-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 1 - Nhân sinh trăm nghề[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 09:28, 01/02/20• 435 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/Tr%C4%83m-ngh%E1%BB%81.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Nhân sinh trăm nghề, học văn hàng đầu
Nho sĩ là quư, thơ sách là báu
Thánh hiền cổ xưa, đổi con để dạy
Đức hạnh thuần ḥa, làm thầy, làm bạn.
Nguyên văn chữ Hán:
人生百藝,文學爲先
儒士是珍,詩書是寶
古者聖賢,易子而教
德行純和,擇爲師友
Âm Hán Việt:
Nhân sinh bách nghệ, văn học vi tiên
Nho sĩ thị trân, thi thư thị bảo
Cổ giả thánh hiền, dịch tử nhi giáo (1)
Đức hạnh thuần ḥa, trạch vi sư hữu
Diễn giải:
Xă hội tồn tại các ngành nghề, phục vụ cho đủ mọi nhu cầu của đời sống. Nghề văn học được coi trọng hàng đầu. Học văn nghĩa là học về văn hóa, văn hiến, văn minh. Người xưa nói "văn dĩ tải Đạo", ư rằng, văn là để chuyển tải Đạo, học văn chính là học để hiểu về Đạo, để biết luân lư, đạo đức cần có để làm người.
Nho sĩ là những trí thức thời xưa, là người theo Nho học. Nho giáo là học thuyết luân lư từ thời thượng cổ, được coi là giáo dục chính thống. Nho sĩ thời xưa không ngừng trau dồi tri thức, đạo đức, gây dựng cái nền tảng hiếu nghĩa trung tín, cốt cho xă hội được yên trị mà thái b́nh, cho nên họ là những người đáng quư.
Sách vở xưa là nơi lưu giữ trí tuệ Thánh hiền, truyền tải Đạo đức làm người, ghi chép lịch sử, truyền thụ tri thức cho nên được coi trọng như báu vật, chỉ dẫn đạo để làm người.
Các bậc Thánh hiền đổi con cho nhau để dạy, một phần v́ phong thái đạo đức người xưa rất cao, coi con người cũng như con ḿnh. Đổi con cho nhau để có thể nghiêm khắc dạy bảo chứ không v́ t́nh thân mà nuông chiều, khó uốn nắn, nói “dao sắc không gọt được chuôi" cũng có hàm ư như thế.
(1): "Đổi con để dạy" (dịch tử nhi giáo) có xuất xứ từ điển tích trong sách "Mạnh Tử"
Công Tôn Sửu nói: "Người quân tử không tự ḿnh giáo dục con, tại sao vậy?"
Mạnh Tử nói: "Bởi v́ cả về t́nh và lư đầu không thông. Cha giáo dục con ắt phải dùng đạo lư đúng đắn. Dùng đạo lư đúng đắn mà con không làm được th́ sẽ tức giận. Hễ tức giận th́ lại làm tổn thương t́nh cảm. Con sẽ nói: 'Cha dùng đạo lư đúng đắn giáo dục con, nhưng cách làm của cha lại không đúng đắn'. Như thế giữa cha con sẽ tổn thương t́nh cảm. T́nh cảm cha con tổn thương th́ hỏng việc.
Thời xưa các bậc làm cha đổi con cho nhau để dạy (Cổ giả dịch tử nhi giáo chi). Giữa cha con không nên cầu toàn trách bị, v́ dễ gây ra xa cách. Cha con xa cách th́ không có việc ǵ bất hạnh hơn"
Để con cái trở thành người hiền tài th́ cần lựa chọn những người có đức hạnh, tính t́nh thuần chân, ḥa ái để làm bạn, làm thầy, bởi v́ "gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng".
Câu chuyện tham khảo:
Mẹ Mạnh Tử (Mạnh Mẫu) ba lần chuyển nhà dạy con
Dạy con sáng đạo, Minh đạo gia huấn, Mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà dạy con
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/111-1024x724.jpg[/IMG]
Mạnh Tử tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục lớn Trung Quốc, là người kế thừa và phát huy tư tưởng Nho gia của Khổng Tử, được người đời tôn sư là “Á thánh”.
Mạnh Tử mồ côi cha từ nhỏ và chịu sự nuôi dưỡng giáo dục của mẹ là Chương thị, sau này được gọi là Mạnh mẫu. Mạnh mẫu nổi tiếng với câu chuyện ba lần chuyển nhà để cho con trai ḿnh được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất.
Nhà Mạnh Tử ban đầu ở dưới chân núi, gần nghĩa địa. Mạnh Tử cùng lũ trẻ con chơi đùa, thường gặp cảnh đưa tang an táng cũng bắt chước theo: đào, chôn, lăn, khóc. Mẹ Mạnh Tử thấy vậy ái ngại trong ḷng thầm nghĩ : “Chỗ này u ám, tang tóc không phải chỗ con ta ở được”.
Bà bèn chuyển nhà từ thôn Phù đến thôn Miếu Hộ Doanh cách xa trên 10 dặm, nơi đây gần một chợ phiên, đến buổi chợ là ồn ào huyên náo cảnh mặc cả trả giá, cảnh buôn bán lời qua tiếng lại, chẳng thiếu chuyện lừa lọc, điêu ngoa. Mẹ Mạnh Tử lại nghĩ : “Chỗ thị phi, gian dối này cũng không phải chỗ con ta ở được”.
Mạnh mẫu không muốn con trở thành người lặng lẽ lầm lũi, cũng không muốn con bị ô nhiễm bởi thói chợ búa chỉ biết mưu đồ kiếm lợi. Bà nhất định chọn một hoàn cảnh thích hợp cho sự trưởng thành của con.
Lần thứ ba bà chuyển nhà đến gần trường học ở thành Trâu, tuy nhà cửa nhỏ bé tồi tàn, nhưng gần trường học luôn có những Nho sinh dáng vẻ cao nhă, phong thái chuẩn mực, có tiết khí. Mạnh Tử cùng lũ trẻ theo nhau học lễ nghĩa, nhân cách, thường túm tụm dưới gốc cây diễn luyện những lễ nghi chắp tay cúi chào, nhường nhịn, rất ra dáng và cung kính, khiến Mạnh mẫu từ xa nh́n xem, trong sâu thẳm nội tâm rất vui mừng: “Đây mới là hoàn cảnh cư trú tốt nhất cho con ta nên người”.
Mẹ Mạnh tử sở dĩ ba lần chuyển nhà là bởi bà luôn coi trọng ảnh hưởng của môi trường sống đến sự h́nh thành nhân cách trí tuệ của con. Bà hiểu rằng trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dạy con chính là cha mẹ. “Cha mẹ là người thầy tốt nhất của con cái” và rất coi trọng việc giáo dục nhân cách phẩm hạnh của con.
Trung Dung
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 2 - Nuôi mà không dạy[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 09:07, 02/02/20• 311 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/Nu%C3%B4i-m%C3%A0-kh%C3%B4ng-d%E1%BA%A1y.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Nuôi mà không dạy, là lỗi người cha
Dạy mà không nghiêm, là lỗi người thầy
Học không chuyên cần, là người con xấu
Noi theo người trước, xem xưa biết nay
Nguyên văn chữ Hán:
養而不教,乃父之過
教而不嚴,乃師之惰
學問不勤,乃子之惡
後從先覺,鑑古知今
Âm Hán Việt:
Dưỡng nhi bất giáo, năi phụ chi quá (1)
Giáo nhi bất nghiêm, năi sư chi nọa (2)
Học vấn bất cần, năi tử chi ác
Hậu ṭng tiên giác, giám cổ tri kim
Diễn giải:
(1), (2): Sách Tam Tự Kinh viết rằng: Nuôi mà không dạy là lỗi người cha. Dạy mà không nghiêm là lỗi người thầy. (nguyên văn: "Dưỡng bất giáo, năi phụ quá" "Giáo bất nghiêm, sư chi nọa" (nọa, c̣n có âm là 'đọa')
Nuôi dưỡng con cái nếu chỉ cung cấp nhu cầu vật chất mà không giáo dục dạy bảo con đạo nghĩa làm người th́ đó là lỗi của người cha.
Dạy học tṛ mà không nghiêm khắc, cẩn thận, th́ đó là sự thiếu trách nhiệm của người thầy.
Được dạy dỗ nghiêm túc mà không chú tâm, chăm chỉ học hành, th́ đó là tṛ hư, không phải người con ngoan.
Xem những tấm gương đức hạnh hiền tài xưa, mà chuyên chú noi theo học tập, biết chuyện thời xưa để hiểu chuyện ngày nay.
Câu chuyện tham khảo:
Thầy đồ dạy học tắc trách bị cắt giảm lộc vận
minh đạo gia huấn, dạy con sáng đạo, Thầy đồ dạy học tắc trách bị cắt giảm lộc vận, nuôi mà không dạy
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/222-1024x724.jpg[/IMG]
Thời nhà Thanh, ở huyện Ngân có vị thư sinh văn hay chữ tốt nhưng thi măi vẫn không đỗ đạt. Sau đành làm một thầy đồ dạy học ở nhà.
Một hôm thầy đồ bị bệnh mơ mơ tỉnh tỉnh, mộng thấy ḿnh đến một quan phủ, nh́n kỹ phát hiện ra đây chính là âm gian.
Lúc đó có một viên quan lại đi đến, th́ ra đó là người bạn đă quá cố trước đây, thầy đồ liền hỏi ông ta: “Có phải tôi thực sự bị bệnh chết rồi không?”.
Người bạn nói: “Thọ mệnh của ông chưa hết, nhưng lộc vận đă hết rồi, e rằng cũng sẽ mau chóng phải xuống âm gian thôi”.
Thầy đồ nghe vậy liền nói: “Tôi cả đời chỉ dạy học nuôi gia đ́nh, lại chẳng làm tổn hại hoặc chà đạp ai, sao có thể đă hết lộc vận cơ chứ?”
Người bạn ông thở dài rồi nói: “Chính v́ ông đă thu tiền, nhưng lại không dạy dỗ người ta tử tế nên mới ra nông nỗi này. Âm gian cho rằng đây chính là lăng phí lộc vận, thuộc loại không có công lao mà ăn không của người. V́ vậy đă tiêu giảm lộc vận của ông để bồi thường những lăng phí mà ông gây ra. Thế nên thọ mệnh của ông chưa hết nhưng lộc vận đă dùng hết rồi”.
Người thầy vốn là một trong “Tam ân”: “Quân - sư - phụ” là quan niệm được Khổng Tử nêu ra từ 2.500 năm trước. Theo Khổng Tử, địa vị của người thầy được nâng lên trên cả địa vị của người cha trong gia đ́nh - sau ông vua là đến ông thầy rồi sau hết mới đến người cha. Trong xă hội xưa, người dạy dỗ con ḿnh nhiều nhất, sát nhất, cả mặt kiến thức và đạo đức chính là người thầy.
Vậy mà thầy đồ này đă thu học phí mà không dạy dỗ tṛn trách nhiệm, làm lỡ thời gian công sức con em người ta, là việc hệ trọng đến sinh mệnh cả một đời người, do đó phạm lỗi này là chuyện rất nghiêm trọng.
Thầy đồ nghe xong buồn bă tỉnh dậy. Quả nhiên bệnh t́nh ông không có tiến triển tốt lên, không lâu sau th́ qua đời.
Trước khi lâm chung, ông đă kể lại trải nghiệm ở âm gian để cảnh tỉnh bạn bè thân thích chớ phạm sai lầm như thế này, câu chuyện từ đó được truyền tụng cho đến tận ngày nay.
Trung Dung
(Nguồn: “Duyệt vi thảo đường bút kư”)
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Day con sáng Đạo: Bài 3 - Học ba cốt yếu[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 13:39, 04/02/20• 255 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/H%E1%BB%8Dc-1.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Học ba cốt yếu, một chẳng thể thiếu:
Cha mẹ khoan hậu, con học chuyên cần,
Thầy nghiêm dạy bảo.
Nguyên văn chữ Hán:
學有三心, 不可失一
父母厚實, 子學勤敏
嚴師作成
Âm Hán Việt:
Học hữu tam tâm, bất khả thất nhất
Phụ mẫu hậu thực, tử học cần mẫn
Nghiêm sư tác thành
Diễn giải:
Để thành tựu nghiệp học th́ có ba điều trọng yếu không thể thiếu được, đó là cha mẹ khoan hậu, chân thực; con cái học hành cần mẫn; và phải có người thầy nghiêm khắc chỉ dẫn dạy bảo, tác thành.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/333-1024x724.jpg[/IMG]
Chu Văn An - bậc thầy muôn đời
Học ba cốt yếu, minh đạo gia huấn, dạy con sáng đạo, Chu Văn An - bậc thầy muôn đời
Chu Văn An được suy tôn là "bậc thầy của muôn đời". Người duy nhất được thờ trong Văn Miếu cùng với Khổng Tử. Ông là người có công truyền bá Nho giáo và được vinh danh là “ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”. Ông đỗ tiến sĩ nhưng không làm quan mà mở trường học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, không cầu danh lợi, danh tiếng truyền xa, học tṛ theo học rất đông, lúc đông nhất lên đến trên 3.000 tṛ. Nhà vua mời ông làm quan Tư nghiệp Quốc tử giám (chức vụ gần giống Hiệu trưởng Đại học Quốc gia hiện nay).
Chu Văn An là thầy dạy của hai vị hoàng tử mà sau này đều trở thành vua là Trần Hiến Tông và Trần Dụ Tông. Ông làm quan Tư nghiệp Quốc tử giám trải ba triều: Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông. Nhưng vua Dụ Tông sau khi lên ngôi th́ phóng túng hưởng thụ, nghe lời xúc xiểm của nịnh thần, triều đ́nh trở nên thối nát, chính sự rối ren. Chu Văn An đă nhiều lần can gián vua và cũng là học tṛ của ḿnh, ông dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần mà sử sách gọi là “Thất trảm sớ”.
Khi vua không nghe theo, ông từ quan về quê mở trường dạy học ở làng Văn Thôn, xă Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là Thanh Tŕ, Hà Nội. Chu Văn An luôn đối xử b́nh đẳng và công bằng với các lứa học tṛ từ vương tôn công tử đến các học tṛ nhà nông nghèo, ai cũng được đối xử như nhau. Ông tuy khoan dung nhưng lại rất nghiêm nghị và cương trực. Những học tṛ cũ đă làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm thầy vẫn phải khép nép giữ ǵn đúng lễ nghĩa, phép tắc thầy tṛ, và nếu có điều ǵ chưa đúng phép, thầy vẫn nghiêm khắc dạy bảo.
Một lần Phạm Sư Mạnh làm quan tương đương chức Tể tướng về thăm thầy, đúng phiên chợ đông đúc, tắc đường. Thế là quân lính gọi loa, khua roi dẹp đường huyên náo, ầm ĩ. Chu Văn An biết chuyện nên lúc Phạm Sư Mạnh vào nhà, ông chỉ thẳng vào mặt và trách mắng rằng: "Về thăm thầy mà làm náo động cả bàn dân thiên hạ th́ ta c̣n mặt mũi nào mà nh́n mọi người?"
Nói rồi, ông phủi áo đi vào nhà trong. Tể tướng Phạm Sư Mạnh vừa sợ, vừa ân hận, cứ quỳ gối bên giường măi, chờ đến khi thầy nguôi giận tha lỗi, rồi mới dám ra về.
Chu Văn An được tôn là Vạn thế sư biểu (bậc thầy của muôn đời). Trần Nguyên Đán đă đánh giá về những đóng góp của thầy như sau: "Nhờ có Chu Văn An mà 'bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu' ".
Sử thần Ngô Sĩ Liên, trong Đại việt sử kư toàn thư, ông viết:
“Bao nho giả nước ta… những kẻ chỉ ưa công danh phú quư, ăn lộc giữ ḿnh. Hèn cúi trước cửa quyền, cấm chưa thấy người nào chỉ v́ dân lo đức để dân được nhờ như Chu Văn Trinh ở đời Trần.
Văn Trinh công thờ vua th́ nói thẳng trước mặt, việc xuất hay xử đều có lư lẽ, rèn đúc nhân tài thành công khanh cao thượng tiết tháo khiến thiên tử không bắt nổi làm tôi. Nét mặt nghiêm nghị mà đạo làm thầy được tôn, lời nói nghiêm nghị mà kẻ nịnh phải sợ. Đáng là bậc tôn sư của nhà nho nước Nam ta, mà được ṭng tự tại Văn Miếu là xứng đáng”.
Trung Dung
(Tham khảo: vi.wikipedia, news.zing, dkn.tv)
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 4 - Người có ba t́nh[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 10:33, 06/02/20• 274 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/B%C3%A0i-4.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Người có ba t́nh, phụng sự như nhau:
Cha mẹ sinh thành, ân vua vinh hiển
Công thầy truyền dạy
Nguyên văn chữ Hán:
人有三情,可事如一
非父不生,非君不榮,
非師不成。
Âm Hán Việt:
Nhân hữu tam t́nh, khả sự như nhất
Phi phụ bất sinh, phi quân bất vinh
Phi sư bất thành
Diễn giải:
Con người có ba ân t́nh, đều phải phụng sự tôn kính như nhau, đó là Cha mẹ, Vua và Thầy.
Cha mẹ sinh ra ta, công lao nuôi nấng dưỡng dục lớn như trời bể, do đó phải hiếu kính mẹ cha, cảm ân công ơn cha mẹ sinh thành.
Vua bảo vệ và thi hành nền chính trị nhân đức để dân được sống yên ổn, xă hội thái b́nh thịnh trị, dân ắt có ḷng cảm ân bậc quân vương minh hiển.
Thầy dạy bảo đạo lư làm người, truyền thụ tri thức, rèn rũa cho ta đức hạnh để ta có thể tạo lập công danh và phẩm cách tốt đẹp, nên không khi nào quên công ơn dạy dỗ của thầy.
Câu chuyện tham khảo:
Chu Văn Vương dặn con: “Phải đối với thầy như đối với phụ vương”
Người có ba t́nh, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn, Chu Văn Vương dặn con: “Phải đối với thầy như đối với phụ vương”
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/444-1024x724.jpg[/IMG]
Những năm cuối triều Thương, Trụ Vương vô đạo, bạo ngược khiến bách tính khốn khổ, triều chính nhiễu nhương, thiên hạ loạn lạc. Chu Văn Vương là quân chủ của nước Chu nhỏ bé vẫn quyết định đứng lên tiêu diệt Trụ Vương để cứu giúp muôn dân trong thiên hạ.
Ông luôn t́m kiếm những người có đạo đức cao thượng để trợ giúp ḿnh. Một lần nghe nói Khương Tử Nha là một người có phẩm hạnh cao quư, học thức uyên bác, ông liền chọn ngày xem giờ, tắm rửa sạch sẽ, trai giới, cực kỳ thành kính tự ḿnh đến mời Khương Tử Nha.
Trong lúc tṛ chuyện, Văn Vương thấy Khương Tử Nha là người ḷng dạ bao la, tâm mang được cả thiên hạ, có tài cầm quân, ḷng mang chí “tế thế an dân”, liền vô cùng cao hứng nói: “Tổ phụ ta lúc c̣n sinh thời từng nói với ta rằng sau này nhất định sẽ xuất hiện một vị Thánh nhân, người đó sẽ giúp ta pḥ Chu hưng thịnh”.
Văn Vương tiếp lời: “Ngài chắc chắn là vị Thánh nhân mà tổ phụ ta nói đến”. Nói dứt lời liền cúi đầu thỉnh Khương Tử Nha cùng ḿnh trở về. Văn Vương mời Khương Tử Nha làm Tể tướng, lại bái ông làm thầy, một ḷng xin thầy chỉ dạy phương thức, sách lược trị quốc, an dân. Từ đó nước Chu ngày cường thịnh.
Trước khi Văn Vương lâm chung, ông liền đem con trai là Vũ Vương phó thác cho Khương Tử Nha, rồi dặn ḍ con trai: “Phải đối với thầy như đối với phụ vương, hăy quỳ lạy bái người làm thầy, ngày ngày nghe thầy chỉ dạy”.
Vũ Vương nghe mệnh, tôn Khương Tử Nha làm Tướng phụ, ngày đêm cần mẫn học tập. Khương Tử Nha cũng không phụ ḷng người, dốc ḷng v́ nước, pḥ tá Vũ Vương phạt Trụ, nhất thống thiên hạ, lập ra triều Chu tồn tại 800 năm.
Trung Dung
(Tham khảo: secretchina, vi.wikipedia)
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 5 - Người có đạo đức[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 16:05, 12/02/20• 199 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/%C4%90%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%A9c.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Người có đạo đức, con cháu thông minh
Người vô đạo đức, con cháu ngu muội
Con trai không dạy, chi bằng nuôi lừa
Con gái không dạy, chi bằng nuôi heo
Ban đầu dạy bảo, phép tắc trước tiên
Không biết hỏi đáp, là kẻ ngu si
Nguyên văn chữ Hán:
有道德者,子孫聰明
無道德者,子孫愚昧
養男不教,不如養驢
養女不教,不如養猪
訓導之初,先守禮法
不知問答,是爲愚癡
Âm Hán Việt:
Hữu đạo đức giả, tử tôn thông minh
Vô đạo đức giả, tử tôn ngu muội
Dưỡng nam bất giáo, bất như dưỡng lư (1)
Dưỡng nữ bất giáo, bất như dưỡng trư (2)
Huấn đạo chi sơ, tiên thủ lễ pháp
Bất tri vấn đáp, thị vi ngu si
Diễn giải:
Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc giáo dục con cái. Cha mẹ đạo đức tốt đẹp ắt sẽ dạy dỗ con cái thông minh. Người mà không có đạo đức th́ không cách nào dạy dỗ con tử tế cho nên con cháu ngu muội. Gia đ́nh chính là trường học đầu tiên quan trọng nhất đối với sự trưởng thành của con cái.
(1), (2): Sách giáo dục trẻ em xưa Tăng quảng hiền văn viết rằng: "Nuôi con trai mà không dạy th́ như nuôi lừa. Nuôi con gái mà không dạy th́ như nuôi lợn". (Nguyên văn: "Dưỡng tử bất giáo như dưỡng lư. Dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư")
Nuôi con trai mà không dạy dỗ th́ con không biết đạo lư làm người. Sau này lớn thành người đàn ông có sức lực, mà không có đạo đức th́ không bằng con lừa, v́ lừa c̣n có nhiều sức lực hơn.
Nuôi con gái mà không dạy bảo, không biết công dung ngôn hạnh, sau này không thể chăm lo quản lư gia đ́nh, không biết nữ công gia chánh, không có tri thức để dạy bảo con cái nên người... Như thế chẳng phải không bằng nuôi con lợn, v́ lợn c̣n đem lại lợi ích kinh tế hơn.
Thuở ban đầu học tập th́ cần học lễ nghi, phép tắc trước tiên, là những nghi thức cơ bản cần có để làm người có văn hoá, biết đối nhân xử thế trong các mối quan hệ xă hội văn minh. Không biết chào hỏi, thưa gửi th́ khác chi kẻ ngu si lỗ măng. Đây cũng chính là ư nghĩa câu "Tiên học lễ, hậu học văn" mà chúng ta thấy ở các trường học hiện nay.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/555-1024x724.jpg[/IMG]
Đậu Yên Sơn hành thiện tích đức 5 con trai đỗ tiến sĩ, người có đạo đức, minh đạo gia huấn, dạy con sáng đạo
Đậu Yên Sơn tên thật là Đậu Vũ Quân, sống vào thời Chu sau thời Ngũ Đại thập quốc. Nhà ông ở Ngư Dương thuộc nước Yên cổ nên mọi người gọi ông là Đậu Yên Sơn.
Đậu Yên Sơn sinh ra trong gia cảnh giàu có, từ nhỏ đă ngỗ ngược, thường lộng hành, bắt nạt người nghèo khổ. Khi thành gia thất, ông vẫn ngạo mạn ngang ngược, đến 30 tuổi ông vẫn chưa có mụn con nào. Giữa lúc mặt mày ủ dột, canh cánh nỗi phiền muộn không yên, bỗng một buổi tối nọ, ông nằm mộng thấy ông nội và người cha quá cố của ḿnh trở về, nói: “Vũ Quân, con phải mau quy tâm hướng thiện. Bởi v́ con kiếp này vận mệnh không tốt, không những không có con nối dơi, mà thọ mệnh cũng rất ngắn ngủi. Con phải nỗ lực làm nhiều việc thiện tế thế cứu người, mới có hy vọng thay đổi được số mệnh”.
Đậu Yên Sơn tỉnh dậy, mồ hôi toát lạnh cả người. Ông đem lời của ông nội và cha dặn ḍ, từng lời ghi nhớ trong ḷng, lập chí từ nay về sau sửa đổi làm việc thiện, tích âm đức.
Đậu gia có một người làm, trong một lần túng thiếu đă dại dột lấy trộm tiền của chủ nhân, anh ta lo lắng bị phát giác và bị phạt, liền viết một phiếu gán nợ, buộc ở cổ tay đứa con gái 12 tuổi. Trên phiếu đó viết: “Tôi bán đứa con gái này, bồi thường số tiền đă lấy trộm”. Sau đó người hầu này trốn biệt tích nơi đất khách.
Đậu Yên Sơn biết chuyện trong ḷng rất thương cảm cho cảnh không nơi nương tựa của đứa trẻ. Ông lập tức đốt hủy phiếu gán nợ kia, nhận đứa bé làm con nuôi, cũng dặn vợ rằng: “Phải nuôi nấng tốt đứa bé này, sau này lớn lên, sẽ t́m một người tốt để gả”. Cô bé sau khi trưởng thành, được Đậu Yên Sơn chuẩn bị của hồi môn, rồi chọn gả cho một người chồng hiền đức.
Người hầu kia biết được chuyện này, vô cùng cảm động, liền quay trở về Đậu gia, quỳ xuống khóc lóc sám hối về sai lầm trước kia của ḿnh. Đậu Yên Sơn không những không truy cứu chuyện cũ, mà c̣n khuyên hối cải làm người tốt. Người hầu trong nhà chứng kiến cảnh này th́ vô cùng cảm động.
Có một buổi tối Rằm tháng Giêng năm nọ, Đậu Yên Sơn đến thắp hương bái Phật ở chùa Duyên Khánh, bỗng nhiên nhặt được một túi tiền ở bậc thang bên cạnh hậu điện, bên trong chứa hai trăm lượng bạc ṛng, ba mươi lượng hoàng kim. Ông nghĩ, cái này nhất định là người khác bị thất lạc rồi.
Sáng sớm hôm sau, Đậu Yên Sơn đă vội đi đến chùa để chờ người mất của. Chỉ chốc lát sau, từ xa xa có một người mặt mày ủ rũ, vừa khóc vừa bước tới. Ông bước đến hỏi người này v́ sao khóc, anh ta thật t́nh kể: “Cha tôi phạm tội, sắp sửa bị đày đến vùng biên cương hoang vu sung quân. V́ để chuộc tội cho cha, tôi khẩn cầu năn nỉ tất cả mọi người thân thích, thật vất vả mới mượn được một số bạc, đều cho hết vào trong một cái trong túi, thời khắc không dám rời thân. Ai ngờ, đêm qua cùng một người bạn uống rượu, uống say về sau hoa mắt váng đầu, không biết chuyện ǵ xảy ra, túi tiền cũng không c̣n đâu nữa. Không có tiền, tôi làm sao chuộc tội cho cha, đời này sợ rằng sẽ không c̣n được gặp lại phụ thân rồi”. Nói rồi anh ta càng gào khóc to hơn.
Nghe anh ta nói như vậy, Đậu Yên Sơn biết người này chính là người mất của, sau khi kiểm chứng, ông mời anh ta về nhà, không chỉ trả lại số bạc bị mất, c̣n tiếp đăi chu đáo, đồng thời tặng thêm cho anh ta một ít của cải. Người kia vô cùng xúc động, nói lời cảm tạ rồi ra đi.
Đậu Yên Sơn đă làm rất nhiều chuyện tốt. Bạn bè thân thích có tang sự mà không có tiền mua quan tài, ông đều bỏ tiền ra mai táng chôn cất chu đáo. Có nhà nghèo không có tiền gả chồng cho con gái, ông đều đứng ra giúp đỡ. Có người nghèo khó không biết làm sao để sống, ông cho vay tiền làm vốn để bán buôn.
Đậu Yên Sơn v́ làm việc thiện giúp người, cho nên cuộc sống của ḿnh cũng rất đơn giản tiết kiệm. Ông c̣n xây thư viện 40 gian mua mấy ngh́n quyển sách. Những học tṛ nghèo có chí mà không có tiền theo học, th́ dù có quen biết hay không, chỉ cần đến thư viện đọc sách, ông đều giúp đỡ tiền học phí và sinh hoạt. Cứ như vậy, sau khi ông xây thư viện đă đào tạo được rất nhiều nhân tài hiếu học.
Có một ngày, Đậu Yên Sơn lại nằm mộng. Ông mộng thấy ông nội và cha hiện về nói: “Con nhiều năm nay đă làm được nhiều việc thiện, tích được rất nhiều âm đức. Thế nên, ông Trời sẽ ban cho con năm đứa con trai, và thọ mệnh của con cũng được kéo dài 36 năm, năm đứa con sau này đều được danh vọng vinh hoa, làm rạng rỡ tổ tông. Con sau khi thọ chung, sẽ thăng thiên làm chân nhân”.
Nói xong, ông nội và cha c̣n dặn thêm: “Đạo lư nhân quả báo ứng quả thực không sai. Thiện ác báo ứng, hoặc thấy ngay ở kiếp này, hoặc báo ứng ở kiếp sau, hoặc ảnh hưởng con cháu. Lưới trời tuy thưa mà khó lọt, tuyệt đối không dám hoài nghi”.
Từ đó về sau, Đậu Yên Sơn càng thêm cố gắng tu thân tích đức, sau quả nhiên vợ ông lần lượt sinh hạ được 5 người con trai. Ông làm gương tốt, trị gia vô cùng nghiêm ngặt. Gia giáo nghiêm khắc đă bồi dưỡng được những người con kiệt xuất có phẩm đức. Năm người con trai Đậu gia đều đỗ tiến sĩ, được xưng là “Ngũ tử đăng khoa”. Từ đó về sau, “Ngũ tử đăng khoa” đă trở thành kỳ vọng thiết tha của các bậc cha mẹ trong thiên hạ.
Đậu Yên Sơn ban đầu chỉ đảm nhiệm một chức quan viên b́nh thường, về sau làm tới chức Gián nghị đại phu, hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi lâm chung ông đă biết trước, ông tắm rửa thay y phục, cáo biệt thân hữu, xong rồi nhẹ nhàng ra đi.
Trung Dung
(Tham khảo: Đại Phương Quảng)
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 6 - Không dạy mà giỏ[/B]i
B́nh luậnTrung Dung • 09:16, 14/02/20• 661 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/666T.jpg[/IMG]
Không dạy mà giỏi, chẳng phải Thánh sao?
Dạy rồi mới giỏi, chẳng phải hiền sao?
Dạy vẫn không biết, chẳng phải ngu sao?
Khốn khó rồi biết, chẳng phải trí sao?
Nguyên văn chữ Hán:
不教而善,非聖而何
教而後善,非賢而何
教而不善,非愚而何
困而知之,非智而何
Âm Hán Việt:
Bất giáo nhi thiện, phi thánh nhi hà (1)
Giáo nhi hậu thiện, phi hiền nhi hà (2)
Giáo nhi bất thiện, phi ngu nhi hà (3)
Khốn nhi tri chi, phi trí nhi hà
Diễn giải:
(1), (2), (3): là câu có nguồn gốc từ sách "Tiểu học" của Thiệu Ung, một nhà lư học, dịch học, đạo sĩ đời Bắc Tống, Trung Quốc, nổi tiếng với tác phẩm "Mai hoa dịch số":
Người không được dạy mà trở thành người tài đức, trí huệ th́ chính là bậc Thánh nhân.
Người được dạy rồi sau đó trở thành người thiện, người giỏi th́ chính là người hiền tài.
Người được dạy rồi mà vẫn không trở thành người thiện, người giỏi th́ đúng là kẻ ngu dốt.
Người trong cảnh khốn khó mà giác ngộ chân lư, tức là bậc trí giả.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/666.jpg[/IMG]
Khổng Tử học đánh đàn cầm, không dạy mà giỏi, khổng tử học đánh đàn cầm, minh đạo gia huấn, dạy con sáng đạo
Khổng Tử bái Sư Tương, một nhạc sư nổi tiếng thời Xuân Thu làm thầy dạy chơi đàn cầm (cổ cầm). Sau một thời gian học một khúc nhạc, Sư Tương nói với Khổng Tử rằng: "Tôi tuy dựa vào tài gơ khánh để làm nhạc quan, nhưng lại sở trường về đàn cầm. Hôm nay ông đă học được khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc khác được rồi".
Khổng Tử trả lời rằng: "Tṛ vẫn chưa học được kỹ xảo diễn tấu".
Khổng Tử chuyên tâm luyện tập một thời gian, rất nhanh chóng đă nắm vững kỹ xảo. Thế là Sư Tương lại nói với Khổng Tử rằng: "Ông giờ đây đă học được kỹ xảo, có thể học sang khúc nhạc khác được rồi".
Khổng Tử trả lời: "Nhưng tṛ vẫn chưa hiểu ư nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc".
Khổng Tử lại tiếp tục chuyên tâm luyện tập một thời gian, đă hiểu được ư nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc. Lúc này Sư Tương lại nói với Khổng Tử: "Ông đă hiểu được ư nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc này, giờ đây có thể học sang khúc nhạc khác được rồi".
Khổng Tử vẫn muốn luyện tập nghiên cứu sâu hơn nữa nên trả lời rằng: "Tṛ vẫn chưa hiểu khúc nhạc này ca tụng ai".
Thế là Khổng Tử lại chuyên tâm một ḷng luyện tập ngày ngày, dùng tâm lĩnh hội nhân vật mà khúc nhạc ca tụng. Sau một thời gian, một hôm Khổng Tử suy nghĩ sâu xa, đứng trên nơi cao nh́n ra nơi xa xôi rồi nói: "Tṛ đă hiểu được khúc nhạc ca tụng ai rồi. Người này da ngăm đen, dáng cao cao, có tấm ḷng rộng lớn, có tầm nh́n xa trông rộng, ánh mắt sáng nh́n khắp bốn phương. Nếu không phải Chu Văn Vương th́ ai có thể như thế này đây".
Sư Tương nghe vậy vô cùng kinh ngạc, lập tức rời khỏi chỗ ngồi rồi đến trước mặt Khổng Tử, hai tay chắp trước ngực bày tỏ thành kính và nói: "Ông đúng là Thánh nhân không ǵ không thông tỏ. Khúc nhạc này tên là "Văn Vương tháo" (Tiết tháo của Văn Vương)"
Trung Dung
Tham khảo: secretchina.com
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 7 - Có ruộng không cày[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 10:39, 18/02/20• 222 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/B%C3%A0i-7.jpg[/IMG]
Có ruộng không cày, kho bồ trống rỗng
Có sách không dạy, con cháu ngu đần
Kho bồ trống rỗng, quanh năm thiếu ăn
Con cháu ngu đần, không tường lễ nghĩa
Chữ Hán:
有田不耕,倉廪空虛
有書不教,子孫頑愚
倉廪空兮,歲時乏食
子孫愚兮,禮義全無
Hán Việt:
Hữu điền bất canh, thương lẫm không hư (1)
Hữu thư bất giáo, tử tôn ngoan ngu (2)
Thương lẫm không hề, tuế th́ phạp thực (3)
Tử tôn ngu hề, lễ nghĩa toàn vô (4)
Diễn giải:
Các câu trên (1, 2, 3, 4) có nguồn gốc từ sách giáo dục trẻ em xưa "Tăng quảng hiền văn":
Biếng nhác, có ruộng mà không cày cấy th́ không có lương thực dự trữ, kho bồ trống rỗng, đương nhiên lâm vào t́nh cảm đói kém, thiếu ăn.
Có sách mà không dạy th́ con cháu ngu dốt, không biết lễ nghĩa. người không học hành th́ không biết đạo lư làm người, không có tri thức..
Con cháu là tương lai của gia đ́nh, gia tộc. Con cháu lười lao động th́ tương lai nghèo đói.
Con cháu lười học hành th́ ngu dốt, không biết lễ nghi, không hiểu đạo lư, cả cuộc đời vô dụng, gia đ́nh, ḍng tộc suy bại.
Câu chuyện tham khảo:
Gia Cát Lượng dạy con
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/1_84562.jpg[/IMG]
Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài sống vào thời Tam Quốc, được Lưu Bị đích thân “tam cố mao lư” ( ba lần đến nhà tranh) cung kính mời pḥ tá. Ông xuất sơn trợ giúp Lưu Bị, thúc đẩy liên minh Tôn Quyền – Lưu Bị đại phá quân Tào trong trận Xích Bích, đặt nền móng cho thế chân vạc Tam Quốc.
Cuộc đời Gia Cát Lượng là những câu chuyện truyền kỳ. Ông cũng là mẫu người tiêu biểu của văn hóa truyền thống “tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ”, cả đời “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Lưu Bị trước khi chết đă giao Hậu chủ Lưu Thiền phó thác cho Gia Cát Lượng, thế là việc triều chính, quân sự lớn nhỏ của nhà Thục Hán đều do Gia Cát Lượng xử lư. Tuy là chức quan thừa tướng đứng đầu triều đ́nh, nhưng ông sống vô cùng thanh bạch và liêm khiết. Việc triều chính, việc quân sự ngổn ngang, quanh năm rong ruổi chốn sa trường, ông vẫn chú ư đến giáo dục con. Gia Cát Lượng là mẫu mực của bậc "trung thần" và là người cha nhân từ.
“Tam Quốc chí” có viết, Gia Cát Lượng lúc c̣n sống đă dâng biểu tấu lên Hậu chủ Lưu Thiền rằng:
“Hạ thần Gia Cát Lượng, trước tiên xin khởi bẩm Hậu chủ rằng:
Nhà hạ thần ở Thành Đô có 800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu, đủ ăn mặc cho anh em, con cháu. C̣n hạ thần làm quan ở ngoài, không có thu nhập nào khác, việc ăn mặc của bản thân hạ thần đều theo chế độ cung cấp, ngoài lương ra, không có thu nhập nào khác, không có mưu sinh khác. Đến khi hạ thần chết, vẫn sẽ đảm bảo ở nhà không có lụa dư, ở ngoài không có tài sản, không để phụ ḷng bệ hạ.
Khi Gia Cát Lượng chết, quả đúng như những ǵ ông đă nói”.
Tuy luôn luôn chinh chiến xa nhà nhưng Gia Cát Lượng vẫn rất chú ư giáo dục con cái, ông viết cho con trai một bức thư, chỉ 86 chữ nhưng lại là lời khuyên súc tích cụ thể để học làm người.
Thư Gia Cát Lượng gửi con trai như sau:
“Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức.
Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi.
Học cần tâm tĩnh, tài cần phải học.
Không học, tài chẳng mở mang, không chí, chẳng thành nghiệp học.
Biếng nhác ắt chẳng thể tinh thông, nóng nảy sao tu thành tâm tính.
Tháng ngày vùn vụt, ư chí qua đi, thân đă già nua, chưa hiểu sự đời.
Nhà rách sầu bi, hối th́ đă muộn”.
Có câu nói: “Trí tuệ chân chính có thể siêu vượt thời không, măi măi vẫn mới”. Đọc xong bức thư này, thấy lời nói đó thật chí lư.
Trung Dung
Tham khảo: soundofhope
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 8 - Người mà không học[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 08:51, 20/02/20• 237 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/Kh%C3%B4ng-h%E1%BB%8Dc.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Người mà không học, tối như đi đêm
Nghe thơ như điếc, nh́n chữ như mù
Nhỏ mà chăm học, lớn để thực hành
Chính tâm tu thân, tề gia trị quốc
Nguyên văn chữ Hán:
凡人不學, 冥如夜行
聽書如聳,望字如盲
幼而勤學,長則施行
正心修身,齊家治國
Âm Hán Việt:
Phàm nhân bất học, minh như dạ hành
Thính thư như tủng, vọng tự như manh
Ấu nhi cần học, trưởng tắc thi hành (1)
Chính tâm tu thân, tề gia trị quốc (2)
Diễn giải:
Người mà không học th́ ngu dốt, đầu óc tối tăm như đi trong đêm.
Nghe người ta đọc sách mà như là điếc v́ không hiểu đạo lư trong đó.
Nh́n thấy chữ mà như là mù v́ không biết ư nghĩa nội hàm văn tự biểu đạt.
(1) Sách giáo dục trẻ em xưa Tam tự kinh viết rằng: "Trẻ th́ học, lớn thực hành". (Nguyên văn: "Ấu nhi học, tráng nhi hành"). Tuổi nhỏ nỗ lực học tập, không ngừng trau dồi bản thân, tu dưỡng phẩm đức và tích lũy tri thức, th́ khi trưởng thành mới có đủ năng lực đem sở học ra sử dụng, phụng sự quốc gia, tạo phúc lợi cho người dân.
Chính tâm tức là quy chính cái tâm ḿnh, làm tâm ḿnh suy nghĩ ngay chính, hành động ngay thẳng, chính trực.
Tu thân là luôn nghiêm khắc nhận rơ sai sót của ḿnh để sửa chữa, hoàn thiện bản thân.
Tề gia tức là làm cho gia đ́nh, gia tộc ḿnh tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
Trị quốc nghĩa là lo toan việc nước, điều hành đất nước cho có kỷ cương, phép tắc, dân được yên ấm, thái b́nh.
(2) Văn hóa truyền thống Á Đông cho rằng, trước phải “tu thân” th́ mới có thể “tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ”.
"Chính tâm tu thân, tề gia trị quốc" có nguồn gốc từ kinh điển Nho gia. Trong sách Đại học, Khổng Tử nói rằng: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (b́nh thiên hạ), trước phải lănh đạo tốt nước ḿnh, bang ḿnh (trị quốc). Muốn lănh đạo tốt nước ḿnh, bang ḿnh, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đ́nh, gia tộc ḿnh (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đ́nh, gia tộc ḿnh, trước hết phải làm cho tâm tư của ḿnh ngay thẳng (chính tâm), đoan chính".
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/a40ea0d7fbae670d42e44b11964977dd.jpg[/IMG]
Học tṛ Khổng Tử khéo tu thân mà trong huyện thái b́nh, người mà không học, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Mật Tử Tiện và Vu Mă Kỳ (c̣n có tên là Vu Mă Thi) người nước Lỗ thời Xuân Thu đều là học tṛ của Khổng Tử. Khi Vu Mă Kỳ làm huyện lệnh ở Đơn Phụ, hàng ngày lúc sáng sớm tinh mơ, sao trời c̣n chưa lặn, Mă Kỳ đă ra khỏi nhà, đến tối, khi sao giăng khắp bầu trời ông mới về nhà, đi sớm về muộn, ngày đêm không nghỉ, việc ǵ cũng đích thân làm, mới quản lư tốt được Đơn Phụ.
Quốc quân nước Lỗ lệnh Mật Tử Tiện làm huyện lệnh Đơn Phụ. Trong thời gian nhậm chức, Tử Tiện rất ít khi ra khỏi nhà, c̣n thường xuyên an nhàn chơi đàn vui vẻ, nhưng lại quản lư Đơn Phụ c̣n tốt hơn.
Khổng Tử hỏi Mật Tử Tiện: “Tṛ quản lư Đơn Phụ, khiến bách tính ở đó rất kính yêu tṛ. Tṛ làm như thế nào mà được như vậy?”.
Mật Tử Tiện trả lời: “Con yêu cầu họ, làm cha mẹ th́ yêu thương bảo vệ con cái, làm con cái th́ yêu thương bảo vệ những trẻ côi cút không có cha mẹ, đồng thời dạy bảo họ, làm tang lễ th́ phải hết mực đau thương”.
Khổng Tử gật đầu nói: “Những cái nhỏ như thế này, tṛ đều chú ư đến rồi, bách tính b́nh thường đều có thể thân cận và theo tṛ. Nhưng nếu chỉ như thế thôi th́ cũng không đủ”.
Mật Tử Tiện lại nói: “Ở Đơn Phụ, có 3 người con coi như cha mà phụng sự, có 5 người con coi như anh trai mà phụng sự, có 11 người con coi như bằng hữu mà kết giao qua lại”.
Khổng Tử nói: “Có 3 người coi như cha mà phụng sự, có thể dạy bảo bách tính đạo Hiếu. Có 5 người coi như anh trai mà phụng sự, có thể dạy bảo bách tính đạo Đễ. Có 11 người coi như bằng hữu mà kết giao qua lại, có thể cất nhắc lựa chọn nhân tài. Đây là một bước tiến rồi, những người có tri thức cao cũng sẽ thân cận theo tṛ. Nhưng chỉ như thế này vẫn chưa đủ”.
Mật Tử Tiện nói: “Vùng đất Đơn Phụ, người có năng lực, trí tuệ, đức hạnh hơn con, có 5 người. Con thường cung kính phụng sự họ, việc lớn việc nhỏ trước tiên đều bẩm báo với họ, xin ư kiến của họ”.
Nghe đến đây, Khổng Tử cảm thán nói rằng: “Quan trọng nhất chính là nguyên nhân này đó! Trước kia vua Nghiêu, vua Thuấn quản lư thiên hạ, dùng nhiều công sức nhất chính là t́m kiếm người hiền tài giúp đỡ ḿnh. V́ người hiền tài là nền tảng cho hết thảy những sự việc tốt đẹp. Thật đáng tiếc, tṛ chỉ quản lư một khu vực Đơn Phụ, thực sự là uổng phí tài năng của tṛ rồi”.
Trung Dung
Tham khảo: Epoch Times
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Dạy con sáng đạo: Bài 9 - Tṛ tu trong nhà[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 08:26, 25/02/20• 155 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/H%E1%BB%8Dc-%E1%BB%9F-nh%C3%A0.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Nguồn: Tam Tự Kinh - NTD Việt Nam)
Tṛ tu trong nhà, từ làng đến nước
Khoa bảng quan tước, đọc sách mà nên
Nghèo mà chăm học, có thể lập thân
Giàu mà chăm học, lại càng vinh hiển
Nguyên văn chữ Hán:
士修於家,自鄉而國
科目朝爵,有讀書人
貧而勤學,可以立身
富而勤學,益榮其名
Âm Hán Việt:
Sỹ tu ư gia, tự hương nhi quốc
Khoa mục triều tước, hữu độc thư nhân
Bần nhi cần học, khả dĩ lập thân (1)
Phú nhi cần học, ích vinh kỳ danh (2)
Diễn giải:
Là học tṛ, người trí thức th́ trước tiên cần tu dưỡng bản thân, trau dồi rèn rũa phép tắc, lễ nghĩa trong các mối quan hệ từ gia đ́nh, ḍng tộc, làng xóm, rộng hơn nữa là một công dân với trách nhiệm nghĩa vụ với đất nước. Từ yêu gia đ́nh, người thân mà mở rộng tấm ḷng ra đến yêu khắp thiên hạ.
Người vinh hoa, hiển đạt là nhờ vào học hành, dùi mài sách vở, trau dồi tri thức mà thành.
Nếu nghèo khó mà chăm chỉ học hành th́ cũng có ngày lập nên công danh sự nghiệp.
Người giàu có mà chăm chỉ học hành th́ càng hiển đạt và danh tiếng vang xa.
(1), (2) Sách giáo dục trẻ em xưa Minh tâm bảo giám viết: "Nghèo mà chăm học th́ có thể lập thân (sự nghiệp). Giàu mà chăm học th́ danh tiếng càng vinh quang". (Nguyên văn: "Bần nhược cần học, khả dĩ lập thân. Phú nhi cần học, danh năi quang vinh")
Câu chuyện tham khảo:
Cậu bé cơng em học lỏm trở thành trạng nguyên
Cậu bé cơng em học lỏm trở thành trạng nguyên, tṛ tu trong nhà, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Vũ Nghĩa Chi sinh năm 1468 trong một gia đ́nh nhà nông nghèo ở làng Tŕnh Xá, tỉnh Phú Thọ. Cha mẹ cậu ngày ngày quần quật ngoài đồng mà vẫn không đủ tiền lo cho con ăn học. Hàng ngày cậu phải giúp cha mẹ trông em, làm việc nhà và nấu cơm.
Gần nhà Nghĩa Chi có một thầy đồ mở lớp dạy học cho lũ trẻ trong làng. Cậu thường cơng em đứng ngoài nghe giảng rất chăm chú. Ban đầu thầy đồ cũng không để ư, chỉ cho rằng rằng cậu bé ṭ ṃ đứng xem, vài hôm hết hứng là đi chỗ khác chơi ngay. Nhưng đă hơn nửa năm qua mà cậu bé vẫn không vắng một buổi nào khiến thầy đồ cảm thấy yêu mến ḷng hiếu học của cậu bé. Thế nên cũng thành thói quen, trước khi bắt đầu giảng bài là thầy đồ lại đưa mắt nh́n ngoài cửa, thấy cậu bé cơng em nh́n vào lớp học chăm chú th́ thầy mới bắt đầu giảng bài.
Thầy đồ biết hoàn cảnh khó khăn nhà Nghĩa Chi, cũng muốn giúp cậu bé ham học này. Để chắc chắn không nh́n nhầm người, thầy đồ quyết định thử tài cậu bé. Nếu cậu bé là người hiếu học, ghi nhớ những điều ông giảng sáu tháng qua, thêm suy luận tư duy th́ ắt sẽ trả lời được. C̣n nếu không th́ cũng là cái cớ để mời cậu bé đi, tránh để học tṛ trong lớp bị mất tập trung học tập.
Thế là thầy ra một câu hỏi khó. Đầu tiên, thầy hỏi các học tṛ ngồi trong lớp trước, nhưng câu trả lời đều khiến thầy không ưng ư. Cuối cùng, thầy nh́n ra ngoài cửa hỏi “cậu tṛ học lỏm” hỏi: “Này cậu bé, con có thể trả lời được câu hỏi của ta không?”.
Câu trả lời của Vũ Nghĩa Chi khiến thầy rất hài ḷng, các tṛ trong lớp cũng trầm trồ thán phục. Từ đó thầy cho phép cậu có thể đàng hoàng vào lớp.
Thầy đồ c̣n nói: “Cái tên Vũ Nghĩa Chi tuy hay nhưng chưa xứng với tài năng của con, nay thầy đổi cho con thành Vũ Công Duệ, nghĩa là người con thông minh tài trí và công minh công bằng của họ Vũ". Cậu bé vui mừng tạ ơn thầy.
Vũ Công Duệ quả không phụ ḷng thầy, càng ngày cậu càng thể hiện tài trí của ḿnh. Trong dân gian vẫn c̣n lưu truyền nhiều giai thoại về ông.
Một lần có người đến nhà đ̣i nợ, chỉ thấy có Vũ Công Duệ ở nhà, bèn hỏi: “Bố mẹ cháu đâu?”.
Cậu bé đáp rằng: “Bố cháu đi nhổ cây sống, trồng cây chết. Mẹ cháu đi bán gió, mua trăng”.
Người chủ nợ lấy làm lạ, lại ṭ ṃ không biết cha mẹ cậu làm ǵ nên căn vặn măi. Cậu bé chỉ cười không đáp. Ông chủ nợ bèn dỗ dành: “Cháu mà nói thật, ta sẽ xóa nợ cho nhà cháu”.
Duệ lấy cục đất sét ra rồi bảo ông chủ nợ in ngón tay vào làm tin, ông ta nghĩ đây chỉ là tṛ chơi trẻ con nên đồng ư.
Lúc đó cậu bé mới giải thích rằng: “Cha cháu đi nhổ mạ cấy lúa, c̣n mẹ cháu đi bán quạt mua dầu về thắp đèn buổi tối”.
Ông chủ nợ thấy cậu bé trả lời rất thông minh và chính xác th́ vui vẻ ra về. Mấy hôm sau, ông chủ nợ lại đến nhằm lúc bố mẹ có nhà. Cậu bé đem ḥn đất có vết tay in lần trước ra nói: “Tay ông điểm chỉ vào đây, đồng ư xóa nợ rồi c̣n đ̣i ǵ nữa!”.
Ông chủ nợ cười nói với bố mẹ cậu bé rằng nên để cậu bé được đi học, c̣n khoản nợ đó ông xóa nợ, coi như là giúp tiền đèn sách.
Vũ Công Duệ học rất thông minh, 7 tuổi đă đọc thông viết thạo và biết làm thơ, các sách kim cổ chỉ đọc là thuộc, người đương thời thường gọi cậu là “Thần đồng 7 tuổi”.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), thời vua Lê Thánh Tông, Vũ Công Duệ đỗ trạng nguyên khi mới 22 tuổi.
Nhờ tính công bằng chính trực, Vũ Công Duệ được vua bổ nhiệm làm Đô ngự sử, là chức quan cao nhất trong Ngự Sử Đài của nhà Lê. Thời bấy giờ, Ngự Sử Đài là cơ quan có đặc quyền được bẩm tấu tất cả mọi việc không đúng hoặc chưa tốt của các quan lại.
Vũ Công Duệ được các quan trong triều đ́nh kính nể. Suốt 32 năm làm quan, ông giữ các vị trí trọng yếu qua các sáu đời vua. Nhờ chăm chỉ học hành nên từ một cậu bé nhà quê nghèo khổ đă trả thành một công thần vinh hiển, được sử sách lưu danh.
Trung Dung
Tham khảo: Wikipedia; Trithucvn
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 10 - Mở sách hữu ích[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 13:23, 26/02/20• 126 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/M%E1%BB%9F-s%C3%A1ch-h%E1%BB%AFu-%C3%ADch.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Nguồn: Tam Tự Kinh - NTD Việt Nam)
Mở sách hữu ích, có chí th́ nên
Học rộng biết nhiều, trí thêm sáng suốt
Không thẹn hỏi dưới, nghĩa lư càng tinh
Học không có bạn, hạn hẹp kiến văn
Nguyên văn chữ Hán:
開卷有益,志者竟成
博學廣聞,其智益明
不恥下問,義理益精
獨學無友,孤陋寡聞
Âm Hán Việt:
Khai quyển hữu ích (1), chí giả cánh thành (2)
Bác học quảng văn, kỳ trí ích minh
Bất sỉ hạ vấn (3), nghĩa lư ích tinh
Độc học vô hữu , cô lậu quả văn (4)
Diễn giải:
Người xưa coi trọng việc đọc sách, trau dồi tri thức, lập chí, mới thành người hiền tài. Cổ nhân có câu: “Quân tử ba ngày không đọc sách, soi gương mặt mũi đáng ghét, nói chuyện nhạt nhẽo khó nghe”.
(1) Sách Miễn Thủy Yến đàm lục của Vương Tích Chi đời Bắc Tống viết: "Thái Tông mỗi ngày đọc 3 quyển, nếu có việc mà không đọc đủ th́ hôm khác sẽ đọc bù. Vua thường nói: 'Mở sách ra là có ích rồi, trẫm không coi đọc sách là công việc mệt nhọc".
Chuyên cần học tập, hiểu biết cũng dần mở rộng, trí tuệ cũng càng ngày càng sáng suốt.
(2) Sách Hậu Hán thư viết: "Người có chí th́ cuối cùng cũng sẽ thành công". (Nguyên văn: "Hữu chí giả sự cánh thành")
(3). Sách Luận ngữ viết: “Không thẹn hỏi dưới” (Bất sỉ hạ vấn) nghĩa là không cảm thấy xấu hổ khi phải học hỏi người thấp kém, khiêm tốn học hỏi th́ mới có được học vấn rộng lớn và phẩm đức cao thượng.
(4). Sách Lễ kư viết: “Học không có bạn, hạn hẹp kiến văn”. (nguyên văn: "Độc học nhi vô hữu, tắc cô lậu nhi quả văn").
Ư Khổng Tử nhấn mạnh học tập cần phải có bạn bè trao đổi thảo luận với nhau để tăng tiến học vấn và phẩm hạnh. Học một ḿnh đơn độc, không có bạn bè cùng bàn luận, chia sẻ th́ hiểu biết, kiến văn sẽ hạn hẹp, nông cạn.
Câu chuyện tham khảo:
Khổng Tử bái cậu bé là thầy
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/1010-1024x724.jpg[/IMG]
Khổng Tử bái cậu bé là thầy, mở sách hữu ích, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Trong Tam Tự Kinh có câu: “Tích Trọng Ni, sư Hạng Thác”, nghĩa là “Xưa Khổng Tử, coi đứa trẻ Hạng Thác là thầy”.
Hạng Thác là thần đồng của nước Cử. Có một lần Khổng Tử gặp Hạng Thác đang ngồi chơi giữa đường, cản lối xe của ḿnh đi nên xuống ngựa hỏi lư do. Không ngờ Hạng Thác trả lời: “Từ xưa đến nay, chỉ nghe nói xe phải tránh thành chứ không hề có chuyện ngược lại bao giờ”.
Khổng Tử hỏi thành ở đâu, Hạng Thác chỉ tay phía trước mắt, quả nhiên nh́n thấy một thành tŕ trên mặt đất mà cậu đang chơi. Khổng Tử cảm thấy cậu rất thông minh nên đưa ra một loạt câu hỏi thử trí thông minh của cậu:
“Lửa nào không khói? Nước nào không cá? Núi nào không đá? Cây ǵ không cành? Người nào không vợ? Ai kẻ không chồng? Trâu nào không nghé? Ngựa nào không con? Trống nào không mái? Mái nào không trống? Ai là quân tử? Ai người tiểu nhân? Vật ǵ không đủ? Vật ǵ có thừa? Thành nào không chợ? Người nào không con?”
Hạng Thác không chút do dự đáp ngay:
“Lửa đom đóm không khói. Nước giếng không cá. Núi đất không đá. Cây khô không cành. Tiên Ông không vợ. Ngọc Nữ không chồng. Trâu đất không nghé. Ngựa gỗ không con. Trống độc không mái. Mái độc không trống. Hiền là quân tử. Người dại tiểu nhân. Ngày Đông không đủ. Ngày Hạ có thừa. Hoàng thành không chợ. Đứa trẻ không con”.
Khổng Tử thấy cậu tư chất quá đỗi thông minh nên nói: “Trong xe ta có sẵn bộ Song Lục Cục, cậu có muốn chơi cùng ta không?“. (Song Lục là một loại tṛ chơi đánh trận như chơi cờ tướng ngày nay).
Ai ngờ Hạng Thác đáp: “Nông phu mê chơi, bỏ bê mùa vụ, nho sĩ mê chơi, bỏ bê đèn sách, chư hầu mê chơi, chính sự bất an, việc này vô bổ nên cháu không màng“.
Khổng Tử nghe xong rất lấy làm phục nên hỏi tiếp: “Ta muốn cùng cậu đàm luận việc b́nh trị thiên hạ, cậu có bằng ḷng không?”
Hạng Thác lại trả lời: “Chuyện thiên hạ khỏi phải b́nh, v́ hoặc như núi cao, hoặc như sông hồ, hoặc như vương hầu, hoặc như nô t́. Nếu san bằng núi th́ chim chóc không nơi trú ngụ, lấp bằng sông hồ th́ cá nhờ đâu bơi lội, bỏ chức vương hầu th́ dân không người trị, bỏ nô t́ th́ chủ nhân không có người để sai khiến, thế nên cháu không b́nh luận việc thiên hạ”.
Đến lượt Hạng Thác hỏi Khổng Tử 3 câu hỏi, Khổng Tử đều không thể trả lời.
Hạng Thác hỏi: “Trên trời lấp lánh những v́ sao, vậy thưa Ngài hỏi sao có bao nhiêu?"
Khổng Tử đáp: “Chuyện dưới đất không thiếu ǵ, cớ sao lại hỏi chuyện trên trời”.
Hạng Thác lại hỏi: “Vậy dưới đất có bao nhiêu ngôi nhà?”.
Đức Khổng Tử lại đáp rằng: “Hỏi chuyện trước mắt chẳng phải là thực tế hơn không? Cần ǵ nói chuyện trời đất xa xôi".
Hạng Thác liền thưa: “Vậy thưa Ngài nếu bàn chuyện trước mắt th́ Ngài có biết lông mày có bao nhiêu sợi hay không?”.
Khổng Tử không trả lời, chỉ biết cười mà thôi. Ông quay lại nói với các học tṛ rằng: “Hậu sinh khả úy”. Câu “Hậu sinh khả úy” chính là ra đời từ đây. Nghe nói Khổng Tử v́ vô cùng khâm phục Hạng Thác nên đă bái cậu làm thầy. Việc Khổng Tử tôn Hạng Thác làm thầy cũng bởi ông muốn đề cao đức khiêm tốn, làm người cần phải biết học hỏi người khác. C̣n câu “Hậu sinh khả úy” ngày nay được dùng để khen ngợi lớp người trẻ có thể vượt xa cha ông, đáng được tôn trọng.
Trung Dung
Tham khảo Aboluowang
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 11 - Người có ngũ luân[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 16:17, 27/02/20• 241 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/Ng%C5%A9-lu%C3%A2n.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Người có ngũ luân, cương thường làm đầu
Không biết cương thường, khác chi cầm thú
Ong kiến có chúa, huống chi con người
Tam cương cửu trù, xưa nay không đổi
Nguyên văn chữ Hán:
人有五倫,綱常為首
不知綱常,何異禽獸
蜂蟻有主,況如人乎
三綱九疇,古今不易
Âm Hán Việt:
Nhân hữu ngũ luân, cương thường vi thủ
Bất tri cương thường, hà dị cầm thú
Phong nghĩ hữu chủ, huống như nhân hồ
Tam cương cửu trù, cổ kim bất dịch
Diễn giải:
Ngũ luân là năm mối quan hệ thường hằng mà con người phải giữ ǵn để hoàn thiện đạo làm người: vua tôi (quân thần), cha con (phụ tử), vợ chồng (phu thê), anh em (huynh đệ) và bè bạn (bằng hữu). Mối quan hệ 'vua tôi' ngày nay có thể coi là quan hệ giữa 'nhà nước và công dân', quan hệ giữa ông chủ và người làm...
Trong các mối quan hệ xă hội th́ "cương thường" đứng đầu. "Cương" nghĩa là "Tam cương", tức là ba mối quan hệ chủ yếu, đó là: Vua tôi (quân thần), cha con (phụ tử), vợ chồng (phu thê).
Theo Tam cương, người trên (vua-cha-chồng) phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, bao bọc người dưới (thần-con-vợ). Ngược lại, người dưới có trách nhiệm tôn trọng, yêu thương, phục tùng, hiếu thuận với người trên. Theo Khổng Tử nếu giữ được mối quan hệ như vậy th́ gia đ́nh sẽ hạnh phúc, êm ấm, quan hệ vua- dân hài ḥa, đất nước yên b́nh, ổn định.
"Thường" nghĩa là "ngũ thường", tức là "năm đạo đức thường hằng bất biến", có nghĩa là năm tiêu chuẩn đạo đức làm người cần có, đó là Ngũ đức: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Người mà không biết "cương thường", tức là không biến đến luân thường đạo lư, không đủ tiêu chuẩn đạo đức làm người th́ không khác chi loài vật, man dă, hoang dại.
Trong quần thể phải có người đứng đầu. Con ong cái kiến c̣n có ong chúa, kiến chúa nữa là con người.
Câu chuyện tham khảo:
Nguyễn Trăi và đạo hiếu trung
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/1111.jpg[/IMG]
Nguyễn Trăi và đạo hiếu trung, người có ngũ luân, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Năm 1407, mượn danh nghĩa “Phù trần diệt Hồ”, nhà Minh xâm phạm bờ cơi nước Việt. Nhà Hồ mau chóng tổ chức kháng chiến, nhưng không đầy một năm, cuộc kháng chiến thất bại. Quân Minh chiếm được nước Việt, thiết lập nền cai trị, lịch sử gọi là “Bắc thuộc lần thứ 4”.
Khắp nơi trong cả nước, các nghĩa quân yêu nước liên tục nổi dậy khiến quan quân nhà Minh vất vả chống đỡ. Trong đó khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lănh đạo nổ ra năm 1418 là lớn nhất, được nhiều nhân sỹ hưởng ứng. Nguyễn Trăi được Lê Lợi mời làm quân sư, cùng bàn mưu chống giặc.
Nguyễn Trăi nổi tiếng là người học rộng, tài cao, có kiến thức về nhiều lĩnh vực. Năm 20 tuổi, Nguyễn Trăi dự khóa thi của triều đ́nh và đỗ Thái học sinh, cùng cha vào triều làm quan cho nhà Hồ dưới đời vua Hồ Quư Ly.
Khi Hồ Quư Ly bị quân Minh đánh bại, cha của Nguyễn Trăi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Trung Quốc. Ông theo cha đến tận ải Nam Quan, và có ư muốn ở bên hầu hạ cha cho tṛn đạo hiếu, nhưng phụ thân ông khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhà. Từ đó Nguyễn Trăi ẩn cư dùi mài kinh sử, t́m kế sách phục quốc.
Sau 13 năm mai danh ẩn tích, cuối cùng Nguyễn Trăi đă hoàn thiện kế sách chống giặc. Ông gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, dâng lên Lê Lợi bản “B́nh Ngô sách” (Kế sách đánh giặc Ngô, tức quân Minh), vạch ra nhiều kế sách lớn để đánh quân Minh, đặc biệt là chú trọng tâm công, đánh vào ḷng người để dành chiến thắng. Nhận thấy đây là một nhân tài hiếm gặp, Lê Lợi lập tức trọng dụng Nguyễn Trăi và phong chức cho ông làm Tuyên phong đại phu Thừa chỉ Hàn Lâm viện, ngày đêm dự bàn việc quân. Cuối cùng nhờ mưu trí và kế sách sáng suốt của Nguyễn Trăi, cuộc kháng chiến chống quân Minh đă thành công, giang sơn cũ lại thu về một mối.
Trong tác phẩm “B́nh Ngô Đại Cáo” bất hủ của ḿnh, Nguyễn Trăi viết:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Năm 1427, quân Lam Sơn giành được thế chủ động, bao vây chặt 8 vạn quân Minh ở Đông Quan. Các tướng sĩ đều muốn đánh lấy Đông Quan để rửa nhục, báo thù cho bách tính vô tội từng chết trong tay quân giặc. Tuy nhiên, Nguyễn Trăi đă cân nhắc đến an nguy của bách tính, phân tích chỗ mạnh yếu của quân địch và khuyên Lê Lợi nghị ḥa, cho đối phương một con đường sống. Theo ông, đánh thành để trả thù vào lúc đó không phải là việc khó khăn nhưng sẽ khiến nhiều người thiệt mạng, đôi bên cùng tổn thương. Lê Lợi thấy ư kiến Nguyễn Trăi sáng suốt, lại hóa giải được mối thâm thù mới triều Minh, tránh được những cuộc Nam chinh báo thù sao nay, nên đă nghe theo.
Tư tưởng dùng quân sự của Nguyễn Trăi là:
“Việc nhân nghĩa cốt để yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Việc quân sự là liên quan đến sinh mệnh sống chết của hàng ngàn hàng vạn người, thế nên ông đến bách tính đầu tiên, làm việc ǵ cũng lấy sự an toàn, yên ổn của người dân làm đầu. Thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, Nguyễn Trăi là h́nh mẫu của người tu thân, tề gia, trị quốc, tuân theo tam cương ngũ thường, đặc biệt là đạo hiếu và đạo trung. Bất kể thời đại nào, chỉ có những người có hiếu có trung th́ mới có thể giúp vua giúp nước, mang lại phúc lợi cho người dân, cho đất nước. Nguyễn Trăi đă biết ḥa đạo hiếu cá nhân vào đại hiếu, từ ḷng hiếu kính với cha đă phát triển thành hiếu kính với tất cả các bậc phụ mẫu trong toàn quốc, giúp vua dẹp giặc, đem lại sự b́nh yên cho cả dân tộc. Đó chính là người đại hiếu, đại trung, là người thấu hiểu và vận dụng linh hoạt cương thường.
Trung Dung
Tham khảo Wikipedia
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 12 - Vua cần kính thần[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 15:26, 28/02/20• 112 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/Ho%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%BF.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn h́nh phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Vua cần kính thần, thần cần trung quân
Cha cần nhân từ, con cần hiếu thuận
Anh cần yêu em, em cần kính anh
Bạn bè cần tín, lớn nhỏ khiêm nhường
Chồng cần ḥa ái, vợ thuận theo chồng
Làng xóm thuận ḥa, láng giềng nhường nhịn
Nguyên văn chữ Hán:
為君止敬,為臣止忠
為父止慈,為子止孝
為兄止愛,為弟止龔
為夫止和,為婦止順
朋友止信,長幼止謙
鄉党止和,鄰旁止讓
Âm Hán Việt:
Vi quân chỉ kính, vi thần chỉ trung
Vi phụ chỉ từ (1), vi tử chỉ hiếu (2)
Vi huynh chỉ ái, vi đệ chỉ cung
Vi phu chỉ ḥa, vi phụ chỉ thuận
Bằng hữu chỉ tín, trường ấu chỉ khiêm
Hương đảng chỉ ḥa, lân bang chỉ nhượng
Diễn giải:
Làm quốc quân (ngày nay có thể hiểu là lănh đạo quốc gia, cấp trên) th́ cần phải làm được tôn kính, trọng dụng bề tôi, cấp dưới, người hiền tài, chăm lo cho người dân.
Làm bề tôi (ngày nay có thể hiểu là, quan chức, cấp dưới, người dân) th́ cần phải làm được trung thành với vua (ngày nay có thể hiểu là trung thành với quốc gia).
(1), (2): Sách Đại học của Nho gia viết: "Làm con th́ phải làm được hiếu kính, làm cha th́ phải làm được nhân từ". (Nguyên văn là: "Vi nhân tử chỉ ư hiếu, vi nhân phụ chỉ ư từ”).
Làm cha cần nhân từ, yêu thương, nghiêm khắc nuôi dạy con cái.
Làm con phải biết hiếu thuận, cảm ân, phụng dưỡng cha mẹ.
Làm anh cần phải biết yêu thương nhường nhịn em.
Làm em cần phải tôn trọng, lễ phép, tôn kính anh.
Giữa bạn bè th́ cần thành tín, tin tưởng lẫn nhau.
Giữa người trên với người dưới phải biết nhường nhịn, bao dung.
Làm chồng th́ cần phải ḥa ái, thương yêu, che chở vợ.
Làm vợ th́ cần phải nhu thuận theo chồng.
Giữa làng xóm, láng giềng với nhau (người trong cộng đồng xă hội) th́ cần ḥa ái đối đăi, giữ được thuận hoà, yêu quư, tôn trọng.
Câu chuyện tham khảo:
Chử Đồng Tử hiếu với cha đắc đại phúc
dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn, Chử Đồng Tử hiếu với cha đắc đại phúc, vua cần kính thần
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/1212.jpg[/IMG]
Theo sách "Lĩnh Nam chích quái" kể lại, Hùng Vương truyền tới đời thứ ba sinh được một Mỵ Nương đặt tên là Tiên Dung, đến tuổi 18 dung nhan đẹp đẽ, không muốn lấy chồng, thích chu du vui chơi khắp nơi trong thiên hạ. Vua đành chịu vậy, không cấm đoán được. Mỗi năm vào khoảng tháng hai tháng ba Tiên Dung lại sắm sửa thuyền bè chèo chơi ở ngoài biển, vui quên trở về.
Hồi đó ở làng Chử Xá ven sông, có người dân tên là Chử Vi Vân sinh được một người con trai là Chử Đồng Tử. Cha từ, con hiếu, nhà gặp hỏa hoạn, của cải sạch không, chỉ c̣n lại một khố vải duy nhất, cha con ra vào thay nhau mà mặc. Tới lúc cha già lâm bệnh gần chết bảo con rằng: “Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con, để khỏi xấu hổ”.
Chử Đồng Tử thương cha, không nỡ làm theo, liệm khố rồi đem chôn. Đồng Tử thân thể trần truồng đói rét khổ sở, đứng ở bên sông cầm cần câu cá; hễ nh́n thấy có thuyền buôn qua lại th́ đứng ở dưới nước mà xin ăn.
Bất ngờ thuyền của Tiên Dung tới, chiêng trống nhă nhạc, cờ lọng huy hoàng, kẻ hầu người hạ rất đông. Đồng Tử rất kinh sợ, không biết chạy trốn đi đâu. Trên băi cát có khóm lau sậy, lưa thưa dăm ba cây, Đồng Tử bèn nấp trong đó, bới cát thành lỗ nằm xuống phủ cát lên ḿnh. Lát sau, Tiên Dung cắm thuyền dạo chơi trên băi cát, ra lệnh đào hố, lấy lau vây màn làm chỗ tắm. Tiên Dung vào màn, cởi áo dội nước, cát trôi mất để lộ ra thân h́nh của Chử Đồng Tử. Tiên Dung hổ thẹn hồi lâu, thấy là con trai bèn nói: “Tôi vốn không muốn lấy chồng, nay lại gặp chàng, cùng ở trần với nhau trong một hố, đó chính là do Trời xui khiến vậy. Chàng hăy mau đứng dậy tắm rửa”.
Tiên Dung ban cho quần áo mặc rồi cùng xuống thuyền mở tiệc vui chơi. Người trong thuyền đều cho đó là cuộc giai ngộ xưa nay chưa từng có. Đồng Tử kể lại t́nh cảnh của ḿnh, Tiên Dung ta thán, muốn nên vợ chồng. Đồng Tử cố từ chối, song Tiên Dung nói rằng: “Đây do Trời chắp nối, sao chàng lại cứ chối từ?”
Người theo hầu vội về tâu lại với Hùng Vương. Vua giận nói: “Tiên Dung không thiết tới danh tiết, không màng tới của cải của ta, ngao du bên ngoài, hạ ḿnh lấy kẻ nghèo khổ, c̣n mặt mũi nào trông thấy ta nữa". Thế rồi vua cấm không cho Tiên Dung trở về.
Tiên Dung nghe sợ không dám về, bèn cùng Đồng Tử mở chợ búa, lập phố xá, cùng dân buôn bán, dần dần trở thành phố chợ lớn (nay là chợ Thám). Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán, kính nể tôn Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chủ.
Có người lái buôn giàu có nói với Tiên Dung rằng: “Người bỏ một dật vàng, cùng tôi ra ngoài bể mua vật quư, sang năm có thể thành mười dật”.
Tiên Dung cả mừng bảo Đồng Tử: “Vợ chồng chúng ta do Trời tác thành, đồ ăn thức mặc do người làm nên, vậy nên đem vàng cùng phú thương ra biển buôn bán làm ăn”.
Đồng Tử bèn cùng lái buôn đi buôn bán. Đến núi Quỳnh Vi, trên núi có am nhỏ, bọn lái buôn thường ghé lại đó lấy uống nước. Đồng Tử lên am chơi, trong am có nhà sư tên gọi Phật Quang truyền phép cho Đồng Tử. Chử Đồng Tử ở lại học phép, giao tiền cho lái buôn mua hàng. Sau bọn lái buôn quay lại am chở Đồng Tử trở về. Sư bèn tặng Đồng Tử một cây trượng và một chiếc nón mà nói rằng: “Linh thiêng ở những vật này đây”.
Đồng Tử trở về, giảng Đạo lại cho Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, liền bỏ phố phường, chợ búa cơ nghiệp, rồi cả hai đều t́m thầy học Đạo. Có lần, trên đường đi xa, trời tối chưa về kịp nhà, tạm nghỉ ở giữa đường, cắm trượng che nón mà trú thân. Đến canh ba, thấy hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện vàng, đền đài, kho tàng, xă tắc, vàng bạc, châu báu, giường chiếu, chăn màn, Tiên đồng, Ngọc nữ, tướng sĩ, thị vệ, la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai nấy trông thấy cũng kinh ngạc lạ lùng, đem hương hoa, lễ vật tới dâng xin làm bề tôi, có văn vơ trăm quan, chia quân túc vệ, lập thành nước riêng.
Hùng Vương nghe tin, cho rằng con gái làm loạn, bèn sai quân tới đánh. Quần thần của Tiên Dung xin đem quân ra chống giữ. Tiên Dung cười mà bảo: “Điều đó ta không muốn làm, do Trời định đó thôi, sống chết tại Trời, há đâu dám chống lại cha, chỉ xin thuận theo lẽ chính, để mặc cho cha chém giết”.
Lúc đó, dân mới tới theo đều kinh sợ tản đi, chỉ có dân cũ ở lại với Tiên Dung. Quan quân tới, đóng trại ở băi Tự Nhiên, chỉ c̣n cách con sông lớn th́ trời tối không kịp tiến quân. Nửa đêm, bỗng nhiên gió lớn nổi lên, cát bay, cây đổ, quan quân hỗn loạn. Tiên Dung cùng thủ hạ, thành quách phút chốc bay bổng lên trời. Đất chỗ đó sụt xuống thành cái đầm lớn. Ngày hôm sau, dân chúng không thấy thành quách đâu cả, đều cho là linh dị. Về sau, dân lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, gọi đầm là đầm Nhất Dạ (Nhất Dạ Trạch, nghĩa là đầm một đêm), gọi băi là băi Tự Nhiên, c̣n gọi là băi Mạn Trù (hố tắm), và gọi chợ là chợ Hà Thị (chợ Hà).
Trung Dung
Tham khảo: Lĩnh Nam chích quái, Wikipedia
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 13 - Người đi nhường đường[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 16:08, 29/02/20• 185 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/1414.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Leo Nguyễn)
Người đi nhường đường, người cày nhường bờ
Qua cổng xuống xe, qua đền mau bước
Sinh hoạt ra vào, không lễ không chỉnh
Nói năng ăn uống, không lễ không nghiêm
Nguyên văn chữ Hán:
行者讓路,耕者讓畔
過闕則下,過廟則趨
出入起居,非禮不整
言語飮食,非禮不肅
Âm Hán Việt:
Hành giả nhượng lộ (1), canh giả nhượng bạn (2)
Quá khuyết tắc hạ (3), quá miếu tắc xu (4)
Xuất nhập khởi cư, phi lễ bất chỉnh
Ngôn ngữ ẩm thực, phi lễ bất túc
Diễn giải:
(1), (2): Sách Khổng Tử gia ngữ viết: "Vào địa giới nước đó th́ thấy người cày nhường bờ, người đi nhường đường". (Nguyên văn: “Nhập kỳ cảnh, tắc canh giả nhượng bạn, hành giả nhượng lộ”).
Đi đường th́ mọi người nhường đường cho nhau. Người cày ruộng th́ nhường bờ cho nhau.
(3) (4): Sách Đại Đới Lễ kư có câu: "Qua cổng th́ xuống xe, qua đền th́ đi nhanh, đó là đạo của người con hiếu". (Nguyên văn là: "Quá khuyết tắc hạ, quá miếu khắc xu, hiếu tử chi đạo dă”)
Trong sinh hoạt, vào nhà, ra ngoài, nếu không theo lễ nghi th́ không chỉnh tề.
Khi nói năng, ăn uống, nếu không theo lễ nghi th́ không nghiêm túc, không trang trọng.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/131313.jpg[/IMG]
Người đi nhường đường người cày nhường bờ, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Thời kỳ cuối nhà Thương, có hai nước chư hầu là Ngu và Nhuế đều ở phía Tây nước Thương. Hai vua v́ biên giới ở Điền Dă mà nảy sinh tranh chấp, thế nhưng họ không muốn t́m Trụ Vương để nhờ vả, mà đều ái mộ uy danh của Văn Vương, nên tới nước Chu, cũng là một nước chư hầu nhà Thương để nhờ Văn Vương xem xét định đoạt giúp.
Trong “Kinh thi” có ghi chép như sau:
Hai vị vua thấy nước Chu “Vào miền đất này, th́ nông dân tránh lối, người đi đường cũng nhường đường”; “vào ấp này, nam nữ đi trên 2 con đường khác nhau, người có tuổi không phải mang vác nặng v́ luôn được người trẻ tự nguyện giúp đỡ”; “vào triều đ́nh, quan sĩ nhường quan đại phu, quan đại phu nhường quan khanh”. Tất cả mọi người ở nước Chu đều có tác phong cao thượng của người quân tử.
Hai vị vua thấy thế th́ tự so sánh với nước ḿnh, trong ḷng cảm thấy rất hổ thẹn. Họ nói với nhau rằng: “Tiểu nhân như chúng ta, mặt mũi nào dám lên điện diện kiến bậc quân tử để nhờ phân xử đây?”.
Thế là c̣n chưa gặp Văn Vương, họ đă chủ động nhường vùng đất vốn đang tranh giành ấy cho đối phương. Kết quả là hai bên đều nhường nhau không chịu giữ, vùng đất đó thế là để không, người đời sau gọi đó là “nhàn điền” hay là “nhàn nguyên”, tức "mảnh đất để không".
Chư hầu xung quanh nghe được chuyện này, đều lấy Văn Vương làm gương mẫu. Họ tấp nập kéo nhau tới xin quy thuận, h́nh thành cục diện “chia 3 thiên hạ, nhà Chu giữ 2 phần”.
Trung Dung
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 14 - Tu thân giảm dục[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 09:26, 01/03/20• 366 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/02/Tu-th%C3%A2n.jpg[/IMG]
Tu thân giảm dục, cần kiệm tề gia
Cấm chỉ xa hoa, pḥng sau dùng đến
Lúc vinh nghĩ nhục, lúc an nghĩ nguy
Đạo cao đức trọng, áo rách thẹn ǵ
Nguyên văn chữ Hán:
修身寡欲,勤儉齊家
禁止奢華,須防後用
得榮思辱,居安思危
道高徳重,不恥弊衣
Âm Hán Việt:
Tu thân quả dục (1), cần kiệm tề gia (2)
Cấm chỉ xa hoa, tu pḥng hậu dụng
Đắc vinh tư nhục (3), cư an tư nguy (4)
Đạo cao đức trọng, bất sỉ tệ y
Diễn giải:
Dục vọng là căn nguyên của sự khổ đau. Người tu tâm ắt hết sức tiết chế, bỏ đi dục vọng.
(1): Sách Học quy loại biên của Trương Bá Hành đời Thanh viết: "Tu thân th́ lấy việc giảm thiểu, ít ham muốn là chủ yếu, cốt yếu". (Nguyên văn là: "Tu thân dĩ quả dục vi chủ")
Chuyên cần và tiết kiệm mới quản lư tốt được gia đ́nh. Tuyệt đối không xa hoa. Dẫu có dư dả th́ cũng nên tiết kiệm để dành, sau này có lúc cần dùng đến. Xa hoa, lăng phí tất sẽ sinh dục vọng, phóng túng bản thân, làm việc bất chính, huỷ hoại gia phong.
(2): Sách Cách ngôn liên bích của Kim Anh đời Thanh viết: "Cần kiệm là cái gốc quản lư gia đ́nh, gia tộc”. (Nguyên văn là: "Cần kiệm, trị gia chi bản”).
Khi đạt vinh hiển, đừng quên lúc khó khăn, vất vả. Khi yên vui th́ nên nghĩ đến lúc hiểm nguy, khốn khó. Trải qua thất bại, tủi nhục, khốn khó mà không ngừng nỗ lực để có ngày thành đạt, hiển vinh.
(3), (4): Sách giáo dục trẻ em Danh hiền tập của tác giả khuyết danh sau đời Nam Tống, viết: "Khi được vị dự vẻ vang th́ nên nghĩ đến lúc tủi nhục, khi thân được yên ổn th́ nên nghĩ đến lúc nguy nan". (Nguyên văn là: "Đắc vinh tư nhục, thân an tư nguy")
Người có đạo đức cao thượng th́ người người tôn trọng, mới là điều trọng yếu, đáng quư nhất trong cuộc đời.
Người sang quư bởi nhân cách, áo rách mà sạch c̣n hơn hào nhoáng xa hoa mà phẩm giá dơ xấu.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/1444.jpg[/IMG]
Hán Văn Đế cần kiệm mẫu mực, tu thân giảm dục, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Hán Văn Đế (202 – 157 TCN), tên thật là Lưu Hằng. Ông là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong 23 năm trị v́ đất nước, toàn bộ cung điện, vườn ngự uyển, ngựa, quần áo và đồ trang sức, đồ dùng không có gia tăng thêm. Nhưng có điểm nào không phù hợp với dân chúng, ông liền tiến hành cải sửa, làm lợi cho dân.
Hán Văn Đế từng dự định xây dựng một sân thượng. Ông cho gọi thợ thủ công đến để tính toán chi phí. Sau khi tính toán, số chi phí cần thiết lên đến năm mươi cân vàng. Hán Văn Đế nghe xong liền nói: “Năm mươi cân vàng tương đương với gia sản của mười gia đ́nh giàu có. Vậy th́ xây dựng nó để làm ǵ?"
Trang phục của Hán Văn Đế là bằng vải thô, màn trướng cũng không được thêu gấm, thể hiện ông là vị Hoàng đế đôn hậu, chất phác, v́ thiên hạ mà làm tấm gương sáng. Toàn bộ Bá Lăng cũng đều được lợp bằng ngói, không được sử dụng vàng, bạc, đồng, thiếc để làm trang trí. Đồng thời ông quy định không được xây dựng phần mộ quá cao lớn v́ phải tiết kiệm, không được phiền nhiễu đến dân chúng.
Hán Văn Đế đối đăi dân chúng cũng rất khoan dung độ lượng. Ông từng xuống chiếu cứu tế những người góa vợ, góa chồng, trẻ mồ côi, những người cô độc và người nghèo khổ. Ngoài ra đối với những người trên 80 tuổi, ông cũng xuống chiếu ban phát cho lương thực hàng tháng.
Ông được người đời tôn sùng là vị vua tài đức sáng suốt, một vị đế vương mẫu mực trong lịch sử, thành những người tài đức nổi tiếng xa gần.
Trung Dung
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 15 - Tích thóc pḥng đói[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 11:11, 03/03/20• 359 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/T%C3%ADch-th%C3%B3c.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp từ phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Tích thóc pḥng đói, tích áo pḥng lạnh
Tiết kiệm thường đủ, trầm tĩnh thường an
Cẩn pḥng kẻ gian, nuôi con pḥng lăo
Hiếu với mẹ cha, th́ con hiếu lại
Chữ Hán:
積榖防饑,積衣防寒
儉則常足,靜則常安
謹備防奸,養子防老
事親既孝,子亦孝之
Hán Việt:
Tích cốc pḥng cơ (1), tích y pḥng hàn
Kiệm tắc thường túc (2), tĩnh tắc thường an (3)
Cẩn bị pḥng gian, dưỡng tử pḥng lăo (4)
Sự thân kí hiếu, tử diệc hiếu chi
Diễn giải:
Trữ lương thực pḥng khi đói kém. Trữ áo quần pḥng lúc đông hàn giá lạnh. Người tiết kiệm th́ luôn đầy đủ, tâm thái trầm tĩnh th́ yên ổn, an vui.
Nuôi dạy con biết hiếu thuận, th́ khi cha mẹ già, đau ốm, người con được dạy hiếu đễ sẽ biết phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. Hiếu thuận với cha mẹ th́ con cái mới hiếu thuận với ḿnh.
(1), (4): Tác phẩm Tỳ bà kư của Cao Tắc Thành đời Nguyên có câu: "Lại nói rằng nuôi con để pḥng khi về già, tích trữ ngũ cốc pḥng khi nạn đói".(nguyên văn: "Hựu đạo thị dưỡng nhi đại lăo, tích cốc pḥng cơ").
(2), (3): Sách giáo dục trẻ em xưa Minh tâm bảo giám vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh, viết: "Cẩn thận th́ không lo lắng, nhẫn nhịn th́ không chịu nhục, trầm tĩnh th́ thường yên ổn, tiết kiệm th́ thường đủ đầy". (Nguyên văn: "Cẩn tắc vô ưu, nhẫn tắc vô nhục, tĩnh tắc thường an, kiệm tắc thường túc").
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/BBB15-1024x724.jpg[/IMG]
Con dâu bị oan không oán, ḷng hiếu cảm động quan quân, tích thóc pḥng đói, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Khương Thi là người vùng Quảng Hán, Tứ Xuyên, thời đại Đông Hán. Đến tuổi trưởng thành, Khương Thi lấy cô gái tên là Bàng Tam Xuân làm vợ. hai vợ chồng phụng dưỡng mẹ vô cùng hiếu thuận.
Mẹ chồng Tam Xuân rất thích uống nước sông, v́ thế, cô thường đi đến một nhánh sông lớn cách nhà hơn bảy dặm để lấy nước về nấu cho mẹ chồng uống. Mẹ chồng cô cũng rất thích ăn cá chép. V́ vậy, hai vợ chồng Khương Thi thường đi bắt cá chép về hầm cho mẹ ăn.
Về sau này do người cô chồng gây xích mích nên giữa hai vợ chồng Khương Thi và Tam Xuân phát sinh sự hiểu lầm lẫn nhau. Khương Thi nghe lời mẹ đuổi vợ về nhà mẹ đẻ của cô. Mặc dù Tam Xuân bị đuổi về nhà mẹ đẻ nhưng trong ḷng cô không hề oán giận hay trách móc chồng và mẹ chồng.
Hàng ngày Tam Xuân sống trong gian nhà tranh nhỏ, không quản ngày đêm dệt vải rồi mang bán lấy tiền. Bán được tiền rồi, cô lại mua gạo, mua thịt rồi mang đến biếu mẹ chồng.
Con trai của vợ chồng Khương Thi lúc ấy mới bảy tuổi tên là Khương An, tuy nhỏ tuổi nhưng rất hiểu chuyện. Cậu bé sợ rằng mẹ ḿnh ở nhà tranh sẽ không đủ gạo để ăn nên mỗi ngày đi học cậu bé lại lấy một ít gạo cho vào túi và để ở một chỗ trong ngôi miếu thờ Thổ Địa trên đường. Sau một thời gian tích trữ được một túi gạo lớn, Khương An mang số gạo đó đến thăm người mẹ đang bị oan khuất của ḿnh.
Lúc Khương An mang gạo đến cho mẹ, Tam Xuân bốc một nắm gạo lên xem th́ phát hiện gạo có màu sắc, kích cỡ khác nhau. Cô lập tức hỏi con trai ḿnh: “Khương An, số gạo này là con lấy từ đâu?”
Cậu bé thấy mẹ hỏi vậy đành phải bẩm báo thật. Tam Xuân nghe con trai kể xong, liền ôm lấy cậu bé vào ḷng và hai mẹ con họ cùng khóc nức nở một hồi.
Về sau, chồng và mẹ chồng của Tam Xuân hiểu ra cô bị oan khuất nên đă đón cô về nhà. Ngay sau ngày cô trở về nhà chồng, trong vườn nhà họ bỗng nhiên có một ḍng suối phun trào ra. Hương vị của nguồn nước cũng khác với nước sông. Hơn nữa, thỉnh thoảng lại có một, hai con cá chép từ trong nguồn nước ấy nhảy ra. Từ đó về sau, Tam Xuân dùng nguồn nước này để nấu cho mẹ chồng uống mà không cần phải đi ra bờ sông xa hơn bảy dặm để lấy nước như trước đây nữa.
Sau này, quân khởi nghĩa Xích Mi thời Đông Hán khi đi ngang qua nơi đây, người thủ lĩnh biết được chuyện Tam Xuân hết ḷng hiếu thảo phụng dưỡng mẹ chồng nên đă lập tức xuống ngựa, truyền lệnh ba quân lặng lẽ hành quân, tránh quấy nhiễu đến sự b́nh yên của nơi đây.
Cũng từ đó trở đi, mỗi lần quan lại đi qua nơi đây đều thi hành lễ, quan văn th́ hạ kiệu, quan vơ th́ xuống ngựa, dần dần trở thành truyền thống. Ḷng hiếu thảo của Tam Xuân đối với mẹ chồng thật sự làm cảm động trời đất và ḷng người.
Trung Dung
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 16 - Phụng dưỡng lễ nghi[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 08:33, 04/03/20• 150 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/Ahihi.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Phụng dưỡng lễ nghi, Chẳng kiêng dơ bẩn.
Cha mẹ ở nhà, Chẳng thể đi xa.
Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ.
Chẳng dám hủy hoại, là hiếu khởi đầu.
Lập thân hành Đạo, nức tiếng đời sau.
Cha mẹ vẻ vang, tận cùng chữ hiếu.
Chữ Hán:
奉養禮儀,莫避污穢
父母在堂,不可遠遊
身体髮膚,受之父母
不敢毀傷,孝之始也
立身行道,揚名於後
以顯父母,孝之終也
Hán Việt:
Phụng dưỡng lễ nghi, Mạc tị ô uế
Phụ mẫu tại đường, Bất khả viễn du
Thân thể phát phu, Thụ chi phụ mẫu
Bất cảm hủy thương, Hiếu chi thủy dă
Lập thân hành đạo, Dương danh ư hậu
Dĩ hiển phụ mẫu, Hiếu chi chung dă
Diễn giải:
Phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ theo đúng lễ nghi, chớ kiêng dè e ngại bẩn thỉu.
Cha mẹ c̣n th́ không được đi xa. Thân thể, tóc da đều nhận từ cha mẹ, không được làm tổn thương, hủy hoại thân thể, đó là khởi đầu của Đạo hiếu.
Tu dưỡng xác lập được chỗ đứng trong xă hội, thực hành theo Đạo để danh tiếng lưu truyền hậu thế, khiến cha mẹ được hiển vinh, đó là tận cùng của Đạo hiếu.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/BBB16-1024x724.jpg[/IMG]
Vua Tự Đức dâng roi xin chịu đ̣n, phụng dưỡng lễ nghi, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Vua Tự Đức triều Nguyễn là người con hết sức có hiếu với mẹ. Ông lên ngôi khi 18 tuổi, trong 36 ở ngôi vua, ông vẫn luôn coi trọng bổn phận làm con với mẹ là Hoàng Thái hậu Từ Dụ.
Nhà vua đặt lịch làm việc là các ngày chẵn trong tháng, vua vào cung Diên Thọ vấn an sức khỏe mẫu hậu, c̣n các ngày lẻ th́ thiết triều hoặc lo công việc triều đ́nh.
Hoàng thái hậu Từ Dụ là người thuộc nhiều sử sách, học nhiều hiểu biết rộng. Khi hoàng thái hậu dạy bảo câu ǵ hay, vua liền chép ngay vào một quyển sổ gọi là "Từ Huấn Lục". Cuốn sách này vua luôn mang trong ḿnh, khi rảnh rỗi lại mang ra nghiền ngẫm.
Sách "Đại Nam liệt truyện" viết: “Đức vua phụng sự mẹ chí hiếu. Bà thường muốn nghe đọc sách sử, vua thuận theo ư bà. Chẳng có khi nào dám trái ngược, chừng nào mẹ hết muốn nghe, bảo thôi đọc th́ vua mới thôi. Chẳng những việc đọc sách sử mà bất cứ chuyện ǵ, vua cũng nhất nhất thừa theo ư mẹ”.
Sách sử triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện đều ghi lại rằng vua Tự Đức “răm rắp” nghe lời mẹ.
Một ngày rảnh việc nước, vua đi săn bắn tại rừng Thuận Trực th́ gặp nước lũ nên không về được. C̣n hai ngày nữa th́ đến ngày giỗ vua cha Thiệu Trị mà vẫn chưa thấy vua trở về, Hoàng Thái hậu Từ Dụ nóng ruột sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi t́m và rước vua về.
Do mưa to nước lũ lớn, thuyền nhà vua ngược nước nên đến tối mịt mới đến bến. Vừa tới hoàng cung, vua liền lên kiệu đi thẳng sang cung Diên Thọ để lạy xin chịu tội mặc dù trời vẫn đang đổ mưa. Vua dâng lên một chiếc roi mây đặt trong mâm son, rồi vua nằm phục xuống sàn xin chịu đ̣n. Hoàng Thái hậu ngồi quay mặt vào trong không nói lời nào, một hồi lâu, bà mới quay ra hất cái roi đi.
Tuy không phạt roi, hoàng thái hậu dặn nhà vua phải ban thưởng cho quan quân cực khổ đi hầu ngự, rồi sáng mai vào hầu lạy. Lúc đó, vua Tự Đức mới đứng dậy, lạy tạ lui về. Ngay đêm hôm đó, vua Tự Đức ban thưởng cho quan quân đi hầu ngự.
Một lần khác, vua Tự Đức mải vui ở cửa Thuận An nên bỏ buổi ngự triều. Hoàng Thái hậu giận lắm. Lúc về, vua đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Vua phải đứng chờ cả giờ, sau bà mới cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đă không lo lắng mà c̣n vui chơi được sao? Thôi, hăy mau về triều cùng các quan bàn quốc kế”.
Bà dạy vua rằng: “Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính”.
Nghe lời dạy bảo của bà, vua Tự Đức không chỉ là người con hiếu thảo, mà c̣n là một vị vua yêu dân, chăm lo việc triều chính.
Trung Dung
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
Dạy con sáng Đạo: Bài 17 - Muốn trên dưới ḥa
B́nh luậnTrung Dung • 10:47, 07/03/20• 220 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/Ch%E1%BB%8Bu-nh%E1%BB%A5c.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Muốn trên dưới ḥa, chữ Nhẫn trước tiên
Vua tôi nhẫn nhịn, thế nước vẹn toàn
Cha con nhẫn nhịn, đạo mới tṛn đầy
Vợ chồng nhẫn nhịn, con chẳng đơn côi
Anh em nhẫn nhịn, nhà không họa hại
Bạn bè nhẫn nhịn, t́nh cảm không xa
Tự ḿnh nhẫn nhịn, người người yêu mến
Nguyên văn chữ Hán:
欲和上下,忍字為先
君臣忍之,國勢保全
父子忍之,自全其道
夫婦忍之,令子不孤
兄弟忍之,家中無害
朋友忍之,其情不疏
自身忍之,人人愛樂
Âm Hán Việt:
Dục ḥa thượng hạ, nhẫn tự vi tiên (1)
Quân thần nhẫn chi, quốc thế bảo toàn
Phụ tử nhẫn chi, tự toàn kỳ đạo
Phu phụ nhẫn chi, lệnh tử bất cô
Huynh đệ nhẫn chi, gia trung vô hại
Bằng hữu nhẫn chi, kỳ t́nh bất sơ
Tự thân nhẫn chi, nhân nhân ái nhạc
Diễn giải:
Đạo lư từ xưa, muốn cho trên dưới thuận ḥa th́ điều trọng yếu là phải học được Nhẫn.
Vua biết lắng nghe ḷng dân, dân biết phép tắc tôn trọng kỷ cương, th́ thế nước mới giữ được vẹn toàn, ḷng người đồng thuận th́ vận nước mới được thái b́nh, thịnh vượng.
Cha mẹ nghiêm khắc mà nhân từ, bao dung, con hiếu đễ tôn kính cha mẹ th́ mới giữ được đạo nhà, gia phong bền vững.
Vợ chồng nhẫn nhường nhau, tương kính như tân, th́ gia đ́nh mới ḥa thuận, hạnh phúc, con cái được giáo dục trọn vẹn của cha mẹ, không phải sống cảnh ly tán, tan đàn xẻ nghé.
Anh em nhường nhịn, yêu thương, bao bọc nhau th́ trong nhà không xảy ra bất hoà, tranh đấu, thậm chí sát hại nhau.
Bạn bè nhẫn nhịn, lắng nghe thấu hiểu nhau như tri kỷ th́ t́nh cảm mới sâu bền, thuỷ chung, không trở thành người xa lạ xa cách.
Tự ḿnh tu tâm Nhẫn, chuyện ǵ cũng xét ḿnh trước, xét người sau, th́ luôn giữ được sự hài hoà trong quan hệ với mọi người, khiến ai cũng yêu mến muốn gần mà trăm sự đều thuận lợi an hoà.
(1): Sách Nhẫn kinh viết: "Trong khi xử lư mọi việc th́ chữ nhẫn đứng đầu". (Nguyên văn: "Vạn sự chi trung, nhẫn tự vi thượng"). Câu này có xuất xứ từ câu chuyện sau:
Quang lộc khanh Vương Thủ Ḥa đời Đường xưa nay chưa từng xảy ra tranh chấp với ai. Trên bàn của ông có viết một chữ "Nhẫn" rất lớn. Trên rèm, màn trướng của ông cũng thêu chữ Nhẫn.
Đường Minh Hoàng cho rằng họ và tên của Vương Thủ Ḥa giống như phỉ báng nền chính trị đương thời, bèn triệu kiến hỏi: "Tên của khanh là Thủ Ḥa th́ đă biết là khanh không thích tranh đấu. Giờ khanh lại c̣n thích viết chữ Nhẫn nữa th́ càng nh́n rơ tâm của khanh để ở chỗ nào rồi".
Vương Thủ Ḥa nói: "Thần nghe nói, vật cứng rắn th́ dễ găy, trong mọi việc th́ chữ Nhẫn đứng đầu".
Đường Minh Hoàng khen ngợi rằng: "Hay lắm", và thưởng lụa gấm cho ông để biểu dương.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/bai-17-1024x724.jpg[/IMG]
Hàn Tín nhẫn nhịn, chịu nhục chui háng, muốn trên dưới ḥa, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Hàn Tín là đại tướng quân của Lưu Bang, ông đă đánh bại nhà Tần, chặn Sở, diệt Ngụy, lấy Triệu, thu Yên, diệt Tề. Cuối cùng, Hàn Tín đă đánh trận kinh điển “Thập diện mai phục” với Hạng Vũ vang danh sử sách, giúp Lưu Bang lập nên nghiệp Đế. Sở dĩ ông có năng lực lớn đến thế là nhờ có tâm Đại Nhẫn.
Thời c̣n trẻ Hàn Tín luyện vơ và học phép dùng binh. Ông thường khoác bảo kiếm đi ngoài đường. Một hôm, Hàn Tín đang đi trên đường phố đông đúc th́ gặp một một kẻ vô lại chặn lại: “Này, ngươi trông thật nhát gan như thế này mà cũng mang kiếm ư?”.
Hàn Tín không muốn trả lời và chỉ muốn bước đi tiếp. Điều này khiến tên vô lại càng đắc ư thét lên: “Nếu nhà ngươi có gan giết ta th́ hăy rút kiếm đâm ta xem nào. Nhưng nếu nhà ngươi nhát gan th́ phải chui qua háng ta!”.
Đám đông hiếu kỳ tụ tập xem. Kẻ vô lại thấy Hàn Tín không dám đâm, liền dang rộng hai chân ra thách thức. Hàn Tín dù là tay kiếm giỏi nhưng không muốn phạm pháp, nên đă cúi ḿnh ḅ dưới hai chân kẻ vô lại kia. Những người đứng xem đều cười lên thích thú chế giễu Hàn Tín hèn nhát mà cũng đeo kiếm.
Hàn Tín sau này trở thành Đại tướng quân của Lưu Bang, giúp Lưu Bang đánh thắng hết trận này đến trận khác. Chính v́ bản tính khoan dung và tâm đại nhẫn phi thường đă giúp ông lập nên những chiến công phi thường.
Nếu như lúc đó Hàn Tín vung kiếm chém đầu tên vô lại th́ ông đă bị báo quan đền mạng theo luật thời bấy giờ, như thế th́ lịch sử nhà Hán có lẽ phải viết lại.
Trung Dung
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 18 - Trong nhà bài bạc[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 09:29, 09/03/20• 217 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/Nh%E1%BA%A1c.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh: Secret China)
Trong nhà bài bạc, gái trai đều ác
Trong nhà đàn hát, con gái ắt hư
Trong nhà cờ quạt, con trai sa sút
Trong nhà phép tắc, trai gái lễ nghi
Nguyên văn chữ Hán:
家中賭博,男女皆惡
家中有琴,女子必淫
家中有棋,男子必衰
家中有制,男女守禮
Âm Hán Việt:
Gia trung đổ bác, nam nữ giai ác
Gia trung hữu cầm, nữ tử tất dâm
Gia trung hữu kỳ, nam tử tất suy
Gia trung hữu chế, nam nữ thủ lễ
Diễn giải:
Trong nhà mà chứa chấp cờ bạc, sát phạt, đỏ đen th́ con gái con trai trong nhà đều dễ trở thành người xấu.
Trong nhà mà ngày ngày đàn hát, chơi bời th́ con gái sẽ dễ bị hư hỏng sa ngă.
Thời xưa lễ nhạc là được sử dụng trong những hoạt động trang trọng như thờ cúng, tế lễ, hoặc để tu dưỡng tinh thần, là loại nhạc cao thượng gọi là nhă nhạc. Sau dần dần "lễ băng nhạc hoại", con người dùng nhạc để thỏa măn cảm giác an dật, tư dục nên nhạc trở nên phóng túng. Người không chú ư học hành tu dưỡng đạo đức th́ chưa biết phân biệt nhă nhạc và tục nhạc, chưa đủ tư dưỡng đạo đức thể biết thưởng thức nhă nhạc, từ đó dễ buông thả, sa ngă.
Trong nhà mà ngày ngày tụ tập đánh cờ, chơi bạc th́ con trai sẽ suy bại v́ mải mê cờ quạt được thua mà không dụng công chuyên tâm học hành.
Cờ cũng là một trong những thú chơi tao nhă của người xưa như "cầm kỳ thi họa" (Cờ, đàn cổ cầm, làm thơ, vẽ tranh). Đó là sau khi con người đă học tập tu dưỡng, trở thành người có đức hạnh cao thượng, có trí tuệ thông đạt, có kiến thức uyên bác rồi, th́ khi đó đôi lúc rảnh rỗi họ cùng bằng hữu vui chơi tao nhă, vừa để giao lưu bằng hữu, vừa là cơ hội rèn luyện tâm tính, nuôi dưỡng t́nh cảm. Người tầm thường dung tục, chưa đạt được cảnh giới đạo đức và tri thức như thế mà đam mê cờ quạt đàn hát th́ chỉ buông thả bản thân, chạy theo cảm giác dễ chịu, an dật, phóng túng.
Trong nhà có khuôn phép th́ con trai con gái trong nhà biết lễ nghi, phép tắc mà rèn rũa bản thân thành người có văn hoá, có phẩm cách.
Câu chuyện tham khảo:
Bá Ấp Khảo giảng Đạo âm nhạc
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/B%C3%A0i-b%E1%BA%A1c.jpg[/IMG]
Cổ cầm là do vua Phục Hy sáng tạo ra, chế theo thân h́nh phượng hoàng, chiều dài tượng trưng cho 365 ngày trong năm, ban đầu có 5 dây, tượng trưng Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Chu Văn Vương sau này tưởng nhớ con trai trưởng Bá Ấp Khảo nên đă tăng thêm 1 dây thành 6 dây. Lúc Chu Vơ Vương khởi binh đánh Trụ Vương, để tăng sĩ khí, ông lại tăng thêm 1 dây, do đó cổ cầm c̣n có tên “Văn Vơ thất huyền cầm” (Đàn 7 dây của vua Văn vương và Vơ vương).
Bá Ấp Khảo là con trai trưởng của Văn vương, là ấu chủ Tây Kỳ. Khi phụ thân bị giam giữ ở Triều Ca 7 năm, ông hiểu rơ thiên số, tận trung lễ quân thần, tận hiếu lễ phụ tử, bất chấp chúng thần khuyên ngăn, đến gặp Trụ vương dâng báu vật để thay phụ vương “chuộc tội”.
Bá Ấp Khảo giỏi cổ cầm, thế thượng vô song, phong tư tuấn tú nho nhă, làm cho Đát Kỷ khởi sắc tâm, lệnh cho Bá Ấp Khảo dạy đàn.
Bá Ấp Khảo giảng Đạo âm nhạc, trong ngoài Ngũ hành, lục luật ngũ âm, tay trái mắt rồng, tay phải mắt hổ, ấn cung, thương, giốc, chủy, vũ.
Có 8 phương pháp đánh đàn là: mạt, khiêu, câu, dịch, phiết, thác, đả và trích.
Có 6 điều kỵ khi chơi đàn là: Nghe đau thương, khóc lóc, việc chuyên tâm, ḷng phẫn nộ, giới dục, và kinh sợ.
Có 7 lúc không chơi đàn là: Mưa to gió lớn, đau buồn cực độ, áo mũ không chỉnh tề, say rượu loạn tính, không sạch hoặc gần cái dơ bẩn, không thơm hoặc gần với cái suồng să, không hiểu âm nhạc hoặc gần với cái dung tục, gặp những cái này đều không chơi đàn.
Những lời Bá Ấp Khảo đă nói đến thủ pháp, âm luật, hoàn cảnh, tâm thái, tu dưỡng trong cổ cầm, đă phản ánh cổ nhân thông qua nhạc Đạo (Đạo về âm nhạc) để tu thân, thông qua nhạc Đạo mà tính t́nh vui vẻ, thông qua nhạc Đạo mà học lễ, lễ nhạc giáo hóa, âm nhạc, cổ cầm có thể làm công cụ tu thân, tu tâm dưỡng tính.
Bá Ấp Khảo dùng âm nhạc để chống lại sự dụ dỗ của sắc dục, để ca ngợi quân vương, tận cái hiếu của kẻ làm con, tận cái trung của kẻ bề tôi, sẵn ḷng chịu thân bị chém nát như tương.
Đời sau, Bá Nha và Chung Tử Kỳ tấu bản “Cao sơn lưu thủy”, Tấn Kê Khang ra pháp trường tấu bản “Quảng Lăng tán”, Cao Tiệm Ly dùng đàn họa Kinh Kha “Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, tráng sỹ nhất khứ hề bất phục hoàn” (Gió hiu hiu ḱa, Dịch thủy lạnh. Tráng sỹ ra đi ḱa, chẳng trở về).
Trung Dung
-
ĐẠO HỌC NGÀY XƯA
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 19 - Việc dù to nhỏ[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 15:57, 10/03/20• 357 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/ntdvn_bai-19-tam-tu-kinh.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh của NTD Việt Nam)
Việc dù to nhỏ, không được tranh giành
Tài sản phân minh, chia đều quần chúng
Chớ yêu châu ngọc, quư cháu con hiền
Ḥa mục trước tiên, chân thành mỹ tục
Nguyên văn chữ Hán:
事無大小,無得爭衡
財產分明,均給群眾
莫愛珠玉,愛子孫賢
和睦為先,誠為美俗
Âm Hán Việt:
Sự vô đại tiểu, vô đắc tranh hành
Tài sản phân minh, quân cấp quần chúng
Mạc ái châu ngọc (1), ái tử tôn hiền (2)
Ḥa mục vi tiên, thành vi mỹ tục
Diễn giải:
Sự việc bất kể việc to hay nhỏ đều không được tranh giành.
Vấn đề của cải, tài sản cần rành mạch rơ ràng, chia cho mọi người đă góp phần làm ra chúng theo đúng công lao của họ.
Người đời thường coi trọng của cải vật chất, yêu thích bạc vàng châu báu, kỳ thực, cháu con hiền lương thực là quư, khiến tổ tiên được vinh hiển mà tiếng thơm muôn đời.
(1), (2): Sách giáo dục đạo đức Minh tâm bảo giám viết: "Người ta đều yêu quư châu báu, c̣n tôi yêu quư con cháu hiền lương". (Nguyên văn là: "Nhân giai ái chu bảo, ngă ái tử tôn hiền")
Trong các mối quan hệ, xử lư mọi việc, cần giữ lấy hoà khí, cốt sao cho ở trong nhà cha hiền, con thảo, anh nhường, em kính, ra ngoài đối với mọi người th́ giữ lễ nghĩa để sự giao thiệp được hoà nhă, chân thành đối xử với nhau, như thế sẽ dần lan tỏa thành thuần phong mỹ tục, đẹp đẽ mà an lành.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/ntdvn_bai-19-1024x724.jpg[/IMG]
Tổ tiên cứu người, cháu con hiển đạt, dạy con sáng đạo, minh đạo gia huấn
Dương Vinh người Kiến An, nay là huyện Phúc Kiến Trung Quốc, tự là Miễn Nhân, là một trong những danh thần lỗi lạc, là người đức cao vọng trọng của triều Minh.
Tổ tiên của Dương Vinh kiếm sống bằng nghề chèo thuyền chở khách qua đ̣. Một năm xảy ra một trận đại hồng thủy ngập hết nhà cửa của nhân dân, rất nhiều người và của cải đều bị cuốn trôi theo ḍng nước. Khi đó, rất nhiều người lái đ̣ đă tranh thủ cơ hội đi vớt đồ trôi dạt kiếm lợi, duy chỉ có ông nội và cụ nội của Dương Minh là bất chấp nguy nan của bản thân, ngày đêm chèo thuyền đi cứu vớt người gặp nạn, c̣n đối với tài vật trôi nổi trên ḍng nước th́ tuyệt nhiên không hề tham lam. Đại nạn qua đi, những người chèo đ̣ khác đă giàu lên nhanh chóng, c̣n tông nội và cụ nội của Dương Vinh th́ vẫn khổ cực như xưa.
Đương thời mọi người đều chế nhạo, cười thầm hai cha con họ Dương quá ngốc nghếch. C̣n hai cha con họ Dương chỉ cười trừ, cảm thấy bản thân cứu được người là vui rồi.
Đến đời cha của Dương Vinh, cuộc sống của gia đ́nh mới bắt đầu khởi sắc. Kinh tế ngày một dư dả. Một hôm có vị đạo sỹ đi ngang qua cửa nhà Dương Vinh, thấy cha Dương Vinh liền nói với ông rằng: “Cha và ông nội của anh tích được âm đức, sau này đến đời cháu ắt sẽ hiển vinh, anh hăy đem mộ phần của cha và ông nội ḿnh chuyển đến nơi đây, đó là khu đất có địa thế Thỏ Ngọc”.
Sau đó vị đạo sỹ đó chỉ cho cha của Dương Vinh khu đất Thỏ Ngọc, cha Dương Vinh theo sự chỉ dẫn của vị đạo sỹ đó mà chuyển mộ phần tổ tiên đến đó.
Sau đó không lâu, cha Dương Vinh sinh được Dương Vinh, từ nhỏ đă thông minh hoạt bát, tài trí hơn người lại ham say đọc sách. Khi c̣n rất trẻ, Dương Vinh đă thi đỗ tiến sĩ rồi nhận chức Biên tu quan, tiếp đó nữa lên Đại học sỹ rồi lại làm đến Thượng thư. Dương Vinh làm việc nhạy bén, xử lư vấn đề thông minh hiệu quả, quyết đoán, nhân đức. Chính sách của ông được 4 đời vua Thành Tổ, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông đều trọng dụng, cùng với Dương Sĩ Kỳ, Dương Phổ xếp vào nội các, biệt hiệu là Tam Dương. Sau này ông làm đến Tam công, Hoàng đế cũng truy phong cho ông nội và cụ nội của Dương Vinh.
Sau khi Dương Vinh qua đời, Hoàng đế c̣n ban cho chức Thái Sư, hiệu là Văn Mẫn, con cháu Dương Vinh cũng đều được hưng thịnh, làm đến chức Tổng giám lưỡng Quảng, Sử bộ Thượng thư.
Tổ tiên của Dương Vinh tuy chỉ thân phận chèo đ̣ nhưng tâm địa thiện lương, nghĩa hiệp ra tay cứu giúp người gặp nạn. Đây chính là người đại phúc, thế nên đến đời con cháu hiển vinh, hiền đức, gia môn vẻ vang, hưng thịnh, phát đạt. Có thể thấy thiện ác hữu báo, làm người hành thiện tích âm đức ắt sẽ luôn cảm ứng linh thông, được Trời cao tương trợ.
Trung Dung
[B]Dạy con sáng Đạo: Bài 20 - Kén rể chọn dâu[/B]
B́nh luậnTrung Dung • 09:38, 11/03/20• 303 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/ntdvn_ken-re-chon-dau.jpg[/IMG]
Ảnh minh họa. (Ảnh tổng hợp)
Kén rể chọn dâu, nếp nhà xem trước
Khuê pḥng thanh khiết, bếp núc tảo tần
Đôn hậu cẩn thận, giữ đạo thuận ṭng
Đức hạnh nết na, không cần nhan sắc
Con nhờ đức mẹ, lấy chồng hiển vinh
Con hiếu cháu từ, vợ hiền con quư
Nguyên văn chữ Hán:
婚姻擇配,先看家風
清潔閨房,主饋頻藻
寡言謹厚,執順唱隨
德行表儀,不須顔色
子資母德,女出宮妃
子孝孫慈,妻賢子貴
Âm Hán Việt:
Hôn nhân trạch phối, tiên khán gia phong
Thanh khiết khuê pḥng, chủ quỹ tần tảo
Quả ngôn cẩn hậu, chấp thuận xướng tùy
Đức hạnh biểu nghi, bất tu nhan sắc
Tử tư mẫu đức, nữ xuất cung phi
Tử hiếu tôn từ, thê hiền tử quư
Diễn giải:
Lựa chọn dâu, rể cho chuyện hôn nhân th́ trước tiên là xem gia phong nhà người ta.
Chọn người giữ nhà cửa sạch sẽ thanh khiết, biết lo toan đảm đang việc nhà cửa, bếp núc.
Người phụ nữ đôn hậu, nhă nhặn khiêm ḥa, biết giữ Đạo nhu thuận của người phụ nữ, ắt có đức dày nâng đỡ gia đ́nh.
Chọn người đức hạnh nết na, thuỳ mị không cần phải có nhan sắc. bởi v́ người đức hạnh th́ sau này con trai sẽ nhờ đức người mẹ mà hiền năng, con gái nhờ đức người mẹ mà cao quư, sẽ được những gia đ́nh cao quư vinh hiển t́m đến kết duyên.
Con cháu hiếu thuận, sống có nhân nghĩa, vợ hiền con cái có đạo đức là điều quư giá nhất của một gia đ́nh.
Câu chuyện tham khảo:
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/03/ntdvn_bai-2020-1024x724.jpg[/IMG]
Gia Cát Lượng chọn vợ, minh đạo gia huấn, dạy con sáng đạo
Hoàng Nguyệt Anh là người huyện Bạch Thủy (nay là Hồ Bắc), là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn và Thái phu nhân. Tương truyền bà có trí tuệ hơn người, nhưng dung mạo cực ḱ xấu xí, được liệt vào một trong 5 người xấu nhất lịch sử Trung Hoa.
Gia Cát Lượng 25 tuổi mới tính đến chuyện t́m vợ. Hoàng Thừa Ngạn biết Gia Cát Lượng muốn t́m người kết hôn, liền nói với ông rằng rằng: “Ta có một đứa con gái da dẻ đen đúa, dung mạo xấu xí, nhưng có thể xứng đôi với cậu”.
Sau đó Hoàng Thừa Ngạn đă mời Gia Cát Lượng về Hoàng phủ chơi để gặp mặt. Hoàng Nguyệt Anh tuy là cô gái xấu xí nhưng có kỳ tài, không phải là nữ nhi b́nh thường trong thiên hạ. Gia Cát Lượng lần đầu tới Hoàng phủ đă rất cao hứng. Khi tới nơi, ông đẩy cổng bước vào, đột nhiên, hai con chó rất to ở hành lang giữa hai căn nhà chính nhảy chồm ra và lao thẳng tới chỗ Gia Cát Lượng. Một a hoàn ở dưới mái hiên thấy vậy liền chạy đến dùng tay phát mạnh vào trán hai con chó.
Thoáng chốc, hai con chó đă dừng lại, không nhảy lên nữa. Khi a hoàn kia véo tai hai con chó th́ chúng rất ngoan ngoăn và nhanh nhẹn đi về chỗ hành lang rồi ngồi xổm xuống. Gia Cát Lượng ban đầu có chút hoảng sợ, nhưng sau khi nh́n kỹ mới phát hiện ra hai con chó là hai cỗ máy được làm từ gỗ. Ông liền bật cười ha hả. Hoàng Thừa Ngạn ra nghênh đón Gia Cát Lượng thấy vậy cũng bật cười vui vẻ.
Gia Cát Lượng nh́n thấy Hoàng Thừa Ngạn bèn khen hai con chó gỗ được chế tác thật thần kỳ. Hoàng Thừa Ngạn nói: “Con chó gỗ là do tiểu nữ trong lúc rảnh rỗi đă làm chơi, không ngờ lại khiến cậu sợ hăi, thật là có lỗi quá!”.
Gia Cát Lượng sau khi biết được 2 con chó gỗ là do Hoàng Nguyệt Anh chế tác không khỏi giật ḿnh kính phục. Gia Cát Lượng vừa đi vào vừa ngắm nh́n bốn phía và thấy trên vách tường có treo một bức tranh vẽ cảnh trong vườn hoa. Hoàng Thừa Ngạn lập tức giải thích: “Bức tranh này do tiểu nữ vẽ, xin đừng chê cười!”.
Sau đó, Hoàng Thừa Ngạn lại chỉ vào luống hoa rực rỡ bên ngoài cửa sổ và nói: “Những cây hoa này đều là do tiểu nữ một tay trồng, tưới tiêu, nhổ cỏ và chăm bón”.
Lúc này trong ḷng Gia Cát Lượng cũng đă biết rằng Hoàng Nguyệt Anh nhất định là một người đa tài đa nghệ, thông minh hơn người, có phẩm hạnh lại có tu dưỡng. Thế nên dù biết Hoàng Nguyệt Anh là một nữ nhân xấu xí, Gia Cát Lượng vẫn quyết định lấy làm vợ.
Nhiều người tin rằng, Gia Cát Lượng sau này đánh trận có chế tạo ngựa gỗ trâu gỗ vận chuyển lương thực chính là do người vợ "xấu xí" này đă dạy cho.
Trung Dung