thấy, phần lớn chỉ thuần là tưởng tượng, cả lực lượng chính trị trùng trùng điệp điệp sau lưng đối thủ của ḿnh. Tranh luận, do đó, không c̣n nhằm làm sáng tỏ một vấn đề ǵ mà chủ yếu là nhằm tiêu diệt cả cái lực lượng chính trị thù nghịch mà người đối thoại với ḿnh chỉ là một đại diện. Không khí tranh luận, do đó, bao giờ cũng hừng hực, cũng sôi sục nhiệt t́nh, cái nhiệt t́nh của thời chiến. Nhưng chính cái nhiệt t́nh kiểu ấy đă giết chết tranh luận, biến tranh luận thành một hoạt động thuần tuư tuyên truyền: thay v́ cố gắng làm sáng tỏ một điều chưa biết, chúng ta thường chỉ hài ḷng với việc khẳng định đi khẳng định lại những “chân lư” đă cũ mèm; thay v́ chỉ sử dụng lư trí, chúng ta huy động cả các yếu tố t́nh cảm để dễ dàng kích động tinh thần của người đọc với hy vọng thành lập được một trận tuyến càng đông càng tốt. Hơn nữa, xuất phát từ quan niệm “địch/ta” và “ai thắng ai”, người ta dễ biến cuộc tranh luận thành một tṛ ẩu đả, theo đó, đối tượng chính mà họ nhắm tới không phải là một quan điểm mà là một con người; mục tiêu chính không phải là t́m kiếm một chân lư mà là bôi bẩn một cá nhân; tinh thần chính không phải là xây dựng mà là triệt hạ. Cuối cùng, cũng xuất phát từ quan niệm “địch/ta” và “ai thắng ai” ấy, người ta có thể tự cho phép ḿnh làm những hành động đê hèn nhất như vu khống và chụp mũ với lư do là mọi thủ đoạn đều được xem như những chiến thuật cần thiết trong một cuộc đấu tranh.
Theo tôi, ngoài những nguyên nhân khác có thể có, chính cách nh́n phân tuyến “địch/ta” và tâm lư đấu tranh “ai thắng ai” như là kết quả của xu hướng chính trị hoá toàn bộ đời sống tinh thần của Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua đă dần dần phá nát văn hoá tranh luận.
Chú thích:
Tiếc thay, đây lại là một hiện tượng khá phổ biến trong sinh hoạt văn học Việt Nam. Nếu bị phê b́nh, người ta thường dùng luận điệu giống nhau để trả lời: “th́ phóng bút viết chơi thôi mà!” Đẩy luận điệu này đến cùng, theo tôi, người ta sẽ, thứ nhất, biến thế giới văn chương thành nơi ai cũng có thể chơ miệng vào tán nhảm; thứ hai, hạ tiêu chuẩn của một nhà văn xuống thấp hơn cả tiêu chuẩn của một sinh viên năm thứ nhất, kẻ bị đ̣i hỏi phải luôn luôn tham khảo kỹ càng trước khi đặt bút viết, ngay cả một bài luận văn b́nh thường nộp trong lớp.
Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (bản in lần thứ hai), nxb Sự Thật, Hà Nội, tr. 19-20.
Xem thêm bài “Tính chất thuộc địa và hậu thuộc địa trong văn học Việt Nam” in trong cuốn sách này. Cũng có thể xem thêm bài “Tiến tới một nền văn chương Việt Nam hoàn cầu hoá” của Hoàng Ngọc-Tuấn đăng trên tạp chíViệt số 6, giữa năm 2000, đặc biệt các trang 82-85.
Về cuộc tranh luận giữa hai “phái” nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, có thể xem cuốn Nh́n lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939do Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Phúc và Nguyễn Đăng Điệp biên soạn, Hà Minh Đức giới thiệu, nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1996.
[URL="http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/van-hoa-tranh-luan-05-19-2010-94269274.html"]http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/van-hoa-tranh-luan-05-19-2010-94269274.html[/URL]
Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một h́nh thức trao đổi ư kiến không thể thiếu được trong một xă hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xă hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề c̣n trong ṿng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.
Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu vơ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp ḥi.
Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ư kiến, đưa ra lời b́nh phẩm của ḿnh, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc t́m sự thật hơn là muốn ḿnh đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ư thức được định kiến và chủ quan của chính ḿnh. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.
Đó là những đ̣i hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ư nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia b́nh luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là v́ người xuất hiện chẳng nói được ǵ cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề ǵ cho đến nơi đến chốn.
Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ư đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là ǵ. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay v́ tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta t́m cách gắn cho đối phương một nhăn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố t́m hay tạo cho ḿnh một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đă ngôn từ đinh tai nhức óc thay v́ là một trao đổi khoa học.
Thực ra, đó là một h́nh thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đă bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá tŕnh làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đă có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đă có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.
Điều đáng chú ư là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí c̣n hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đă rất tuyệt vời, v́ qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhăn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, v́ với cái nhăn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xă hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.
Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng b́nh dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua th́ rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới h́nh thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lư lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những h́nh thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lư luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng tŕnh bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (v́ việc này đă được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.
Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:
• Đánh tráo chủ đề
• Lợi dụng cảm tính và đám đông
• Làm lạc hướng vấn đề
• Qui nạp sai
• Nhập nhằng đánh lận con đen
• Phi logic
• Các nhầm lẫn khác
[B]Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề[/B]
1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, v́ nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và t́m cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. H́nh thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.
Có hai h́nh thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới h́nh thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ư kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết ǵ về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi v́ sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đă quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu ǵ về sự nghèo khổ của chúng tôi.”
2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để t́m sự ủng hộ cho luận điểm của ḿnh. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.
3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và v́ không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức t́nh báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”
4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử v́ ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng ǵ đến vấn đề đang bàn thảo.
5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng ǵ đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử h́nh là một h́nh thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng c̣n nạn nhân của tội phạm th́ sao? Gia đ́nh của nạn nhân sẽ nghĩ ǵ khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”
6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, t́m cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!
[B]Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông[/B]
7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đă biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”
8. Lợi dụng ḷng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào ḷng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của ḿnh. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đă tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”
9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ư B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng ḥa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ư nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ư nghĩa ǵ nếu không có Đảng cộng ḥa!)
10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ư rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.
11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, th́ đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”
[B]Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề[/B]
12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”
13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều ǵ đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) th́ điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi v́ các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xă hội ổn định mấy năm nay, không có lư do ǵ phải cần đến dân chủ”.
14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xă hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, b́nh bị, tài chánh, xă hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ v́ tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xă hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, th́ Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”
15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng ǵ với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đă ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đă ngừng hoạt động hay chưa?”
16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố t́nh biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ư thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ năo? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”
[B]Nhóm 4. Qui nạp sai[/B]
17. Khái quát hóa vội vă. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”
18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một t́nh huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”
19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, v́ nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mă cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”
20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. V́ thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ ǵ trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.
21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua h́nh thức “Nếu A xảy ra th́ B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra th́ A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, th́ điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”
22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”
23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”
24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng ǵ đến lí lẽ mà người biện luận tŕnh bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và c̣n trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy t́nh trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”
25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố t́nh xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, v́ nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích ṭng quân v́ họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”
[B]Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo[/B]
26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”
27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất th́ cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một t́nh trạng thất nghiệp rất cao, v́ do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)
28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hăng xưởng.
29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để t́m đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.
30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.
31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không c̣n bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đă chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”
[B]Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận[/B]
32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng ǵ với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đă từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”
33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới h́nh thức “nếu A th́ B, không phải A th́ không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney th́ tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.
34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đă ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ th́ nhóm EU này sẽ không c̣n xâm phạm vào công việc của chúng ta?”
35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.
36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, v́ dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.
[B]Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác[/B]
37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết v́ ung thư, cả gia đ́nh cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh ǵ. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ th́ cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.
38. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những ǵ đúng hay tốt chỉ đơn giản v́ chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”
39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều ǵ đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ v́ nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”
40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hăng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không th́ làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.
41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ư nghĩa của cuộc sống, bởi v́ họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”
42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào th́ nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không c̣n muốn nghe nữa, như “Đảng lănh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.
43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ t́m cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một h́nh thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”
Một h́nh thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi v́ con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những ǵ chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”
44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi v́ người đối nghịch đă làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”
45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, v́ theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều ǵ. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ư kiến đồng t́nh của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm ḍ”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ư với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vă, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí ǵ. Thực ra, thống kê không chứng minh điều ǵ cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. V́ có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.
[B]Nhận xét[/B]
Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ ḿnh chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, v́ các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, v́ cố ư hay vô t́nh, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực ḱ nổi tiếng về ngụy biện.
Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn c̣n có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi v́ chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, v́ nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một ḥn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một ḥn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi v́ trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.
Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi v́ những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những ǵ thô thiển, gồ ghề với những ǵ hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những ḱ kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về t́nh trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tṛn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay v́ lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay v́ thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay v́ cung cấp cho họ một sự thực.
Bởi v́ ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người c̣n mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lănh đạo” chính trị hay tôn giáo.
Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá tŕnh hoạt động tri thức nhằm ư niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ư, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.
Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, th́ những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở tŕnh độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ư nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn c̣n cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.
Theo dơi báo chí, chúng ta thấy những h́nh thức tấn công cá nhân (thay v́ tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ư tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. V́ những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét ḱ quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy th́ anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này tŕnh diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.
Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tṛn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, v́ nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đă đến lúc chúng ta nên vượt qua chính ḿnh bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.
BTĐ
[URL="http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/thoi-nguy-bien-o-nguoi-viet.html"]http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/thoi-nguy-bien-o-nguoi-viet.html[/URL]
Trần Đ́nh Hoành
Chào các bạn,
Trong thời đại @ có lẽ sinh hoạt tri thức nổi bật nhất là tranh luận trên Internet. Ngày trước, muốn tranh luận th́ ta phải gặp nhau trong quán cà phê, và tranh luận cũng có giới hạn, v́ c̣n phải vui vẻ uống cà phê với nhau. Ngày nay ta có thể tranh luận bất kỳ giờ nào trên mạng, và nhiều khi cũng bạo miệng (à không, bạo ngón tay) hơn, v́ không có nhu cầu phải tĩnh lặng uống cà phê với người đang tranh luận. Điều này có nhiều hậu quả sâu xa. Các trao đổi thường xuyên trên Internet giúp cho kiến thức của ta gia tăng với vận tốc kỷ lục, và kiến thức mới mở thêm những chân trời mới cho mỗi người chúng ta cũng như cho đất nước. Trong bài này chúng ta sẽ lược qua vài điểm chính trong nghệ thuật tranh luận.
• Tranh luận là ǵ?
Không nhất thiết cứ căi nhau là có tranh luận. Tranh luận (argument) là (1) một chuỗi những câu nói (statements) liên hệ chặt chẽ nhau, (2) câu sau liên hệ lư luận chặt chẽ với câu trước, và (3) cả chuỗi câu nói nhằm mục đích chứng minh kết luận cuối cùng là đúng.
Cứ tung những câu nói bừa băi qua lại, mà không cần đúng sai, đó không phải là tranh luận, mà là căi nhau như con nít. Ví dụ: Reagan là tổng thống tồi. Không, ông ta là tổng thống hay nhất trong lịch sử Mỹ. Thôi đi, ông ấy chỉ là tài tử đóng phim hạng ba…
• Điều quan trọng nhất cho người tranh luận là kết luận cuối cùng—tức là, quan điểm. Người đó phải có một quan điểm rơ ràng và tranh luận để bảo vệ quan điểm đó. Ví dụ: Cần phải tăng thuế VAT. Hay, cần đặt việc nâng cấp giáo chức như là ưu tiên một trong chính sách giáo dục. Người tranh luận đứng đắn luôn luôn có quan điểm và thường báo cho độc giả (hay khán giả) biết rơ lập trường của ḿnh ngay từ lúc ḿnh mới bắt đầu tranh luận. Ví dụ: “Tôi ủng hộ việc tăng thuế VAT v́ những lư do sau đây.” Đây là “kết luận” hay “quan điểm”được đưa ra ngay từ đầu cuộc tranh luận, và các lư lẽ tŕnh bày là những lư luận nhằm ủng hộ kết luận (quan điểm) đó.
Tại sao ta lại nói kết luận ngay từ đầu, mà lại không đợi đến kết cuộc mới kết luận. Thưa, v́ lư do ta đă nói trong vài bài trước đây: Một tư tưởng hay một câu nói tự nó không có nghĩa lư ǵ cả; nó chỉ thực sự có ư nghĩa khi nó được dùng để phục vụ một mục đích, một kết luận, nào đó. Ví dụ: “Thống kê cho thấy các công ty của ta có mức lợi tức cao hơn các công ty tại các quốc gia lân cận.” Câu này tự nó chẳng có nghĩa lư ǵ hết (cho nên người nghe hay hỏi “Rồi sao?” hay “So what?”). Tuy nhiên, nếu người nghe đă biết trước là “anh này chủ trương tăng thuế lợi tức công ty,” th́ người nghe hiểu ngay được sự quan trọng của câu nói này. V́ vậy, nếu ta không muốn bị “mất” khán/độc giả, và không muốn để họ “bị lạc” một giây đồng hồ nào, ta phải nêu rơ kết luận (quan điểm) ngay từ đầu, để họ hiểu rơ được từng lời ḿnh nói. Đó gọi là “tập trung tư tưởng khán/độc giả.”
• Những người có tiếng nói trong một cuộc tranh luận nhưng không có lập trường rơ ràng, thường thuộc 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm khán giả. Đôi khi một vài người nghe cần ḿnh giải thích thêm một tí, họ có thể hỏi ḿnh giải thích rơ thêm. Nhóm thứ hai là nhóm phá đám. Họ chỉ muốn tấn công người nói bằng đủ loại câu hỏi, chỉ để làm cho người nói mệt mỏi và người nghe lạc đường, hoặc chỉ để ḷe người khác là họ “thông thái”, chứ không có lập trường nào khác. Nếu bạn gặp một người cứ ném vào bạn thường xuyên các câu tấn công như “Anh định nghĩa chữ này dùm”, “anh làm ơn cho thống kê chứng minh câu anh vừa nói”, “tại sao?” … đó là dấu hiệu anh ta là người phá đám. Dĩ nhiên, đây có thể là các câu hỏi rất hay, nếu chúng không bị lạm dụng. Nhưng chúng rất dễ bị lạm dụng để phá đám.
Khi có cảm tưởng bị phá đám, ta có 3 cách để đối phó. Cách thứ nhất, ta chỉ cần hỏi lại: “Tôi thấy anh hỏi đă nhiều rồi. Trước khi tôi trả lời tiếp, anh làm ơn cho biết lập trường của anh là ǵ để chúng ta có thể bàn luận dễ dàng hơn? Anh ủng hộ tăng thuế hay giảm thuế?” Nếu người kia trả lời rơ lập trường, ví dụ “tôi chủ trương giảm thuế,” ta có thể tiếp theo ngay, “Vậy anh làm ơn cho biết những lư lẽ anh có để ủng hộ lập trường của anh.” Như vậy anh ta sẽ bận rộn bảo vệ lập trường của anh ta và không c̣n thời giờ để phá đám.
Thứ hai, đôi khi có người có lập trường và thích tranh luận, nhưng lập trường của họ hoàn toàn khác với lập trường của ḿnh, và họ chỉ tranh luận để ḿnh không yên ổn làm việc được. Ví dụ, một nhóm bạn thơ chỉ muốn uống cà phê thưởng thức thơ văn êm đềm, nhưng có một bạn nhất định phải đưa các vấn đề chính trị vào thơ và biến thơ thành tranh căi chính trị. Ta nên nhắc nhẹ bạn ấy vài câu, nêu bạn ấy c̣n tiếp tục th́ mời bạn ấy ra khỏi nhóm.
Thứ ba, đối với người chuyên môn phá mà không bao giờ muốn tranh luận với một lập trường rơ rệt, (thông thường là v́ muốn chứng tỏ cái “thông thái” của ḿnh), ta cứ lờ họ đi. Và nếu họ cứ nhất định lải nhải, ta đành mời họ ra ngoài.
• Một trong những quy luật căn bản nhất để tranh luận có hiệu quả tốt, là tranh luận phải nằm trong khung cảnh tương kính lẫn nhau. Cũng như lớp học phải có trật tự và yên lặng, nếu khung cảnh tương kính không có trong tranh luận, tranh luận sẽ trở thành những lạm dụng rẽ tiền, chẳng lợi ǵ cho ai cả, nếu không nói là có hại.
• Về phương diện kỹ thuật, dĩ nhiên là mỗi câu chúng ta nói ra phải hợp luận lư và tuân thủ các công thức lư luận cổ điển. Ta sẽ đi vào các công thức luận lư trong một dịp khác. Hôm nay ta chỉ nói đến công thức thông dụng nhất mà ai trong chúng ta cũng sữ dụng hằng ngày. Đó là tam đoạn luận, gồm 3 mệnh đề, như thí dụ sau. (1) Mọi người đều chết; (2) ông X là người; (3) v́ vậy ông X sẽ chết. Đây là một tam đoạn luận suy diễn, tức là suy từ chuyện chung (“mọi người”) đến chuyện riêng (“ông X”). Hai câu đầu là 2 tiền đề , câu thứ ba là kết luận.
Mỗi ngày, ai trong chúng ta cũng dùng tam đoạn luận suy diễn rất nhiều, dù là ta nói gọn hơn và ta cũng không để ư đến. Ví dụ: “Dĩ nhiên là bà mít ướt rồi.” Câu này thực ra là cả một tam đoạn luận rút gọn lại chỉ c̣n một câu. Nếu bị hỏi ngược lại, “Tại sao anh nói tui mít ướt?” th́ đương nhiên là ta phải tŕnh bày rơ ràng thành ba câu, “(1) Đàn bà ai cũng mít ướt; (2) chị là đàn bà, (3) đương nhiên chị cũng mít ướt.” Dĩ nhiên, ai cũng thấy lư luận này sai v́ tiền đề đầu tiên (“đàn bà ai cũng mít ướt”) không đúng. V́ vậy, thường là ta sẽ bị hỏi lại, “Ai nói với anh đàn bà ai cũng mít ướt?” Tới lúc này, nếu bạn là người thông thái, th́ nên “Xin lỗi chị. Tui đùa hơi lỡ lời. Mai mốt sẽ không làm vậy nữa,” và không nên giải thích ǵ thêm nữa, v́ càng giải thích th́ bạn càng tự đào sâu cái hố cho chính ḿnh. (Ở Mỹ, lầm lỗi về kỳ thị giới tính kiểu này là lầm lỗi cực lớn. Bạn sẽ bị đánh giá là rất thiếu giáo dục. Chỉ có xin lỗi thành khẩn ngay lập tức mới chứng tỏ được là ḿnh người đứng đắn và trí tuệ).
• Thí dụ trên cho thấy lầm lỗi thông thường nhất trong sữ dụng ngôn ngữ và lư luận là tổng quát hóa quá đáng—tức là dùng các từ có tính cách tuyệt đối. Người Việt ta gọi là “vơ đũa cả nắm.” Những từ nói đến “tất cả”, “mọi”, “toàn thể” thường là sai, không đáng tin. Các từ này làm cho người ta nghĩ rằng người nói rất ngớ ngẩn và không thể tin cẩn. Ví dụ: Hăy tưởng tượng một vị tổng thống nói trước 10 ngàn dân, “Tất cả công dân đều ủng hộ chính sách của tôi.” Chỉ cần một người la lớn lên, “Tôi không ủng hộ,” th́ câu nói của ngài tổng thống trở thành ngớ ngẩn ngay. V́ vậy, ta nên đổi các từ này thành các từ có số lượng nhỏ hơn một tí như “đa số”, “phần đông”, “phần nhiều.” Như vậy vừa an toàn hơn, vừa đáng tin hơn.
Các từ liên hệ đến chữ “nhất” cũng thế. Ví dụ: Đây là người nổi tiếng nhất, quyển sách hay nhất, người đẹp nhất, hành động anh hùng nhất, v.v… Đây cũng là các từ tuyệt đối. Ngoại trừ quảng cáo thương mại th́ không ai thèm bắt bẻ, người dùng từ các này thường được xem là ngớ ngẩn và không đáng tin. Hăy đổi lại thành “một trong những quyển sách được xem là hay nhất”, “một trong những người nổi tiếng nhất” v.v…
• Trong môn luận lư học, các giáo sư sẽ nói với bạn rằng những câu nói nhằm khích động cảm tính con người là những câu “sai luận lư” (fallacy), v́ thường chúng chẳng liên hệ đến chuỗi luận lư tí nào cả (irrelevancy). Ví dụ: “Chúng ta không thể có những loại người gian ác ức hiếp người nghèo như thế. Phải kết tội hắn tối đa.” “À … à… ông công tố viên à. Câu hỏi ở đây là thân chủ tôi có vi phạm luật giao thông hay lái xe bất cẩn gây tai nạn không, chứ ăn nhập ǵ đến chuyện giàu nghèo?”
• Trên b́nh diện xă hội, khác với luận lư học thuần túy, ai trong chúng ta cũng biết là cảm tính của con người thường có tính cách quyết định. Nếu bạn nói mà nhiều người thương, th́ nhiều người sẽ đồng ư với bạn. Nếu bạn nói, dù là hợp luận lư cách mấy, mà đa số không ưa bạn th́ mọi người sẽ bất đồng ư.
V́ vậy, yêu người và người yêu ḿnh rất quan trọng trong công tác biện luận. Nói đúng luận lư chỉ là bước sơ đẳng. Tŕnh bày luận lư đó trong ngôn ngữ gần gũi với người nghe, với một cung cách gần gũi với người nghe, và có thể làm người nghe cùng cảm xúc với ḿnh, đó mới thực sự là công việc thuyết phục.
• Tóm lại, hôm nay ta nói đến 4 điểm quan trọng nhất trong tranh luận. Thứ nhất, người tranh luận phải có một quan điểm rơ ràng, và nên cho mọi người (người tranh biện với ḿnh và khán/độc giả) hiểu rơ quan điểm của ḿnh ngay từ đầu. Thứ hai, tranh luận cần một khung cảnh tương kính lẫn nhau. Thứ ba, tránh các từ có tính cách tuyệt đối. Thứ tư, cần mọi người cùng xúc cảm với ḿnh.
Một điều quan trọng nữa là, ta không chỉ tranh luận với người bất đồng ư kiến, mà thực ra ta tranh luận với người cùng ư kiến với ḿnh thường xuyên hơn. Đó là chính là phản biện (counter-arguing). Muốn thực sự hiểu rơ một vấn đề, ta cần phải lư luận từ mọi hướng—hướng của ta và hướng đối nghịch. Trong một vụ kiện, hai luật sư của một bên thường tranh luận nhau, một người phe ta, một người đóng vai phe địch, chẳng khác ǵ vơ sĩ tập trận. Nếu không tập đấu tranh như thế th́ không thể nào thấy được điểm mạnh và điểm yếu của ḿnh ở đâu. Hiện nay chúng ta thường nghe than văn là vấn đề phản biện chính sách ở nước ta c̣n rất yếu. Đó cũng chính là lư do mà chính sách thường có khuyết điểm. Vậy th́, bạn có giúp được ǵ không? Dĩ nhiên là được. Hăy bắt đầu tích cực hơn trong các thảo luận về các vấn đề xă hội. Bắt đầu rất dễ dàng–chỉ cần lâu lâu ta nói một câu “cám ơn” và một chữ “tại sao.” Dễ quá, phải không các bạn?
Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Mến
Hoành
[URL="http://dotchuoinon.com/2009/03/10/tranh-lu%E1%BA%ADn-la-gi/"]http://dotchuoinon.com/2009/03/10/tranh-lu%E1%BA%ADn-la-gi/[/URL]
Trong một cuộc gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Sĩ Dũng, phó chủ nhiệm văn pḥng Quốc Hội đă nói: “Báo chí đă thực sự đóng góp rất lớn vào thành công của kỳ họp, đồng thời đóng góp rất lớn và phát triển của đất nước khi mà tranh luận xă hội đă đi cùng với phát triển trước những vấn đề lớn của đất nước, bước đầu đă h́nh thành văn hóa tranh luận trên báo chí…” Một lời khen đắng ngắt, trải qua gần hai thế kỉ báo chí nước nhà mới h́nh thành văn hóa tranh luận, quá buồn nhưng có vẻ như lời khen hơi quá.
Liệu chúng ta đă h́nh thành văn hóa tranh luận hay chưa? Câu hỏi thật khó trả lời. Không phải không có những cuộc tranh luận có văn hóa, nhiều là đằng khác nhưng nó quá ít, như muối bỏ bể, nếu xét trên cái nền chung văn hóa tranh luận nước nhà hiện thời. Những đạo lư lỗi thời tồn đọng từ xưa tới nay trong tâm thức người Việt, nguyên nhân của sự bất b́nh đẳng trong tranh luận, nói khác đi, khó có thể có văn hóa tranh luận khi mà sự vâng lời, tính tuân thủ, thói quen chấp hành vô điều kiện giữa lớn và bé, cao và thấp, to và nhỏ đang là triết lư sống của người Việt.
Chưa bàn đến việc đó, ngay cả khi hoàn toàn được quyền tranh luận b́nh đẳng, không có sự cản trở nào của đạo lư cổ truyền hay các luật lệ đương thời, th́ người ta cũng không đủ được b́nh tĩnh để bảo toàn cuộc tranh luận, không chóng th́ chầy nó trở thành cuộc căi lộn, chửi rủa, thóa mạ nhau. Mục đích tối thượng của tranh luận là t́m kiếm chân lư đă không được coi trọng, người ta đánh đồng liêm sĩ với chân lư, bảo vệ ư kiến của ḿnh không c̣n là bảo vệ một chân lư khoa học mà bảo vệ liêm sĩ của cá nhân ḿnh, khốn thay.
Đấy là lư do để người ta không chịu tranh luận mà ngụy biện, tháu cáy lí lẽ, bẻ quẹo các khái niệm và đổ vấy đối phương bằng sự chụp mũ trắng trợn và thô bạo. Một nhà văn hóa đă nói: “Việc cá thể hóa một tranh luận là điểm khởi đầu hoàn hảo để biến nó thành chiến tranh.” Hoàn toàn chính xác. Một khi đánh đồng sự đúng sai với phẩm hạnh hay tŕnh độ của người tranh luận th́ kết cục tất yếu của mọi cuộc tranh luận sẽ là khinh rẻ và thù hằn nhau, không thể khác.
Kể từ khi văn hóa mạng phát triển, các cuộc tranh luận ngày càng lâm vào t́nh trạng hỗn loạn, lắm khi không c̣n ra thể thống ǵ nữa. Một người lấy tên thật phải đối phó với hàng trăm, hàng ngàn kẻ lấy nick name ảo. Có nhiều lư do để người ta lấy nick ảo, nhưng với những kẻ giấu tên thật chỉ để chửi nhau, thóa mạ nhau cho dễ th́ người có tên thật khác nào đương cự với đám đông những kẻ ném đá giấu tay. Xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc chửi rủa, thóa mạ bất tử. Không cần phải lư lẽ, nếu mày nói ngược lại điều tao muốn th́ mày bị ăn chửi. Thật không ǵ tệ hại hơn.
Về một bài viết nổi tiếng của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đă làm cho anh quá mệt mỏi không phải v́ những chỉ trích nghiêm túc, chỉ v́ anh không thể nói chuyện được với những kẻ “mở miệng là chửi bậy, viết đi viết lại cũng chỉ dăm câu đại loại “Đèo mạ cái thứ nực cười ….muốn ỉa quá!” và “thóa mạ anh bằng thứ ngôn từ hàng chợ, gọi anh là “giáo sư cừu gặm cỏ”. (Theo nhà báo Trương Duy Nhất).
Có lẽ đó là lư do Ngô Bảo Châu buộc phải đóng cửa blog Thích học toán của ḿnh, cũng là lư do v́ sao văn hóa tranh luận nước nhà bị coi là nỗi xấu hổ của văn hóa Việt.
Đăng bởi: Nguyễn Quang Lập
[URL="http://quechoa.info/2011/04/15/van-hoa-tranh-lu%E1%BA%ADn-n%E1%BB%97i-x%E1%BA%A5u-h%E1%BB%95-c%E1%BB%A7a-van-hoa-vi%E1%BB%87t/"]http://quechoa.info/2011/04/15/van-hoa-tranh-lu%E1%BA%ADn-n%E1%BB%97i-x%E1%BA%A5u-h%E1%BB%95-c%E1%BB%A7a-van-hoa-vi%E1%BB%87t/[/URL]
Ngụy biện thường được nhiều người nói đến, nhưng hiểu rơ thế nào là ngụy biện thật không dễ dàng chi! Xin các bác xem lại các ví dụ cụ thể về nguỵ biện của bác Dong Khanh 6 đă từng đăng trên Vietland theo các đường links sau đây:
[COLOR="red"]Góp ư # 151:[/COLOR] Ai ngụy biện? Thế nào là ngụy biện? Ví dụ về nguỵ biện có tên “Sự suy rộng vội vàng” (Hasty generalization):
[url]http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/818-VOTE-YES-FOR-Minh-Duong/page6[/url]
[COLOR="red"]Góp ư # 171:[/COLOR] Ai ngụy biện (2)? Các ví dụ về nguỵ biện có tên như sau:
1. Luận điệu cá trích đỏ (Red Herring)
2. Dựa vào quần chúng (Appeal To Popularity)
3. Công kích cá nhân (Personal Attack)
[url]http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/818-VOTE-YES-FOR-Minh-Duong/page6[/url]
[COLOR="red"]Góp ư # 232:[/COLOR] Ai ngụy biện? (3) Ví dụ về nguỵ biện có tên “Ngụy biện Lạm dụng chữ nghĩa”(Misused Words):
[url]http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/818-VOTE-YES-FOR-Minh-Duong/page8[/url]
[COLOR="red"]Góp ư # 251:[/COLOR] Ai ngụy biện? (4) Ví dụ về nguỵ biện có tên “Ngụy biện lạm dụng thống kê” (Statistical Fallacy, c̣n được gọi là Biased Statistics):
[url]http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/818-VOTE-YES-FOR-Minh-Duong/page9[/url]
Bài này phải được làm kim chỉ nam cho các cuộc học tập tranh luận. Em sẽ xem xét lại các bài ḿnh, t́m lỗi lầm, để hy vọng là các bài kế tiếp sẽ nghiêm chỉnh hơn. Cảm ơn bác Duy Khang đưa lên.
Trước đây cũng đă có những trang mạng đăng các phân tích về sự nguỵ biện tương tự.
Các nhà tranh luận "chuyên nghiệp" chắc hẳn đă biết (và rất cần biết) những nguyên tắc này. Chúng khó thuộc, nhưng khi nắm vững th́ chúng rất quư.
Một ví dụ về sự nguỵ biện: áp dụng điều thứ 44, post #2 (nguyên tắc "anh cũng vậy")
Tôn Nữ Thị Ninh có lần bị báo chí, h́nh như là BBC hay VOA (tôi quên rồi) hỏi về t́nh h́nh thiếu nhân quyền ở VN. Bà ta bị bí, đương nhiên rồi, v́ t́nh h́nh nhân quyền VN có bao giờ tốt đâu (?), nhất là khi ấy vừa có một loạt bắt bớ người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.
Tuy nhiên, vốn là một tay mồm miệng lẻo lá có tiếng, lại có một số hiểu biết về xă hội Tây Phương, bà ta vội tránh trả lời trực tiếp vào "nhân quyền ở VN", mà nhanh chóng lái sang "nhân quyền ở Mỹ", kể lể rằng Mỹ cũng có vấn đề người da đen, người nghèo khổ vv và vv ;)
Đúng là nguỵ biện!
Trong sách Luân Lý Giáo Khoa Thư ngày xưa có bài học về CÁI LƯỠI. Ông chủ kia một hôm sai anh đầy tớ cũng là đồ tể làm thịt một con lợn, và bảo anh ta thấy có cái gì ngon và quý nhất thì mang lên cho ông. Sau khi mổ lợn, anh ta mang lên cái lưỡi.
Lần sau, ông chủ bảo mang lên cho ông cái gì dờ nhất và xấu nhất : Cũng là cái lưỡi. Hỏi lý do, anh ta cắt nghĩa rõ ràng rằng chuyên gì xấu hay tốt ở trên đời này đều do cái lưỡi mà ra cả.
Trương Nghi là học trò của Tôn Tử, khi chưa thành đạt bị vợ cằn nhằn, chê rằng Tô Tần là bạn học mà nay đã thành Tướng Quốc, còn chàng vẫn thất nghiệp dài dài.. Trương Nghi giận quá bèn thè lưỡi ra hỏi vợ
- Lưỡi ta còn không? vợ bảo
- Còn. Trương Nghi:
- THế thì được rồi. Em cứ ở nhà, anh sẽ mang chức Tướng Quốc về cho em. Quả nhiên, Trương Nghi cùng Tô Tần hợp mưu dùn kế Hợp tung, liên kết sáu nước với nhau thành một lực rất mạnh, Trương Nghi lưu danh thiên cổ vì tài du thuyết. Nhưng cũng lại bị giết vì cái lưỡi.
Và hàng mua vui.