Học làm món ngon : Hủ Tiếu Mỹ Tho
[CENTER][B][SIZE=5][COLOR="#800080"]Học làm món ngon : Hủ Tiếu Mỹ Tho [/COLOR][/SIZE][/B]
[IMG]http://i47.tinypic.com/aonjwg.jpg[/IMG][/CENTER]
[B]Vật Liệu :[/B]
- Xương heo (xương ống th́ ngon vô cùng)
- 1lb thit xay
- 1/2 tôm (nếu ăn nhiều th́ 1 lb)
- 1 cái gan
- 1 vỉ trứng cút 24 cái, nếu không có tươi th́
dùng 1 lon trứng cút
- 1 bó cần tầu nhỏ
- 1 bó hành lá
- 2 trái chanh
- 1 bó hẹ
- 1 bọc giá (ít nhiều tuỳ số lượng ngựi ăn)
- 2 muỗng canh củ cải mặn cắt nhỏ của chinese
- 2 củ cải trắng
- đường, nước mắm, bột ngọt, dầu lynn
- dầu hào (hoặc x́ dầu) + giấm + dầu mè
[COLOR="#FF0000"][B]Cách làm:[/COLOR][/B]
- Bắc 1 nồi nước lèo to tuỳ ư thích, nấu cho sôi, và nếu thích cho vào 1 củ hành tây chẻ làm tư, đừng có chẻ đứt. Nấu cho sôi th́ cho gia vị vào, thường th́ cho vào khoảng 2 muỗng ăn canh đầy, nếu thấy nồi nước lèo chưa đủ mùi thơm và ngọt th́ cho thêm vào. Xong th́ nấu cho sôi, cho tan gia vị, để lửa nhỏ lại, và nêm cho vừa ăn, thêm nước mắm, đường, bột ngọt khi cần. Nêm vừa ăn th́ thôi, vặn lửa nhỏ để nước lèo sắc và ngon.
- thịt xay: cho lên chảo tí dầu cho nóng, xong cho vào 2 muỗng canh cải mặn. Kế đến cho thịt vào xào, rồi cho vào tí đường, tí bột ngọt, xào lửa cao cho săn, khi chín th́ nêm cho vừa ăn,
nếu không vừa ăn th́ nêm thêm gia vị. Xong tắt lửa bỏ qua 1 bên.
- Xá xíu mua về thái miếng mỏng để vào đĩa.
- Gan luộc với 1 chút muối + vài lát hành tây (cho có vị thơm), vừa chín tới vớt ra, thái miếng mỏng.
- Tôm: chẻ lưng, lột vỏ, chà muối, rửa sạch để ráo nước (có thể trụng tôm khi nào ăn cũng được, c̣n không th́ trụng hết 1 lúc bày ra dĩa, trụng trong nồi nước lèo). Trụng tôm để ráo rồi cho vào cùng đĩa với gan.
- Trứng cút tươi: th́ luột chín ṛi bóc bỏ vỏ. C̣n trứng cút lon: th́ nấu nồi nưóc sôi nhỏ lên, bỏ trứng cút vào trụng sơ rồi đổ ra gỗ cho ráo nước và bỏ 1 bên đĩa cùng với gan, tôm.
- Cần: rửa sạch cắt, lấy phần cọng, cắt nhỏ như cắt hành, cho vào 1 chén. C̣n phần lá th́ cắt dài dài giống cắt hẹ, để vào đĩa.
- Hành lá: rửa sạch, phần trắng th́ cắt khúc dài dài, phần lá th́ cắt nhỏ. Cho vào 1 chén. Rồi cắt vài miếng chanh để chung 1 bên.
- Hẹ: rửa sạch, rôi cắt khúc dài dài, để chung với cần.
- Giá: rửa sạch, ráo nước để chung với hẹ + cần.
[B]Cách nấu nước lèo:[/B]
- Xương heo rửa cho sạch, cho nồi nước sôi vừa thôi, sôi lên th́ cho toàn bộ xương vào trụng sơ, rồi đổ bỏ nước, rửa sạch, cho sạch máu tanh.
- Lấy 1 nồi nước to, nấu sôi. Cho vào xương heo + 2 cái củ cải trắng, bào vỏ rửa sạch. Nấu cho sôi lên rồi cho lửa nhỏ xuống để sôi từ từ cho đến khi nào xương mềm. Trong quá tŕnh th́ hớt bỏ bọt cho sạch và trông nước lèo. Khi xương mềm th́ nêm gia vị vào cho vừa ăn th́ thôi. Khi nào ăn th́ múc cho vào tô hủ tiếu.
[B]Tŕnh bày:[/B]
Hủ tiếu nước:
- Khi nào ăn th́ mới trụng hủ tiếu. Cho 1 nồi nước vừa, đầy nưóc nấu sôi. Dùng cái giá lưới để trụng hủ tiếu như vậy ăn ngon hơn, hủ tiếu mềm mại nữa. Bỏ hủ tiếu vào giá, trụng vào nước đang sôi, rờ cọng hủ tiếu mềm th́ sóc cho ráo nước rồi bỏ vào tô.
- Kế đến cho vào tô 1 muỗng canh thịt bầm, vài lát xá xíu, 2 cái trứng cút, 4 con tôm, vài lát gan, cho lên trên 1 nhúm lá hẹ và 1 nhúm cần cắt nhỏ.
- Cho nước lèo đang sôi vào tô, rắc tiêu, hành phi, bầy vài lá cần lên mặt tô cho đẹp và ngon mắt.
[B]Hủ tiếu khô:[/B]
- *Nước sốt hủ tiếu khô: 1 tsp dầu hào + 1 tsp dấm + vài giọt dầu mè, khuấy đều (cho 1-2 tô).
- Chuẩn bị tô hủ tiếu với tất cả mọi món bày trên mặt tô như ở trên, thay v́ cho nước lèo vào, chúng ta cho 1 muỗng sốt hủ tiếu khô* vào. Khi ăn trộn lên cho nước sốt thấm đều với sợi hủ tiếu. Nước lèo thật nóng được để vào một chén riêng với một ít hành ng̣ và cần lá, vừa ăn hủ tiếu khô người ta vừa húp thêm nước dùng.
--- Món Hủ Tiếu Mỹ Tho, dọn ra ăn với giá + chanh, nếu ai thích hành cho vào tí hành lá. Dọn kèm bên 1 chén nước mắm với ớt xanh hay đỏ cắt nhỏ, và hủ tương ớt.
[url]http://www.freevietnews.com/recipe/index.php?id=4[/url]
TRĂM NĂM DANH TIẾNG HỦ TIẾU MỸ THO
Hồi nhỏ, tôi nghe các bậc bô lăo ở quanh đ́nh Điều Hoà, Mỹ Tho nói hủ tiếu là món ăn của người Minh Hương đem tới xứ này. Các cụ bảo, khi nhóm người Minh Hương do Dương Ngạn Địch, tổng binh Long Môn, tướng nhà Minh không chịu đầu phục triều Thanh, dẫn bầu đoàn thê tử, tuỳ tùng sang Việt Nam lánh nạn được chúa Nguyễn cho vào cư ngụ làm ăn ở vùng Mỹ Tho hồi năm 1679, lập ra Mỹ Tho Đại Phố mua bán sầm uất, khi đó món hủ tiếu xuất hiện. Nếu đúng như chuyện xưa, hoá ra món hủ tiếu Mỹ Tho cũng có hơn 300 năm tuổi, bởi năm 2009 là tṛn 330 năm thành lập Mỹ Tho.
Hơn trăm năm tồn tại, món hủ tiếu được những bàn tay tài hoa của người Minh Hương (Hoa Kiều), người Việt chế biến ra hàng chục sản phẩm, khó mà kể hết. Nhưng tô hủ tiếu Mỹ Tho rặt ri th́ hiện nay không c̣n nhiều người biết nấu, người bán c̣n ít hơn. Tuy nhiên, cho dù hủ tiếu nấu với thịt heo, thịt ḅ, hải sản, thậm chí nấu với cá lóc như ở Long Xuyên, th́ người ta vẫn nói cái thần của món hủ tiếu Mỹ Tho nằm ở sợi hủ tiếu. Ông Đặng Văn Sai, một người từng nhiều năm t́m hiểu hủ tiếu Mỹ Tho, nói từ hồi xưa những người Hoa Kiều đă phát hiện ra sợi hủ tiếu làm bằng thứ gạo G̣ Cát của làng Mỹ Phong quận Chợ Gạo tỉnh Định Tường (nay thuộc thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang) ngon số một.
G̣ Cát là một con rạch, phụ lưu của sông Bảo Định chảy từ chợ Mỹ Tho dài xuống Chợ Gạo, một năm nhiễm mặn hết sáu tháng, nên hạt lúa mùa trồng ở những cánh đồng quanh lưu vực con rạch này có mùi vị đặc biệt không nơi nào bằng, khi lấy gạo làm hủ tiếu th́ sợi hủ tiếu dai, thơm ngon hơn hẳn hủ tiếu làm từ những loại gạo khác. Ông Trương Văn Thuận, gia đ́nh nhiều đời sản xuất bánh hủ tiếu ở ấp Hội Gia, xă Mỹ Phong, nói hiện nay gạo G̣ Cát ngày càng ít, cả làng hủ tiếu Mỹ Phong một ngày chỉ sản xuất được chưa đầy 10 tấn bánh, không đủ giao cho hàng trăm quán hủ tiếu trong khắp thành phố Mỹ Tho, nên muốn ăn được sợi hủ tiếu chính hiệu gạo G̣ Cát không phải dễ, nếu không biết đúng quán. Theo ông Thuận, một mẻ hủ tiếu phải mất đến ba ngày tính từ khi ngâm gạo, nhưng quyết định thành bại là ở giai đoạn phơi bánh. Chỉ trong ṿng ba giờ đồng hồ người thợ làm hủ tiếu phải tới lui thăm chừng hàng chục lượt để canh cho bánh đủ nắng, vừa đạt độ dẽo dai là phải đem vô xắt sợi, phơi bánh thiếu nắng hay quá nắng đều hỏng cả mẻ hủ tiếu. V́ vậy mà mấy năm nay tuy làng nghề hủ tiếu Mỹ Tho được trang bị một dây chuyền tráng bánh, sấy bánh, xắt sợi nhưng chẳng ai dùng ḷ sấy, do chất lượng sợi hủ tiếu sấy thua xa sợi bánh phơi nắng, không c̣n độ dai. Ông Thuận nói, tráng bánh và xắt sợi bằng máy công suất tăng gấp đôi so với sản xuất thủ công gia truyền, nhưng mấy năm nay chưa phát triển thêm máy nào, bởi nguồn gạo G̣ Cát chẳng c̣n đủ cho sản xuất công nghệ.
Những nghệ nhân ở làng nghề sản xuất hủ tiếu Mỹ Phong cho biết, do đặc tính của sợi hủ tiếu là phải tiêu thụ trong ngày, không để qua đêm được, nên lâu nay món hủ tiếu Mỹ Tho nổi tiếng chỉ loanh quanh trong một phạm vi hẹp, chẳng thể đi đâu xa.
Hồi đầu năm 2008, khi ông Thuận và mấy nghệ nhân của làng nghề mang món hủ tiếu Mỹ Tho xuống hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao ở thành phố Long Xuyên nấu bán biểu diễn, tô hủ tiếu cũng chỉ gồm tôm, thịt, xương, ḷng heo, tôm khô chấy mỡ hành, rau cải, giá hẹ… như hàng trăm quán ở Long Xuyên, nhưng bán với giá 20.000 đồng/tô mà người ăn đông như trẩy hội. Lúc đó, các loại phụ liệu nấu hủ tiếu ông Thuận mua tại chợ Long Xuyên, nhưng bánh hủ tiếu làm bằng gạo G̣ Cát mỗi sáng ở Mỹ Tho phải gởi xe đ̣ chở xuống hội chợ, ai ăn cũng công nhận sợi hủ tiếu Mỹ Tho hơn đứt hủ tiếu Long Xuyên.
Ông Lê Quang Ninh, trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại Tiền Giang, nói đă nhiều lần mọi người bàn nhau định mang hủ tiếu Mỹ Tho ra Bắc “đấu” với món phở Hà Nội, nhưng suy đi tính lại vẫn không tài nào gỡ được chuyện bánh hủ tiếu. “Mang hủ tiếu Mỹ Tho ra Hà Nội bán tụi tui không sợ thiếu các nguyên liệu khác, nhưng bánh hủ tiếu th́ chắc chắn hàng ngày phải… đi bằng máy bay, bán với giá bao nhiêu, giải hoài không được, nên thôi mà trong bụng vẫn ấm ức”, ông Thuận nói. Cũng nghe rằng trước đây có nhiều Việt kiều Mỹ mê món hủ tiếu Mỹ Tho từng đề nghị đông lạnh bánh hủ tiếu làm bằng gạo G̣ Cát chở qua bên Mỹ bán cho các siêu thị chuyên phục vụ người Việt xa quê, nhưng cuối cùng không ai dám làm v́ sau khi đông lạnh, ră đông, bánh hủ tiếu Mỹ Tho chẳng c̣n hồn vía, nên nhiều người phải ráng nhịn thèm, chờ về đến quê nhà chạy xuống Mỹ Tho ăn một tô cho thoả cơn ghiền, vậy mà lắm khi c̣n xơi phải sợi hủ tiếu ầu ơ ví dầu làm bằng gạo ǵ không biết, bở rẹt lăng xẹt. Có nhiều ông bà Việt kiều c̣n hăng máu hơn, tuyên bố sẵn sàng đặt mua cái máy tráng bánh, xắt sợi hủ tiếu như ở Mỹ Phong để về bển làm bánh hủ tiếu Mỹ Tho kinh doanh, nhưng t́m đỏ con mắt cũng không có gạo G̣ Cát chính hiệu, đành ngậm ngùi làm thinh gặm nhấm cơn thèm. Có lẽ, chính v́ những lư do đó mà hơn trăm năm qua danh tiếng bánh hủ tiếu Mỹ Tho, G̣ Cát vẫn đứng được trong ḷng người sành ăn, dù thời buổi này chỗ nào cũng có ḷ sản xuất bánh hủ tiếu.
Nguồn: sưu tầm