Các chuyên gia y tế Nhật nói “Đừng quá vội” khi những vaccine covid-19 đang làm mọi người tràn trề hy vọng
[CENTER][IMG]https://i.ibb.co/Wg0RfzH/np-file-53114.jpg[/IMG]
[SIZE=1]Một t́nh nguyện viên đang được chích ngừa vaccine Moderna mRNA-1273 tại Detroit, Mỹ, vào ngày 05/8/2020 (HENRY FORD HEALTH SYSTEM / VIA AFP-JIJI)[/SIZE]
[/CENTER]
[COLOR=#2f4f4f][B]Thế giới có thể sớm hôn tạm biệt coronavirus và trở về những ngày xưa yên lành trước đại dịch?[/B][/COLOR]
[COLOR=#2f4f4f][B]Theo tin tức các vaccine COVID-19 thử nghiệm được sản xuất bởi các nhà sản xuất thuốc Hoa Kỳ Pfizer Inc. và Moderna Inc. có hiệu quả khoảng 95% trong các thử nghiệm giai đoạn cuối đă giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu tăng vọt và mang lại một hy vọng cho nhân loại[/B][/COLOR]
Nhưng đừng quá vội vàng, theo một số chuyên gia y tế ở Nhật Bản.
Masayuki Miyasaka, giáo sư danh dự về miễn dịch học tại Đại học Osaka, cho biết trong một cuộc họp ủy ban Hạ viện cuối tháng 11/ 2020 rằng các loại vaccine đang được phát triển bởi Pfizer và Moderna cho thấy có hiệu quả cao. Hai công ty dược phẩm nói rằng phân tích tạm thời của họ về các thử nghiệm giai đoạn cuối đă đưa ra những báo cáo không có mối quan tâm nghiêm trọng về sự an toàn.
Tuy nhiên, Miyasaka bày tỏ sư quan ngại về sự an toàn của chúng trong dài hạn.
"Vaccine thường mất 10 năm hoặc nhiều hơn để phát triển, nhưng thế giới đang chạy đua để phát triển vaccine COVID-19 chỉ trong ṿng một năm," ông nói.
Chẳng hạn như Pfizer, nói rằng họ đă tiến hành các thử nghiệm giai đoạn cuối ở Mỹ và năm quốc gia khác. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ có một "thỏa thuận công nhận lẫn nhau", cho phép các loại thuốc được sử dụng trong biên giới của nhau để tránh trùng lặp các thử nghiệm lâm sàng.
Nhưng Nhật Bản, một trong số rất ít quốc gia yêu cầu thử nghiệm lâm sàng bổ sung trong nước cho việc đảm bảo an toàn của vaccine mới, có thể gặp khó khăn trong việc tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối thành công. Tỷ lệ lây nhiễm gần đây ở Tokyo ước tính chỉ vài trong số 1.000 người, có thể là quá thấp để đưa ra đánh giá đúng đắn trong một thử nghiệm giai đoạn cuối ở Nhật Bản nhằm nâng cao thêm nữa hiệu quả của vaccine được xác nhận ở nước ngoài, Miyasaka nói.
Điều đó có nghĩa là nước này có thể cần phải bỏ qua các thử nghiệm giai đoạn cuối, điều mà Nhật Bản đă làm trong quá khứ. Nhưng bỏ qua các thử nghiệm - hoặc chỉ dựa vào kết quả của các thử nghiệm ở nước ngoài - có thể có hậu quả nghiêm trọng, các chuyên gia Nhật nói.
Nhật Bản đă phê duyệt thuốc viêm khớp dạng thấp Arava vào năm 2003 mà không tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối ở nước này. Thuốc được dùng cho khoảng 5.000 bệnh nhân nhưng 25 người trong số họ đă tử vong, Miyasaka nói. Sau đó nó đă được t́m thấy rằng liều lượng sử dụng phải hạ thấp hơn ở Nhật Bản so với liều sử dụng ở nước ngoài, ông nói.
"Kết luận của tôi là hiệu quả (của những loại thuốc) nên cao, nhưng không có nghĩa sự an toàn được đảm bảo, và chúng ta phải xem xét chúng hết sức thận trọng," ông nói.
V́ những tác dụng phụ có thể xảy ra, Miyasaka nói rằng mọi người nên có sự lựa chọn xem họ chỉ cần sử dụng một liều hay không.
"Chỉ những người muốn tiêm chủng mới nên làm như vậy. Sự hoài nghi khá cao ngay cả ở những người được ưu tiên cho chủng ngừa là các nhân viên y tế. Trên hết ư muốn cá nhân cần được tôn trọng."
Ư kiến của ông trái ngược hoàn toàn với ư kiến của Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ và là thành viên của lực lượng đặc nhiệm đối phó coronavirus của Ṭa Bạch Cung, người nói rằng các vaccine đang được phát triển bởi Moderna và Pfizer là "cực kỳ ấn tượng" và gạt sang một bên mối quan tâm về tốc độ phát triển.
"Tốc độ trong quá tŕnh (chế tạo vaccine) đă không ảnh hưởng tới tất cả sự an toàn, cũng không làm nó mất tính toàn vẹn khoa học," Fauci nói trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào những ngày cuối năm vừa qua. "Đó là một sự phản ánh của những tiến bộ khoa học phi thường trong các loại vaccine này, cho phép chúng ta làm những việc chỉ trong vài tháng mà thực sự phải mất nhiều năm so với trước. V́ vậy, tôi thực sự muốn làm dịu mối quan tâm mà mọi người có về điều đó."
Hạ viện Mỹ đă phê duyệt một dự luật cung cấp tiêm chủng miễn phí cho tất cả công dân và theo đó chính phủ sẽ gánh vác trách nhiệm pháp lư về bất kỳ thiệt hại nào cho các công ty dược phẩm.
Bộ y tế Nhật có kế hoạch ưu tiên tiêm chủng cho người cao tuổi, tiếp theo là những người mắc bệnh măn tính, khi vaccine có sẵn.
Người cao tuổi có nhiều khả năng phát triển các biến chứng nghiêm trọng so với người lớn khỏe mạnh cao hơn gấp chục lần, trong khi những người bị bệnh tim hoặc phổi măn tính, bệnh mạch máu năo hoặc rối loạn chức năng thận phải đối mặt với nguy cơ cao hơn một vài lần, theo bộ.
Mặc dù dự luật quy định rằng những nỗ lực cần được thực hiện để tiêm pḥng cho người dân, Chánh Văn pḥng Nội các Katsunobu Kato đă nói rằng cuối cùng tùy thuộc vào các cá nhân có nên tiêm thuốc hay không khi xem xét có tác dụng phụ tiềm ẩn.
Tiến sĩ Tetsuo Nakayama, giáo sư dự án tại Viện Khoa học Đời sống Kitasato và giám đốc Hiệp hội Virus học Lâm sàng Nhật Bản, cho biết mặc dù các vaccine đang được phát triển bởi Pfizer và Moderna đă tạo ra kháng thể thành công trong các thử nghiệm, vẫn c̣n nghi ngờ về việc liệu các kháng thể đó vẫn c̣n tác dụng một hoặc hai năm sau khi chủng ngừa.
Ngoài ra c̣n có những lo ngại tiềm ẩn về sự an toàn của vaccine trong dài hạn. Đánh giá từ tiền lệ trong quá khứ, sự an toàn và hiệu quả của thuốc không phải là một cái ǵ đó có thể được xác định cho đến ít nhất một năm sau khi một số lượng lớn các tiêm chủng đă được thực hiện, các chuyên gia nói.
Trong trường hợp xấu nhất, kháng thể có thể làm trầm trọng thêm bệnh bằng việc làm tăng khả năng nhiễm trùng tế bào - một hiện tượng được gọi là làm tăng phụ thuộc kháng thể (ADE- antibody dependent enhancement) - thay v́ chống lại mầm bệnh virus.
Ví dụ, vaccine sốt xuất huyết do Sanofi sản xuất, dựa trên vaccine sốt vàng da được gắn với một phần của bộ gen virus sốt xuất huyết, lúc đầu dường như có hiệu quả. Nhưng nó gây ra cái chết của trẻ em đă được tiêm pḥng do hiện tượng ADE.
"Mối quan tâm về ADE vẫn c̣n. Bản thân tôi là một người cao tuổi, nhưng nếu tôi được yêu cầu, tôi sẽ nói rằng tôi không muốn tiêm chủng" Nakayama nói. "Không phải tất cả 120 triệu người (ở Nhật Bản) đều nên tiêm pḥng. Trẻ em, ví dụ, sẽ không cần nó bởi v́ hiếm khi có bất kỳ nguy cơ trường hợp nghiêm trọng.
Pfizer nói rằng vaccine COVID-19 của họ được phát triển và nhận được sự cho phép khẩn cấp của Hoa Kỳ và châu Âu vào tháng 12 năm vừa qua, nói rằng thử nghiệm cuối cùng của nó đă xác nhận không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Cho đến nay, chính phủ Nhật Bản đă kư một thỏa thuận nhận được 120 triệu liều, đủ để tiêm pḥng cho 60 triệu người, từ Pfizer vào cuối tháng 6/ 2021. Và cũng sẽ nhận được 50 triệu liều, có thể tiêm chủng cho 25 triệu người, vaccine của Moderna từ Takeda Pharmaceuticals Co. vào cuối tháng 9/ 2021.
Một số chuyên gia y tế nói rằng xă hội cần phải xem xét kỹ thực tế là phần lớn những người bị nhiễm coronavirus chỉ gặp các triệu chứng nhỏ, với cơ hội phát triển t́nh trạng nghiêm trọng hoặc tử vong tương đối thấp.
"Hoa Kỳ và châu Âu đặt ưu tiên vào hiệu quả của vaccine trước tiên, tiếp theo là các tác dụng phụ, trong một nỗ lực để giảm số lượng lây nhiễm trong đại dịch, nhưng người Nhật có xu hướng lo lắng về cả hiệu quả lẫn an toàn", Nakayama nói thêm.
Hơn 500.000 người đă chết ở Hoa Kỳ và châu Âu, nhưng tổng số người chết của Nhật Bản ít hơn nhiều, vào khoảng 2.000 (tính đến thời điểm đầu tháng 12 khi dịch bài này, hiện, 10/1/2021, đă tăng hơn gấp đôi, 4022 người).
"Tuy nhiên sự phát triển thành công của thuốc nên đến đầu tiên (là cần thiết), để làm cho mọi người cảm thấy an tâm nếu trường hợp họ bị nhiễm bệnh," ông nói.
Một phương cách điều trị cho bệnh có thể sẽ là “kẻ thay đổi cuộc chơi”. Fujifilm Holdings Corp tháng trước đă nộp đơn lên bộ y tế để phê duyệt thuốc chống cúm Avigan để điều trị COVID-19.
"Chúng tôi vẫn chưa thiết lập các phương pháp điều trị để chữa trị COVID-19, nhưng nếu thuốc có thể được sử dụng cho các triệu chứng nhẹ như Avigan đă được phê duyệt, nó có thể thay đổi t́nh h́nh," Nakayama nói.
BlackHole dịch từ Japantimes: [URL="https://www.japantimes.co.jp/news/2020/11/25/national/science-health/japan-experts-coronavirus-vaccines-safety/?fbclid=IwAR3tXHD4wBkE33aoBGX4t9zVx5msT3pCrEqzFjhKL5aZbxH1y6hX6wWoJFs"]Not so fast, Japan experts say, as COVID-19 vaccines raise hopes
[/URL]